1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa

120 1,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn; nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của các vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển. Nhiều dự án lớn đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong tỉnh. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp phát triển ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục đầu tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực hiện các chính sách thu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các địa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn Thanh Hóa trong giai đoạn mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa” làm tên đề tài Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Từ việc phân tích, đánh giá thực vốn đầu tư trực tiếp cùng các giải pháp thu thu hút vốn đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp chủ yếu về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng nhu cầu mục tiêu đặt ra của tỉnh. Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp hiện đang có tại tỉnh Thanh Hóa: các doanh nghiệp có vốn FDI, các cơ quan chức năng quản lý, các Chính sách liên quan… Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước. Bên cạnh đó tôi trình bày cơ sở thực tiễn đó là tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới Phần đặc điểm, địa bàn nghiên cứu tôi trình bày đặc điểm địa bàn của tỉnh Thanh Hóa về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình giao thông,tình hình dân số, cơ sở vật chất, tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, phân tích so sánh từ phiếu điều tra và quan sát. Trong phần kết quả nghiên cứu trọng tâm của khóa luận, tôi tập trung vào những nội dung chính sau: Trong giai đoạn 20112013 trên địa bàn Thanh Hóa đã có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 2.445,83 triệu USD. Tính trung bình, mỗi năm có 4 dự án được cấp giấy phép. Quy mô bình quân mỗi dự án đầu tư được cấp giấy phép trong thời kỳ này là 222,35 triệu USDdự án. Giai đoạn này, trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (72,72% tổng số dự án và 99,2%tổng vốn đăng ký), tiếp đó là ngành dịch vụ 27,28% tổng số dự án nhưng chỉ chiếm 0,80% tổng vốn đăng ký) và không có một dự án nào trong khu vực ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 20112013, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế tại Thanh Hóa với 7 dự án, chiếm 63,64% tổng số dự án và hình thức liên doanh có 4 dự án, chiếm 36,36%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không có dự án nào. Tuy vậy, tỷ trọng các dự án liên doanh đang có xu hướng tăng lên. Tính đến 31122013, có các Công ty và nhà đầu tư của 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI cao nhất, tiếp đó là Singapor, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan, Bỉ Giai đoạn 20112013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 6 địa phương có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trên tổng số 27 huyện, thị, thành phố; nhìn chung nguồn vốn này phân bổ không đồng đều giữa các địa phương cũng như các năm. Điều này cho thấy tỉnh Thanh Hóa thực sự chưa làm tốt công tác thu hút và chưa duy trì được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Trong giai đoạn này, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung không ổn đinh, tuy nhiên, nộp Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng, thu hút được lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa và chuyên môn ngày một cao hơn. Tình hình giải ngân vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thanh Hóa đang còn chậm, đến nay, tỉnh vẫn chưa có giải pháp nào triệt để để khắc phục tình trạng này. Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, lượng vốn thu hút ngày càng tăng, tỷ trọng vốn đang có xu hướng hợp lý hơn. Các nguồn vốn đều đạt khá so với kế hoạch và tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như đóng góp của tỉnh vào phát triển kinh tế xã hội.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ & PTNT

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của khóa luận là tôi tự nghiên cứu, tìmhiểu thực tế cùng với sự tham khảo những các tài liệu trên sách, báo, tạp chí vàcác luận văn của các khóa trước của trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn nàyđều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được trích

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập

tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân,tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ phía thầy cô, bạn

bè và người thân

Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths.TrầnĐức Trí, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thựchiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế vàPTNT cùng thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạođiều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú,anh, chị cán bộ Sở kếhoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp những số liệu

và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ở bênđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Thu Hiền

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn; nằm trong vùng ảnh hưởng củanhững tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của cácvùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ; tài nguyên thiên nhiên phong phú,

đa dạng, điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển Nhiều

dự án lớn đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống của nhândân trong tỉnh Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp phát triển ởtỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư ngàycàng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnhnhững mặt tích cực đó, công tác này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và khó khăncần được tháo gỡ Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục đầu

tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực hiện các chính sáchthu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của cácđịa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giảipháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn Thanh Hóa trong giai đoạnmới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn

Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa” làm tên đề tài Khóa luận tốt nghiệp

chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Từ việc phân tích, đánh giá thực vốn đầu

tư trực tiếp cùng các giải pháp thu thu hút vốn đã được thực hiện trên địa bàntỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua Đề xuất các giải pháp chủ yếu về việc thuhút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng nhu cầu mụctiêu đặt ra của tỉnh Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố liên quan đến vốn đầu

tư trực tiếp hiện đang có tại tỉnh Thanh Hóa: các doanh nghiệp có vốn FDI, các

cơ quan chức năng quản lý, các Chính sách liên quan…

Trang 5

Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước Bêncạnh đó tôi trình bày cơ sở thực tiễn đó là tình hình thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới

Phần đặc điểm, địa bàn nghiên cứu tôi trình bày đặc điểm địa bàn củatỉnh Thanh Hóa về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình giao thông,tìnhhình dân số, cơ sở vật chất, tình hình sản xuất kinh doanh Từ đó tôi lựa chọnphương pháp nghiên cứu là phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, phân tích

so sánh từ phiếu điều tra và quan sát

Trong phần kết quả nghiên cứu trọng tâm của khóa luận, tôi tập trungvào những nội dung chính sau:

Trong giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn Thanh Hóa đã có 11 dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 2.445,83triệu USD Tính trung bình, mỗi năm có 4 dự án được cấp giấy phép Quy môbình quân mỗi dự án đầu tư được cấp giấy phép trong thời kỳ này là 222,35triệu USD/dự án

Giai đoạn này, trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ThanhHóa, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (72,72% tổng số dự án và99,2%tổng vốn đăng ký), tiếp đó là ngành dịch vụ 27,28% tổng số dự ánnhưng chỉ chiếm 0,80% tổng vốn đăng ký) và không có một dự án nào trongkhu vực ngành nông nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2013, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưuthế tại Thanh Hóa với 7 dự án, chiếm 63,64% tổng số dự án và hình thức liêndoanh có 4 dự án, chiếm 36,36% Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanhkhông có dự án nào Tuy vậy, tỷ trọng các dự án liên doanh đang có xu hướngtăng lên

Tính đến 31/12/2013, có các Công ty và nhà đầu tư của 11 quốc gia và

Trang 6

vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàntỉnh Thanh Hóa Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI cao nhất, tiếp đó

là Singapor, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc, Hong Kong và ĐàiLoan, Bỉ

Giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 6 địa phương có đầu

tư trực tiếp từ nước ngoài trên tổng số 27 huyện, thị, thành phố; nhìn chungnguồn vốn này phân bổ không đồng đều giữa các địa phương cũng như các năm.Điều này cho thấy tỉnh Thanh Hóa thực sự chưa làm tốt công tác thu hút và chưaduy trì được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh

Trong giai đoạn này, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung không ổn đinh, tuy nhiên, nộpNgân sách Nhà nước có xu hướng tăng, thu hút được lực lượng lao động dồidào, có trình độ văn hóa và chuyên môn ngày một cao hơn

Tình hình giải ngân vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thanh Hóa đang còn chậm,đến nay, tỉnh vẫn chưa có giải pháp nào triệt để để khắc phục tình trạng này

Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, lượng vốn thu hútngày càng tăng, tỷ trọng vốn đang có xu hướng hợp lý hơn Các nguồn vốnđều đạt khá so với kế hoạch và tăng đều theo các năm Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đạt được, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnhThanh Hóa nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như đónggóp của tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội

Qua nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh ThanhHóa, nhận thấy những điểm bất cập trên là có thể khắc phục được, tôi đã đưa

ra định hướng để tăng thu hút vốn FDI là:Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu

tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài

Trang 7

nước, đa dạng các hình thức kinh doanh nhưng phát triển chủ lực là ngànhcông nghiệp.

Để đạt được định hướng trên có một số giải pháp được đưa ra là: hoànthiện hệ thống Pháp luật, hoàn thiên quy hoạch phát triển của tỉnh, chú trọngđào tạo lao động, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường

hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tạiThanh Hóa

Cuối cùng là kết luận về vấn đề và đưa ra một số kiến nghị

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt khóa luận iii

Mục lục vii

Danh mục bảng x

Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ xii

Danh mục từ viết tắt xiii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH THANH HÓA 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm 4

2.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

2.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14

2.1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng tới sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài 16

2.1.5 Một số chính sách liên quan đến thu hút vốn FDI của tỉnh Thanh Hóa

19

2.2 Cơ sở thực tiễn 25

Trang 9

2.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số

nước trên thế giới 25

2.2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta 28

2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 30

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thanh Hóa 32

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn 35

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ , tổ chức cơ cấu bộ máy của Sở Kế Hoạch

đầu tư Thanh Hóa36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38

3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu 38

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 38

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu 39

3.3.1 Chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô FDI 39

3.3.2 Chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

393.3.3 Chỉ tiêu giải ngân vốn FDI 40

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Thực trạng vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại tỉnh Thanh

Hóa giai đoạn 2011-2013 41

4.1.1 Thực trạng chung 41

4.1.2 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa

624.1.3 Đánh giá chung về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh

Thanh Hóa 69

Trang 10

4.1.4 Đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới vốn FDI tại tỉnh Thanh Hóa 79

4.2 Định hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm tăng cường khả

năng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa 83

4.2.1 Định hướng thu hút nguồn vốn FDI theo ngành thời kỳ

2013-2015 tại Thanh Hóa 83

4.2.2 Mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa 85

4.2.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu

quả nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa 87

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

5.1 Kết luận 95

5.2 Kiến nghị 96

5.2.1 Đối với Nhà nước96

5.2.2 Đối với tỉnh Thanh Hóa 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 99

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tình hình cấp giấy phép và điều chỉnh các dự án có vốn Đầu

tư nước ngoài vào Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 44Bảng 4.2 Quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước trên địa

bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 46Bảng 4.3 Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai

đoạn 2011-2013 phân theo ngành kinh tế 47Bảng 4.4 Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ

2011-2013 49Bảng 4.5 Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chi tiết

qua các năm 2011-2013 50Bảng 4.6 Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa 51Bảng 4.7 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến

31/12/2013 54Bảng 4.8 Quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân

theo loại hình kinh tế tính đến 31/12/2013 55Bảng 4.9 Cơ cấu phân bổ vốn FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 -

2013 được thể hiện cụ thể trong bảng sau 56Bảng 4.10 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2013 58Bảng 4.11 Số lượng lao động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

tại tỉnh Thanh Hóa phân theo hình thức đầu tư 60Bảng 4.12 Thu nhập bình quân lao động của các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa phân theo hình thức đầu tư (theogiá cố định) 61Bảng 4.13 Tình hình cam kết và giải ngân của các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2013 61

Trang 12

Bảng 4.12 Tình hình cam kết và giải ngân của các dự án FDI còn hiệu

lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/2013 61Bảng 4.14 Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế tỉnh

Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành) 62Bảng 4.15 GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành)

64Bảng 4.16 GDP tỉnh Thanh Hóa phân theo Thành phần Kinh tế (theo

giá hiện hành) 65Bảng 4.17 Giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh phân theo loại hình kinh tế

66Bảng 4.18 Doanh thu thuần của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2013 66Bảng 4.19 Số lượng và thu nhập của người lao động Thanh Hóa (theo

giá hiện hành) trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài giai đoạn 2011-2013 68Bảng 4.20 Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút

vốn tín dụng tại tỉnh Thanh Hóa 73Bảng 4.21 Ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai 74Bảng 4.22 Ý kiến của đối tượng được khảo sát về môi trường kinh doanh

77Bảng 4.23 Vốn đầu tư phát triển phân theo vùng miền trên địa bàn

Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành) 80

Trang 13

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 3 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa 37

Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý dự án FDI của phòng Kinh tế đối ngoại

43Biểu đồ 4.1 Cơ cấu ngành trong tổng giá trị các dự án FDI trên địa bàn

Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2013 48Biểu đồ 4.2 Cơ cấu phân bổ vốn FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn

2011 - 2013 56Biểu đồ 4.3 Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp

FDI trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 58Biểu 4.4 Tình hình thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI trên

địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 59Biểu đồ 4.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế

tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 63Biểu đồ 4.6 Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế 65

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc doanh

GPMB Giải phóng mặt bằng

KTĐN Kinh tế đối ngoại

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 15

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗiquốc gia Một quốc gia muốn phát triển phải tận dụng và khai thác triệt đểnguồn lực quý giá đó Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển,đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, huy động vốnđầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nóiriêng là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm giải quyết

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn; nằm trong vùng ảnh hưởngcủa những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động củacác vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ; tài nguyên thiên nhiên phongphú, đa dạng, điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển.Nhiều dự án lớn đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống củanhân dân trong tỉnh Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài phát triển ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực,lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác này còn bộc lộ rất nhiềuhạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thôngthoáng, thủ tục đầu tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thựchiện các chính sách thu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt của các địa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiêncứu và đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn Thanh Hóa trong giai đoạn mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lýluận và thực tiễn

Trang 16

Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa” làm tên đề tài Khóa

luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Từ việc quan sát, phân tích, đánh giá thực trạng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài cùng các giải pháp thu thu hút vốn đã được thực hiện trên địa bàntỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua Đề xuất một số giải pháp về việc thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng nhucầu mục tiêu đặt ra của tỉnh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài hướng tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang có tạitỉnh Thanh Hóa qua đó đánh giá hiệu quả việc quản lý, sử dụng và thu hútvốn, lấy một vài dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hỉnh trong tỉnhlàm căn cứ Đưa ra các giải pháp để tăng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài vào tỉnh

Trang 17

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

-Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trang tình hình

quản lý, sử dụng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnhThanh Hóa, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp để tăng sứcthu hút, đáp ứng nhu cầu vốn nhắm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-Thời gian nghiên cứu:

+Đề tài thu thập các số liệu đã công bố trong 3 năm từ 2011 đến 2013.+Thời gian thực tập: từ ngày 24/01/2014 đến ngày 03/06/2014

-Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa.

Trang 18

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH THANH HÓA

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

Khái niệm về đầu tư

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, trong đó khái niệm chungnhất được sử dụng: đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữuhình và vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quyđịnh của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Khái niệm về vốn đầu tư

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thạc hiện các hoạtđộng đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp

Vốn đầu tư là tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổiVốn đầu tư là tài sản hợp pháp gồm có:

- Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị khác

- Trái phiếu, khoản nọe và các hình thức vay nợ khác

- Các quyền theo hợp ddoongd, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa traotay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩmhoặc doanh thu

- Các quyền đòi nợ và các quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng

- Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hieeuh thươngmại kiểu dán công nghiệp sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọixuất xứ

- Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò

và khai thác tài nguyên

- Bất động sản; quyền với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thue,

Trang 19

chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh.

- Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợinhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí

Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật

về điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

-Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc

tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô

về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế

và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế

Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund - IMF), trong Báo cáocán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp ngoài như

sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for EconomicCooperation and development OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trựctiếp nước ngoài tương tự như IMF Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng vềnhà đầu tư nước ngoài Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là

cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơquan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài

Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trongBáo cáo đầu tư thế giới năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước

ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và

sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác

Trang 20

(doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”.

UNCTAD còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài Cụ thể như sau:

Thứ nhất, dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư.

Cùng với khái niệm này, có ba khái niệm sau:

- Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

mua từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanhnghiệp trong nước tại nước đi đầu tư

- Lợi nhuận tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư

nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư

- Các giao dịch vay và nợ bên trong công ty là các khoản vay ngắn hạn

hoặc dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên

Thứ hai, vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment stock) là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (bao gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên.

Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư

lớn nhất thế trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư

có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” và Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của

doanh nghiệp nước ngoài

Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật

đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” trong

đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài

Trang 21

đầu tư vào Việt Nam

=> Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực

tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”.

Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai loại: đầu tư theochiều ngang và đầu tư theo chiều dọc

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang (Horizontal FDI): Đầu

tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là việc một Công ty tiến hành đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnhtranh một loại sản phẩm nào đó Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuậncao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài.Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật đang dẫnđầu việc đầu tư này ở các nước phát triển

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI)

Khác với hình thức đầu tư theo chiều ngang, hình thức đầu tư theochiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tốđầu vào rẻ như lao động, đất đai của các nước nhận đầu tư Do các nhà đầu tưthường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữacác khâu trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công laođộng quốc tế nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nướcnhận đầu tư Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu về nước đầu tư hayxuất khẩu sang nước khác Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt độngĐTTTNN tại các nước đang phát triển [13]

- Xét về hình thức sở hữu, ĐTTTNN thường có các hình thức sau:+ Hình thức Doanh nghiệp liên doanh

Trang 22

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mớiđược thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp mới này do haihoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liêndoanh Hình thức này có các đặc trưng: Pháp nhân mới được thành lập theohình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luậtcủa nước chủ nhà Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là mộtpháp nhân riêng Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lậpvới các bên tham gia Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liêndoanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại Mỗibên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanhtrong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước 2005 có quy định: số ngườitham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ

lệ vốn góp Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh Hội đồngquản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như:duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổsung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giámđốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng lợi nhuận hay rủi ro củadoanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên

Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động củaliên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệtkhông quá 70 năm Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạnhoạt động trừ khi việc kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lýNhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y Đồng thời doanh nghiệp liên doanhcũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như:gặp bất khả kháng, một hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụquy định trong hợp đồng

+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Trang 23

Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhânnước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc

cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạngcác Công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điềuchỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đónggóp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp

+ Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanhĐây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh

được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để

tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đóquy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia

mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới Mỗi bênvẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa

vụ của mình trước Nhà nước

Ngoài 3 hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các côngtrình xây dựng còn có:

Hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao

Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa

cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài

để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủnhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồivốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

Trang 24

2.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.2.1 Vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế

1/ Góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển Kinh tế – xã hội

FDI giải quyết tình trạng thiêu vốn do tích lũy nội bộ thấp, cản trởđầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ thuật thế giới pháttriển mạnh

Điều quan trọng là FDI chiếm một tỷ trọng không hề lớn trong tổngmức đầu tư của cả nước nhưng nó tạo điều kiện cho nước ta có thể tạo rangành mới hoàn toàn hoặc cơ hội phát triển một số ngành quan trong kháccho công cuộc đổi mới của đất nước

Đối với Việt Nam, sau hơn hai mươi năm đổi mới, nguồn vốn đầu tưnước ngoài đã đóng góp quan trọng cho đàu tư phát triển, tăng tiềm lực lựckinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Nguồn vốn này cũng góp phần tích cực cho việc hoàn chỉnh ngày càngđầy đủ và tốt hơn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận ải, bưu chính viễnthông…hình thành các khô công nghiệp, khu chế suất, khu công ghệ cao, gópphần thực hiện CNH-HĐH đất nước, hình thành các khu dân cư mới, tạo việclàm cho hàng vạn lao động trên các địa phương Những vấn đề trên cho thấy tácdụng và ảnh hưởng quan trọng của FDI đến sự phát triển kinh tê của đất nước

2/ FDI với nguồn thu ngân sách với các cân đối kinh tế vĩ mô

Cùng với sự phát triển, FDi đóng góp ngày càng tăng cho ngân sáchnhà nước thông qua hoạt động đóng thuế vào các công ty nước ngoài

Bên cạnh đó, FDI cũng đóng góp quan trọng vào thặng dư khoản vốn,góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung

3/ Góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nước chủ nhà và góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trang 25

Sự tham gia của các doanh nghiệp FDI góp phần phá vỡ cơ cấu thịtrường độc quyền, tăng tính cạnh tranh của thị trường

Cùng với việc cấp vốn, các doanh nghiệp FDI đã chuyển giao côngnghệ của nước mình hoặc nước khác sang cho Việt Nam Chuyển giao côngnghệ là một trong bốn kênh làm “tác động tràn” đối với doanh nghiệp, do đónước ta có cơ hội tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, hiện đại (trên thực tế,

có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại thôngthường), kinh nghiệm quản lý, đội ngũ lao động được đào tạo về mọi mặt…

4/ Tác động tới xuất khẩu và cán cân thanh toán

FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuấtkhẩuvà tiếp cận nhanh với thị trường thế giới Xuất khẩu là một trong nhữnggiải pháp tăng trưởng kinh tế, từ đó giải quyết các vấn đề xã hội Theo quyluật của các nước đang phát triển, cán cân thương mại của các nước nàythường ở trạng thái thâm hụt Do đó hoạt động FDI đã góp phần nào đó tìnhtrạng thâm hụt của cán cân thanh toán thông qua thặng dư xuât khẩu vàchuyển vốn đầu tư vào nước tiếp nhận FDI Thông qua hoạt động FDI, cáchoạt động xuất nhập khẩu của nước chủ nhà được kích hoạt trở nên hết sứcsôi động Khởi đầu là các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng,tiếp đó là các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp cần nhiều lao động nhưcông nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến, sau đó là các ngành công nghiệp

có hàm lượng tư bản cao như sản phẩm điện, điện tử, cơ khí…

5/ Tác động tới quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh

tế quốc tế

Trong xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa các hoạt động kinh tế hiệnnay, mức độ thành công của mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới có tác độngchi phối mạnh mẽ tới nức độ thành công của công cuộc đổi mới, đến tốc dộCNH-HĐH cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay

Đầu tư nước ngoài cũng như khu vực đầu tư nước ngoài và đặc biệt là

Trang 26

hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã trở thành động lực quan trọngthúc đẩy quá trình phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của cả cácquốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, là nhân tố cơ bản có cai trò đặcbiệt quan trọng tác động tới quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhậpkinh tế quốc tế.

2.1.2.2 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

FDI góp phần tái kết cấu trúc nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấutheo hường phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh

1/ Huy động vốn để thay đổi cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên

Cơ cấu vốn FDI góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấukinh tế của đất nước Những năm đầu, FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vựcthăm dò và khai thác dầu khí, khách sạn du lịch và căn hộ cho thuê.Nhưngnhững năm gần đây, lĩnh vực sản suất hàng hóa vật chất của nền kinh tế (chủyếu là công nghiệp) liên tục gia tăng, chiếm 2/3 tổng nguồn vốn đầu tư chung

Cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý, tập trungvào các lĩnh vực sản xuất mặt hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng vàcác cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản và sử dụng hiệuquả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng công nghệ cao,

kỹ thuật hiện đại

Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài vào Viêt Nam đãchuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ Theo cục đầu tư nước ngoài ( Bộ

Kế hoạch vàu đầu tư) lĩnh vực dịch vj hút vốn vì thời gian gần đây, một sốngành nghề dịch vụ đang thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như xâydựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vần tàichính, một phần nguyên nhân là do Việt Nam đã cam kết mở cửa rộng hơn ởlĩnh vực này thông khi gia nhập WTO

Trang 27

2/ Hiệu quả của FDI trong các lĩnh vực kinh tế

Thông qua các đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta đã du nhập nhữngcông nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử,hóa chất, phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước.Một số ngành sửdụng nhiều lao động, ngyên liệu trong nước như dệt may, sản xuất giày dépcũng có công nghệ trung bình tiên tiến trong khu vực Nguồn vốn đầu tư nướcngoài cùng với phương thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tạithị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chấtlượng sản phẩm và đổi mới phương thức kinh doanh hiện đại Ngoài ra, đầu

tư nước ngoài còn giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và mở rộng nguồnthu ngân sách

3/ Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn

Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song các dự án FDI đã góp phầnkhông hề nhỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp, phát triểnhàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị suất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên

cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao,

có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập

2.1.2.3.Đảm bảo phúc lợi Xã hội cho con người

1/ Tác động tới việc làm và chất lượng nguồn lao động

Tạo ra nhiều việc làm trong nước cùng với nâng cao hơn nữa chấtlượng nguồn lao động là một trong những mục tiêu đặt ra khi thực thichính sách thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Đến nay, đây là mụctiêu mà chúng ta đã thu được kết quả cao hơn so với các mực tiêu khác.Sốliệu thống kê cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăn của các doanhnghiệp FDI trong việc tạo ra việc làm mới trong ba thập kỷ vừa qua đặcbiệt là những năm gần đây

Các doanh nghiệp FDI với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sẽ cho phép

họ tuyển mộ được (hay cạnh tranh để thu hút) các nhân viên từ các doanh

Trang 28

nghiệp nhà nước Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động củacác doanh nghiệp nhà nước, tạo ra các doanh nghiệp thua lỗ và dẫn đến tìnhtrạng thất nghiệp và bất bình đẳng ở thành thị Số liệu khảo sát cũng cho thấydoanh nghiệp Nhà nước có năng suất thấp so với các doanh nghiệp khác, đặcbiệt là doanh nghiệp FDI

2/ Nâng cao mức sống và mức thu nhập của người dân

Số liệu qua các cuộc nghiên cứu gần đây về tiền lương cho thấy cácdoanh nghiệp FDI đang thắng thế trong việc thu hút nguồn nhân lực cấp caonhư các chức danh quản lý doanh nghiệp Mức lương thường cao hơn bìnhquân từ 3 đến 4 lần Nếu tính bình quân lương tháng của toàn bộ lao động quacác cuộc khảo sát tiền lương của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếnhành thì người lao động ở đơn vị FDI được hưởng mức lương cao hơn so vớidoanh nghiệp nước ngoài (thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân)

3/ Nâng cao kết cấu cơ sở hạ tầng cho xã hộ

Kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng, quyết định việc tăng trưởng kinh

tế, tạo ra chuyển đổi căn bản về cơ câu kinh tế, tạo ra sự phát triển đồng đềugiữa các vùng trong cả nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Việc nâng cao kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng thu hút FDI vào Việt Nam, đồngthời việc tăng FDI vào Việt Nam sẽ kéo theo việc cơ sở hạ tầng được nângcao từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ngoài này

2.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FDI là một dự án mang tính lâu dài Đây là đặc điểm phân biệt giữa

đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp (portfolio investment) Đầu tưgián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhậpthông qua việc mua, bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) Đầu tư giántiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại sốvốn đầu tư ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trườngtiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư

Trang 29

- FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực

tiếp với đầu tư gián tiếp Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham giaquản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việcmua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhàđầu tư trục tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong cácdoanh nghiệp FDI Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài phải có bao nhiêu phầntrăm cổ phần mới được phép tham gia quản lý doanh nghiệp FDI? Theohướng dẫn của OECD và Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nướcngoài phải chiếm tối thiểu 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trongcác doanh nghiệp FDI để cho nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lýtrong các doanh nghiệp FDI

- Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập

khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao độngquốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI

- FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, chu kỳ tuổi thọ kỹ

thuật và nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tếhiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộcnhiều nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoàinhư là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình Ngoài ra, đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyềncông nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độphát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất

- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia

là nước tiếp nhận đầu tư

- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về

FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quanđiểm hội nhập quốc tế về đầu tư

Trang 30

2.1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng tới sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thực tiễn cho thấy các nhân tố sau đây ảnh hưởng nhiều đến việc thuhút ĐTTTNN:

2.1.4.1 Môi trường Chính trị - Kinh tế - Xã hội

Ổn định chính trị luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tưnước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của Chính phủ nước chủnhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên, định

hướng phát triển (cơ cấu đầu tư) mới được đảm bảo Đây là những vấn đề có

thể nói nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác động rất mạnh đến yếu tố rủi rotrong đầu tư Đi kèm với nó là các chính sách - pháp luật, các nhà đầu tư đềucần một môi trường pháp lý vững chắc có hiệu lực Nếu nước chủ nhà có một

hệ thống chính sách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự nhất quán về chủ trươngthu hút đầu tư cũng sẽ là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tưnước ngoài

Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền vănhóa xã hội được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chấtlượng cung cấp các dịch vụ Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ,tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìmhãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

2.1.4.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là đặc điểm khí hậu, tàinguyên thiên nhiên, dân số, vị trí địa lý xa gần Cũng là những yếu tố tácđộng nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư

Ngoài những nhân tố trên thì những nhân tố về kinh tế sau đây nhà đầu

tư cũng rất quan tâm Xuất phát từ mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài làtìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ nhân tố nào có tác dụng tăng khả năng thulợi nhuận từ hoạt động ĐTTTNN cũng sẽ được các nhà đầu tư quan tâm đó là:

Trang 31

2.1.4.3 Luật pháp và cơ chế Chính sách

Hệ thống pháp luật bao gốm các văn bản pháp luật, các quy định, cácvăn bản quản lý hoạt động đầu tư Phản ánh một cách rõ ràng môi trườngđầu tư của nước sở tại Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sựđảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nahan và môi trường cạnh tranh cólành mạnh hay không? Các quy định về thuế, các mức thuế và sự phân chialợi nhuận như thế nào?

Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làmhạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài Điềunày đặt ra vấn đề là càn có cơ chế pháp ký rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợicho các nhà đầu tư

2.1.4.4 Chính sách và thủ tục hành chính

Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết địnhđầu tư Thủ tục hành chính bao gốm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệtgiấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án Theo thống kê cho thấy, trở ngạilớn nhất đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính Điều này không chỉriêng ở một nước nào nhất định mà nó diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư

2.1.4.5 Cơ sở hạ tầng

Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởngquyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độchu chuyển vốn Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thôngtrình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia,

nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư Sự pháttriển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đề ra như mộtnhu cầu hàng đầu trong việc thu hút FDI

2.1.4.6 Lãi xuất

Nhân tố lãi suất: nó tác động như thế nào tới lợi nhuận của hoạt động

Trang 32

đầu tư và do đó tác động tới cầu đầu tư? Do một dự án đầu tư, chi phí vàdoanh thu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau Để so sánh doanh thuvới chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu

tư đã sử dụng lãi suất r làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các dòng tiền vềmặt bằng thời gian hiện tại Khi đó, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư đượctính theo công thức:

i

ir

CiBiNPV

0 1Như vậy, nếu lãi suất r càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt độngđầu tư càng giảm, đương nhiên là sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư

bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh Do đó mức lãi suất thấp là một trongnhững yếu tố khuyến khích người có tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinhdoanh hơn là gửi tiền vào Ngân hàng

tư đó là tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của nước nhận đầu tư tăng giá, chi phísản xuất ở đây sẽ tăng, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đương nhiên các nhàđầu tư nước ngoài không muốn điều này và đã là nhân tố làm giảm quy môđầu tư trực tiếp nước ngoài Để khắc phục tình trạng này nhiều nước đã ápdụng chính sách đồng tiền yếu nhằm mục đích thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài và đẩy mạnh xuất khẩu

2.1.4.8 Nguồn nhân lực

Con người với trình độ lao động bằng tri thức,có kỹ năng hay lao động

Trang 33

chân tayđều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài.Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạo lương,bảo hiểm,phúc lợi) chiếm một bộ phậnlớn trong tổng chi phí lưu động,bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quảnlý,vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư Ởcác nước đang phát triển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào,thường làlợi thế thu hút FDI lúc ban đầu,nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm ởđây Do đó ở các nước đang phát triển FDI hầu hết tập trung vào nhữngnghành sử dụng nhiều nhân công,không đòi hỏi kỹ thuật cao.

2.1.5 Một số chính sách liên quan đến thu hút vốn FDI của tỉnh Thanh Hóa

Ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi chung của Nhà nước, Thanh Hóa đã cómột số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp,khuyến khích phát triển xuất khẩu

Để không ngừng tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoàinước vào tỉnh, Thanh Hóa luôn chú trọng và tập trung cải thiện môi trườngđầu tư theo hướng có lợi cho nhà đầu tư nhưng phù hợp với quy định hiệnhành của luật pháp Việt Nam Với quan điểm: không hạn chế về quy mô,ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn, trên cơ sở Luật Đầu tư và Luật Doanhnghiệp, Thanh Hoá đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chínhsách theo hướng ưu đãi và tạo thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư Những

cơ chế, chính sách của Thanh Hoá tập trung vào giải phóng mặt bằng, giáthuê đất, đầu tư hạ tầng, sử dụng lao động, phát triển vùng nguyên liệu và cảicách thủ tục hành chính Tuỳ theo quy mô, tính chất của từng dự án; trên cơ

sở xem xét đề nghị của các nhà đầu tư, tỉnh Thanh Hoá sẽ có những cơ chếchính sách đặc biệt ưu đãi để khuyến khích thu hút đầu tư, cụ thể như sau:

2.1.5.1 Đối với những lĩnh vực do luật pháp quy định (các chính sách về thuế,

về đất đai)

Thanh Hóa áp dụng theo quan điểm nhà đầu tư được hưởng mức ưu

Trang 34

đãi cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.

2.1.5.1 Đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của tỉnh

- Được hỗ trợ trong tuyển dụng và đào tạo lao động

- Được quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ việc triểnkhai thực hiện các dự án

- Đối với các dự án đặc biệt, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh

tế và tạo bước đột phá trong phát triển của tỉnh, Thanh Hóa sẽ có cơ chế chínhsách đặc biệt ưu đãi riêng

3/ Thủ tục hành chính:

- Thực hiện chức năng “Một đầu mối” (nhà đầu tư chỉ cần đến một cơquan duy nhất) từ khâu hướng dẫn khảo sát ban đầu đến khi hình thành dự án,thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư, cụ thể như sau:

+ Đối với dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tậptrumng: Đầu mối là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi

+ Đối với các dự án còn lại (ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế): Đầumối là Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Thanh Hóa

+ Ngoài ra các nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với các sở quản lýchuyên ngành kinh tế - kỹ thuật để được thông tin và hướng dẫn trong nhữnglĩnh vực chuyên ngành cụ thể

- Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Trang 35

+ Đối với những dự án thuộc diện đăng ký đầu tư: tối đa 10 ngày làm việc.+ Đối với dự án thuộc diện thẩm định: tối đa 14 ngày làm việc

Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là luôn coi lợi ích nhà đầu tư gắn vớilợi ích chung của tỉnh, vì vậy sẽ cam kết cùng các nhà đầu tư tháo gỡ nhữngkhó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư

2.1.5.3 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Lễ Môn

Danh mục và điều kiện các dự án được hưởng chính sách ưu đãi:

1/ Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng, kinh doanh,chuyển giao (BOT) thuộc danh mục được Nhà nước khuyến khích

2/ Các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công

từ nguồn nguyên vật liệu trong tỉnh:

- Sử dụng công nghệ sinh học, ứng dụng quy trình công nghệ mới trongsản xuất thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; thức ăn cho người

và vật nuôi; kích tố trong sinh sản, phân bón sinh học đạt tiêu chuẩn kinh tế

-kỹ thuật tiên tiến;

-Sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, thiết bị viễn thông; côngnghiệp sản xuất phần mềm;

-Sản xuất gạch lát trang trí cao cấp, thiết bị vệ sinh cao cấp, vật liệu xâydựng cao cấp

3/ Các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản

4/ Các dự án sản xuất hàng dệt, may, hàng da, nhựa cao cấp, dụng cụhọc tập, đồ chơi

5/ Các ngành nghề truyền thống: trạm trỗ, khảm, sơn mài, mây tre đan

mỹ nghệ, thảm lụa tơ tằm, thêu ren thủ công, đúc và gò đồng

6/ Một số dự án đặc biệt khác được UBND tỉnh xét duyệt khi thấy cầnthiết thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Các dự án thuộc danh mục trên đạt 1 trong các điều kiện sau:

- Suất đầu tư bình quân 20 tỷ đồng/ha

- Sử dụng lao động địa phương trong năm bình quân từ 250 lao động/ha

Trang 36

a) Đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp Lễ Môn:

- Được miễn 10 năm tiền thuê đất (theo giá nguyên thổ) kể từ khi ký

- Trong 5 năm đầu được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ vốn đầu tư bằng 10%thuế VAT doanh nghiệp thực nộp hàng năm (phần ngân sách tỉnh được hưởng)

- Được miễn lệ phí tuyển dụng lao động

- Các dự án có sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên, theo thể

Trang 37

loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, được ngân sách tỉnh hỗ trợthu hút lao động một lần 1.000.000 đ/1 lao động.

- Các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 -2005, có đào tạo công nhân kỹthuật cao (thời gian đào tạo liên tục từ 2 năm trở lên) được ngân sách tỉnh hỗtrợ 30% kinh phí đào tạo cho mỗi lao động

2.1.5.4 Chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu

Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Chính sách khuyến khích xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp (trừdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinhdoanh hoạt động trên địa bàn tỉnh, có tham gia xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác

Đối tượng áp dụng chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu là khốilượng hoặc trị giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh hoá, đượcđơn vị tổ chức xuất khẩu, tính theo trị giá FOB tại cửa khẩu Việt nam

Nội dung chính sách khuyến khích:

1/ Chính sách khuyến khích hoạt động xúc tiến Thương mại:

Tỉnh khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Doanhnghiệp tham gia hoạt động xúc tiến Thương mại, tìm kiếm và mở rộng thịtrường xuất khẩu như hội thảo Thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng cáo,giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước Căn cứ vào yêu cầu cụ thể hàng năm,UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác xúc tiến Thương mại, khảo sát và tìmkiếm thị trường xuất khẩu để thực hiện nhiệm vụ chung của Tỉnh Ngân sáchtỉnh hỗ trợ 100% chi phí cho Cán bộ, Công chức, 50% chi phí cho Doanh nhân

là thành viên tham gia các đoàn này

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danhmục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu của tỉnh, được giảm 50%chi phí thuê gian hàng khi tham gia các hội chợ tổ chức trên địa bàn tỉnh

2/ Chính sách thưởng khuyến khích xuất khẩu:

- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng xuất khẩu:Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch hàng năm do cấp có thẩm quyền

Trang 38

giao và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 20% trở lên so với năm trướcliền kề, với giá trị tuyệt đối từ 100.000 USD trở lên được thưởng 1% trên giátrị tăng trưởng, mức tối đa là 50 triệu đồng.

- Thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới:

Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mặt hàng (hoặc một chủng loại củamặt hàng) sản xuất tại Thanh Hoá, chưa nằm trong danh mục hàng xuất khẩucủa tỉnh, lần đầu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, đạt giá trị 50.000 USD trởlên, được thưởng 1% trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó, mứctối đa là 50 triệu đồng

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường xuất khẩu mới chưanằm trong danh mục thị trường xuất khẩu của tỉnh, đạt giá trị 50.000 USD trởlên, được thưởng 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu, mức tối đa là 50 triệu đồng

- Thưởng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng đặc biệtkhuyến khích xuất khẩu:

Căn cứ vào tình hình thị trường thế giới và những thế mạnh của địaphương, tỉnh đặc biệt khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sau:

+ Hàng nông, lâm, thuỷ sản

+ Hàng thủ công, mỹ nghệ

Danh mục hàng hoá đặc biệt khuyến khích xuất khẩu do UBND tỉnhban hành hàng năm

- Doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất, chế biến, hoặc ký hợp đồng với cơ

sở sản xuất chế biến trong tỉnh để thu mua và xuất khẩu trực tiếp các mặthàng trong danh mục đặc biệt khuyến khích xuất khẩu, được thưởng như sau:

+ Xuất khẩu 500 tấn lạc nhân trở lên được thưởng 30.000 đ/tấn

+ Xuất khẩu 100 tấn vừng trở lên được thưởng 100.000 đ/ tấn

+ Xuất khẩu 1.000 tấn rau, củ, quả trở lên được thưởng 30.000 đ/ tấn.+ Xuất khẩu 300 tấn cà phê trở lên được thưởng 50.000đ/ tấn

+ Xuất khẩu 300 tấn thịt súc sản trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn.+ Xuất khẩu 20 tấn tơ tằm trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn

Trang 39

+ Xuất khẩu 50.000 USD dược liệu trở lên được thưởng 100 đ/1USD.+ Xuất khẩu 100.000 USD hàng thủ công mỹ nghệ trở lên được thưởng 150đ/1USD.

Mức thưởng theo giá kim ngạch được quy ra tiền Việt Nam theo tỷ giágiao dịch ngoại tệ liên Ngân hàng công bố tại thời điểm xét thưởng

Giám đốc Doanh nghiệp được sử dụng 40% các khoản kinh phí thưởng

ở mục 2, 3 nêu trên để thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có công sức đónggóp vào thành tích chung của Doanh nghiệp Số còn lại được hạch toán vàokết quả kinh doanh của Doanh nghiệp

3/ Hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu:

- Doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý kinh doanh có hiệu quả, đạtgiá trị kim ngạch xuất khẩu từ 3 triệu USD trở lên, được ưu tiên xem xét bổsung vốn theo khả năng ngân sách hàng năm

- Doanh nghiệp Nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thu muanông sản thời vụ tạm trữ để xuất khẩu, được xét hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vayvốn Ngân hàng trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng

4/ Hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tổ chức đào tạo, dạy nghềcho từ 50 lao động là người có hộ khẩu ở Thanh Hoá, xuất khẩu ổn định từ 6tháng trở lên, được tỉnh hỗ trợ 350.000 đồng cho một lao động

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Trung Quốc

Là một nước cú quy mụ dõn số lớn nhất trờn thế giới và đang trong quátrỡnh phát triển Do vậy, Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển kinh tế nôngnghiệp Trước cải cách, Trung Quốc là một nước có nền kinh tế nông nghiệplạc hậu kém phát triển, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong

Trang 40

nước, nhưng gần 30 năm sau Trung Quốc đó đạt nhiều thành tựu trong pháttriển kinh tế nông nghiệp, không chỉ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng vàchế biến trong nước, nông sản của Trung Quốc đó tràn ngập trờn cỏc thịtrường thế giới Có được kết quả khả quan đó, một trong những lý do quantrọng là Trung Quốc đó quan tõm đến việc xây dựng và thực hiện thành côngchính sách thu hút vốn đầu tư cho phỏt triển nụng nghiệp Cụ thể là:

Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi:

Là một quốc gia rộng lớn, mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư, Trung Quốckhông thể cùng một lúc mở cửa mọi miền Các khu vực ven biển nói chung cónhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng… nên được chọn mở trước,trong đó các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiều giàu có tiềm năng được chọn lànơi để Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế Từ các đặc khu này, TrungQuốc mở rộng thành tuyến mở cửa với 14 thành phố mở ven biển, sau đó mởcửa cả khu vực đồng bằng và châu thổ các con sông, tạo thành cục diện mởcửa từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây

Đồng thời với việc mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, Trung Quốc còn ápdụng nhiều chính sách tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi như: dùng vốnvay kết hợp huy động các nguồn lực trong nước xây dựng, cải tạo kết cấu hạtầng nụng nghiệp, nụng thụn và cấp tín dụng cho sản xuất nụng nghiệp nhất là

về thủy lợi và quản lý nhà nước Bên cạnh đó, Trung Quốc rất coi trọng việchoàn thiện môi trường pháp lý để tiếp nhận FDI

Các chính sách ưu đãi đầu tư:

Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào, Trung Quốc đã ápdụng nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về thuế Trong thời kỳ đầu mở cửa,các cơ sở mới thành lập với thời gian liên doanh trên 10 năm được hưởng chế

độ miễn thuế thu nhập trong một năm đầu làm ra lãi và được giảm 50% thuếthu nhập trong 2 năm tiếp theo, trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn phảichịu mức thuế là 33% trên tổng lợi nhuận Về sau, thời gian miễn thuế và

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, www.chinhphu.vn 5. Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa, http://thanhhoa.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, www.chinhphu.vn "5
6. Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, http://skhdt.thanhhoa.gov.vn Link
1. Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012 Khác
2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trang web: www.Vietlaw.vn Khác
3. Báo điện tử Việt Nam net, www.vnn.vn, trang thông tin kinh tế Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Hình 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa (Trang 52)
Sơ đồ 4.1:  Quy trình quản lý dự án FDI  của phòng Kinh tế đối ngoại - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Sơ đồ 4.1 Quy trình quản lý dự án FDI của phòng Kinh tế đối ngoại (Trang 58)
Bảng 4.3: Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn  2011-2013 phân theo ngành kinh tế - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.3 Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2011-2013 phân theo ngành kinh tế (Trang 62)
Bảng 4.6: Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.6 Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa (Trang 65)
Bảng 4.7: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa  tính đến 31/12/2013 - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.7 Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/2013 (Trang 68)
Bảng 4.10: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp  đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2013 - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.10 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2013 (Trang 73)
HÌnh thức đầu tư 2011 2012 2013 - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
nh thức đầu tư 2011 2012 2013 (Trang 76)
Bảng 4.16: GDP tỉnh Thanh Hóa phân theo Thành phần Kinh tế  (theo giá hiện hành) - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.16 GDP tỉnh Thanh Hóa phân theo Thành phần Kinh tế (theo giá hiện hành) (Trang 80)
Bảng 4.19: Số lượng và thu nhập của người lao động Thanh Hóa (theo  giá hiện hành) trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.19 Số lượng và thu nhập của người lao động Thanh Hóa (theo giá hiện hành) trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 83)
Bảng 4.20: Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút  vốn tín dụng tại tỉnh Thanh Hóa - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.20 Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút vốn tín dụng tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 88)
Bảng 4.21: Ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.21 Ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai (Trang 89)
Bảng 4.22: Ý kiến của đối tượng được khảo sát về  môi trường kinh doanh - “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.22 Ý kiến của đối tượng được khảo sát về môi trường kinh doanh (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w