Thực tiễn cho thấy các nhân tố sau đây ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút ĐTTTNN:
2.1.4.1 Môi trường Chính trị - Kinh tế - Xã hội
Ổn định chính trị luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của Chính phủ nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên, định
hướng phát triển (cơ cấu đầu tư) mới được đảm bảo. Đây là những vấn đề có thể nói nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác động rất mạnh đến yếu tố rủi ro trong đầu tư. Đi kèm với nó là các chính sách - pháp luật, các nhà đầu tư đều cần một môi trường pháp lý vững chắc có hiệu lực. Nếu nước chủ nhà có một hệ thống chính sách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự nhất quán về chủ trương thu hút đầu tư cũng sẽ là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hóa xã hội được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.4.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là đặc điểm khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, vị trí địa lý xa gần... Cũng là những yếu tố tác động nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư.
Ngoài những nhân tố trên thì những nhân tố về kinh tế sau đây nhà đầu tư cũng rất quan tâm. Xuất phát từ mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ nhân tố nào có tác dụng tăng khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động ĐTTTNN cũng sẽ được các nhà đầu tư quan tâm đó là:
2.1.4.3 Luật pháp và cơ chế Chính sách
Hệ thống pháp luật bao gốm các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư... Phản ánh một cách rõ ràng môi trường đầu tư của nước sở tại. Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nahan và môi trường cạnh tranh có lành mạnh hay không? Các quy định về thuế, các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận như thế nào?
Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra vấn đề là càn có cơ chế pháp ký rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
2.1.4.4 Chính sách và thủ tục hành chính
Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết định đầu tư. Thủ tục hành chính bao gốm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệt giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án... Theo thống kê cho thấy, trở ngại lớn nhất đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính. Điều này không chỉ riêng ở một nước nào nhất định mà nó diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư
2.1.4.5 Cơ sở hạ tầng
Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông trình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư. Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đề ra như một nhu cầu hàng đầu trong việc thu hút FDI
2.1.4.6 Lãi xuất
đầu tư và do đó tác động tới cầu đầu tư? Do một dự án đầu tư, chi phí và doanh thu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Để so sánh doanh thu với chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu tư đã sử dụng lãi suất r làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các dòng tiền về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi đó, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư được tính theo công thức: ( ) ∑ = + − = n i r i Ci Bi NPV 0 1
Như vậy, nếu lãi suất r càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương nhiên là sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó mức lãi suất thấp là một trong những yếu tố khuyến khích người có tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào Ngân hàng
2.1.4.7 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm, bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng tại mọi mức lãi suất. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tại nước nhận đầu tư đó là tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền của nước nhận đầu tư tăng giá, chi phí sản xuất ở đây sẽ tăng, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đương nhiên các nhà đầu tư nước ngoài không muốn điều này và đã là nhân tố làm giảm quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này nhiều nước đã áp dụng chính sách đồng tiền yếu nhằm mục đích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.4.8 Nguồn nhân lực
chân tayđều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài.Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạo lương,bảo hiểm,phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng chi phí lưu động,bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý,vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư. Ở các nước đang phát triển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào,thường là lợi thế thu hút FDI lúc ban đầu,nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm ở đây. Do đó ở các nước đang phát triển FDI hầu hết tập trung vào những nghành sử dụng nhiều nhân công,không đòi hỏi kỹ thuật cao.