Một số chính sách liên quan đến thu hút vốn FDI của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 40)

Ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi chung của Nhà nước, Thanh Hóa đã có một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khuyến khích phát triển xuất khẩu

Để không ngừng tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh, Thanh Hóa luôn chú trọng và tập trung cải thiện môi trường đầu tư theo hướng có lợi cho nhà đầu tư nhưng phù hợp với quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam. Với quan điểm: không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn, trên cơ sở Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thanh Hoá đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng ưu đãi và tạo thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư. Những cơ chế, chính sách của Thanh Hoá tập trung vào giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, đầu tư hạ tầng, sử dụng lao động, phát triển vùng nguyên liệu và cải cách thủ tục hành chính. Tuỳ theo quy mô, tính chất của từng dự án; trên cơ sở xem xét đề nghị của các nhà đầu tư, tỉnh Thanh Hoá sẽ có những cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi để khuyến khích thu hút đầu tư, cụ thể như sau:

2.1.5.1 Đối với những lĩnh vực do luật pháp quy định (các chính sách về thuế, về đất đai)

Thanh Hóa áp dụng theo quan điểm nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định.

2.1.5.1 Đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của tỉnh 1/ Đền bù, giải phóng mặt bằng

- Tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc tổ chức thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư thực hiện dự án.

- Tuỳ theo dự án, sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Được tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích đất phù hợp để phát triển vùng nguyên liệu.

2/ Các ưu đãi khác:

- Được hỗ trợ trong tuyển dụng và đào tạo lao động.

- Được quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ việc triển khai thực hiện các dự án.

- Đối với các dự án đặc biệt, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển của tỉnh, Thanh Hóa sẽ có cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi riêng.

3/ Thủ tục hành chính:

- Thực hiện chức năng “Một đầu mối” (nhà đầu tư chỉ cần đến một cơ quan duy nhất) từ khâu hướng dẫn khảo sát ban đầu đến khi hình thành dự án, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư, cụ thể như sau:

+ Đối với dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tập trumng: Đầu mối là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi

+ Đối với các dự án còn lại (ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế): Đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Thanh Hóa.

+ Ngoài ra các nhà đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với các sở quản lý chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật để được thông tin và hướng dẫn trong những lĩnh vực chuyên ngành cụ thể.

- Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư:

+ Đối với dự án thuộc diện thẩm định: tối đa 14 ngày làm việc

Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là luôn coi lợi ích nhà đầu tư gắn với lợi ích chung của tỉnh, vì vậy sẽ cam kết cùng các nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư.

2.1.5.3 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Lễ Môn

Danh mục và điều kiện các dự án được hưởng chính sách ưu đãi:

1/ Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (BOT) thuộc danh mục được Nhà nước khuyến khích.

2/ Các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên vật liệu trong tỉnh:

- Sử dụng công nghệ sinh học, ứng dụng quy trình công nghệ mới trong sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; thức ăn cho người và vật nuôi; kích tố trong sinh sản, phân bón sinh học đạt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến;

-Sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, thiết bị viễn thông; công nghiệp sản xuất phần mềm;

-Sản xuất gạch lát trang trí cao cấp, thiết bị vệ sinh cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp.

3/ Các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

4/ Các dự án sản xuất hàng dệt, may, hàng da, nhựa cao cấp, dụng cụ học tập, đồ chơi.

5/ Các ngành nghề truyền thống: trạm trỗ, khảm, sơn mài, mây tre đan mỹ nghệ, thảm lụa tơ tằm, thêu ren thủ công, đúc và gò đồng.

6/ Một số dự án đặc biệt khác được UBND tỉnh xét duyệt khi thấy cần thiết thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.

Các dự án thuộc danh mục trên đạt 1 trong các điều kiện sau:

- Suất đầu tư bình quân 20 tỷ đồng/ha.

- Sử dụng lao động địa phương trong năm bình quân từ 250 lao động/ha trở lên.

- Các dự án có giá trị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu từ 50% giá trị hàng hoá, dịch vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.

- Các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ cao (có văn bản thẩm định của các cơ quan chức năng).

- Dự án có nộp ngân sách Nhà nước từ 1,5 tỷ đồng/ha/năm trở lên (gồm thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án).

Chính sách ưu đãi:

Các dự án nằm trong danh mục nêu trên được hưởng ưu đãi đầu tư mức thấp nhất về nghĩa vụ, cao nhất về quyền lợi trong các qui định hiện hành của Nhà nước, ngoài ra còn được hưởng ưu đãi đầu tư như sau:

a) Đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp Lễ Môn: - Được miễn 10 năm tiền thuê đất (theo giá nguyên thổ) kể từ khi ký

hợp đồng thuê đất.

- Ngân sách tỉnh cấp toàn bộ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

b). Đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư nằm trong danh mục thu hút đầu tư, được lựa chọn đầu tư vào khu công nghiệp Lễ Môn:

- Được hưởng giá thuê lại đất có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh ở mức thấp nhất so với tất cả các khu công nghiệp trong cả nước. Phần chênh lệch giữa giá cho thuê đất của Công ty kinh doanh hạ tầng do UBND tỉnh phê duyệt, với giá thuê đất thấp nhất (được UBND tỉnh thông báo hàng năm) do ngân sách tỉnh thanh toán cho Công ty kinh doanh hạ tầng thay cho doanh nghiệp thuê đất.

- Trong 5 năm đầu được ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ vốn đầu tư bằng 10% thuế VAT doanh nghiệp thực nộp hàng năm (phần ngân sách tỉnh được hưởng).

- Được miễn lệ phí tuyển dụng lao động.

- Các dự án có sử dụng thường xuyên từ 500 lao động trở lên, theo thể loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, được ngân sách tỉnh hỗ trợ

thu hút lao động một lần 1.000.000 đ/1 lao động.

- Các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 -2005, có đào tạo công nhân kỹ thuật cao (thời gian đào tạo liên tục từ 2 năm trở lên) được ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo cho mỗi lao động.

2.1.5.4 Chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Chính sách khuyến khích xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh, có tham gia xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác.

Đối tượng áp dụng chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu là khối lượng hoặc trị giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh hoá, được đơn vị tổ chức xuất khẩu, tính theo trị giá FOB tại cửa khẩu Việt nam.

Nội dung chính sách khuyến khích:

1/ Chính sách khuyến khích hoạt động xúc tiến Thương mại:

Tỉnh khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến Thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu như hội thảo Thương mại, hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể hàng năm, UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác xúc tiến Thương mại, khảo sát và tìm kiếm thị trường xuất khẩu để thực hiện nhiệm vụ chung của Tỉnh. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% chi phí cho Cán bộ, Công chức, 50% chi phí cho Doanh nhân là thành viên tham gia các đoàn này.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu của tỉnh, được giảm 50% chi phí thuê gian hàng khi tham gia các hội chợ tổ chức trên địa bàn tỉnh.

2/ Chính sách thưởng khuyến khích xuất khẩu:

- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng xuất khẩu: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch hàng năm do cấp có thẩm quyền giao và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 20% trở lên so với năm trước

liền kề, với giá trị tuyệt đối từ 100.000 USD trở lên được thưởng 1% trên giá trị tăng trưởng, mức tối đa là 50 triệu đồng.

- Thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới:

Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp mặt hàng (hoặc một chủng loại của mặt hàng) sản xuất tại Thanh Hoá, chưa nằm trong danh mục hàng xuất khẩu của tỉnh, lần đầu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, đạt giá trị 50.000 USD trở lên, được thưởng 1% trên giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó, mức tối đa là 50 triệu đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra thị trường xuất khẩu mới chưa nằm trong danh mục thị trường xuất khẩu của tỉnh, đạt giá trị 50.000 USD trở lên, được thưởng 1% giá trị kim ngạch xuất khẩu, mức tối đa là 50 triệu đồng.

- Thưởng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu:

Căn cứ vào tình hình thị trường thế giới và những thế mạnh của địa phương, tỉnh đặc biệt khuyến khích xuất khẩu các loại hàng hoá sau:

+ Hàng nông, lâm, thuỷ sản. + Hàng thủ công, mỹ nghệ.

Danh mục hàng hoá đặc biệt khuyến khích xuất khẩu do UBND tỉnh ban hành hàng năm.

- Doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất, chế biến, hoặc ký hợp đồng với cơ sở sản xuất chế biến trong tỉnh để thu mua và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng trong danh mục đặc biệt khuyến khích xuất khẩu, được thưởng như sau:

+ Xuất khẩu 500 tấn lạc nhân trở lên được thưởng 30.000 đ/tấn. + Xuất khẩu 100 tấn vừng trở lên được thưởng 100.000 đ/ tấn.

+ Xuất khẩu 1.000 tấn rau, củ, quả trở lên được thưởng 30.000 đ/ tấn. + Xuất khẩu 300 tấn cà phê trở lên được thưởng 50.000đ/ tấn.

+ Xuất khẩu 300 tấn thịt súc sản trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn. + Xuất khẩu 20 tấn tơ tằm trở lên được thưởng 200.000 đ/ tấn.

+ Xuất khẩu 100.000 USD hàng thủ công mỹ nghệ trở lên được thưởng 150 đ/1USD.

Mức thưởng theo giá kim ngạch được quy ra tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên Ngân hàng công bố tại thời điểm xét thưởng.

Giám đốc Doanh nghiệp được sử dụng 40% các khoản kinh phí thưởng ở mục 2, 3 nêu trên để thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có công sức đóng góp vào thành tích chung của Doanh nghiệp. Số còn lại được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

3/ Hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu:

- Doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý kinh doanh có hiệu quả, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 3 triệu USD trở lên, được ưu tiên xem xét bổ sung vốn theo khả năng ngân sách hàng năm.

- Doanh nghiệp Nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thu mua nông sản thời vụ tạm trữ để xuất khẩu, được xét hỗ trợ 50% lãi xuất tiền vay vốn Ngân hàng trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng.

4/ Hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu tổ chức đào tạo, dạy nghề cho từ 50 lao động là người có hộ khẩu ở Thanh Hoá, xuất khẩu ổn định từ 6 tháng trở lên, được tỉnh hỗ trợ 350.000 đồng cho một lao động.

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w