Mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

4.2.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế, đưa Thanh Hoá thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo, chậm phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tạo tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.

Thứ nhất: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, công khai, minh bạch nhằm thu hút vốn đầu tư.

Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Tăng thu ngân sách, thực hiện thành công các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của tỉnh.

Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ triển khai, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư.

4.2.2.2.Mục tiêu cụ thể

-Phấn đấu năm 2014, tỉnh Thanh Hóa sẽ thu hút thêm mới 7 sự án đầu tư, tăng 3 dự án so với năm 2013

-Quy mô bình quân mỗi dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Thanh Hóa đạt 20 triệu USD/dự án.

-Cơ cấu các dự án FDI vào tỉnh vẫn đảm bảo theo định hướng phát triển của tỉnh là tăng lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ giảm lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp xong vẫn chú trọng đến khu vực Nông nghiệp vì Thanh Hóa là tỉnh thuần nông. Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực: 60% vào công nghiệp-xây dựng, 30% vào dịch vụ và 10% vào phát triển nông nghiệp.

-Tăng cường hình thức liên doanh của các doanh nghiệp đầu tư. Tỷ lệ hình thức liên doanh và 100% vốn ĐTNN lần lượt là 80%-30%

-Thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh, cụ thể là tăng từ 11 nhà đầu tư tính đến 31/12/2013 lên 20 nhà đầu tư vào năm 2014. Mở rộng các dối tác sang các khu vực châu Âu, châu Mĩ chứ không dứng lại ở các nhà đầu tư châu Á.

-Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh hoàn thành dự án quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địa bàn, bàn giao và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Giảm thiểu quy mô các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi sang hình thức cổ phần, tăng số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa từ 34 doanh nghiệp lên 40 doanh nghiệp vào 2014.

-Hướng tới việc phân bổ đều các dự án FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh, đồng thời các khu công nghiệp này cũng được phân bổ đồng đều theo các đại phương, phù hợp với đặc điểmtừng vũng miền.

-Đóng góp từ khu vực có vốn ĐTNN đóng góp khoảng 15% doanh thu cả năm vào Ngân sách Nhà nước.

-Tiếp tục thu hút nguồn lao động dồi dào của tỉnh vào làm việc trong các doanh nghiệp, cố gắng đến 2014, số lượng lao động làm việc trong khu vực có vốn ĐTNN là 20.000, thu nhập bình quân của lao động là 400 triệu đông/người/năm.

-Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phấn đấu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

vốn đầu tư dùng cho việc mua sắm trang thiết bị lên khoảng 60%; tăng lượng thiết bị mý móc lắp đặt mới lên 80%; tăng số doanh nghiệp có trình độ tiên tiến lên 60%.

Một phần của tài liệu “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w