nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa
Để đạt mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Hóa cần có các giải pháp thu hút thích hợp, một số giải pháp như
4.2.2.1. Giải pháp chung
1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.
2/ Hoàn thiện quy hoạch phát triển của tỉnh
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng của các quy hoạch khi phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.
3/ Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Lựa chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn
vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của tỉnh.
4/ Tập trung phát triển công nghiệp
Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một
số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
5/ Bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại Thanh Hóa
- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện…
- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo
tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế.
- Thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bảo đảm cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm
thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.
6/ Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài tại tỉnh có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.
4.2.2.2. Giải pháp cụ thể
1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
-Đổi mới chính sách đầu tư theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Định hướng phát triển và thu hút vốn đầu tư phát triển theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Đổi mới chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế để đảm bảo đầu tư của Nhà nước có hiệu quả khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu và công nghệ cao. Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư đối với đầu tư nước ngoài, thu hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế.
- Tăng cường công tác hậu kiểm, theo dõi quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của các dự án nhằm
chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng đất đai; kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trước thời hạn đối với các dự án vi phạm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai. Cán bộ quản lý không chỉ làm việc ở công sở, đợi các đầu tư đến báo cáo mà phải thường xuyên xuống địa bàn để theo dõi, nắm bắt tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời.
2/ Hoàn thiện quy hoạch của tỉnh
-Xây dựng hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và đảm bảo phát triển theo hướng hiện đại
-Đảm bảo cấp điện đến tận chân hàng rào doanh nghiệp ĐTNN. Nhiều Doanh nghiệp được quan tâm và giải quyết cấp nước từ hệ thống nước máy, một số Doanh nghiệp khác do điều kiện quá xa hệ thống cấp nước chung được tạo điều kiện thuận lợi cho khoan giếng để sử dụng nước ngầm.
-Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, phối hợp với các nhà đầu tư để tạo ra các vùng nguyên liệu, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp, kể cả chủ trương cho các nhà đầu tư trực tiếp thuê đất nông nghiệp của nông dân theo thời vụ.
3/ Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
-Tăng tỷ trọng chi Ngân sách địa phương cho đầu tư hạ tầng cơ sở: đầu tư cho giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc; đầu tư xây dựng khu chung cư; nâng cấp hệ thống khách sạn du lịch...
-Tranh thủ các nguồn vốn của trung ương, các bộ, ngành để đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
-Đa dạng hóa các hình thức đầu tư như: BOT, BT, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, đầu tư và chuyển gia công nghệ, ứng vốn thi công
-Ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KCN: KCN được ngân sách tỉnh cấp vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào
như: đường giao thông, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước. Các nhà đầu tư được tỉnh hỗ trợ tối đa 30% kinh phí bồi thường thiệt hại về đất trong hàng rào KCN bằng một phần NS tỉnh cấp, một phần trừ vào tiền thuê đất hàng năm. Tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư mức hợp lý cho rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng... Số tiền hỗ trợ trên được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm.
4/ Tập trung phát triển công nghiệp
Khai thác các cơ hội thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp và xây dựng tăng trưởng với nhịp độ cao đi đôi với chuyển dần mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Hướng vào phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, gía trị gia tăng lớn và các sản phẩm sản xuất sạch thân thiện môi trường (không khói, không nước thải, ít bụi bẩn, ...)
-Đẩy nhanh xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng KKT Nghi Sơn và các KCN đồng bộ với các dịch vụ tiện ích cho doanh nghiệp ngay trong KKT, KCN; tạo lập các KCN có hạ tầng hiện đại, KCN xanh, tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào KKT, KCN. Đổi mới cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng KCN và quản lý vận hành các KCN trên địa bàn, coi đây là khâu đột phá trong phát triển các KCN và công nghiệp nói chung của tỉnh trong giai đoạn tới.
-Từng bước chuyển dần phát triển công nghiệp, xây dựng lên vùng trung du miền núi, khai thác điều kiện thuận lợi về quĩ đất đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Quy hoạch chuẩn bị quĩ đất để bố trí hợp lý phát triển các KCN, CCN và các điểm dịch vụ- đô thị dọc theo các trục Đông- Tây (QL47, QL 217, QL45, đường Nghi Sơn- Bãi Trành...) và theo trục Bắc- Nam tuyến Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau 2020 đến 2030.
-Phát triển các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn: nhóm sản phẩm lọc hóa dầu. nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo máy, nhóm sản phẩm điện tử- công nghệ thông, nhóm sản phẩm công nghiệp công
nghệ sinh học, nhóm sản phẩm thép.
5/ Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ, ưu đãi tài chính
-Các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương do tỉnh quản lý (Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh) có kế hoạch tuyên truyền toàn diện, sâu rộng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa, nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của mọi người về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế quan trọng này.
-Ngày càng hoàn thiện trang Web của Tỉnh để giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh trên Internet hỗ trợ cho công tác xúc tiến vận động đầu tư, chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư, các Công ty tư vấn để tranh thủ được đầu tư vào địa phương.
- Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp, tham gia tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư cấp vùng, đặc biệt chú trọng phối hợp với các tỉnh Bắc Trung bộ và các tỉnh có điều kiện tương đồng để tổ chức các cuộc vận động đầu tư.
-Tỉnh cử người tham gia cùng các đoàn xúc tiến, vận động đầu tư của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để vận động và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỉnh lập đoàn xúc tiến, vận động đầu tư tới các cơ quan Đại diện ngoại giao, Đại diện thương mại của các nước tại thủ đô Hà Nội nhằm thiết lập mối quan hệ, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài để thông qua các cơ quan nói trên, giới thiệu với các nhà đầu tư của họ vào Thanh Hóa.
- Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thuận lợi bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi giữa UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Ban, Ngành cơ quan chức năng liên quan để trao đổi, đề xuất cũng như trả lời, giải quyết các vướng mắc của các nhà đầu tư.
-Hàng năm tỉnh đều tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để tuyên dương, khen thưởng đối với những doanh nghiệp hoạt động tốt, đồng thời cũng lắng nghe để tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư.
-Xem xét thưởng cho tổ chức, cá nhân có công giới thiệu dự án đầu tư vào Thanh Hóa (với điều kiện có sự xác nhận của chủ đầu tư và cơ quan cấp giấy phép đầu tư và sau khi dự án chính thức đi vào hoạt động)
-Tỉnh bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư vào địa phương.
- Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư; triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ; phối hợp với các bộ ngành trung ương chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư.
-Hỗ trợ các Doanh nghiệp về thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, miễn phí quảng cáo, thông tin đối với các doanh nghiệp mới được thành lập.
-Áp dụng tính giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung Nhà nước quy định, đồng thời để hỗ trợ, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, căn cứ Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư: vê đất, thuế,
6/ Chú trọng, đào tạo nguồn nhân lực
-Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động: các nhà đầu tư đầu tư vào CCN sử dụng từ 100 lao động trở lên NS tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho 1 lao động của địa phương.
xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý lĩnh vực đầu tư nước ngoài tham gia các buổi tập huấn, trao đổi, trau dồi kiến thức,kỹ năm làm việc chuyên nghiệp ở trong nước cũng như ở các nước có nên kinh tế phát triển và các nước thu hút được nhiều FDI.
- Nâng cao trình độ lao động, công nhân kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời nâng cao năng lực đào tạo nghề nhằm phát triển đội ngũ công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào tỉnh cam kết đào tạo cho lao động. Quan tâm, chú trọng phát triển giáo dục nghề trong tỉnh. Có những ưu đãi, về học phí, các khoản đóng góp để thu hút người học nghề. Liên kết giữa trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh để đảm bảo khi học viên ra trường có việc làm ngay.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ