3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của các vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh có những thuận lợi như sau:
Đường sắt và quốc lộ 1A chạy qua vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong nước. Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi trong nội bộ tỉnh và các miền trong cả nước.
Hệ thống sông ngòi của tỉnh Thanh Hóa phân bố khá đều với 4 hệ thống sông chính, 5 cửa lạch thông ra biển và cảng Lễ Môn, đặc biệt với việc xây dựng cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 5 vạn DWT được xem như bước đột phá làm thay đổi các luồng vận tải hàng hóa xuất khẩu trong toàn quốc.
Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
Toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý trong bối cảnh phát triển dài hạn nêu trên có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa xét trên các mặt:
- Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng
nghệ từ các thành phố lớn.
- Có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là tiêu thụ nông sản, thực phẩm,
các sản phẩm công nghiệp…
- Có điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư.
- Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có những thách thức lớn đó là: có sự
cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương vốn có nền kinh tế phát triển hơn như Hà Nội, Đà Nẵng…
Với những đặc điểm đó, để có thể hội nhập nhanh vào nền kinh tế trong vùng và cả nước, đòi hỏi Thanh Hóa phải phát triển nhanh trên cơ sở phát huy cao độ những giá trị truyền thống và tiềm năng sẵn có của tỉnh cùng với sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 1/ Tài nguyên đất:
Diện tích tự nhiên 1.112.948 ha của Thanh Hóa gồm 10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất đã sử dụng của Thanh Hóa là 1.046.166 ha, chiếm 94% diện tích tự nhiên, trong đó đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thủy sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha chiếm 13,81% tổng diện tích đất tự nhiên, với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Hiện nay, đất nông nghiệp chưa sử dụng còn nhiều. Đây là tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cải tạo đất và giống để tăng năng suất cây trồng. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là điều kiện quan trọng để Thanh Hóa phát huy được thế mạnh nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng.
2/ Tài nguyên rừng:
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích
khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hóa có nhiều loại gỗ quý hiếm như lát, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ...Diện tích luồng, tre, nứa lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha, trữ lượng trên 1 tỷ cây, riêng luồng là 60 triệu cây.
3/Tài nguyên biển:
Thanh Hóa có 102 km bờ biển hình cánh cung, chạy dài từ cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đông Hồi (huyện Tỉnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn
diện tích 1,7 vạn km2, có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản,
với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa lạch chính là: lạch Sung, lạch Trường, lạch Bạch, lạch Hới và lạch Ghép, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi tụ điểm giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, những trung tâm nghề cá của tỉnh. ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha để nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sang và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ để nuôi nhuyễn thể vỏ cứng (ngao, sò…).
Đây là sự ưu đãi lớn của tạo hóa giành Thanh Hóa, cần phát huy triệt để thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế.
4/ Tài nguyên nước ngọt: Thanh Hóa có nguồn tài nguyên nước phong phú. Nguồn nước mặt do bốn hệ thống sông chính (sông Mã, sông Bạng, sông
Yên, sông Hoạt) tạo ra với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng
nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Nước ngầm ở Thanh Hóa cũng rất
phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi có đầy đủ các loại đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào. Trữ lượng nước ngầm cấp triển vọng có khoảng
400.000m3/ ngày. Nhìn chung, nguồn nước ngọt ở tỉnh Thanh Hóa dồi dào cả
tiềm năng nước mặt và nước ngầm, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống nhân dân.
5/ Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhiều loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt như đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crom (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn)… Nguồn tài nguyên tự nhiên này là điều kiện rất tốt tạo nên sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.