4.1.Khao sát hoạt động của NHCSXH huyện Thủy Nguyên
PGD NHCSXH huyện Thủy Nguyên thực hiện mô hình cho vay ủy thác qua 4
tổ chức chính trị- xã hội: Hội nông dân. Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Với mỗi tổ chức hội tuyển cử một cán bộ chuyên trách, chủ tịch hội được coi như
là cán bộ của PGD. Trên địa bàn huyện có 117/148 tổ chức hội xã kí hợp đồng ủy thác cho vay từ PGD huyện, trong đó Hội nông dân và Hội phụ nữ đã kí đủ 37 xã. Có tất cả
là 411 tổ TK&VV, 27 xã có điểm giao dich tại xã, còn lại 10 xã có bán kính dưới 3 km
thi giao dich tại PGD huyện.
Theo báo cáo thành tích năm 2006 của PGD huyện (tháng1/2007) vừa qua thì tỷ lệ thu lãi tại PGD là 98%; nợ quá hạn là 0,1%; hệ số sử đụng vốn 99,76%, số hộ thoát nghèo 1.584 hộ, số lao động thu hút là 11.800 lao động (tăng 300 lao động so với năm
2005). PGD huy động được 100% hộ vay gửi tiết kiệm hộ nghèo qua tổ vay vốn với số
dư nợ 2.334 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch được giao. PGD NHCSXH huyện Thủy Nguyên luôn có số dư nợ cao nhất thành phố.
4.1.1. Đối tượng và điều kiện vay vốn a) Đối tượng
Hiện nay PGD huyện Thủy Nguyên thực hiện cho vay vốn với 4 đối tượng là:
hộ nghèo, cho vay GQVL, cho vay NSVSMINT, cho vay HSSV nghèo. Riêng đối tượng cho vay NSVSMT và HSSV nghèo mới bắt đầu áp dụng từ năm 2006. Đối với
ba đối tượng là hộ nghèo, NSVSMTNT, HSSV nghèo thì vay qua tổ TK&VV còn
riêng hộ vay GQVL vay trực tiếp, không qua Tổ.
b) Điều kiện vay
- Đôi với hộ nghèo, có bôn điêu kiện để được vay vốn:
Một là, hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng kí tạm trú dài hạn tại
địa phương.
Hai là, có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, thị trấn theo tiêu chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động- Thương binh &Xã hội công bố.
Ba là, hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ TK&VV, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, thị tran.
Bến là, chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi mối quan hệ với PGD huyện, là người trực tiếp ,
kí nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH huyện Thủy Nguyên.
- Đối với hộ vay GQVL, điều kiện là phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án, phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới, dy án phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án.
- Đối với hộ vay NSVSMTNT, phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chưa có công trình NSVSMT, hoặc có nhưng chưa hợp vệ sinh và phải được tổ TK& VV
bình xét cho vay.
- Đối với HSSV nghèo, điều kiện là có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có xác nhận đang học tại trường (hoặc có giấy báo nhập học) và được tổ TK&VV bình xét
cho vay.
4.1.2. Mục đích sử dụng vốn vay, nguyên tắc và lãi suất a) Mục đích sử dụng vốn
Đối với hộ nghèo, vốn vay được sử dụng để mua sắm nguyên liệu, thiết bị phục vụ ngành nghề san xuất kinh doanh mà hộ đó đã đăng kí trong danh sách đề nghị vay vốn.
Đối với hộ vay GQVL, vốn vay sử dung mua sắm máy móc thiết bị, mua nguyên liệu sản xuất và thanh toán các địch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Đối với hộ vay NSVSMTNT, vốn vay được sử dụng để xây bể nước, ham biogas, công trình vệ sinh, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi...
Đối với HSSV nghèo, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các
chi phí khác phục vụ cho việc học tap tại trường.
21
b) Nguyên tắc và lãi suất cho vay
Các nguyên tắc cho vay vốn : (1) cho vay đúng đối tượng, PGD nên căn cứ vào
danh sách đề nghị xin vay vốn của tổ TK&VV, sau đó tìm hiểu trực tiếp tình hình các
hộ vay để xác định khả năng trả nợ và mức cho vay. (2), sử dụng tiền vay đúng mục đích, các hộ vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã nêu trong đơn xin vay vốn và phải chịu trách nhiệm về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn. (3), hoàn trả đủ gốc và lãi. Quan điểm thực hiện tín dụng chính sách không phải là ban ơn mà tạo mọi điều kiện tiếp sức cho các hộ vay tự lập vươn lên trong cuộc sống bằng lao động và sản xuất. Do đó, cần xác định ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn trả đủ gốc và lãi khi hết thời hạn vay.
Từ trước năm 2006, lãi suất cho vay là 0,5%/tháng: riêng với đối tượng vay vốn là thương binh, người tan tật là 0,35%/tháng. Bắt đầu từ 01/01/2006, lãi suất cho vay là 0,65%/thang; các đối tượng là thương binh, tàn tật là 0,5%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất kho cho vay.
4.1.3. Mức cho vay và thời hạn vay a) Mức cho vay
Đối với hộ nghèo, mức cho vay tối đa là 7 triệu đồng/hộ. Riêng cho vay dé chăn nuôi đại gia súc, trồng cây lâu năm, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản... được cho vay đến 10 triệu đồng/hộ.
Đối với hộ vay GQVL, mức cho vay vốn tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. Với cơ sở sản xuất thì được vay không quá 500 triệu/dự án.
Đối với hộ vay NSVSMTNT thì mức cho vay tối đa là 4 triệu/ công trình.
Với đối tượng HSSV nghèo cho vay 3 triệu đồng/năm học, nhận 2 kì, chia đôi số tiền.
b) Thòi hạn vay
Đối với hộ nghèo, có hai loại cho vay: cho vay ngắn hạn có thời hạn đến 12 tháng, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Với hộ vay GQVL, thời hạn vay căn cứ vao chu kì sản xuất kinh doanh của hộ đó, chẳng hạn như chu kì cây trồng, vật nuôi, sản phẩm công nghiệp, thủ công...
Với đối tượng vay NSVSMINT, thời hạn vay là 2 năm hoặc 3 năm tùy theo
khả năng trả nợ.
22
Với HSSV nghèo được vay vốn ưu đãi của PGD huyện trong suốt quá trình học
tại trường.
4.1.4. Ý nghĩa hoạt động cho vay của NHCSXH huyện thông qua cơ chế cho vay ủy thác từng phần
a) Vai trò của nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Thủy Nguyên
Sự ra đời của NHCSXH đánh dấu một bước chuyển mới về mô hình ngân hàng trong việc thực hiện luật các tổ chức tín dụng, lần đầu tiên mô hình NHCSXH được thiết lập ở Việt Nam. Một mặt đáp ứng về mặt tách mảng tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo thế chủ động cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, giải quyết được tập trung nguồn lực tài chính để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh đoanh, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN, cải thiện đời sống. én định xã
hội.
Huyện Thúy Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đang vận động theo hướng
kinh tế thị trường; hơn thế nữa, với nhiều lợi thế về tự nhiên-kinh tế-xã hội, những năm gần đây Thủy Nguyên có bước tăng trưởng khá mạnh, nhưng đi đôi với nó là hiện tượng phân hóa xã hội. Bên cạnh những hộ gia đình giàu lên trông thấy, thì Thúy Nguyên lại có những hộ nghèo và rất nghèo. Từ khi triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại PGD huyện với lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng thương mại khác, những hộ nghèo và hộ chính sách ở các xã, thị tran đã phấn khởi và yên tâm vay vốn làm ăn, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Từ đó làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ trên địa bàn huyện, giúp huyện phát triển én định đồng thời củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
b)Ý nghĩa cơ chế cho vay ủy thác từng phần
Hộ nghèo thường là những hộ không biết cách làm ăn, lại không đủ khả năng đến ngân hàng vay vốn, hoặc có vay cũng chỉ là những món vay nhỏ lẻ. Từ khi có nguồn tín đụng chính sách thì người đân nghèo đã có vốn để tạo việc làm đồng thời cũng được hướng dẫn cách làm ăn, tập huấn kiến thức khoa học kĩ thuật thông qua PGD huyện và các Tổ, Hội. Như vậy, tín đụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một chính sách không chỉ đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị-xã hội rất sâu sắc.
23
PGD NHCSXH huyện Thuỷ Nguyên nói riêng và NHCSXH nói chung thực
hiện cơ chế cho vay ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị-xã hội. Cơ chế ủy thác từng phan là cơ chế ủy thác một số công việc của quy trình tín dụng đối với người vay,
các công việc liên quan đến vốn va tai sản như: phát tiền vay, thu nợ, thu lãi, tổ chức hạch toán quản lý hồ sơ vay vốn do ngân hàng thực hiện.
Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị-xã hội với cơ chế ủy
- thác từng phần đã được kiểm nghiệm trong thực tế và đem lại lợi ích thiết thực cho cả bên ngân hàng và bên nhận ủy thác. Bên ủy thác là Giám đốc PGD huyện đã có một lực lượng đông đảo cán bộ tổ chức CT-XH ở các xã, thị trấn cùng thực hiện nghiệp vụ tín dụng ở cơ sở và trực tiếp đến đối tượng vay. Đây là lực lượng cán bộ tuy hạn chế về chuyên môn nhưng về công tác vận động quần chúng, tiếp cận với đối tượng vay trong sản xuất, đời sống va tinh cảm, để thực hiện một số công việc của qui trình
nghiệp vụ như: thành lập tổ TK&VV, bình xét danh sách hộ vay, đôn đốc thu hồi no, thu lãi; phối hợp giữa chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật với việc cho vay vốn của PGD rất hiệu quả. PGD NHCSXH Thủy Nguyên có một lực lượng cán bộ không biên chế sẵn có của các tổ chức CT — XH ở cơ
sở, là nhân tố bảo đảm cho PGD hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời giảm được
chi phí ủy thác khi thực hiện việc ủy thác qua các tổ chức tín dụng, góp phần giảm chi phí quản lý của PGD. Nét nổi bật nhất là chất lượng tín dụng của tín dụng chính sách với món vay nhỏ lẻ, rủi ro cao nhưng khi thực hiện cơ chế ủy thác từng phần cho các
tổ chức CT-XH, PGD huyện Thủy Nguyên đã thực hiện việc thu lãi và thu nợ đạt từ
98%.
Bên nhận ủy thác là 4 tổ chức CT - XH thông qua cơ chế ủy thác từng phan với PGD huyện đã gắn kết các tô chức hội với hội viên trên cơ sở gắn CT-XH với kinh tế, gắn việc vận động hội viên chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước với phát triển sản xuất cải thiện đời sống của hội viên, nhờ đó tổ chức các Hội ngày càng phát triển và được cũng cố, hoạt động của 4 tổ chức CT-XH thực sự phát huy được vai trò tập hợp quần chúng, là chỗ dựa đáng tin cậy của các hội viên.
Đến thời điểm này, cơ chế ủy thác từng phần cho các tổ chức CT-XH có thể khẳng định là cơ chế phù hợp, sáng tạo và có hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với
24
người nghèo và các hộ chính sách khác. Day là một cơ chế riêng của NHCSXH rất
thành công .
4.1.5. Hoạt động của tổ TK&VV
Có tat cả 411 tổ TK&VV trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Tổ TK&VV có vai
trò quan trọng trong hoạt động cho vay của PGD huyện; mọi công việc bình xét cho
vay, thu nợ, thu lãi... đều thông qua Tổ.
a) Mục đích và nguyên tắc, điều kiện thành lập tổ TK&VV
- Mục đích : (1) tổ TK&VV được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để san xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống ; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. (2) Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen đành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng và tài chính. (3) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
- Nguyên tắc thành lập tổ TK&VV vay vốn: (1) tự nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi. (2) Các tổ viên cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ: tiền gửi tiết kiệm, vay vốn, trả nợ ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Điều kiện thành lập: (1) có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 50 thành viên cư trú trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, xã, phường. (2) Có quy ước nêu rõ nội dung hoạt động của tô. (3) Việc thành lập Tổ và nội dung quy ước hoạt động của Tổ phải được UBND cấp xã chấp thuận.
b. Trình tự thành lập Tổ
- UBND cấp xã chỉ đạo ban XĐGN xã và 4 té chức CT-XH (Hội nông dân, hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) giải thích, vận động các hộ nghèo gia nhập Tổ. Trưởng thôn hoặc người phụ trách các tổ chức CT-XH đứng ra thành lập tổ phải lập đanh sách tổ viên, xây dựng quy ước hoạt động tổ. Sau khi có danh sách thành viên, tổ chức thành lập Tổ dé: (1) thông qua danh sách các tổ viên của Tổ, (2) thông qua quy ước hoạt động của Tổ, (3) bầu ban quản lý Tổ.
- Cuộc họp thành lập Tổ phải được lập biên bản để báo cáo UBND cấp xã chấp
thuận và cho phép hoạt động.
25
- Khi Tổ được UBND xã chấp thuận cho phép hoạt động phải thông báo cho PGD huyện bằng cách gởi một biên bản thành lập Tổ.
c) Vai trò của t6 TK& VV
- Tập hop các đối tượng là hộ nghèo, đối tượng chính sách trong cùng thôn xóm
để triển khai một chủ trương lớn về XDGN và việc làm, thể hiện sự quan tâm sâu sắc
của Đảng, nhà nước đến đối tượng chính sách.
- Sinh hoạt Tổ và cho vay vốn thông qua tổ TK&VV đã tạo ra một cơ hội tốt, một đầu mối để triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiễn bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất được thuận lợi.
- Thông qua hoạt động tổ TK&VV, sinh hoạt chính trị của các t6 chức Hội cơ
sở thêm phong phú; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được
triển khai thuận lợi, an ninh nông thôn ngày càng én định.
- Thành viên tổ được họp, tham gia bình xét cho vay, được giám sát, giúp đỡ
nhau trong sản xuất và trả nợ vay, tình làng nghĩa xóm được nâng cao, chất lượng tín
dụng bảo đảm.
- Tổ TK&VV được xây đựng và hoạt động đúng quy trình; pháy huy tốt công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay của các tổ chức, đơn vị nhận ủy thác, hiệu quả kinh tế của đồng vốn tín đụng được nâng cao.
Từ kết quả thực tiễn đó đã khẳng định được vai trò rất quan trọng của tổ TK&VV. Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH nếu tách rời vai trò quản lý của hệ thống tổ TK&VV, hoạt động của Tổ mang tính hình thức không hiệu quả sẽ không có ý nghĩa về mặt xã hội hóa công tác tín dụng NHCSXH.
đ) Một vài quy định tại PGD huyện Thủy Nguyên
Sau khi PGD huyện tổ chức giải ngân cho các tổ viên trong tổ TK&VV, các tổ viên phái gửi khoản tiền tiết kiệm vào PGD NHCSXH huyện với số tiền bằng 5% số tiền được vay vốn, lãi suất khoản tiền gửi tiết kiệm này là 0,2%/tháng.
Hàng kì, khi đến hạn trả lãi cho PGD huyện, các tổ TK&VV tiến hành thu lãi từng tổ viên rồi nộp cho PGD huyện. Mỗi lần trả lãi cho PGD thì tổ TK&VV sẽ được chỉ trả số tiền hoa hồng bằng 13,1% số tiền lãi thu được. Số tiền hoa hồng này làm quỹ chung của tổ TK&VV.
26