HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC NƯỚC TRONG KHỐI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC VÀO VIỆT NA
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC NƯỚC TRONG KHỐI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC VÀO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Anh
Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Thủy
Hà Nội, tháng 05 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè
Em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn,
TS Bùi Thị Thủy đã luôn định hướng, hỗ trợ và động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Em xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Ngân hàng, Ban Lãnh đạo và các Thầy cô giảng viên Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng đã quan tâm, giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết và quý báu trong suốt thời gian
em học tập và đi thực tế, viết khóa luận
Cuối cùng, em xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, cổ vũ, động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2024
Anh
Nguyễn Quỳnh Anh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Nguyễn Quỳnh Anh - sinh viên Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng, tác giả của đề tài khóa luận: “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” Bằng danh dự của mình, em xin cam đoan đây là công trình do chính em nghiên cứu và thực hiện, không có phần sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác Các thông tin, số liệu được sử dụng trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chính xác, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu 3
3 Tính mới của đề tài 5
4 Mục tiêu nghiên cứu 6
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Cấu trúc bài nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9
1.1 Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 9
1.1.1 Sự hình thành của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 9
1.1.2 Tóm tắt một số nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 10
1.1.3 Những vấn đề mới trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 14
1.2 Đánh giá sự tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 15
1.2.1 Ý nghĩa của việc ký kết RCEP và vai trò trung tâm của ASEAN trong hội nhập kinh tế Đông Á 15
1.2.2 Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16
1.2.3 Lợi ích của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đối với kinh tế Việt Nam 17
1.2.3 Khó khăn, thách thức kinh tế Việt Nam phải đối diện 18
1.3 Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
1.3.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 19
Trang 51.3.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 23
2.1 Thực trạng tham gia các hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam 23
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 25
2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước khi RCEP có hiệu lực vào giai đoạn 2018 - 2021 25
2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực giai đoạn 2022 đến nay 34
2.2.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực vào Việt Nam 38
2.3 Một số đánh giá tổng quan về thu hút nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam trước và sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có hiệu lực 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 50
3.1 Cơ sở lựa chọn dữ liệu và mô hình 50
3.1.1 Căn cứ xây dựng các biến độc lập và biến phụ thuộc 50
3.1.2 Căn cứ xây dựng và mô tả mô hình 52
3.1.3 Mô tả dữ liệu thống kê các biến 53
3.2 Kiểm định mô hình 55
3.3 Kết quả và các bình luận nghiên cứu và một số thảo luận 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 62
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH RCEP CÓ HIỆU LỰC 63
4.1 Cơ sở đề xuất khuyến nghị 63
4.1.1 Dựa trên góc nhìn và định hướng của Nhà nước 63
Trang 64.1.3 Căn cứ dựa trên kết quả mô hình kinh tế lượng 67
4.2 Đề xuất chính sách đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi Hiệp định RCEP có hiệu lực 68
4.2.1 Đối với Nhà nước 68
4.2.2 Đối với doanh nghiệp 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Error! Bookmark not defined
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ cái
viết tắt/ký
hiệu
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do
APEC Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn dành Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương
Equilibrium Mô hình cân bằng tổng thể
EVFTA EU - VN Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do VN -
EU FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
STEs Small and medium-sized
enterprises Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
SPS Sanitary and Phytosanitary Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
Trang 8AFCFTA African Continental Free
Trade Area
Khu vực Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi
IMF International Monetary
NT National Treatment Chế độ đối xử quốc gia
GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN AJCEP
ASEAN - Japan Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
VJEPA Vietnam - Japan Economic
Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand
VCFTA Vietnam - Chile Free Trade
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Trang 9RoO Rules of Origin Quy tắc xuất xứ
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu Tên Tiếng Việt
Bảng 1.2 : Nội dung của RCEP so với các FTA khác của Việt Nam 12
Bảng 2.1: Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam 23
Bảng 2.2: Đầu tư nước ngoài năm 2018 - 2021 theo lĩnh vực 27
Bảng 2.3: Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác 39
Bảng 2.4: FDI vào Việt Nam theo ngành (Các dự án còn hiệu lực đến
ngày 20/09/2023)
40
Bảng 2.5: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
theo địa điểm (Các dự án còn hiệu lực tính đến năm 2022)
41
Bảng 2.6: So sánh tổng quan về nguồn vốn đầu tư của Việt Nam tại
hai giai đoạn trước và sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực
46
Trang 10Bảng 3.1: Các biến độc lập thể hiện sự tác động của Hiệp định RCEP 50
Bảng 3.2: Mô tả dữ liệu các biến và nguồn dữ liệu cho mô hình 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2018-2021 25
Hình 2.2: Đầu tư nước ngoài năm 2018 theo đối tác 30
Hình 2.3: Đầu tư nước ngoài năm 2019 theo đối tác 31
Hình 2.4: Đầu tư nước ngoài năm 2020 theo đối tác 32
Hình 2.5: Đầu tư nước ngoài năm 2021 theo đối tác 33
Hình 2.6: Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2021 - 2023 34
Hình 2.7: Đầu tư nước ngoài năm 2022 theo ngành kinh tế 36
Hình 2.8: Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành kinh tế 37
Hình 2.9: Đầu tư nước ngoài năm 2022 theo đối tác 38
Hình 2.10: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ một số nước RCEP
vào Việt Nam giai đoạn 2018-2022
45
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới Tính đến tháng 8 năm 2023, Việt Nam ngày một hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, khẳng định vị trí là đất nước có nền kinh tế mở với quan hệ thương mại rộng khắp, tiêu biểu như đã tham gia 16”FTA ( hiệu lực 16/16), đang trong quá trình đàm phán gồm 3 FTA (Việt Nam - EFTA FTA; ASEAN - Canada; Việt Nam - UAE FTA) Không chỉ vậy, Việt Nam tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại và các tổ chức kinh tế quan trọng trên thế giới Việt Nam là quốc gia thành viên của các diễn đàn kinh tế thế giới, tự quyết định chính sách ngoại thương và đầu tư, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế Việc tham gia các hiệp định và tổ chức kinh tế giúp Việt Nam ngày một gần hơn với thị trường toàn cầu, thu hút nguồn đầu tư quốc tế, dễ dàng buôn bán hàng hóa, dịch vụ với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ Các công ty tại Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với thị trường, nguồn nguyên liệu, công nghệ và chuỗi kinh tế toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững Do vậy, việc thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia trên thế giới luôn là một vấn đề nóng hổi, trở thành một nhiệm vụ cực
kỳ cần thiết và quan trọng Vốn đầu tư từ các quốc gia trên thế giới là nguồn lực chủ chốt thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh kinh tế Nhờ vốn ĐTNN, Việt Nam đã xuất khẩu thành công nhiều mặt hàng công nghệ cao như điện thoại
di động, laptop, linh kiện điện tử Các khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động, hàng triệu lao động có việc làm và góp phần phát triển nền kinh tế khu vực Doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý từ doanh nghiệp FDI, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.“
Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp và quy định với mục đích hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài từ những đất nước và lãnh thổ kinh tế phát triển Điều này đã giúp đất nước chúng ta có được lượng lớn vốn FDI, trở thành một trong những nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trên toàn thế giới Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại đa
Trang 12phương, điển hình là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP ) nhằm tận dụng tiềm năng và cơ hội từ quá trình hội nhập
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định quan trọng
và có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI RCEP không chỉ mở rộng thị trường tiếp cận cho các tập đoàn tại Việt Nam, còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đầu tư và kinh doanh Hiệp định này cung cấp một môi trường kinh doanh ổn định, dự đoán được, và công bằng, tối thiểu hóa rủi ro và tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Việc giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại là một lợi ích quan trọng của RCEP Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp tiến gần đến các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn, quy mô kinh doanh được mở rộng và xuất khẩu được đẩy mạnh Đồng thời, việc nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, và sản phẩm hoàn thiện từ các thành viên trong hiệp định cũng dễ dàng và thuận lợi hơn do được giảm thuế quan, từ đó khai thác tối đa lợi ích từ sự hội nhập và phát triển khả năng sản xuất của Việt Nam
Ngoài ra, RCEP cũng mở ra cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ và thúc đẩy việc hợp tác để nghiên cứu và cùng nhau phát triển Các quy định về sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu trong RCEP tạo cơ hội thuận tiện cho việc chia sẻ công nghệ và kiến thức giữa các nước tham gia ký kết RCEP Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cộng tác trong việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất và cải thiện khả năng cạnh tranh Việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn ĐTNN có thể giúp Việt Nam làm quen với những công nghệ hiện đại và tạo động lực đổi mới ở các ngành công nghiệp then chốt
Vẫn cần biết rõ rằng ảnh hưởng của RCEP đến hấp dẫn nguồn FDI vào Việt Nam không chỉ mang tính chất tích cực Có thể xuất hiện một số thách thức và rủi ro khi thích ứng với các chính sách và cam kết của hiệp định này Đối với những ngành công nghiệp nhạy cảm, cụ thể là công nghiệp chế biến và nông nghiệp, việc cạnh tranh với các nhà sản xuất quốc tế có thể đặt ra áp lực lớn đối với ngành sản xuất trong nước Đặc biệt,
Trang 13cần đảm bảo việc thực hiện RCEP không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và sự công bằng xã hội
Với những đánh giá về vai trò của RCEP như trên, chủ đề “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã được tác giả chọn trở thành chủ đề cho bài khóa luận tốt nghiệp Bài khóa
luận phân tích các yếu tố về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đo lường những ảnh hưởng của RCEP đến việc thu hút nguồn vốn nước ngoài tại Việt Nam, để đưa ra những khuyến nghị giúp tận dụng những lợi ích, đồng thời giảm thiểu khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi ký kết Hiệp định RCEP
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Trong hơn một thập kỷ qua, các quốc gia trên thế giới đều tham gia vào xu thế thương mại tự do và đây cũng là vấn đề giành được sự đặc biệt quan tâm của các nhà kinh tế Có một kho tàng các bài nghiên cứu về vấn đề tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với sự thay đổi dòng vốn FDI vào các quốc gia kí kết hiệp định, từ trước đến nay, các tác giả phân tích, nghiên cứu và đo lường về các hiệp định tự do thương mại để xác định rằng biến số này có vai trò và mối quan hệ như nào đến nền kinh tế cùng sự tăng trưởng toàn diện của một đất nước Nhiều bài luận sử dụng đa dạng các phương pháp và mô hình để đánh giá sự ảnh hưởng của FTA đến việc thu hút FDI Cụ thể, một số công trình được nhắc đến như:
Medvedev và Denis (2011) đã chứng minh FTA tác động rõ rệt đến FDI của những đất nước là thành viên bằng cách sử dụng mô hình trọng lực Jang, Y.J (2011) chứng minh FTA có thể giảm vốn đầu tư song phương giữa các quốc gia ký kết OECD trại lại thì sẽ kích thích FDI từ các nước thành viên OECD sang các quốc gia không tham gia OECD Chankwon Bae và Hyeyoon Keum (2013) cũng cho rằng các FTA có khả năng giúp Hàn Quốc thu hút vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia có nguồn thu nhập cao, đồng thời xây dựng một điểm đầu tư thân thiện cho nước sở tại FDI cũng sẽ tạo
Trang 14đánh giá mối quan hệ giữa các FTA và FDI vào Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 17 nhà đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam trong giai đoạn 1997–2016 và
23 đối tác trong giai đoạn 2005–2016, kết quả từ các mô hình trọng lực chỉ ra rõ ràng rằng các FTA nhìn chung có liên quan đến dòng vốn FDI tăng lên, với tác động lớn hơn nhiều trong giai đoạn phụ
2.2 Nghiên cứu trong nước
Không những trên toàn cầu, ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu học quan tâm và thực hiện những công trình khoa học về các hiệp định thương mại tự do cũng như ảnh hưởng của những hiệp định đó đến kinh tế nước ta, có thể kể đến như:
Theo Hoang Chi Cuong và cộng sự (2015), các Hiệp định tự do tác động tích cực đến việc hấp dẫn nguồn FDI vào Việt Nam nhưng giữa các thành viên trong hiệp định thì có mức độ đầu tư không giống nhau, điều trên là kết quả nghiên cứu bằng bộ dữ liệu của 17 quốc gia đầu tư vào Việt Nam thời kỳ”1995 - 2011 Theo Duong, M và cộng sự
(2020) các FTA làm gia tăng FDI vào Việt Nam thông qua việc chạy mô hình trọng lực
các biến tổng sản phẩm quốc nội, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái, kim ngạch nhập khẩu, biên giới và FTA với Việt Nam Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của các FTA một cách tổng thể với các biến số của nền kinh tế; Hà Lâm Oanh và cộng sự (2022) cho thấy phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam gia nhập đều có tác động cùng chiều đến việc hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ các quốc gia trên thế giới Hà Văn Sử cùng Nguyễn Thu Thủy (2021) dự báo tình hình nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến năm 2035 theo hai giả định: có và không có hiệp định CPTPP, đưa ra khẳng định cuối cùng rằng nó tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam Mức tăng nhanh hơn dự kiến khi không tham gia vào hiệp định Ngô Thị Tuyết Mai, Tô Hành Trang, Hoàng Linh Giang (2023) sử dụng mô hình lực hấp dẫn cho thấy việc CPTPP có hiệu lực sẽ có tác động tốt và sinh ra nhiều khả năng hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp từ các cường quốc trên thế giới vào Việt Nam Nguyễn Anh Dương, David Vanzetti, Raymond Trewin, Đinh Thu Hằng, Vũ Thanh Hương, Lê Xuân Sang (2016) dụng mô hình cân bằng tổng thể tính toán được (CGE) nhằm đánh giá tác động của RCEP đối với nền kinh
Trang 15tế Việt Nam, đồng thời xác định các bước chuẩn bị cả ở cấp chính sách và doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc thực thi RCEP sẽ đem đến lợi ích (ròng) tối đa cho Việt Nam
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu những bài báo, công trình nghiên cứu đã được thực hiện
về các đề tài cả trong cùng ngoài nước, tác giả nhận thấy, nghiên cứu về mối liên hệ giữa các hiệp định thương mại tự do và việc gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được tiếp cận, thực hiện trên nhiều hướng khác nhau Tại Việt Nam, trong nhiều hội thảo, diễn đàn kinh tế, chủ đề tự do hóa được mại và định hướng xây dựng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế đã được đề cập và bàn luận sôi nổi Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của tác giả, chưa có nghiên cứu chính thức nào phân tích tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Mặc dù khi đánh giá thực trạng trong nước và ngoài nước, đã có một số bài báo, công trình khoa học tương tự nhưng xét về đối tượng và phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu; có thể kết luận đây là một đề tài tương đối mới, là một khoảng trống nghiên cứu nhằm góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về chủ đề này
3 Tính mới của đề tài
Tác giả tin rằng đề tài nghiên cứu về tác động của RCEP đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực quan trọng mới như:
- Tổng quan về Hiệp định RCEP và tác động của RCEP đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021 (trước khi Hiệp định RCEP có hiệu lực) và 2022-2023 (khi Hiệp định RCEP đã có hiệu lực)
- Đánh giá, đo lường ảnh hưởng từ RCEP đến hấp dẫn FDI vào Việt Nam thông qua các biến số: tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số lạm phát, kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên, kim ngạch nhập khẩu từ nước thành viên của Việt Nam, số FTA các
Trang 16- Nghiên cứu, chỉ ra mức độ ảnh hưởng chi tiết của từng biến số chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Hiệp định RCEP đến việc thu hút FDI vào nước ta
4 Mục tiêu nghiên cứu
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng (mô hình dữ liệu bảng) để thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định RCEP đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
- Dựa trên kết quả mô hình rút ra kiến nghị chính sách cho Việt Nam, căn cứ vào các quy định, kế hoạch và chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như thực trạng đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các cam kết tự do hóa thương mại Việt Nam ký kết
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của Hiệp định RCEP đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; xây dựng mô hình đo lường mối quan hệ giữa hai hoạt động trên
Trang 17Phạm vi nghiên cứu:
- Quốc gia quan sát: 11 quốc gia thành viên RCEP bao gồm Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, Việt Nam, Ma-lay-si-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-
a, Niu Di-lân
- Thời gian nghiên cứu: để thuận tiện nhất trong việc thu thập và xử lý dữ liệu, tác giả lựa chọn giai đoạn giai đoạn 2018 - 2021 (khi Hiệp định RCEP chưa có hiệu lực) và giai đoạn 2022 - 2023 (Hiệp định RCEP đã có hiệu lực)
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định tính dựa trên việc tổng hợp và phân tích số liệu thứ cấp để đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng nhằm kiểm định, đo lường tác động của Hiệp định RCEP đến nguồn vốn đầu tư Tác giả dự kiến sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường tác động này thông qua các biến số dự tính: tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số lạm phát, tổng kim ngạch xuất khẩu của
10 quốc gia thành viên; tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, số hiệp định FTA các quốc gia thành viên tham gia, khoảng cách giữa thủ đô
6.1 Các bước nghiên cứu
Các bước nghiên cứu đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Đề cương, mục tiêu, phạm vi, phương pháp
- Thu thập tài liệu lý thuyết: Nghiên cứu Hiệp định RCEP, văn bản pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
- Đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam thông qua việc phân tích các số liệu thứ cấp
- Thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên sử dụng mô hình định lượng để đo lường và đánh giá tác động của Hiệp định RCEP lên thu hút FDI
Trang 18- Rút ra một số giải pháp hỗ trợ thu hút FDI phù hợp với bối cảnh có Hiệp định
- Tổng kết, rút ra kết luận cuối cùng
6.2 Mô hình hồi quy tuyến tính
Tác giả đo lường tác động của Hiệp định RCEP đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bằng mô hình hồi quy tuyến tính (linear regression model) Đây là một trong những mô hình phổ biến, được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu với dạng số liệu theo bảng thời gian Việc áp dụng mô hình này dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện như Sadiq (2021), Boyko và các cộng sự (2019), Bayromov và các cộng sự (2019)
7 Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Chương 3: Mô hình nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Chương 4: Khuyến nghị chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định RCEP có hiệu lực
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
1.1.1 Sự hình thành của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 vào tháng 11 năm 2011, ASEAN đã
đề xuất một siêu FTA Đông Á mới do ASEAN chủ trì: RCEP, cùng với việc mở rộng CEPEA và EAFTA, và các FTA ASEAN+1, đồng thời đưa ra “Khung khổ ASEAN” cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Điều này là do ASEAN muốn duy trì vai trò trung tâm của mình trong hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực Đông Á ASEAN phải theo đuổi “chính sách tốt thứ hai” để
đề xuất và dẫn dắt RCEP trong đàm phán TPP trước những thay đổi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu Đối với ASEAN, khuôn khổ hợp tác khu vực Đông Á truyền thống là tốt nhất Cho đến nay, đã có 5 FTA ASEAN+1 được ký kết ASEAN đã trở thành trung tâm của các FTA ASEAN+1; không có FTA giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc Tuy nhiên, ASEAN đã phải đề xuất RCEP để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở Đông Á, khi Nhật Bản và Trung Quốc nhượng bộ và đề xuất một Mega-FTA Đông Á dưới sức ép của TPP
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2012, “Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cộng với các Đối tác FTA ASEAN” đầu tiên đã được tổ chức và các bộ trưởng đã đồng ý kiến nghị với các nhà lãnh đạo chính phủ về “Các nguyên tắc và mục tiêu hướng dẫn đàm phán RCEP” Vào ngày 20 tháng 11 năm 2012, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác FTA của ASEAN đã tuyên bố khởi động đàm phán RCEP và thông qua “Các nguyên tắc và mục tiêu hướng dẫn đàm phán RCEP”
Theo “Các nguyên tắc và mục tiêu hướng dẫn đàm phán RCEP”, mục tiêu của việc khởi động đàm phán RCEP là đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các Đối tác
Trang 20hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn
đề khác, và các cuộc đàm phán về RCEP sẽ công nhận “Vị trí trung tâm của ASEAN” trong cấu trúc kinh tế khu vực mới nổi
Quá trình đàm phán RCEP đã diễn ra trong nhiều năm với nhiều biến động Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2013, cho đến tận năm 2020, các bên đã tiến hành
31 vòng đàm phán về các chủ đề chủ chốt: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, hợp tác kinh tế, công nghệ, cạnh tranh, thương mại điện tử, quy định pháp luật, v.v Cùng thời điểm đó, Mỹ đẩy mạnh đàm phán TPP, kèm theo mục tiêu chất lượng và tiêu chuẩn cao nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là Hiệp định được 12 quốc gia ký kết ngày 04/02/2016 Ngay sau thời điểm hoàn thành đàm phán TPP, sự cấp thiết và quyết tâm tham gia RCEP của một số nước đã giảm xuống, đầu tiên là Nhật Bản Năm
2017, khi Tổng thống Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi TPP đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đàm phán RCEP Khi đó, một số thành viên đã từng tham gia TPP chuyển hướng hy vọng sang RCEP Do đó, từ tháng 11/2017, các cuộc đàm phán RCEP được đẩy mạnh kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất Vào thời điểm đàm phán nước rút, Ấn Độ quyết định rút lui do không chấp nhận tiêu chuẩn mở cửa thị trường và văn bản cuối cùng của RCEP đã được ký vào ngày 15/11/2020, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 37 của ASEAN
1.1.2 Tóm tắt một số nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Mục đích của RCEP là trở thành một hiệp định hợp tác kinh tế (EPA) hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi cho các quốc gia Đông Á Một đặc điểm quan trọng của RCEP là vai trò trung tâm của ASEAN ở Đông Á Mục tiêu của RCEP cũng là hình thành một FTA lớn hơn và tiên tiến hơn các FTA ASEAN+1 hiện có
Hiệp định RCEP bao gồm 20 Chương và các phụ lục, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, bao gồm thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, SPS và TBT, cũng như một số lĩnh vực mới như thương mại điện tử và cạnh tranh Tuy nhiên, một số người vẫn cho
Trang 21lao động, và doanh nghiệp nhà nước Điều này dẫn đến việc RCEP có phạm vi hẹp hơn
so với CPTPP và EVFTA
Bảng 1.1: Cấu trúc của Hiệp định RCEP
Phần mở đầu
Chương 1 Điều khoản ban đầu và Định nghĩa
Chương 2 Thương mại hàng hoá
Chương 3 Quy tắc xuất xứ (ROO)
Chương 4 Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại (CPTF)
Chương 5 Các biện pháp vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)
Chương 6 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp
(STRACAP) Chương 7 Phòng vệ thương mại
Chương 8 Thương mại Dịch vụ
Chương 9 Di chuyển tạm thời về thể nhân (MNP)
Chương 10 Đầu tư
Chương 11 Sở hữu trí tuệ
Chương 12 Thương mại điện tử
Chương 13 Cạnh tranh
Chương 14 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
Chương 15 Hợp tác kinh tế và kỹ thuật
Chương 16 Mua sắm công
Trang 22Chương 17 Các ngoại lệ và các điều khoản chung
Chương 18 Các điều khoản về thể chế
Chương 19 Giải quyết tranh chấp
Chương 20 Các điều khoản cuối cùng
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI (2022)
Bảng 1.2 : Nội dung của RCEP so với các FTA khác của Việt Nam
RCEP EV-FTA CPTPP A-FTA AC-
FTA
AK- FTA AJCEP
AI -FTA
FTA
AANZ- FTA
Trang 23Một số nghiên cứu cho rằng, ngay cả trong các lĩnh vực được đề cập, cam kết của
RCEP vẫn còn mơ hồ Ví dụ, cơ chế ISDS sẽ tiếp tục được thảo luận sau khi RCEP có
hiệu lực Mặc dù một số thành viên đã áp dụng cách tiếp cận "chọn bỏ" đối với mở cửa
dịch vụ và đầu tư, nhưng điều này không đồng nghĩa với một mức độ mở cửa thực sự
rộng lớn Trung tâm Thương mại Châu Á (2020) đã trình bày ví dụ về danh sách bảo
lưu của Indonesia dài tới 111 trang
Trang 241.1.3 Những vấn đề mới trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
RCEP có tầm nhìn ít lớn lao hơn nhiều so với TPP Trong khi TPP bao gồm nhiều phần như quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, lao động, dịch vụ tài chính, các rào cản kỹ thuật và các vấn đề pháp lý khác, những vấn đề này được đề cập rõ ràng trong quá trình đàm phán giữa các thành viên TPP, nhưng không được rõ ràng xác định giữa các thành viên RCEP Tuy nhiên, với cách tiếp cận theo kiểu ASEAN, cam kết đối với các nội dung mới có thể được trao đổi và đạt được đồng thuận theo thời gian Các vấn
đề chính của RCEP bao gồm hợp tác kinh tế và kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, và giải quyết tranh chấp
Hiệp định RCEP đã cập nhật phạm vi của các FTA ASEAN+1 hiện có và bao gồm các điều khoản cũng như nhiều điểm cải tiến ngoài FTA ASEAN+1 hiện có Hơn nữa,
“Chương 16: Mua sắm Chính phủ” là một chương mới chưa có trong các FTA ASEAN+1 hiện có
Trong “Thương mại hàng hóa (Chương 2)”, nhiều mức thuế đối với các mặt hàng sẽ được loại bỏ ngoài các FTA ASEAN+1 hiện có Một số mặt hàng thuế sẽ được loại bỏ ngay lập tức, mặc dù một số mặt hàng sẽ mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ Nhìn chung, thuế quan có thể sẽ được loại bỏ đối với 91% tất cả các sản phẩm Quy tắc xuất xứ thống nhất (ROO) (Chương 3) sẽ rất quan trọng đối với các thành viên và doanh nghiệp so với các FTA ASEAN+1 hiện có
Nhiều chương, bao gồm “Thương mại dịch vụ (Chương 8)”, “Đầu tư (Chương 10)”,
“Sở hữu trí tuệ (Chương 11)”, “Thương mại điện tử (Chương 12)” và “Cạnh tranh (Chương 13)” chứa các nội dung nâng cao các điều khoản ngoài FTA ASEAN +1 hiện hành.Ví dụ:
“Thương mại điện tử (Chương 12)” bao gồm hai điều khoản mới: luồng dữ liệu tự do giữa các thành viên và cấm nội địa hóa dữ liệu khi so sánh với các FTA ASEAN+1 hiện có Đây là bước đầu tiên của hiệp định RCEP Điều cần thiết là các thành viên phải từng bước cải thiện và phát triển hiệp định, giống như AFTA
Trang 251.2 Đánh giá sự tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
1.2.1 Ý nghĩa của việc ký kết RCEP và vai trò trung tâm của ASEAN trong hội nhập kinh tế Đông Á
RCEP sẽ có ý nghĩa to lớn đối với ASEAN và Đông Á RCEP là siêu FTA đầu tiên dành cho Đông Á, khu vực nằm ở trung tâm tăng trưởng của thế giới Chưa có các FTA lớn nào giữa các quốc gia Đông Á, ngoại trừ các FTA AEC và ASEAN+1 Các thành viên của RCEP đại diện cho khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), dân số và thương mại của thế giới và RCEP bao gồm FTA đầu tiên dành cho Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc
RCEP sẽ mang lại lợi ích lớn cho ASEAN và Đông Á Lợi ích đầu tiên của RCEP là khuyến khích thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trên khắp Đông Á, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế liên tục của toàn khu vực Thứ hai, nó sẽ góp phần thiết lập các quy định mới và tiên tiến Thứ ba, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập mạng lưới sản xuất hoặc chuỗi cung ứng ở ASEAN và Đông Á Thứ tư, RCEP sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước tiên tiến và đang phát triển trong khu vực
Việc ký kết RCEP có ý nghĩa rất quan trọng đối với ASEAN vì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ASEAN trong tương lai và đặc biệt quan trọng là bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong hội nhập kinh tế Đông Á RCEP là một FTA lớn được đề xuất và thúc đẩy bởi ASEAN chứ không phải bởi Nhật Bản hay Trung Quốc ASEAN đã đề xuất nó vào tháng 11 năm 2011 và dẫn đầu các cuộc đàm phán Ban đầu, ASEAN đề xuất một siêu FTA Đông Á mới do ASEAN chủ trì: RCEP và trình bày “Khuôn khổ ASEAN về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)” vào tháng 11 năm 2011 Chủ tịch ASEAN của năm đã chủ trì các Hội nghị Bộ trưởng RCEP
Ủy ban đàm phán thương mại RCEP (TNC), ủy ban đàm phán chính của RCEP, do Iman Pambagyo, Tổng Giám đốc đàm phán thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia, chủ trì và lãnh đạo ASEAN là nhân tố quan trọng nhất trong RCEP
Trang 26Điều quan trọng hơn đối với ASEAN là duy trì thế chủ động trong RCEP trong tương lai Như đã nêu ở trên, ASEAN phải duy trì thế chủ động trong hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực Đông Á do đặc điểm của hợp tác kinh tế nội khối ASEAN ban đầu Nghĩa là, ASEAN phải đảm bảo nguồn vốn nước ngoài và thị trường xuất khẩu, thiết lập một khuôn khổ rộng hơn và duy trì thế chủ động trong khuôn khổ rộng lớn hơn của mình
RCEP cũng sẽ rất có ý nghĩa đối với Nhật Bản vì nó chiếm một nửa giá trị thương mại của Nhật Bản Hơn nữa, RCEP là siêu FTA thứ ba của Nhật Bản sau CPTPP và EPA Nhật Bản-EU nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tham gia một FTA lớn trong thời gian xảy ra xung đột với Mỹ Đồng thời, việc đưa Trung Quốc vào khuôn khổ RCEP sẽ rất quan trọng đối với các thành viên RCEP đối với thương mại trong tương lai và các quy tắc trong chương trình này Thật không may, Ấn Độ đã từ chối ký thỏa thuận lần này, nhưng cánh cửa vẫn mở cho sự gia nhập của Ấn Độ trong tương lai Việc Ấn Độ quay trở lại RCEP sẽ rất quan trọng đối với tất cả các thành viên
Cuối cùng, việc ký kết RCEP dự kiến sẽ thúc đẩy việc khắc phục dần tình hình kinh tế toàn cầu đầy thách thức, đặc trưng bởi chủ nghĩa bảo hộ và đại dịch COVID-19 CPTPP và EPA Nhật Bản-EU đã được ban hành Siêu FTA thứ ba này sẽ có tác động tích cực đến chủ nghĩa bảo hộ Ngoài ra, việc ký kết RCEP sẽ có tác động tích cực tới chính sách thương mại mới của Mỹ
1.2.2 Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nghiên cứu về động lực FDI tại các quốc gia thành viên RCEP và đầu tư của họ vào Việt Nam cho thấy bản chất phức tạp và liên kết với nhau của các dòng vốn này Tận dụng thị trường nội địa rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã nổi lên như một điểm đến du lịch nổi tiếng Rõ ràng là hiệp định RCEP tác
Trang 27động tích cực đến động lực của FDI, đặc trưng bởi việc giảm các rào cản thương mại, cho phép tăng xuất khẩu
Động lực FDI của Việt Nam đang ở trạng thái tích cực nhờ tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng cường hội nhập khu vực Tuy nhiên, cảnh quan có những thách thức Các vấn
đề như cơ sở sản xuất yếu kém, nhu cầu cấp thiết phải cải thiện chất lượng, chi phí vận hành cao và thiếu lao động có tay nghề là những trở ngại cần được giải quyết để đạt được kết quả FDI bền vững và tối ưu
Nghiên cứu này nhấn mạnh sự năng động của FDI và sự phức tạp của đầu tư trong khuôn khổ RCEP, trong đó Việt Nam là nước đóng vai trò chủ chốt Động lực FDI sẽ tiếp tục phát triển tích cực nếu những thách thức đã xác định được giải quyết và giảm thiểu
1.2.3 Lợi ích của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đối với kinh tế Việt Nam
Điểm đặc biệt của Hiệp định RCEP là khả năng kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư và kinh doanh rộng lớn RCEP không chỉ là một hiệp định thương mại và đầu tư, mà còn là chìa khóa giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực Hiệp định này có tác động tích cực đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam như sau:
(1) Mở cửa thị trường và thu hút đầu tư: RCEP mở ra cánh cửa cho Việt Nam tiếp cận thị trường lớn với 2,3 tỷ người tiêu dùng và đa dạng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc
(2) Thúc đẩy xuất nhập khẩu: RCEP giảm thuế quan và rào cản thương mại, giúp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khu vực với giá cạnh tranh hơn Nó cũng giúp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất giá rẻ từ các nước trong khu vực, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
(3) Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực: RCEP hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Trang 28và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực
(4) Giảm chi phí giao dịch: RCEP giúp giảm chi phí giao dịch và tạo môi trường kinh doanh thân thiện hơn Nó cũng mở cửa cho ngành dịch vụ logistics, viễn thông và thương mại điện tử, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường khu vực
1.2.3 Khó khăn, thách thức kinh tế Việt Nam phải đối diện
Ngoài những lợi ích rõ ràng, Hiệp định RCEP cũng mang đến cho Việt Nam một loạt thách thức và khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế về năng lực cạnh tranh và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu:
(1) Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khối: RCEP đưa ra sân chơi cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ mạnh như Trung Quốc và Nhật Bản - hai thị trường Việt Nam nhập siêu lớn nhất Việc này tạo ra áp lực cạnh tranh cao đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi họ phải đối mặt trực tiếp với các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản và Ấn Độ
(2) Nguy cơ thâm hụt thương mại gia tăng: Việt Nam thâm hụt thương mại nghiêm trọng với các đối tác trong RCEP, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc Điều này gợi lên mối lo về việc tăng cường xuất khẩu trong khu vực, trong khi đồng thời cũng cần tập trung vào việc cải thiện cơ cấu sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
(3) Khó khăn trong việc đạt được mức độ mở cửa thị trường chung: Mỗi nước thành viên RCEP có mức độ mở cửa thị trường riêng, và việc đạt được sự đồng thuận trong việc mở cửa thị trường chung cho tất cả 16 nước là một thách thức lớn Điều này tạo ra bất lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh xuất khẩu một số sản phẩm sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
(4) Hạn chế từ nền kinh tế với trình độ công nghệ thấp: Sự hạn chế này ảnh hưởng đến khả năng của Việt Nam trong việc cải thiện vị thế của mình trong mạng lưới sản xuất
Trang 29RCEP Sự phụ thuộc vào một số đối tác và sản phẩm nhất định khiến cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi biến động trên thị trường RCEP
1.3 Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn gọi là FDI - viết tắt của cụm từ “Foreign
Direct Investment” Khái niệm này có thể được giải thích bằng việc định nghĩa hai cấu thành của nó: đầu tư trực tiếp và đầu tư nước ngoài
Theo IMF (1993), đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là: “Đầu tư phản ánh mục tiêu nhằm đạt được lợi ích lâu dài của một tổ chức sở tại trong một nền kinh tế (doanh nghiệp nước ngoài hay công ty mẹ) ở một doanh nghiệp đặt ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)” Mặc khác, theo Business Dictionary (2007), vốn đầu tư là số tiền đầu tư vào một hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời và tạo thu nhập cho nhà đầu tư trong tương lai Vốn đầu tư là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong một khoản thời gian nhất định theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước vốn bằng tiền mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó
1.3.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.2.1 Theo mục đích đầu tư
Xét theo mục đích đầu tư, FDI được chia thành hai loại chính: Đầu tư theo chiều
Trang 30Sự khác biệt cơ bản ở hai hình thức FDI theo chiều ngang và theo chiều dọc tại mục đích đầu tư Trong khi mục đích của HI nhằm mở rộng và kiểm soát thị trường ở nước ngoài với các sản phẩm tương tự có lợi thế cạnh tranh trong cùng một danh mục (Nhạ, 2013)., thì mục đích của VI nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu như lao động rẻ, đất đai,(Nhạ, 2013) Do mục tiêu khác nhau này, các đối tượng đầu tư cũng khác nhau
1.3.2.2 Theo chiến lược đầu tư
FDI có thể được phân loại dựa trên chiến lược đầu tư, trong đó có hai hình thức chính: đầu tư mới (greenfield investment - GI) và mua lại & sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A) GI là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới hoặc mở rộng kinh doanh đã có ở nước đích, và thường được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư từ các nước phát triển khi chọn các nước đang phát triển làm đích đầu tư (Hải, 2021) Trái lại, M&A liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất doanh nghiệp ở nước đích với một doanh nghiệp của nhà đầu tư, thường phổ biến trong các nước phát triển và mới công nghiệp hóa
1.3.2.3 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Các quy định theo luật pháp tại Việt Nam chia FDI thành bốn loại: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và các dạng BOT, BTO, BT
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được định nghĩa rõ ràng tại Điều 14, Khoản
3 của Luật Đầu tư năm 2020: "Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích hợp tác kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không tạo ra tổ chức kinh tế mới" (QHVN, 2020) Do BCC không tạo ra một pháp nhân mới, những bên tham gia phải chịu trách nhiệm về mọi khoản lỗ và nợ BCC là một dạng đầu tư thích hợp cho các dự án đòi hỏi triển khai nhanh chóng và đầu tư trong thời gian ngắn Tại Việt Nam, loại hình FDI này đã đóng góp vào việc hiện đại hóa và phát triển các ngành công nghiệp như dầu khí, bưu chính
Trang 31Doanh nghiệp liên doanh là các doanh nghiệp thuộc sở hữu chung của hai công ty độc lập với nhau hoặc của một công ty và chính phủ Liên doanh giúp kết hợp lượng nguồn lực lớn hơn để cung cấp hàng hóa và dịch vụ Đặc biệt, nó hiệu quả trong việc kết hợp các nguồn lực bổ sung, trong đó một bên có công nghệ và bên kia có hiểu biết thị trường (Ngọc, 2012) Doanh nghiệp liên doanh là một loại hình công ty có tư cách pháp nhân, trong đó cả hai bên đều đóng góp vốn, cùng quản lý, chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm về lỗ
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, thành lập trên địa phương và có tư cách pháp nhân theo luật pháp địa phương Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý và kết quả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường là các công ty cổ phần hoặc công
ty trách nhiệm hữu hạn
Build-Operate-Transfer (BOT), Build-Transfer-Operate (BTO), Build-Transfer (BT) là những loại hợp đồng đầu tư phổ biến nhất trong thực tế Những hợp đồng này được ký kết giữa một bên là nhà đầu tư và bên kia là cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối tượng của những hợp đồng này là các dự án xây dựng, hạ tầng được Nhà nước
khuyến khích thực hiện Sự khác biệt cơ bản giữa ba loại hình hợp đồng này nằm ở nội dung, thời điểm bàn giao dự án và lợi ích đạt được từ hợp đồng
Trang 32TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã làm rõ tổng quan chung về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và cơ sở lý luận của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trước hết, tác giả đưa ra tổng quan các thông tin về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm: lịch sử hình thành của Hiệp định RCEP, tóm tắt nội dung và nêu lên một số điểm mới của Hiệp định, đồng thời đánh giá tác động của Hiệp định đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Từ đó việc đánh giá các tác động làm cơ sở để lựa chọn biến độc lập và biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu tác động của Hiệp định RCEP đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Bên cạnh đó, tại chương 1 của bài khóa luận đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết về
FDI nhằm làm rõ khái niệm, các hình thức và các tiêu chí đo lường
Trang 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
2.1 Thực trạng tham gia các hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam
Theo số liệu năm 2023, Việt Nam thiết lập mối quan hệ chính thức với 192 đất nước trên thế giới, trong đó 190/193 nước là thành viên Liên Hợp Quốc, đồng thời có quan hệ ngoại thương với 224 đất nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Việt Nam là tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng, trong đó có ASEAN, APEC, WTO, CPTPP, OIF, CICA
Đến nay đã có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương ký kết, 16 Hiệp định thương mại tự do (tổng cộng với 53 nước), 3 Hiệp định đang đàm phán, EVFTA được phê chuẩn, thực hiện ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hơn 71 đất nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Hiện nay, Việt Nam có 18 nước đối tác chiến lược, 12 nước đối tác toàn diện, 6 nước là đối tác chiến lược toàn diện và con số này sẽ còn tăng thêm nữa trong thời gian tới Đặc biệt, chúng ta đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản
Bảng 2.1: Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
5 VJEPA“ “Hiệu lực từ 2009“ “Việt Nam, Nhật Bản“
7 AANZFTA“ “Hiệu lực từ 2010“ “ASEAN, Australia, New Zealand“
Trang 349 VKFTA“ “Hiệu lực từ 2015“ “Việt Nam, Hàn Quốc“
FTA“ “Hiệu lực từ 2016“
“Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan“
“Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Vương quốc Anh (ký Nghị định thư gia nhập ngày 16/07/2023)“
“Hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019“
“Hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành
“Hiệu lực tạm thời từ
01/01/2021, có hiệu lực
01/05/2021“
“Việt Nam, Vương quốc Anh“
15 RCEP“ “Hiệu lực từ 01/01/2022“ “ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Australia, New Zealand“
“Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Hoàn tất đàm phán tháng 4/2023
Chính thức ký kết ngày 25/07/2023“
“Việt Nam, Israel“
Nguồn: VCCI (2023)
Trang 352.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước khi RCEP
có hiệu lực vào giai đoạn 2018 - 2021
Giai đoạn này, tình hình thu hút FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ổn định sau một thời gian dài phục hồi kinh tế sau khủng hoảng Chứng minh niềm tin của các
nhà đầu tư quốc tế vào triển vọng phát triển tại Việt Nam
Hình 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2018-2021
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2018-2021)
Năm 2018, vốn được sử dụng để tiến hành các dự án đầu tư trực tiếp lên tới 19,1
tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017 Đến ngày 20/12/2018, có tổng cộng 3.046 dự án cấp mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, vốn đầu tư đăng ký cấp mới đạt 18
tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2017 Ngoài ra, còn có 1.169 dự án điều chỉnh vốn đầu tư, nâng tổng số 1.169 dự án Giá trị tăng thêm là 7,59 tỷ USD, tương đương với 90,3% so với năm 2017 Ngoài ra, có 6.496 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư và mua cổ
Trang 36tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD vào năm 2018, so sánh với năm trước bằng 98,8%
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chi khoảng 20,38 tỷ USD trong năm
2019, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018 Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu sụt giảm nói chung, tốc độ gia tăng của vốn thực hiện vẫn là một kết quả đáng mừng Vốn được sử dụng của khu vực ĐTNN tuy tăng trong cùng thời gian nhưng vẫn nhận thấy mức độ tăng đã giảm khi so sánh cùng hai năm 2017, 2018 Ngoài ra, 3.882 dự án được đăng ký đầu tư và được cấp giấy chứng nhận, tăng 27,5% so năm 2018 Ngoài ra, 1.381 dự án đã được đăng ký điều chỉnh trên toàn quốc Năm 2019, có 9 842 nhà ĐTNN trên cả nước gửi vốn trị giá 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với năm 2018 Năm 2019, tổng vốn đăng ký điều chỉnh cấp mới và mua cổ phần của nhà ĐTNN lên tới gần 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm trước
Tuy nhiên, năm 2020 lần đầu tiên chứng kiến sự giảm mạnh, với tổng vốn đăng ký cấp mới điều chỉnh, phần vốn góp, cổ phần từ nhà ĐTNN đạt 28,53 tỷ USD, so với năm
2019 chỉ bằng 75% Vốn đầu tư vào các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19,98 tỷ USD, tăng 98% so với năm 2019 Hầu hết các dự án mới đều bị hoãn lại, vốn đăng ký mới 14,65 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề của dịch virus Corona Hơn nữa, tổng vốn góp 7,47 tỷ USD, giảm 51,7% so với cùng kỳ Con số này tương ứng với 6.141 khoản đầu tư và mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 37,6% so với năm ngoái Lượng tiền gửi và mua cổ phiếu tính theo tỷ lệ trên tổng vốn đầu tư cũng giảm so với năm 2019 ( năm 2019 , 40,7% giảm còn 26,2%
vào năm 2020) Ngoài ra, có 1.140 dự án điều chỉnh vốn đầu tư được đăng ký trong năm
2020, giảm 17,5% so với năm ngoái Tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm ngoái
Đầu năm 2021, khi dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ngày càng được kiểm soát, FDI phục hồi mạnh mẽ, tổng số vốn đăng ký điều chỉnh mới và phần vốn góp, cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại là 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm trước Nhưng do diễn biến phức tạp của đại dịch Corona, nền kinh tế năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức
Trang 37ngoài thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020 Trên cả nước, có 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 31,1% tổng số vốn đăng ký mới đạt trên 15,2 tỷ USD tăng 4,1% so với cùng kỳ Ngoài ra, tổng vốn đầu tư đăng ký điều chỉnh tăng thêm vượt 9 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ, tương ứng với 985 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 13,6%) Trong năm 2021, tổng vốn góp và cổ phần mua lại đạt xấp xỉ 6,9 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2021
Dựa theo lĩnh vực đầu tư, trong năm 2018 và năm 2021 các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế Còn đối với năm 2019 và năm 2020, số ngành
được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là 19 trong tổng số 21 ngành
Bảng 2.2: Đầu tư nước ngoài năm 2018 - 2021 theo lĩnh vực
Đơn vị: Triệu USD
1 “Công nghiệp chế
biến, chế tạo” “16.588,04 “24.561,78 “13.601,09 18.120,89
2 “Hoạt động kinh
doanh bất động sản” “6.615,32” “3.876,03“ “4.184,95“ “2.637,42
3
“Bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô,
“Sản xuất, phân phối
điện, khí, nước, điều
7 “Nghệ thuật, vui chơi
8 “Dịch vụ lưu trú và ăn
Trang 3811 “Cấp nước và xử lý
13 “Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản“ “140,85 “99,32 “210,63 “156,78
14 “Y tế và hoạt động trợ
15 “Giáo dục và đào tạo“ “90,72 “64,63 “108,34 “51,08
16
“Hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo
“Hoạt động làm thuê
các công việc trong hộ
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2018-2021)
Năm 2018, nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào 18 ngành nghề, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được nhà đầu tư đặc biệt chú ý, với tổng vốn đầu tư là 16,58
tỷ đồng, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản là 6,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ hai chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký Vị trí thứ ba là ngành bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký
Tính đến 2019, có 19 ngành có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực được đầu tư tập trung nhất, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký cụ thể là 24,56 tỷ USD Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng lớn về vốn đăng ký,
dù là đăng ký dự án đầu tư mới, đăng ký dự án đầu tư mở rộng, góp vốn hay mua cổ phần Vị trí thứ hai là kinh doanh bất động sản chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký
Trang 39Sang đến năm 2020, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vị trí dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký Truyền tải, phân phối điện năng đứng thứ 2 chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký với vốn đầu tư trên 5,1 tỷ USD Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bán buôn bán lẻ lần lượt với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD và trên 1,6 tỷ USD Sau đó là các ngành nghề kinh tế khác
Cuối cùng là năm 2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD Ngành sản xuất, phân phối điện hấp dẫn được các dự án mới, vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần không nhiều, do có dự án quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Xếp ở những vị trị sau với tổng vốn đầu tư thấp hơn là các ngành bất động sản; bán buôn, bán lẻ Còn lại là các ngành khác Các đối tác đầu tư hàng đầu của Việt Nam thường là những nước láng giềng và đã từng hợp tác giao thương lớn với Việt Nam, thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore luôn đúng vị trí số một về các dự án và vốn đăng ký đầu tư Đây đều là các cường quốc kinh tế phát triển, và hợp tác chiến lược sâu rộng với Việt Nam Dưới đây là thực trạng đăng ký vốn đầu tư của các quốc gia đó tại Việt Nam qua
các năm 2018 - 2021
Trang 40Hình 2.2: Đầu tư nước ngoài năm 2018 theo đối tác
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2018)
Năm 2018, có tổng cộng 112 quốc gia và khu vực thành lập dự án đầu tư tại Việt Nam, phản ánh mức độ quốc tế hóa cao của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng đa dạng hóa dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cho kinh tế Việt Nam Điều này phản ánh nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vẫn đứng đầu với 8,59 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 24,2% tổng vốn FDI Các dự án chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và ô tô Đây là quốc gia duy trì mức đầu tư lớn nhất và ổn định nhất Hàn Quốc xếp vị trí thứ hai với 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% Các dự án của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dệt may Vị trí thứ ba là Singapore với vốn đầu tư đạt 5 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn FDI, hầu hết đều đến từ các công ty lớn ở Singapore Nhìn chung, sự hiện diện mạnh mẽ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã góp phần lớn trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam