và trình độ đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao có chất lượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng vào tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Định hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa
4.2.1 Định hướng thu hút nguồn vốn FDI theo ngành thời kỳ 2013-2015 tại Thanh Hóa Thanh Hóa
4.2.1.1.Định hướng chung
Ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, công nghệ thông tin;
dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất; ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
4.2.1.2. Định hướng cụ thể
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Thu hút đa dạng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 15.000 doanh nghiệp; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 310.000 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 100.000 tỷ đồng.
- Tiếp tục thu hút các dự án đầu tư trực tiếp theo hướng có chọn lọc; ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp nông thôn, du lịch, dịch vụ và các dự án sử dụng nhiều lao động; quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Cụ thể về định hướng theo không gian, lãnh thổ là:
Vùng đồng bằng: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như: lắp ráp ô tô, chế biến, xi măng, công nghiệp nhẹ, điện tử, tin học, các ngành công nghệ cao; các ngành dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, vận tải, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, vv... Hiện nay, sân bay Sao Vàng – huyện Thọ Xuân đã đưa vào sử dụng nên trong thời gian tới tập trung đầu tư phát triển ngành điện tử, tin học, ngành công nghệ cao, dịch vụ hàng không tại khu vực này.
Vùng ven biển: với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn và dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công; nhiệt điện; tập trung thu hút các dự án chế
biến nông, lâm, thuỷ sản; sửa chữa, đóng tàu biển; dịch vụ cảng biển, vận tải biển; công nghiệp phụ trợ, ... các khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng.
Vùng trung du miền núi: thu hút các dự án sản xuất nông, lâm, nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch, dịch vụ thương mại cửa khẩu ...