1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của lợi Ích từ thương mại quốc tế Đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông nam Á

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động của Lợi Ích từ Thương Mại Quốc Tế Đến Tiêu Thụ Năng Lượng Tái Tạo Tại Các Quốc Gia Đông Nam Á
Tác giả Vũ Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Trần Mạnh Hà
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Cấu trúc đề tài (14)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu (15)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước (15)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài (15)
    • 1.2. Khoảng trống nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (20)
    • 2.1. Tổng quan về lợi ích từ thương mại quốc tế (20)
      • 2.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế (20)
      • 2.1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế (20)
      • 2.1.3. Phân loại thương mại quốc tế (21)
      • 2.1.4. Lợi ích của thương mại quốc tế (24)
      • 2.1.5. Chỉ số đo lường lợi ích từ thương mại quốc tế (26)
    • 2.2. Tổng quan về tiêu thụ năng lượng tái tạo (27)
      • 2.2.1. Khái niệm về năng lượng tái tạo (27)
      • 2.2.2. Các loại năng lượng tái tạo (28)
      • 2.2.3. Các loại năng lượng sinh học tái tạo (29)
      • 2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của năng lượng tái tạo (33)
  • CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG (37)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Phạm vi nghiên cứu (37)
      • 3.1.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 3.1.3. Phương pháp ước lượng (39)
    • 3.2. Kết quả nghiên cứu (40)
      • 3.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu (41)
      • 3.2.2. Kết quả nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT (52)
    • 4.1. Thực trạng tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á (52)
    • 4.2. Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế tại các quốc gia Đông Nam Á . 46 4.3. Một số đề xuất thúc đẩy thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh tiêu thụ năng lượng tái tạo (56)
      • 4.3.1. Tại Đông Nam Á (60)
      • 4.3.2. Tại Việt Nam (61)
  • KẾT LUẬN (19)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiê

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày nay, những hiện tượng thời tiết cực đoan như nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tăng mực nước biển và hạn hán đã và đang là thách thức nghiêm trọng của các quốc gia Chính vì vậy, chiến dịch chống biến đổi khí hậu và khử carbon cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu

Là một trong những khu vực đóng vai trò thiết yếu trong nỗ lực toàn cầu đó với hầu hết các nền kinh tế tại đây đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 hoặc đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050, đó cũng là vấn đề nan giải và cấp thiết tại khu vực Đông Nam Á hiện nay Trong suốt hơn 2 thế kỷ qua, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, làm giải phóng CO2 - nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính với những hậu quả nghiêm trọng Vậy nên, là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu với khoảng 20% đa dạng sinh học và 10% dân số thế giới, người dân Đông Nam Á đã và đang phải đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu và môi trường xuống cấp với hàng loạt những hậu quả từ hiện tượng thời tiết cực đoan đe dọa đến sinh kế Mức tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2 tại Đông Nam Á tăng vọt thêm hơn 80% kể từ năm 2000 và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào trước năm 2040 Điều này dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi dân số và nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt khi khu vực này lệ thuộc nặng nề vào nguồn tài nguyên không tái tạo làm nguồn cấp năng lượng chính Nếu không có sự thay đổi đáng kể nào trong thập kỉ tới, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải chịu thiệt hại GDP tương đương ở mức 22,5 tỷ USD do tác động từ thiên tai

Tại Việt Nam, mức phát thải CO2 khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đến năm 2022, Việt Nam có tổng phát thải CO2 từ tiêu dùng năng lượng sơ cấp (NLSC) là 270,0 triệu tấn (giảm 1,1% so với 2021), chiếm 0,8% tổng phát thải CO2 của thế giới và mức phát thải bình quân đầu người là 2,492 tấn/người Tuy vậy, Việt Nam được xếp trong nhóm các nền kinh tế có sự chuyển biến chậm hoặc theo hướng tiêu cực trong quá trình giảm cường độ phát thải carbon và vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì tăng trưởng kinh tế Một số vấn đề còn tồn đọng có thể kể đến như: Đầu tiên, quy mô và mức phát thải CO2 bình quân đầu người thấp chủ yếu do quy mô và mức tiêu thụ năng lượng chưa cao Cụ thể là tổng tiêu thụ NLSC của Việt Nam chỉ bằng 0,8% của thế giới và quy mô phát thải chỉ chiếm 0,8% của thế giới Còn tiêu thụ năng lượng sơ cấp bình quân đầu người chỉ bằng 61,7% của thế giới, và mức phát thải bình quân đầu người chỉ bằng 57,8% của thế giới

Thứ hai, tốc độ tăng phát thải CO2 cao so với tốc độ tăng tiêu thụ NLSC Năm

2022, phát thải CO2 giảm 1,1% và giai đoạn 2012-2022 tăng bình quân 7,6%/năm, trong khi tiêu thụ NLSC tương ứng là 5,7% và 7,4% Theo đó, mức phát thải CO2 bình quân đầu người đã tăng cao (tấn/người): Năm 2009: 1,17; 2012: 1,48; 2015: 1,97; 2018: 2,48; 2019: 2,96; 2020: 2,89; 2022: 2,49 (cao gấp hơn 2,1 lần năm 2009, tuy năm 2022 đã giảm)

Thứ ba, mức phát thải CO2 bình quân trên 1 EJ tiêu dùng NLSC của Việt Nam đã tăng từ 62,06 tấn năm 2009 lên 69,41 tấn năm 2020 (tăng 11,9%) và giảm xuống còn 58,82 tấn năm 2022, nhưng vẫn cao hơn 3,4% so với mức bình quân của thế giới (8,1% của Thái Lan, 26,2% của Hàn Quốc) - tức là, cơ cấu tiêu dùng NLSC của Việt Nam còn đang thiên về loại năng lượng có mức phát thải cao

Có thể thấy, trước thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn liền với nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn năng lượng mới là một xu hướng tất yếu Chuyển dịch sang đầu tư vào năng lượng tái tạo, dựa trên nhiều lợi thế về địa lý và thiên nhiên, sẽ giúp cho Việt Nam và các quốc gia khác khu vực Đông Nam Á cũng như toàn cầu chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế Hơn nữa, tiêu thụ năng lượng tái tạo không chỉ là giải pháp cho bài toán tăng trưởng kinh tế mà còn là khía cạnh quan trọng để đạt mục tiêu năng lượng bền vững Mức tiêu thụ năng lượng tái tạo ngày càng tăng có thể giúp giảm phát thải khí nhà kính và làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu Vấn đề này sẽ là hàm ý chính sách thiết thực trong việc chống khủng hoảng biến đổi khí hậu Vậy yếu tố nào quyết định nhu cầu năng lượng tái tạo?

Theo Gozgor và Cộng sự (2020), thương mại quốc tế là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định mức tiêu thụ năng lượng Thương mại quốc tế là một cách quan trọng để nhập khẩu sản phẩm mới và từ đó giúp đạt được trình độ công nghệ cao cần thiết cho đầu tư vào năng lượng tái tạo Thương mại quốc tế cũng tạo ra tiềm năng đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi cơ sở sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường hơn Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á” Bài viết sử dụng một thước đo mới về thương mại quốc tế, xem xét tác động của chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế - thước đo về sự gia tăng tiềm năng về trình độ công nghệ và cơ cấu sản xuất, đối với nhu cầu năng lượng tái tạo của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách cho khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong nỗ lực đạt mục tiêu phát triển kinh tế và năng lượng bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài khóa luận bao gồm các mục tiêu chính sau:

- Đưa ra cơ sở lý thuyết về năng lượng tái tạo và chỉ số lợi ích thương mại quốc tế

- Đánh giá tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á

- Đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.

Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thông tin từ các tạp chí, bài báo nghiên cứu, website uy tín để đánh giá thực trạng, phân tích và đưa ra đề xuất Phương pháp định lượng được sử dụng để thu thập số liệu thứ cấp và tiến hành xử lý dữ liệu bảng bằng công cụ STATA 15 với những phương pháp ước lượng khác nhau, từ đó rút ra kết luận về tác động của chỉ số thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á.

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài khóa luận được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo

Chương 3: Tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á

Chương 4: Đánh giá thực trạng và một số đề xuất

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu

Vì năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn để trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng sản xuất tương lai nên hiện nay nó đang thu hút sự quan tâm đáng kể từ các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu về tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại khu vực này

1.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Cẩm Vân (2021) với bài nghiên cứu “Tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam” áp dụng phương pháp phân tích phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá ảnh hưởng của xuất khẩu, phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số đến việc tiêu thụ năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2019 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi xuất khẩu, GDP bình quân đầu người và phát thải CO2 có tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ năng lượng tái tạo trong dài hạn thì gia tăng dân số có tác động tích cực đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Ngoài việc phản ánh thương mại quốc tế, biến xuất khẩu trong nghiên cứu này còn phản ánh chính sách công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu của Việt Nam nhằm khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo Tuy nhiên, hệ số ước tính của biến xuất khẩu là âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy xuất khẩu có tác động bất lợi đến việc tiêu thụ năng lượng tái tạo trong dài hạn Kết quả này đi ngược lại với lý thuyết cho rằng cạnh tranh toàn cầu gia tăng, nhập khẩu công nghệ cao hoặc chuyển giao công nghệ sẽ khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo Đúng hơn, phát hiện này củng cố lập luận rằng Việt Nam chưa tiếp cận được với các công nghệ năng lượng sạch và tái tạo, hoặc việc phổ biến và áp dụng các công nghệ mới chưa đủ để tạo ra ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng năng lượng tái tạo trong nước

1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Dựa trên giả thuyết EKC, Jebli và Youssef (2015) đã sử dụng các kỹ thuật đồng liên kết bảng để nghiên cứu mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lượng khí thải CO2, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tiêu thụ năng lượng tái tạo và thương mại quốc tế Dữ liệu bảng được thu thập từ 24 quốc gia châu Phi cận Sahara trong giai đoạn 1980 – 2010 Kết quả quan hệ nhân quả Granger ngắn hạn cho thấy có mối quan hệ nhân quả một chiều từ thương mại (xuất khẩu hoặc nhập khẩu) đến tiêu thụ năng lượng tái tạo Kết quả chỉ ra rằng các nước châu Phi cận Sahara nên mở rộng trao đổi thương mại, đặc biệt là với các nước phát triển và cố gắng tối đa hóa lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ xảy ra khi nhập khẩu hàng hóa vốn vì điều này có thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và giảm lượng khí thải CO2

Một nghiên cứu khác của Jebli và Youssef (2015) cũng sử dụng các kỹ thuật đồng liên kết bảng để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng, mức tiêu thụ năng lượng tái tạo và không tái tạo và thương mại quốc tế đối với mẫu gồm 69 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2010 Trong ngắn hạn, kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa sản lượng và thương mại (xuất khẩu hoặc nhập khẩu), mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa năng lượng không thể tái tạo và thương mại, và mối quan hệ nhân quả một chiều từ năng lượng tái tạo đến thương mại Về lâu dài, người ta nhận thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa năng lượng tái tạo và thương mại Theo khuyến nghị chính sách, tăng cường thương mại là phương tiện tốt để chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo và góp phần tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo trong dài hạn, góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Mingming Zhang và cộng sự (2021) đã nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo ở 35 quốc gia OECD trong giai đoạn từ năm

1999 đến năm 2018 Nhập khẩu, xuất khẩu và tổng thương mại được sử dụng làm biến đại diện cho độ mở thương mại Để giảm sai số của các biến bị bỏ qua, một nhóm biến kiểm soát được xây dựng, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khả năng tiếp cận điện, kiều hối quốc tế, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát trong nước và lượng khí thải carbon Các kết quả thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ phi tuyến tính mạnh mẽ giữa độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng tái tạo Các phân tích về sự thay đổi theo thời gian và không gian của các tác động cho thấy rằng nhập khẩu, xuất khẩu và tổng thương mại đều tác động tích cực đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo từ năm 1999 đến năm 2018 Tác động của chúng trước tiên là theo xu hướng giảm, sau đó chuyển sang xu hướng tăng Nhập khẩu, xuất khẩu và tổng thương mại có tác động ít nhất đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo của các quốc gia OECD thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Xét về các quốc gia cụ thể, xuất khẩu và tổng thương mại tác động mạnh nhất đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Mexico và ít tác động nhất đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo của Hoa Kỳ

Ergun, S J., Owusu, P A., & Rivas, M F (2019) nghiên cứu mối liên hệ giữa tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tiêu thụ năng lượng và các biến số kinh tế và xã hội, dữ liệu bảng được thu thập từ 21 quốc gia châu Phi trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm

2013 Thương mại tính theo phần trăm GDP, là thước đo độ mở thương mại được sử dụng trong nghiên cứu này Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại không có tác động đáng kể về mặt thống kê đến tiêu thụ năng lượng tái tạo

Zhou Lu và cộng sự (2022) đã nghiên cứu tác động của chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo trong bộ dữ liệu bảng không cân bằng của 36 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế từ năm

1966 đến năm 2016 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp mô men tổng quát hệ thống động (DSGMM) Kết quả cho thấy tiềm năng thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tiêu thụ năng lượng tái tạo Các tác giả cũng chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người, lượng khí thải CO2 bình quân đầu người và giá năng lượng làm tăng nhu cầu về năng lượng tái tạo.

Khoảng trống nghiên cứu

Phần lớn các tài liệu nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và các yếu tố kinh tế, môi trường, cũng như tác động của việc tiêu thụ năng lượng tái tạo đến kinh tế và môi trường Tuy nhiên, ít tài liệu đề cập đến các yếu tố quyết định trực tiếp đến việc tiêu thụ năng lượng tái tạo Bên cạnh đó, đối với các nghiên cứu xem tiêu thụ năng lượng tái tạo là chủ đề chính, đa số tác giả tập trung vào các yếu tố tiêu chuẩn như GDP bình quân đầu người, giá năng lượng và lượng khí thải CO2, nhưng rất ít nghiên cứu định lượng về tác động của thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo Hơn nữa, nghiên cứu về tác động của các yếu tố khác nhau đến việc tiêu thụ năng lượng tái tạo thường mang lại kết quả trái ngược nhau, mặc dù thực tế là có rất nhiều yếu tố đã được kiểm tra và đánh giá Sự mâu thuẫn này có thể do sự khác biệt về phạm vi nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phương pháp định lượng được sử dụng

Bài viết này sẽ đóng góp cho các tài liệu thực nghiệm hiện có ở một số khía cạnh Đầu tiên, bài viết sử dụng một thước đo mới về thương mại quốc tế là chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế để đánh giá lợi ích từ thương mại, như một yếu tố quyết định về mức tiêu thụ năng lượng tái tạo trong bộ dữ liệu bảng không cân bằng của 10 quốc gia Đông Nam Á từ năm 1990 đến năm 2019 Theo sự tìm hiểu của tác giả, đây là bài viết đầu tiên xem xét tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến nhu cầu năng lượng tái tạo ở khu vực này Ngoài ra, dựa trên các mô hình kinh tế lượng và các mô hình đã được kiểm chứng, nghiên cứu trước đó, tác giả cũng đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác đến việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất nhằm khuyến khích, đẩy mạnh tiêu thụ năng lượng tái tạo tại Việt Nam và các quốc gia khác tại Đông Nam Á

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả đã trình bày về tổng quan nghiên cứu của đề tài khóa luận

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu về tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo tại khu vực này Phần lớn các tài liệu nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và các yếu tố kinh tế, môi trường, cũng như tác động của việc tiêu thụ năng lượng tái tạo đến kinh tế và môi trường, hiếm khi tập trung vào các yếu tố quyết định tiêu thụ năng lượng tái tạo Kế thừa các nghiên cứu trước đó và để bù đắp khoảng trống nghiên cứu, bài viết này sẽ đóng góp một số khía cạnh cho các tài liệu thực nghiệm hiện có khi nghiên cứu tác động của lợi ích từ thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Tổng quan về lợi ích từ thương mại quốc tế

2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế

Theo định nghĩa của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế:

“Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, trong đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến hàng hóa vô hình như các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, vận tải, du lịch ”

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” Dựa trên định nghĩa này, có thể xác định khái niệm về thương mại quốc tế, đó là: “Hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế có 5 đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, tham gia vào thương mại quốc tế là các thực thể kinh tế đến từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn, và thậm chí cả các cơ quan chính phủ Điều này tạo ra sự phân biệt rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và kinh doanh nội địa

Thứ hai, các bên tham gia vào thương mại quốc tế được phép thực hiện giao dịch, mua bán mọi loại hàng hóa và dịch vụ theo quy định, và hàng hóa được vận chuyển vượt qua biên giới quốc gia Hàng hóa trong thương mại quốc tế có thể là hàng thông thường hoặc có thể là hàng đặc biệt

Thứ ba, mọi hoạt động trong thương mại quốc tế cần phải tuân thủ các giá cả và tính toán mang tính toàn cầu Để bán hàng trên thị trường quốc tế, nhà cung cấp cần đưa ra giá cả phù hợp với thị trường quốc tế và cũng phải sắp xếp phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu và thói quen của khách hàng nước ngoài

Thứ tư, phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế là tiền có thể chuyển đổi Tiền thanh toán có thể là tiền của một trong các quốc gia tham gia thương mại hoặc tiền của một quốc gia khác Việc sử dụng loại tiền nào phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch

Thứ năm, thương mại quốc tế phải đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến quốc tịch của các bên tham gia, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và hệ thống pháp luật Sự khác biệt ngôn ngữ yêu cầu việc thống nhất ngôn ngữ để đảm bảo hiểu nhau, và các bên cũng cần thỏa thuận về các quy định pháp lý áp dụng trong hợp đồng

2.1.3 Phân loại thương mại quốc tế

Theo WTO, thương mại bao gồm bốn lĩnh vực chính: “thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư thương mại, và các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.” a Thương mại hàng hóa

Thương mại hàng hóa liên quan đến cả thuế quan và các biện pháp phi thuế quan

Thuế quan, hay còn gọi là thuế nhập khẩu, được coi là công cụ pháp lý quan trọng nhất để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước Đối với tính minh bạch, thuế quan cần phải tiến dần đến việc giảm thuế hoặc đưa về mức thuế suất bằng 0, hoặc ít nhất là ngang bằng với các nước thành viên khác, theo nguyên tắc "Thương mại không phân biệt đối xử" (MFN) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Các biện pháp phi thuế quan được áp dụng để kiểm soát nhập khẩu nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo tồn nền văn hóa đất nước, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng Các biện pháp này bao gồm:

- Hạn ngạch thuế quan: được sử dụng để hạn chế nhập khẩu về mặt số lượng (ví dụ: đường, thuốc lá ở Việt Nam)

- Doanh nghiệp có đặc quyền thương mại: bao gồm các “doanh nghiệp thương mại nhà nước” Ví dụ, những công ty này bao gồm những công ty đóng vai trò là "đầu mối" cho hoạt động nhập khẩu hoặc những công ty có khả năng tiếp cận vốn và ngoại hối

- Xác định trị giá tính thuế hải quan, trong đó “giá trị giao dịch” (hay “giá trị hợp đồng”) được sử dụng làm cơ sở

Hải quan chỉ được thu các khoản phí và lệ phí tương ứng với các chi phí cần thiết cho các thủ tục thông quan, không được thu các khoản phí khác ngoài các chi phí liên quan

- Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Thông thường là các quy định về chất lượng, thành phần, hoặc hàm lượng của các yếu tố trong từng sản phẩm

- Quy trình cấp phép nhập khẩu: Việc cấp phép nhập khẩu cần được thực hiện một cách đơn giản, minh bạch, và dễ dàng dự đoán Chính phủ cần công bố đầy đủ thông tin về việc cấp phép, bao gồm cách thức và cơ sở để cấp phép WTO cũng yêu cầu các chính phủ phải thông báo cho các bên khác khi thực hiện các quy trình mới hoặc sửa đổi Các hướng dẫn nghiêm ngặt cũng phải được tuân thủ khi xem xét đơn đăng ký nhập khẩu

- Biện pháp bảo vệ tạm thời: Bao gồm các biện pháp như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, và các biện pháp tự vệ khẩn cấp b Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và bao gồm nhiều hoạt động vượt qua biên giới quốc gia, như sau:

Giao dịch dịch vụ giữa các quốc gia: “Việc mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia, có thể là viễn thông (roaming) hoặc chuyển giao dịch vụ thông qua các phương tiện như bản vẽ, băng đĩa, v.v.”

Tổng quan về tiêu thụ năng lượng tái tạo

2.2.1 Khái niệm về năng lượng tái tạo

Theo từ điển Britannica, Biofuel, “năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, theo chuẩn mực con người, như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt Năng lượng tái tạo, thường được gọi là năng lượng sạch, là nguồn năng lượng tự nhiên không ngừng được tái tạo và sử dụng lại, với nguồn cung rất lớn và không có nguy cơ cạn kiệt Ví dụ, ánh sáng mặt trời hoặc gió là các nguồn năng lượng tái tạo, chúng có sẵn và liên tục sản sinh, mang lại nhiều ứng dụng thực tiễn hữu ích Con người đã biết sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo từ thời điểm lâu đời Trước khi khai thác than đá vào giữa thế kỷ 19, gần như tất cả năng lượng sử dụng là từ các nguồn tái tạo Sau đó, việc sử dụng gió để lái các tàu buồm là một ví dụ tiêu biểu của việc sử dụng năng lượng tái tạo Đến năm 1873, nhận thức về việc cạn kiệt nguồn than đã thúc đẩy việc thí nghiệm sử dụng năng lượng mặt trời.”

2.2.2 Các loại năng lượng tái tạo a Năng lượng Mặt Trời Đây là năng lượng có được từ bức xạ điện từ mà Mặt trời phát ra và gửi xuống Trái đất Bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện, biến đổi năng lượng photon mặt trời thành năng lượng điện, chúng ta có thể trực tiếp thu năng lượng này và sử dụng nó để cung cấp năng lượng cho các tấm pin mặt trời Quá trình mà năng lượng mặt trời được sử dụng bởi tất cả các quá trình sinh học diễn ra tự nhiên được gọi là quang hợp Quy trình này có thể được sử dụng trong tương lai để chuyển đổi nhiên liệu sinh học thành nhiên liệu rắn như dầu diesel sinh học, khí đốt (khí sinh học), nhiên liệu lỏng như dầu diesel sinh học và nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu thực vật b Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng này được lấy từ nhiệt bên trong Trái đất, được tạo ra bởi sự phân rã khoáng chất phóng xạ, cũng như từ bức xạ mặt trời mà bề mặt Trái đất hấp thụ Điện đã được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng địa nhiệt Khoảng 10 GW công suất phát điện địa nhiệt đã được lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2007, chiếm 0,3% tổng lượng điện tiêu thụ của thế giới Việc sử dụng năng lượng địa nhiệt là rất thiết thực, giá cả phải chăng và thân thiện với môi trường Cho đến nay, nhân loại đã tận dụng được một phần đáng kể tiềm năng của nguồn năng lượng này c Năng lượng gió Đây là năng lượng được tạo ra gián tiếp bởi bức xạ mặt trời khi không khí di chuyển qua bầu khí quyển Trái đất Con người sử dụng tua-bin gió để khai thác năng lượng gió Có 13 quốc gia châu Âu nằm trong số 20 thị trường hàng đầu thế giới, trong đó Đức có công suất sản xuất từ các nhà máy điện gió cao nhất, vượt xa so với các quốc gia khác d Năng lượng thủy điện Đây là nguồn năng lượng được tạo ra từ năng lượng nước Thủy điện đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng điện của thế giới Ví dụ, theo dữ liệu năm 2004, Iceland sản xuất 83% nhu cầu năng lượng từ nguồn nước, trong khi Na Uy phát triển nhu cầu điện từ năng lượng nước Hơn 70% nhu cầu năng lượng của Áo được đáp ứng bởi 67% điện năng được tạo ra từ năng lượng nước trong nước Canada là quốc gia có nguồn cung cấp điện từ năng lượng nước lớn nhất trên thế giới, với hơn 70% tổng sản lượng điện của họ được tạo ra từ thuỷ điện e Năng lượng thủy triều

Trong các nhà máy điện thủy triều, sự lên xuống của nước biển có thể làm di chuyển các tuabin

2.2.3 Các loại năng lượng sinh học tái tạo a Năng lượng sinh học tái tạo dạng lỏng

Nhiên liệu etanol: “Một loại rượu được làm bằng quá trình lên men, chủ yếu là từ carbohydrates được sản xuất từ đường hoặc tinh bột các loại cây trồng như ngô, mía, cao lương Ethanol có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho các loại phương tiện ở dạng nguyên chất, nhưng nó thường được sử dụng như là chất phụ gia cho xăng để tăng chỉ số octan và cải thiện lượng khí thải xe Năm 2010, sản lượng nhiên liệu sinh học trên toàn thế giới đạt 105 tỷ lít (28 tỷ gallon Mỹ), tăng 17% so với năm 2009 và nhiên liệu sinh học cung cấp 2,7% nhiên liệu cho vận tải đường bộ của thế giới Hoa

Kỳ và Brazil là những nước sản xuất đứng hàng đầu thế giới, cùng nhau chiếm khoảng 90% sản lượng toàn cầu Nhà sản xuất diesel sinh học lớn nhất thế giới là Liên minh Châu Âu, chiếm khoảng 53% tổng sản lượng diesel sinh học trọng năm 2010 Việc sản xuất nhiên liệu sinh học cũng dẫn đến một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ, nơi mà đến năm 2010, 79% tổng số ô tô được sản xuất ở Brazil được sản xuất bằng hệ thống nhiên liệu hỗn hợp gồm cồn sinh học và xăng.”

Methanol: “Đã được sản xuất từ lâu Trong tương lai người ta hy vọng loại nhiên liệu này sẽ được sản xuất tận dụng nguyên liệu từ sinh khối như Methanol sinh học Phương án này khả thi về mặt kỹ thuật Việc sản xuất methanol là một sự thay thế cho việc sản xuất hydro như trước đây.”

Butanol: “Được hình thành bởi sự lên men ABE (acetone, butanol, ethanol) và các thay đổi thử nghiệm của quy trình cho thấy khả năng cao năng lượng thuần với butanol là sản phẩm lỏng duy nhất Butanol sẽ tạo ra năng lượng nhiều hơn và được quả quyết rằng có thể bị đốt cháy “thẳng” trong các động cơ xăng hiện tại và ít bị ăn mòn và ít tan trong nước hơn ethanol.”

Dầu diesel sinh học: “Diesel sinh học là nhiên liệu sinh học phổ biến nhất ở châu Âu Nó được sản xuất từ dầu hoặc chất béo đã qua sử dụng và là một chất lỏng tương tự trong chế phẩm để tạo thành như khoáng thạch diesel Về mặt hóa học, nó bao gồm chủ yếu là các axit béo metyl (hoặc etyl) este (FAME) Nguyên liệu cho dầu diesel sinh học bao gồm mỡ động vật, dầu thực vật, đậu nành, hạt cải dầu, mè, mù tạt, lanh, hướng dương, dầu cọ, gai, pennycress field và rong Dầu diesel sinh học nguyên chất (B100, còn được gọi là dầu diesel sinh học dạng “tối giản”) hiện đang giảm lượng khí thải tới 60% so với diesel thế hệ thứ hai B100 Dầu diesel sinh học có thể được sử dụng trong bất kỳ động cơ diesel khi trộn với bất kỳ dầu diesel dạng khoáng Trong hầu hết các trường hợp, dầu diesel sinh học tương thích với động cơ diesel từ năm 1994 trở đi Nhiên liệu này có hiệu quả làm sạch động cơ, giúp duy trì hiệu quả động cơ Ở nhiều nước châu Âu, hỗn hợp dầu diesel sinh học 5% được sử dụng rộng rãi Dầu diesel sinh học cũng an toàn để xử lý và vận chuyển vì nó không độc hại và có thể phân hủy, điểm bắt cháy cao Tại Mỹ, hơn 80% xe tải dùng trong thương mại và xe buýt trong thành phố chạy bằng dầu diesel Tại Pháp, dầu diesel sinh học được kết hợp với tỷ lệ 8% trong nhiên liệu được sử dụng bởi tất cả các loại xe diesel của Pháp.”

Dầu diesel xanh: “Được sản xuất thông qua các nguyên liệu dầu sinh học chứa hydrocracking, chẳng hạn như dầu thực vật và chất béo động vật Hydrocracking là phương pháp tinh chế sử dụng nhiệt độ và áp suất cao đồng thời có sự hỗ trợ của chất xúc tác để phá vỡ các phân tử lớn hơn, nó cũng có thể được gọi là dầu diesel tái tạo, dầu thực vật hoặc diesel tái sinh có nguồn gốc từ hydro Dầu diesel màu xanh có các tính chất hóa học giống như dầu diesel dựa trên dầu mỏ.”

Dầu thực vật: “Ở trạng thái ban đầu chưa bị biến đổi, ăn được, dầu thực vật thường không được sử dụng làm nhiên liệu, nhưng dầu có chất lượng thấp hơn đã được sử dụng cho mục đích này Người ta đã dùng dầu thực vật đã qua sử dụng để chế biến thành dầu diesel sinh học Dầu thực vật cũng có thể được sử dụng trong nhiều động cơ diesel đời cũ hơn mà không sử dụng hệ thống phun diesel điện tử, như là hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp hoặc kim phun đơn vị Do thiết kế của buồng đốt trong động cơ phun gián tiếp, đây là những động cơ tốt nhất để sử dụng với dầu thực vật Dầu và chất béo có thể được hydro hóa để cung cấp thay thế diesel Dầu hydro hóa có thể được trộn với dầu diesel theo mọi tỷ lệ Chúng có nhiều ưu điểm hơn dầu diesel sinh học, bao gồm hiệu suất tốt ở nhiệt độ thấp, không có vấn đề ổn định lưu trữ và không nhạy cảm với vi khuẩn tấn công.”

Xăng sinh học: “Năm 2013, các nhà nghiên cứu Anh đã phát triển một dòng biến đổi gen E coli, có thể biến đổi glucose thành xăng sinh học mà không cần phải pha trộn Cuối năm 2013 các nhà khoa học đã nghiên cứu thiết kế một con đường trao đổi chất mới để vượt qua glycolysis và tăng tỷ lệ chuyển đổi đường thành nhiên liệu sinh học.” b Nhiên liệu sinh khối rắn

Sinh khối là một nguồn năng lượng đáng chú ý vì một số lý do sau đây: đầu tiên, đây là một nguồn năng lượng tái tạo, có thể được sử dụng một cách bền vững nếu chúng ta quản lý việc trồng cây thay thế một cách hiệu quả; thứ hai, sinh khối được phân bố khắp bề mặt Trái Đất một cách đồng đều hơn so với nhiều nguồn năng lượng khác như nhiên liệu hóa thạch, và việc khai thác nó không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp và tốn kém; thứ ba, việc sử dụng sinh khối tạo ra cơ hội cho các địa phương, khu vực và quốc gia trên toàn thế giới để tự lập trong việc cung cấp năng lượng cho mình mà không phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ bên ngoài; thứ tư, sinh khối là một giải pháp thay thế cho năng lượng từ các nguồn hóa thạch, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đang đe dọa hành tinh; cuối cùng, việc sử dụng sinh khối có thể hỗ trợ nông dân địa phương khi họ gặp khó khăn trong việc thu hoạch mùa màng và cũng tạo ra cơ hội việc làm mới tại các khu vực nông thôn Sinh khối bao gồm các loại hình dưới đây:

Chất bã của sinh khối đã qua xử lý: Chất bã là dòng chất thải và thức ăn thừa thường được tạo ra trong quá trình xử lý sinh khối Mặc dù một số tàn dư này có thể được bổ sung các thành phần dinh dưỡng hoặc hóa học nhưng chúng vẫn có thể được sử dụng để sản xuất điện

Bã cây rừng: Sinh khối từ các vùng khai thác gỗ cứng chưa được khai thác hoặc di dời, củi được sản xuất bằng cách phá rừng để giảm nguy cơ cháy rừng và vật liệu còn sót lại từ hoạt động quản lý rừng, bao gồm chặt cây chết và phá rừng là những ví dụ về bã cây rừng Một nguồn nguyên liệu thô khả thi để sản xuất năng lượng nhiệt là việc sử dụng chất thải gỗ và cây rừng để sản xuất năng lượng, chủ yếu trong hoạt động của ngành giấy và gỗ Theo WEC, 10.000 MWe là tổng công suất của phế thải rừng ước tính toàn cầu

Bã nông nghiệp (Agricultural Resudues): Vật liệu dư thừa còn lại sau khi thu hoạch được gọi là chất thải nông nghiệp Sử dụng thiết bị thu hoạch tiêu chuẩn, chúng có thể được thu gom cùng lúc hoặc sau quá trình gặt hái Rơm, trấu, thân và lá ngô và các vật liệu khác nằm trong số những chất thải này Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) tin rằng 4.500 MWe là tổng công suất toàn cầu về nhiên liệu làm từ chất thải nông nghiệp Tận dụng rác thải từ ngành mía đường, chế biến gỗ, sản xuất giấy là một trong những phương án có nhiều tiềm năng và ứng dụng Theo thống kê, hơn 300 triệu tấn bã mía và củ cải đường được thải ra hàng năm, chủ yếu từ các nhà máy đường Khoảng 1,248 triệu tấn mía được thu hoạch vào năm 1997; Theo FAO, 312 triệu tấn, tương đương 25% tổng số, là bã mía được ép Một tấn bã mía nghiền có độ ẩm 50% có 2,85 GJ năng lượng trong đó Mặc dù vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác nhưng phần lớn bã mía vẫn bị đốt hoặc phân hủy trên đồng ruộng

TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG

Phương pháp nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thu thập số liệu của 10 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Myanmar, Lào, Campuchia, Brunei

Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn từ năm

1990 đến năm 2019 Tác giả lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu này vì dữ liệu về tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia được WB cập nhật từ năm 1990 đến năm 2021 Bên cạnh đó, dữ liệu để tính toán chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế được cung cấp bởi Penn World Table (PWT) (10.01) (Feenstra và cộng sự, 2015) có từ năm 1970 đến năm 2019 Vì vậy để thu thập được bộ dữ liệu đầy đủ nhất, đồng thời để hạn chế tối đa hiện tượng “missing data”, tác giả đã lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2019

3.1.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Để tránh xảy ra hiện tượng sai lệch biến bị bỏ qua do bỏ sót biến quan trọng, bên cạnh biến độc lập chính được nghiên cứu trong bài viết này là chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế, tác giả đưa vào mô hình những biến kiểm soát khác và cũng là yếu tố tiêu chuẩn tác động đến mức tiêu thụ năng lượng tái tạo như: lượng khí thải CO2, giá năng lượng và GDP bình quân đầu người

Tác giả đưa ra phương trình nghiên cứu như sau:

REAit = α0 + α1 TPIit + α2 ENPRt + α3 GDPit + α4 CO2it + εit

REAit: Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng của nước i năm t

TPIit: Chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế của nước i năm t

ENPRt: Chỉ số giá năng lượng toàn nền kinh tế năm t

GDPit: Thu nhập bình quân đầu người của nước i năm t tính theo 2010 US$ CO2it: Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người của nước i năm t

Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài và tổng quan nghiên cứu mà tác giả đã đưa ra trước đó, đồng thời kế thừa từ các nghiên cứu đã có, tác giả xác định các giả thuyết nghiên cứu với các biến độc lập cụ thể như sau:

H1: Chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế (TPI) có tác động cùng chiều với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo (REA)

H2: Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người (CO2) có tác động ngược chiều với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo (REA)

H3: Chỉ số giá năng lượng toàn nền kinh tế (ENPR) có tác động cùng chiều với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo (REA)

H4: Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo (REA)

STT Biến Mã biến Hướng tác động

1 Mức tiêu thụ năng lượng tái tạo

REA Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng (%)

2 Lợi ích của TMQT TPI (+) Chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế

Zhou Lu và cộng sự (2022)

GDP (+) GDP bình quân đầu người (2010 US$)

F (2019), Zhou Lu và cộng sự (2022)

CO2 (-) Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người (tấn)

Zhou Lu và cộng sự (2022)

5 Giá năng lượng ENPR (+) Chỉ số giá năng lượng toàn nền kinh tế

Zhou Lu và cộng sự (2022)

Economy- wide Energy Price Real Index, 20100

Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động và tiêu thụ năng lượng tái tạo

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 3.1.3 Phương pháp ước lượng Để đo lường mối quan hệ giữa mức tiêu thụ năng lượng tái tạo với các yếu tố: chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế, GDP bình quân đầu người, giá năng lượng và lượng khí thải CO2, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với các phương pháp khác nhau: Phương pháp hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) và phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)

Bên cạnh đó, phương pháp FGLS được sử dụng trong bài viết này bởi nó có thể kiểm soát và khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi

Các kiểm định được thực hiện trong bài viết:

Kiểm định Hausman: phương pháp này cho phép ta lựa chọn mô hình phù hợp để giải thích mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu giữa mô hình FEM và mô hình REM

Giả định H0 làm nền tảng cho kiểm định Hausman là tác động cá biệt của mỗi đơn vị chéo không gian không có tương quan với các biến hồi quy khác trong mô hình, vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM với giả thiết:

H0: Mô hình REM là phù hợp (không có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εit)

H1: Mô hình FEM là phù hợp (có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εit)

Nếu α > P-value, khi đó kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ và phương pháp FEM phù hợp hơn để sử dụng Ngược lại, nếu giả thiết H0 được chấp nhận thì phương pháp REM sẽ phù hợp hơn

Kiểm định Wald: được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình với giả thuyết H0 - Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi

Kiểm định Wooldridge: được sử dụng để kiểm định hiện tượng tự tương quan của sai số trong mô hình với giả thuyết H0 - Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

Hệ số phóng đại phương sai VIF: được sử dụng để kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Nếu giá trị VIF > 10 thì biến đang xét có đa cộng tuyến Ngược lại thì biến đó không có đa cộng tuyến hoặc đa cộng tuyến không đáng kể để ảnh hưởng tới kết quả ước lượng.

Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Trong mô hình này, dữ liệu được thu thập từ 10 quốc gia Đông Nam Á trong

30 năm từ năm 1990 đến năm 2019 Từ bảng mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, ta có thể thấy số quan sát của các biến tương đối đồng đều và đầy đủ, trừ biến về tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo REA chỉ có 295 quan sát và biến tăng trưởng kinh tế GDP có 297 quan sát do một số quốc gia tại một số thời điểm không thu thập được số liệu, dẫn đến hiện tượng “missing data”

Có thể thấy rằng tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia Đông Nam Á không đồng đều với độ lệch chuẩn của REA là 30.27566, giá trị trung bình là 37.05715, giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 91.12 Điều này có nghĩa rằng có quốc gia không tiêu thụ năng lượng tái tạo, trong khi đó ở quốc gia khác tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo lên tới 91.12% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng Bên cạnh đó, các biến khác như mức phát thải CO2, tăng trưởng kinh tế GDP, giá năng lượng cũng có độ lệch chuẩn khá lớn lần lượt là 4.651745, 13335.74 và 33.23535 Biến CO2 có giá trị trung bình là 3.776707, giá trị nhỏ nhất là 0.1378616 và giá trị lớn nhất là 15.6718 Biến GDP có giá trị trung bình là 9167.788, giá trị nhỏ nhất là 391.4158 và giá trị lớn nhất là 41798.49 Biến ENPR có giá trị trung bình là 66.00665, giá trị nhỏ nhất là 25.98243 và giá trị lớn nhất là

121.8154 Từ những dữ liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và thu nhập, mức phát thải CO2 giữa các quốc gia Đông Nam Á và sự thay đổi rõ rệt của giá năng lượng toàn nền kinh tế trong các thời kì Dựa trên thống kê mô tả, TPI có độ lệch chuẩn thấp nhất trong các biến độc lập là 0.0299817, giá trị trung bình là 0.1010923, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 0.0638944 và 0.1547655 Điều này cho thấy sự đồng đều về chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế giữa các quốc gia Đông Nam Á, chênh lệch về lợi ích có được từ thương mại là không đáng kể

REA CO2 TPI ENPR GDP

Bảng 3.3: Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Từ bảng mô tả trên có thể nhận thấy các cặp biến trong mô hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8, ngoại trừ cặp biến GDP và CO2 có hệ số tương quan là 0.8910 Ngoài ra, bảng ma trận tương quan còn thể hiện các biến độc lập có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc, ngoại trừ biến độc lập TPI Tuy nhiên, do phân tích ma trận tương quan chỉ đánh giá xem có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến hay không, mối quan hệ đó là tích cực hay tiêu cực, cùng với việc kết quả này chỉ mang tính tương đối và không hoàn toàn chính xác nên không được coi là kết quả dự báo Tác giả đã tiếp tục hồi quy theo mô hình đã nêu trên và kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét ở phần sau

Trong nghiên cứu này, tất cả các hệ số phóng đại VIF của các biến độc lập đều dưới 10, với giá trị VIF trung bình là 3 Vì vậy, dữ liệu nghiên cứu không gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 3.4: Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15 3.2.2 Kết quả nghiên cứu

Vì R bình phương hiệu chỉnh = 0.8583, các biến độc lập trong mô hình Pooled OLS đã giải thích được 85.83% sự biến thiên của tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á Có thể thấy trong bảng hồi quy, biến TPI và CO2 có ý nghĩa thống kê tại mức 1% (do p-value = 0.0000 < 1%), biến ENPR và GDP có ý nghĩa thống kê tại mức 5% (do p-value < 5%) Biến TPI và ENPR có tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc REA, còn biến CO2 và GDP có tác động ngược chiều Ngoại trừ tác động của biến GDP ngược với giả thuyết được đặt ra ở trên, tác động của các biến còn lại đều phù hợp với giả thuyết đã nêu

Hình 3.1: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Tuy nhiên, ước lượng theo mô hình pooled OLS không đưa ra cái nhìn toàn diện về tác động của sự đa dạng giữa các quốc gia Điều này bao gồm cả yếu tố chính trị, môi trường thể chế, và hệ thống pháp lý của từng quốc gia Vì vậy, để kiểm soát các yếu tố đặc trưng riêng biệt của mỗi quốc gia có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo, tác giả quyết định tiếp tục ước lượng mô hình bằng cách sử dụng phương pháp FEM và REM

Hình 3.2: Kết quả hồi quy mô hình FEM Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

_cons 3.162973 3.088533 1.02 0.307 -2.91581 9.241755 GDP -.0002235 00011 -2.03 0.043 -.00044 -7.08e-06 ENPR 0464564 020819 2.23 0.026 0054809 0874318 TPI 537.3628 24.42108 22.00 0.000 489.2977 585.4278 Co2 -5.467333 3138441 -17.42 0.000 -6.085034 -4.849632 REA Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Total 269484.957 294 916.615501 Root MSE = 11.398 Adj R-squared = 0.8583 Residual 37676.2226 290 129.918009 R-squared = 0.8602 Model 231808.735 4 57952.1837 Prob > F = 0.0000 F(4, 290) = 446.07 Source SS df MS Number of obs = 295

F test that all u_i=0: F(9, 281) = 67.14 Prob > F = 0.0000 rho 92673896 (fraction of variance due to u_i) sigma_e 6.5237388 sigma_u 23.202711

_cons -3.001906 8.512097 -0.35 0.725 -19.75748 13.75367 GDP 000585 000226 2.59 0.010 0001401 0010299 ENPR -.0055246 0165692 -0.33 0.739 -.0381402 0270909 TPI 473.7059 58.35426 8.12 0.000 358.839 588.5729 Co2 -3.240937 5426057 -5.97 0.000 -4.309025 -2.172849 REA Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] corr(u_i, Xb) = 0.2467 Prob > F = 0.0000 F(4,281) = 63.71 overall = 0.4518 max = 30 between = 0.4694 avg = 29.5 within = 0.4756 min = 25 R-sq: Obs per group:

Group variable: CountryMH Number of groups = 10Fixed-effects (within) regression Number of obs = 295

Dễ nhận thấy rằng, kết quả trên chỉ ra rằng phương pháp ước lượng FEM thích hợp hơn so với phương pháp OLS với sự tồn tại của tác động cố định ở mỗi quốc gia (F(9, 281) = 67.14, P-value = 0.0000) Tuy nhiên, việc tồn tại tác động cố định trong mô hình không đồng nghĩa với việc mô hình FEM là lựa chọn đúng Do đó, bước tiếp theo là tác giả sẽ tiếp tục ước tính mô hình bằng cách sử dụng phương pháp REM và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa FEM và REM

Hình 3.3: Kết quả kiểm định Hausman Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Do Prob>chi2 = 0.0051 và nhỏ hơn 5%, vậy nên có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên εit, từ đó bác bỏ giả thuyết H0 và lựa chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp Theo kết quả ước lượng của mô hình FEM, lượng phát thải CO2 bình quân đầu người có tác động ngược chiều, chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế và GDP thực bình quân đầu người có tác động cùng chiều lên tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo đúng như kỳ vọng ban đầu được đưa ra, còn giá năng lượng toàn nền kinh tế không có ý nghĩa thống kê

Sau đó, để xác định sự tồn tại của hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện kiểm định Wald Kết quả của kiểm định cho thấy giả thuyết H0 đã bị bác bỏ với Prob>chi = 0.0000 và mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg GDP 000585 0001195 0004655 0001486

(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Coefficients variables so that the coefficients are on a similar scale. estimators for anything unexpected and possibly consider scaling your there may be problems computing the test Examine the output of your of coefficients being tested (4); be sure this is what you expect, orNote: the rank of the differenced variance matrix (3) does not equal the number

Hình 3.4: Kết quả kiểm định Wald Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Ngoài ra, tác giả cũng kiểm tra sự tự tương quan trong mô hình bằng kiểm định Wooldridge và kết quả cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ với P-value = 0.0000, tức là tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Hình 3.5: Kết quả kiểm định Wooldridge Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Do tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng FGLS để khắc phục khuyết tật trong mô hình

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i in fixed effect regression model

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

Hình 3.6: Kết quả hồi quy mô hình FGLS Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

Hình 3.7: Kết quả hồi quy tổng hợp Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm STATA 15

_cons 16.91112 4.07516 4.15 0.000 8.92395 24.89828 GDP -.0007765 0001519 -5.11 0.000 -.0010742 -.0004788 ENPR 0318162 0078329 4.06 0.000 0164639 0471685 Co2 -2.31547 366864 -6.31 0.000 -3.03451 -1.596429 TPI 316.6683 38.2263 8.28 0.000 241.7461 391.5905 REA Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval]

Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(4) = 241.81 max = 30 avg = 29.5 min = 25 Estimated coefficients = 5 Obs per group:

Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 10 Estimated covariances = 10 Number of obs = 295

Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.9492)

(-17.42) (-5.97) (-9.62) (-6.31) Co2 -5.467*** -3.241*** -4.286*** -2.315*** REA REA REA REA

Từ kết quả cuối cùng của mô hình FGLS sau khi khắc phục khuyết tật mô hình, cả bốn nhân tố biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê đối với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo với độ tin cậy 99% Chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế và giá năng lượng có tác động cùng chiều lên tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo như kỳ vọng đã đặt ra trước đó, còn GDP bình quân đầu người, mức phát thải CO2 có tác động ngược chiều Cụ thể, khi các yếu tố khác không thay đổi thì:

Chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế tăng 1% thì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng 316.7% Điều này cho thấy sự tác động mạnh mẽ của lợi ích từ thương mại quốc tế đến tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á Thương mại quốc tế thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và tăng cường năng suất Sự phát triển công nghệ sẽ hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn xanh, sạch và tiết kiệm năng lượng hơn Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia ra thị trường toàn cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ ngày càng khắt khe Do đó, để tham gia vào thị trường toàn cầu, việc chuyển đổi từ sản xuất sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng ít tác động đến môi trường là một điều tất yếu, từ đó làm tăng cường tiêu thụ năng lượng tái tạo Kết quả đưa ra phù hợp với kết luận của Zhou Lu và cộng sự (2022) về tác động cùng chiều của chỉ số tiềm năng thương mại quốc tế lên tiêu thụ năng lượng tái tạo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Thực trạng tiêu thụ năng lượng tái tạo tại các quốc gia Đông Nam Á

Với gần 700 triệu người sinh sống, Đông Nam Á hiện chiếm 8,53% dân số thế giới Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng do xu hướng công nghiệp hóa và tăng trưởng dân số Việc sử dụng năng lượng thương mại của các quốc gia Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể Khu vực này chứa 8% trữ lượng nhiên liệu hóa thạch của thế giới, chủ yếu ở dạng than ở Indonesia (83%) và Việt Nam (10%) Khí tự nhiên và dầu mỏ được phát hiện ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei Indonesia và Philippines, lần lượt xếp thứ hai và thứ tư trên thế giới về sản lượng năng lượng từ nguồn này, mang lại tiềm năng to lớn về năng lượng địa nhiệt Việc sử dụng năng lượng thủy điện đang nhanh chóng mở rộng ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia Khí đốt tự nhiên được cho là một lựa chọn đắt tiền hơn dầu vì nó có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng nhanh chóng của các thành phố và các ngành công nghiệp nhẹ Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng của khu vực vào nhập khẩu gây áp lực lên chi phí khí đốt, khiến nó trở nên kém cạnh tranh hơn Theo dự báo, các hộ tiêu thụ công nghiệp mới sẽ cần nhiều khí đốt hơn các nhà máy điện

Theo IEA, nhu cầu về năng lượng ở khu vực Đông Nam Á đã tăng trung bình 3% mỗi năm trong suốt hai thập kỷ trở lại đây Với các chính sách hiện hành, xu hướng tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2030 Theo một bộ chính sách cụ thể, tỷ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng để sản xuất điện sẽ tăng từ 24% vào năm 2019 (trong đó 18% là thủy điện) lên 30% vào năm 2040 Tuy nhiên, mức này vẫn còn khiêm tốn, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nền kinh tế châu Á khác Trong khi thủy điện và năng lượng sinh học hiện đại, bao gồm nhiên liệu sinh học, sinh khối, khí sinh học và năng lượng sinh học từ chất thải, sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng chính trong danh mục năng lượng tái tạo của Đông Nam Á, năng lượng gió và năng lượng mặt trời được dự đoán sẽ phát triển đáng kể từ mức thấp hiện nay

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Trung tâm Năng lượng ASEAN chỉ ra rằng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục thống trị cơ cấu năng lượng của Đông Nam Á, chiếm khoảng 83% năng lượng của khu vực vào năm 2020 so với 14,2% năng lượng tái tạo trong cùng khoảng thời gian Theo Trung tâm Năng lượng ASEAN, khoảng 88% nguồn NLSC của Đông Nam Á sẽ đến từ khí đốt tự nhiên, than và dầu vào năm 2050

Sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch có thể khiến khu vực này dễ bị tổn thương hơn trước những thay đổi về giá năng lượng và tình trạng thiếu nguồn cung

Chỉ 10% năng lượng được sản xuất ở các quốc gia Đông Nam Á là từ các nguồn sạch Hơn nữa, trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch vẫn được ưu tiên lớn hơn khoảng 5 lần so với trợ cấp cho năng lượng tái tạo Có một số thách thức liên quan đến việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo ở khu vực này, chẳng hạn như yêu cầu vốn trả trước lớn, hạn chế về lưới điện và thuế thay đổi Khoảng 60% các cơ sở nhiệt điện than ở Đông Nam Á được cho là vẫn còn tương đối mới, với các hợp đồng mua bán dài hạn và hứa hẹn hoàn vốn đầu tư đảm bảo cho chúng Do nguồn vốn không thể thu hồi được từ các nhà máy than mới được xây dựng gần đây trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á, việc đóng cửa các cơ sở năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng là một thách thức khác

Trong năm 2023, thị trường đầu tư xanh ở Đông Nam Á tăng 20%, nhưng vẫn thấp so với mục tiêu 1,5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ này Nếu không có sự thay đổi, nhu cầu năng lượng của khu vực sẽ tăng đáng kể đến năm 2030, với ước tính lượng khí thải vượt quá 32% Sau Châu Phi, Đông Nam Á là khu vực kém thứ hai về đầu tư vào năng lượng tái tạo Giá dầu tăng trong những năm trở lại đây đây đã dẫn đến sự mở rộng của ngành năng lượng hóa thạch ở Đông Nam Á do nhu cầu năng lượng tăng cao và biến động giá nhiên liệu hóa thạch Khu vực này sẽ phải nhập khẩu ròng khí đốt tự nhiên vào năm 2025 và nhập khẩu ròng than vào năm 2039 nếu các quy định khai thác mỏ mới và chi tiêu cơ sở hạ tầng không được thực hiện Điều này sẽ dẫn đến tăng giá nhiên liệu hóa thạch và làm tăng áp lực lên người tiêu dùng Để giải quyết vấn đề này, Đông Nam Á phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an ninh năng lượng

Hiện nay, chỉ có 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã bộ trong kinh doanh tín chỉ carbon, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam Mặc dù vậy, một số nền kinh tế khác trong khu vực cũng đã đưa ra các mục tiêu năng lượng tái tạo và phát triển kế hoạch chuyển đổi sang năng lượng carbon thấp Các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng thu hút các công ty nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của họ Điều này cho thấy khu vực này đánh giá cao vai trò của tính ổn định và khả năng phục hồi năng lượng trước các biến động về năng lượng Tổng thể, chính sách và xu hướng trong khu vực cho thấy các quốc gia đang tăng cường nỗ lực để chuyển đổi sang nguồn năng lượng sạch

Theo thông tin từ Bộ Kinh tế của Malaysia, nước này đã thông qua một kế hoạch chuyển đổi năng lượng quốc gia vào tháng 7 năm 2023, nhằm gia tăng công suất sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên Kế hoạch này của Malaysia đã chỉ ra 10 dự án hàng đầu, trong đó có dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với công suất 1 gigawatt, có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành năng lượng điện

Theo các quan chức, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 48% về công suất lắp đặt, năng lượng mặt trời tiếp tục là lựa chọn hứa hẹn nhất trong lộ trình phát triển năng lượng tái tạo của Malaysia Điều này đã xảy ra kể từ năm 2011

Ngoài ra, Malaysia đã đưa ra đề xuất xây dựng 3 nhà máy thủy điện công nghệ xanh, 5 công viên năng lượng mặt trời tập trung quy mô lớn và tổ hợp năng lượng tái tạo Thông qua các dự án này, một hệ thống năng lượng ít carbon, mạnh mẽ hơn sẽ được xây dựng, tận dụng tiềm năng năng lượng tái tạo ước tính khoảng 290 gigawatt

Việt Nam công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, hay Quy hoạch điện VIII, vào tháng 5 năm 2023 Việt Nam nhấn mạnh cam kết thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng gió và khí đốt đồng thời giảm sự phụ thuộc vào than Quy hoạch được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Dựa trên quy hoạch này, đến năm 2030, ít nhất 31% nhu cầu năng lượng của quốc gia được dự đoán sẽ đến từ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời và gió Đến năm 2050, tất cả các cơ sở điện đốt than sẽ phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế hoặc đóng cửa, theo Quy hoạch Mặc dù vậy, than được dự đoán vẫn sẽ là một thành phần quan trọng trong tương lai - khoảng 20% toàn bộ nguồn năng lượng của quốc gia đến năm 2030, thấp hơn so với mức gần 31% vào năm 2020

Mục tiêu của Kế hoạch xanh 2023 của Singapore là tăng cường sử dụng NLTT Để cung cấp khoảng 3% nhu cầu điện dự kiến của quốc gia, Bộ Bền vững và Môi trường Singapore đã đặt mục tiêu tăng cường triển khai năng lượng mặt trời lên công suất ít nhất 2 gigawatt vào năm 2030 Với hơn 95% điện năng được tạo ra từ khí đốt tự nhiên, Singapore phải đối mặt với những thách thức liên quan đến vị trí địa lý khi phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Nhưng để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Kế hoạch Xanh sẽ áp dụng các giải pháp thay thế như lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà và nhập khẩu điện và hydro từ các quốc gia Đông Nam Á khác Ví dụ, Keppel Electric của Singapore năm ngoái đã ký một thỏa thuận hai năm với Lào để nhập khẩu tới 100

MW thủy điện tái tạo qua Malaysia và Thái Lan Đây không chỉ là hoạt động mua bán điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên của Singapore mà còn là hoạt động nhập khẩu năng lượng xanh đầu tiên của nước này với sự tham gia của 4 nước ASEAN

Philippines đã sửa đổi luật sở hữu liên quan đến năng lượng tái tạo vào tháng

11 năm 2023, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn các dự án tài nguyên năng lượng mặt trời, gió và năng lượng biển hoặc thủy điện, theo dữ liệu từ công ty pháp lý toàn cầu Baker McKenzie Trước đây, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 40% cổ phần tại các dự án năng lượng này

Ngày đăng: 07/11/2024, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN