Đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới vốn FDI tại tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 98)

4.1.4.1 Môi trường Chính trị - Kinh tế - Xã hội

Thanh Hóa là tỉnh có môi trường Chính trị - Xã hội ổn định, là tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài của mọi hoạt động, trong đó có hoạt

động đầu tư.

Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, chủ quyền biên giới, hải đảo được giữ vững, tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế, bảo đảm an toàn trật tự xã hội.

Các lĩnh vực xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội giai đoạn 2011- 2013 tiếp tục có những tiến bộ rõ rệt, thực hiện đạt/vượt hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch phê duyệt đến 2015.

Môi trường kinh tế lành mạnh, là sân chơi đầy tiềm năng cho các nahf đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

4.1.4.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bảng 4.23: Vốn đầu tư phát triển phân theo vùng miền trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành)

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2011 2012 2013 Đồng bằng 17.917.469 20.118.713 22.284.788 Miền biển 11.805.024 12.950.913 20.285.066 Miền núi 6.310.485 7.656.514 8.657.446 Tổng 36.032.978 40.726.140 51.227.300

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Điều kiện tự nhiên lãnh thổ phân thành nhiều vùng miền khác nhau, hơn 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh là vùng núi, địa hình phức tạp nhiều núi cao, sông suối chia cắt mạnh, đồng bào dân tộc (gần 63 vạn người) sinh sống rải rác, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn.

Thanh Hóa không gần các vùng kinh tế trọng điểm nhưng có vị trí thuận lợi. Nằm trong khu vực chịu tác động nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu. Tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, lụt bão, khô hạn, mặn hóa có xu hướng tăng lên gây nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống, cản trở phát triển nhanh bền vững.

Thanh Hóa có bờ biển dài 102 km và vùng biển rộng, lợi thế cho phát

triển những ngành kinh tế gắn với biển. Trong bối cảnh “Thế kỷ 21 là thế kỷ

của đại dương“, Cảng nước sâu Nghi Sơn bắt đầu đón được tàu đến 30.000 DWT và Dự án khu liên hợp lọc hóa dầu đã triển khai đầu tư xây dựng đang mở ra những thuận lợi mới về phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và nhiều ngành kinh tế gắn với biển (cảng biển, hàng hải, công nghiệp gắn với biển, …) nói riêng.

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, thổ nhưỡng phong phú, diện tích đất rừng sản xuất lớn (hơn 350 nghìn ha), nhiều loại khoáng sản nhất là khoáng sản vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn là điều kiện lợi thế để khai thác phát triển nền kinh tế đa ngành. Thu hút đầu tư phát triển đa dạng hóa được nhiều loại sản phẩm có quy mô sản xuất lớn và vừa (chăn nuôi bò sữa, chế biến gỗ, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất VLXD, khai khoáng... Tuy nhiên, đến nay do quá trình khai thác từ lâu và tác động của nhiều yếu tố (gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, …) nhiều tài nguyên đang giảm dần hoặc khả năng khai thác sử dụng ngày càng hạn chế. Khoáng sản phong phú nhưng nhiều loại nằm phân tán nhỏ lẻ, trữ lượng thấp khai thác chế biến công nghiệp có quy mô không thuận lợi.

Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú nhất là các di tích văn hóa lịch sử mới được xếp hạng quốc gia, quốc tế thời gian vừa qua (Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích đặc biệt cấp quốc gia Lam Kinh, Khu di tích Hàm Rồng,…) đang tạo cho tỉnh tiềm năng lợi thế thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, giải trí.

4.1.4.3 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không của tỉnh thuận lợi cho giao thương với nhiều vùng miền trong nước, với các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan thông qua các cửa khẩu trên tuyến biên giới 192 km, nhất là Cửa khẩu quốc tế Na Mèo. Trong điều kiện hạ tầng giao

thông ngày càng được nâng cấp, hệ thống cảng biển và Cảng hàng không Thọ Xuân từng bước được xây dựng phát triển, Thanh Hóa đang có những thuận lợi cho mở rộng giao thương trong, ngoài nước và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Cơ sở vật chất của tỉnh đang ngày được hoàn thiện. dự tính đên cuối năm 2014, Thanh Hóa sẽ lên đô thị loại I.

4.1.4.4 Lãi suất

Đối với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã được hưởng ưu đãi nhưng vẫn phải vay với lãi suất là 8 – 10%/năm, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại được vay vói lãi suất thấp hơn 1,4 – 2 lần. Cụ thể là: Trung Quốc là 6,6%; Thái Lan là 6,9%; Malaysia là 4,9%.

Tại thị trường nội địa, đa số các doanh nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa đang vay với lãi suất 10 – 13%/năm còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được hưởng ưu đãi vay với lãi suất thấp hơn nhiều, cụ thể: Nhật Bản là 1,5%; Hàn Quốc là 4,7%; Đài Loan là 2,9%

Như vậy, tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vay vốn đầu tư vào tỉnh.

4.1.4.5 Chi phí sản xuất

Tuy Thanh Hóa không gần các vùng kinh tế trọng điểm nhưng có vị trí thuận lợi và hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nên giảm phần lớn được chi phí vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp đến nơi tiêu thụ sản phẩm. Giá nhân công rẻ, giảm thiểu chi phí sản xuất. Là nới có nguồn tài nguyên dồi dào nên các nhà máy sản xuất giảm nhẹ được chi phí về nguồn nguyên liệu.

4.1.4.6 Nguồn nhân lực

Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong tuổi lao động dồi dào do quy mô dân số lớn, từ năm 2010 đến 2014, nhân lực trong tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên tăng (tự nhiên và cơ học) từ 2.115 nghìn người lên 2.350 nghìn người chiếm 68% dân số. Phần lớn nhân lực ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 chiếm

54,7%, hầu hết nhân lực độ tuổi 18- 35 đã qua giáo dục THCS, THPT có điều kiện tổ chức đào tạo dạy nghề và thu hút vào thị trường lao động các ngành lĩnh vực.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế năm 2014 có 2.152 nghìn người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, từ 2010 đến 2014, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 55% xuống còn 43%; tỷ lệ lao động ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 23% lên 30,5%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 22% lên 26.5%.

Lao động ở khu vực thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2010 đến 2013, tỷ lệ lao động trong toàn tỉnh đã qua đào tạo tăng từ 40% lên 49%, ước 2014 là 52% ở mức tương đương cả nước, trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 36% tuy nhiên đa số lao động trẻ mới xuất thân từ nông thôn, tác phong công nghiệp chưa hình thành rõ nét.

Tựu chung lại, Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ và trình độ đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao có chất lượng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư nói chung và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng vào tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w