1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng và nêu ra được những hạn chế, nguyên nhân cản trở việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp, rút ra những đánh giá tổng quát về tình hình quản lý doanh nghiệp, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua - Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn trong những năm tới.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái quát về doanh nghiệp 5

1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁCDOANH GHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG 24

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 24

2.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ HànhSơn 32

2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại quận NgũHành Sơn 47

2.4 Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại quậnNgũ Hành Sơn 61

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN 67

3.1 Các căn cứ để xây dựng giải pháp quản lý nhà nước đối đối với doanhnghiệp 67

3.2 Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 71

3.3 Kiến nghị 77

KẾT LUẬN 84TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017 27

Bảng 2.2 Nguồn lao động quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017 27

Bảng 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 -2017 30

Bảng 2.4 Số DN của quận Ngũ Hành Sơn thực tế đang hoạt động, giai đoạn 2013 - 2017 32

Bảng 2.5 Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của các DN quận Ngũ Hành Sơn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp,giai đoạn 2013 -2017 33

Bảng 2.7 Số lao động và số lao bình quân một DNVVN quận Ngũ Hành Sơn 36

Bảng 2.14 Doanh nghiệp hoạt động tính đến tháng 4/2018 56

Bảng 3.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 – 2020 của quận 70

Bảng 3.2 Cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 – 2020 của quận 70

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp 19Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo “ vòng đời” doanh nghiệp 20

Trang 4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ 2012 - 2017 29

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ một quốc gia nào,doanh nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở, một tế bào của cả nền kinh tế, là một trongnhững bộ phận tạo ra tổng sản phẩm trong nước Sự phát triển của doanh nghiệp sẽgiải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triểnkinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kimngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đềxã hội như: tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,… Có thể nói vai trò của doanhnghiệp có quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đếnsự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã hội

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là vấn đề có nội dung rộng, liênquan đến nhiều chủ đề Ở nước ta hiện nay, quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh là vấn đề có tính cấpthiết, đặc biệt là ở các quận, thành phố lớn Luật Doanh nghiệp 2014 đã đơn giảnhóa thủ tục, giảm nhiều rào cản gia nhập thị trường, Luật Đầu tư 2014 đã xóa bỏcác phân biệt đối xử giữa những nhà đầu tư, bảo đảm hỗ trợ đầu tư Tuy nhiêntheo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các doanh nghiệp hiện nay chưa phát huyđược hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân một phần dobản thân các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nhất định trong nền kinh tếthị trường, chưa đủ năng động sáng tạo trong kinh doanh Quan trọng hơn là hiệntại chưa có một khuôn khổ chính sách rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ranhững biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khảnăng của mình

Hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp khi đăng ký thành lập và sau thành lậpđược thực hiện theo quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy địnhquản lý doanh nghiệp của cơ quan cấp trên Trên thực tế, ở thành phố Đà Nẵnghiệnnay, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như việc quản lý doanhnghiệp sau thành lập được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, do đó việc quảnlý nhà nước đối với doanh nghiệp khó được thống nhất, đặc biệt là ở các cấp quận,

Trang 6

huyện còn chưa rõ chức năng, nhiệm vụ, dẫn đến công tác quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao Xuất phát từ những bất cập trên, em xin chọn

đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địabàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phát triển kinh tế luôn là hướng đi hàng đầu để xây dựng một quốc giaphồn thịnh.Trong đó trọng tâm của vấn đề phát triển kinh tế đó chính là thúc đẩysự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.Nhận thấy được điều này Đảng vàNhà nước ta luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở chodoanh nghiệp đặc biệt là vấn đề quản lý doanh nghiệp- bước khởi đầu để doanhnghiệp gia nhập vào hoạt động kinh tế trong nước cũng như quốc tế Bởi vậy,vấn đề quản lý doanh nghiệp đã được Chính phủ chú trọng cải cách cũng nhưđược rất nhiều các học giả, nhà nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu, đã có rất nhiềuđề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đấtnước, điển hình như: như công trình “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhànước trong điều kiện hội nhập của Việt Nam” Nhà xuất bản Đại học Kinh tế năm2010 [5]; “Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nướctrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia năm 2012[6]; “Quản lý kinh tế của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước” Nhàxuất bản Đại học Quốc gia năm 2004 [4] Ngoài ra, có Luận án tiến sỹ luật học năm2003 của Lê Văn Hưng với đề tài là “Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật tổchức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Namhiện nay (từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh)” [3] Nhìn chung các công trìnhnghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá nội dung, thựctrạng của việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Trong công trình “Quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng”, Phạm Thị Ngọc Ánh cũng đã có những đánh giá khái quát về côngtác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế học về ba nội dung:hoạch định chiến lược và môi trường pháp lý; chính sách hỗ trợ đối với doanhnghiệp và công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm của thành phố Đà Nẵng [2]

Trang 7

Nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, tăng cường việc tuân thủ pháp luật, ngănchặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đã xây dựng đề án 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 về “Đổi mới quản lýnhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập” [1] Đề án đã cung cấpnhững dữ liệu quan trọng về những đổi mới của nước ta trong công tác quản lýdoanh nghiệp, về mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, về khung khổ pháplý của công tác Nhà nước đối với doanh nghiệp Đặc biệt, những giải pháp trong đềán mang tính khả thi, hiện nay đã áp dụng tại các tỉnh thành phố tạo chuyển biếntích cực trong việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến doanh nghiệp.- Phân tích thực trạng và nêu ra được những hạn chế, nguyên nhân cản trởviệc thành lập và phát triển các doanh nghiệp, rút ra những đánh giá tổng quát vềtình hình quản lý doanh nghiệp, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp trên địabàn quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua

- Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địabàn quận Ngũ Hành Sơn trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Trang 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp để tìm hiểu hoạt động quản lý nhànước về doanh nghiệp cũng như những rào cản đã cản trở tình hình hoạt động củadoanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kêt luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNQUÂN NGŨ HÀNH SƠN

Trang 9

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học Theo đó,doanh nghiệp như một phương tiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh Muốn kinhdoanh, thương nhân phải chọn cho mình một trong số những loại hình doanh nghiệpmà pháp luật quy định

Theo định nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp làmột tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ đểbán Theo Luật Công ty Việt Nam ban hành năm 1999, doanh nghiệp là các đơn vịkinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinhdoanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trìnhđầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lời

Luật Doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014 đã đưa ra

khái niệm về doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích kinh doanh” [21] Khái niệm doanh nghiệp theo đó được hiểu theo nghĩa khá

rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ

Như vậy, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách phápnhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật,nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủyếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạt động củadoanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sứcsản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết

Trang 10

định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngânsách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoáđói, giảm nghèo

- Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấulớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương Doanh nghiệp phát triển, đặc biệtlà DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện cácmục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữvững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quátrình hội nhập

- Doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chínhsự phát triển của Doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đốitrong phát triển giữa các vùng Nó sẽ giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nôngthôn có thể khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh cácngành sản xuất và dịch vụ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảngcách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền

- DN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động và đàotạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động Nhìn chung lợi thế nổi bật của DNlà có thể thu hút một lực lượng lao động đông đảo, đa dạng, phong phú cả về mặtsố lượng cũng như chất lượng từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ởtất cả mọi vùng miền của đất nước, ở tất cả mọi tầng lớp dân cư… Như vậy, doanhnghiệp góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận laođộng Ngoài việc tạo công ăn việc làm, do những đòi hỏi để đứng vững trong cạnhtranh, các Doanh nghiệp phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lýcó hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt Chínhđiều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tácphong công nghiệp Đồng thời thông qua quá trình này, doanh nghiệp cũng đượcxem là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai và là cơ sởkinh tế ban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn

Trang 11

- DN góp phần quan trọng thu hút vốn và sử dụng tối ưu các nguồn lực củađịa phương Việc thành lập các Doanh nghiệp không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhất làvới các doanh nghiệp quy mô nhỏ Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đông đảo dân cư cóthể tham gia đầu tư Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các loại hình Doanhnghiệp có thể dễ dàng huy động vốn vay dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè…Chínhvì vậy, việc đẩy mạnh Doanh nghiệp được coi là phương tiện hiệu quả trong việchuy động vốn, sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thànhcác khoản vốn đầu tư riêng Các Doanh nghiệp được phân tán ở hầu hết các địaphương nên chúng có khả năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao độngvà kinh nghiệm sản xuất các ngành nghề truyền thống của địa phương.

- DN đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước Thống kê cho thấy hiệnnay đóng góp vào ngân sách nhà nước của Doanh nghiệp ngày càng tăng lên So vớiđóng góp vào ngân sách trung ương thì đóng góp của DN vào nguồn thu ngân sáchđịa phương còn lớn hơn nhiều Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách, các DN còncó sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thểdục thể thao, đường xá, cầu cống, nhà tình nghĩa và các công trình phúc lợi khác

- DN cũng góp một phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ViệtNam muốn phát triển nhanh cần phải hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thu hútvốn và công nghệ vào nền kinh tế của mình Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướngtất yếu đối với Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH đất nước Quá trình hội nhậpcó thể thực hiện bằng con đường liên kết thông qua Doanh nghiệp Cũng thông quaquá trình đó, Doanh nghiệp với những đặc tính của mình là chủ động đổi mới và lựachọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng năngsuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Từ đó, Doanh nghiệp góp phần thúcđẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quảnlý Đồng thời nó góp phần thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển và hội nhậpnhanh vào nền kinh tế thế giới

1.1.3 Phân loại doanh nghiệp

* Theo ngành nghề kinh doanh

Việc nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh có

Trang 12

ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nó ảnhhưởng đến rủi ro kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh khác nhaunên ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn Trong nền kinh tế, có thể phân thành 6 loạihình doanh nghiệp cơ bản: Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp – thủy sản, thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng và cácdoanh nghiệp khác (như tài chính, bảo hiểm…).

Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật riêng có ảnhhưởng không nhỏ đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơnso với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ở cácngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồivốn cũng chậm hơn [8]

Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kì sản xuấtngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kì trong năm thường không có biếnđộng lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thểdễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốncho nhu cầu kinh doanh

Ở các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hay xây dựng có chukì sản xuất sản phẩm dài, phải ứng ra những lượng vốn lớn nên chủ yếu sẽ sử dụngvốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình Những doanh nghiệptrong ngành nông nghiệp – thủy sản có rủi ro cao nên thường huy động vốn ở nhiềukênh đa dạng khác nhau

Việc phân chia các loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh là cơsở cho việc ước tính hệ số bêta phản ánh mức rủi ro của từng ngành nghề, từngdoanh nghiệp

* Theo hình thức pháp lý

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014, xétvề hình thức pháp lý có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty tráchnhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, DN

Trang 13

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Ở Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai dạng: Công ty trách nhiệmhữu hạn có hai thành viên trở lên và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trongđó:

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản kháccủa doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp

+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định củapháp luật

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quánăm mươi

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chứchoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ củaCông ty

Doanh nghiệp Nhà nước

Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệpNhà Nước Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độclập, tổng công ty nhà nước

Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấpsản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực pháttriển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hộiđặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Trang 14

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra côngchúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giámđốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải cóBan kiểm soát

Lợi thế của công ty cổ phần là:+ Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổđông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao;

+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnhvực, ngành nghề;

+ Cấu trúc vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiềungười cùng góp vốn vào công ty;

+ Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc pháthành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

+ Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, dovậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cánbộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Là doanh nghiệp trong đó:+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhaukinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài cácthành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về các nghĩa vụ của công ty;

Trang 15

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Nói một cách khái quát, quản lý nhà nước là sự tác động của Nhà nước vàotoàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng bằnghệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các côngcụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, nhằm thúcđẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước Điềuđó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác độngcó chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệthống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệptrong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triểnkinh tế, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [11]

1.2.2 Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Trong nền kinh tế nói chung, nhu cầu bản thân các doanh nghiệp đòi hỏi phảicó sự quản lý của Nhà nước Quá trình sản xuất kinh doanh làm nảy sinh mối quanhệ giữa các doanh nghiệp với nhau Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mìnhvà họ luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích đó Họ có thể thấy rõ hoặc không thấyrõ để đạt được mục đích của mình thì họ đã vi phạm đến lợi ích của người khác Từđó tất yếu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích của cá nhân hay bộ phận này tăng lên làmthiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc

Trang 16

dân Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéocản trở nhau, sự phân bố nguồn lực không hợp lý, các vấn đề chính trị xã hội phátsinh [15] Bởi vậy phải có một người đứng ra làm trung gian giải quyết, cân bằngmối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nềnkinh tế, góp phần tạo ra tích luỹ, sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện sự pháttriển của quan hệ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn, lao động, áp dụng khoahọc công nghệ để tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạđáp ứng cho nhu cầu của xã hội

- DN để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyếthàng loạt các vấn đề, trong đó có những vấn đề mà từng doanh nhân riêng biệtkhông đủ khả năng giải quyết Nhà nước bằng hoạt động của mình, giúp các doanhnhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầucủa họ để đáp ứng

- Trong quá trình sản suất kinh doanh làm nảy sinh mối quan hệ giữa cácDN với nhau Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọicách để tối đa hóa lợi ích đó, đôi khi để đạt được mục đích của mình họ đã vi phạmđến lợi ích của người khác Từ đó tất yếu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích của cá nhânhay bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác xét trên phạm vitổng thể nền kinh tế quốc dân Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạtđộng kinh tế chồng chéo, cản trở nhau, sự phân bổ không hợp lý, các vấn đề chính trịxã hội phát sinh… Bởi vậy cần có Nhà nước đứng ra làm trung gian giải quyết, cânbằng - Nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môitrường chính trị - xã hội Nếu môi trường chính trị không ổn định, thường xuyên cócác xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thịtrường không lành mạnh, mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ không pháthuy tác dụng Từ đó dẫn đến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trườngkhó có thể khắc phục được, làm cho xã hội chậm phát triển Bởi vậy, đòi hỏi phải cóvai trò quản lý của Nhà nước, một tổ chức hay một doanh nghiệp dù có lớn đến đâucũng không thể thay thế được vai trò quản lý của Nhà nước

Trang 17

- Trong hoạt động thực tế của DN có nhiều vấn đề nảy sinh như cơ sở hạtầng, môi trường,…mà bản thân DN cũng không thể giải quyết được mặt khác, cácDN luôn tối đa hóa lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, do đó, cũng cầnphải có sự quản lý của nhà nước.

1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Một là, phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của Doanh nghiệp Quản lý

nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để vận hành các quy luật khách quan củacơ chế thị trường đối với doanh nghiệp, như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,quy luật giá trị Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền tự dokinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng biện pháp hành chính để can thiệpvào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là, Nhà nước quản lý doanh nghiệp nói chung và DN nói riêng bằng

pháp luật, chấm dứt quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính Pháp luật về doanhnghiệp phải là công cụ để khuyến khích doanh nghiệp tự do phát triển, thể hiệnnguyên tắc doanh nghiệp tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề pháp luật khôngcấm Công cụ chính sách hành chính của quản lý nhà nước cần được hạn chế trongphạm vi điều tiết vĩ mô, đảm bảo tiến bộ, công bằng trong phân bổ các nguồn lực vàphân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh

Ba là, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với DN phải được phân định rõ ràng

gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước DN hoạt độngsản xuất kinh doanh trong lĩnh vực, chuyên ngành chịu sự quản lý của cơ quan Nhànước nào thì cơ quan đó chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpđó Đối với DN hoạt động kinh doanh đa ngành, nghề, thuộc nhiều lĩnh vực chịu sựquản lý của nhiều cơ quan Nhà nước, thì khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuộclĩnh vực nào sẽ do cơ quan quản lý lĩnh vực, chuyên ngành đó chịu trách nhiệm xửlý Chấm dứt tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệpcủa các cơ quan Nhà nước, đảm bảo khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì luôn cómột cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xử lý Mỗi sở, ban ngành thành phố có chứcnăng, nhiệm vụ hướng dẫn DN thực hiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vựcđó; xây dựng quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình để

Trang 18

doanh nghiệp vừa thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo trậttự an toàn xã hội và không xâm phạm lợi ích của bên thứ ba; kỉểm tra, thanh tra vàxử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý

Bốn là, quản lý nhà nước đối với DN không tách rời với các hoạt động giám

sát doanh nghiệp của các chủ thể khác, Nhà nước khuyến khích mọi thành phầnkinh tế trong xã hội, chủ sở hữu doanh nghiệp cùng tham gia quản lý, giám sát hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước chỉ quản lý bằng pháp luật,chỉ làm những việc thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước

1.2.4 Phương hướng can thiệp của Nhà nước vào quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

1.2.4.1 Xét theo mục đích can thiệp

Có 3 hướng lớn sau đây:- Can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của các doanh nhân và doanh nghiệp

- Can thiệp để giúp đỡ các doanh nhân và doanh nghiệp sao cho họ có thểthành đạt trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh theo,theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”

- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, của cộng đồng

1.2.4.2 Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp

- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là chophép hay không cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, chophép một hình thức sở hữu nào đó được, hoặc không được kinh doanh trên lĩnh vựcnày hoặc lĩnh vực khác vì lý do chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Sự can thiệp này là cần thiết, vì nó liên quan đến hiệu quả của nền kinh tếđó đạt được sự phù hợp hay không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất Sự can thiệp này là quan trọng vì vấn đề để sở hữu chính là vấn đề chính trịcủa kinh tế, liên quan đến cơ sở chính trị của Nhà nước

- Định hướng tổ chức quản lý của nội bộ doanh nghiệp, định hướng điều lệdoanh nghiệp, ban hành điều lệ mẫu, quy định các tiêu chuẩn đối với từng loại doanhnghiệp về vốn, về nhân sự, về hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán,…

Trang 19

Sự quản lý trên đây là cần thiết xét từ cả hai phía: Nhà nước và doanh nhân.Với doanh nhân, đó là những chỉ dẫn chính đáng của Nhà nước để họ đủ khả năngtồn tại và phát triển trên thương trường, bảo đảm cho nội bộ họ sống tốt với nhau, từđó mà sản xuất, kinh doanh phát đạt Với Nhà nước, đó là việc đặt trước những tiềnđề, những kênh giao tiếp quản lý, từ đó Nhà nước có thể kiểm soát được các hoạtđộng của doanh nghiệp một các có hiệu lực.

- Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpTrong quản trị kinh doanh, doanh nhân và bộ máy giúp việc bao giờ cũngphải tìm câu trả lời cho câu hỏi: sản xuất hoặc làm dịch vụ gì? Việc trả lời câu hỏinày có ý nghĩa lớn lao đối với cả Nhà nước và doanh nhân Trên thực tế, không phảidoanh nhân nào cũng có khả năng tìm được lời giải tối ưu Vì vậy, Nhà nước phảican thiệp để một mặt ngăn ngừa việc sản xuất những sản phẩm, hoặc tạo ra các dịchvụ bất lợi cho xã hội, mặt khác hỗ trợ doanh nhân tìm được phương hướng sản xuấtkinh doanh lâu bền, có doanh lợi cao và tránh được rủi ro

- Can thiệp vào việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, cụ thể là:

+ Trong việc sử dụng tài nguyên và công sản vào các quá trình kinh tế, Nhànước cần phải ngăn chặn các hành vi trộm cắp tài nguyên; các hành vi khai thác mộtcách lãng phí các nguồn tài nguyên, các hành vi sử dụng tài nguyên vào các hoạtđộng sản xuất kinh doanh không đem lại hiệu quả cao; các hành vi lạm dụng, pháhoại, trốn phí khi sử dụng các công sản, nhằm bảo toàn chúng

ô Trong việc gây ô nhiễm môi trường, Nhà nước phải quan tâm đến các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến việc làm ô nhiễm môitrường Chẳng hạn, việc lựa chọn nguyên liệu đưa vào sản xuất sao cho ít gâynhiễm; việc áp dụng các phương pháp tiêu huỷ chất thải; việc bố trí địa thế doanhnghiệp sao cho ít ảnh hưởng đến dân cư và các loại sản xuất xung quanh…

+Trong phân bố địa điểm sản xuất chung của doanh nghiệp cũng như phânbố các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp Trên thực tế, một số địa điểm được cácdoanh nghiệp lựa chọn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp, nhưng lại gây ra bất lợichung cho xã hội Trên giác độ từng doanh nghiệp, việc bố trí nơi làm việc có thể

Trang 20

gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.

- Nhà nước quản lý vấn đề thống nhất hoá sản phẩm, tiêu chuẩn hoá sảnphẩm và bản quyền kiểu dáng sản phẩm, vấn đề này có ý nghĩa trên nhiều mặt Đốivới người tiêu dùng, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Đối vớingười sáng chế, đây là cơ sở để chống mọi hành vi ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ.Đối với xã hội nói chung, đây là biện pháp để đảm bảo cho quá trình chuyên mônhoá được duy trì và phát triển [12]

- Nhà nước định hướng sự lựa chọn đối tác quan hệ của các doanh nhân, đặcbiệt là các quan hệ với người nước ngoài để ngăn ngừa được các tác động ngoạixâm về mọi phương diện: văn hoá, chính trị, an ninh, dịch bệnh… núp dưới conngười và hàng hoá nhập khẩu, ngăn ngừa mọi sự rò rỉ chất xám kết tinh trong hànghoá, thông tin kinh tế kỹ thuật…ra nước ngoài

- Nhà nước can thiệp vào các hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệpnhằm giúp họ chống lại mọi đe doạ về tài sản và tính mạng, cũng như các bất trắc,rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiên tai, địch hoạ hoặc bất kỳ sự đedoạ nào Đối với mọi doanh nhân, đây là mối quan tâm cực kỳ to lớn mà họ khôngthể tự lo liệu nổi

1.2.5 Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1.2.5.1 Xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đếnDoanh nghiệp

Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng quản lý nhà nướcđối với Doanh nghiệp Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý Doanhnghiệp đã tương đối đầy đủ và tạo lập được khung quản trị doanh nghiệp cho cácloại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó mọi loại hình doanh nghiệp được đảmbảo quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và bình đẳng trước pháp luật Nhà nước xâydựng hai loại văn bản pháp luật để điều chỉnh các Doanh nghiệp đó là:

Thứ nhất, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội

dung quản lý nhà nước có sự phân biệt nhất định theo loại hình, nguồn vốn sở hữuhoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm một số văn bản quan trọngnhư: Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,

Trang 21

Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng…

Thứ hai, đó là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội

dung quản lý nhà nước được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp Đây làhệ thống văn bản pháp lý có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rất rộng, có tác dụngtạo ra một môi trường kinh doanh chung cho mọi hình thức doanh nghiệp, bao gồm:

- Các quy định về chế độ tài chính, kế toán đối với doanh nghiệp như: LuậtThuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Kế toán và Thốngkê…

- Các quy định về phá sản, cạnh tranh, đấu thầu, bảo hộ nhãn hiệu, các thịtrường đầu vào như: Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữutrí tuệ, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai…

- Các quy định về điều kiện kinh doanh (điều kiện có giấy phép hoặc khôngcần giấy phép): đây là hệ thống các quy định liên tục được ban hành mới, hoặc sửađổi, bổ sung và nằm trong hầu hết các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt độngkinh doanh Đến nay, chỉ tính riêng hệ thống quy định về ngành, nghề kinh doanhphải có giấy phép bao gồm khoảng hơn 40 Luật, Pháp lệnh và khoảng nhiều Nghịđịnh hướng dẫn thi hành

- Các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối vớidoanh nghiệp như: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra và cácNghị định hướng dẫn thi hành theo từng lĩnh vực cụ thể

Luật Doanh nghiệp và các luật khác liên quan cùng với các văn bản hướngdẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mớitrong quản lý nhà nước đối với doanh nghiêp tư nhân Có thể thấy rằng, hệ thốngvăn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã được xây dựngtương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, nhất là giai đoạn từ năm 2006 đến nay Việc nhànước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện các quy phạm pháp luật kinh doanhsao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo sẽ vừa có tác dụng định hướng và quảnlý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 22

1.2.5.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp

Bên cạnh công cụ chủ yếu là hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý nhà nướcdần thích nghi với những yêu cầu đổi mới mục tiêu và nội dung quản lý nhà nướcđối với Doanh nghiệp cả về cơ cấu tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ

Cơ chế vận hành của các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều thay đổiđáng ghi nhận, từng bước nỗ lực tự hoàn thiện theo yêu cầu của đối tượng quản lývà sự phát triển của khu vực Doanh nghiệp thay vì thụ động điều chỉnh hành vi củadoanh nghiệp theo năng lực hạn chế của mình như trước kia

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung vàDoanh nghiệp sau đăng ký thành lập nói riêng hình thành tương đối rõ, trong đó:

- Quốc hội ban hành và sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động của Doanhnghiệp

- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp xét xử và kiểm soátviệc tuân thủ pháp luật của các Doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước

- Chính phủ thống nhất thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhànước trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý Chính phủ và Thủ tướng Chính phủtrực tiếp ban hành Nghị định, Quyết định và các chính sách cụ thể liên quan đếnDoanh nghiệp; các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, phápluật, các quyết định của Chính phủ trong các doanh nghiệp

- Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối vớiDoanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình,ban hành các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật theo thẩm quyền

- UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp ở địa phương, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Doanhnghiệp theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo thẩm quyền

- UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối vớiDoanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn theo thẩm quyền phân cấp hànhchính và từng lĩnh vực cụ thể có liên quan Như vậy, trong lĩnh vực quản lý hànhchính, UBND các cấp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước có quanhệ trực tiếp hàng ngày đối với mọi loại hình doanh nghiệp

Trang 23

Cơ bản thực hiện quản lý gián tiếpKiểm tra, giám sát

trực tiếp theo địa bàn, lĩnh vực kinh doanh

Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp

Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy quản lý nhà nước theo phân cấp vềhành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến“vòng đời” của doanh nghiệp ( từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đến khi giảithể, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này có thể khái quát như sau:

Ban hành vănbản Luật,Pháp lệnh,Nghị định,Nghị quyết,

Chỉ thị,Quyết địnhQuốc hội

Chính phủThủ tướng Chính phủ

Các Bộ

UBND cấp tỉnh

Ban hành Quyếtđịnh, Thông tư

Doanh nghiệp

UBND cấpquận, huyện

Các Sở

Trang 24

Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo “ vòng đời” doanh nghiệp

Như vậy, liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của Doanh nghiệp, có một số cơquan đầu mối quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệpnhư: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành….Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đóng vai trò trung tâm, đầumối theo dõi thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp

1.2.5.3 Ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ tạo dựng môi trường kinhdoanh cho Doanh nghiệp

Để thực hiện nội dung quản lý này, Nhà nước phải tiến hành hàng loạt côngvụ như:

- Tạo nguồn vốn đầu tư ưu đãi cho các chương trình kinh tế trọng điểm củaNhà nước, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực mà Nhà

Cơ quan thuếCơ quan đăng ký

DN chấm dứthoạt độngDN đăng ký

thành lập

DN đã hoạt động sảnxuất – kinh doanh

Tòa ánPhá sản

Cơ quan quản lý chuyênngành: lĩnh vực kinh doanh có

điều kiện, môi trường, laođộng, xuất nhập khẩu, an ninh

trật tự…

Trang 25

nước khuyến khích

- Xây dựng và tiến hành bảo hiểm sản xuất kinh doanh cho những doanhnghiệp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nướcvà thực hiện các quy định của bảo hiểm

- Thực hiện miễn giảm thuế cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanhtheo định hướng ưu tiên của Nhà nước

- Chuyển giao đến các nhà kinh doanh những thông tin chính trị, thời sựquan trọng có giá trị trong sản xuất kinh doanh để họ tham khảo

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, giúpcác doanh nghiệp hiện đại hoá đội ngũ viên chức nghiệp vụ quản trị kinh doanh

- Mở ra các trung tâm thông tin, các triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật đểtạo môi trường cho các doanh nghiệp giao tiếp và liên kết sản xuất kinh doanh vớinhau

- Thực hiện các hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là hỗ trợ tư pháp quốc tế đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo điều kiện cho sự hình thành đồngbộ các loại thị trường Đồng thời quản lý các loại thị trường đó để các doanh nhâncó được môi trường thuận lợi trong giao lưu kinh tế như: thị trường hoá thôngthường, thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thịtrường thông tin, thị trường chất xám, …Nhà nước bảo đảm một môi trường thịtrường chân thực để giúp các doanh nhân không bị lừa gạt trên thị trường đó

1.2.5.4 Tổ chức đăng ký kinh doanh và giải thể Doanh nghiệp

Chức năng quản lý nhà nước đối với quá trình thành lập, chuyển đổi, giải thể,phá sản Doanh nghiệp là một trong những nội dung tiếp cận gần nhất với cácnguyên tắc của kinh tế thị trường Trong khung khổ quy định pháp luật của Nhànước, Doanh nghiệp và các chủ sở hữu tự quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợpnhất, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể và các thủ tục phásản

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép sản xuấtkinh doanh, làm các thủ tục khác để đưa doanh nghiệp và doanh nhân vào hoạt

Trang 26

động trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước Các quy địnhpháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản Doanh nghiệp đã bước đầu tạo được mộtkhung khổ cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước chỉ dừng lại ở việc công nhận vàgiám sát Doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản theo pháp luật; công nhận tínhhợp pháp của tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp

1.2.5.5 Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Doanh nghiệp

- Kiểm tra tính hợp pháp đối với sự tồn tại Doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải có giấy phép Giấy phép chỉ cấp chonhững doanh nhân với doanh nghiệp đủ điều kiện Việc kiểm tra này nhằm loại trừcác doanh nghiệp ra đời không đăng ký hoặc không đủ điều kiện mặc dù đã đượccấp giấy phép

- Kiểm tra để xác định khả năng tiếp tục tồn tại của Doanh nghiệp Khi các doanh nhân đăng ký kinh doanh, họ phải có đủ điều kiện mới đượcNhà nước cấp giấy phép kinh doanh Do đó trong quá trình hoạt động, nếu nhữngđiều kiện ấy không được đảm bảo thì doanh nghiệp đó phải bị đình chỉ hoạt động.Để kịp thời phát hiện được dấu hiệu sa sút khả năng, biểu hiện của sự phá sản, để cóquyết định phá sản doanh nghiệp, Nhà nước phải tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm đảm bảo nhắc nhở các doanh nghiệpthường xuyên chấp hành pháp luật

Các đối tượng kiểm tra thường là về vấn đề an toàn lao động, phòng chốngcháy nổ, về chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, về kiểm toánnhằm bảo đảm chế độ ghi chép ban đầu đúng quy định của chế độ kế toán Nhànước, …

- Thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, như có hiệntượng trốn lậu thuế, xâm phạm tài sản quốc gia hoặc tài sản công dân, kinh doanhcác mặt hàng quốc cấm, …

- Thanh tra, kiểm tra khi có đơn thư khiếu tố

Trang 27

Tiểu kết Chương 1

Có thể thấy rằng, vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nội dungrất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Công tác quảnlý nhà nước đối với doanh nghiệp ở nước ta dựa trên một hệ thống khung khổ pháplý chặt chẽ Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phầnquan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đốivới doanh nghiệp, đó là: sự chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang“hậu kiểm”; đổi mới nội dung quản lý từ giám sát sang hỗ trợ, khuyến khích doanhnghiệp phát triển; đổi mới công cụ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lýbằng chính sách, pháp luật là chủ yếu

Trang 28

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH

GHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thànhphố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơsở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý củahuyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của ChQuận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâmthành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáphuyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Ngũ Hành Sơn,phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận cóđịa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lí - hóa học, cấutạo địa chất chủ yếu là cát; nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt,lượng mưa, độ ẩm tương đối thuận lợi cho sự phát triển sản xuất cây lương thực vàthực phẩm, nhiệt độ trung bình: 25,60C/năm, quanh năm nắng lắm mưa nhiềunhưng lượng mưa phân bổ không đồng đều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắcvà Tây Bắc khu vực Duyên hải miền Trung và các cơn bão đổ vào

Quận có sông Cổ Cò chạy từ sông Hàn đến phía Nam giáp địa phận tỉnhQuảng Nam, nối Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An theo chiều dài của quận gắn liềnvới núi đá vôi tạo thêm vẻ đẹp danh thắng Ngũ Hành Sơn; ruộng đồng, sông nướctạo nên nét dáng của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch sinhthái gắn với làng đá mỹ nghệ truyền thống tạo nên cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình vàthơ mộng"

b Khí hậu, thủy văn

Khí hậu thủy văn của quận Ngũ Hành Sơn mang những đặc điểm vùng giómùa Duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng Nhiệt độ trung

Trang 29

bình hàng năm là 25,60C Độ ẩm không khí trung bình là 82% Lượng mưa trungbình hàng năm là 2.066 mm Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8

Ngũ Hành Sơn chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa Gió mùa Đông Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau.Trung bình hàng năm có khoảng 14 đợt gió mùa Đông - Bắc ảnh hưởng đến thời tiếtNgũ Hành Sơn Gió mùa Tây - Nam thường mang theo không khí khô và nóng.Trung bình hàng năm có từ 50 - 60 ngày có gió mùa Tây - Nam

-Ngũ Hành Sơn là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vàoĐà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão) Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đếntháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác Vì vậy về mặt khíhậu - thời tiết, Ngũ Hành Sơn cũng có những hạn chế cơ bản là mùa khô thườngthiếu nước, những đợt gió khô, nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh hưởng không nhỏđến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân

c Điều kiện địa hình

Địa hình quận Ngũ Hành Sơn thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển có tácđộng của hiện tượng bồi tích cát biển, trừ hòn Ngũ Hành Sơn cao 696m nằm ở phíaBắc, còn lại có độ cao trung bình từ 1,5 đến 2m so với mực nước biển Có thể chialàm ba loại địa hình:

- Loại địa hình cao, tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đường Ngô Quyền và

chân bán đảo Ngũ Hành Sơn (cốt trung bình 6m) ra biển (cốt trung bình 3m) Loạinày chiếm diện tích chủ yếu (90%) kéo dài suốt dọc khu đất quy hoạch

- Loại địa hình thấp, là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng Cao độ

trung bình 0,5-1m, có chu kì ngập lụt khoảng 1 đến 2% Loại này chiếm diện tíchkhoảng 7-8%

- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời Loại này diện tích rất ít (khoảng

1-2%), tập trung phía Tây đường Ngô Quyền, cốt trung bình từ 9-12m)

d Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Ngũ Hành Sơn được hình thành từ kỉ Cambi cách đây 2000

triệu năm, cấu tạo bởi mac axit, quá trình hình thành chính là rửa trôi các chất kimloại kiềm, kiềm thổ silic, tích lũy sắt nhôm của sản phẩm phong hóa và sườn tích

Trang 30

Về thổ nhưỡng, Bán đảo Ngũ Hành Sơn có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng nâu, đấtđồi vàng nâu và đất cát ven biển Do có cấu tạo từ đá granit nên đất chủ yếu làferalit vàng nâu phát triển trên đá granit, đất có thành phần cơ giới nhẹ khả năng giữnước kém.

- Tài nguyên rừng: Bán đảo Ngũ Hành Sơn được bao phủ bởi kiểu rừng kín

thường xanh vào mùa mưa nhiệt đới Nhưng do tác động cuả con người diện tíchrừng ngày càng bị thu hẹp Theo thống kê năm 1989 rừng chỉ còn chiếm 67% diệntích của bán đảo Ngũ Hành Sơn Trong đó rừng trung bình còn 400ha, chiếm 9%diện tích; rừng phục hồi 2.610,6 ha, chiếm 58,8% diện tích; còn lại là trảng cây bụivà trảng cỏ

- Tài nguyên biển: Biển Ngũ Hành Sơn có các động vật biển phong phú trên

266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài Quận Ngũ HànhSơn còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng vàT20 với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú Quanh khu vực bán đảo Ngũ Hành Sơncó những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh,dịch vụ, du lịch biển

- Tài nguyên động vật: theo thống kê năm 1989, động vật Ngũ Hành Sơn có

30 loài, 15 họ, 7 bộ; lớp chim có 51 loài, 25 họ, 11 bộ; bò sát có 15 loài; lớp ếchnhái có 15 loài

2.1.2 Đặc điểm xã hội

a Dân số

Với sự phát triển nhanh về nền kinh tế và các điều kiện thuận lợi kinh doanh,quận Ngũ Hành Sơn thu hút rất nhiều người dân từ mọi miền của đất nước đến địnhcư, cũng như là vị trí đắt địa đối với các nhà đầu tư và người dân nội tỉnh Chính vìthế, dân số quận Ngũ Hành Sơn cũng chiếm phần lớn số lượng dân số của thànhphố Năm 2013 dân số trung bình toàn quận là 143.852 người chiếm 15% so vớidân số thành phố Đà Nẵng, đến năm 2017 dân số trung bình quận tăng lên 166.029người Dân số toàn quận được minh họa qua bảng số liệu 2.1 dưới đây

Trang 31

Bảng 2.1 Dân số quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017

TTChỉ tiêuĐơn vị

1 Dân số Người 143,852 148,712 153,940 159,687 166,0292 Tốc độ tăng

3 Mật độ dân số

Người/km2 2.425 2.346 2.428 2.519 2.619

Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Bảng số liệu 2.1 cho thấy quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh, dânsố của quận Ngũ Hành Sơn từ 2013 - 2017 tăng bình quân 3,65%/năm Dân cư trênđịa bàn quận phân bố không đều, mật độ dân số năm 2017 trung bình là 2.619người/km2

b Nguồn lao động

Nguồn lao động của quận chiếm 60% - 66% dân số quận và tăng lên qua cácnăm Nguồn lao động quận không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về chấtlượng Từ 94.491 người vào năm 2013, chiếm 65,69% dân số (trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động là 97,99%, người ngoài độ tuổi lao động là 2,01%) thì đếnnăm 2017, số lượng lao động lên đến 109.961 người, chiếm 66,23% dân số (sốngười ở độ tuổi lao động chiếm 98,25% và còn lại 1,75% là ngoài độ tuổi lao động)

Bảng 2.2 Nguồn lao động quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017

1 Dân số trungbình Người 143,852 148,712 153,940 159,687 166,0292 Nguồn lao

động Người 94,491 97,684 101,589 105,382 109,961A Trong độ

tuổi lao động Người 92,592 95,721 99,768 103,493 108,038B Ngoài độ

tuổi lao động Người 1,899 1,963 1,821 1,889 1,923

Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Nhưng trong xu thế phát triển nguồn lao động của quận các năm qua đã chothấy tình hình nâng cao chất lượng lao động của quận có nhiều chuyển biến khả

Trang 32

quan Số lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm và số lao động chưa qua đàotạo giảm dần Về cơ cấu lao động, lao động trên địa bàn quận chủ yếu tập trungtrong các ngành dịch vụ, đa số là lao động trẻ dưới 35 tuổi.

c Văn hóa xã hội

Ngũ Hành Sơn có các làng cá truyền thống lâu đời, đang còn lưu trữ một nềnvăn hoá dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung.Từ xa xưa, người dân Ngũ Hành Sơn cũng như bao người dân sống ở các làng quêđất Việt chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhưng bên cạnh đó họ còn làm nhiềunghề truyền thống mang đặc trưng của một địa phương vừa có biển, có sông, có núivà có đất sản xuất nông nghiệp như nghề đánh cá ven sông, đánh bắt cá biển, nghềlàm mắm là những nghề có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc du nhập vào thông quanhững người đi tiên phong trong quá trình mở mang bờ cõi Đặc trưng văn hoá cơbản nhất của dân cư vùng biển là: Chất phát, bản lĩnh, đồng đội, mang đậm tính dângian; những ngư dân vùng biển Ngũ Hành Sơn hiền lành, chất phác, chịu khó làmăn, tích góp để có của ăn của để, phòng khi mất mùa hoặc những lúc chẳng may bịmất tài sản khi gặp bão

Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ, duy trì và phát huy được nhiều lễ hội truyền thốngđó là những lễ hội đình làng, Nghinh ông, Cầu Ngư với các hoạt động thể thao đầythú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngư dân như đua ghe, lắc thúng Sựkết hợp hài hòa giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhânvăn sẽ là tiềm năng du lịch của quận, điều kiện để Ngũ Hành Sơn thành một điểmdu lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và cả dải miền Trungnói chung

2.1.3 Đặc điểm kinh tế

a Tăng trưởng kinh tế

Cùng với những lợi thế đề điều kiện tự nhiên, kinh tế quận Ngũ Hành Sơn đãcó nhiều chuyển biến tích cực và có xu hướng tăng qua từng năm trong giai đoạn từ2013 đến 2017 Đặc biệt, chỉ với tổng giá trị sản xuất là 15,472 tỷ đồng năm 2013đã lên đến 32,574 tỷ đồng năm 2017 (tăng gấp 2,1 lần) Tổng giá trị sản xuất trênđịa bàn tăng bình quân 19,94%/năm Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt 142,27%,

Trang 33

và năm 2017 ước đạt 140,97% so dự toán thành phố giao với tổng giá trị sản xuấtthực hiện 32,574 tỷ đồng, đạt 47,16% kế hoạch thành phố giao, tăng 8,1% so vớicùng kỳ.

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ 2012 - 2017

Nguồn: Niên giám thông kế quận Ngũ Hành Sơn

Tính đến hết năm 2017, toàn quận vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với chủ trương, ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn trong công cuộc phát triểncủa nền kinh tế địa phương quận Ngũ Hành Sơn tập trung phát triển đặc biệt đối vớingành này Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng nhanh từ năm 2013 đến năm 2017,với tổng giá trị sản xuất từ 7.432 tỷ đồng vào năm 2013 (chiếm 48,04%) lên đến21,538 (chiếm 66,12%) Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ là30,47%/năm

Trang 34

Bảng 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 -2017

1 Tổng giá trị

sản xuất

Tỷđồng15,47217,72819,54025,530 32,574

Nguồn: Niên giám thông kế quận Ngũ Hành Sơn

Trong khi đó, tăng trưởng của ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp – xâydựng có xu hướng giảm Đặc biệt là ngành nông nghiệp giảm rất nhah và đáng kể.Tuy nhiên, kinh tế quận Ngũ Hành Sơn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, cơ cấukinh tế chuyển dịch đúng định hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, với tỷtrọng dịch vụ 66,12%, công nghiệp - xây dựng 30,72%, nông nghiệp 3,16%

c Cơ cấu hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quận trong những năm qua đã có những bước pháttriển mới theo hướng đô thị hoá, văn minh hiện đại Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đôthị được tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường, nút giaothông quan trọng, ngay cả các kiệt hẻm, cống thoát nước tại các khu dân cư hàngnăm cũng được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau Nhiều khu đô thịmới và nhiều khu nhà ở tái định cư được triển khai xây dựng theo hướng đồng bộ vàhiện đại, tạo ra một diện mạo mới về đô thị

- Giao thông vận tải:

o Hệ thống cảng: Trên địa bàn quận có 02 cảng chính:

Cảng Tiên Sa: Tổng số chiều dài cầu bến là 897 mét Cảng có tổng diện tích

Trang 35

bãi chứa hàng là 115.000m2 và tổng diện tích kho chứa hàng là 20.290 m2 Là điểmcuối trên hành lang kinh tế Đông - Tây, cũng là một trong ba cảng biển chính của cảnước

Cảng X.50 hải quân: Là cảng nhập dầu và sửa chữa tàu thuyền

o Mạng lưới giao thông:

Đường bộ: Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bànquận Ngũ Hành Sơn đã được đầu tư nâng cấp, hầu hết các trục giao thông quantrọng như: đường Ngô Quyền - Yết Kiêu, đường Nguyễn Văn Thoại, đường venbiển Ngũ Hành Sơn - Điện Ngọc, đường Trần Hưng Đạo, đường Phạm Văn Đồng,đường Võ Văn Kiệt đã đưa vào khai thác có hiệu quả góp phần gia tăng tốc độchu chuyển hàng hóa Ngoài ra việc phát triển mạng lưới giao thông trong các khudân cư, tạo tiền đề cho việc ổn định đời sống của nhân dân và đáp ứng cho nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội

Đường sông: Sông Hàn chảy qua địa phận quận, ngăn cách quận với khu trungtâm thành phố Sông Hàn đóng vai trò vận tải thuỷ chủ yếu từ cửa sông đến cầuNguyễn Văn Trỗi cho các tàu có trọng tải dưới 3.000 tấn

- Hệ thống cấp nước: Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong khu vực quận

Ngũ Hành Sơn được lấy từ các nguồn sau: nhà máy nước Cầu Đỏ (công suất 65.000m3/ngày đêm), nhà máy nước Ngũ Hành Sơn (công suất 6.000 m3/ngày đêm) và từcác giếng đào, giếng khoan trong vùng Mạng lưới đường ống chuyển dẫn của côngty cấp nước gần như phủ đều trên 7 phường trong quận Chất lượng nước đảm bảotiêu chuẩn quy định Hiện trên địa bàn quận có khoảng 58.180 nhân khẩu đượcdùng nước sạch, chiếm gần 50% tổng dân số toàn quận

- Hệ thống thoát nước: Đến nay trên địa bàn đã đầu tư xây dựng một số hệ

thống thoát nước chính theo các trục lộ giao thông, góp phần giải quyết thoát nướctrong các khu dân cư trên địa bàn

- Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và đời sống nằm

trong mạng lưới điện của thành phố cơ bản đáp ứng 100% số hộ có điện Hiện naykhu vực quận Ngũ Hành Sơn sử dụng nguồn điện lưới hoà chung của thành phố.Trên địa bàn quận có 271 trạm biến áp với tổng công suất hoạt động là 91.225 KVA

Trang 36

bảo đảm điện sinh hoạt cho nhân dân, trong đó có 192 trạm được xây mới

- Mạng lưới bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa

bàn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư Trên địa bàn quận hiệncó bưu điện Đà Nẵng 3 là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính ViệtNam chiếm thị phần lớn về cung cấp các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí;ngoài ra còn có các đơn vị viễn thông khác như: Viettel, Sfone, EVN telecom Theobáo cáo của Bưu điện Đà Nẵng 3 hiện trên địa bàn quận có 06 bưu cục, 19 đại lýbưu điện và 12 đại lý điện thoại công cộng Mật độ điện thoại bình quân trên địabàn là 28 máy/100 dân

2.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận NgũHành Sơn

2.2.1 Số lượng

Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn, trên địa bànquận Ngũ Hành Sơn các doanh nghiệp hiện nay đều là DN, số lượng DN tăng đềuqua các năm

Bảng 2.4 Số DN của quận Ngũ Hành Sơn thực tế đang hoạt động, giai đoạn

2013 - 2017

ĐVT: doanh nghiệp

Năm2013

Năm2014

Năm2015

Năm2016

Năm2017

Tốc độ tăngbình quân (bq)

5 năm (%)

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Số DN thực tế đang hoạt động đến 31/12/2017 là 2.123 doanh nghiệp, so vớinăm 2013 số DN là 1.163 doanh nghiệp thì sau 5 năm đã tăng thêm 960 doanhnghiệp, bình quân tăng 16,24%/năm Nhìn chung số lượng DN trên địa bàn quậnNgũ Hành Sơn trong giai đoạn 5 năm từ 2013-2017 tăng khá và tiếp tục tăng so vớitốc độ tăng bình quân giai đoạn 5 năm từ 2012-2016 là 14,47%/năm

Đồ thị 2.2 Tình hình tăng số lượng DN quận Ngũ Hành Sơn

Trang 37

Đến 31/12 hàng năm, giai đoạn 2013-2017 * Nếu xét theo khu vực kinh tế vàloại hình doanh nghiệp

Bảng 2.5 Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của các DN quận Ngũ HànhSơn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực kinh tế và loại hình

doanh nghiệp, giai đoạn 2013 -2017

ĐVT: Doanh nghiệp; %

Năm2013

Năm2014

Năm2015

Năm2016

Năm2017

Tốc độtăng bq5 năm (%)

Trang 38

Năm2014

Năm2015

Năm2016

Năm2017

Tốc độtăng bq5 năm (%)

Doanh nghiệp nhà nước

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua phân tích số liệu bảng 2.5 thấy rằng DN phát triển nhanh về số lượng, đadạng loại hình, xu hướng chung là tăng nhanh Trong đó, doanh nghiệp nhà nướcmà chủ yếu là Doanh nghiệp nhà nước Trung ương có xu hướng không tăng do chủtrương sắp xếp cổ phần hóa của Chính phủ, vì vậy doanh nghiệp loại hình này có xuhướng chửng lại và trong tương lai sẽ giảm Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nướctăng nhanh với tốc độ tăng bình quân 15,96%/năm, năm 2017 chiếm 97,17% trongtổng số DN Hai loại hình công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần có tốc độ tăngnhanh hơn, chứng tỏ có nhiều điều kiện phù hợp với sự phát triển; loại hình doanhnghiệp tập thể và doanh nghiệp tư nhân có xu hướng chửng lại và giảm dần

Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù số lượngdoanh nghiệp ít nhưng tốc độ tăng doanh nghiệp cao, điều này là do cơ chế chínhsách của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã tạo điều kiện và thu hút doanhnghiệp có vốn nước ngoài vào đầu tư tại Đà Nẵng, trong đó có quận Ngũ Hành Sơn

So với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, số lượng DNcủa quận Ngũ Hành Sơn ở mức trung bình Một số quận của thành phố Đà Nẵng cósố lượng DN cao hơn nhiều như tại thời điểm 31/12/2017 số lượng DN của quậnHải Châu là 3.320 doanh nghiệp, quận Thanh Khê là 2.812 doanh nghiệp

* Xét thực trạng phát triển số lượng DN theo ngành kinh tế Bảng 2.6 Sốlượng DN quận Ngũ Hành Sơn chia theo ngành kinh tế, giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: Doanh nghiệp

Năm2013

Năm2014

Năm2015

Năm2016

Năm2017

Tốc độtăng bq

5 năm(%)

Trang 39

Tổng số1.1631.2991.531 1.787 2.12316,24

1.Nông nghiệp, lâm

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng số liệu bảng 2.6, ta thấy ngành có tốc độ tăng số lượng doanhnghiệp bình quân cao nhất là ngành Khách sạn, nhà hàng, với tốc độ tăng bình quân28,09%/năm; thứ hai là ngành vận tải, kho bãi với tốc độ tăng bình quân23,91%/năm; thứ ba là ngành dịch vụ khác, với tốc độ tăng bình quân22,34%/năm; ngành có tốc độ phát triển doanh nghiệp thấp nhất là ngành Nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Điều này phù hợp với điều kiện và cơ cấu phát triểncủa quận Ngũ Hành Sơn hiện nay theo hướng dịch vụ, du lịch

2.2.2 Quy mô lao động

Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tăng qua các năm, với tốc độ tăngbình quân giai đoạn 2013-2017 là 11,93%/năm So sánh với tốc độ tăng của sốlượng doanh nghiệp thì tốc độ tăng của quy mô lao động thấp hơn, thể hiện rõ nhấtở chỉ tiêu lao động bình quân một doanh nghiệp có xu hướng giảm dần

Bảng 2.7 Số lao động và số lao bình quân một DNVVN quận Ngũ Hành Sơn

giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người

Năm2013

Năm2014

Năm2015

Năm2016

Năm2017

Tốc độ tăngbình quân 5năm (%)

Tổng số lao độngtrong doanh nghiệp 27.024 31.065 32.890 38.229 42.413 11,93Số lao động bình 23,2 23,9 21,5 21,4 20

Trang 40

quân một doanhnghiệp

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Khi số lao động của mỗi doanh nghiệp ít và giảm dần thì quy mô của doanh

nghiệp cũng không tăng, lực lượng lao động được huy động vào sản xuất kinhdoanh không tăng, không giải quyết thêm việc làm

Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn cung cấpnăm 2017, số doanh nghiệp không quá 10 lao động là 1.332 doanh nghiệp, chiếm62,75%; số doanh nghiệp có trên 10 lao động đến 50 lao động là 698 doanh nghiệp,chiếm 32,88%; doanh nghiệp có trên 50 lao động đến 100 lao động là 81 người,chiếm 3,8%; doanh nghiệp có trên 100 lao động đến 200 lao động là 12 người,chiếm 0,57%

Ngày đăng: 17/09/2024, 23:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w