1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

119 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN LÊ NA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

LÊ NA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt

Nam – Chi Nhánh Đông Sài Gòn” do LÊ NA, sinh viên khóa K32, ngành Quản trị kinh

doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Ths Trần Đình Lý Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự giúp

đỡ của rất nhiều người Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi

Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, người đã sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là niềm tự hào của bản thân con” Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành phúc…

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói chung

và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho tôi Qua đây tôi muốn nói lời cảm ơn tới: Cô Ths Nguyễn Thị Bình Minh giảng viên chủ nhiệm lớp, đã sát cánh cùng với lớp DH06QT và tôi vượt qua chặng đường dài Thầy MBA Lê Thành Hưng đã chỉ dẫn, sát cánh bên tôi trong phong trào Đoàn – Hội của Khoa Kinh Tế, giúp tôi được tôi luyện thử thách qua phong trào Đoàn – Hôi

Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Ths Trần Đình Lý đã tận tình giúp

đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài Thầy đã chỉ tôi khắc phục những nhược điểm, vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập Đặc biệt anh Ths Hoàng Xuân Thành phó giám đốc Chi nhánh, chị Nguyễn Thị Minh Thư trưởng phòng

Kế hoạch tổng hợp đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi để hoàn thành khóa luận này

Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày

Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị

và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Xin chân thành cảm ơn!

Thủ bút

LÊ NA

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ NA Tháng 7 năm 2010 “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn”

LE NA Junly 2010 “Reality and solutions to build the enterprrise culture

at Bank for Investment and Development of Viet Nam – East Saigon Branch”

Do yêu cầu của thị trường trong thời kỳ mới, yêu cầu về sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp hòa nhập mà không bị hòa tan, đã thách thức không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam Nhất là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu

tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp Mặt khác văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa, vì vậy nó tạo ra sức mạnh, ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh cũng như hội nhập

Vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, đặc trưng về văn hóa

và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:

Cơ sở để Chi nhánh xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình

Các đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Chi nhánh

Văn hóa Chi nhánh thể hiện qua các hoạt động hướng nội, hướng ngoại

Văn hóa doanh nghiệp thông qua phong cách lãnhnh đạo…

Các mô hình phụ thuộc, tương quan về văn hóa của Chi nhánh

Qua đó phản ánh một cách chân thực và sống động thực tế văn hóa hiện tại của Chi nhánh, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… từ đó đề xuất ra một số giải pháp để góp phần xây dựng văn hóa của Chi nhánh ngày 1 tốt hơn

Trang 5

2.1.2 Sứ mệnh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2 Tổng quan về BIDV Chi nhánh đông Sài Gòn

2.2.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

2.2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

2.3 Tình hình nhân sự của Chi nhánh

Trang

x

xi xiii xiv

Trang 6

2.3.1 Tổng quan về nhân sự của Chi nhánh

2.3.2 Xu thế nhân sự và chiến lược phát triển CN trong thời gian tới

2.4 Bạn đồng hành của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

3.1 Văn hóa

3.1.1 Khái niệm văn hóa

3.1.2 Các đặc trưng cơ bản của văn hóa

3.1.3 Nhận diện văn hóa

3.2 Đặc điểm của văn hóa và con người Việt Nam

3.3 Doanh nhân

3.3.1 Văn hóa doanh nghân

3.3.2 Tính cách, đặc điểm của doanh nhân

3.4 Văn hóa doanh nghiệp

3.4.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

3.4.2 Các đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp

3.4.3 Các chức năng của văn hóa doanh nghiệp

3.4.4 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp

Trang 7

3.8 Phương pháp xây dượng văn hóa doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu

3.9 Các phương pháp nghiên cứu

3.9.1 Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi

3.9.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu và cách chọn mẫu

3.9.3 Phương pháp phân tích số liệu

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Cơ sở xây dựng VH doanh nghiêp tại BIDV CN Đông Sài Gòn

4.1.1 Cuốn “Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử” của BDV

4.1.2 Chi phí để xây dựng VH doanh nghiệp và phong cách phục vụ

4.2 Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Chi nhánh

4.3 VH doanh nghiệp trong các hoạt động hướng nội của Chi nhánh

4.3.1 Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua các hoạt động nội tại

4.3.2 VH thể hiện qua hoạt động thể dục – thể thao, văn hóa – văn nghệ

4.4 Văn hóa thể hiện thông qua phong cách lãnh đạo

4.5 VH doanh nghiệp thể hiện qua hoạt động hướng ngoại của Chi nhánh

4.6 Sự phụ thuộc đa biến của văn hóa doanh nghiệp của Chi nhánh

4.7 Một số giải pháp nhằm xây dựng tốt hơn VH doanh nghiệp tại CN

4.7.1 Nâng cao sự hài lòng của nhân viên về VH và môi trường làm việc

4.7.2 Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về VH và phong cách phục vụ

4.7.3 Hoàn thiện công tác nhân sự tại Chi nhánh

Trang 8

5.2.1 Đối với nhà nước

5.2.2 Đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

5.2.3 Đối với NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Đông Sài Gòn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NH ĐT&PTVN: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Chi Nhánh

Bảng 2.2 Hiệu Quả Kinh Doanh của Chi Nhánh

Bảng 2.3 Tình Hình Tài Sản và Cán Bộ Nhân Viên Qua các Thời Kỳ

Bảng 2.4 Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ của Nhân Viên Chi Nhánh

Bảng 4.1 Các Chi Phí Hoạt Động của Chi Nhánh

Bảng 4.2 Bảng Quy Định Giờ Giấc Làm Việc của Chi Nhánh

Bảng 4.3 Đánh Giá Sự Phù Hợp của Nhân Viên về Giờ Giấc Làm Việc

Bảng 4.4 Đánh Giá Về Trang Thiết Bị Phục Vụ Làm Việc tại Chi Nhánh

Bảng 4.5 Đánh Giá Về Giao Tiếp Hàng Ngày Trong Nội Bộ Chi Nhánh

Bảng 4.6 Áp Lực Công Việc Đối với Nhân Viên

Bảng 4.7 Sự Hài Lòng của Nhân Viên về Văn Hóa và Môi Trường Làm Việc

Bảng 4.8 Các Kênh Trao Đổi Thông Tin Chủ Yếu trong Chi Nhánh

Bảng 4.9 Mức Độ Nhân Viên Tham Gia Đóng Góp Ý Kiến

Bảng 4.10 Nhân Viên Đánh Giá về Sự Phù Hợp của Họ với Ban Lãnh Đạo

Bảng 4.11 Khách Hàng Đánh Giá về Không Gian Làm Việc

Bảng 4.12 Khách Hàng Đánh Giá về Sự Chuẩn Bị Để Phục Vụ

Bảng 4.13 Khách Hàng Đánh Giá về Lời Ăn Tiếng Nói của Nhân Viên

Bảng 4.14 Khách Hàng Đánh Giá về Thời Gian Hoàn Thành 1 Giao Dịch

Bảng 4.15 Sự Hài Lòng của Khách Hàng về Văn Hóa và Phong Cách Phục Vụ

Bảng 4.16 Các Yếu Tố Độc Lập trong Mô Hình Đa Biến Đối với Nhân Viên

Bảng 4.17 Tóm Lược Của Kiểm Định

Bảng 4.18 Các Yếu Tố Độc Lập trong Mô Hình Đa Biến Đối với Khách Hàng

Bảng 4.19 Tóm Lược của Kiểm Định

Bảng 4.20 Ý Kiến của Khách Hàng về Trang Bị Màn Hình Lớn tại Chi Nhánh

Bảng 4.21 Chi Phí Để Trang Bị Màn Hình Lớn tại Chi Nhánh

Bảng 4.22 Dự Tính Kinh Phí Thực Hiện Thi Kiến Thức – Kỹ Năng Giao Dịch

Trang 11

Bảng 4.23 Dự Trù Chi Phí Cho Một Đợt Tuyển Dụng Nhân Viên Mới

Bảng 4.24 Dự Tính Kinh Phí Cho Hội Thảo Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa – Xây Dựng và Phát Triển Chi Nhánh

77

79

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Hệ Thống Điều Hành BIDV

Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức các Phòng Ban của Chi Nhánh

Hình 2.3 Biểu Đồ Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Chi Nhánh

Hình 2.4 Biểu Đồ Sự Tăng Trưởng Nhân Sự của Chi Nhánh Qua Các Năm

Hình 2.5 Cơ Cấu Về Trình Độ Lao Động của Nhân Viên Năm 2009

Hình 3.1 Phân Biệt Giữa Văn Hóa – Văn Hiến – Văn Vật – Văn Minh

Hình 3.2 Các Chức Năng của Văn Hóa Doanh Nghiệp

Hình 3.3 Cấu Trúc của Văn Hóa

Hình 3.4 Sơ Đồ Quy Trình Tuyển Dụng của Một Tổ Chức

Hình 4.1 Nhân viên đánh Giá về Giờ Giấc Làm Việc của Chi Nhánh

Hình 4.2 Áp Lực Công Việc Đối với Nhân Viên

Hình 4.3 Đánh Giá về Cách Thức Ra Quyết Định của BGĐ Chi Nhánh

Hình 4.4 Khách Hàng Đánh Giá về Trang Phục của Nhân Viên

Hình 4.5 Khách Hàng Đánh Giá về Thái Độ Phục Vụ của Nhân Viên

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phục lục 1 Bốn Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Hiện Nay Trên Thế Giớ

1 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Gia Đình

2 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Tháp Eiffel

3 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Tên Lửa Dẫn Đường

4 Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Lò ấp Trứng

Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên

Phụ lục 3 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Khách Hàng

Trang 14

tế thế giới Để tiếp tục phát triển và khẳng định mình thì các doanh nhiệp không chỉ cần có tiềm lực về vốn, công nghệ, đội ngũ lao động có trình độ, cũng như trình độ quản lý… mà hơn thế nữa là các doanh nghiệp cần có một nền văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình Khi doanh nghiệp có nền văn hóa tốt thì doanh nghiệp sẽ tự mình phấn đấu, phát huy hết khả năng sáng tạo, cũng như khơi dậy được lòng nhiệt tình lao động, lao động hiệu quả của toàn thể nhân viên nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được

họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất

cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận và khen thưởng, động viên kịp thời khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng,

họ là thành phần không thể thiếu của công ty Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động Nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo

Trang 15

Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung tay làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ

có thể làm việc quên thời gian vì lòng yêu nghề, yêu đồng nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của

xã hội về sự thành công không còn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa,

mà nó được đẩy lên tầm tập thể Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công Một quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là “team work is dream work”, tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện Tinh thần tập thể đều phấn chấn Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một nền Văn hóa doanh nghiệp tốt

Văn hóa doanh nghiệp không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài Văn hóa doanh nghiệp là cái mà doanh nghiệp phải thường xuyên xây dựng, cải tiến … để nó ngày càng hoàn thiện Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa Nếu doanh nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn

có thể vực lại được Nhưng không có văn hóa thì không thể cứu vãn được, trong đó vấn đề con người cần được đặt làm trọng tâm Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp nhiều yếu tố cấu thành, không có yếu tố nào nhỏ và cũng không có yếu tố nào lớn, các yếu tố cần phải được đặt trong một mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau và có vai trò

Trang 16

như nhau Doanh nghiệp xây dựng được bản sắc riêng, định vị được thương hiệu sẽ là lợi thế cạnh tranh trên thương trường Một khi đã định vị được thương hiệu và chiếm được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bảo vệ được bản sắc của chính mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

a Tính cấp thiết của đề tài:

Bất kỳ tổ chức nào cũng phải có văn hoá mới trường tồn được Vì vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới Nhiều người khi đánh giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ cấu Tuy nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanh nghiệp phải đánh giá được về cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống như khi ta thể hiện thái

độ tại sao phải sống, sống làm gì, sống như thế nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào vì mình là thành viên của doanh nghiệp, chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm

Văn hóa doanh nghiệp là học thuyết cụ thể của quản trị doanh nghiệp trong thời hiện đại, văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho tất cả các nhân viên, tạo điều kiện cao nhất cho nhân viên đoàn kết với nhau, cùng nhau sáng tạo học hỏi và lao động có hiệu quả nhất, để thực hiện thành công các nhiệm vụ của doanh nghiệp Chính vì vậy sau khi thực tập tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn” làm đề tài tốt nghiệp cho mình để nghiên cứu

Trang 17

Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đưa giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn

b Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn

- Xác định mức độ hài lòng của nhân viên và khách hàng về văn hóa, môi trường làm việc và phong cách phục vụ của Chi nhánh

- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa sâu hơn, rộng hơn

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

- Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn

- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/04/2010 đến 30/06/2010

1.4 Cấu trúc của đề tài

Cấu trúc đề tài gồm 5 chương

- Chương 1 Mở đầu: Nêu lên lý do và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạp vi thực hiện của đề tài

- Chương 2 Tổng quan: khái quát 1 cách tổng quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh các năm gần đây

- Chương 3 Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh Cách thức để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như

Trang 18

phương pháp xây dựng bản câu hỏi, tính mẫu, chọn mẫu, cách thức tiến hành điều tra,

Trang 19

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành

- Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam

- Được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

- Từ 1981 – 1989 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Từ 1990 đến nay mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2.1.2 Sứ mệnh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

a Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên

giao dịch quốc tế Bank for Investment and

Development of Viet nam

Tọa lạc tại tháp BIDV số 35 – Hàng Vôi –

Hoàn Kiếm – Hà Nội

Website: www.bidv.com.vn

b Sứ mệnh và cam kết của BIDV:

- Nhiệm vụ: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng,

dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

- Phương thức hoạt động:

Trang 20

• Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công

• Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV

- Mục tiêu hoạt động: Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt

Nam

- Chính sách kinh doanh: Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an

toàn

- Khách hàng đối tác:

• Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…

• Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới

• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam…

- Sản phẩm dịch vụ: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính…

- Cam kết:

• Với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

• Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

• Với Cán bộ nhân viên: Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “Mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

- Đội ngũ nhân viên: Hơn 12000 người, làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và

hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển

- Mạng lưới: BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn

nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, với 103 chi nhánh cấp 1 với 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng

- Ban lãnh đạo:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của BIDV Chủ tịch HĐQT Ông Trần Bắc Hà

Trang 21

Ban tổng giám đốc: Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV Tổng giám đốc Ông Trần Anh Tuấn

Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Hệ Thống Điều Hành BIDV

Nguồn: www.bidv.com

Trang 22

- Thương hiệu BIDV: Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các

doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng

Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước

Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong hơn 53 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước

2.2 Tổng quan về BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.2.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh

BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 333/QĐ – HĐQT ngày 21/12/2004 của NH ĐT&PTVN trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/1/2005 và lấy tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức

Đến ngày 5/1/2008 thông qua quyết định về việc đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Tên tiếng Anh là: Bank for Investment and Development of Viet Nam – East Saigon Branch

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a Ban Giám Đốc: Bao gồm 1 GĐ và 3 PGĐ trực tiếp lãnh đạo và quản lý các phòng

tại trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh

b Phòng Quan hệ khác hàng: Thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng,

phân tích khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay, chuẩn bị hồ sơ giải ngân, trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân và thực hiện quản lý giải ngân theo quy định, quản lý hậu giải ngân

c Phòng Quản lý rủi ro: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín

dụng ngắn hạn Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và gia hạn cho vay đối với từng khách hàng Thẩm định đánh giá tài sản bảo đảm cho vay, kiểm soát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, các giá trị tài sản bảo đảm và các khoản vay đã

Trang 23

đến hạn hoặc hết hạn Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu

d Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ

nhận và gửi của khách hàng, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và chuyển khoản

Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban Của Chi Nhánh

Nguồn: P Hành Chính nhân sự

e Phòng Tài chính – Kế toán: Hoạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại CN,

lưu trữ hồ sơ và các chứng từ kế toán, tổ sứchức kiểm tra công tác hoạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp và theo dõi quản lý tài sản của CN

P Ngân quỹ Tổ kiểm tra nội bộ

Các phòng & điểm giao dịch

2

Phòng giao dịch Linh Trung

3

Phòng giao dịch Linh Tây

Phòng giao dịch Quận

9

Điểm giao dịch Linh Trung

2

Điểm giao dịch Linh Trung

3

Trang 24

f Phòng Kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý nguồn vốn và chịu trách nhiệm an

toàn rủi ro cho nguồn vốn Lập kế hoạch phát triển Chi nhánh, tham mưu với BGĐ

CN xây dựng kế hoạch kinh doanh Đưa ra các mức lãi suất và chính sách huy động vốn phù hợp nhất, thực hiện các hoạt động tiếp thị cho CN…

g Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý sắp xếp, tuyển dụng nhân viên, điều động

nhân viên giữa các đơn vị thuộc CN, trang bị các thiết bị phục vụ làm việc cho các phòng, quản lý hồ sơ cán bộ

h Phòng Điện toán: Quản lý hệ thống mạng trong CN, đảm bảo hệ thống thông tin

trong CN vận hành tốt, thực hiện bảo quản, phục hồi dữ liệu và cài đặt phần mềm theo quy định

i Tổ Kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra nội bộ theo chương trình (năm, quý,

tháng) giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, công nghệ trong toàn

CN Chịu trách nhiệm về đảm bảo tính pháp lý, trung thực, khách quan công tác kiểm tra nội bộ, bảo mật hồ sơ, tài liệu thông tin liên quan đến CN

j Phòng Ngân quỹ: Theo dõi quản lý lượng tiền, các loại giấy tờ có giá tại CN, thực

hiện công tác báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định

k Các đơn vị trực thuộc bao gồm: Phòng giao dịch Bình Thạnh, phòng giao dịch

Linh Trung, phòng giao dịch Linh Tây, phòng giao dịch Quận 9, điểm giao dịch Linh Trung 2 và điểm giao dịch Linh Trung 3

2.2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

a Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến nay

Sau 5 năm thành lập Chi nhánh đã có những tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn Với lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, chuyên nghiệp và phương hướng kinh doanh đúng đắn của ban giám đốc, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của BIDV Chi nhánh không những hoàn thành những mục tiêu đặt ra mà còn góp phần tăng thị phần của BIDV trong hệ thống tài chính Việt Nam Điều này được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động của chi nhánh

Trang 25

khủng hoản

nh hưởng kgiám đốc v

ợc thể hiện

Đồ Kết Quả

2007

1600 1500

ng kinh tế tkhông ít tới

45 5

thế giới ản BIDV Chitác của toàn

là 1 kết qu

t Kinh Doa

08

273 0

0 12.25Nguồ

% 30,06 31,25 13,33 37,4 ồn: P Kế ho

ất lớn tới n

ng Sài Gòn

hị, nên Chinhận của C

5 11.oạch tổng hngành tài ch

n Nhưng vớ

i nhánh đã Chi nhánh

hoạch tổng

ăm

Tổng tài sản

Huy độn vốn

Dư nợ cu kỳ

Lợi nhuậ trước thu

ợp hính,

ới sự vượt

g hợp

ng uối

ận uế

Trang 26

b Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh

Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của đồng vốn,

nó thể hiện 1 đồng vốn của Chi nhánh sau 1 chu kỳ kinh tế sẽ thu được bao nhiêu đồng lời

Bảng 2.2 Hiệu Quả Kinh Doanh Của Chi Nhánh

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Chênh lệch 2008/2007

Chênh lệch 2009/2008

Lợi nhuận/Doanh thu 0.135 0.125 0.160 -0.01 -7.41 0.035 28 Lợi nhuận/Chi phí 0.150 0.135 0.175 -0.015 -10 0.04 29.62

Nguồn: P Kế hoạch tổng hợp

2.3 Tình hình nhân sự tại Chi nhánh

2.3.1 Tổng quan về nhân sự của Chi nhánh

Ngay từ khi thành lập để đảm bảo chức năng và nhiệm vụ, cũng như khả năng phục vụ của mình thì CN có 60 nhân viên, theo năm tháng cùng với sự phát triển của

CN thì đội ngũ nhân viên cũng tăng lên Đội ngũ nhân sự của CN không những tăng lên về số lượng mà tăng lên cả về chất lượng, không những được thể hiện bằng kinh nghiệm mà bằng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ học vấn

Bảng 2.3 Tình Hình Tài Sản Và Cán Bộ Nhân Viên Qua Các Thời Kỳ:

Danh mục ĐVT 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm

Trang 27

t lượng nhâđược qua đ

110

ăm 2006

80 Nhân Sự củ

doanh của

y chi nhánh

ân viên đượđào tạo cơ iệc tại Chi n

ng quá trình

ghiệp Vụ củ

2008 ợng

73

h làm việc

ủa Nhân Vi

% 5,45 74,54 30,01

ồn: P Hành

c tốt, đòi hỏrọng hoạt đChi nhánh c

độ đại học,rình độ rất

hánh

009

%4,1775,8320

ẽ đáp

3

n sự

Trang 28

au đều cao làm Về ch

h tế, Chi nhá

ộ chuyên mhời gian tới 7% đến 12phòng giao

i thành lập động thì thlực cố gắng

ốc Chi nhánChi nhánh vtrong giai đ

n viên cả vềhơn năm trhất lượng nhánh luôn luômôn cũng nh(giai đoạn 2% mỗi nămdịch…

Chi nhánh

hì tổng tài s

g của toàn th

nh Trong gvẫn đạt hiệđoạn tới Ch

Động Của N

phát triển

g thời kỳ kban để rà s

ho đúng ngư

ề mặt số lượrước, là do thằm đáp ứn

hể anh chị tgiai đoạn n

ệu quả tốt,

hi nhánh ph

2 Nhân Viên

Nguồ

Chi nhánh

khó khăn, nsoát lại tìnhười đúng vợng và chấttình hình ph

ng kịp thời nkhích nhânngoại ngữ v15) số lượng

êu cầu của

g tài sản là

i nhánh là 2trong Chi nnền kinh tếthể hiện quhấn đấu trở

t lượng Về hát triển tốtnhư cầu khá

ua sự tăng

ở thành ngân

Sau Đạ

Ca Tru

số lượng th

t của Chi nhách hàng vàmình học tậpnăng mềm k

n của Chi nh

c cũng như

ng, đến nay

ng, có đượcbiệt là sự nỗkhủng hoảngtrưởng của

n hàng dẫn

u đại học

ại học

ao đăng ung cấp

n sự

ì ban Chi hánh

hì số hánh

à đòi

p, để khác hánh

Trang 29

trong các ngân hàng đang hoạt động tại khu vực Đông Sài gòn, với tổng tài sản tăng từ 25% đến 30% trên năm và cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích khác

2.4 Bạn đồng hành của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn

Trên địa bàn (Đông Sài Gòn) BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn có rất nhiều bạn đồng hành trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, tài chính…

- Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Đông Sài Gòn, địa chỉ số 35 – đường Nguyễn Văn Bá – Quận Thủ Đức Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 100m Là ngân hàng thương mại nhà nước

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thủ Đức, địa chỉ

số … đường số 6 – Quận Thủ Đức Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 1km Là ngân hàng thương mại nhà nước

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận 9, địa chỉ số

… đường Lê Văn Việt – Quận 9 Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 1km Là ngân hàng thương mại nhà nước

- Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Quận 9, địa chỉ số … đường Lê Văn Việt – Quận

9 Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 1,8km Là ngân hàng thương mại

cổ phần

- Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Thủ Đức, địa chỉ số… đường Võ Văn Ngân – Quận Thủ Đức Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 800 m Là ngân hàng thương mại cổ phần

- Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thủ Đức, địa chỉ số … đường Võ Văn Ngân Nằm cách BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn khoảng 2,5 km Là ngân hàng thương mại

cổ phần

- Ngoài ra còn rất nhiều phòng giao dịch và điểm giao dịch của các ngân hàng khác nằm tập trung chủ yếu trên đường Võ Văn Ngân – Quận Thủ Đức và đường Lê Văn Việt Quận 9 như ngân hàng Xuất nhập khẩu, ngân hàng Nam Á…

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

3.1 Văn hóa

3.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng

Xét về phạm vi thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá tinh hoa Văn hoá tinh hoa là một tiểu văn hoá chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người Quy luật chung là những giá trị đáp ứng các nhu cầu càng xa những đòi hỏi vật chất, đời thường, nhất thời bao nhiêu thì tính giá trị, tính người càng cao bấy nhiêu, và do vậy càng mang tính tinh hoa về văn hoá Theo nghĩa này, văn hoá thường được đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương

Xét về hoạt động thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá ứng xử Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xử với người xung quanh

Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được” Còn TS Federico Mayor, Tổng

Trang 31

giám đốc UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”

Theo giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh) thì “Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Định nghĩa này hàm chỉ một hệ toạ độ ba

chiều mà trong đó văn hoá tồn tại, con người là chủ thể văn hoá, môi trường tự nhiên

và xã hội là không gian văn hoá, quá trình hoạt động là thời gian văn hoá Việc cụ thể hoá ba thông số của hệ toạ độ này sẽ cho ta những nền văn hoá khác nhau Định nghĩa này còn chứa đựng bốn đặc trưng thỏa mãn yêu cầu cần và đủ để phân biệt văn hóa với những khái niệm, hiện tượng có liên quan Đó là Tính hệ thống, Tính giá trị, Tính nhân sinh, và Tính lịch sử Bốn đặc trưng này chính là cơ sở cho phép nhận diện “chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu

3.1.2 Các đặc trưng cơ bản của văn hóa

a Tính hệ thống của văn hóa

Mọi sự vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống Tuy nhiên, văn hoá như một hệ thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các thành tố bộ phận

Nhiều định nghĩa lâu nay coi văn hóa như phép cộng của những tri thức rời rạc

từ nhiều lĩnh vực Định nghĩa văn hóa của E.B Taylor (1871) cũng thuộc loại này: văn hoá = một “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục…”

Do vậy, cần thiết nhấn mạnh đến “tính hệ thống” của văn hóa Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hoá

Trang 32

b Tính giá trị của văn hóa

Song, không phải mọi hệ thống đều là văn hóa mà chỉ có những hệ thống giá trị mới là văn hóa Văn hóa chỉ chứa cái hữu ích, cái tốt, cái đẹp Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người

Cuộc sống là quá trình tìm kiếm các giá trị để thoả mãn các nhu cầu Giá trị là kết quả thẩm định dương tính của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định (như “đúng - sai”, “tốt - xấu”, “đẹp - xấu” )

Vạn vật đều có tính hai mặt, đồng thời chứa cả cái giá trị và phi giá trị Ngay cả những hiện tượng tưởng như xấu xa tồi tệ nhất như ma tuý, mại dâm, chiến tranh, chửi nhau cũng có những mặt giá trị của nó Và ngay cả những hiện tượng tưởng như tốt đẹp nhất như thành tựu y học, thuỷ điện cũng có những mặt phi giá trị của nó

Do vậy, giá trị là khái niệm có tính tương đối Nó phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian Vì vậy, muốn xác định được giá trị của một sự vật (khái niệm) thì phải xem xét sự vật (khái niệm) trong bối cảnh “không gian - thời gian - chủ thể” cụ thể, trong mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” trong nó

Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của khái niệm văn hóa Nó cho phép phân biệt văn hóa với cái phi văn hóa, vô văn hoá; phân biệt văn hoá thấp với văn hoá cao Phân biệt văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng Nhờ tính giá trị, ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời

c Tính nhân sinh của văn hóa

Văn hóa là sản phẩm của con người Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hóa

Trang 33

Tính nhân sinh tạo ra những khả năng không có sẵn trong bản thân sự vật (hiện tượng) mà được con người gán cho để đáp ứng các nhu cầu của con người, đó là giá trị biểu trưng Tính nhân sinh kéo theo tính biểu trưng của văn hoá

Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá với tự nhiên Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, là một “tự nhiên thứ hai”

d Tính lịch sử của văn hóa

Tự nhiên được biến thành văn hóa là nhờ có hoạt động xã hội - sáng tạo của con người Nhờ có hoạt động này mà các giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá Bản thân các hoạt động cũng chính là các giá trị văn hoá Sự tích lũy các giá trị tạo nên đặc điểm thứ ba của văn hoá là tính lịch sử

Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của văn hoá

Tính lịch sử cần để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn minh như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định

3.1.3 Nhận diện “chất văn hoá”

Để nhận diện một đối tượng có phải là văn hoá hay không, cần phải dựa vào định nghĩa văn hoá với bốn đặc trưng nêu trên

Bốn đặc trưng ấy cho phép ta xem xét đối tượng nghiên cứu trên hai bình diện: bình diện yếu tố và bình diện quan hệ

a Bình diện Yếu tố: khác biệt có – không

Trên bình diện yếu tố, văn hóa được khác biệt với một bên là Tự Nhiên và bên kia là Văn Minh

- Văn hóa khác biệt với tự nhiên là nhờ có tính nhân sinh Thiếu tính nhân sinh,

tự nhiên chưa phải là văn hóa

- Văn hóa khác biệt với văn minh là nhờ có tính lịch sử Thiếu tính lịch sử, văn minh cũng chưa phải là văn hoá

Trang 34

Như vậy, đây là sự khác biệt có hay không có chất văn hoá, có hay không có yếu tố văn hoá

Tuy nhiên, có chất văn hoá vẫn chưa hẳn đã đủ cơ sở để xếp một sự vật (hiện tượng) vào văn hoá Vịnh Hạ Long, hòn Vọng Phu đều có bàn tay và khối óc của con người, chúng đều có tính biểu trưng Nhưng để khác biệt và quyết định xếp đối tượng này vào tự nhiên, đối tượng kia vào văn hóa, cần so sánh mức độ tỷ lệ giữa “chất con người” và “chất tự nhiên” trong mỗi đối tượng

Văn hoá đứng giữa tự nhiên và văn minh Tính nhân sinh chưa có hoặc quá ít thì thuộc về tự nhiên Tính nhân sinh (nhân tạo) quá nhiều thì thuộc về văn minh Khi tính nhân sinh có liều lượng thì thuộc về văn hoá

Văn hoá còn phân biệt với văn minh ở tính giá trị, tính dân tộc, đặc trưng khu vực và

tổ chức xã hội

Nguồn: Văn hóa doanh nghiệp – Trần Ngọc Thêm

Trang 35

Hình 3.1 Phân Biệt Giữa Văn Hóa – Văn Hiến – Văn Vật – Văn Minh

Chứa cả giá trị vật

chất lẫn tinh thần

Thiên về giá trị tinh thần

Thiên về giá trị vật chất

Thiên về giá trị vật chất – kỷ thuật

Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển

Gắn bó nhiều với

phương Đông nông nghiệp

Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị

Nguồn: Văn hóa doanh nghiệp – Trần Ngọc Thêm

b Bình diện Quan hệ: khác biệt ít – nhiều

Trên bình diện Quan hệ, văn hóa được phân biệt với Tập hợp giá trị và Phản văn hoá

Văn hóa phân biệt với tập hợp giá trị là nhờ có tính hệ thống Một tập hợp giá

trị thiếu tính hệ thống thì vẫn đã thuộc văn hoá rồi, nhưng do rời rạc, không có liên hệ

với nhau nên nó chưa trở thành được một đối tượng (một nền) văn hoá riêng biệt

Văn hóa phân biệt với phản văn hoá là nhờ tính giá trị Phản văn hoá không

phải là không có chất văn hoá, không có tính giá trị, mà là ở chỗ tính giá trị của nó có

thể bộc lộ trong một tọa độ văn hoá khác Một sự vật, hiện tượng có thể có giá trị trong

hệ tọa độ này, nhưng lại là phản văn hoá trong một hệ toạ độ khác

Như vậy, việc một tập hợp giá trị, một phản văn hoá có là một (nền) văn hoá hay

không là do các mối quan hệ của chúng quyết định

3.2 Đặc điểm của văn hóa và con người Việt Nam

Văn hóa và con người Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với chiều

dày lịch sử 4 ngàn năm pháp triển của đất nước Qua nhiều thăng trầm của đất nước và

biến cố của lịch sử thì văn hóa cũng như con người đã có những bước phát triển đi lên

Xuất phát điểm từ lối sống định cư cùng nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu

Trang 36

Người việt đã sống gần gủi nhau tạo thành từ xóm làng tương trợ nhau trong cuộc sống tạo nên các đặc điểm sau

- Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, sản xuất thô sơ, khép kín

- Chịu 1000 năm phong kiến phương bắc, 100 năm dưới ách đô hộ của Pháp

- Chịu 2 cuộc chiến tranh tàn phá, hội chứng của chiến tranh để lại là rất lớn

- Sự đô hộ ngàn năm của phương bắc cũng như trăm năm của phương tây làm phân chia văn hóa giữa ba miền là rất lớn

- Những tư tưởng, phong cách văn hóa phương tây tràn vào Việt Nam cũng như một đội ngũ tri thức Việt Nam ở nước ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá Việt nam

- Nền kinh tế đất nước đang trên đà tăng trưởng nhưng còn ảnh hưởng rất lớn từ kinh

tế thời bao cấp

- Có sự phân hoá rất lớn về nhận thức của hai thế hệ

3.3 Doanh nhân

Doanh nhân là người chủ một doanh nghiệp, tập đoàn Doanh nghiệp, tập đoàn

ấy bao gồm cả việc sản xuất buôn bán (cả xuất nhập khẩu) nhằm tạo ra lợi nhuận cho chính họ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội Điều này Từ điển tiếng Việt định nghĩa ngắn gọn là: "Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh " Bách khoa thư Oxford về buôn bán thì định nghĩa: Doanh nhân là một người đảm nhiệm cung cấp một hàng hoá hay dịch vụ cho thị trường để thu lợi nhuận cá nhân, thường thì họ đầu tư vốn cá nhân vào việc kinh doanh, chấp nhận rủi ro liên quan đến số đầu tư đó để thu lợi nhuận Doanh nhân hiểu theo nghĩa rộng gồm chủ doanh nghiệp, người kinh doanh cá thể, các nhà quản trị Hiện nay doanh nhân thường được hiểu là người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp Tùy trường hợp cụ thể mà từ doanh nhân sẽ được diễn giải chi tiết

Người ta cho rằng những việc khởi xướng từ một doanh nhân thường tạo ra của cải cho xã hội và vì vậy chính phủ nên tạo điều kiện, môi trường để cho họ phấn đấu

Trang 37

Các tác giả của công trình: Các nhà doanh nhân: tài năng, tính khí và kỹ thuật thì cho rằng: Doanh nhân là người có thói quen sáng tạo và đổi mới để tạo dựng được cái gì

đó có giá trị được thừa nhận, từ việc nắm bắt được những cơ hội xuất hiện trong cuộc sống xung quanh Còn theo Bách khoa thư Anh ngữ Collin thì định nghĩa: Doanh nhân

là người sở hữu hay điều hành một doanh nghiệp, họ phấn đấu làm ra lợi nhuận bằng chách chấp nhận rủi ro và tìm ra những sáng kiến mới

Từ một số định nghĩa này, điều quan trọng mà chúng tôi muốn rút ra ở đây đó

là vai trò cá nhân của một con người được gọi là doanh nhân Những phẩm chất và năng lực của họ là sự quyết định sự thành bại của doanh nghiệp mà họ sở hữu hay đứng đầu

3.3.1 Văn hóa doanh nhân

Việc xác lập những tiêu chí, chuẩn mực của một doanh nhân văn hoá là cần thiết, nhất là ở đất nước ta, một đất nước vốn không có truyền thống buôn bán, lại vừa chập chững bước vào nền kinh tế thị trường thì điều đó lại càng cần thiết Ngòai ra, tâm lý chung của dân tộc từ trước đến nay vốn đã chẳng có cảm tình gì với nghề này, nghề buôn vẫn được coi là hạng cuối trong tứ dân: “Sỹ, Nông, Công, Thương” Dù rằng, xã hội luôn nhận thấy một điều “Phi thương bất phú”, nhưng ai cũng ngại vì “vi phú” lại sợ “bất bần” Tâm lý này có phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền công thương nước ta

Vấn đề văn hóa đã khơi sâu thêm dòng chảy tâm linh trong lòng các doanh nhân, giúp cho họ bình tĩnh hơn lấy lại đạo tín nghĩa của nghiệp trường Cái “lợi nhuận” ấy thực sự trở thành “lợi ích” như Khổng Tử đã nói “lợi vi lợi”

Từ phía các nhà kinh doanh, mặc dù đã có được những bước phát triển vượt bậc

họ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh doanh manh mún, không chuyên nghiệp, không

có chiến lược dài hạn Một số kinh doanh theo lối chụp giật, phi pháp và không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với Nhà nước xã hội Đó chính là một trong những lý do khiến cho hình ảnh của nhà kinh doanh bị bóp méo Ngoài ra, cũng phải nói rằng về mặt tâm lý, chính các nhà doanh nghiệp nhiều khi không dám tin tưởng vào vai trò sứ mạng của mình, một số thiếu dũng cảm hoặc ý chí để quyết định đầu tư dài hạn

Trang 38

Nhưng cuộc sống sẽ không cho phép chúng ta dừng lại Đôi mới hay là chết, ai

đó nêu lên khẩu hiệu này Trong một thê giới biến đổi mau lẹ như thế giới ngày nay,

để tồn tại và phat triển chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để có thể hợp tác, hội nhập và nắm bắt các cơ hội một cách kịp thời Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, mà trong nền kinh tế thị trường, nòng cốt chính là các nhà doanh nghiệp.Vì vậy, hiện nay vai trò của doanh nhân là quan trọng hơn bao giờ hết

Để hoàn thành tốt sứ mạng của mình, nhà công nghiệp cần phải đạt tới những tiêu chuẩn nhất định, và đến lượt mình, các cơ sở đó lại chỉ có thể được xây dựng trên

cơ sở một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến Nhiệm vụ chúng ta chính là xây dựng hệ tiêu chuẩn doanh nhân Việt nam và nền văn hoá kinh doanh như thế

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới Con người nói như Mác, là: “tổng hoà những quan hệ xã hội” Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, người ta cũng cần phải

có những quy tắc chung để chung sống, và hơn nữa, để phát triển Vai trò của các quy tắc chung đó là định hướng các hoạt động của con người, sao cho hoạt động của mỗi

cá nhân phải phù hợp hay ít nhất là không đi ngược lợi ích chung

Nền văn hoá doanh nhân được thể hiện và chỉ có thể thể hiện qua các doanh nhân Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn doanh nhân là một công việc lớn, cần có sự đóng góp của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân…

3.3.2 Tính cách, đặc điểm của doanh nhân

a Đạo đức doanh nhân

Điều này xuất phát từ cái tâm của người doanh nhân Đặc biệt là đối với người

á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, do cuộc sống cộng đồng vốn có của nó trong lịch sử Một mặt do thiên tai bão lụt luôn rình rập, mặt khác là nạn ngoại xâm luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước Vì vậy lụt thì lụt cả làng nên việc cùng nhau góp sức, chia sẻ và đùm bọc là nhu cầu của người Việt Thực tế cho thấy những doanh nhân đã trải qua một quá khứ vất vả thì họ tham gia công tác xã hội càng tích cực Do thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, cực nhọc của sự thiếu thốn, nghèo đói và những mất mát nên sự đồng cảm của họ với những người không may mắn càng lớn

Trang 39

Còn đối với những người không có văn hoá thường là những kẻ không có bề dầy của vốn sống của từng trải, thiếu sự hiểu biết kiến thức cả về khoa học lẫn cuộc sống, không có nền tảng đạo đức níu kéo sẽ rất dễ bị sa ngã Người doanh nhân hành động phi đạo đức sẽ ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên và của các thành viên trong gia đình, người ta nói cầm dao có ngày đứt tay là vậy Doanh nhân là phải người làm gương, tấm gương của doanh nhân sẽ phản chiếu toàn doanh nghiệp, ngược lại hậu quả chăng khá gì “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” vậy

Vì vậy, đạo đức là một tiêu chí cần được đề cao đối với người doanh nhân, đây không phải là vấn đề mới nhưng luôn luôn phải được chú trọng Để xây dựng được tiêu chí này ngoài việc tự người doanh nhân phải phấn đấu thì tác động xã hội cũng vô cùng quan trọng

Người doanh nhân có đạo đức tốt cũng cần được xem xét ở góc độ đời sống hàng ngày trong gia đình của họ Quan hệ vợ chồng con cái từ việc tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái, đối xử với vợ và những người thân trong gia đình có trách nhiệm, có tình cảm Đó là những việc nhỏ nhất, thiết thực nhất để tạo nên nét văn hoá của người doanh nhân Sự đối xử đúng mực, có tình với vợ con, cha mẹ, anh em, bè bạn và xóm giềng của người doanh nhân cũng là cơ sở nền tảng tinh thần cho họ trong cuộc sống thương trường Ngược lại cái hậu phương ấy lại là nơi để họ đắm mình thư giãn, chia

sẻ sau những cuộc vận lộn căng thẳng trên thương trường, nó là nơi tiếp sức, củng cố sức mạnh cho người doanh nhân vào những thách thức mới đang đợi ở phía trước Đặc biệt đối với một số người chẳng may thất bại thì gia đình, bè bạn, vợ con là những người an ủi, chia sẻ sự thông cảm, động viên vô cùng quý giá đối với người doanh nhân Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để người doanh nhân có tinh thân để làm việc tốt hơn, sáng tạo hơn

b Sự trung thực và chữ "tín"

Tâm lý làm ăn phải có lãi thậm chí lãi bằng bất cứ giá nào cho thật nhanh đã thúc đẩy không ít những doanh nhân chấp nhận sản xuất các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái nhằm thu lợi nhuận nhanh Đối với người tiêu d̀ng khi bị lừa một lần là lần sau họ từ bỏ chỗ cũ và cảnh giác với chỗ mới sẽ mua Tuy nhiên, những người sản

Trang 40

xuất cũng như kinh doanh thiếu trung thực thì chỉ hy vọng lừa được khách hàng một lần là họ đã có lợi

Ngày nay, khi mở cửa làm ăn với nước ngoài, quy mô kinh doanh đã đạt tới mức cao hơn trước rất nhiều, sự cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, cho nên thói làm

ăn không trung thực và không đảm bảo chữ tín sẽ bị trả giá Vì vậy, sự trung thực và giữ chữ tín với khách hàng phải là chuẩn mực văn hoá của bất kỳ một doanh nhân nào

Trong mọi trường hợp sự trung thực và chữ tín cần được giữ gìn, không vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của doanh nghiệp cũng như bộ mặt của cả nước

c Tôn trọng pháp luật

Ý thức tôn trọng pháp luật trong văn hoá doanh nhân là một tiêu chuẩn bắt buộc nhà doanh nhân nào cũng phải có Mỗi một doanh nhân có ý thức làm việc theo pháp luật sẽ tạo nên hoạt động kinh tế đồng bộ trong cả nước Khi biết tôn trọng pháp luật, các doanh nhân làm ăn với nhau trước hết là trên cơ sở luật pháp sau đó mới là bạn hàng với những mối quan hệ làm ăn Có như vậy hoạt động kinh tế sẽ trở nên thông thoáng, không ách tắc, trì trệ làm khó dễ cho nhau và đồng thời là sự phát triển kinh tế chung của cả nước

Việc tôn trọng pháp luật như việc thực hiện những nghĩa vị thuế đối với nhà nước, kinh doanh đúng theo luật pháp không vi phạm luật (như buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh không đúng mặt hàng đăng ký v v ) không những tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh mà còn tạo ra sự tăng trưởng kinh tế chung cho cả nước

d Trình độ học vấn và ngoại ngữ

Trong thời đại toàn cầu hoá và nối mạng toàn cầu hiện nay không thể nói là doanh nhân mà không có trình độ hay chỉ cần có năng khiếu kinh doanh nữa Cũng không là lúc các vị doanh nhân sắm cho mình một bộ máy vi tính hiện đại như là một

đồ trang sức cho văn phòng giám đốc nữa Thời buổi thông tin mạng hiện nay đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải nắm được những thông tin kịp thời nhất để đề ra những quyết định sản xuất và kinh doanh cho doanh nghiệp mình Thương trường thực sự là chiến

Ngày đăng: 16/11/2018, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w