Thực trạng chung

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 76)

4.1.1.1 Công tác quản lý

1/ Một số chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng vốn FDI

Nghị định 10/1998/NĐ-CP Về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (23/01/1998)

Quyết định 53/1999/QĐ-TTg Về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (26/03/1999)

Quyết định 59/1999/ QĐ-BTC Về việc bãi bỏ lệ phí xét cấp giấy phép dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (26/5/1999)

Nghị quyết 09/2001/NQ-CP Về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 (28/08/2001)

Chỉ thị 19/2001/CT-TTg Về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005 (28/08/2001)

Quyết định 40/2004/QĐ-BNV Về việc phê duyệt bản Điều lệ Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (21/05/2004)

Chỉ thị 13/2005/CT-TTg Về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mớitrong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ( 08/04/2005)

Nghị quyết 13/NQ-CP Về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới (07/4/2009)

Quyết định 77/2010/QĐ-TTg Về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự

án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (30/11/2010)

Chỉ thị 1617 CT/TTg về Tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý FDI (19/9/2011)

Nghị quyết 103/NQ-CP Về Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI (29/8/2013)

Nghị định194/2013/NĐ-CP Về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và đổi giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. (21/11/2013)

2/ Quy trình quản lý dự án FDI

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ: Thực hiện chức năng “Một đầu mối”, (nhà đầu tư chỉ cần đến một cơ quan duy nhất) từ khâu hướng dẫn khảo sát ban đầu đến khi hình thành dự án, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư, các dự án nằm ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh sẽ liên hệ trực tiếp với phòng KTĐN, Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ dự án

Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Hồ sơ sau khi được tiếp nhận sẽ được phòng KTĐN phối hợp với các phòng, ban, các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xem xét có phù hợp với các yêu cầu như : Thời gian, vốn, mục tiêu….

Bước 3: Cấp giấy phép: các dự án đáp ứng được các yêu cầu theo mục tiêu phát triển của tỉnh sẽ được cấp giấy phép đầu tư và ngược lại đối với các hồ sơ dự án không dủ tiêu chuẩn đề ra.

Bước 4: Theo dõi tình hình hoạt động của các dự án: Phòng KTĐN thường xuyên phối hợp với các phòng, ban chuyên môn cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, kiểm tra tiến độ thi công cũng như tình hình hoạt động của các dự án.

Bước 5: Đánh giá dự án: Phòng KTĐN sẽ tiến hành đánh giá các dự án và tiến hành báo cáo cho UBND tỉnh. Dự án nào không đảm bảo tiến độ cũng như các cam kết đã đưa ra sẽ bị thu hồi giấy phép đầu tư và chấm dứt dự án.

Sơ đồ 4.1: Quy trình quản lý dự án FDI của phòng Kinh tế đối ngoại

3/ Công tác quản lý FDI trong thực tế

Coi trọng chỉ đạo công tác quản lý và điều hành thực hiện FDI thông qua hệ thống các văn bản.

Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án FDI. Hệ thống thông tin về FDI đang từng bước được hình thành theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho công tác phân tích và đáng giá dự án. Tuy nhiên, công tác này mới được triển khai, chưa phát triển thành hệ thống thông tin bao quát được toàn bộ quá trình tiếp nhận và sử dụng. Trong thời gian gần đây, sự chia sẻ thông tin về FDI trở nên thường xuyên hơn, nhờ vậy tính xác thực và cập nhật của thông tin về FDI đã được cải thiện đáng kể.. Để tăng cường công tác trao đổi thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, đặc biệt là phòng Kinh tế Đối ngoại đã xây dựng và phát hành bản tin FDI trên mạng internet.

Tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp nhận và sử dụng hiệu quả FDI, làm tốt các thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến khâu thẩm định, phê duyệt dự án, các quy chế về đấu thầu, di dân giải phóng mặt bằng và đền bù.

Tuy nhiên, chưa xây dựng được các tiêu chí cần phải báo cáo, đánh giá của từng dự án, từng cấp quản lý và hệ thống quản lý chung của Nhà nước. Công tác theo dõi và đánh giá dự án tại cơ quan đầu mối, Ban QLDA còn buông lỏng, Tỉnh Thanh Hóa hiện tại vẫn chưa thực sự quản lý hết được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án FDI còn thiếu nghiêm túc. Năng lực quản lý và thực hiện các dự án FDI còn yếu; việc đào tạo và nâng cao năng lực chưa được thỏa đáng.

4.1.1.2. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI

Tình hình cấp giấy phép và điều chỉnh các dự án

Bảng 4.1: Tình hình cấp giấy phép và điều chỉnh các dự án có vốn Đầu tư nước ngoài vào Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013

Năm Cấp mới Điều chỉnh Thu hồi

2011 5 19 6

2012 2 6 2

2013 4 2 0

Tổng 11 27 8

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Năm 2011

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới GCNĐT cho 05 dự án FDI ngoài KKT Nghi Sơn và các KCN, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 42,1 triệu USD. So với năm 2010 thì tổng số dự án được cấp GCNĐT giảm 6 dự án và giảm 30 triệu USD so với năm 2010. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế thế giới nên các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Thanh Hóa đã điều chỉnh GCNĐT cho 16 dự án (09 dự án ngoài KCN, KKT Nghi Sơn và 07 dự án trong KCN, KKT Nghi Sơn), trong đó, có 07 dự án điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh; 06 dự án điều chỉnh giãn tiến độ; 01 dự án điều chỉnh địa điểm, quy mô thực hiện; 02 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Tiến hành thu hồi 06 GCNĐT, trong đó, có 04 dự án ngoài KCN, KKT Nghi Sơn và 02 dự án trong KCN, KKT Nghi Sơn. Phần lớn các dự án bị thu

hồi, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều có nguyên nhân là trong thời gian dài không triển khai thực hiện dự án đầu tư nên gây lãng phí đất đai. Duy nhất có 01 dự án thu hồi GCNĐT là do nhà đầu tư đề nghị thay đổi địa điểm thực hiện dự án và toàn bộ nội dung trong GCNĐT đã cấp.

Ngoài các dự án nói trên, có 03 dự án đăng ký lại doanh nghiệp theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP kết hợp với điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư (trong đó, có 01 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư).

Năm 2012

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới được 02 Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 28,5 triệu USD; cấp điều chỉnh cho 06 dự án, trong đó, điều chỉnh tăng vốn cho 02 dự án với số vốn tăng thêm là 35,5 triệu USD; chấm dứt, thu hồi 02 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 20,065 triệu USD.

Năm 2013

Tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới giấy phép cho 4 dự án, trong đó có 3 dự án trong KKT Nghi Sơn và 1 dự án nằm ngoài KKT Nghi Sơn; điều chỉnh 02 dự án FDI, trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 01 dự án trong KCN và KKT Nghi Sơn với số vốn đăng ký tăng thêm là 2,3 tỷ USD và điều chỉnh tiến độ thực hiện cho 01 dự án FDI ngoài KCN và KKT Nghi Sơn.

4.1.1.3. Tình hình sử dụng nguồn vốn FDI

1/ Cơ cấu sử dụng vốn FDI theo ngành kinh tế

Quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh

Quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh qua các năm từ 2011-2013 như sau:

bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Quy mô bình quân (triệu USD/dự án) 2011 5 42,1 8,42 2012 2 28,5 14,25 2013 4 2.375,23 593,81 Tổng 11 2.445,83 222,35

Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch & Đầu tư Thanh Hóa

Trong giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn Thanh Hóa đã có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 2.445,83 triệu USD. Tính trung bình, mỗi năm có 4 dự án được cấp giấy phép. Quy mô bình quân mỗi dự án đầu tư được cấp giấy phép trong thời kỳ này là 222,35 triệu USD/dự án. Trong giai đoạn này, năm 2011 và 2012, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh hết sức ảm đạm. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của khu vực cũng như tại Việt Nam, khiến cho thu hút FDI của Việt Nam và tại tỉnh Thanh Hóa chững lại. Không có những dự án lớn được cấp phép đầu tư vào thời gian này, các dự án được cấp phép quy mô vốn đầu tư trung bình là 7,85 triệu USD/dự án. Riêng có năm 2013, dự án KKT Nghi Sơn do có sự điều chỉnh vốn đăng ký từ Phía Nhật Bản, tăng thêm khoảng 2,3 tỷ USD dẫn đến quy mô vốn và bình quân bình quân mỗi dự án trong thời kỳ tăng cao.

Về tình hình thực hiện các dự án được cấp giấy phép đầu tư trong tổng số 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa, tính đến thời điểm 31/12/2013 thì đã có 6 dự án đã tiến hành sản xuất kinh doanh chiếm 54,55% số dự án và 2,19% tổng vốn đầu tư; 4 dự án đang triển khai xây dựng chiếm 36,36% số dự án và 97,1% tổng vốn đầu tư; 1 dự án bị thu hồi giấy phép chiếm 9,09% số dự án và 0,71% tổng vốn đầu tư.

kinh tế

Bảng 4.3: Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2011-2013 phân theo ngành kinh tế

Ngành Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Công nghiệp 8 72,72 2.429,99 99,20 Dịch vụ 3 27,28 19,56 0,80 Nông nghiệp 0 0 0 0 Tổng 11 100 2.449,55 100

Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Xem xét một cách tổng thể, cơ cấu của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2013 tương đối giống so với tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài chung của cả nước.

Giai đoạn này trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (72,72% tổng số dự án và 99,2%tổng vốn đăng ký), tiếp đó là ngành dịch vụ 27,28% tổng số dự án nhưng chỉ chiếm 0,80% tổng vốn đăng ký) và không có một dự án nào trong khu vực ngành nông nghiệp. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được có vẻ phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế tuy nhiên lại thể hiện sự mất cân bằng giữa các ngành nghề trong khi Thanh Hóa vốn là tỉnh thuần Nông nghiệp.

Trong ngành công nghiệp, đa phần các dự án thuộc công nghiệp may mặc, tuy nhiên nổi bật nhất là dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2 do liên doanh Nhật Bản – Hàn Quốc thực hiện với vốn đăng ký lên đến 48.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,3 tỷ USD, chiếm gần như toàn bộ số vốn FDI thu hút được của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ 2011-2013.

Ngành dịch vụ trong giai đoạn này có 3 dự án đầu tư nhưng vốn đăng ký chỉ chiếm 0,8% tổng vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là do mặt bằng thu nhập dân cư

chưa cao, mức sống của người dân còn thấp, nhu cầu về dịch vụ chưa phát triển. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp bằng 0 trong khi có dự án vốn FDI lên tới 2,3 tỷ USD, điều này chứng tỏ ngành nông nghiệp Thanh Hóa chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này.

Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu ngành trong tổng giá trị các dự án FDI trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2013

Cơ cấu các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa

Theo Luật Đầu tư, các nhà đầu tư được phép đầu tư dưới nhiều hình thức, tuy nhiên trên địa bàn Thanh Hóa các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư chủ yếu dưới hai hình thức: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp

100% vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù các hình thức đầu tư đều bình đẳng, nhưng trong thực tế hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng, tỷ trọng của các hình thức này rất khác nhau. Bảng 4.3 cho thấy cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2013 theo hình thức đầu tư

Bảng 4.4: Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2011-2013 Ngành Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) Liên doanh 4 36,36 2.378,73 98,70 100% VĐTNN 7 63,64 31,23 1,30 HĐHTKD 0 0 0 0 Tổng 11 100 2.409,96 100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Trong giai đoạn 2011-2013, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế tại Thanh Hóa với 7 dự án, chiếm 63,64% tổng số dự án và hình thức liên doanh có 4 dự án, chiếm 36,36%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không có dự án nào.

Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (2011-2013) được thể hiện qua bảng 4.5.

Từ những số liệu trong bảng 4.5 có thể nhận thấy rằng hình thức doanh nghiệp liên doanh có xu hướng tăng dần, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm dần. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức đầu tư duy nhất trong năm 2011. Năm 2012, có 1 dự án liên doanh và 1 dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2013, hình thức liên doanh vẫn chiếm ưu thế với 3 dự án trong tổng só 4 dự án được cấp mới.

Bảng 4.5: Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chi tiết qua các năm 2011-2013

Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) 2011 0 0 5 42,1 0 0 2012 1 25 1 3,5 0 0 2013 3 2.369 1 6,23 0 0 Tổng 4 2.394 7 51,83 0 0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Qua nghiên cứu ở trên, trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư, hình thức liên doanh đang là hình thức đầu tư chiếm ưu thế cả về số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư ở Thanh Hóa. Hình thức này mang lại những lợi ích có tính lâu dài đối với nước nhận đầu tư.

Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa

Tính đến 31/12/2013, có các Công ty và nhà đầu tư của 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w