1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Côngty cố phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk

52 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Côngty cố phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk
Tác giả Trần Vũ Sơn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 621,25 KB

Cấu trúc

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA (12)
  • DOANH NGHIỆP (12)
    • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA (12)
      • 1.1.1. Khái niệm văn hóa (12)
      • 1.1.2. Các đặc tính văn hóa (13)
    • 1.2. NỘI DUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (14)
      • 1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp (14)
      • 1.2.2. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp (15)
      • 1.2.3. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp (21)
      • 1.2.4. Công cụ nhận dạng loại hình văn hóa doanh nghiệp (24)
    • 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (25)
      • 1.3.1. Văn hoá dân tộc (25)
      • 1.3.2. Người lãnh đạo (26)
      • 1.3.3. Đặc điểm ngành nghề (26)
      • 1.3.4. Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác (27)
      • 1.3.5. Lịch sử hình thành doanh nghiệp (27)
    • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNGTHỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG (28)
      • 1.4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC –VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK (28)
        • 1.4.1. Thông tin chung (28)
      • 1.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ (30)
        • 1.5.1. Cấp độ các giá trị hữu hình (30)
        • 1.5.2. Cấp độ các giá trị văn hóa vô hình (32)
        • 1.5.3. Thực trạng xây dựng những quan niệm văn hóa chung tại Công ty (36)
      • 1.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY (36)
  • GIẢI PHÁO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – (37)
  • VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK (37)
    • 2.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (37)
      • 2.1.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty (37)
    • 2.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ T TẾ (38)
  • KẾT LUẬN (38)
    • 4. Trình độ chuyên môn (42)
    • 5. Tuổi đời (42)
    • 6. Thời gian công tác tại Công ty (42)
    • II. PHẦN KHẢO SÁT Bảng câu hỏi 1: Câu hỏi phỏng vấn về VHDN của công ty Cổ Phần (42)
      • 4. Nghi lễ (46)
      • 5. Giai thoại (46)
      • 6. Logo (46)
      • 7. Khẩu hiệu (47)
      • 8. Triết lý kinh doanh (47)
      • 9. Tri thức doanh nghiệp (47)
      • 11. Lý tưởng: Lý tưởng của công ty anh/ chị là gì? (48)
    • III. PHẦN THAM KHẢO Ý KIẾN VỀ TÍNH TƯƠNG ĐỒNG (50)

Nội dung

Côngty cố phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk là một trong những công ty lâu đời,quy mô nhân lực lớn nhưng hiện tại chưa có một nghiên cứu nào đánh giáđúng và đầy đủ nhằm xây dựng văn hóa do

DOANH NGHIỆP

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thời bắt đầu hình thành nên xã hội loài người Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa [2] Theo các nước Phương Đông, trong tiên Hán cổ, từ “văn hóa” bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp nhân tính, nét đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền.

Còn chữ “hóa” là đem cái văn (cái tốt, cái đẹp, cái đúng đắn) để cảm hóa, giáo dục và thực hiện hóa trong thực tiễn, đời sống [3] Trong Chu Dịch, đã có từ văn và hóa tức xem dánh vẻ con người lấy đó mà giáo hóa thiên hạ [7].

Theo các nước Phương Tây, văn hóa (Culture) có gốc từ chữ Latinh – Cultus animi: là khai hoang, trồng trọt thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên và họ có những phẩm chất tốt đẹp [7] Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính.

Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh thế giới) có thể phân loại từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vương lên, sự phát triển tạo thành văn mih E.B Taylor là đại diện của họ Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, khả năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội Vào thế kỷ XX, khái niệm “văn hóa” thay đổi theo F Boa, ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa của từng cộng đồng không phải theo tiêu chuẩn trí lực Đó cũng là tính tương đối của văn hóa Văn hóa không xét ở mức độ cao thấp mà ở góc độ khác biệt.

Như vậy, văn hóa trong từ nguyên thủy của cả Đông và Tây phương đều có ý nghĩa chung cơ bản là giự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có ý nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Theo cách hiểu rộng hơn, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại, đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… của một cộng đồng.

1.1.2 Các đặc tính văn hóa

Thứ nhất, văn hóa trước hết phải có tính hệ thống Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp, giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó Đặc trưng quan trong thứ hai của văn hóa là tính giá trị Văn hóa theo nghĩa đen là “trở thành đẹp, thành có giá trị” Tính giá trị cần để phân biệt với những thứ phi giá trị. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người

Cuối cùng, văn hóa có tính lịch sử Văn hóa cho phép phân biệt như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như là sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử tạo cho văn hóa có một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiền hành phân loại và phân bố các giá trị Tính lích sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa.

NỘI DUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Trong luận văn thạc sĩ của Lưu Thị Tuyết Nga [9] đã cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đó và chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.

Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia người pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” [1].

Một định nghĩa khác của tốt chức lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của chuyên gia nghiên cứu tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa công ty là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” Cũng theo Edgar Schein “Văn hóa doanh nghiệp

(Corporate culture) gắn với vắn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là tâng sâu cảu văn hóa xã hội Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doan nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay” [1].

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp tao điều kiện cho tất cả các thành viên nhận ra được những sắc thái riêng mà một tổ chức muốn vươn tới Nó cũng tạo ra cam kết tự nguyện đối với những gì vượt ra ngoài phạm vi niềm tin và giá trị mỗi cá nhân Chúng giúp các thành viên mới nhận thức được ý nghĩa của các sự kiện và hoạt động của tổ chức Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm của từng dân tộc trong từng giai đoạn phát triển của từng doanh nhân, từng người lao động Do đó, nó rất phong phú, đa dạng Song văn hóa doanh nghiệp không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ không chỉ trong những hành vi giao tiếp kinh doanh của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp mà còn thể hiện cả trong hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp Từng mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng.

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, có thể nói thành công hay thất bại của các doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hóa doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này.

1.2.2 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp

Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được các giá trị văn hóa doanh nghiệp hay là các dấu hiệu hoặc tính hữu hình của cá giá trị văn hóa đó Đây là các tiếp cận đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu các bộ phận cấu thành nên nền văn hóa đó

Hình 1.1 Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp [8]

Theo cách phân tích trên, các cấp độ văn hóa doanh nghiệp được mô phỏng qua mô hình tảng băng văn hóa, với phần nổi bên trên là những quá trình và cấu túc hữu hình của doanh nghiệp, cấp độ tiếp theo là phần chìm của tảng băng, đó là phần vô hình của văn hóa doanh nghiệp, phần sâu nhất chính là yếu tố tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp.

Hình 1.2 Mô hình tảng băng của văn hóa doanh nghiệp [1] a Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cấp đột thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Đó là những biểu trưng trực quan giúp cho con người dễ dàng nhìn thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này được nhận ra dễ dàng ngày từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp, bao gồm:

 Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp

Kiến trúc đặc trưng gồm kiến trúc ngoại thất và nội thất được sử dụng như những biểu tượng và hình ảnh về Công ty, để tạo ấn tượng, thiện chí trong công ty Kiến trúc ngoại thất như kiến trúc cổng, mặt tiền, trụ sở công ty, bố cục các bộ phận… Phần lớn các công ty thành công hay đang trên đà phát triển đều muốn gây ấn tượng với mọi người về sự độc đáo, sức mạnh và thành công của doanh nghiệp mình bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ Những công trình kiến trúc này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh về tổ chức

Biểu tượng, logo và slogan

- Biểu tượng: Biểu tượng là một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu ra thứ mà nó biểu thị.

Nói cách khác biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong của tổ chức thông qua các biểu tượng vật chất cụ thể.

Những đặc trưng của biểu tượng đều được chứa đựng trong các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu

- Logo của doanh nghiệp: một trong những biểu tượng của doanh nghiệp dó chính là Logo hay một sản phẩm được sáng tạo, thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ phông Các biểu tượng vật chất này thường có tầm ảnh hưởng rất lớn vì chúng hướng tới sự chú ý của mọi người vào những điểm nhấn cụ thể của nó Vì vậy, nó có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, để lại dấu ấn đến đối tượng cần quan tâm Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các doanh nghiệp hết sức coi trọng

- Slogan: những doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu ví von một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người có liên quan Slogan là hình thức dễ nhập tâm và được cả nhân viên của doanh nghiệp, khách hàng và những người khác trích dẫn Slogan thường rất, ngắn gọn, cô đọng, xúc tích, thường sử dụng các câu từ đơn giản, dễ nhớ Slogan là các diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hành động, kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp, vì vậy chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức để hiểu được ý nghĩa của chúng. Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất Cấp độ này chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất công việc, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo Cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hóa doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hóa của doanh nghiệp [1]. b Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cấp độ 2: những giá trị được tuyên bố (bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh) của doanh nghiệp

 Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hoá dân tộc vào VHDN là điều tất yếu Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hoá cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hoá của dân tộc Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hoá dân tộc vào trong doanh nghiệp mà họ làm việc Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thể phủ nhận được.

Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đó là người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hoá của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại… của doanh nghiệp Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó cần một quá trình lâu dài.

1.3.3 Đặc điểm ngành nghề Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến VHDN Với đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của VHDN Và những đặc trưng đó có thể trở thành biểu tượng của doanh nghiệp, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và nhớ đến nhất Chẳng hạn như trong lĩnh vực thời trang thì phong cách của những công ty kinh doanh thời trang thường có những nét phá cách, không nằm trong một khuôn khổ cứng nhắc nào cả, ở đó thường chiếm số đông là những người trẻ tuổi, với đầy nhiệt huyết, sức sáng tạo Những logo, ấn phẩm của các công ty thời trang cũng có những nét nổi bật, bắt mắt

1.3.4 Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác

Sự nhận thức và sự học hỏi này được hình thành vô thức hoặc có ý thức Hình thức của những giá trị học hỏi được cũng rất phong phú:

- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp - Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác - Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác

- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại - Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội

1.3.5 Lịch sử hình thành doanh nghiệp Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến VHDN Lịch sử hình thành doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.[11]

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNGTHỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK

1.4 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC –VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK.

- Tên giao dịch quốc tế: DAKLAK PHARMACEUTICAL

MEDICAL EQUIPMENT JOINT – STOCK COMPANY.

- Tên viết tắt: BAMEPHARM - Mã số thuế: 6000449389 - Trụ sở chính: Số 9 A đường Hùng Vương, phường Tự An – TP.

Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk.

- Điện thoại: 05003.812394 – Fax: 05003.858805 - Email:banmepharm@yahoo.com

- Website: http://banmepharm.com.vn - Lĩnh vực hoạt động

 Sản xuất chữa bệnh con người, các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.

 Mua bán thuốc, dược phẩm, vắc xin – sinh phẩm, hóa chất các loại và các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.

 Mua bán thiết bị quang học, thiết bị y tế, nha khoa, thiết bị bệnh viện.

 Dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy móc, thiết bị y tế chuyên dụng.

 Trồng cây dược liệu, chế biến dược liệu.

 Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, dược liệu và thiết bị y tế.

1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển 1.4.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Công ty a Cơ cấu, bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Đắk Lắk b Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban c Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm ĐVT: đồng

Vốn Điều lệ Tỷ đồng 19,41 19,41 19,41 19,41

Doanh thu thuần Tỷ 361,85 295,93 272,68 271,94 đồng

Thu nhập BQ/người/tháng

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty)

1.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK

1.5.1 Cấp độ các giá trị hữu hình a Kiến trúc và quy mô của Công ty

Có thể nói với mỗi doanh nghiệp, kiến trúc đặc trưng đóng vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến trực quan của khách hàng cũng như tinh thần làm việc của nhân viên Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế rất chú trong đến kiến trúc của trụ sở công ty nói chung và việc thiết kế, bô trí các bộ phân trong công ty nói riêng Điều đó đóng góp đáng kể vào thành công trong hoạt động của công ty.

Trụ sở công ty tại nằm ngay tại ngã tư Số 9 A đường Hùng Vương,phầng, phường Tự An – TP Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk Đây là vị trí trung tâm của thành phố Công ty gồm có 2 tầng Được bô trí theo phong các hiện đại với màu vàng nhạt Làm chủ đạo Logo của công ty được đặt trong khu vực làm việc gây ấn tượng tốt đối với khách hàng Thiết kế tuy đơn giản nhưng rất hài hòa, tạo dựng lòng tin của khách hàng về độ vững mạnh, đánh tin cậy, tính chuyên nghiệp và hiện đại Công ty bố trí, phân chia khu vực làm việc hợp lý, tạo môi trường làm việc hiệu quả và nhanh chóng nhất cho hoạt động của công ty.

Hình 2.1 Công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế Đắk Lắk b Logo và slogan

Hình 2.2 Logo của Công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế Đắk Lắk

Công ty đã xây dựng logo biểu trưng cho thương hiệu của mình Đó chính là hình ảnh của nhà sàn đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên bên trong đó chính là hình ảnh chiếc cốc và con rắn quấn quanh chiếc cốc Chiếc ly/cốc tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa thuốc được chiết xuất từ các loại cây cỏ Con rắn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung Chữ BANMEPHARM – tên thương hiệu nổi bật trên nền chữ màu xanh lá cây là màu của thiên nhiên, tượng trưng cho sự cần bằng, phát triển, sinh sôi nảy nở và sự phong phú Màu xanh lá cây còn manh lại cảm xúc an toàn và màu của hy vọng Đây cũng chính là điều mà công ty muốn nói tới các khách hàng

Cùng với logo, slogan – hay còn gọi là khẩu hiệu thương mai- cũng được coi là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần nhấn mạnh ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư công sức và xám, các công ty phải đầu tư về quảng cáo, kèm theo đó là những chiến lược dài hạn để truyền tải thông tin của họ một cách chính xác tới người tiêu dùng Một slogan có thể tồn tại và đứng vững trong tâm trí khách hàng thì slogan đó phải mang thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trong trí tưởng tượng của khách hàng và đối tác về sản phẩm của mình.

Slogan của công ty là “hợp tác, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết” Hợp tác, chia sẻ có nghĩa là cùng nhau làm việc, cùng nhau xây dựng, cùng nhau suy nghĩ, có một điểm chung nào đó mà chúng ta có thể làm việc một cách tự do Cam kết và thực hiện cam kết, nói cách khác đó chính là uy tín trong việc xây dựng thương hiệu Theo các chuyên gia, phá sản là “cái chết” của một doanh nghiệp về mặt tài chính, nhưng mất đi chữ tín là “cái chết” về mặt xã hội Thông qua slogan trên, chúng ta có thể thấy được tất cả những điều mà công ty nhắn nhủ đều cô đọng thông qua slogan trên.

1.5.2 Cấp độ các giá trị văn hóa vô hình a Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược

Nhiệm vụ của công ty chính là cơ sở để lý giải sự tồn tại của công ty.

Nhiệm vụ này được thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty Theo đó, tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk được thể hiện như sau:

- Về tầm nhìn: Công ty đã đặt ra tầm nhìn cho mình là “giữ vị trí tiên phong trong khu vực Tây Nguyên về cung cấp thuốc và vật tư y tế cho các đơn vị y tế trong khu vực, từ đó vươn ra phát triển khác thị trường khác trong cả nước.

- Về sứ mệnh: Công ty cam kết cung cấp sản phẩm có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng Manh đến người tiêu dùng và nhân dân Việt Nam được tiếp cận với thuốc và trang thiết bị y tế tốt nhất.

- Giá trị mang tính nhân văn: giá trị tốt đẹp nhất mà Công ty hướng tới là cung cấp các sản phẩm tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tình thần của nhân viên, mang lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để từ đó bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Công ty đã xây dựng mục tiêu hoạt động cụ thể như sau:

- Trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp số 1 tại khu vực Tây

- Nâng cao giá trị thương hiệu Banmepharm.

- Bảo toàn vốn, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được giao.

- Đảm bảo thu nhập cho người lao động, cổ tức của cổ đông.

- Hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà nước.

- Tham gia có hiệu quả các công tác xã hội, công tác từ thiện đối với cộng đồng. b Triết lý kinh doanh

Các hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.

Nhưng khi lợi nhuận là m ục tiêu duy nhất thì các hoạt động kinh doanh sẽ có thể bất chấp luật pháp cũng như các chuẩn mực đạo đức xã hội chỉ để nhằm đạt được lợi nhuận.

Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk từ khi mới thành lập đã xây dựng triết lý kinh doanh bền vững, duy trì, phát triển và tất cả các hoạt động luôn nằm trong khuôn khổ của luật pháp, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức Các sản phẩm cung cấp phải có chất lượng cao để đem lại hiệu quả sử dụng và an toàn cho khách hàng Mọi thành viên công ty luôn được đào tạo để trau dồi kiến thức, biết ứng dụng công nghệ để phục vụ tốt hơn cho công việc cũng như thích ứng được với những điều kiện và hoàn cảnh mới.

Kết quả cuối cùng mà Công ty hướng tới không chỉ đơn thuần là thành công Hơn thế nữa, thành quả cao nhất cho sự nỗ lực huy động nguồn nhân lực chính là chia sẻ Một nét đẹp đáng trân trọng được thể hiện rõ nét trong sự chia sẻ giữa lãnh đạo và nhân viên, và cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện Cái đích của công ty không chỉ là sự thành công của từng cá nhân hoặc các thành viên trong công ty, mà chính là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng thông qua cung cấp các sản phẩm có hiệu quả, chất lượng. c Các giá trị cốt lõi Để tạo ra được giá trị cốt lõi cho mình, lãnh đạo công ty xây dựng hình ảnh một doanh nhân thấu hiểu văn hóa daonh nghiệp Bên cạnh đó, việc truyền tải những thông điệp giá trị cốt lõi đên nhân viên trong doanh nghiệp, giúp mọi người thấu hiểu, thừa nhận, tôn trọng, xây dựng và giữ gìn các giá trị đó Ngoài ra, lãnh đạo công ty luôn tạo niềm tin về phương hướng phát triển công ty, khơi dậy động lực làm việc cho nhân viên hướng đến mục tiêu chung theo cam kết của lãnh đạo. d.Xây dựng hệ thống văn bản quản lý cho Công ty

Ngay từ buổi đầu thành lập, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Đắk Lắk đã xây dựng một hệ thống văn bản nội bộ cho riêng mình bao gồm: điều lệ doanh nghiệp, nội quy lao động, quy chế hoạt động của các phòng, ban Các quy định trong các văn bản này đều rất chi tiết, thể hiện Công ty đã có sự đầu tư thích đáng trong việc xây dựng các văn bản nội bộ.

Nhờ vậy, Công ty có một định hướng rõ ràng và quyết tâm, kiên định thực hiện theo đinh hướng đó Nhân viên trong Công ty biết rõ được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc, từ đó luôn ý thức được rằng mình cần làm những gì để đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty. e.Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật

VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2.1.1 Phương hướng phát triển của công ty những năm tới 2.1.2 Mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty

- Xác lập hệ thống giá trị văn hóa doanh nghiệp phù hợp với giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Xây dựng nền văn hóa mang tính hợp tác và hiệu quả kinh doanh cao trong công ty.

- Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật và mang tính đặc thù của kinh doanh dược phẩm.

2.1.3 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty a Những thay đổi từ các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài Công ty

Nền kinh tế trong quá trình hội nhập tạo điều kiện để thu hút đầu tư và tham gia vào thị trường quốc tế Tuy nhiên, sự cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh là một áp lực rất lớn đối với các công ty Mặc khác, luật Doanh nghiệp thay đổi đã làm thay đổi tình hình hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực dược phẩm, đồng nghĩa với việc Công ty mất thế độc quyền Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay của nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp trong nước phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yêu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng. b Những yếu tố thuộc môi trường bên trong của Công ty

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ T TẾ

2.2.1 Hoàn thiện các giá trị văn hóa hữu hình của Công ty2.2.2 Hoàn thiện các giá trị văn hóa vô hình của Công ty2.2.3 Hoàn thiện các quan niệm văn hóa chung của Công ty2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Ngày đăng: 05/09/2024, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w