HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU EVFTA ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Blonigen và Piger (1998) đã tiên phong trong việc nghiên cứu tác động của FTA đến FDI bằng cách áp dụng mô hình trọng lực, một công cụ phân tích thống kê thường được sử dụng trong nghiên cứu thương mại quốc tế Mô hình này giúp ước lượng tác động của các hiệp định thương mại đến lưu lượng thương mại và đầu tư dựa trên các yếu tố như GDP, khoảng cách giữa các nước, và chung chính sách thương mại
Peter Egger là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên đã sử dụng phân tích định lượng để đánh giá tác động của các FTA lên FDI, thông qua nghiên cứu của ông
5 vào đầu những năm 2000 Ông đã khám phá sự liên kết giữa việc ký kết FTA và tăng lượng FDI bằng cách sử dụng các mô hình econometric tiên tiến, bao gồm cả phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên để xử lý vấn đề đa cộng tuyến và đặc điểm không quan sát được giữa các quốc gia
Các nhà nghiên cứu khác như Baier và Bergstrand (2007) đã chỉ ra rằng FTA có tác động tích cực đến FDI bằng cách cung cấp một môi trường thương mại ổn định và dự đoán được, làm tăng khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài Họ sử dụng mô hình trọng lực trong phân tích dữ liệu để chứng minh rằng sự giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan thông qua các FTA làm tăng lưu lượng FDI
Ngược lại, những tác giả như J Tobin và S Rose-Ackerman (2004) lại cho rằng các FTA có thể có tác động tiêu cực đến FDI Họ lập luận rằng trong một số trường hợp, FTA có thể dẫn đến việc chuyển dịch FDI ra khỏi các thị trường đối tác trong FTA sang các thị trường khác nơi mà các điều kiện thương mại tự do không bị ràng buộc bởi các quy định của FTA, do đó làm giảm lượng FDI vào các nước tham gia FTA
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng tác động của FTA đến FDI là không rõ ràng hoặc phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế cụ thể và cách thức triển khai chính sách trong từng quốc gia Chẳng hạn, Aisbett (2009) và Pinto và Stier-Moses (2010) đều tìm thấy những kết quả hỗn hợp trong nghiên cứu của mình, cho thấy các FTA có thể gây ra cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đối với FDI, tùy thuộc vào cấu trúc kinh tế và chính sách của mỗi quốc gia.
Các nghiên cứu trong nước
Liên quan đến chủ đề tác động của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đến Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và nhà nghiên cứu
Trong số này, Trung-Hieu Nguyen (2023) đã thực hiện các phân tích sâu rộng về cách thức EVFTA có thể thúc đẩy FDI vào Việt Nam bằng cách mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp EU Phương pháp nghiên cứu của ông bao gồm phân tích định lượng, sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của sự giảm các rào cản thương mại đối với dòng chảy FDI Kết quả cho thấy sự giảm thiểu các rào cản đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường dòng chảy FDI vào Việt Nam, đặc biệt là từ các doanh nghiệp EU Điều này không chỉ mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ từ EU mà còn giúp củng cố mối quan hệ kinh tế giữa hai bên Tuy nhiên, nghiên cứu nhấn mạnh vào việc giảm các rào cản thương
6 mại như một yếu tố thúc đẩy FDI nhưng chưa tập trung vào các yếu tố khác như chính sách thuế, ổn định chính trị, hoặc cơ sở hạ tầng
Cùng với đó, các tác giả như Q Nguyen et al (2023) đã tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, khám phá ảnh hưởng của EVFTA đến những ngân hàng thương mại Việt Nam Từ đó, cho ta cái nhìn toàn diện về cả cơ hội và thách thức mà EVFTA mang lại cho ngành ngân hàng Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào lĩnh vực này Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng EVFTA mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam Tác giả cho rằng các ngân hàng Việt Nam cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro và đổi mới công nghệ để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội từ việc mở rộng thị trường và đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các ngân hàng EU Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển này có thể thúc đẩy ngành ngân hàng Việt Nam đổi mới sáng tạo và cải tiến quy trình hoạt động
Một quan điểm khác được trình bày trong các nghiên cứu của Phan Thu Trang et al (2023), nơi các tác giả sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động của EVFTA đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam Các nghiên cứu này khám phá cách thức mà EVFTA có thể tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp này, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam Tác giả đã kết luận rằng EVFTA tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Mặc dù hiệp định mở ra cơ hội lớn để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và tăng cường xuất khẩu, các doanh nghiệp phải đối mặt với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn quốc tế Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng với các tiêu chuẩn mới và tăng cường khả năng cạnh tranh nhằm không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh từ EU.
Khoảng trống nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) với Liên minh Châu Âu (EU), một bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam hiện tại đã cung cấp cái nhìn tổng quan về những lợi ích và thách thức mà hiệp định mang lại Những nghiên cứu này chủ yếu nhằm vào việc loại bỏ các trở ngại thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy FDI, đặc biệt từ các doanh nghiệp EU Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại vẫn còn thiếu sót trong việc đánh giá toàn diện và sâu rộng tác động của hiệp định này, làm nổi bật nhu cầu cấp thiết cho một nghiên cứu chi tiết hơn về chủ đề này
Phần lớn các nghiên cứu về tác động của EVFTA thường nhấn mạnh vào kết quả ngắn hạn hoặc trung hạn mà bỏ qua những thay đổi lâu dài hơn trong cơ cấu kinh tế và cách thức thích ứng của các doanh nghiệp trước điều kiện mới Việc nghiên cứu tác động dài hạn của EVFTA sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các xu hướng phát triển bền vững của dòng FDI vào Việt Nam, do đó, hỗ trợ các nhà lập chính sách trong việc ra các quyết định thích hợp và hiệu quả Thêm vào đó, mặc dù đã có nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA trên một số ngành nhất định, nhưng vẫn còn thiếu các phân tích chi tiết về tác động của hiệp định đối với toàn bộ nền kinh tế và các ngành khác như công nghệ thông tin, dược phẩm hoặc sản xuất Các nghiên cứu sâu rộng hơn sẽ giúp xác định những cơ hội và thách thức cụ thể mà các ngành này có thể gặp phải Thêm vào đó, các yếu tố vĩ mô và chính sách này có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư và hấp dẫn FDI, nhưng lại thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước đây Việc khám phá các yếu tố này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách thức mà EVFTA ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam Cuối cùng, việc nghiên cứu và so sánh EVFTA với các FTA khác mà Việt Nam đã ký kết sẽ giúp xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng hiệp định, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách và chiến lược để tối ưu hóa lợi ích từ các hiệp định này
Với những khoảng trống trong nghiên cứu hiện nay và tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, việc chọn đề tài "Tác động của EVFTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam" là vô cùng cần thiết Nghiên cứu này không chỉ giúp làm sáng tỏ các yếu tố thúc đẩy và cản trở FDI mà còn cung cấp dữ liệu cần thiết để hỗ trợ Việt Nam để khai thác tối ưu các lợi ích của hiệp định, đồng thời giải quyết các thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu bài nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do EVFTA đến dòng vốn FDI thông qua cơ sở lý thuyết và mô hình trọng lực
- Các giải pháp nhằm thúc đẩy dòng vốn FDI thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được bài nghiên cứu, các phương pháp mà tác giả áp dụng gồm:
- Phương pháp định tính: sử dụng các phương pháp thống kê, thu thập số liệu, thông tin, phân tích, tổng hợp từ các tài liệu khác nhau để xây dựng khung lý thuyết và đưa ra cái nhìn tổng quan về tác động của Hiệp định thương mại tự do EVFTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
- Phương pháp định lượng: sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của EVFTA đến dòng vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.
Tính mới của đề tài
Tính đến hiện tại, gần như chưa có nghiên cứu nào xem xét một cách hệ thống và toàn diện mối quan hệ giữa Hiệp định thương mại tự do EVFTA và dòng vốn FDI vào Việt Nam Các nghiên cứu chủ yếu tập chung vào tác động Hiệp định thương mại tự do nói chung đến FDI, hoặc tác động của EVFTA đến thương mại hay các ngành nghề cụ thể
Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình Trọng lực (Gravity model) để phân tích cụ thể tác động của việc ký kết EVFTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả sử dụng bộ dữ liệu cập nhật mới nhất tính đến năm 2022
Một điểm mới trong đề tài nghiên cứu là ngoài các yếu tố cơ sở, đề tài có xem xét đến các nhóm yếu tố kiểm soát bao gồm: biến phản ánh “độ mở của nền kinh tế” lên nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2022 sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần phân tích mô hình Biến “mức độ tự do kinh tế” được phản ánh thông qua bốn nhân tố chính theo Quỹ di sản Hoa Kỳ bao gồm Pháp quyền, Quy mô Chính phủ, Hiệu quả quản lý và Thị trường.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Qua bài nghiên cứu, có thể tổng quát và đánh giá những tác động của hiệp định EVFTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam sử dụng mô hình Trọng lực (Gravity model) được sử dụng lần đầu tiên và phát triển bởi Jan Tinbergen (1962) Cùng với đó là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài "Tác động của EVFTA đến dòng vốn FDI vào Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài Dưới đây là một số khía cạnh chính:
Thu nguồn vốn FDI từ nước ngoài: EVFTA mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư
EU dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư, cắt giảm thuế quan và giảm bớt các trở ngại thương mại Điều này không chỉ thu hút FDI từ các nước EU mà còn từ các khu vực khác nhờ vào hiệu ứng lan tỏa
Cải thiện môi trường kinh doanh: Việt Nam phải tuân thủ các chuẩn mực cao hơn về môi trường, lao động, và quản trị doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của EVFTA Điều này góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường sự minh bạch và nâng cao sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ: Sự mở cửa thị trường theo EVFTA thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, may mặc, và dịch vụ tài chính
Chuyển giao công nghệ và kiến thức: FDI từ các nước EU thường đi kèm với công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý hiện đại Sự chuyển giao này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước
Cân bằng thương mại: EVFTA giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt
Nam tới các nước EU, giảm độ phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc và Hoa Kỳ, từ đó góp phần cân bằng cán cân thương mại
Tác động xã hội & môi trường: Với các cam kết trong EVFTA về bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, Việt Nam được thúc đẩy thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện lao động, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Nghiên cứu về tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam sẽ giúp chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra các chiến lược đầu tư và phát triển kinh tế phù hợp.
Cấu trúc của đề tài
Cơ sở lý thuyết về hiệp định thương mại tự do
1.1.1 Khái niệm hiệp định thương mại tự do
Theo Cơ sở Dữ liệu Thương mại Việt Nam VNTR, Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại Đây là cách hiểu phổ biến và truyền thống về Hiệp định thương mại tự do FTA
Các FTA thường giải quyết rất nhiều hoạt động của chính phủ:
● Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan nếu đủ điều kiện Ví dụ, một quốc gia thường đánh thuế 12% giá trị của sản phẩm nhập khẩu sẽ xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm có xuất xứ (như được định nghĩa trong FTA) tại quốc gia xuất khẩu, điều này làm cho sản phẩm của bạn có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường
● Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia đối tác FTA
● Tiêu chuẩn sản phẩm: Khả năng cho các nhà xuất khẩu tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn sản phẩm ở nước đối tác FTA
● Các doanh nghiệp dịch vụ: Khả năng các nhà cung cấp dịch vụ của nước xuất khẩu cung cấp dịch vụ của họ ở nước đối tác FTA
Hiện nay, thuật ngữ "Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Thế hệ Mới" đã được đưa vào sử dụng Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các FTA thế hệ mới là những hiệp định mà ngoài những cam kết cơ bản về thương mại hàng hóa và dịch vụ giống như các FTA truyền thống, còn có các cam kết sâu rộng và toàn diện hơn Điều này bao gồm việc cắt giảm thuế xuống gần bằng không, theo một lộ trình cụ thể, cùng với một cơ chế thực thi hiệu quả Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới còn đề cập đến các vấn đề được coi là phi truyền thống như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, minh bạch và cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư
Các hiệp định thương mại được coi là quan trọng do chúng giúp chính phủ tách mình ra khỏi áp lực của các nhóm lợi ích trong nước, đồng thời cung cấp bằng chứng về cam kết lâu dài đối với thương mại tự do và ngăn chặn chính sách bảo hộ ở
12 thị trường nước ngoài (Gould, 1992)
Trong khi nhiều nhà kinh tế coi các hiệp định thương mại như TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) một cách tích cực, thì cũng có quan điểm cho rằng chúng là kết quả của việc tìm kiếm lợi ích của các công ty có ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ Chúng có thể dẫn đến thương mại tự do hơn nhưng cũng có thể chỉ tạo ra các kết quả phân phối lại dưới danh nghĩa "thương mại tự do" (Rodrik, 2018)
FTA có thể giúp các nước đang phát triển thiết lập độ tin cậy cần thiết để thành công trong cải cách thương mại, bằng cách cung cấp bằng chứng về cam kết dài hạn của chính phủ đối với thương mại tự do và ngăn chặn chính sách bảo hộ ở thị trường nước ngoài (Gould, 1992)
1.1.2 Phân loại hiệp định thương mại tự do
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Theo WTO, FTA được phân loại theo phạm vi địa lý và độ sâu và rộng của cam kết Hoặc cũng có thể phân loại FTA theo các lĩnh vực mà chúng bao gồm hay theo các cách tiếp cận khác nhau a Theo phạm vi địa lý
FTA khu vực: Bao gồm các quốc gia trong một khu vực địa lý nhất định, ví dụ như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), nay là Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA)
FTA song phương: Hiệp định giữa hai quốc gia, như Hiệp định Thương mại
Tự do giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc (KORUS)
FTA đa phương: Hiệp định thương mại giữa ba quốc gia trở lên, không nhất thiết phải nằm trong cùng một khu vực địa lý, ví dụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi Mỹ rút lui b Theo độ sâu và rộng của cam kết
FTA toàn diện: Bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề, từ giảm thuế quan đến tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường, ví dụ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
FTA hạn chế: Tập trung chủ yếu vào giảm thiểu hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa mà không đề cập nhiều đến các quy định không thuế quan hoặc các vấn đề phi thương mại c Theo lĩnh vực
FTA hàng hóa: Tập trung vào việc giảm thiểu các rào cản thương mại đối với hàng hóa, chẳng hạn như thuế nhập khẩu và hạn ngạch
FTA dịch vụ: Tập trung vào việc mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dịch vụ, từ tài chính đến y tế và giáo dục
FTA đầu tư: Tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư qua biên giới d Theo cách tiếp cận
FTA dựa trên quy tắc: Thiết lập một bộ quy tắc rõ ràng và đồng nhất áp dụng cho tất cả các thành viên, thường được thấy trong các FTA đa phương
FTA dựa trên kết quả: Tập trung vào việc đạt được mục tiêu cụ thể như giảm thiểu thuế quan mà không nhất thiết áp dụng cùng một bộ quy tắc cho tất cả các thành viên
Cơ sở lý thuyết về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có thể định nghĩa “Đầu tư” theo nhiều cách
Theo Luật Đầu tư năm 2020: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.”
Khái niệm đầu tư theo nghĩa hẹp là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để nhận lại kết quả như kỳ vọng sau một khoảng thời gian nhất định
Khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở thời điểm hiện tại bao gồm tài chính, trí tuệ, sức lao động hay tài nguyên thiên nhiên của các nhà đầu tư để nhận về kết quả ở thời điểm tương lai mà kết quả đó được kỳ vọng là lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra
Ngoài ra, định nghĩa “Đầu tư” có thể linh hoạt đủ để áp dụng cho các hình thức đầu tư mới có thể xuất hiện trong tương lai Một số quốc gia đã đưa ra định nghĩa đầu tư “vòng tròn” hoặc “lặp lại” để giải quyết nhu cầu này Một số lớn các BITs được ký kết bởi Mỹ sử dụng phương thức này như BITs với Bahrain năm 1999 Trong đó “Đầu tư” được định nghĩa là “tất cả các hình thức đầu tư” Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có BITs nào của Việt Nam được áp dụng theo định nghĩa đầu tư này
1.2.2 Khái niệm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư mà qua đó cá nhân hoặc công ty từ một quốc gia đầu tư vào một quốc gia
16 khác bằng cách mua cổ phần đáng kể, thiết lập hoặc mở rộng các hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bao gồm việc chuyển vốn mà còn có thể kèm theo chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và kiến thức Nhà đầu tư nước ngoài thường sở hữu 10% trở lên cổ phần trong doanh nghiệp mục tiêu hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến quản lý doanh nghiệp Mục tiêu của FDI thường là thiết lập doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có thông qua việc mua lại hoặc xây dựng cơ sở mới
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là hoạt động mà trong đó một nhà đầu tư từ một quốc gia (quốc gia nguồn) sở hữu tài sản tại quốc gia khác (quốc gia nhận đầu tư) và có quyền kiểm soát tài sản này Điểm nổi bật của FDI so với các hình thức đầu tư tài chính khác là khả năng quản lý và kiểm soát Thông thường, nhà đầu tư này, thường được gọi là "công ty mẹ", và tài sản đầu tư là các "công ty con" hoặc "chi nhánh" mà họ quản lý ở nước ngoài
Từ đây, trong nghiên cứu này, tác giả xem xét dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên định nghĩa sau: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một khái niệm trong kinh tế học chỉ việc một cá nhân hoặc một tổ chức ở một quốc gia đầu tư vào tài sản cố định (như nhà máy, cơ sở hạ tầng) ở một quốc gia khác, với mục đích quản lý và điều hành doanh nghiệp này Dòng vốn FDI có thể bao gồm việc xây dựng cơ sở mới (đầu tư dạng "xanh"), mở rộng cơ sở hiện có, hoặc mua cổ phần trong một doanh nghiệp nước ngoài với một lượng cổ phần đủ để kiểm soát hoặc có tiếng nói quyết định trong việc quản lý Dòng vốn FDI không chỉ là sự chuyển giao tiền mặt từ nước này sang nước khác mà còn bao gồm việc chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý, kỹ năng và các giá trị khác Dòng vốn FDI được xem là một nguồn quan trọng của tài chính cho các nền kinh tế đang phát triển và có thể có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng
1.2.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Về mục đích đầu tư, có hai loại chính: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: Trong loại hình này, một công ty đầu tư vào ngành mà họ đã có lợi thế cạnh tranh ở quốc gia khác Mục đích là để tận dụng lợi thế đó nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao hơn Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: Đây là hình thức đầu tư nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực có chi phí thấp hơn như lao động hay đất đai tại quốc gia nhận đầu tư Loại hình này thường được thấy ở các quốc gia đang phát triển
Về hình thức sở hữu, có các loại chính sau:
Doanh nghiệp liên doanh: Mỗi bên tham gia là một pháp nhân riêng biệt nhưng cùng tạo thành một pháp nhân độc lập Ngay cả khi một trong những bên phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại nếu đã đóng góp đủ vốn theo quy định
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp này thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được quản lý và điều hành hoàn toàn bởi họ và chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh
Hợp tác kinh doanh dựa trên hợp đồng: Phương thức đầu tư này không tạo ra doanh nghiệp mới mà là hợp đồng giữa các bên để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư, trong đó mỗi bên vẫn là pháp nhân độc lập
Cuối cùng, về các hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng:
Hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao): Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong một thời gian nhất định trước khi chuyển giao lại cho quốc gia chủ nhà
Hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao): Sau khi xây dựng công trình xong, nhà đầu tư chuyển giao ngay cho quốc gia chủ nhà và có thể thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận
1.2.4 Tác động của đầu tư trực tiếp a Đối với nước đi đầu tư:
Một là, FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thiết bị, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới
Hai là, FDI giúp các công ty giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động rẻ, nguyên liệu và gần thị trường tiêu thụ
Ba là, FDI tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước
Các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Tác động của yếu tố Hiệp định thương mại tự do đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã có ảnh hưởng quan trọng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu gần đây Cụ thể, các FTA thường dẫn đến sự gia tăng trong lưu lượng thương mại và cải thiện dòng FDI Các thỏa thuận song phương, như với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, cho thấy mối quan hệ bổ trợ mạnh mẽ giữa thương mại và FDI tại Việt Nam (Duong và c.s., 2019)
Tuy nhiên, tác động của các FTA đối với FDI không đồng đều qua các thỏa thuận khác nhau Một số FTA đã tạo ra sự gia tăng đáng kể trong thương mại và FDI, trong khi những thỏa thuận khác lại có kết quả trộn lẫn hoặc hạn chế hơn Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các điều khoản và đối tác tham gia trong mỗi FTA (Cuong và c.s., 2015)
Ngoài ra, việc gia tăng mức độ mở cửa thương mại, một sản phẩm phụ của các FTA, đã có ảnh hưởng tích cực đến dòng FDI vào Việt Nam Dữ liệu cho thấy càng
20 mở cửa thương mại, Việt Nam càng trở nên hấp dẫn đối với FDI, với một phần đáng kể của FDI được ảnh hưởng bởi xu hướng FDI trước đó (Lien, 2021)
Tóm lại, các FTA đã có ảnh hưởng đáng kể đến dòng FDI vào Việt Nam, chủ yếu là tích cực, thông qua việc cải thiện thương mại, nâng cao chất lượng thể chế và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Hiệu quả của mỗi FTA có sự khác biệt, làm nổi bật nhu cầu lựa chọn và đàm phán chiến lược các thỏa thuận như vậy để tối đa hóa lợi ích
1.3.2 Tác động của yếu tố kinh tế đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quy mô kinh tế của một quốc gia, thường được đo lường qua GDP, có tác động đáng kể đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Các nghiên cứu chỉ ra rằng một thị trường lớn hơn, với GDP cao hơn, thường hấp dẫn nhiều dòng FDI hơn do sức mua và tiềm năng tăng trưởng lớn Đặc biệt, phân tích cho thấy mỗi sự tăng 1% trong GDP có thể dẫn đến sự tăng tương ứng trong lượng FDI thu hút vào Việt Nam (Ngo và c.s., 2020) Ngoài ra, FDI không chỉ bị ảnh hưởng bởi kích thước của nền kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy GDP, cho thấy một mối quan hệ hai chiều giữa GDP và FDI (Cung, 2020) Vì vậy, sự tăng trưởng của GDP không chỉ phản ánh tình trạng kinh tế tổng thể mà còn là yếu tố then chốt để thu hút và tăng cường dòng FDI, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
1.3.3 Tác động của yếu tố địa lý đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đối tác có ảnh hưởng quan trọng đến dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Sự lan tỏa năng suất từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam được chứng minh có ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý Kết quả từ nghiên cứu năm 2016 cho thấy sự lan tỏa năng suất giảm dần theo khoảng cách, và khoảng cách lớn giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước làm giảm hiệu ứng tích cực của FDI (Thang và c.s., 2016) Do đó, việc tìm hiểu liên hệ này là cần thiết để có thể thu hút và tối đa hóa lợi ích từ FDI cho Việt Nam
1.3.4 Tác động của yếu tố độ mở cửa nền kinh tế đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mức độ tự do kinh tế tại Việt Nam đã chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo Quỹ di sản Hoa Kỳ, “Mức độ tự do kinh tế” được xác định bởi pháp quyền, quy mô chính phủ, hiệu quả quản lý và thị trường mở Các thay đổi về pháp lý và thể chế được cải thiện có tác động làm
21 tăng lượng FDI vào Việt Nam ( T.-H Nguyen, 2023) Sự gia tăng trong chỉ số tự do kinh tế và sự tăng trưởng FDI có sự liên kết mạnh mẽ với nhau, đồng thời chỉ số này cũng đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của quốc gia (Cung & Nhung,
2020) Việc duy trì và cải thiện môi trường kinh doanh mở và minh bạch không chỉ thu hút các nhà đầu tư mà còn tạo đà cho tăng trưởng kinh tế bền vững Do đó, Việt Nam cần tiếp tục tập trung vào việc nâng cao các chỉ số này để tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài
Các nghiên cứu khác như của Razmi & Refaei (2013) cũng đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa chỉ số tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế, mặc dù một số mối liên hệ tiêu cực cũng được ghi nhận Bayar (2016) trong nghiên cứu về các nền kinh tế chuyển đổi ở Liên minh Châu Âu cũng nhận thấy mối quan hệ lâu dài và tích cực giữa mức độ mở cửa kinh tế, tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế Tương tự, Hussain và Haque (2016) khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố thể chế trong tăng trưởng kinh tế khi sử dụng bộ dữ liệu mới về chỉ số tự do kinh tế Lee và Yin (2018) cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ mở cửa thương mại và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Malaysia và Thái Lan
1.3.5 Tác động của yếu tố vĩ mô đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lạm phát được chỉ ra là có ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Các nghiên cứu đã xác định rằng một mức lạm phát cao làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài do nó gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế và làm giảm khả năng sinh lời của các khoản đầu tư Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến GDP, từ đó làm giảm khả năng thu hút FDI vào Việt Nam (Cung, 2020) Điều này làm cho Việt Nam kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự ổn định và dự báo chính xác về môi trường kinh tế Do đó, việc kiểm soát lạm phát không chỉ cần thiết để duy trì sự ổn định kinh tế mà còn cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư, qua đó thu hút và tăng cường FDI, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững tại Việt Nam
Tỷ giá hối đoái đã chứng minh là có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ giá hối đoái ổn định và có lợi tạo điều kiện thuận lợi cho FDI bằng cách tăng sự chắc chắn và cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam Huong và c.s (2020) đã sử dụng mô hình tự hồi quy vectơ (VAR) từ năm 2005 đến 2019 để xác định mối quan hệ nguyên nhân tích cực giữa FDI và tỷ giá hối đoái hiệu quả thực tế của Việt Nam Do đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và ổn định
22 để thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam
1.3.6 Tác động của yếu tố môi trường đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lượng phát thải CO2, chủ yếu do tiêu thụ năng lượng hóa thạch và tăng trưởng kinh tế, có mối quan hệ hai chiều với FDI, cho thấy cả hai có tác động lẫn nhau Nghiên cứu của Tang và Tan (2015) cho thấy FDI có thể ảnh hưởng đến môi trường thông qua các hoạt động kinh tế liên quan Một nghiên cứu khác bởi Ngoc và c.s
(2021) cũng đã phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa và FDI đến mức độ phát thải CO2, cho thấy trong ngắn hạn, FDI liên quan tích cực đến mức phát thải CO2, nhưng mối quan hệ này không đáng kể trong dài hạn
1.3.7 Tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng đến dòng vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng quan về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
- Tháng 6/2012, Việt Nam và EU tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
- Sau gần 3 năm đàm phán, năm 2015, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định
- Ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định chính thức được công bố
- Tháng 6/2018, EVFTA được tách thành 2 Hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA)
- Tháng 8/2018, hoàn tất rà soát pháp lý đối với Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA
- Ngày 25/6/2019: Hội đồng Liên minh châu Âu ra quyết định cho phép Ủy ban châu Âu ký Hiệp định Thương mại và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Việt Nam
- Ngày 30/6/2019, Cao ủy Thương mại châu Âu và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- Thương mại Roumanie tới Hà Nội ký 2 hiệp định quan trọng này Đây là kết quả đánh dấu rất nhiều nỗ lực lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác của cả hai bên
- Ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực, tạo dấu ấn quan trọng trong 30 năm lịch sử hợp tác và phát triển giữa hai bên Sự kiện này là sự khởi đầu đầy hứa hẹn với những tiến bộ sâu rộng, mang tính thiết thực và hiệu quả, tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và EU
EVFTA bao gồm sự tham gia của Việt Nam và các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) Tính đến thời điểm hiện tại, EU gồm 27 quốc gia thành viên: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Đảo Síp, Séc (Czech), Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Đức, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta,
Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển
Hiệp định này bao gồm 17 chương, 8 phụ lục, 2 nghị định thư, 2 biên bản ghi nhớ và 4 tuyên bố chung Nó không chỉ thay đổi các vấn đề truyền thống như giảm thuế quan, mở cửa cho các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, mà còn bao gồm cả các vấn đề
25 phi truyền thống như phát triển bền vững, mua sắm công và quản lý doanh nghiệp nhà nước
2.1.2 Nội dung chính của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, EVFTA chính thức bắt đầu hiệu lực, đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - EU Hiệp định này không chỉ mở ra cánh cửa thương mại mới giữa Việt Nam và 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững và hợp tác kinh tế sâu rộng hơn
Về mặt thương mại, EVFTA loại bỏ tới 99% các dòng thuế quan, giúp các sản phẩm từ điện tử, dược phẩm đến ô tô từ EU vào Việt Nam và ngược lại được thị trường đón nhận với mức thuế thấp hơn hoặc bằng không, thúc đẩy xuất nhập khẩu và làm tăng sự cạnh tranh của hàng hóa Điều này không chỉ giúp người tiêu dùng có được nhiều lựa chọn hơn với giá cả phải chăng mà còn mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên khai thác thị trường mới
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hiệp định cũng mang lại những bước tiến quan trọng EVFTA bảo vệ các chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm đặc trưng như rượu vang, phô mai, đồng thời thắt chặt các biện pháp chống lại hàng giả mạo và xâm phạm bản quyền, qua đó tôn vinh và bảo vệ tài sản trí tuệ giá trị của cả hai bên
Về mặt đầu tư, hiệp định này tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư từ EU đến
Việt Nam và ngược lại bằng cách cải thiện môi trường đầu tư và loại bỏ nhiều rào cản pháp lý, nhằm thu hút đầu tư chất lượng cao vào những ngành công nghiệp trọng điểm Các biện pháp được áp dụng không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu
Ngoài ra, EVFTA còn nhấn mạnh đến các cam kết về phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và thực hành lao động công bằng Các điều khoản này không chỉ thể hiện sự quan tâm đến tăng trưởng kinh tế mà còn đến lợi ích lâu dài của người dân và môi trường, phản ánh xu hướng toàn cầu hóa có trách nhiệm
Tóm lại, EVFTA không chỉ là một hiệp định thương mại mà còn là một bản giao hưởng của sự hợp tác và cải tiến liên tục, đặt nền móng vững chắc cho một tương lai thịnh vượng và bền vững giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu Hiệp định này mở ra cán
Tình hình thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên
2.2.1 Tình hình thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ở Việt Nam
Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thứ tư mà EU ký kết với một quốc gia châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore EVFTA đã cải thiện đáng kể mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu Hiệp định đã dần loại bỏ hầu hết các loại thuế quan, rào cản quy định và mở rộng quyền truy cập vào thị trường cho cả hai bên
Từ khi bắt đầu có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã mở ra một chương mới cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên Hiệp định này không chỉ là một cột mốc trong việc khuyến khích xuất khẩu mà còn là đòn bẩy cải cách thể chế và pháp lý tại Việt Nam
Theo báo cáo từ Bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang
EU trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, tăng 24% so với giai đoạn 2016-2019, phản ánh mức tăng trưởng đáng kể Đáng chú ý, tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA tăng từ 14,8% vào năm 2020 lên 24,5% trong nửa đầu năm 2022 Các mặt hàng như gạo, giày dép, thủy sản và sản phẩm nhựa đã tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan, đóng vai trò trong việc tăng giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu
Hiệp định cũng đã góp phần củng cố niềm tin kinh doanh tại Việt Nam Trong năm 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng vọt lên 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022, phản ánh sự tăng trưởng niềm tin của nhà đầu tư Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp từ các nước EU vào Việt Nam đã cho thấy sự phục hồi sau một sự sụt giảm ban đầu Tổng vốn đăng ký FDI từ EU trong năm 2021 đạt hơn 1.405 triệu USD, tăng 2,2% so với năm trước (moit.gov.vn) Hiệp định đã thúc đẩy Việt Nam tiến hành các cải cách thể chế, điều chỉnh văn bản pháp luật để tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài
EVFTA không chỉ tập trung vào thương mại và đầu tư mà còn đặt nặng yếu tố phát triển bền vững Những yếu tố như tiêu chuẩn lao động, quy định về môi trường, và Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon mới được EU thực thi (CBAM) đặt ra các rào cản, do đó yêu cầu các công ty Việt Nam cần thích nghi với các tiêu chuẩn và điều kiện nghiêm ngặt của EU nhằm giữ vững khả năng cạnh tranh trên thị trường EU
Việt Nam đã cam kết cải thiện các tiêu chuẩn về lao động và bảo vệ môi trường như một phần của hiệp định
Theo thống kê từ Bộ công thương, gần 94% doanh nghiệp Việt Nam biết đến EVFTA Sự quan tâm và hiểu biết sâu rộng của cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các lợi ích từ EVFTA Các báo cáo và nghiên cứu từ cả chính phủ và tổ chức quốc tế đã khẳng định, đây không chỉ là một hiệp định thương mại mà còn là một công cụ chính sách hiệu quả để thúc đẩy các cải cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam bao gồm kinh tế - xã hội
Hiệp định EVFTA đã thể hiện vai trò là một đòn bẩy không chỉ cho thương mại và đầu tư mà còn trong việc thúc đẩy các cải cách thể chế, môi trường đầu tư và phát triển bền vững tại Việt Nam Sự tham gia của các doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan nhà nước đã tạo nên một khung cảnh kinh tế đa dạng hơn, minh bạch hơn và cạnh tranh hơn Kết quả của EVFTA cho đến nay cho thấy sự hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững dài hạn cho cả Việt Nam và EU
2.2.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình chung dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, trong 10 năm từ 2013 đến 2022 đã tăng 9 tỷ đô la (thống kê Statista) Năm 2023, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng đáng kể bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu, thể hiện khả năng phục hồi và sức hấp dẫn chiến lược đối với các nhà đầu tư quốc tế
Hình 1 Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2013 - 2022 (tính bằng tỷ đô la Mỹ)
Năm 2023, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng hơn 25,76 tỷ USD FDI, tăng 14,7% so với năm trước, với 2.608 dự án mới được đăng ký (Industrial Property by Savills Vietnam) Trong số các nguồn vốn FDI, Singapore, Hàn Quốc, và Trung Quốc là những nước đóng góp lớn, với Singapore dẫn đầu với khoảng 4,65 tỷ USD, chiếm hơn 18% tổng số vốn đầu tư Hàn Quốc đầu tư gần 3,93 tỷ USD, cao hơn 0,5% so với năm trước (Industrial Property by Savills Vietnam)
Hình 2 Phân bổ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023, theo quốc gia hoặc khu vực
Các lĩnh vực thu hút FDI chính bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo, và công nghệ thông tin Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất với 18,84 tỷ USD, tương ứng 73,1% tổng vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2023 (Industrial Property by Savills Vietnam)
Hình 3 Cơ cấu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm
Việt Nam đang tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, sự ổn định trong môi trường chính trị và lực lượng lao động trẻ, lành nghề (Viettonkin) Nhìn về phía trước, triển vọng FDI vẫn tích cực với sự quan tâm liên tục từ các nhà đầu tư nước ngoài do môi trường chính trị ổn định, vị trí chiến lược và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Việt Nam Cam kết liên tục của đất nước về phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển đổi kỹ thuật số dự kiến sẽ giúp quốc gia này hấp dẫn những nhà đầu tư trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ và thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á năng động
2.2.2.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam với các nước đối tác EVFTA
Kể từ khi EVFTA được thông qua vào năm 2020, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi đáng kể, phản ánh một bức tranh đầy năng động và tiềm năng phát triển Việt Nam đã tích cực khai thác mối quan hệ này để cải thiện vị thế kinh tế và thúc đẩy hội nhập thị trường toàn cầu
Việt Nam đã hấp dẫn một lượng lớn FDI từ EU vào nhiều ngành như công nghệ, năng lượng tái tạo, và sản xuất Đến cuối năm 2022, Luxembourg đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba của châu Âu tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 2,6 tỷ USD Luxembourg đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng chiến lược, chuyển
30 đổi số, năng lượng tái tạo và công nghệ dược phẩm (Vietnam Briefing) Bên cạnh đó, Đức cũng là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong EU, với các ngành hàng xuất khẩu chính bao gồm máy móc, thiết bị điện và điện tử Đức cũng là thị trường lớn cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam như cà phê, hải sản và may mặc (vietnamnews.vn) Pháp không chỉ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam mà còn là nguồn đầu tư đáng kể vào các ngành như năng lượng và cơ sở hạ tầng Tập đoàn TotalEnergies, một công ty năng lượng lớn của Pháp, đã đầu tư vào nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam (vietnamnews.vn) Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Ý đã thực hiện các khoản đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như thiết kế thời trang và sản xuất dệt may, lợi dụng năng lực sản xuất cao của Việt Nam và mở rộng khả năng bước vào thị trường châu Âu (vietnamnews.vn) Hà Lan cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ cao và cải tiến nông nghiệp Heineken, một công ty bia lớn của Hà Lan, là ví dụ về một đầu tư thành công, với nhiều nhà máy sản xuất tại Việt Nam (vietnamnews.vn) Sự hợp tác đầu tư đa dạng giữa Việt Nam và các nước trong khối EU dưới sự hỗ trợ của EVFTA đã giúp cả hai bên mở rộng quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng
Ngoài ra, EVFTA cũng đã góp phần lớn trong việc làm giảm các rào cản thuế quan, thúc đẩy thương mại tăng lên Cụ thể, khoảng 65% xuất khẩu từ EU sang Việt Nam và 70% nhập khẩu từ Việt Nam sang EU đã được miễn thuế, việc giảm thuế bổ sung cũng được lên kế hoạch trong thập kỷ tới (Vietnam Briefing)
Mô hình đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Liên minh Châu Âu đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1.1 Tác động của các biến cơ sở đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Các nghiên cứu chỉ ra rằng EVFTA không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại mà còn cải thiện môi trường kinh doanh và cụ thể là tăng cường dòng vốn FDI vào Việt Nam Hiệp định mở rộng quyền truy cập vào thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ đầu tư của EU tại Việt Nam (T.-
H Nguyen, 2023) Ngoài ra, các đánh giá chung về các FTA, bao gồm EVFTA, cho thấy những hiệp định này có mối liên hệ mạnh mẽ với việc tăng cường FDI, với các tác động đáng kể được quan sát cụ thể trong các giai đoạn và lĩnh vực nhất định tại Việt Nam (Duong và c.s., 2021) Các dòng FDI này có mối quan hệ sâu sắc với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, góp phần tăng cường đầu tư trong nước, mở rộng thương mại và cải thiện kết quả giáo dục, từ đó hỗ trợ giả thuyết rằng EVFTA có ảnh hưởng tích cực đến FDI vào Việt Nam (Trinh & Nguyen, 2015) Dựa trên những phát hiện này, tác giả đề xuất giả thuyết:
H0: EVFTA có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có mối liên kết mạnh mẽ giữa quy mô kinh tế của Việt Nam, được đo lường bằng GDP, và lượng vốn FDI rót vào quốc gia này Phân tích đã chỉ ra rằng GDP là một yếu tố chính trong việc thu hút FDI, với mối liên hệ này được chứng minh là có ý nghĩa thống kê đáng kể (Cung, 2020) Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, qua chỉ số tăng trưởng GDP, đã làm tăng khả năng thu hút FDI (Trinh & Nguyen, 2015) Một nghiên cứu khác cũng đã khẳng định mối liên hệ tích cực giữa GDP, viện trợ nước ngoài, và xuất khẩu với FDI, cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô kinh tế đối với FDI (Nguyen, 2020) Dựa vào những phát hiện này, tác giả đã đề xuất giả thuyết:
H1: GDP có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Các nghiên cứu về tác động của khoảng cách địa lý đến dòng vốn FDI từ các quốc gia đối tác EVFTA vào Việt Nam đã mang lại các kết quả đa dạng Mặc dù thông thường khoảng cách địa lý có thể được coi là rào cản đối với các dòng đầu tư
32 trực tiếp nước ngoài (FDI) do chi phí vận chuyển và khó khăn trong quản lý, những nghiên cứu như của Le, (2017) lại chỉ ra rằng khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác lại có tác động tích cực đến FDI và thương mại Một nghiên cứu khác về mối liên kết giữa FDI và thương mại ở Việt Nam chỉ ra rằng ảnh hưởng của khoảng cách địa lý đến thương mại và FDI không đáng kể, điều này cũng gợi ý rằng khoảng cách không nhất thiết làm giảm FDI (D Nguyen và c.s., 2012) Nghiên cứu của Blanc-Brude và c.s., (2014) về quyết định địa điểm đầu tư FDI cho thấy khoảng cách kinh tế và hành chính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định FDI, hơn là khoảng cách địa lý Điều này cũng chỉ ra rằng các quyết định FDI có thể dựa trên các yếu tố kinh tế phức tạp hơn là chỉ khoảng cách đơn thuần (Blanc-Brude và c.s., 2014) Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
H2: Khoảng cách địa lý không có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
2.3.1.2 Tác động của các biến độ mở kinh tế đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa chỉ số tự do kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Theo Cung (2020), chỉ số tự do tài chính đặc biệt có tác động tích cực đến GDP và FDI, cho thấy sự cải thiện trong tự do đầu tư có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc dù một số chỉ số khác như tự do đầu tư có thể mang lại những tác động tiêu cực nhất định Ngoài ra, Cung và Nhung (2020) cũng khẳng định rằng chỉ số tự do kinh tế và chỉ số nhận thức về tham nhũng có tác động tích cực đến FDI, giúp tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn Thêm vào đó, Do và Park (2022) cho thấy sự phân cấp hành chính và tài chính của chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến FDI, qua việc cải thiện khả năng thu thuế và đầu tư phát triển, làm rõ tầm quan trọng của tự do kinh tế trong việc thu hút FDI Những phát hiện này củng cố giả thuyết:
H3: Mức độ tự do kinh tế có tác động tích cực đến việc thu hút FDI vào Việt Nam
Theo nghiên cứu của Lien (2021) sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) đã phát hiện ra rằng độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến FDI, với việc FDI hiện tại bị ảnh hưởng nhiều bởi FDI trong quá khứ, cho thấy sự ổn định và tích lũy của FDI qua thời gian tại Việt Nam Ngoài ra, Lee và c.s., (2021) đã khám phá mối quan hệ phi tuyến giữa độ mở thương mại và FDI vào Việt Nam, cho thấy mối liên kết này là đối xứng trong ngắn hạn và phi đối xứng trong dài hạn Một nghiên cứu khác của Duong và c.s., (2019) đã phân tích ảnh hưởng của các hiệp định thương mại
33 và FDI đến lưu lượng thương mại của Việt Nam, phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa FDI và xuất khẩu, đặc biệt mạnh mẽ sau các hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và Nhật Bản Những phát hiện này khẳng định giả thuyết
H4: Độ mở kinh tế có tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
2.3.1.3 Tác động của các biến vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cung (2020) chỉ ra rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Điều này cho thấy một môi trường lạm phát cao có thể làm giảm sự hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài Hung (2021) đã phân tích mối liên hệ giữa FDI và lạm phát, cho thấy mặc dù vốn FDI giúp giảm bớt mâu thuẫn giữa lạm phát và tăng trưởng sản xuất, lạm phát vẫn là một thách thức đáng kể, chủ yếu do tăng trưởng nguồn cung tiền Kết quả này nhấn mạnh rằng chênh lệch lạm phát có thể tạo ra rủi ro đối với các nhà đầu tư FDI do sự không chắc chắn về giá trị đầu tư Lạm phát cao không chỉ làm suy yếu sự ổn định kinh tế mà còn gây ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tác động đến quyết định đầu tư tại Việt Nam Việc kiểm soát chặt chẽ lạm phát là cần thiết để duy trì và cải thiện khả năng thu hút FDI Những phát hiện này củng cố giả thuyết
H5: Chênh lệch lạm phát có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cho thấy những tác động tiêu cực có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái không ổn định Menon (2009) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong một nền kinh tế bị đô la hóa như Việt Nam, không thể dựa vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa để điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực tế Khi không thể điều chỉnh kịp thời, lạm phát thường xảy ra làm giảm sự hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến FDI Trong nghiên cứu của Huong và c.s.,
(2021), đã phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến FDI bằng mô hình vector tự hồi quy (VAR) Kết quả cho thấy FDI phản ứng mạnh mẽ với sự biến động của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là sau các đợt biến động mạnh, làm giảm sự chắc chắn và dự báo được của môi trường đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Từ đây, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu sau:
H6: Tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Nghiên cứu của Tang và Tan (2015) đã cho thấy có mối quan hệ hai chiều giữa FDI và phát thải CO2, trong đó việc tăng FDI dẫn đến tăng phát thải CO2, có thể làm suy giảm hình ảnh của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hấp dẫn do những lo ngại về môi trường Thêm vào đó, Quang (2023) chỉ ra rằng trong khi FDI có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 trong thời gian ngắn qua cải tiến công nghệ và quản lý môi trường, mức độ phát thải cao từ công nghiệp hóa và đô thị hóa ban đầu có thể làm giảm thu hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài do các vấn đề môi trường Dựa trên những bằng chứng này, chúng ta có thể đề xuất giả thuyết:
H7: Lượng phát thải CO2 có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
2.3.1.4 Tác động của các biến cơ sở hạ tầng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển Nghiên cứu của Čihák (2019) đã chứng minh rằng tỷ lệ thâm nhập di động tăng 1% có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế tăng từ 1,0 đến 2,6% Điều này cho thấy điện thoại di động tạo điều kiện nâng cao khả năng truy cập thông tin và hiệu quả kinh doanh, điều này rất quan trọng để thu hút Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) Hơn nữa, các cơ quan quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thâm nhập di động ở các nước đang phát triển, từ đó có thể cải thiện môi trường đầu tư Việc sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng có thể làm giảm sự bất cân xứng thông tin, làm cho thị trường trở nên minh bạch hơn và dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Ở những khu vực như Châu Phi cận Sahara, nơi Lee và c.s (2009) nhận thấy tác động đáng kể của việc mở rộng di động đến tăng trưởng kinh tế, sự chênh lệch giữa điện thoại cố định và điện thoại di động là rất đáng chú ý Điện thoại di động ngày càng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở những khu vực có cơ sở hạ tầng cố định hạn chế Dựa trên những phát hiện này, tác giả đưa ra giả thuyết:
H8: Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Theo Nguyen và Barrett (2006) đã chỉ ra rằng internet giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh quốc tế bằng cách nâng cao khả năng bán hàng ra nước ngoài, từ đó ủng hộ giả thuyết rằng internet có tác động tích cực đến dòng vốn FDI Ngoài ra, Surborg (2009) đã thảo luận về vai trò của sự phát triển internet như một phần của chiến lược hội nhập toàn cầu của Việt Nam, cho thấy internet đã trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc thu hút và tạo điều kiện cho đầu tư
35 trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ chức năng kiểm soát kinh tế và thu hút nguồn lực từ thị trường toàn cầu Những phát hiện này hỗ trợ cho giả thuyết
H9: Internet có ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
2.3.1.5 Tác động của biến thể chế đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Kết luận kết quả mô hình
Từ kết quả phân tích của Bảng 3 về tương quan các biến cơ sở đến FDI, cho thấy EVFTA có tác động tích cực đáng kể đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Kết quả này có thể đến từ một số yếu tố như tham gia EVFTA giúp Việt Nam loại bỏ rào cản thuế quan và mở rộng thị trường Việc giảm thuế quan đáng kể này cải thiện quyền truy cập thị trường cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU tại Việt Nam Môi trường thương mại thuận lợi này có khả năng thu hút thêm FDI vào Việt Nam khi các doanh nghiệp Châu Âu tìm cách khai thác các cơ hội thị trường mới và thiết lập mặt bằng tại Việt Nam để hưởng lợi từ chi phí giao dịch giảm (Nguyen, 2023) Một nguyên nhân khác có thể cân nhắc đến như EVFTA dẫn đến tăng trưởng kinh tế tích cực Hiệp định này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho sự thay đổi trong luật pháp và các cơ quan Những cải tiến này làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm thị trường ổn định và đang phát triển Tăng trưởng kinh tế tăng trực tiếp liên quan đến tăng FDI, khi các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế đang phát triển(T.-H Nguyen, 2023)
Mặt khác, biến Lndist (khoảng cách giữa các quốc gia EVFTA và Việt Nam) thể hiện tác động tiêu cực tới dòng vốn FDI Mối liên hệ tiêu cực này có thể do một số yếu tố như chi phí vận chuyển tăng, thách thức trong việc giao tiếp và sự khác biệt về môi trường kinh doanh Những rào cản này khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó duy trì và phát triển mối quan hệ kinh tế với thị trường ở xa, do đó họ thường ưu tiên những địa điểm gần hơn hoặc dễ tiếp cận hơn Nghiên cứu của Thai-Ha Le (2017) cho thấy khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các nước đối tác ảnh hưởng đáng kể đến thương mại song phương và dòng vốn FDI Ngoài ra, nghiên cứu của Hoàng Hồng Hiệp và cộng sự (2023) cũng chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng và các yếu tố không gian khu vực ảnh hưởng mạnh mẽ đến phân bố FDI ở Việt Nam, với các tỉnh gần trung tâm kinh tế thu hút nhiều FDI hơn Các yếu tố thị trường, chất lượng lao động và cơ sở hạ tầng cũng được Nguyễn Anh T.N và Nguyễn Thắng (2007) nhấn mạnh là quan trọng trong việc quyết định dòng vốn FDI Cuối cùng, D Dang (2013) nhấn mạnh rằng chất lượng thể chế khác nhau giữa các tỉnh ở Việt Nam liên quan đến dòng vốn FDI, với các tỉnh gần trung tâm kinh tế có khung thể chế tốt hơn thu hút nhiều FDI hơn Như vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khoảng cách địa lý, việc cải
54 thiện kết nối, cơ sở hạ tầng và chất lượng thể chế trên khắp các vùng miền là cần thiết để thu hút thêm đầu tư nước ngoài
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô kinh tế (được đo bằng chỉ số GDP) có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê cao đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam Tác động này có thể đến từ nhiều lý do Một nền kinh tế phát triển mạnh báo hiệu môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và FDI ở Nigeria, FDI phát triển tốt trong bối cảnh tăng trưởng GDP mạnh (Onuorah & Nnenna, 2013) Một nghiên cứu khác đã chỉ ra mối quan hệ song phương giữa GDP và FDI, tức là GDP không chỉ ảnh hưởng đến dòng FDI mà ngược lại, FDI cũng thúc đẩy GDP tăng trưởng (Hansen & Rand, 2006) Trong dài hạn, các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn thường duy trì và thu hút nhiều FDI hơn, đóng góp đáng kể vào việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế (Nwakoby & Bernard, 2016) Như vậy, GDP và FDI có mối quan hệ tương hỗ, cùng nhau tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự tiến bộ kinh tế
2.4.2 Độ mở nền kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ mở cửa kinh tế đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào một quốc gia Tác động tích cực của các biến Lnopen và Lnopenvn, có thể được xác định qua nhiều yếu tố theo các nghiên cứu hiện có Độ mở nền kinh tế giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận các thị trường mới và mở rộng hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Liên (2021) cho thấy độ mở thương mại có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam
Sự tự do hóa thương mại cũng thúc đẩy cạnh tranh trong nước, cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường đầu tư, làm tăng sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài Một nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự tự do hóa thương mại và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế và FDI (Nguyen Huu Cung,
2020) Chính sách mở cửa kinh tế thường đi kèm với các cải cách kinh tế và thể chế, bao gồm việc cải thiện quy định pháp luật, giảm thiểu tham nhũng và cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn FDI vào Việt Nam Một nghiên cứu bởi Nguyen (2020) cho thấy các yếu tố như quy mô thị trường, lực lượng lao động và chính sách kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến thu hút FDI (Nguyen et al., 2020) Như vậy, có thể giải thích độ mở của nền kinh tế giúp Việt Nam thu hút dòng vốn FDI bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường đầu tư
Biến mức độ tự do kinh tế có mức ý nghĩa thống kê khác nhau Đối với Việt Nam, mức độ tự do kinh tế (LnEcoFree_vn) có tác động tiêu cực, trong khi ở các nước đối tác EVFTA thì LnEcoFree không có tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Kết quả này có thể được hiểu theo một số cách giải thích Đầu tiên, mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê giữa tự do kinh tế và các chỉ số kinh tế ở Việt Nam có thể xuất phát từ cấu trúc kinh tế đặc thù và môi trường thể chế của Việt Nam Khác với các đối tác EVFTA, quá trình cải cách theo hướng thị trường và chuyển đổi của Việt Nam có thể chưa tiến bộ bằng, dẫn đến những thách thức trong việc tận dụng triệt để các lợi ích từ việc tăng cường tự do kinh tế (Cung, 2020) Thứ hai, các nước EVFTA, vốn đã phát triển hơn, có thể không cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tự do kinh tế và các chỉ số kinh tế do đã có mức tự do kinh tế cao và hiệu ứng giảm dần của những tự do bổ sung Trong khi đó, Việt Nam, với tư cách là một nước kém phát triển hơn, lại thể hiện một tác động rõ rệt hơn vì mỗi bước cải thiện trong tự do kinh tế có thể thay đổi đáng kể cảnh quan kinh doanh và kinh tế (Cung, 2020) Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tập trung cải cách và mở cửa kinh tế vào những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng như thương mại và đầu tư hơn là tự do kinh tế rộng rãi Cách tiếp cận này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nếu những cải cách khác như chất lượng quản trị và pháp luật không theo kịp (Nga, 2020) Cuối cùng, các động thái trong các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tự do kinh tế tác động đến nền kinh tế Đối với Việt Nam, việc giảm thuế quan và tăng cường quyền tiếp cận thị trường theo EVFTA có thể dẫn đến áp lực kinh tế tức thời được phản ánh qua mối quan hệ tiêu cực nếu không được quản lý đúng cách, trái ngược với các lợi ích tiềm năng mà các nền kinh tế EU cảm nhận được (T.-H Nguyen, 2023) Những yếu tố này cho thấy sự tương tác phức tạp giữa tự do kinh tế và các chỉ số kinh tế, nơi những khác biệt về bối cảnh giữa Việt Nam và các đối tác EVFTA dẫn đến các tác động khác nhau của tự do kinh tế đối với các chỉ số kinh tế Mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê ở Việt Nam nhấn mạnh những thách thức và bản chất chuyển tiếp của nền kinh tế so với các hệ thống kinh tế ổn định hơn của các đối tác châu Âu
Biến Diffinflation, đại diện cho sự khác biệt về lạm phát, là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ổn định kinh tế và tác động của nó đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo kết quả nghiên cứu chính của đề tài, chênh lệch lạm phát Diffinflation có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Trước hết, lạm phát cao thường làm giảm giá trị thực của lợi nhuận đầu tư, khiến các nhà đầu tư
56 quốc tế ngần ngại hơn khi đầu tư vào các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao Nghiên cứu của Trinh và Nguyễn (2015) cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Thứ hai, lạm phát cao thường đi kèm với sự bất ổn kinh tế, khiến các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro và sự không chắc chắn trong tương lai Điều này có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và dẫn đến việc giảm dòng vốn FDI Một nghiên cứu khác của Cung (2020) cũng chỉ ra rằng lạm phát có tác động tiêu cực đến FDI do làm tăng chi phí sản xuất và giảm sức mua của người tiêu dùng trong nước (Nguyen, 2020) Cuối cùng, chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, gây ra biến động tỷ giá và tăng rủi ro cho các nhà đầu tư quốc tế Menon (2009) nhấn mạnh rằng trong các nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định, chính phủ thường khó duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư FDI (Menon, 2009) Như vậy, chênh lệch lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam do làm giảm giá trị thực của lợi nhuận đầu tư, tạo ra sự bất ổn kinh tế và gây biến động tỷ giá hối đoái
Theo kết quả nghiên cứu chính, các biến tỷ giá hối đoái (Lnexchangerate và Lnexchangeratevn) cho thấy mức độ ảnh hưởng tích cực đáng kể và có ý nghĩa thống kê cao Tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam vì nó giúp tăng khả năng sinh lời của các khoản đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu Khi tỷ giá hối đoái ổn định và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá trị so với ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thu được lợi nhuận cao hơn khi quy đổi lợi nhuận về ngoại tệ, làm cho các khoản đầu tư trở nên hấp dẫn hơn về mặt tài chính (Huong et al., 2020) Ngoài ra, một tỷ giá hối đoái ổn định giúp tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, giảm thiểu rủi ro biến động tài chính và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế (Menon, 2009) Hơn nữa, tỷ giá hối đoái cạnh tranh làm cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam rẻ hơn trên thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư muốn tận dụng lợi thế này để xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam (Nguyen et al., 2020) Như vậy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thông qua nhiều cơ chế tài chính và kinh tế khác nhau
Lượng phát thải CO2 tại Việt Nam (LnCO2vn) có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bởi vì nó tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào công nghệ và năng lượng sạch nhằm giảm thiểu khí thải Khi mức phát thải CO2 cao, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty chuyên về công nghệ sạch muốn triển khai giải pháp tiên tiến để cải thiện chất lượng
57 môi trường (Tang & Tan, 2015) Đồng thời, mức phát thải cao cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng, giảm chi phí sản xuất và phát thải khí nhà kính, tạo nên một môi trường kinh doanh bền vững hơn (Ullah et al., 2021) Hơn nữa, chính phủ Việt Nam có thể sử dụng tình trạng này để thúc đẩy các chính sách môi trường nghiêm ngặt hơn, thu hút các nhà đầu tư quốc tế muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững (Phuong & Tuyen, 2018) Như vậy, lượng phát thải CO2 cao không chỉ tạo ra thách thức mà còn là cơ hội để thu hút FDI thông qua các giải pháp và chính sách phát triển bền vững
2.4.4 Các biến cơ sở hạ tầng
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai biến Lncellular và Lncellularvn đều có mối tương quan tích cực tới thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Có thể giải thích rằng nó thể hiện mức độ phát triển và hiện đại hóa của cơ sở hạ tầng viễn thông, điều này làm tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh Đầu tiên, sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới viễn thông giúp cải thiện hiệu quả liên lạc và truyền tải thông tin giữa các doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh Cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm cả viễn thông, là yếu tố quan trọng thu hút FDI vào Việt Nam (Trinh & Nguyen, 2015) Thứ hai, tỷ lệ sử dụng điện thoại cao thể hiện sự tiếp cận tốt hơn của người dân đối với công nghệ và thông tin, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế trong việc triển khai các dịch vụ và sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam Cơ sở hạ tầng hiện đại và tiếp cận tốt với công nghệ thông tin là những yếu tố quan trọng giúp tăng cường dòng vốn FDI vào quốc gia (Duong et al., 2020) Cuối cùng, sự phát triển của viễn thông và tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao cũng phản ánh mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc tham gia vào nền kinh tế số, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế về một môi trường đầu tư hiện đại và năng động (Nguyen et al., 2018) Như vậy, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông, tăng cường tiếp cận công nghệ và tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và hiện đại
Trong khi tỷ lệ sử dụng internet ở các nước đối tác EVFTA (Lninternet) không có tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, tỷ lệ này ở Việt Nam (Lninternetvn) lại thể hiện tác động tiêu cực Trước hết, sự gia tăng của tỷ lệ sử dụng internet có thể đi kèm với những lo ngại về an ninh mạng và bảo mật thông tin Các nhà đầu tư quốc tế lo ngại về nguy cơ mất mát dữ liệu, tấn công mạng và các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, làm giảm niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam (Trinh & Nguyen, 2015) Thứ hai, tỷ lệ sử dụng internet cao cũng có thể làm
58 gia tăng sự cạnh tranh trong các ngành công nghiệp kỹ thuật số và công nghệ thông tin Điều này có thể dẫn đến áp lực về giá cả và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư Nghiên cứu của Duong và cộng sự (2020) cho thấy rằng sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và do đó, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ Cuối cùng, một hệ quả của việc gia tăng sử dụng internet là sự lan truyền nhanh chóng của thông tin tiêu cực hoặc không chính xác về môi trường kinh doanh tại Việt Nam Các thông tin này có thể làm giảm uy tín của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, dẫn đến việc giảm thiểu dòng vốn FDI Uy tín và hình ảnh của quốc gia trong mắt các nhà đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định dòng vốn FDI (Nguyen et al., 2018) Như vậy, mặc dù tỷ lệ sử dụng internet cao có nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam thông qua các lo ngại về an ninh mạng, cạnh tranh gay gắt và thông tin tiêu cực
Kết luận
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) được xem là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU Kể từ khi hiệp định này được thi hành, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Nghiên cứu này phân tích tác động của EVFTA đến dòng vốn FDI, cùng với đó đánh giá tác động của các biến cơ bản như quy mô kinh tế (LnGDP), mức độ mở cửa kinh tế, và các yếu tố thể chế, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu chính, tác giả đưa ra kết luận rằng các biến có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) với hệ số 1.049719 và p-value dưới 0.01, cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thu hút FDI GDP của các quốc gia đối tác EVFTA và Việt Nam (LnGDP và LnGDPvn) cũng thể hiện mối quan hệ dương mạnh với hệ số lần lượt là 0.307546 và 0.362845 Tỷ giá hối đoái (Lnexchangerate và Lnexchangeratevn) với hệ số tương ứng 0.071541 và 6.869863 cũng góp phần tích cực Mức độ mở cửa kinh tế (Lnopen và Lnopenvn) và hiệu quả chính phủ (GovEffect và GovEffect_vn) đều có p-value dưới 0.01, cho thấy chúng là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy dòng vốn FDI
Một số yếu tố cho thấy ảnh hưởng tiêu cực có ý nghĩa thống kê đến FDI Đáng chú ý là mức độ tự do kinh tế tại Việt Nam (LnEcoFree_vn) với hệ số âm là -7.940439 và p-value là 0.003, chỉ ra rằng những hạn chế về mức độ tự do kinh tế có thể gây ra tác động tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cuối cùng, các biến như khoảng cách (Lndist) và chênh lệch lạm phát (Diffinflation) có p-value trên 0.05, không thể hiện sự ảnh hưởng đáng kể đến FDI Các biến liên quan đến tự do kinh tế, lượng phát thải CO2, và sử dụng internet tại các nước đối tác (LnEcoFree, LnCO2, và Lninternet) cũng không cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (p-value > 0.1), cho thấy các yếu tố này không đủ mạnh để tạo ra sự thay đổi trong mô hình nghiên cứu Tuy nhiên, tương quan giữa sử dụng điện thoại và FDI (Lncellular) mặc dù có hệ số dương nhưng lại không đủ đáng kể để được xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
Những thách thức và cơ hội mà Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam:
Một là, áp lực cạnh tranh tăng cao Sự giảm thuế theo EVFTA cho phép hàng hóa chất lượng cao từ EU nhập vào Việt Nam với chi phí thấp hơn, tạo áp lực cạnh tranh lớn với các sản phẩm nội địa Sản phẩm EU thường có uy tín cao về chất lượng và an toàn, khiến người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng hàng nhập khẩu hơn là hàng sản xuất trong nước Bên cạnh đó, sự mở cửa thị trường và giảm rào cản thương mại dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh từ các doanh nghiệp châu âu có tiềm lực mạnh Các doanh nghiệp trong nước và FDI tại Việt Nam có thể phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp mà EU có lợi thế cạnh tranh như công nghệ cao, dược phẩm và sản xuất ô tô
Hai là, thách thức về công nghệ và đổi mới Các doanh nghiệp châu Âu thường sở hữu công nghệ tiên tiến và khả năng đổi mới cao Để đáp ứng yêu cầu của thị trường và tiêu chuẩn của EVFTA, các doanh nghiệp FDI có thể cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, công nghệ mới và đào tạo nhân viên Điều này có thể là một gánh nặng tài chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ba là, tuân thủ quy tắc xuất xứ Việc đảm bảo quy tắc xuất xứ theo yêu cầu của EVFTA là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Do mức sống cao và thu nhập đầu người tốt tại EU, thị trường này đặt ra các tiêu chuẩn cao và khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu Để tận dụng được những lợi thế từ EVFTA, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của các quốc gia EU Để hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan, sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nhất định, và điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện với các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu
Bốn là, rào cản về nhận thức Một trong những thách thức lớn trong việc thực thi Hiệp định EVFTA là rào cản về nhận thức Cụ thể, nhiều địa phương tại Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về việc tận dụng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) để thu hút đầu tư nước ngoài Để cải thiện tình hình này, các bộ ngành cần nâng cao công tác nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về EVFTA Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước hiểu rõ hơn về hiệp định mà còn chuẩn bị sẵn
62 sàng thay đổi và thích ứng với các tiêu chuẩn mới, bao gồm các yêu cầu khắt khe hơn về lao động và môi trường Việc thiếu hiểu biết có thể cản trở khả năng tận dụng hiệu quả các lợi ích từ EVFTA Việt Nam cần tiến hành nhiều cải cách pháp lý để đảm bảo tuân thủ các điều khoản của EVFTA, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp FDI phải liên tục cập nhật và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với môi trường pháp lý và quy định mới
Năm là, biện pháp phòng vệ thương mại Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ thường được doanh nghiệp các nước nhập khẩu sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, điều này khiến cho Việt Nam có thể sẽ có vướng mắc về mặt pháp lý Khi xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình
Bảy là, thách thức về thương hiệu và marketing Sản phẩm Việt Nam thường yếu thế về nhận diện thương hiệu và hiệu quả quảng bá tại thị trường quốc tế, sức quảng bá kém, độ nhận diện thương hiệu không cao, hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến thương mại chưa cao Để cạnh tranh với hàng hóa EU, các doanh nghiệp Việt cần đầu tư mạnh mẽ vào marketing và xây dựng thương hiệu
Tám là, EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các chuẩn mực cao hơn về môi trường, lao động, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các doanh nghiệp Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động Các vấn đề thường gặp bao gồm tình trạng lao động làm việc quá giờ theo quy định, các chế độ nghỉ ngơi hàng tuần và lễ tết không được đảm bảo, điều kiện làm việc thiếu an toàn và vệ sinh, cũng như việc không đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và y tế cho người lao động Đối với bảo vệ môi trường, Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến môi trường theo các tiêu chuẩn và điều chỉnh trong thương mại Những vấn đề này tạo thành thách thức đáng kể cho Việt Nam trong quá trình hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh các quy trình sản xuất và quản lý của mình để phù hợp với các tiêu chuẩn mới, có thể gây ra áp lực tài chính và vận hành
Mặc dù EVFTA mở ra nhiều cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phù hợp để giải quyết những thách thức này, từ đó tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro khi hoạt động trong khuôn khổ của EVFTA
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã đem lại những tác động tích cực đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Thứ nhất, EVFTA giúp các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn của EU với hơn 500 triệu người tiêu dùng Sự giảm thuế quan đáng kể theo hiệp định này cho phép các sản phẩm từ Việt Nam dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh tại thị trường EU, từ đó mở rộng cơ hội xuất khẩu
Thứ hai, EVFTA mở ra cơ hội thu hút đầu tư chất lượng cao từ EU Hiệp định này đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tư EU, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, tài chính, và dịch vụ Vốn đầu tư từ EU không chỉ mang lại vốn tài chính mà còn bao gồm cả công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất và sản phẩm của Việt Nam Đến tháng 6 năm 2021, tổng vốn đầu tư đăng ký từ các dự án EU vẫn còn hiệu lực ở Việt Nam đã đạt 22,2 tỷ USD
Thứ ba, cơ hội để nâng cao môi trường kinh doanh và pháp lý Việc thực hiện
EVFTA yêu cầu Việt Nam phải cải cách một số thể chế pháp luật để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, qua đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn Sự thay đổi này không chỉ thu hút đầu tư mà còn giúp Việt Nam tăng cường quan hệ quốc tế và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế
Thứ tư, nó thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Trong thời gian đại dịch, nền kinh tế Việt Nam như nhiều quốc gia khác đã chịu ảnh hưởng nặng nề do phải thực hiện các biện pháp phong tỏa Tuy nhiên, việc thực thi EVFTA đã giúp kích thích nền kinh tế bằng cách mở rộng cơ hội xuất khẩu Đặc biệt, các ngành như dệt may, da giày, và thực phẩm đã có cơ hội tăng trưởng khi thuế nhập khẩu vào EU được giảm Một năm sau khi hiệp định đi vào hiệu lực, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU đã tăng 18,4%, một dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của các doanh nghiệp sau dịch
Hàm ý chính sách
Dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, các giải pháp được đề xuất nhằm tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực Dưới đây là đề xuất giải pháp từ tác giả, được liên kết chặt chẽ với kết quả nghiên cứu và đề tài nghiên cứu
3.4.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng
Dựa trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể đưa ra các hàm ý chính sách và kiến nghị như sau:
Một là, tăng cường và mở rộng các hiệp định thương mại tự do (EVFTA)
Hiệp định Thương mại Tự do đã cho thấy ảnh hưởng tích cực đáng kể đến việc thu hút FDI Do đó, chính phủ nên xem xét việc mở rộng và tăng cường các hiệp định tương tự với các quốc gia và khu vực khác nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và thu hút thêm nguồn vốn ngoại
Hai là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ giá hối đoái
GDP và tỷ giá hối đoái đã thể hiện mối quan hệ mạnh mẽ với FDI Chính phủ cũng nên tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái để thu hút và duy trì dòng vốn đầu tư nước ngoài Ngân hàng trung ương cần áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và kiểm soát lạm phát Bên cạnh đó, chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư
Ba là, khuyến khích mở cửa kinh tế và cải thiện hiệu quả chính phủ
Mức độ mở cửa kinh tế và hiệu quả chính phủ là những yếu tố tích cực đối với FDI Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, loại bỏ các quy định không cần thiết gây cản trở cho hoạt động kinh doanh và đầu tư Đồng thời, tăng cường tính minh bạch và giảm tham nhũng trong các cơ quan nhà nước để tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư nước ngoài Việc giảm thiểu rào cản thương mại và đầu tư, cùng với việc cải thiện hiệu quả quản lý và minh bạch trong hoạt động của chính phủ sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư
Bốn là, xem xét lại các chính sách liên quan đến tự do kinh tế
Mức độ tự do kinh tế tại Việt Nam có tác động tiêu cực đến FDI Chính phủ cần phân tích kỹ lưỡng các yếu tố gây ra hạn chế này và điều chỉnh chính sách để nâng cao mức độ tự do kinh tế, từ đó cải thiện khả năng thu hút đầu tư nước ngoài Đánh giá lại các chính sách hiện tại liên quan đến tự do kinh tế, đặc biệt là các quy định hạn chế hoạt động kinh doanh và đầu tư Cần xem xét và thay đổi những quy định này để nâng cao mức độ tự do kinh tế, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư
Năm là, đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số
Mặc dù các biến liên quan đến công nghệ như sử dụng internet không cho thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê trong mô hình, nhưng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của FDI trong dài hạn
Các kiến nghị này không chỉ giúp cải thiện môi trường đầu tư mà còn hỗ trợ Việt Nam trong việc thu hút và tận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững
Một, tận dụng các cơ hội từ EVFTA bằng việc tăng cường hiểu biết và kiến thức về Hiệp định này
Việt Nam đã ký kết EVFTA, mở ra cánh cửa rộng lớn về thị trường và cơ hội xuất khẩu sang EU Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích này, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu sâu sắc về các quy định, tiêu chuẩn môi trường và lao động của
EU, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực và kiến thức để đáp ứng
Theo kết quả nghiên cứu, EVFTA đã mang lại tác động tích cực đáng kể đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước để tiếp cận thị trường châu Âu Để tận dụng hiệu quả những lợi thế này,
66 rất cần thiết cho các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức về quy định và tiêu chuẩn của EU
Các khóa học và hội thảo chuyên sâu về thị trường và quy định của EU là cấp thiết để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và khai thác các ưu đãi từ hiệp định, từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu và thu hút đầu tư Tuy nhiên, việc tổ chức cần tránh những chương trình chung chung, mà phải tập trung vào các vấn đề thiết thực mà doanh nghiệp quan tâm, đảm bảo tính cụ thể và gần gũi với thực tiễn Đặc biệt, nên nhấn mạnh tuyên truyền về phát triển bền vững, bao gồm các vấn đề lao động và môi trường, và tạo cơ hội để thảo luận nhằm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách và thủ tục liên quan đến các FTA mà Việt Nam đã ký kết Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghệ số và truyền thông kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, việc đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền là vô cùng quan trọng Cần mở rộng các hình thức tuyên truyền trực tuyến, từ video, webinar đến các nền tảng tương tác trực tuyến khác, đảm bảo tính sinh động, rõ ràng, dễ hiểu và chuyên môn cao Việc tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành và các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các kênh thông tin điện tử, sẽ góp phần cung cấp thông tin kịp thời, chất lượng và phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế
Hai, đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý
Trong khi Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trong việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và sản xuất vẫn còn hạn chế Điều này cần được cải thiện để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế Để tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, việc đầu tư vào công nghệ mới và cải tiến quản lý là rất cần thiết Việc áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế
Ba, phát triển mối quan hệ đối tác
Với việc Lncellular và Lninternet có tác động tích cực đến FDI, doanh nghiệp cần phát triển và mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế thông qua các nền tảng kỹ thuật số Việc này không chỉ giúp họ tăng cường hiểu biết về thị trường và văn hóa kinh doanh quốc tế mà còn mở rộng cơ hội hợp tác và đầu tư
Những giải pháp này, nếu được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, sẽ không chỉ giúp Việt Nam thu hút và tối ưu hóa FDI mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
Trong chương 3, tác giả tóm gọn lại những kết luận chính của mô hình nghiên cứu để từ đó đề xuất những hàm ý và khuyến nghị cho chính phủ, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Ngoài ra thách thức và cơ hội của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU cũng được tác giả đề cập đến