Đánh giá chung về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 84 - 94)

doanh hiệu quả

4.1.2.6. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế nhập khẩu.

Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa, hiện có 27 doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó có 15 doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm. Các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Thanh Hóa. Nếu như năm 2011 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh thì năm 2013 đã chiếm tỷ trọng 84%. Trong những năm tới, việc thu hút vốn FDI được tăng cường thì kim ngạch xuất khẩu của khu vực này còn tiếp tục tăng trưởng sẽ làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Với những kết quả trên, có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua, Thanh Hóa đã khá thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Thành công này là kết quả của sự năng động trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa những năm qua.

4.1.3 Đánh giá chung về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

4.1.3.1 Những điểm tích cực

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại phàn lớn mặt tích cực cho Thanh Hóa: tăng thêm nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý; góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu; góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,

tăng chất lượng lực lượng lao động

4.1.3.2 Hạn chế

-Do hoạt động đầu tư nước ngoài liên quan đến việc khai thác tài nguyên của tỉnh nên có tác động làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên

-Đa phần các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp sản xuất giày da, xi măng, khai khoáng nên đã thải vào môi trường lượng lớn các chất thải chưa được xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí và môi trường nước của địa phương, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và người dân lân cận.

4.1.3.3 Đánh giá về hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa

1/ Tác động của chính sách thu hút đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa

Nhằm đánh giá thực tế về sự ảnh hưởng của chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa đối với các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó thấy được những ảnh hưởng tích cực, những hạn chế trong chính sách của tỉnh Thanh Hóa, đưa ra những khuyến nghị kịp thời, tạo điều kiện tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI trong những năm tiếp theo. Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, các ý kiến được tổng hợp như sau:

- Đối với việc tiếp nhận dự án theo cơ chế một cửa: đây là bước đột phá của tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về các thủ tục pháp lý nhanh, gọn, chính xác, hợp lý, hợp pháp. Trong 30 doanh nghiệp (về tất cả các lĩnh vực) được hỏi thì 90% các doanh nghiệp đều trả lời là thuận lợi. Đây là bước đi đúng đắn mà tỉnh cần phát huy và hoàn thiện hơn nữa trong công tác phục vụ các nhà đầu tư một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

- Công tác tuyên truyền, xúc tiến, vận động đầu tư: trong những năm vừa qua việc đầu tư để hoàn thiện trang web của tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền nhằm tăng cường thu hút vốn FDI đã mang lại hiệu quả, số dự án đầu tư vào tỉnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc tuyên

truyền, xúc tiến vận động đầu tư vẫn chỉ thể hiện ở bề nổi chưa mang tính chuyên sâu, chương trình xúc tiến vẫn dừng lại ở công tác thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, qua đại diện các cơ quan đại diện ở Hà Nội... mà chưa có tác động lớn đối với các nhà đầu tư. Trong các ý kiến được hỏi về công tác này chỉ có 26,67% nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về cơ hội, môi trường đầu tư của tỉnh là qua các hội nghị xúc tiến đầu tư; các nhà đầu tư còn lại cho biết về đầu tư tại Thanh Hóa là do các kênh thông tin khác như qua giới thiệu của bạn bè, tư vấn, báo chí…

- Công bố chính sách: việc công bố công khai các chính sách ưu đãi về vốn, tiền thuê đất, về miễn giảm một số loại thuế, công khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy việc công bố các chính sách của tỉnh còn chưa kịp thời (80% ý kiến), khi công bố thông tin thì giá cả thị trường đã có sự biến động, việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp chưa được chỉ đạo một cách đồng bộ và triệt để

Do đó, trong thời gian tới tỉnh cần có phương hướng chính xác và kịp thời.

- Đối với cơ sở hạ tầng của tỉnh và việc đa dạng hoá hình thức đầu tư: trong các doanh nghiệp được hỏi thì có đến 66,67% ý kiến trả lời là cơ bản đã đáp ứng được đối với các nhà đầu tư.

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (quảng cáo, đảm bảo điện, lao động...): hầu hết các ý kiến đều có chung câu trả lời là việc cần thiết nhưng các chính sách này cũng chưa tác động mạnh đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Giải phóng mặt bằng: 100% các nhà đầu tư trả lời, thời gian GPMB vẫn còn chậm, ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư, các nhà đầu tư e ngại không dám mạnh dạn đầu tư với lượng vốn, quy mô sản xuất kinh doanh lớn.

Trong lĩnh vực tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, các ngân hàng thương mại lớn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Thanh Hóa, nhằm mục đích đa dạng hóa thành phần kinh tế trong ngành ngân hàng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn tín dụng vào Thanh Hóa, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để các tổ chức và người dân được hưởng lợi nhiều từ các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đã mở rộng và triển khai các hình thức huy động mới như: phát hành giấy tờ có giá trị dưới dạng kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng,... với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt; đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, sử dụng các công cụ khuyến mại, tặng quà,... nhằm khuyến khích người dân gửi tiết kiệm. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn những năm qua không ngừng tăng trưởng, theo đó đã huy động lượng vốn tín dụng đáng kể cho đầu tư cho phát triển

Tuy nhiên, chính sách tài chính thu hút đầu tư còn tản mạn, chưa có có hệ thống, một số chính sách chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Tổng vốn huy động cho phát triển còn thấp nhiều so với kế hoạch. Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế. Sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng còn yếu. Quy mô hoạt động và năng lực tài chính còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế. Chủng loại và chất lượng dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Phần lớn các doanh ngiệp cũng chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin để vay vốn phát triển sản xuất. Trong hệ thống các ngân hàng tín dụng ở Thanh Hóa hiện nay, do tâm lý sợ thất thoát vốn, do các cơ chế hiện hành còn nhiều ràng buộc, nờn các ngân hàng thường dè dặt, quá thận trọng trong quá trình cho doanh nghiệp vay vốn; điều kiện đảm bảo tiền vay lại ngặt nghèo, kéo dài; mức cho vay thường quá thấp so với nhu cầu sản xuất, nhiều bà con cho rằng mức lãi suất cho vay sản xuất là tương đối cao . Do đó,

nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, chưa có hướng tháo gỡ cụ thể. Thủ tục xác định các đối tượng cho vay cũng phức tạp... Do vậy, đang ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất tập trung của Thanh Hóa bị thiếu vốn. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn những bất cập của chính sách đầu tư vốn tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

Bảng 4.20: Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút vốn tín dụng tại tỉnh Thanh Hóa

(1) (2) (3) (4) (5=4/3)

1 Thời gian vay vốn ngắn, không kịp

thu hồi vốn để trả cho ngân hàng 30 13 43,33

2 Lãi suất cho vay cao 30 12 40

3 Khó tiếp cận được nguồn vay tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng ưu đãi 30 19 63,33

4 Mức được vay thấp, vốn được vay

không đủ để thực hiện dự án 30 11 36,6

5 Điều kiện để vay vốn phức tạp, khó

thực hiện 30 18 60

6 Thiếu thông tin, thiếu hiểu biết để

tiếp cận các nguồn vốn vay nhất là vay ưu đãi

30 17 56,67

3/ Chính sách về đất đai và giải phóng mặt bằng

Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai đối với các nhà đầu tư vào địa phương. Theo đó, các nhà đầu tư khi đầu tư vào Thanh Hóa sẽ được hưởng các ưu đãi như: Được tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích đất phục vụ sản xuất - kinh doanh; được thuê đất với mức thấp nhất

theo khung giá của Nhà nước quy định; tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc tổ chức thực hiện đền bù, GPMB.

Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án nông nghiệp nhìn chung được thực hiện nhanh, đúng pháp luật. Hầu hết các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức GPMB kịp thời, bàn giao đất cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều công trình, dự án .

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, do chưa có chính sách riêng khuyến khích đầu tư mạnh, như: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có tính kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chính sách hỗ trợ tiền bồi thường GPMB đối với các dự án được miễn thuế đất. Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại, đất nông nghiệp sau “dồn điền, đổi thửa” còn chậm. Công tác chỉ đạo tổ chức GPMB còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án.

Số đơn vị có nhu cầu thuê đất của Nhà nước, mở rộng mặt bằng SXKD là rất lớn, chiếm 60% số doanh nghiệp được hỏi.

Bảng 4.21: Ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai

Đối tượng Số lượng Được cấp chứng nhận QSDĐ Thời gian bình quân hoàn thành thủ tục hợp đồng thuê đất Số lần phải di rời địa điểm kể từ 2011 Có nhu cầu thuê đất mở rộng mặt bằng kinh doanh Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 2 3 4=3/2 5 6=5/2 7 8=7/2

Doanh nghiệp 30 30 100 154 ngày 0 18 60

4/ Về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

qua các Chương trình về phát triển hạ tầng, Thanh hóa đã ban hành và thực hiện một số chính sách có liên quan đến phát triển hạ tầng. Thành phố cơ bản giải quyết vốn cho các công trình xây dựng đã hoàn thành và các dự án trọng điểm với 31 dự án, tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.

Thành phố Thanh Hóa cũng đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm như đại lộ Đông Tây, đại lộ Nam Sông Mã, quốc lộ 47, tuyến Ngã Ba Voi đi Sầm Sơn, dự án tiêu ứng Đông Sơn…

Vì vậy, kết cấu hạ tầng của tỉnh được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống giao thông, khu đô thị, bến cảng, khu dịch vụ được đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng mới.

Tuy trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng với địa bàn rộng và địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tư hạn chế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, còn dàn trải và kéo dài; một số dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn do nhiều lý do còn triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ,... làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư phát triển của tỉnh.

5/ Về chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực

Với ưu thế là Tỉnh có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, đây là một trong những điểm rất hấp dẫn nhà đầu tư, những năm qua Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách riêng để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: Chế độ ưu đãi đối với giảng viên có trình độ cao về giảng dạy ở các khoa nông, lâm, thủy sản trong các trường Đại học, cao đẳng, trường dậy nghề trong tỉnh...

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên: Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 49,6%, trong đó qua đào tạo nghề là 41,56%; đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 57%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 50%. Mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển. Năm 2011 có 7 đơn vị, đến nay hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có 16

đơn vị, gồm: 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1 trường Trung cấp nghề và 12 trung tâm dạy nghề.

Với việc khuyến khích người lao động nâng cao trình độ học vấn, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho các cán bộ học ở bậc sau đại học. Tính trong giai đoạn 2011 - 2013, tỉnh đã hỗ trợ 415 người học thạc sĩ. Năm 2013, tỉnh đã hỗ trợ cho 170 cán bộ học sau đại học; hàng năm còn thu hút được nhiều sinh viên là con em của tỉnh về công tác tại các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp địa phương. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, các chính sách về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chưa thật sự hấp dẫn, từ khâu đào tạo nguồn nhân lực đến việc tuyển dụng và sử dụng người hợp lý, phù hợp với chuyên môn đào tạo cũng như ưu đãi về những quyền lợi cần thiết trong việc thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy có tăng nhưng còn thấp so với mục tiêu đề ra, lao động phổ thông dư thừa ở nông thôn có xu hướng dịch chuyển ra các đô thị tìm kiếm việc làm ngày càng tăng lên. Số lượng lao động có trình độ cao, số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi được đào tạo ở các trường Trung ương thuộc một số ngành nghề trở về quê hương công tác chưa nhiều. Tình trạng khan hiếm lao động có trình độ tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có chiều hướng gia tăng là cản trở lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 84 - 94)