1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của chất lượng dịch vụ và chi phí logistics của các doanh nghiệp logistics tới Động lực hợp tác của doanh nghiệp xuất – nhập khẩu việt nam

65 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động của Chất Lượng Dịch Vụ và Chi Phí Ngành Logistics của Các Doanh Nghiệp Logistics Tới Động Lực Hợp Tác của Các Doanh Nghiệp Xuất – Nhập Khẩu Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Trung Kiên
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,39 MB

Cấu trúc

  • 1. Động lực nghiên cứu (9)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 5. Kết cấu đề tài (11)
  • Chương I. Tổng quan nghiên cứu (13)
    • 1.1. Định nghĩa và giả thuyết (13)
      • 1.1.1. Doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu (13)
      • 1.1.2. Dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics (14)
      • 1.1.3. Hành vi người mua doanh nghiệp (15)
      • 1.1.4. Quá trình ra quyết định kinh doanh (16)
    • 1.2. Khía cạnh của hiệu suất dịch vụ logistics thuê ngoài (18)
    • 1.3. Quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics (21)
    • 1.4. Thực trạng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu tại Việt Nam (27)
    • 1.5. Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu (28)
    • 1.6. Mẫu nghiên cứu (31)
    • Chương 2: Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.1. Phạm vi nghiên cứu (33)
      • 2.2. Quy mô đo lường (33)
      • 2.3. Thiết kế bảng câu hỏi (35)
        • 2.3.1. Thông tin cơ bản (35)
        • 2.3.2. Bảng câu hỏi và phương pháp lấy mẫu (36)
        • 2.3.3. Kích thước mẫu (36)
        • 2.4.1. Hồi quy Logistics (37)
        • 2.4.2. Mô hình cây phân loại (the classification tree) (40)
    • Chương 3: Phân tích dữ liệu (43)
      • 3.1. Dữ liệu nhân khẩu học (43)
      • 3.2. Thống kê mô tả (45)
        • 3.2.1. Phân tích hồi quy logistics (45)
        • 3.2.3. Phân tích mô hình cây phân loại (50)
    • Chương 4. Khuyến nghị và đề xuất giải pháp (55)
      • 4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí (55)
      • 4.2. Khuyến nghị doanh nghiệp logistics đối với Hiệp hội và Cơ quan quản lý Nhà nước (57)
        • 4.2.1. Khuyến nghị doanh nghiệp logistics đối với Hiệp hội (57)
        • 4.2.2. Khuyến nghị Cơ quan quản lý Nhà nước (58)
  • Tài liệu tham khảo (61)

Nội dung

Từ những năm 1970, có rất nhiều các bài nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần LSP nhưng mới chỉ có 1 bài nghiên cứu chính thức nghiên cứu vấn đề sử dụ

Động lực nghiên cứu

Trong những năm gần đây, thuê ngoài logistics đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà logistics (Knemeyer et al., 2003) Các nhà nghiên cứu đã báo cáo về việc thuê ngoài phần hậu cần từ một số quan điểm bao gồm tổng quan về ngành, chìa khóa để các mối quan hệ thuê ngoài hậu cần thành công, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài hậu cần, và quan điểm quốc tế về thuê ngoài hậu cần (Murphy và Poist

2000 và các cộng sự) (Knemeyer et al., 2003) Thật vậy, các công ty đã cố gắng tăng hiệu quả bằng cách thuê ngoài các nhiệm vụ không được coi là một năng lực kinh doanh cốt lõi Để đảm bảo những kết quả mong đợi này, các quy trình thuê ngoài hậu cần phải được quản lý với sự quản trị phù hợp cơ chế, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp (Zhu et al., 2017) Xu hướng một số doanh nghiệp thuê ngoài để tiết kiệm chi phí đang dần mở rộng vì họ thường gặp khó khăn trong việc tự nội lực đảm nhiệm để giảm thiểu chi phí này, và thậm chí có thể làm tăng chi phí trừ khi được quản lý đúng cách

Thuê ngoài đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp (Juettner et al., 2003) Các tổ chức đã lặp đi lặp lại xem xét một loạt các chiến lược cắt giảm chi phí đồng thời tăng cường hoạt động hiệu quả nhờ chuyên môn hóa Đặc biệt đối với ngành Logistics đang được đề cập thì thuê ngoài logistics, từ một nghiệp vụ nhỏ như việc kê khai hải quan cho đến vận tải quốc tế, truyền tờ khai, swift B/L, thông quan hải quan,… là những nghiệp vụ là “lõi sống” của các công ty cung cấp dịch vụ Logistics

Tại Việt Nam, ngành Logistics đang trở thành một trong những ngành phát triển mũi nhọn, tăng trưởng 14 – 16% với quy mô đạt 40 – 42 tỷ USD/năm, các công ty forwarder (Logistics services provider) ngày một cạnh tranh và phát triển Do đó, hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ chức năng logistics của một doanh nghiệp Theo sau đó là một quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) phù hợp là rất quan trọng đối với thành công của công ty sản xuất/xuất - nhập khẩu Từ những năm 1970, có rất nhiều các bài nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (LSP) nhưng mới chỉ có 1 bài nghiên cứu chính thức nghiên cứu vấn đề sử dụng dịch vụ thuê ngoài Logistics của các doanh nghiệp sản xuất/xuất – nhập khẩu tại Việt Nam Việc xem xét và tham khảo các bài nghiên cứu trước là điều rất cần thiết và ý nghĩa để em có thể tìm ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định của công ty xuất – nhập khẩu đối với các LSP, từ đó em sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để tiến hành kiểm định với dữ liệu tại Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Đi sâu vào tìm hiểu, em mong muốn đưa ra cái nhìn về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và chi phí với động lực hợp tác của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu Bài viết sẽ đi đo lường và đánh giá kết quả phục vụ cho 2 bên Thứ nhất là các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu, thứ hai là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thông qua trả lời 2 câu hỏi:

- Doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu: nghiên cứu này xác định tác động của chất lượng dịch vụ hay chi phí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics

- Nhà cung cấp dịch vụ Logistics: Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần có thể sắp xếp thông tin và các dịch vụ được coi là quan trọng đáng kể đối với các khách hàng là những người doanh nghiệp Xuất - Nhập khẩu từ sự hiểu biết về các yếu tố quyết định chính của khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm R 4.3.0 và giao diện làm việc là Rstudio Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng là - Hồi quy Logistics - Mô hình Cây phân loại để dự đoán và định lượng một cách chính xác và phù hợp nhất với chủ đề nghiên cứu của bài này.

Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu được chia làm 4 chương, được trình bày rõ ràng theo nội dụng và kết quả của từng chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Giống như các bài nghiên cứu khác, Chương này giới thiệu các định nghĩa cơ bản cho việc giới thiệu đề tài, làm rõ những khái niệm cơ bản về các đối tượng liên quan đến đối tượng nghiên cứu của bài Tiếp theo đó, bài viết làm rõ các quy trình chung và riêng – là nguyên nhân “nguyên thủy” của mục tiêu nghiên cứu, thực trang của quy trình riêng (ngành Logistics) tại Việt nam, từ đó xác định kích thước (biến nghiên cứu) và đề ra giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Sau khi có giả thuyết nghiên cứu được đề ra tại Chương 1 thì ở chương này sẽ trình bày rõ ràng các yếu tố, thông tin cần thiết để làm “tài nguyên” cho quá trình tính toán định lượng, chạy mô hình như phạm vi nghiên cứu, quy mô nghiên cứu, thiết lập bộ câu hỏi khảo sát Có các “tài nguyên” này rồi, ta sẽ làm rõ quy trình phân tích dữ liệu của bài nghiên cứu này

Chương 3: Phân tích dữ liệu

Chương này được chia làm 2 mục phân tích phù hợp với thiết kế bảng biểu câu hỏi ở Chương 2 Mục thứ nhất là phân tích các yếu tố nhân khẩu học Mục thứ hai là phân tích các thông kê mô tả - kết quả của quá trình hồi quy và các mô hình Từ đó đưa ra các nhận xét và kết luận, phản hồi lại các giả thuyết đã được đặt ra ở

Chương 1, nêu ra những đóng góp về mặt lý thuyết, ý nghĩa thực tiễn

Chương 4: Khuyến nghị và đề xuất giải pháp

Từ các kết quả được chỉ ra ở Chương 3, Chương này khuyến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo và đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics và các bên khác có liên quan.

Tổng quan nghiên cứu

Định nghĩa và giả thuyết

1.1.1 Doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu

- Doanh nghiệp Xuất khẩu: là các doanh nghiệp sản xuất có hoạt động Xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ

Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp Nhập khẩu: là các doanh nghiệp sản xuất có hoạt động Nhập khẩu hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Mỗi quốc gia có những tiêu chí riêng để xác định quy mô của doanh nghiệp Tại Việt Nam, chưa có nghị định chính thức nào về doanh nghiệp quy mô lớn, nhưng định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại nghị định số 39/2018/NĐCP ngày

11 tháng 3 năm 2018 của chính phủ Việt Nam Trong đó:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có số lượng bình quân lao động có tham gia bảo hiểm không quá 10 người/năm và tổng doanh thu không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

- Doanh nghiệp nhỏ có số lượng trung bình lao động có tham gia bảo hiểm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng (“Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất,” n.d.)

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với số lượng trung bình nhân viên không quá 200 người và doanh thu hàng năm không quá VND

200 tỷ hoặc tổng số vốn không quá 100 tỷ đồng (“Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất,” n.d.)

Phần còn lại sẽ được quy định là doanh nghiệp quy mô lớn

Ngoài ra, Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng và hội nhập kinh tế toàn cầu thuộc top đầu thế giới, rất nhiều các công ty thương mại ra đời, đó là:

- Công ty thương mại Xuất khẩu: được hiểu cơ bản là một công ty độc lập thực hiện việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các công ty tham gia vào xuất khẩu Các dịch vụ đó sẽ bao gồm nhập kho, vận chuyển, bảo hiểm và đại diện thanh toán cho khách hàng

Bên cạnh đó, các công ty thương mại xuất khẩu có thể giúp các chủ thể là các nhà sản xuất tìm người mua ở nước ngoài và cung cấp cho họ thông tin thị trường khác

- Công ty thương mại Nhập khẩu: được hiểu là một công ty có hoạt động nhập khẩu, một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và được thành lập theo pháp luật Việt Nam Các công ty này hoạt động với mục đích mua vào – bán ra trong nước hoặc hoạt động theo hình thức nhập khẩu ủy thác

Trong bài nghiên cứu này, như đã trình bày tại phần Mở đầu, đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp XNK, tức là các doanh nghiệp có hoạt động Xuất – Nhập khẩu và mối tương quan hợp tác với các doanh nghiệp Logistics dựa trên các yếu tố chất lượng và chi phí như thế nào

1.1.2 Dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics

- Dịch vụ logistics: là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển (được thực hiện bằng phương tiện vận tải đơn phương thức hoặc đa phương thức), gom hàng, lưu kho, xử lý, đóng gói hoặc phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn đối với các vấn đề hải quan và tài chính, khai báo hàng hóa cho các mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu hoặc mua thanh toán hoặc các chứng từ liên quan đến hàng hóa (“About Freight-Forwarding,” n.d.)

- Nhà cung cấp dịch vụ logistics: đúng như tên gọi, nhà cung cấp dịch vụ logistics là một bên thứ 3, là cầu nối trung gian giữa người mua và người bán trong các bất kì các hoạt động nào liên quan đế giao nhận vận tải hay vận chuyển, kết nối hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đàm phán với các hãng tàu, hoặc các dịch vụ vận chuyển khác, và cuối cùng phối hợp với tất cả các bên liên quan

1.1.3 Hành vi người mua doanh nghiệp

Hành vi mua hàng có thể được xem như quá trình mà một tổ chức thực hiện khi mua hàng hóa và dịch vụ Nhìn chung, định nghĩa này đặc trưng cho quá trình quyết định mua bao gồm các giai đoạn khác nhau Vì quyết định mua hàng, từ góc độ lợi nhuận, có tác động đáng kể đến hiệu suất của công ty Và vì quyết định mua hàng ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của người mua doanh nghiệp do chất lượng của đầu vào có tác động đến chất lượng đầu ra và cuối cùng là sự thành công của một công ty trên thị trường, do đó các yếu tố quyết định hành vi mua hàng của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu nói riêng thực sự rất quan trọng Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của bài viết này để tìm ra những yếu tố là “căn cứ” để ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

Khi cố gắng hiểu hành vi mua của doanh nghiệp, các nhà tiếp thị phải tìm câu trả lời cho một số vấn đề phức tạp: “Loại quyết định mua hàng nào doanh nghiệp thực hiện?”, “Làm thế nào để họ lựa chọn giữa các nhà cung cấp khác nhau?”, “Các quyết định sẽ do ai đưa ra?”, “Quá trình ra quyết định mua hàng của doanh nghiệp là gì?”,

“Yếu tố nào tác động đến quyết định mua của doanh nghiệp?” Một mô hình đơn giản của hành vi mua của tổ chức được thể hiện trong hình

Hình 1.1 Quy trình hành vi mua của tổ chức

Mô hình hành vi mua của doanh nghiệp cho thấy 4 yếu tố trong marketing bao gồm 4P (sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mãi) và ảnh hưởng của môi trường của tổ chức chẳng hạn như kinh tế, công nghệ, chính trị, và văn hoá tạo ra phản ứng của người mua

Khía cạnh của hiệu suất dịch vụ logistics thuê ngoài

Hiệu suất dịch vụ logistics thuê ngoài được đánh giá dựa vào thang đo về chất lượng dịch vụ được xác định bởi Parasuraman et al vào năm 1985 và 1988 Nghiên cứu xác định năm khía cạnh cụ thể của chất lượng dịch vụ: Độ tin cậy (khả năng thực hiện dịch vụ mà các LPS đã giới thiệu một cách đáng tin cậy và chính xác); khả năng đáp ứng (có thể cung cấp dịch vụ kịp thời, nhanh chóng cho khách hàng); đảm bảo (nhân viên hiểu biết và lịch sự, và khả năng thể hiện niềm tin và sự tự tin); đồng cảm (thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình, trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa); và hữu hình (cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài nguyên và tài liệu truyền thông) Các kích thước này được đặc trưng trong một thang đo lường có tên SERVQUAL, đo lường

Mô tả những yêu cầu chung Đặc điểm kĩ thuật sản phẩm

Tìm kiếm nhà cung cấp Đề nghị lời chào Lựa chọn nhà cung cấp Đàm phán rõ quy trình đặt hàng Đáng giá hiệu quả chất lượng dịch vụ như sự khác biệt giữa yêu cầu về chất lượng của khách hàng trước giao dịch và kỳ vọng của họ về chất lượng dịch vụ sau khi được sử dụng

Một số nghiên cứu đã ghi nhận tầm quan trọng của các khía cạnh chất lượng dịch vụ như đã được nói cụ thể bên trên đối với người dùng cuối cùng, hoặc đối với khách hàng bán lẻ (Crompton và Mackay (1989); Johnson và cộng sự (1988); Berry và Parasuraman (1991); Babakus và Mangold (1989); Quả mọng (1995); Bojanic (1991); Parasuraman et al (1991); Xe hơi (1990); Zeithaml et al (1990); và Zeithaml, (2000))

Dữ liệu thực nghiệm cho thấy sự phân định 5 nhân tố tác động hiện nay là mâu thuẫn được đo bằng các hình thức khác nhau của ngành công nghiệp dịch vụ (Cronin và Taylor (1992); Babakus và Boller (1992); Xe hơi (1990); và Finn và Lamb (1991) Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn khi mô phỏng các kích thước SERVQUAL trong bối cảnh của dịch vụ (Bienstock et al (1997)) Một lý do tiềm ẩn cho sự không nhất quán kết quả là các phép đo chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các lĩnh vực khác nhau

Nó đặc biệt phù hợp với các dịch vụ công nghiệp như hậu cần, dựa vào các hoạt động cụ thể hướng vào các lô hàng thực tế và hành vi vô hình hướng vào suy nghĩ và thái độ (Lovelock, 1983) Brown và cộng sự (1993) do đó khuyến khích các nhà nghiên cứu nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề quan trọng đối với chất lượng dịch vụ trong các trường hợp khác nhau và thay đổi thang đo SERVQUAL cho phù hợp Một lí do logic khác là một khung khái niệm tổng quát hơn vẫn chưa được xác định

Stank và cộng sự (1999) đã sử dụng phép đo SERVQUAL để tạo ra nhiều khái niệm tổng quát về hiệu suất thuê ngoài dịch vụ hậu cần Họ khái niệm hóa hai khía cạnh chính của thuê ngoài logistics: hiệu suất hoạt động và hiệu suất mối quan hệ Hoạt động hiệu suất bao gồm hai yếu tố chính: độ tin cậy (đã nhận diện được độ tin cậy và độ chính xác của nhà cung cấp dịch vụ (Parasuraman et al., 1985) đề cập đến chất lượng yếu tố nhất quán của hiệu suất hoạt động) và giá cả Khả năng đáp ứng, tính đảm bảo và sự đồng cảm của Parasuraman et al đã được bao gồm trong hiệu suất về mối quan hệ - khía cạnh thứ hai của hiệu suất dịch vụ trong nghiên cứu của họ Mặc dù nghiên cứu ban đầu của Parasuraman và cộng sự đã xác định giá hoặc chi phí dịch vụ thuê ngoài trở thành một phần của liên hệ, Stank et al nhấn mạnh rằng chi phí chính là yếu tố chính, quyết định hiệu suất dịch vụ hậu cần thuê ngoài trong ngành logistics Chi phí được đặc trưng như một phần đặc biệt thứ ba của hiệu suất dịch vụ hậu cần, khác biệt và tách biệt với hiệu suất hoạt động và hiệu suất mối quan hệ Bằng chứng khác cho cách tiếp cận này được cung cấp bởi Sơ đồ chiến lược chung của Porter, trong đó dẫn đầu về chi phí (trái ngược với chất lượng khác biệt) có xu hướng là một con đường đơn giản nhưng khả thi để cạnh tranh lợi thế (Porter 1980;

1985) Nhưng trên thực tế hiện nay, với mức tăng trưởng vượt bậc trong ngành logistics thế giới (tốc độ tăng trưởng 14 – 16%), ngành logistics tại Việt Nam ngày một có sự cạnh tranh và do đó, quy mô, chất lượng dịch vụ cũng vì thế mà ngành càng được nâng cao Vì theo lẽ đương nhiên đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào trong bất kể ngành nào, nếu không có cạnh tranh thì sẽ không thể có phát triển Các doanh nghiệp logistics được ra đời ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu Xuất – Nhập khẩu, nhưng chủ yếu đang là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít có được một doanh nghiệp lớn logistics lớn nào của người Việt Nam để so sánh với Evergreen hay Maersk,… Do đó, một thực tế đang diễn ra và có xu hướng sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng nhất đến hiệu suất dịch vụ thuê ngoài logistics đặt ở sự chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng (thuộc hiệu suất hoạt động) và niềm tin (thuộc hiệu suất mối quan hệ) Lúc này, yếu tố chi phí sẽ không còn là yếu tố chính nhất trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics, thay vào đó là khuynh hướng trọng hiệu suất hoạt động, mối quan hệ

Luận theo xu hướng này, ta có thể đưa ra có tiền giả thuyết: Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân lực): sẽ có khuynh hướng chịu tác động của yếu tố hiệu suất hoạt động và yếu tố chi phí Đối với những doanh nghiệp lớn (trên 500 nhân lực): sẽ có khuynh hướng chịu tác động của yếu tố hiệu suất hoạt động Đối với những doanh nghiệp FDI: do các doanh nghiệp này hoạt động cùng một chuỗi các công ty khác, do đó sẽ có khuynh hướng dựa vào yếu tố hiệu suất mối quan hệ và yếu tố hiệu suất hoạt động là chủ yếu.

Quy trình thuê ngoài dịch vụ logistics

“Outsourcing” là một quyết định chiến lược để ký hợp đồng với một hoặc nhiều hoạt động cần thiết của doanh nghiệp cho một chuyên gia bên thứ ba (Browne và Allen

2001) Thuê ngoài hậu cần hay là thuê ngoài logistics đã ngày càng phát triển (Boyson và cộng sự 1999; Laarhoven, Berglund, và Peters 2000) Các dịch vụ hậu cần có khả năng nhất được thuê ngoài là các hoạt động hỗ trợ, chẳng hạn như như phương tiện giao thông (Bardi và Tracey 1991; Fernie 1999) Một số chức năng chiến lược có thể được thuê ngoài bao gồm hệ thống thông tin hậu cần quản lý tems và quản lý hàng tồn kho (Leahy, Murphy, và Poist 1995; Lieb)

Một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các quy trình thuê ngoài và cách nó hoạt động trong các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu thuê ngoài dịch vụ logistics Zoran và cộng sự (2007) kết luận rằng mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về các vấn đề nhưng chỉ có một vài khung mô hình đại diện cho các giai đoạn thực tế và cấu trúc của toàn bộ quá trình thuê ngoài Nghiên cứu mô tả các giai đoạn chính như: chuẩn bị, (các) nhà cung cấp lựa chọn, chuyển đổi, quản lý mối quan hệ và xem xét lại Các câu hỏi như thế nào, ở đâu, tại sao, khi nào, có hay không, trong số những câu hỏi khác là đã trả lời trong giai đoạn chuẩn bị Vấn đề chọn ai và không chọn ai từ một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng đã được xác định và đủ điều kiện đã được giải quyết trong giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp Giai đoạn tiếp theo thảo luận về giai đoạn chuyển tiếp quản lý các vấn đề về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp dịch vụ đã hợp tác Tổng quan hiệu suất của toàn bộ quá trình được kiểm tra trong giai đoạn cuối cùng Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về hiệu suất thuê ngoài logistics kết luận rằng nó phức tạp (Deepen và cộng sự (2008); Knemeyer và cộng sự (2004); Stank và cộng sự (2003))

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài logistics cần có chiến lược, cẩn trọng, và thận trọng để phù hợp với các mục tiêu của tổ chức Các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics nên bắt đầu một cách lý tưởng bằng cách hiểu lý do đằng sau những thất bại khi thuê ngoài cái mà thúc đẩy các tổ chức hướng tới tự thực hiện bằng nguồn lực nội tại (Bandeira et al., 2015) Chi phí, mức độ dịch vụ, tích hợp CNTT, an ninh chuỗi cung ứng, thiếu mối quan hệ tin cậy là một số lý do có thể được cho là nguyên nhan để các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu chọn sử dụng nguồn lực nội tại của doanh nghiệp để đảm nhiệm quá trình xuất – nhập khẩu (Langley, 2010) Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics được coi là một quá trình ra quyết định đa tiêu chí và các nhà nghiên cứu đã phát triển các khung mẫu các tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp thành một cấu trúc phân cấp (Hwang và Shen, 2015) Ngoại trừ tầm quan trọng của tiêu chí trên, các nguyên cứu này tập trung vào các yếu tố mối quan hệ của họ về tổ chức chiến lược Phần lớn các nghiên cứu được công bố đã tập trung vào các khía cạnh hoạt động của họ do đó bỏ qua tầm quan trọng chiến lược thuê ngoài logistics cũng như tầm quan trọng của một mối quan hệ đối tác hợp tác để mang lại kết quả cạnh tranh Landry (2011) tin rằng đặt mục tiêu không phải là nhiệm vụ chính, đạt được các mục tiêu đã xác định và duy trì với kế hoạch mới là điều quan trọng Vì vậy, việc đạt được các mục tiêu đã xác định là rất quan trọng và sắp xếp các tiêu chí đó lần lượt với việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics phù hợp là điều tối quan trọng Người ta tin rằng các mối quan hệ thuê ngoài dịch vụ logistics không thành công là do nhà cung cấp dịch vụ hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức, nhưng trên thực tế thì lại không đáp ứng được - cái mà còn chưa được xác định, truyền đạt và được hiểu dưới dạng văn bản rõ ràng (Lynch, 2004) Bài viết này sẽ chỉ ra quyết định sử dụng dịch vụ từ LSP thường khác với quyết định chọn các nhà cung cấp thay thế như người vận chuyển, hãng tàu, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, v.v nhưng các tiêu chí được sử dụng để đánh giá các nhà cung cấp thay thế là tương tự nhau – chi phí, chất lượng dịch vụ, độ tin cậy, tính linh hoạt và khả năng đáp ứng

Brooks (1983) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hãng tàu của khách hàng tại thị trường Canada Vào thời điểm hơn 30 năm trước, không có nhiều nghiên cứu học thuật về chủ đề này, và các khái niệm nghiên cứu được phát triển vẫn còn nguyên vẹn Brooks đã xác định được 15 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hãng vận chuyển, trong đó cước vận chuyển được phần trăm khách hàng đánh giá là quan trọng nhất, tiếp theo là tần suất các chuyến tàu khởi hành trong tuần, danh tiếng và thời gian vận chuyển

Theo Kokkinis, G và cộng sự (2006) nghiên cứu thì các LPS nói rằng yêu cầu chính cảu các khách hàng của họ là độ tin cậy về thời gian giao hàng và độ chính xác của thông tin, cùng với sự tương tác cá nhân, tiếp theo là sự an toàn của giao thông vận tải, tất cả đều liên quan đến chất lượng của dịch vụ Giá thấp là tiêu chí quan trọng nhưng kém quan trọng hơn tiêu chí chất lượng

Pedersen và Gray (1998) đã thực hiện một nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn hãng tàu của các nhà xuất khẩu Na Uy, theo đó các tiêu chí được chia thành bốn chính các nhóm:

- Nhóm yếu tố về giá: giá cước thấp, chương trình chiết khấu, sự chênh lệnh giữa chi phí thực tế và chi phí ước tính

- Nhóm yếu tố thời gian: thời gian vận chuyển ngắn, độ tin cậy về thời gian giao hàng, nhiều chuyến tàu khởi hành trong tuần

- Nhóm yếu tố an toàn: ít mất mát hư hỏng hàng hóa, khả năng truyền tải, xếp/dỡ hàng hóa tại cảng trung chuyển, kiểm soát thời gian giao nhận, kiến thức về cầu cảng

- Nhóm yếu tố dịch vụ: hợp tác với các hãng tàu, khả năng đáp ứng vận chuyển các lô hàng đặc biệt, sẵn sàng đáp ứng việc giao hàng gấp

Trong 4 nhóm trên, nhóm yếu tố Giá được đánh giá là quan trọng hơn cả so với các nhóm khác, kể cả đối với hàng hóa có giá trị cao, chỉ có 50% doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng thời gian trong nhóm yếu tố Thời gian quan trọng hơn giá cả Điều này được giải thích bởi Pedersen et al vì hai lý do chính Thứ nhất, Na Uy là quốc gia có chi phí cao bửi vì địa hình, đặc điểm địa lý, khoảng cách vận chuyển và hạn chế của sức cạnh tranh nội địa Thứ hai, xuất khẩu chính của Na Uy là nguyên liệu thô, nhạy cảm về giá Điều này đã dẫn đến một nhóm yếu tố về giá được coi là quan trọng nhất khi nhà xuất khẩu chọn hãng tàu

Tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Kofteci et al (2010) tiến hành khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xi măng về việc lựa chọn phương thức vận chuyển với

4 yếu tố chính: chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, độ tin cậy của thời gian vận chuyển và độ an toàn của hàng hóa

Kết quả cũng cho thấy “độ tin cậy” được coi là yếu tố quan trọng nhất khi khách hàng lựa chọn phương thức vận chuyển, và yếu tố "chi phí vận chuyển” có mức độ quan trong ngang bằng “độ tin cậy” Trong khi đó, khách hàng không mấy quan tâm về

“An toàn” (mức độ tổn thất của hàng hóa) do tính chất hàng hóa là xi măng Nghiên cứu của Tuna (2002) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy giá cước không phải là yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn nhà vận chuyển, trong khi đó nhân tố giá trị dịch vụ chính là điều mà khách hàng quan tâm Nghiên cứu được thực hiện với 24 quan sát và nhóm nhân tố “độ tin cậy và năng lực cạnh tranh” được đánh giá là quan trọng nhất khi chọn hãng tàu, bao gồm cả việc: đáp ứng khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, giao hàng đúng thời gian thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, gửi báo giá chính xác, phát hành chứng từ chính xác và nhanh chóng, không có hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển Trong đó tiêu chí “phản hồi khiếu nại nhanh chóng” là lựa chọn hàng đầu từ khách hàng Ngoài ra đề tài còn đề cập đến sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác khi lựa chọn hãng tàu như “hoạt động hỗ trợ”, “Dịch vụ giá trị gia tăng”, "Thiết bị vận tải"

Lu, C S (2003) đã nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics (nhà vận chuyển) ở Đài Loan và so sánh về tầm quan trọng của các tiêu chí này từ hai góc độ của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và khách hàng trực tiếp Từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ vận tải, tiêu chí quan trọng nhất bao gồm kiến thức và khả năng giải quyết các vấn đề của nhân viên sales, phản hồi nhanh chóng các khiếu nại của khách hàng, khả năng nhận hàng và chứng từ chính xác Trong khi đó, khách hàng trực tiếp đánh giá các tiêu chí lựa chọn thứ tự quan trọng nhất đó là các tài liệu chính xác, độ tin cậy của tiến độ lịch trình chuyến tàu, khả năng nhận hàng và phản hồi khiếu nại nhanh chóng Sự khác biệt này buộc các nhà cung cấp dịch vụ vận tải phải xem xét và thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bởi vì theo quan điểm tiếp thị, “bán thứ khách hàng cần chứ không bán thứ bạn có sẵn.” Premeaux (2007) cũng điều tra sự khác biệt giữa người gửi hàng (người bán) và hãng tàu khi đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn dịch vụ vận chuyển tại thị trường Mỹ Với 36 tiêu chí đánh giá, có 9 tiêu chí khác nhau, trong đó 5 tiêu chí được khách hàng đánh giá quan trọng hơn và bốn tiêu chí còn lại được các hãng tàu đánh giá cao hơn Trong khi khách hàng quan tâm nhiều đến yếu tố phản ứng của người vận chuyển đối với trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống bất ngờ, tỷ giá linh hoạt, thông tin cung cấp cho khách hàng, dịch thuật khi tra cứu thông tin qua internet Các hãng tàu đánh giá cao danh tiếng, sự hợp tác giữa hãng tàu và khách hàng, kiến thức của nhân viên sales về nhu cầu của khách hàng và kết quả hoạt động của hãng tàu trong quá khứ Khi có sự khác biệt trong các tiêu chí lựa chọn, có một khoảng cách trong mức độ hài lòng giữa dịch vụ do hãng tàu cung cấp với sự mong đợi khách hàng đối với dịch vụ đó (Wong, 2007)

Wong, P C C (2007) tiến hành nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc về các yếu tố ảnh hưởng đến phương tiện vận tải và việc lựa chọn hãng vận tải Luận án của Wong được thực hiện trong 5 năm từ 2002 đến 2007 Dữ liệu phân tích được được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 82 câu hỏi và số lượng cỡ mẫu lên tới

Thực trạng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu tại Việt Nam

Việt Nam đang là điểm sáng của thế giới trong lĩnh vực logistics, sở hữu nhiều điều kiện để thúc đẩy logistics, một ngành được ví như mạch máu của nền kinh tế Đang trên đà tăng trưởng mức 14-16% trong một năm, ngành logistics đã có những đóng góp không nhỏ, đưa hoạt động xuất, nhập khẩu trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 723 tỷ USD, tăng 10% so năm 2021 (“Logistics – chặng nước rút đến 2030,” n.d.) Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được quan tâm đầu tư, qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021

Khối lượng vận tải hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng ở mức cao trong giai đoạn từ 2015 tới nay, bình quân khoảng 17%/năm, từ mức 1,15 tỉ tấn (2015) lên 1,64 tỉ tấn (2021), đóng góp của lĩnh vực logistics vào GDP hằng năm ở mức 4 - 5% (“Thị trường logistics Việt Nam xếp hạng 11/50 thị trường mới nổi toàn cầu - Tuổi Trẻ Online,” n.d.)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất, các LSP cũng mọc lên như nấm khiến việc cung ứng dịch vụ hậu cần dịch vụ bão hòa Nhân lực logistics Việt Nam còn được đánh giá là “đông nhưng không mạnh” Minh chứng là, Việt Nam đang có hơn 30.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài có thêm nhiều lựa chọn khiến các tiêu chí lựa chọn LSP ngày càng chặt chẽ hơn Trong thực tế, một doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn không thể chỉ sử dụng một LSP do ảnh hưởng tài chính hạn chế của các LSP Bên cạnh đó, họ cũng đang sử dụng nhiều LSP cùng một lúc để tận dụng lợi thế của LSP

Doanh nghiệp sản xuất, Xuất – Nhập khẩu Việt Nam lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics như thế nào? Đây chính câu hỏi mà bài viết này sẽ phân tích và trả lời Tham khảo các bài nghiên cứu trước đây và mở rộng, phân tích vấn đề lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics đối với riêng thị trường Việt Nam, ta cũng có một số nhận xét như sau:

- Về năng lực vốn: doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu Việt Nam thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đúng với đối tượng khảo sát trong bài viết này, năng lực nguồn vốn nhìn chung có hạn chế nên họ sẽ có xu hướng quan tâm đến yếu tố chi phí bên cạnh yếu tố chất lượng

- Về yếu tố mối quan hệ: người Việt Nam nói chung và người phụ trách Xuất – Nhập khẩu nói riêng thường rất có thiện cảm với nhân viên có kiến thức nghiệp vụ, nhiệt tình, nhiệt huyết và sẵn sàng giải đáp thắc mắc

Trong phạm vi bài viết này, bài nghiên cứu sẽ trả lời hai câu hỏi:

- Chất lượng dịch vụ và chi phí ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn LSP của Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?

- Các nhà cung cấp dịch vụ logistics thích ứng với nhu cầu của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp sản xuất?

Mô hình khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu

Nhiều tác giả đã phân chia các thuộc tính chất lượng của dịch vụ logistics bằng cách sử dụng kích thước chất lượng dịch vụ - SERVQUAL Phương pháp tiếp cận chất lượng dịch vụ logistics này là một nỗ lực để hiểu sự hài lòng của khách hàng từ quan điểm từ sự khác biệt giữa nhận thức của khách hàng và dịch vụ khách hàng thực tế trên các thuộc tính (Parasuraman, et al., 1988) Việc áp dụng SERVQUAL đã phổ biến ở nhiều các ngành dịch vụ trước khi mở rộng sang lĩnh vực logistics Trong SERVQUAL, chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế về dịch vụ Kích thước của SERVQUAL được cụ thể hóa trong bảng dưới đây:

Hữu hình Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự xuất hiện của nhân viên Độ tin cậy Khả năng thực hiện được dịch vụ độc lập, chính xác như yêu cầu

Sẵn sàng giải đáp các vấn đề cho khách hàng, xử lý được các lô hàng nhanh, gấp Độ chính xác Kiến thức nghiệp vụ, phép lịch sự của nhân viên, thể hiện được sự tự tin và tin tưởng

Sự cảm nhận Quan tâm, chú ý đến hoạt động công ty của khách hàng

Nguồn: repository.vnu.edu.vn

Một số nhà nghiên cứu đã xem xét các thành phần SERVQUAL trong phương pháp tiếp cận chất lượng dịch vụ cũng có thể được sử dụng trong việc xác định các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ logistics (Kong & Mayo (1993); Bienstock, et al (1997))

Khi tiến hành xây dựng lên SERVQUAL, một số các tác giả đã sử dụng cách tích hợp ba phương pháp để xác định các yêu cầu của khách hàng: SERVQUAL, trực tiếp đặt câu hỏi cho khách hàng bởi các nhà quản lý vận tải và nắm bắt chính sách thông qua mô phỏng quá trình ra quyết định của khách hàng Nắm bắt chính sách đặc biệt hữu ích nhưng vì hai phương pháp đầu tiên thiếu tác động của các “tài nguyên” hạn chế và người trả lời có xu hướng chọn tất cả các yếu tố là quan trọng Dữ liệu đã được thu thập bằng phương pháp bảng câu hỏi khảo sát qua thư có chứa các yếu tố của tất cả ba cách tiếp cận Các thuộc tính của dịch vụ nằm trong các danh mục sau: sự đảm bảo, hữu hình, đồng cảm, khả năng đáp ứng và độ tin cậy cho SERVQUAL Trong bài nghiên cứu này cũng sẽ sử dụng kích thước SERVQUAL để khảo sát mức độ quan tâm của khách hàng theo thang đo và sự phân chia theo 5 yếu tố được chỉ ra ở bảng trên Từ đó, ta sẽ biết được người phụ trách Xuất – Nhập khẩu sẽ ưu tiên xem xét yếu tố nào trong 5 yếu tố trên – được thể hiện và phân tích từ bộ câu hỏi được phân chia và sắp xếp vào các nhóm (yếu tố)

Chi phí là một yếu tố không nằm trong kích thước SERVQUAL nhưng lại là một yếu tố có ảnh hưởng khá lớn tới động lực hợp tác của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu Vì một trong các nguyên nhân khiến cho thuê ngoài dịch vụ logistics phát triển mạnh do Kể từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, các quyết định thuê ngoài logistics đã trở thành nổi bật hơn để tránh chi phí cố định cao và yêu cầu đầu tư lớn và để đạt được lợi thế cạnh tranh (Alkhatib et al., 2015)

Dựa trên các cuộc thảo luận ở trên và mục tiêu của bài nghiên cứu này, bài viết đặt ra hai giả thuyết:

H1: Có sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Giả thuyết này được đánh giá theo các thang đo của SERVQUAl dựa vào 5 yếu tố Với kết luận có sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, ta sẽ đo lường được yếu tố nào được người phụ trách Xuất – Nhập khẩu quan tâm nhất và cụ thể là tiêu chí nào trong yếu tố được chọn đó sẽ là quan trọng nhất H2: Không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Trái ngược với H1, mục tiêu của bài viết là phân tích tác động của chi phí và chất lượng dịch vụ ngành logistics tới động lực hợp tác của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu nên trong bài nghiên cứu này sẽ có giả thuyết H2 vì giả thuyết H2 sẽ cho ta biết vì nguyên nhân nào trong nhóm yếu tố SERVQUAL mà người phụ trách Xuất – Nhập khẩu không hợp tác/ từ bỏ hợp tác với doanh nghiệp logistics đó

Khi hai giả thuyết này được nêu ra, nhiều nhận xét cho rầng hai giả thuyết này là một, nhưng trên thực tế chúng có sự khác nhau Không phải một tác động này thuộc một trong các yếu tố của kích thước SERVQUAL là điển hình cho H1 mà mặc định theo chiều tiêu cực của tác động đó sẽ tiêu biểu cho H2.

Mẫu nghiên cứu

Ta có mô hình mẫu nghiên cứu như sau:

Hình 1.3 Mô hình mẫu nghiên cứu và khái niệm

Chương 1 trình bày thông tin cơ bản từ định nghĩa các khái niệm cơ bản và sơ khai nhất của bài nghiên cứu như Doanh nghiệp XNK là gì, Doanh nghiệp Thương mại XNK là gì, thế nào là Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ Sau khi nêu ra các dịnh nghĩa và giả thuyết với nguồn thông tin tham khảo đúng từ các nguồn tài liệu như Luật Thương mại Việt Nam 2005, bài nghiên cứu đi sâu trình bày, tìm hiểu quy trình hành vi mua của tổ chức nói chung để từ đó nêu ra vấn đề thực trạng thuê ngoài (mua dịch vụ bên ngoài) logistics Để có thể hiểu về mối quan hệ thuê ngoài là như thế nào, bài viết giới thiệu về quá trình thuê ngoài, thực trạng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam

Tại chương này, mô hình khái niệm và các giả thuyết cũng đã được nêu ra để định lượng sao cho đúng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mẫu nghiên cứu cũng đã được xây dựng và xác định để phục vụ cho phần tính toán định lượng ở các chương sau Mô hình khái niệm, các giả thuyết, mẫu nghiên cứu chính là “xương sống” để các phần tiếp theo làm rõ thêm và tạo ra kết quả cho mục tiêu nghiên cứu Chương 2 sẽ giới thiệu và trình bày các thông tin cần chuẩn bị để tiến hành phân tích, tính toán định lượng.

Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu (hay đối tượng thu thập số liệu) của khảo sát này là tất cả các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại Xuất – Nhập khẩu tại Việt Nam đáp ứng các đặc điểm sau:

- Có nhà máy sản xuất đang hoạt động tại Việt Nam, đáp ứng điều kiện số lao động tham gia bảo hiểm từ 50 người; hoặc các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu có số nhân viên từ 50 người

- Rất thường xuyên sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (forwarder, shipping line, kho bãi, v.v.)

Dữ liệu thu thập được từ đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt ngành hàng kinh doanh, nhưng có phân chia về quy mô doanh nghiệp dựa vào số nhân viên/lao động của doanh nghiệp đó để tạo ra sự phân tích rõ hơn rằng ứng với mỗi “tệp khách hàng” – doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu thì mức độ ưu tiên yếu tố nào để hợp tác là cao nhất

Do đó, bài viết phân chia như sau: Dưới 200 người mã hóa là 0; Từ 200 người mã hóa là 1 Và ta hiểu rằng, doanh nghiệp có số nhân viên/lao đông dưới 200 người là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; dưới 100 người đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ) (“Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất,” n.d.) Mặc dù không có dịnh nghĩa rõ ràng về doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có số nhân viên/ lao động bao nhiêu nhưng trong bài nghiên cứu này cùng với định nghĩa vè doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo luật), doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số nhân viên/ lao động trên 200 người

Dựa trên các nghiên cứu trước đây áp dụng theo mô hình kích thước SERVQUAL, bài nghiên cứu này phát triển các mục dữ liệu tác động trong các yếu tố phù hợp với bối cảnh và quy trình dịch vụ thực tế:

Bảng 2.1 Bộ câu hỏi khảo sát số liệu

Yếu tố Mã hóa Chi tiết

T1 Cơ sở hạ tầng Logistics đầy đủ (kho bãi, các loại xe vận tải)

T2 Có nhiều cơ sở/chi nhánh, văn phòng đại diện tại các khu vực cảng chính, cửa khẩu có thể xử lý nhiều lô hàng khác nhau cùng một lúc

T3 Khoảng cách địa lý với công ty forwarder hợp lý, không quá xa

T4 Cung cấp cho khách hàng phần mềm theo dõi điện tử, truyền dữ liệu điện tử EDI Độ tin cậy RL1 Dịch vụ công ty tiến hành kịp thời, đảm bảo về thời gian

RL2 Công ty forwarder có khả năng kiểm soát tốt lô hàng trong quá trình vận chuyển

RL3 Công ty forwarder luôn phát hành chứng từ chính xác theo yêu cầu

RL4 Khi có sự phàn nàn hay vấn đề phát sinh, công ty forwarder luôn xử lý được một cách nhanh chóng

RP1 Công ty forwarder có khả năng cung dịch cấp vụ cho hàng hóa đặc thù

RP2 Công ty forwarder có mạng lưới đại lý rộng khắp thế giới

RP3 Sẵn sàng tư vấn các dịch vụ mà anh/chị thắc mắc RP4 Công ty forwarder có khả năng xử lý vấn đề hải quan đối với những hàng hóa khó xác định mã HS, nhạy cảm

A1 Danh tiếng của công ty forwarder

A2 Nhân viên công ty forwarder am hiểu nghiệp vụ, có kiến thức

A3 Nhân viên logistics luôn luôn cập nhật thông tin về lô hàng đang trong quá trình vận chuyển

A4 Hàng hóa được đảm bảo không bị hư hỏng, giảm chất lượng khi sử dụng dịch vụ của công ty forwarder

E1 Công ty forwarder thường tặng quà vào các dịp lễ E2 Công ty forwarder có mối quan hệ với anh/chị E3 Nhân viên forwarder thường xuyên liên lạc với anh/chị

F1 Chi phí cạnh tranh so với các forwarder khác F2 Chi phí thường được giữ khá ổn định

F3 Công ty forwarder có công nợ tốt hơn các forwarder khác

2.3 Thiết kế bảng câu hỏi

- Câu hỏi xác định thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát:

Bằng cấp cao nhất của đối tượng

Kinh nghiệm phụ trách phòng Xuất – Nhập khẩu của đối tượng (thời gian làm việc): Dưới 1 năm; Từ 1 đến 3 năm; Từ 4 đến 7 năm; Trên 7 năm -

Câu hỏi cơ bản là doanh nghiệp:

Lĩnh vực: 11 lĩnh vực sản xuất được chỉ định (Hàng thực phẩm, Đồ uống, Dệt may, nông sản, cơ khí, thuốc – dược phẩm, v.v.)

Số lượng nhân viên: có hơn 200 nhân viên có được bảo hiểm không? Vì như đã trình bày ở phần trên (Quy mô đo lường), số lượng 200 nhân viên/lao động là “vạch” để phân chia quy mô doanh nghiệp – dưới 200 nhân viên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên 200 nhân viên là các doanh nghiệp lớn

2.3.2 Bảng câu hỏi và phương pháp lấy mẫu

Cuộc khảo sát được thực hiện bao gồm 50 câu hỏi, được thiết kế trên biểu mẫu Google form Đây là một phương pháp thu thập số liệu trực tuyến và là một trong những cách phổ biến nhất tại Việt Nam Biểu mẫu khảo sát này được gửi tới đối tượng là các anh/chị phụ trách Xuất – Nhập khẩu, tức là người có quyền ra quyết định chọn forwarder, làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất/doanh nghiệp thương mại Thời gian thu thập dữ liệu sẽ trong 10 ngày

Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được lưu trữ và bảo vệ thông qua biểu mẫu Google Form

Các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu được sắp xếp ngẫu nhiên để tránh sự thiên vị khi người trả lời trả lời Ba phần gồm:

Phần 1 là các câu hỏi nhân khẩu học

Phần 2 là các câu hỏi đươc liệt kê dựa vào kích thước SERVQUAL và yếu tố chi phí Mục đích của phần 2 là để đối tượng trả lời câu hỏi: Có sử dụng dịch vụ logistics và yếu tố nào là chủ yếu

Phần 3 là các câu hỏi được liệt kê dựa vào kích thước SERVQUAL và yếu tố chi phí, mục đích của phần 3 là để đối tượng trả lời câu hỏi: Không sử dụng dịch vụ logistics vì yếu tố nào là chủ yếu

Chia biểu mẫu khảo sát thành các phần để giảm cảm giác rằng cuộc khảo sát dài khi nó được nhìn thấy lần đầu tiên và để tăng sự kiên nhẫn của người trả lời Bảng câu hỏi được thiết kế đơn giản, rõ ràng và không thiên vị để giúp mỗi người trả lời mà không nhầm lẫn

Phân tích dữ liệu

3.1 Dữ liệu nhân khẩu học

Từ dữ liệu thu được từ các kết quả khảo sát trên Google Form, ta có những phân tích dữ liệu sơ bộ về nhân khẩu học như sau:

Thứ nhất, trong số 50 người tham gia, phần lớn người tham gia là nữ (58%) Số người phụ trách Xuất – Nhập khẩu nam ít hơn số lượng nữ (42%) tham gia cuộc khảo sát này

Bảng 3.1 Giới tính người tham gia

Giá trị Số lượng Phần trăm Giá trị phần mềm

Tổng giá trị phần trăm

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu

Nguồn: tác giả tính toán từ dữ liệu

Hình 3.1 Giới tính người tham gia

Thứ hai, xét về trình độ học vấn cao nhất, trong số 50 câu trả lời, có 4 người tham gia có trình độ Tiến sĩ trở lên Đa số là học viên tốt nghiệp đại học (56%) Số Thạc

Giới tính người tham gia

Nữ Nam sĩ trả lời bảng câu hỏi này chiếm 26%, số lượng người tham gia có trình độ Cao đẳng (10%) Và số lượng ít nhất là người tham gia tốt nghiệp Tiến sĩ hoặc cao hơn, với 8%

Nguồn: tác giả tính toán từ dữ liệu

Hình 3.2 Trình độ học vấn cao nhất của người tham gia

Thứ ba, kinh nghiệm phụ trách Xuất – Nhập khẩu được phân loại theo thang số năm

Trong dữ liệu về phần Nhân khẩu học này, kinh nghiệm làm việc được chia thành các mốc và thu được số lượng sau: Dưới 1 năm: 22 người (44%) Từ 1 – 3 năm: 9 người (18%) Từ 4 – 7 năm: 10 người (20%)

Tố t nghiệ p Caố đa ng

Tố t nghiệ p Tha c sĩ Tiến sĩ hoặc cao hơn

Nguồn: tác giả tính toán từ dữ liệu

Hình 3.3 Kinh nghiệm làm việc

Thứ tư, dữ liệu thu được từ đa dạng các doanh nghiệp kinh doanh, từ may mặc, thực phẩm tươi sống, máy móc, điện tử,… đến thuốc – dược phẩm, do đó dữ liệu thu thập được có sự chính xác thực tế khá cao, phản ánh khá đúng nhân tố là động lực hợp tác thúc đẩy kết quả lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics của doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu

3.2.1 Phân tích hồi quy logistics

Từ mục tiêu và hướng nghiên cứu của bài là định lượng về mối tương quan của chi phí và chất lượng dịch vụ ngành logistics tới động lực hợp tác của các doanh nghiệp Xuất – Nhập khẩu Việt Nam, phần phân tích sẽ tính toán xác suất dẫn tới việc quyết định có sử dụng/hợp tác với một công ty forwarder – công ty cung cấp dịch vụ logistics của người phụ trách Xuất – Nhập khẩu:

- (1) Có sử dụng dịch vụ

- (0) Không sử dụng dịch vụ

Và nhân tố nào của nhóm yếu tố trong SERVQUAL hay chi phí ảnh hưởng lớn nhất đến động lực ra quyết định của người phụ trách

Hồi quy logistics trong bài viết như đã được trình bày phần trên là hồi quy logistics nhị phân (Binomial Logistic Regression) với xác suất sử dụng dịch vụ là (1), xác suất không sử dụng dịch vụ là (0) Và các nhân tố được chỉ ra cụ thể trong thực tế ngành Logistics đã được cho trong bảng 2.1 Bộ câu hỏi khảo sát số liệu thuộc phần 2 Khác với hồi quy logistics nói chung, số liệu sẽ có giá trị biến thiên trong khoảng từ

0 đến 1 và sau đó sẽ được làm trong về con số 0 hoặc 1 tùy độ chênh lệch với 0 và 1

Ví dụ, khi phân tích cho ra một yếu tố có giá trị là 0.675 thì sẽ được làm tròn và hiểu là 1 Nhưng trong bài viết này, hồi quy logistics sẽ chỉ mã hóa cho hai giá trị là 0 và

1 đối với tất cả các yếu tố được chỉ ra, với ý nghĩa là:

- (1) có sử dụng dịch vụ của LSP

- (0) không sử dụng dịch vụ của LSP

Công cụ phân tích hồi quy logistics và mô hình cây phân loại được sử dụng trong bài chính là phần mềm R và Rstudio - giao diện của R – interface development environment

Kết quả hồi quy được chỉ ra như sau:

Bảng 3.2: Kết quả hồi quy logistics

Hệ số Sai số chuẩn Tỷ lệ z Tỷ lệ value p

Với quy ước về kết quả như sau:

Tỷ lệ p value thuộc 0 < p

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình hành vi mua của tổ chức - Tác Động của chất lượng dịch vụ và chi phí logistics của các doanh nghiệp logistics tới Động lực hợp tác của doanh nghiệp xuất – nhập  khẩu việt nam
Hình 1.1. Quy trình hành vi mua của tổ chức (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN