Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 47)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như trên, có thể rút ra một số bài học về thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa như sau:

Một là, cần nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ những khó khăn, thách thức của địa phương để đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm. Công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nề nếp, kỷ cương trong nội bộ chính quyền, tạo được niềm

tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Phải luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Thứ hai, Chính sách về khuyến khích thu hút đầu tư phải rõ ràng, rành mạch, cụ thể, chú ý điều kiện cụ thể ở địa phương và phù hợp với pháp luật. Đặc biệt cần xác định rõ các nguồn vốn để tập trung thu hút.

Đổi mới việc huy động nguồn vốn của nước ngoài cần phải kết hợp cả hai hình thức thu hút vốn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp, trong đó ưu tiên thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lược.

Cải thiện môi trường đầu tư tạo sự hấp dẫn cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, gồm: hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền lợi người đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh, giữ vững ổn định chính trị - kinh tế xã hội. Vốn vay nước ngoài phải có tính toán đến khả năng trả nợ gốc và lãi, không vay tín dụng thương mại để phát triển.

Ba là, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển tỉnh đến 2020, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư, đồng thời lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư tinh thông về nghiệp vụ, trong sạch về phẩm chất, đạo đức. Vì đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư với địa phương, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w