Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kính tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỤC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI
Trang 1BO GIAO DUC DAO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHI MINH
KHOA KINH TE
THUC TRANG VA GIAI PHAP THUC HIEN CHUONG TRINH XOA DOI GIAM NGHEO O XA TAN DONG
HUYEN TAN CHAU, TINH TAY NINH
BOAN XUAN TRUONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN BANG CỬ NHÂN NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG
THU VIEN DAT HOC NONG LAM
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kính tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỤC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ TÂN
ĐÔNG, HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH” do sinh viên ĐOÀN XUAN
TRƯỜNG, sinh viên khóa 2003 - 2008, ngành kinh tế, chuyên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TY x xố .Ố Ố (L: 7 ——
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LÊ QUANG THÔNG
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Trang 3LOI CAM TA
XIN CHAN THANH CAM ON
e Toàn thể quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Tây Ninh đã hết lòng giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập
e Thầy Lê Quang Thông, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp
e Phòng Lao động TBXH Tân Châu, UBND xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, các anh chị trong Ban TBXH xã cùng bà con nông dân xã đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình điều tra thu
thập số liệu, tìm hiểu tình hình đời sống cũng như tình hình sản xuất của bà con
để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
e Co quan tdi dang công tác da tao điều kiện về thời gian, hỗ trợ về vat chất để tôi
thực hiện hoàn chỉnh đề tài này
e Các đồng nghiệp và những người thân đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Sinh viên Đoàn Xuân Trường
1V
Trang 4NOI DUNG TOM TAT
pANH GIA KET QUA THUC HIEN CHUONG TRINH XOA DOI GIAM NGHÈO XÃ TÂN ĐÔNG - HUYỆN TAN CHAU - TÍNH TÂY NINH - GIAI
DOAN 2003 — 2008
IMPACT EVALUATION OP POVERTY ALLEVIATION PROGRAMME AT TAN DONG
COMMUNE — TAN CHAU DISTRICT — TAY NINH PROVINCE
Đề tài “ Đánh giá kết quả thực biện chương trình xoá đổi giảm nghèo xã Tân
Đông Huyện Tân Châu Tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2003 — 2008 ” nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện của chương trình xoá đói giảm nghèo tại xã Tân Đông trong giai
đoạn 2003 — 2008
Bằng phương pháp điều tra chọn mẫu, đề tài tiến hành điều tra 50 hộ nghèo và
kết hợp số liệu thứ cấp trong 4 năm qua của ban chương trình XĐGN, thông qua việc
sử lý số liệu băng phương pháp phân tích thống kê so sánh Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình đã tạo ra những ảnh hưởng kinh tế xã hội như góp phần tăng trưởng
kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng thêm một bước đời sống của-các hộ nghèo,
kéo giảm khoảng cách giàu nghèo Các nguyên nhân của thành công là có sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng và Chính phú đã ban hành những chủ trương chính sách kịp thời
Sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp uỷ và sự đồng thuận ủng hộ của toàn dân Những biện pháp đề xuất gồm: công tác tuyên truyền giáo dục; thực hiện các chính sách hỗ
trợ đãi ngộ; đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng; huy động sự ủng hộ đóng góp
của toàn xã hội
Trang 5Dery Tne .‹- u66 c22xŸ66628865831818000860039590603540 0800//0000007000900060098300m3xesseosiasRlieclnskfiIESSBS0f Vi
Danh muc cac bang LÒ ceccceceuewevowevsaeeeremvvurnnennunennss iiliag nanhiins shgeieneenis syyenvereissaansanacines 1X
Chương I ĐẶT VẤN ĐÈ
1.1 Đặt vấn đề -cccSSS22., re 1
1.3 Phương Pháp ngiên cứu l—————.————— ẶÏ_Ï_— —-ẶẶ-—
1.4 Phạm vi nghiên CỨU - - <5 + + #t#tterterererererrrrrrrerriririrtrrrrerirrriierrrrre 2
Chong I TONG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan -‹ ++e++e+reereeeeet 3
2.2 Điều kiện tự nhiên của xã Tân Đông -++c>tsntetretrrrrerrrrrrrrrrriie 4
2.2.1 Vị trí địa ÌÍ ccc<<s<ses<esssesetsesesEEE.ksEsAeeeiseseskEses618604040/800040130038.009 n0 4
2.2.2 Đặc điểm địa bình địa chất, -. -<c esseneiierskersierseereirroierriarsg 0, 5
2.2.3 Điều kiện thời tiết — khí hậu -cesseeserserkierrAxeiirrrrrerareriee 6
2.3 Điều kiện kimh t6 — xB WOi sessssssssccsecessessssnscsessnseensecsscaneessssnscenneeesecsnesssenenees 9
1 ViẾu, đỒ kình LỄ eeeasoeeee kinh eocữ hit G9300808/00100808000000000005e8vtrtereerrsrrmmr-EBBimie 9
38.5 lay AGT ac cceccceacecs te smearpnerenenneniocenrecemetenree cert einnerenertn nc 12
Chuong III NOL DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1 Vấn đề đói nghèo hiện nay - - + 2S threrrerrie.1.rrirreeerere 16
3.1.1 Khái niệm ererrrrtrrrrrrrirterrrrrrrrrrdrrrrrdrrrrrrrrarrrrrrilrrrrrrrrrtrrerree 16
3.1.2 Quan niệm đói nghèo & Viet Nam eeseeseeeeseeseseeeeeeeeteenenerssneneneeesensersenes 17
3.1.3 Churn mire ngh@0 .scscsssseresessssvevessesevsnnnssensnncnssssssonsnanananessonenssensenesenteeenanen 18
3.1.4 Các nguyên nhân gây nén nghéo OL «0.0 eeeeeecesereeseseneeneetseesnenacarerssssseens 20
3.1.5 Tính da dang ctta nghéo Ai ee eeeseerenrereeceeneerenteseesseasnanenseneaneererentarens ZL
3.2 Phương pháp nghién Uru «00.0 csceeeceeseesenesssenceesnneseensensentensnensesassonsassenneaeensneas 23
3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác XĐỚN 24
VỊ
Trang 6~-
Chuong IV KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN
4.1 Tổng quan về chương trình xoá d0ói giảm nghèo -ccccretererrr 29
4.1.1 Sự ra đời của chương trình - -«- + s+s++sstttteeiesreieeieirririrrrrserrsre 29
4.1.2 Mục tiêu hoạt động của chương trình . : -‹-+->+«s+nteerrereerrtrrerrrrrrrrr 29
4.2 Công tác tổ chức và chỉ đạo xóa G6i giam Ngh@O .sessseecsseecesessssneecenenennnes 30
Ä.3.Í Cơ cầu tỔ chức quên lẾ -‹.-‹ e-ee6eeakcHansiaAieSHI5018.060002.0008080-003800/197302 30
4.2.2 Phương thức đánh giá, xét, xếp quản lý hộ nghèo -+ s++: 32
4.2.3 Cách lựa chọn hộ nghèo tham gia chương trình của xã Tân Đông - 32
4.3 Khái quát tình hình chung của 50 hộ điều tra - -‹5 c2stserrrrerrre 34
35 1.'Ttultfurdicnhận Wail etl TỒNG -ceeeeccszaonliokeiBisaecsgisszkesi.i
3.3.7 Trinh độ học vẫn -.-« <cesxice<023.x0<201 20.011 00100088 E44010E0000448000.25 34
4.3.5 Thi bánh phá ð và điều kiện sinh E0 lueseeiisiidieioriisiieeonaeesesslderesesesiE 35
4.3.4 Tình hình thu nhập từ sản xuất nông nghiỆp - -5++2s+ssstterrt2 36 |
4.4 Các phương thức hỗ trợ hộ ngh&0 cceecseessescseeeseeeneessesenseeeneeenecnsecsnseannsesnees 39:
4.4.1 Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo - 5-5222 terrrtrrrrrritrirrierrerrre 39
4.4.2 Cho vay vốn tín dụng ưu đãi - 7+ 22tr 39
4.4.3 Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân - -«+5 5++ceesenerrrrtererrrrrrrrrie 40
4.4.4 Hỗ trợ vỀ y tẾ - ¿2222 14124211 m11 1A- T111111.1110 42
4.4.5 Hỗ trợ nhà tình nghĩa, tình thương - - a 42
4.5 Kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo -‹-c+csrsc- 43
3# 5.1 Tình hình hoần vốn của hộ nghÈU.‹ -ccce-ee-<ecci2 cac gan ta 1gGEIS808001% 43
4.5.2 Tình hình thoát nghèo .- {2S S221 <9258 9.112 6100011081101 1844 44
4.53, VỀ v TẤ e2 n1 ngan H2 HcohetrdobigsreezbrstinerrecicorsagEicn|EE.EEL-S.PTG.M5047011423800-c2H 45
4.5.4 Kết quả về giáo dục, thông tin, văn hoá -. : +stsrsrrererertrrrrrrrre 45
4.6 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp XĐGN 45
4.6.1 Thuận lợi , : ‹ ‹ coe<sessSeSS222 12 n4 001 10s 664340406406181505240004404401002002101006904 45
Trang 7DANH MUC CAC CHU VIET TAT
TW: Trung wong
UBND: Uy ban nhân dân
XĐGN: Xoá đói giảm nghèo
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Bảng 2.1 Thống kê diện tích cdc loai dat .sssscssessseecssessneesneesneeesnessnesessessnncceneeen 5
Bang 2.2 Théng ké dién tich theo các dạng địa hình -+-+crrrerreree 6
Bảng 2.3 Hệ thống kênh mương thuy XB ssseecsssesssseeccesneeeesneeesnneecsneesessnecennneseen 7
Bảng 2.5 Tổng đàn gia súc — gia cầm năm 2005 - 2006 . - 11
Bảng 2.6 Hiện trạng dân số và đất ở -cccsccnrrriierrrrrirererrirrrirririrrie 12 Bảng 2.7 Tình hình dân số và lao động . -+++++c+e+rreerrrrrrerrerrrrrrre 13 Bảng 4.1 Cơ cấu nhân sự Ban chỉ đạo XĐGN o-cccnnieerrerrrrrrrrrrem 31 Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đắt nông nghiệp của 50 hộ để phỏng vẫn ở xã 33
Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động -: 5 -5sccsccrerrrerrrrrrrer 34 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của các chủ hộ cc cxsrsecrrrererrrrrrrrrrrrrrrie 34 Bảng 4.5 Điều tra tình hình nhà ở và tiện nghỉ sinh hoạt của 50 hộ nghèo 35
Bang 4.6 Điều tra hiệu quả từ 1 ha sản xuất lúa/ vụ -s- 36 Bảng 4.7 Điều tra hiệu quả từ 1 ha sản xuất mì/ năm -c-c+creserrrre 37 Bảng 4.8 Kết quả từ chăn nuôi bò sinh sản / năm -+ss+csrrreerereree 38 Bang 4.9 Điều tra thu nhập từ làm thuê trong 1 năm - 38
Báng 4.10 Cấp đất cho hộ nghêo sản xuất -.o -coScconenrrrrrirrrrrrrre 39 Bảng 4.11 Nguồn vốn và số tiền vay năm 2006 _ tiiungfinœurasueei 40 Bang 4.12 Lớp hướng dẫn kỹ thuật năm 2004 -2006 - 40
Bảng 4.13 Các lớp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân . - 4]
Bảng 4.14 Thống kê khám, cấp thẻ BHYT cho hộ trong chương trình 135 42
Bảng 4.15 Kết quả xây dựng nhà tình thương . - 42
Bảng 4.16 Số hộ đã hòan Oe 43 Bảnz4,17 SỐ Hộ thơổi nghềo s«exeesseseeikeieiiissoasisarBfnannrisi18120261623-n385250 10 44 Bảng 4.18 Kết quả khám chữa bệnh và cấp thẻ bảo hiểm y tÊ 45
Sơ đồ 4.1 Tổ chức ban chỉ đạo chương trình XĐGN xã Tân Đông .- 31
1X
Trang 9CHUONG I
MO DAU
1.1 Dat van dé
Trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phân theo định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta, những năm qua, bên cạnh việc thúc đấy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhận dân, thì vẫn đề xóa đói giảm nghèo được các ngành,
các cấp đặc biệt quan tâm dé khoảng cách giàu — nghèo ngày càng xích lại gần nhau
hơn Ở nước ta nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng coi vẫn đê xóa đói, giảm nghèo là
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế — xã hội, là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần ôn định về mặt chính
Tân Đông là xã biên giới của huyện Tân Châu, tiếp giáp với bốn xã của nước Cam- Pu-Chia Xã có 90% dân số sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, đời sống còn
nhiều khó khăn Trong 9 ấp của xã có 3 ấp là đồng bào dân tộc Khơ Me, văn hóa và
trình độ canh tác nông nghiệp thấp Ngoài ra còn có l ấp là dân kinh tế mới từ Miền Bắc vào lập nghiệp, số hộ nghèo chiếm khá cao Đến năm 2005 vẫn còn 263 hộ nghèo theo tiêu chuẩn địa phương chiếm 9,58% so với tổng dân số của xã, 168 hộ nghèo
Trung Ương chiếm 6,12%, hộ nghèo liền kê là 95 tương đương 3,46%
Với mục tiêu phát triển của nước ta hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Tây Ninh cùng với cả nước nói chung, huyện lần Châu và xã Tân Đông nói riêng đã và đang tích cực xóa đói, giảm nghèo để góp phần thực hiện mục tiêu chung Với ý nghĩa và tam quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo ở xã Tân Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ” nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề được quan tâm trên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 10+ Tìm hiểu thực trạng đói nghèo ở xã Tân Đông, nguyên nhân va hậu quả của tình trạng nghèo; Phân tích tác động kinh tế xã hội của chương trình xóa đói giảm nghèo ở
xã Tân Đông; Và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả từ chương trình 1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu ở xã Tân Đông từ 40 hộ nghèo
+ Những hộ nghèo: số lượng 40 -50 hộ
- Chỉ tiêu để phân tích chương trình:
+ Chỉ tiêu thu nhậplà chỉ tiêu quan trọng, ngoài ra còn những chỉ tiêu như % hộ thoát
nghèo, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu về điều kiện kinh tế + Chỉ tiêu sở hữu tài sản đất đai, năng lực đầu tư, trình độ, kinh nghiệm
+ Tài sản nhà cửa, phương tiện sản xuất và tham gia giao thông
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Xóa đói giảm nghèo hiện nay là vấn đề rộng lớn cả về nội dung, dia bàn, phạm vi
nghiên cứu Với trình độ và khả năng của mình, tôi chỉ tập trung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Đông,
huyện Tân Chân, tỉnh Tây Ninh từ năm 2005 đến nay.
Trang 11CHƯƠNG II
TONG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Đề tài “Đói nghèo” được nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết quan tâm Trước tiên phải nói đến “cbương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo ” đến năm
2000 mà đại hội VIII của Đảng đề ra Đề tài “Về phân tầng xã hội phân hoá giàu
nghèo và xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay ` của Đổ Nguyên Phương (2003) làm
chủ nhiệm đề tài “ÄZ„c ứiêu và giải pháp xoá đói giảm nghèo 1998 — 2000” cua Nguyễn Thị Hằng đăng trên tạp chí lao động và xã hội tháng 01/1998 Van dé quan trọng nhất là quyết định số 170/ 2005/ QÐ - TTG ngày 08/ 07/ 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010
- - Nhiệm vụ và hoạt động của ban xoá đói giảm nghèo cấp xã
- _ Theo dõi đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo
- _ Bảng tổng hợp hộ nghèo năm 2005 của tỉnh Tây Ninh
- Bang tong hop hộ nghèo năm 2005 của Huyện Tân Châu
- Chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Tân Châu
- _ Bảng tổng hợp hộ nghèo năm 2005 của xã Tân Đông
- Những tài liệu về bảo trợ xã hội như: Chính sách cứu trợ xã hội, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách bảo hiểm y tế đến với đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách đối với trẻ em mồ côi, chính sách đổi với người tàn tật, chính sách đối với người cao
tudi
- Những tài liệu tập trung nghiên cứu đó là: Danh sách hộ nghèo theo chuẩn
Trung Ương năm 2006 của xã Tân Đông, danh sách hộ thoát nghèo, nghèo phát
sinh, nghèo chuẩn liền kề; báo cáo về phối hợp cho hộ nghèo vay vốn; báo cáo về tình hình vay vốn của xã Tân Đông tại ngân hàng chính sách xã hội
Đây là những tài liệu cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu
Từ những tư liệu trên có thể tóm tắt lại những vấn đề sau:
- Chương trình XĐGN là một trong những chương trình trọng điểm của quốc gia
và luôn được tiễn hành thường xuyên, chặt chế ở từng địa phương
Trang 12- Trong chương trình XĐƠN, một hệ thống những công cụ khác được thực hiện
như trợ cấp xã hội, vốn, đào tạo nhân lực Do đo, đề tài sẽ lần lượt phân tích và đánh giá kết quả thực hiện chương trình theo những công cụ và phương pháp luận được xây dựng từ những chương trình và chiến lược giảm nghèo của quốc gia
2.2 Điều kiện tự nhiên của xã Tân Đông
2.2.1 Vị trí địa lý
Tân Đông là một xã biên giới nằm về hướng Đông Bắc của huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh Nơi đây là căn cứ địa cách mạng và có vị trí rất quan trọng trong cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Xưa kia địa danh này có tên là Kà Tum, vùng rừng rậm, đất rộng người thưa, thực dân Pháp đã từng thiết lập đồn bốt chốt chặn các
đầu mối giao thông, đàn áp khủng bỗ cách mạng ở địa bàn của xã Diện tích tự nhiên
là 8.522 ha, trong đó các cơ quan, đơn vị và nông trường quản ký là 3.233,6 ha, xã quản lý 5288;4 ha Năm 2007 xã có 2.743 hộ với 12412 nhân khẩu, mật độ dân số là
143 người/1kmˆ được chia thành 9 ấp, trong đó có 3 ấp là đồng bào Khơ me gồm 324
hộ với 1.881 nhân khẩu chiếm 15,02% dân số toàn xã 90% dân số sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là 3 ấp đồng bào khơ me và dân kinh tế mới, đối tượng chính trong công tác xoá đói giảm nghèo của xã
Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới khá dài, hơn 14km
Phía Nam giáp xã Suối Dây huyện Tân Châu
Phía Đông giáp xã Suối Ngô huyện Tân Châu
Phía Tây giáp xã Tân Hội và xã Tân Hoà của huyện Tân Châu Đường địa giới hành
chính chủ yếu theo sông, rạch, đường bờ ruộng và được xác định bởi 5 cột mốc địa
giới hành chính
Với vị trí địa lý như vậy xã Tân Đông có những lợi thế sau:
Xã có đường biên giới chung với Campuchia, đất đai bằng phẳng rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp, giao lưu buôn bán, trao đổi Từ trung tâm của xã có các đường lộ lớn chạy qua như: đường 794 chạy qua xa di ấp Đông Thành (xã Tân Đông) tới xã Suối Ngô và sang tỉnh Bình Phước Đường 792 chạy dọc theo biên giới Việt
Nam - Campuchia, qua xã Tân Đông rất thuận lợi cho ổi lại giao lưu buôn ban va sản
xuất Tân Đông năm trong vùng trọng điểm phát iriên cây mía của nông trường Suôi
4
Trang 13
bc OA) Đường lộ
Ranh giới Xã
Trang 14Nước Trong đem lai nhiều lợi thế cho nông dân nghèo Có cửa khẩu Kà Tum do đó
việc phát triển địch vụ, ngành nghề, buôn bán trở thành thị tứ để phát triển kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
2.2.2 Đặc điểm địa hình địa chất
Tân Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi cao, đồi thấp, được hình
thành trên loại mẫu chất chính: Phù sa cô (Pleistocene) Vùng đất phù xa cổ có địa chất
ổn định khả năng thoát nước tốt, do vậy cần được quy hoạch các khu dân cư và các công trình xây đựng khác trên vùng có địa hình cao hoặc vùng địa hình băng có khả năng thoát nước tốt, địa hình thấp có thể trồng 2 — 3 vụ lúa khi có hệ thông thuỷ lợi
tưới tiêu chủ động
Kết quả nghiên cứu về đất của xã Tân Đông được thể hiện ở bảng 1 như sau:
Bảng 2.1 Thống kê diện tích các loại đất
1 mal xám trên phù sa cô có kết —= 7 Ấp Đông Tiên, Tâm Phô
von tâng trung bình
2 a xam tiêu Phù sa cô = l Ấp Đông Thành
có kêt von tâng mỏng
3 Đất xám trên phù sa cô — 6940 81 | Trên các âp cótrong xã
giới nhẹ từ thịt nhẹ đến cát pha Thành phần mùn, đạm, lân, ka li ở mức trung bình
Hiện nay đất Tân Đông đang được trồng cao su ở vùng có địa hình cao, vùng
địa hình trung bình trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là cây mía và các
2
Trang 15loại cây hoa màu khác Vùng địa hình thấp sử dụng trồng lúa nước từ 1 — 2 vu
(Bảng 2 trình bày cơ cấu diện tích phân theo địa hình)
Bảng 2.2 Thống kê diện tích theo các dang dia hinh
Dạng địa hình Hiện trạng sử dụng Diện tích (ha) Tỉ lệ (3%)
I.Địa hình cao - Tho cu, mau 3 1230 : 14,4
2 Dia hinh bang : Cao su, khoai mì, mía | 5885 | 69,1
Nguôn tin: Thông kê xã
Nhìn chung ở xã Tân Đông đất được phân bố ở 3 dạng địa hình chính:
Dạng địa hình cao: Diện tích 1230,0 ha có ở các ập Đông Thành, Đông Hà, Đông Biên và có rải rác ở các ấp khác Hiện trạng chủ yếu là hoa màu, vườn tạp, thổ
cu
Dạng địa hình bằng: Diện tích 5.885 ha phân bố ở các ấp Đông Hà, Đông
_ Biên, Đông Thành, Đông Hiệp, Đông Tiến Hiện trạng chủ yếu là cây cao su, mía, mì
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá nên việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có
hiệu quả kinh tế cao là cần thiết Muốn vậy đất đai từng vùng phải được nghiên cứu, quy hoạch cụ thể Trong tương lai cần được khai thác sử dụng mở rộng diện tích trồng
các loại cây có giá trị kinh tế cao
2.2.3 Điều kiện thời tiết - khí hậu
Xã Tân Đông nói riêng và huyện Tân Châu nói chung có dạng khí hậu miền Đông
Nam Bộ Hàng năm chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên có
Trang 17hai mùa rõ rệt Khí hậu nóng và ẩm ướt, nhiệt độ cao, phù hợp và là điều kiện bảo đảm
cho cây trồng phát triển quanh năm
Mùa mưa kéo dai 6 thang, tir thang 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% so với cả
năm Trong năm lượng mưa đạt từ 1.900 - 2.000 mm/ năm và tập trung vào tháng 7 -
§ chỉ phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, vì hệ thống thuỷ lợi chưa đầy đủ , nghề
trồng lúa vẫn chủ yếu nhờ nước mưa cuả trời Đây là mùa sản xuất chính ,cây cối phát
triển rất tốt và đạt hiệu quả cao
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này có lượng bốc hơi cao từ
64 — 67%, có lượng mưa rất thap chỉ đạt 10 — 15% so với lượng mưa cả năm, nên rat
khô hạn
Nhiệt độ trung bình từ 26 — 27°C, nhiệt độ tối cao 32C (tháng 3), nhiệt độ tối thấp
23°C (tháng 1)
Độ ẩm trung bình 79,5%
Nhìn chung toàn vùng có khí hậu tương dé nóng, tích hợp vơi những cây trồng như
mía, cao su, đậu, mì phù hợp với việc quy hoạch phát triển nông nghiệp.( Xem bảng
2 phân phụ lục)
2.2.4 Tài nguyên nước
Bảng 2.3 Hệ thống kênh mương thủy xã
Nguồn tin quy hoạch sử dụng đất
Xã Tân Đông có nguồn tài nguyên nước còn hạn chế, hệ thống kênh mương tưới
tiêu còn quá ít, chỉ có 2 đập chặn nước với 1.978 mét bê tông hoá kênh mương, diện
tích bao chiếm chỉ có 2,0 ha, diện tích tưới 50,0 ha O đây chỉ có một vài con suối cạn
(ngọn nguồn chảy vào sông Sài gòn, mùa mưa có nước,mùa khô thì khô cạn) trở thành
nguồn cung cấp nước tưới cơ bản cho toàn vùng Ngoài ra ở đây còn có nguồn nước
ngầm khá phong phú tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng sử dụng nguồn nước
khoan phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
Trang 18Tóm lại: Ở Tân Đông nguồn nước còn hạn chế, thiếu hệ thông thuỷ lợi hoàn
chỉnh phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Do vậy cần có
biện pháp tích cực để tạo thêm nguồn nước phục vụ cho như cầu sản xuất và nước sạch
phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng
Danh gia chung về điều kiên tự nhiên
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của xã Tân Đông có thế mạnh sau:
Có nguồn tài nguyên đất khá phong phú, chủ yếu xã có quỹ đất khá dôi dào,
đất đai có địa hình bằng phẳng phù hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp dài ngày và
ngắn ngày là những cây có hiệu quả kinh tế cao Là vùng có đường biên giới giáp
Campuchia, nên ở đây có khả năng mở rộng giao lưu buôn bán với nhiều vùng phụ cận
và có khả năng tiêu thụ tốt sản phẩm của quá trình sản xuất
Những hạn chế:
Ở đây có hệ thống sông suối, kênh mương không nhiều nên chưa đủ nguồn
nước tưới phục vụ cho thâm canh tăng vụ, táng năng suất cây trồng cho toàn vùng
Vì Tân Đông là một xã vùng biên giới có diện tích khá rộng lại giáp ranh giới
nhiều địa phương, vấn đề quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều tồn tại:
Hiện tượng xâm canh giữa nhân dân địa phương với các nông trường vả VỚI Các
đơn vị khác, dẫn đến tranh chấp, khó giải quyết
Su sản xuất xâm canh giữa dân địa phương với các dân địa phương khác và còn sự
tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình với nhau
Là vùng biên giới xa trung tâm huyện ly nên còn gặp khó khăn trong công tác chỉ
đạo, quản lý đất đai
Trang 192.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Cây công nghiệp lâu năm 5.431.6 97,31
2,68% Đất dành cho lâm nghiệp rất ít, mà chủ yếu là trồng cây cao su tạo nên rừng cây công nghiệp vừa cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lại có độ che phủ lớn cho dat: các loại đất dành cho chuyên dùng ít Đất chưa sử đụng vẫn còn 796,2 chiếm tỷ lệ
9.3% so với tổng quỹ đất, trong đó 673,2 ha đất hoang hoá 123,0ha mặt nước được
Trang 20BAN DO HIEN TRANG SU DUNG DAT
XÃ TÂN BONG, HUYEN TAN CHAU - TINH TAY NINH
Trang 21phan bé trong 9 ấp, trong tương lai toàn bộ diện tích đất hoang hoá sẽ được sử dụng,
đưa vào sản xuất nông nghiệp Đất ở của khu dân cư nông thôn 105,7 ha chiếm 1,2%
so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích này ngày càng tăng thêm theo sự phát triển
của đân số và kinh tế
b) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính ở xã Tân Đông, thu hút 90% lao động xã
hội, đóng góp không nhỏ cho đời sống nhân dân và kinh tế địa phương Nhiều năm
qua, với sự lãnh đạo và định hướng đúng din cho nên sự chuyền đối co cấu cây trông,
vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực, gắn liên với sự
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Người nông dân đã mạnh dạn làm
ăn, đầu tư để làm giàu, đến nay toàn xã có 1 trang trại làm ăn tập thể gồm 30 hộ với
điện tích trên 200ha; 57 trang trại tư nhân; 2 hợp tác xã nông nghiệp; 55 tổ liên kết sản
xuất bước đầu đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đất đai,
lao động của nông dân địa phương
* Về trồng trọt:
Do có địa hình bằng phẳng nên Tân Đông có thể sản xuất nhiều cây trồng, nhưng
quy hoạch và thực hiện quy hoạch chưa tố, tình trạng sản xuất tự phát, chạy theo giá cả
thị trường nên nhiều khi phải trả giá cho sự thua lỗ trong sản xuất Năm 2006 diện tích
cây lúa là 1214 ha, so với năm 1997 (1.265ha) đã có sự chuyển dịch nhưng chậm, cây
lúa ở đây được sản xuất 3 vụ, đa số vẫn sử dụng giống cũ nên giá cả thấp, năng suất
bình quân 43 tạ/ha Cây mía 995,0 ha, năng suất bình quân 500 tạ/ha, cây mì 873 ha
năng suất bình quân 150 tạ/ha Cây cao su của nhân dân là 124,5 ha (của nông trường
quản lý 1.825 ha),đây là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhưng sự lãnh đạo
chuyển dịch cơ câu từ cây lúa, cây mì sang cây cao su rất chậm, có nhiều lý do trong
đó có nguyên nhân nghèo, không có vốn đầu tư do vậy cây lúa, cây mì, cây mía vẫn
giữ vai trò chủ đạo, chỉ đủ ăn, khó có thể làm giàu nếu không thâm canh, tăng vụ và áp
dụng giống mới, khoa học kỹ thuật vào sản xuất
* Về chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã có 15.281con, do biến động của dịch bệnh và giá
cả nên đàn gia súc, ø1a cầm tụt giảm
10
Trang 22Bang 2.5 Tống đàn gia súc — gia cầm năm 2005 - 2006
2004 thì nay chỉ còn 4 - 5 triệu Giá heo thịt khi lên khi xuống, gia cầm cũng vậy, dịch
bệnh làm cho người chăn nuôi chán nản Ở Tân Đông chưa có trang trại chăn nuôi với
quy mô lớn, do vậy việc phòng dịch bệnh và điều tiết giá cả rất khó khăn, tất cả đều là
tự phát theo quy luật cung câu
c) Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ :
Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, kinh
doanh dịch vụ có chiều hướng phát triển Toàn xã có 10 cơ sở xay xát lúa; 4 cơ sở phục vụ cho chế biến lương thực; 2 nhà máy chế biến khoai mì (sẵn) với công suất 100 tấn/ ngày; 5 công ty thu mua các mặt hàng nông sắn; l cơ sở chế biến muối; 3 cơ sở
mộc gia dụng: 358 hộ kinh doanh lớn nhỏ Phương tiện phục vụ cho sản xuất có 54 máy cày lớn, nhỏ; 13 chiếc máy xới; 3 máy cắt lúa; 20 máy phóng lúa; 28 xe kamaz,
xe huyndai ; 18 xe daihatxu
Ngoài ra còn một số cơ sở như: sản xuất nước đá, hàn tiện, sửa chữa nhỏ .Tốc độ
phát triển tuy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng đó là dẫu hiệu chuyển mình sang chuyển dich co cau san xuất theo định hướng phát triển của Đảng uỷ xã là tăng tý
trọng cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư của ngành dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công
nghiệp lên từ 10 — 15% để góp phần giải quyết việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp cho ngân sách địa phương
đ) Tình hình phát triển cơ sở hạ tâng :
- Vé van dé giao thong đã đầu tư xây dựng giao thông nông thôn với nguồn vốn 11,13 tỉ đồng Xã đã nâng cấp và làm mới 20km đường giao thông từ trung tâm xã đi
II
Trang 23các ấp và 580m đường bao quanh chợ Xây dựng cầu hộp, cầu sắt với tổng kinh phí 2,75 tỉ đồng
- Đầu tư kéo điện trung thế cho 6 ấp với kinh phí I tỉ đồng, hiện nay tất cả 9 ấp
có điện lưới quốc gia với 2290 hộ sử dụng, đạt tỉ lệ 83,48% so với tổng số hộ của xã
Về điện thoại có 950 máy đạt tỉ lệ 7,6 máy/100 dân, băng 2,8hộ/máy
Nguôn tin thông kê xã
Theo báo cáo điều tra ấp Đông Thành có nhân khâu đông nhất 3698, ấp có nhân khâu thấp nhất là ấp Đông Biên 525, đây là ấp biên giới còn nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất,giao thông đi lại khó khăn Dân cư phân bồ theo trục giao thông, nhưng tập trung là ở trung tâm của xã, nơi có chợ chính của các ấp và giao lưu buôn bán với dân CamPhuchia Có bến xe, bệnh xá trung tâm, nhà văn hoá đây là điều kiện thuận lợi
để xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhu cầu công cộng khác
Lao động ở Tân Đông chủ yếu là lao động thủ công, sản xuất nông nghiệp và làm thuê cho các nông trường
lz
Trang 24nông nên lao động nông nghiệp chiếm đa số, các ngành nghề khác ít Dân Tân Đông it chạy về thành phố kiếm việc làm, nhưng khi nông nhàn thường đi làm thuê, có số Ít
qua Camphuchia đánh cá, cạo mủ cao su
a) Về giáo dục:
Toàn xã có I trường mầm non, 1 trường mẫu giáo, 4 trường tiểu học, l trường
trung học cơ sở, đặc biệt năm 2005 huyện đầu tư xây dung 1 trường trung học phổ
thông khu vực liên xã cho con em các xã Suối Ngô, Tân Hoà, Tân Hà, Tân Hội, Tân Hiệp Số học sinh 6 tuổi đến trường đạt 100%, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm xuống còn
1.9% so với năm 2005 Trong 5 năm qua đã đầu tư xây dựng được 13 phòng học trường mẫu giáo, 14 phòng học lầu cho 2 trường trung học cơ sở và các công trình vệ
sinh ở các trường với tổng kinh phí 3,76 tỉ đồng Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoá,
chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng lên, nhiều thày cô giáo được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện Công tác phố cập xoá mù đang được tiến hành ở trung học cơ sở
và có nhiều tiến bộ
b) Về y tế :
Xã có trạm y tế với trang thiết bị tương đối đầy đủ để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Năm 2004 huyện cho nâng cập thành phòng khám khu vực, khám chữa bệnh cho nhân dân các xã và cả dân nước bạn Camphuchia Hiện bệnh xá có 2 bác sĩ, 6 y sĩ
và điều đưỡng viên với 50 giường bệnh Các chương trình y tế quốc gia đều được thực hiện tốt, đạt trên 90%, công tác phòng chống các loại dịch bệnh được chú ý, không còn
tình trạng mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết Thực hiện tốt việc cấp phát thẻ bảo hiểm y
13
Trang 25tế theo chương trình 135 được 10.964 phiếu khám chữa bệnh cho các đối tượng trong
quy định, phối hợp với các chương trình nhân đạo đã khám chữa bệnh miễn phí năm
2006 cho 8.531 lượt người Công tác quản lý các địch vụ y tế cũng được chú ý củng cố góp phân bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng
c) Về văn hoá — xã hội :
Xã có 1 nhà văn hoá thể thao, 1 nhà văn hoá ấp, 2 đội văn nghệ, 1 đội bóng đá đã
từng đóng góp cầu thủ tham gia di thi đấu cho đội của tỉnh Hiện đã có 2/9 ấp được
công nhận là ấp văn hoá các ấp còn lại đều đạt danh hiệu dân cư tiên tiến, qua bình xét hàng năm bình quân có 87% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá
| Thực hiện phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “lá lành đùm lá rách” trong 5 năm 2000
- 2005 đã xây dựng và bàn giao 14 căn nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh liệt sĩ Xây mới 52 căn nhà tình thương và 17 mái ấm tình thương cho hộ nghèo trị giá 600 triệu đồng Thực hiện chương trình tôn hoá đã giúp cho 86 hộ vay vốn, với số tiền
189,5 triệu đồng, đến nay xã cơ bản xoá nhà tranh lụp sụp, rách nát Ngân hàng chính sách xã hội đã đầu tư cho 1181 lượt hộ vay vốn với số tiến là 4,32 tỉ đồng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn giải ngân cho 7645 lượt hộ vay thế chấp và uỷ thác lá 101,5 tỉ đồng, với 8 dự án đầu tư của tỉnh và Trung ương là 500 triệu đồng, đã giải quyết cho 302 lượt hộ vay, tạo điều kiện cho hơn 100 lao động có việc làm én định Từ các nguồn vốn và dự án nêu trên đã tạo điều kiện cho nhân dân có vốn sản
xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, đến nay đã có 226 hộ thoát nghèo, vươn
lên hộ trung bình, hộ khá Hiện nay toàn xã có 896 hộ giàu và khá, chiếm 32,66%, 1.416 hộ trung bình, chiếm 51,62%, 431 hộ nghèo Trung ương và địa phương ( hộ
nghèo địa phương 263 (9,58%) + 168 hộ nghèo Trung ương (6,12%) so với tổng số hộ ˆ
toàn xã), 95 hộ nghèo liền kề (3,46%), khoảng cách giàu nghèo đang được giảm dân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nhưng vẫn còn nhiều khó khăn đó là nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, kinh doanh dich vụ
chiếm tỉ lệ nhỏ Những năm qua tình hình giá cả về các mặt hàng nông sắn không ổn định, chế biến tiêu thụ sản phẩm chậm Việc ứng dụng tiễn bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất chăn nuôi còn hạn chế, năng suất chất lượng còn thấp Công tác khuyến nông chưa được đầu tư đúng mức, thiếu chiều sâu chưa phát huy hiệu quả trợ giúp nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhất là 3 âp dân tộc Khơ me Các công trình thủy lợi, giao
14
Trang 26thông nông thôn, g1ao thông nội đồng, điện thắp sáng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
của địa phương Các dự án xoá đói giảm nghèo, gải quyết việc làm đầu tư ít, chưa đáp
ứng so với yêu cầu
Tóm lại: Là một xã biên giới, xưa kia là căn cứ địa cách mạng, bị chiến tranh tàn
phá, không được đầu tư xây dựng nên vốn đã là vùng sâu, vùng xa, khó khăn lại càng khó khăn hơn Sau ngày giải phóng miền Nam lại phải đương đầu với chiến tranh biên giới Tây Nam của tổ quốc Một vùng đất rộng người thưa do vậy Trung ương đã quy hoạch vùng kinh tế mới, đi dân nghèo từ các tỉnh phía bắc vào, cùng với ba ấp người
dân tộc Khơ me, trình độ canh tác thủ công, lối sông, nếp sống, văn hoá lạc hậu Quá trình phấn đấu, đổi mới cùng đất nước nhưng khó khăn, nghèo nàn vẫn là vấn đề mà
Dang uỷ xã quan tâm, đề ra nghị quyết về phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá
Thực hiện các chính sách xã hội nhất là đối với các ấp dân tộc Khơme và hộ nghèo Phát huy hiệu quả các dự án vay vốn, giải quyết việc làm tại chỗ, vận động xây dựng
quỹ vì người nghèo, nhân rộng các hoạt động từ thiện giúp nhau làm giàu vươn lên
xoá nghèo, phấn đấu kéo giảm tỷ lệ họ nghèo xuống còn 4% theo tiêu chí mới Đó là
van đê mà đề tài quan tâm nghiên cứu
15
Trang 27CHUONG III NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
CO SO LY LUAN VE VAN DE DOI NGHEO
3.1 Van dé doi nghéo hién nay
Trong khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ngoài những tác động tích cực về kinh tế xã hội, hiện tượng phân hoá giàu nghèo có thể diễn ra mạnh hơn Nó không chỉ
là vấn đề xã hội của các nước nghèo lạc hậu mà còn là của các nước phát triển Hiện tương này phổ biến ờ từng quốc gia, khu vực và cộng đồng dân cư khác nhau, nghèo
đói cũng không giống nhau
Do đó, để đánh giá đúng được thực trạng và nhận đạng đúng hộ nghèo đói để có
chính sách, giải pháp phù hợp, đòi hỏi phải có nhận thức đúng, hiểu đúng về nghèo đói
và chuẩn mực của nó
3.1.1 Khái niệm
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu A — Thai Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia đã thống nhất đưa ra khái niệm về nghèo như sau:
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu co bản của con người, mà nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đã được xã hội
thừa nhận
Đây là khái niệm chung nhất về nghèo có tính chất hướng dẫn về phương pháp
đánh giá, xem xét, nhận diện nét chính yéu, phd biến và nghèo đói Trong khái niệm
này chỉ ra những căn cứ cơ bản để xác định đói nghèo là những nhu câu cơ bản của
con người Đó là những nhu cầu thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như: ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế đã được xã hội thừa nhận mà người nghèo không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu đó
Trang 28———- {oo tet (EE Ee eee ———— ^^ —— —
Khai niém nghéo trén day da duoc nhiều quốc gia trong khu vực chấp nhận và
sử dụng trong những năm qua Mặt khác, các nước còn phân chia thành hai loại nghèo
là nghèo tuyệt đối (hay còn gọi là đói) và nghèo tương đối
- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn
các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống
- Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình
của cộng đồng
Đói nghèo phán ánh qua các van dé sau:
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu đành cho con
ngudi
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
+ Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
Với cách hiểu như trên, một quốc gia được coi là nghèo khi thu nhập thực té
bình quân đầu người còn thấp, nguồn lực về vật chất, lao động, tài chính cực kỳ hạn
hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tỗ chức tại Copenhagen Đan Mạch (1995) đã đưa ra mức cụ thể về nghèo đói như sau: Người nghèo là tất cả những
ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ
để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại
3.1.2 Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam
Ở nước ta, nghèo đói đang tồn tại nhiều ý kiến, nhiều quan niệm Tuy nhiên về cơ bản các nhà khoa học đã thống nhất và đưa ra một số quan niệm sau:
Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phân các
nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống gần bằng với mức sống tối thiểu-của cộng đồng xét trên mọi phương diện
Doi là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống đưới mức tối thiểu,không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống
Nói cách khác, đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no,
không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày, không đủ sức lao động và không đủ khả năng tái sản xuât sức lao động đã tiêu hao
Trang 29Nghèo đói thường tập trung ở những vùng có điều kiện sống khó khăn, đa số người
nghèo sinh sống trong các vùng có nguôn tài nguyên nghèo nàn như ở vùng sâu, vùng
xa làm cho điều kiện sản xuất và sinh sống của họ càng khó khăn thêm
Nghèo đói thường tập trung trong khu vực nông thôn với trên 90% số hộ nghèo sinh sống Trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận các công nghệ và trang thiết bị sản xuất tiên tiến Những người nghèo thường không có tư liệu
sản xuất, không có vốn, không có điều kiện để tiếp cận với hệ thống thông tin Khả năng tham gia vào những công việc phi nông nghiệp còn hạn chế
3.1.3 Chuẩn mực nghèo
Chuẩn mực nghèo là một thước đo quan trọng dé đánh giá mức độ nghèo Nó được sử dụng trong việc hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo ơ các quốc gia Tuy nhiên, dù đã có sự thống nhất về mặt định tính của nghèo, nhưng các quốc gia chưa có một chuẩn mực chung về mặt định lượng của nghèo
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách khác nhau để xác định đường giới hạn mức
nghèo Liên hợp Quốc đã xác định những người có mức sống đưới 1USD/ngày ở các
nước đang phát triển thì được coi là nghèo đói Còn đối với các nước đang phát triển
thì đường danh giới nghèo khổ được xác định là 14 USD/người/ngày, đánh theo mức tương đương
Ngân hàng thế giới đưa ra chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia
bằng mức thu nhập quốc dân bình quân đâu người, với 2 cách:
+ Tính theo tỷ giá hối đoái và tính bằng USD Theo cách này, người ta chỉ ra 6
loại (lây mức thu nhập 1990)
Trên 25.000 USD/năm là nước rất giàu
Từ 20.000USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu
Tit 10.000USD đến dưới 20.000USD/năm là nước khá
Từ 2.500USD đến đưới 10.000USD/năm là nước trung bình
Từ 500USD đến dưới 2.500USD/năm là nước nghèo
Dưới 500USD/năm là nước rất nghèo
+ Theo phương pháp sức mua tương đương cũng tính băng USD,thi đường giới
hạn giàu nghèo thay đổi như sau:
o Nam 1960 : 50USD/nguoi
18
Trang 30o Nam 1971 : 75 USD/nguwoi
o_ Năm 1975 :200USD/người (giá năm 1970)
o_ Năm 1980 :355USD/người (giá năm 1980)
o_ Năm 1985 :257-370 USD/người (giá năm 1985)
Ngoài ra người ta còn dựa vào số lượng Calo tối thiểu cưng cấp cho cơ thể đủ
sống để tìm giới hạn gnghèo khổ Mức phổ biến được nhiều nước áp dụng là 2.100
Calo (2,32), chỉ số này mỗi quốc gia xác định khác nhau như An Độ năm 1960 là:
2.250 Calo; Băng La Đét là 2.122 Calo; Pakistan 2.100 Calo; Viét Nam tir 1.500-1800
Hộ đói: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 13 kg gạo hay
45.000đ
Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 15 kg gạo
| hay 55.000đ đối với khu vực nông thôn,vùng núi hải đảo Dưới 20 kg gạo hay 70.000đ đối với khu vực nông thôn đồng bằng trung đu.Dưới 25 kg gạo hay 90.000đ đối với khu vực thành thị
Ngoài chuẩn mực của hộ đói nghèo,Bộ Lao động — Thương binh Xã hội còn đưa ra khái niệm xã nghèo.Xã nghèo là xã có 2 đặc trưng:
- Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm từ 40% trở lên
- Thiếu hoặc yếu cơ sở hạ tầng (đường ôtô trung tâm xã,điện thắp sáng, trường học, nước sạch, sinh hoạt chợ hoặc xã hay liên xã)
19
Trang 31Những qui định trên không còn phù hợp với tình hình kinh tế -xã hội va kết quả
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của cả nước Do vậy, Bộ Lao động —
Thương binh Xã hội ra quyết định số 1143/2000 điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2002 như: những hộ có mức thu nhập dưới mức qui định sau là hộ nghèo
.Vùng nông thôn miễn núi ,hải đảo: 80.000đ /tháng ,960.000đ/năm
.Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/tháng, 1.200.000đ/năm
.Vùng thành thị: 150.000đ/tháng, 1.800.000đ/năm
Đây là những qui định chưng, Bộ còn cho phép các tỉnh, thành phố vận dụng có
thể nâng chuẩn hộ nghèo cao hơn so với qui định trên, nhưng với 3 điều kiện là:
- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước
- Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, thành phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo của cả nước
- Có đủ nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, người nghèo
Tình hình kinh tế — xã hội phát triển không ngừng, do vậy đến ngày 08/7/2005 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ban hành chuẩn nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2006 — 2010 như sau:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ người/
tháng (2400.000 đồng/ năm) trở xuống là hộ nghèo
- Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/ người/ tháng ( đưới 3.120.000 đồng/ người/ năm) trở xuống là hộ nghèo
Ngoài những quy định về hộ nghèo còn có chuẩn mực nữa là hộ nghèo liên kê:
- _ Ở khu vực nông thôn: là những hộ có mức thu nhập bình quân trên 200.000 déng/
người/ tháng đến 205.000 đồng/ người/ tháng
- Ở khu vực thành thị : là những hộ có mức thu nhập bình quân trên 260.000 đồng/ người / tháng đến 300.000 đồng/ người/ tháng
Căn cứ vào tiêu chí mới này xã Tân Đông đã thực hiện chuẩn mực mới theo đúng
quy định của Trung ương và đã áp dụng chuẩn mực đó từ ngày 08/7/2005
3.1.4 Các nguyên nhân gây nên nghèo đói
Nghèo đói có nhiều nguyên nhân, khó có thể đưa ra một, hai nguyên nhân chung cho mọi nước Ở Việt Nam, nguyên nhân gây ra nghèo đói có thể khái quát và phân ra
3 nhóm sau:
20
Trang 32- Nhóm nguyên nhân về điều kiện tự nhiên- xã hội: do khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, địa hình phức tạp, đất đai căn cỗi, giao thông đi lại khó khăn, hậu
quả chiến tranh để lại Thông tin, văn hóa thấp kém, lao động thủ công không được
đào tạo, kinh tế chậm phát triển
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: Thiếu kiến thức làm ăn, thiếu năng lực lao động của chính các hộ sản xuất, thiếu vốn, thiếu lao động lại đông con
nhỏ, thiếu tư liệu sản xuất Không có việc làm thêm lúc nông nhàn, lười biếng hay mắc
các tệ nạn xã hội
- Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Chưa có hoặc có nhưng không
đồng bộ về các chính sách như: chính sách khuyến khích sản xuất, chuyền đổi cơ cầu
cây trồng ,vật nuôi; chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng cho các khu vực vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn; chính sách vay vốn, tín dụng; hướng dẫn cách làm ăn
(khuyên nông, lâm, ngư); chính sách về giáo dục — đào tạo, y tế; chính sách về đất đai,
định canh, định cư, kinh tế mới
Xác định đúng các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là rất quan trọng Đặc biệt tìm ra được nguyên nhân chính, chủ yêu là cơ sở để đề ra các giải pháp, biện pháp
đúng, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo có hiệu quả thiết thực Đây là vấn đề cơ bản, cốt
lõi của chương trình xóa đói giảm nghèo mà các xã, huyện phải quan tâm tìm ra những
nguyên nhân chính
3.1.5 Tính đa dạng của nghèo đói
Nghèo đói dẫn tới nhiều vấn đề mà xã hội cần quan tâm, có thể đưa ra một vài khía cạnh chủ yếu sau:
a) Nghèo đói và dinh dưỡng
Nghèo đói bao giờ cũng gắn liền với thiếu ăn ( thiếu lương thực , thực phẩm) Đây là đặc trưng cơ bản nhất của đói nghèo, từ đó dẫn đến thiếu và suy dinh đưỡng ở
một bộ phận dân cư, nhất là ở trẻ em và phụ nữ nghèo.Tỷ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt
cao ở các vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng biên giới Trong những năm
90 tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 45%, đến năm 2000 giảm xuống còn 33% Nhờ đổi mới nền kinh tế ngày càng phát triển ,do vậy tỷ lệ nghèo đói được kéo giảm từ trên
30% xuống còn 10% Suy đinh dưỡng dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng trong tương lai của người nghèo đặc biệc là tình trạng thể lực yêu kém và bệnh tật Do vậy cần có
“61
Trang 33chuong trinh hé tro thiết thực, hiệu quả để kéo giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở một
bộ phận dân cư, nhất là ở trẻ em
b) Nghèo đói - cơ hội tiếp cận thị trường việc làm, phúc lợi xã hội hạn chế
Thông thường, những hộ nghèo gặp hạn chế về tài chính, điều kiện học không được đáp ứng, trình độ học van thap, tay nghé thap, không được đào tạo, lao động thu công, nên khó có cơ hội tìm được việc làm tốt, ôn định và thu nhập cao Việc làm bâp bênh, thu nhập hạn chế nên việc tiếp cận, hưởng thụ các phúc lợi xã hội cũng hạn chê
Một thực tế là có những khu công nghiệp mới tuyến dụng công nhân không đủ số lượng cần, rất nhiều thanh niên, người dân ở khu vực giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp lại bị thất nghiệp vì ruộng đất không còn, lại không có tay nghề hoặc những người từ nơi khác đến xin việc đa số là lao động thủ công, phải có thời gian đào tạo và
thử việc, khả năng thích ứng với công việc mới rất khó khăn, dễ bị sa thải và nguy cơ tái nghèo rất cao Vì vậy, đào tạo tay nghề và ưu tiên tạo việc làm ôn định cho những người nghèo, người có thu nhập thấp luôn là vấn đề chiến lược cân được quan tâm
trong chương trình xóa đói giảm nghèo Bản thân người nghèo và người có thu nhập
thấp cũng phải nỗ lực vươn lên, nâng cao tay nghẻ đề thoát nghèo
c) Nghèo đói và môi trường sông
Dù là thành thị hay nông thôn, vùng sâu, vùng xa hộ có thu nhập thấp nói chung, hộ
nghèo nói riêng đều có môi trường sống không thuận lợi Ở thành thị cũng vậy, những
ngôi nhà ô chuột, thậm chí phải làm nhà trên kênh thoát nước thải, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, cuộc sống cạnh tranh gay gắt, tâm lý căng thắng trong việc
duy trì cuộc sống và tồn tại Ở khu vực vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới điều kiện sống khắc nghiệt, tình trạng nhà tạm, nhà vách đất, thiếu nước sạch, thậm chí không có điện thắp sáng, văn hóa, thông tin thiếu thốn, đường xá đi lại khó khăn, trạm xá thì
xa thuốc và điều kiện khám, chữa bệnh hạn chế Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về môi trường sống cho các hộ nghèo và nhóm dân cư có thu nhập thấp
đ) Nghèo đói và vốn xã hội
Con người là tống hòa các mối quan hệ xã hội Mỗi quan hệ này do tự mỗi người
xây dựng lên, có người quan hệ rộng, có người quan hệ hẹp tùy theo vị trí và cách sống của mỗi người Vốn xã hội ở đây đề cập là một khái niệm mới dùng dé chi một
loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đông hay một quôc gia
Le
Trang 34được tạo dựng qua quá trình thực hiện giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, gia đình, cộng đồng, nhà nước) Chỉ số vốn xã hội được thể hiện ở khối lượng, chất lượng thông tin trao đồi, khả năng, mức độ phức tạp, sự hỗ trợ từ bên ngoài và độ bền vững của các mối quan hệ xã hội Đây là vấn đề xã hội ta đang quan tâm, là truyền thống của dân
tộc, lá lành đùm lá rách, “bầu ơi thương lây bí cùng, tuy răng khác giống nhưng chung một giàn” Một hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo nhưng họ cảm thay yén tam khi họ thiét
lập được mối quan hệ gắn bó, thân thuộc gần gũi như anh em ruột thịt, họ hàng mà ông
cha ta đã dạy “bán anh em xa, mua láng giềng gần” Mỗi khi có hữu sự, gặp khó khăn
hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn, ma chay, cháy nhà họ sẽ được mọi người giúp đỡ thăm hỏi, cưu mang để họ vượt qua những khó khăn và rủi ro, an tâm vượt qua khó khăn để sớm ổn định cuộc sống Vì vậy giáo dục tỉnh thần đoàn kết, cố kết gắn bó cộng đồng, với những phong tục, tập quán tốt đẹp là vấn dé rat quan trọng
mà các cấp ủy Đảng phải quan tâm tạo cơ hội, môi trường thuận lợi cho cộng đồng nói
chung, người nghèo nói riêng xây dựng được mối quan hệ găn bó xã hội, cộng đồng xã
ấp nhằm phòng, chống ứng phó và khắc phục với khả năng rủi ro, thiên tai
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử đụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập những số liệu thứ cấp từ UBND xã, các phòng ban chức năng nhu:
thông kê, địa chính, lao động - thương binh xã hội, Ban chỉ đạo chương trình xóa đói
giảm nghèo
- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, phỏng vấn hộ nghèo, số lượng là 50 hộ,
phân bố trên các Ap Tam Phé, Suéi Dam, Déng Ha, Đông Biên
- Về phân tích và sử lý số liệu: chủ yếu sử đụng bảng tính và phần mêm Excel
- Để giúp cho việc đánh giá kết quá của chương trình xóa đói giảm nghèo của xã
từ 2005 — 2006 tác giả sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau :
* Thu nhập của hộ nghèo trong năm
TN của hộ nghèo = TN từ nông nghiệp + TN phi NN
Thu nhập của hộ được tính theo công thức sau :
TN = DT —(CPVC + CP lao d6ng thué)
Ýnghĩa: Nếu thu nhập của hộ nghèo cao, điều kiện giảm nghèo hoặc thoát nghèo càng tốt
23
Trang 35* Loi nhuan
Ý nghĩa: Ty suất lợi nhuận là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thu được với chỉ phí đầu
tư cho sản xuất Nó phản ánh cứ một đồng chỉ phí bỏ ra để đâu tư thì sẽ thu được bao
nhiều đồng lợi nhuận cho người sản xuất Lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất, là thước đo khoảng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí đầu tư Nếu tỷ
suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả thu được từ đầu tư càng lớn
* Tỷ suất thu nhập:
Tỷ suất TN = TN/ CPSX
Ý nghĩa: Tý suất thu nhập là chỉ tiêu so sánh giữa thu nhập từ công lao động nhà bỏ
ra với tổng chi phí đầu tư vào quá trình sản xuất Tỷ suất này có ý nghĩa cứ một đồng chỉ phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị thu nhập Thu
nhập là khoản lợi nhuận cộng với công lao động nhà Thu nhập càng cao thể hiện việc _
sử dụng công lao động càng nhiều và ngược lại
3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác xoá đối giảm nghèo
Phân hoá giàu nghèo là hiện tượng kinh tế - xã hội có từ lâu đời gắn liền với quá trình phân chia xã hội thành giai cấp.Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, cuộc sống còn lạc hậu, con người còn phải sống bằng bay dan, dựa vào nhau để tôn tại
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuât và yêu cầu dự trữ của cải cho cuộc sống trong điều kiện khó khăn, đã dẫn tới một lượng của cải của cộng đồng do
một nhóm người trông dữ, cai quản Đây là xuất phát điểm đầu tiên của việc hình thành mộy hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, dựa trên hình thức sở khác nhau đối
với tư liệu sản xuất, loài người đã trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến
và tư bản chủ nghĩa với những hình thức bóc lột nặng nề và bất công, bất bình đẳng và
sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trầm trọng.Trong nền kinh tế thị trường tư bản chú
nghĩa chẳng những giải quyết được sự phân hoá giàu nghèo mà còn làm cho sự phân
hoá ấy ngày càng gay gắt với quá trình phát triển kinh tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng, của dân tộc ta đã dành trọn đời mình đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Người cho rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới đem lại độc lập thật sự cho đất nước và hạnh phúc thật sự cho nhân dân Theo Người, chủ nghĩa xã hội trước hêt
24