Giải quyết vấn đề nghèo đói

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 25 - 29)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Giải quyết vấn đề nghèo đói

Những kinh nghiệm giải quyết vấn đề nghèo đói ở một số nước Đông Nam Á cho rằng nhà nước cần áp dụng những can thiệp vĩ mô, thuộc về vai trò quản lý kinh tế- xã hội của nhà nước, dé XDGN một cách có hiệu quả.

Ở nước ta, sau nhiều năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong

phát triển kinh tế và xã hội. Chúng ta liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế.

Kinh tế tăng trưởng đã đem lại sự phát triển năng động trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Song tăng trưởng kinh tế cũng bộc lộ mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo. Từ đó xuất hiện tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư, kéo theo các tệ nạn xã hội. Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã đặt ra vấn đề XĐGN và coi đó là một công tác lớn, vừa bức xúc gay gắt vừa có ý nghĩa cơ bản lâu đài nhất với xã hội.

Nhiệm vụ XĐGN không chỉ là nhiệm vụ của từng quốc gia mà nó còn mang tính chất toàn cầu: “Chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu XĐGN trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một nhiệm vụ bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của toàn nhân loại” (Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội hop tại Copenhagen-Dan Mach. Tháng 3

năm 1995).

Nhận thức rõ vấn đề quan trọng trên, Dang và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến vấn đề này trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt trong thời kì đổi mới, Chính phủ đã hình thành một chương trình quốc gia về XDGN, thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa các kênh huy động vốn và hỗ trợ mọi mặt cho các hộ nghèo. Từ cuối năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập riêng một định chế tài chính để hỗ trợ vốn tín dụng cho người nghèo, đó là NHNg, có mạng lưới chi nhánh ở 61 tỉnh thành phố trong cả nước. Từ đầu năm 2003 thành lập và đưa vào hoạt động NHCSXH, thực hiện chức năng của NHNg trước đó, tiếp nhận chương trình cho sinh viên vay

14

vốn học tập từ ngân hàng Công Thương Việt Nam chuyển sang, tiếp nhận một số chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc nhà nước chuyển sang, triển khai cho vay vốn đi xuất khẩu lao động. Do đó đến nay có thể khẳng định Việt Nam đã đạt

* được những tiến bộ lớn, những kết quả quan trọng về XĐGN, được nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, IMF... đánh giá cao, tiếp tục triển khai nhiều du án mới tài trợ

cho lĩnh vực này.

. 3.1.3. Thành tựu và nhiệm vụ XDGN

Cuối năm 2005, cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo. Đến cuối năm 2006, số hộ nghèo đã giảm trên 3%. Công cuộc XDGN của chúng ta đã đạt được những

thành tựu quan trọng. Từ một nước nông nghiệp thường xuyên thiếu lương thực, phải

nhập khẩu, chúng ta có những bước phát triển mạnh mẽ về sản xuất nông nghiệp và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Thế giới đánh giá cao và thừa nhận Việt Nam đã đạt được những kết quả xóa đói, giảm nghèo sớm hơn thời

hạn do Liên hợp Quốc dé ra trong chương trình Thiên niên kỷ. Tại Đại hội đồng Tổ chức Nông nghiệp- Lương thực thế giới (FAO) vừa qua, các nước thành viên đã bầu

đồng chí Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nước ta làm chủ tịch hội đồng. FAO và một số nước đã đề nghị chúng ta cử nhiều chuyên gia đến giúp đỡ các nước châu Phi phát triển sản xuất nông nghiệp và XDGN.

Theo tiêu chí cũ về hộ nghèo thì đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7%, còn theo tiêu chí mới, số hộ nghèo nước ta là 22%. Mục tiêu XDGN giai đoạn 2006-2010 là giảm 50% số hộ nghèo, đưa thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng gần 1,5 lần so với

năm 2005.

Do vậy có thể nói nhiệm vụ XĐGN ở Việt Nam vẫn còn rất nặng nề và phải được tiếp tục đây mạnh với hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

3.1.4. Tín dụng ngân hàng

Đây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà sản xuất kinh doanh, các tầng lớp dân cư... được thực hiện dưới hình thức cung ứng vốn tín dụng bằng tiền.

Tín dụng ngân hàng với đối tượng cho vay là tiền tệ nên sự vận động không bị ngăn cản về mặt phương hướng, nghĩa là nó có thể cho vay đối với bất kì một ngành kinh tế nào. Mặt khác với quy mô lớn về nguồn vốn, ngân hàng có thể đáp ứng nhu

15

cầu vay vốn ở mọi quy mô cũng như ở các thời hạn nợ (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) tùy theo yêu cầu của người đi vay.

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn | năm, thường được ding cho vay bé sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

+ Tin dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, dùng dé cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử đụng dé cấp vốn cho xây đựng co bản, cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn.

3.1.5. Tín dụng cho người nghèo và các hộ chính sách khác

Để giải quyết vấn đề nghèo đói, Chính phủ không thể đứng ra cứu tế thường xuyên, càng không thể tước đoạt của người giàu làm ăn chính đáng để cho người nghèo. Quan điểm hỗ trợ ngày nay là động viên tính chủ động tích cực của mỗi người trên cơ sở gợi ý hướng dẫn và cung cấp cho họ phương tiện cần thiết như giúp họ “cần

câu” chứ không đưa “cá” cho họ ăn.

Tín dụng cho người nghèo là hệ thống các giải pháp nhằm giảm bớt nghèo khổ.

Đây là một giải pháp quan trọng, mang tính cơ bản. Nó nghiêng về hướng giải quyết nghèo đói về mặt kinh tế. Vì nguyên nhân sâu xa của nghèo đói bắt nguồn từ các vấn đề về kinh tế.

Tuy tín dụng cho người nghèo có vai trò rất quan trọng trong chương trình XDGN, nhưng tín dụng cho người nghèo không phải là yếu tế quyết định cho thành công của chương trình XĐGN, càng không thể tách rời tín dụng cho người nghèo khỏi những giải pháp về y tế, giáo duc, xã hội.... XDGN là một chiến lược đầu tư phát triển con người, mang tính chất toàn diện đòi hỏi đồng thời áp dụng nhiều giải pháp mới mong đạt kết quả vững chắc.

Ngày 04/10/2002 Thú tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nội dung chính của Nghị định bao gồm: những quy định chung về bộ máy hoạt động của NHCSXH,

nguôn vôn của ngân hàng, nghiệp vụ cho vay, trách nhiệm của các cơ quan quản lý

16

Nhà nước. Từ đây, các hộ gia đình nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, sử dụng nó để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

3.1.6. Nghị quyết của Thú tướng Chính phú về việc thành lập NHCSXH

Hoạt động của NHNg tiếp tục tăng trưởng ổn định, đến cuối năm 2002, nguồn vốn đạt 7.083 tý đồng, dư nợ 7.022 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước vào thời kì mới, mô hình tổ chức và hoạt động của NHNg đã tô ra không phù hợp, có những tồn tại, vướng mắc

Sau:

Một là, do nằm trong ngân hàng Nông Nghiệp, bộ máy tổ chức cán bộ, kế

hoạch hoạt động do ngân hàng Nông Nghiệp quản lý, vì vậy tạo nên sự lẫn lộn giữa hoạt động kinh doanh thương mại và chính sách. Từ đó làm sụt giảm sức mạnh tài

chính của ngân hàng thương mại, đồng thời tạo cho ngân hàng thương mại tư tưởng y lại, bao cấp.

Hai là, NHNg danh nghĩa hoạt động độc lập, nhưng thực chất là một bộ phận của ngân hàng Nông Nghiệp nên khó có điều kiện phát triển theo hướng tự chủ, tự

chịu trách nhiệm.

Xuất phát từ tình hình trên, ngày 4/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại NHNg, để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

khác.

NHCSXH có bộ máy quản ly và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước; là một pháp nhân, có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, có con đấu, có tài sản và hệ thống giao địch từ Trung ương đến địa phương. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn Chính phủ và UBND các cấp dé cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm

khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

3.1.7. Một số chỉ tiêu tính toán

Doanh thu = sản lượng * giá bán Lợi nhuận = doanh thu - chỉ phí

Thu nhập = lợi nhuận + lao động nhà

17

Hiệu quả sử dụng vốn (H)=Téng doanh thu/téng chi phí: một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Ty suất lợi nhuận=Lợi nhuận/chi phí sản xuất: một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tý suất thu nhập=Thu nh4p/chi phí sản xuất: một đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập đữ liệu từ nguồn phụ. Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:

- Thực trạng hoạt động của PGD NHCSXH huyện Thuỷ Nguyên; nguyên tắc, đối tượng vay, mục đích, ý nghĩa cho vay, tình hình cho vay tại PGD huyện từ năm 2004 đến năm 2006... Các số liệu này được thu thập từ tổ tín dụng, các báo cáo tín

dụng của PGD huyện, các văn bản nghiệp vụ, các bài báo trên tạp chí của NHCSXH...

- Số liệu tổng quan về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Thủy Nguyên được thu thập từ “Báo cáo phát triển kinh tế- xã hội”, “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh”...

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)