trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Trung Quốc
Là một nước cú quy mụ dõn số lớn nhất trờn thế giới và đang trong quá trỡnh phát triển. Do vậy, Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Trước cải cách, Trung Quốc là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kém phát triển, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng gần 30 năm sau Trung Quốc đó đạt nhiều thành tựu trong phát
triển kinh tế nông nghiệp, không chỉ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước, nông sản của Trung Quốc đó tràn ngập trờn cỏc thị trường thế giới. Có được kết quả khả quan đó, một trong những lý do quan trọng là Trung Quốc đó quan tõm đến việc xây dựng và thực hiện thành công chính sách thu hút vốn đầu tư cho phỏt triển nụng nghiệp. Cụ thể là:
Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi:
Là một quốc gia rộng lớn, mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư, Trung Quốc không thể cùng một lúc mở cửa mọi miền. Các khu vực ven biển nói chung có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng… nên được chọn mở trước, trong đó các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiều giàu có tiềm năng được chọn là nơi để Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế. Từ các đặc khu này, Trung Quốc mở rộng thành tuyến mở cửa với 14 thành phố mở ven biển, sau đó mở cửa cả khu vực đồng bằng và châu thổ các con sông, tạo thành cục diện mở cửa từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây.
Đồng thời với việc mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, Trung Quốc còn áp dụng nhiều chính sách tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi như: dùng vốn vay kết hợp huy động các nguồn lực trong nước xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng nụng nghiệp, nụng thụn và cấp tín dụng cho sản xuất nụng nghiệp nhất là về thủy lợi và quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để tiếp nhận FDI.
Các chính sách ưu đãi đầu tư:
Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là về thuế. Trong thời kỳ đầu mở cửa, các cơ sở mới thành lập với thời gian liên doanh trên 10 năm được hưởng chế độ miễn thuế thu nhập trong một năm đầu làm ra lãi và được giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo, trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn phải chịu mức thuế là 33% trên tổng lợi nhuận. Về sau, thời gian miễn thuế và giảm thuế tăng lên là 2 năm miễn thuế và 3 năm giảm thuế. Nhờ vậy, gần 2
thập kỷ qua Trung Quốc đã thu hút được gần 700 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Gần đây, theo luật thuế mới để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài sẽ chịu mức thuế suất ngang bằng với các công ty nội địa. Tuy nhiên, chi phí nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ 1,3 triệu dân vẫn là sức hút tiềm ẩn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc trong thời gian tới.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư:
Cho đến nay ở Trung Quốc vẫn có 3 hình thức chính, đó là: doanh nghiệp chung vốn kinh doanh, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh các hình thức trên, Trung Quốc còn chủ động khuyến khích các loại hình đầu tư khác thông qua các luồng lưu thông vốn quốc tế như: gây quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, các hình thức mua bán chứng khoán, lưu thông vốn cổ phần… những hình thức này gián tiếp làm tăng vốn đầu tư cho quốc gia này.
Trung Quốc tiếp tục đưa ra những quy định khuyến khích, mời gọi đầu tư của các Hoa Kiều ở Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và khu vực Đông Nam á. Đây là nguồn vốn khổng lồ, đầy tiềm năng góp phần đáng kể trong những thành công về phát triển kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua
2.1.1.2 Kinh nghiệm thu hút FDI ở Thái Lan và Malaisia
FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách ưu đãi để cho dòng vốn này phát huy được lợi thế.
Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.
hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng…
Đối với Malaysia, những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI đầu tư vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Từ những năm 90 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải bằng việc phân loại rất rõ những ngành ưu đãi đầu tư.