Số hiệu Tên hình TrangHình 1.1 Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp 12 Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý của Vietcombank Đà Nẵng 23 Biểu đồ 2.1 Cảm nhận của khách hàng về đồng phục của nhân viên
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các dữ liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực và cónguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ (Ký tên)
Phan Thị Nguyệt
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
Vietcombank: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
NamVietcombank Đà Nẵng: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng 3
3.2 Phương pháp hệ thống 3
3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Văn hóa doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm văn hóa 5
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 6
1.1.3 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp 6
1.1.3.1 Cấp độ 1: Các yếu tố trực quan 7
1.1.3.2 Cấp độ 2: Các giá trị được tuyên bố 7
1.1.3.3 Cấp độ 3: Các giá trị văn hóa ngầm định 9
1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 10
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp 10
1.2.1.1 Là mục tiêu của sự phát triển của doanh nghiệp 10
1.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.2.2 Các mức độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 12
1.2.3 Tiến trình xây dựng/thay đổi văn hóa doanh nghiệp 13 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân
Trang 41.2.4.1 Văn hóa dân tộc 14
1.2.4.2 Các lãnh đạo 17
1.2.4.3 Môi trường kinh doanh 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 20
2.1 Vài nét về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 20
2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 21
2.2.1 Quá trình hình thành 21
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 21
2.1.2.1 Chức năng 21
2.1.2.2 Nhiệm vụ 22
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 23
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 26
2.3 Tuyên bố văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31
2.3.1 Các yếu tố trực quan 31
2.3.2 Các giá trị được tuyên bố 32
2.3.2.1 Triết lý kinh doanh của Vietcombank 32
2.3.2.2 Mục tiêu phát triển 33
2.3.2.4 Các giá trị văn hóa cốt lõi 34
2.3.2.5 Trách nhiệm của người Vietcombank và các qui tắc ứng xử 38
2.4 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 41
2.4.1 Đánh giá thực trạng các yếu tố trực quan 42
2.4.2 Đánh giá thực trạng các giá trị được tuyên bố 44
2.4.2.1 Đánh giá giá trị “tin cậy” 44
2.4.2.2 Đánh giá giá trị “chuẩn mực” 47
2.4.2.3 Đánh giá giá trị “sẵn sàng đổi mới” 48
2.4.2.4 Đánh giá giá trị “bền vững” 50
2.4.2.5 Đánh giá giá trị “nhân văn” 52
2.4.3 Đánh giá chung thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 56
Trang 53.1 Giải pháp chung xây dựng văn hóa doanh nghiệp 56
3.1.1 Xây dựng phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp 56
3.1.2 Nâng cao nhận thức của mọi thành viên về văn hóa doanh nghiệp 57
3.1.3 Đào tạo nhằm nâng cao giá trị văn hóa của các thành viên 59
3.2 Giải pháp xây dựng và cải thiện yếu tố trực quan 60
3.3 Giải pháp xây dựng và cải thiện các giá trị ngầm định 61
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 67
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Số liệu về tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 28 2.2 Số liệu về tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 292.3 Số liệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 30
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang 7Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1 Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp 12
Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý của Vietcombank Đà Nẵng 23Biểu đồ 2.1 Cảm nhận của khách hàng về đồng phục của
nhân viên Vietcombank Đà Nẵng 43Biểu đồ 2.2 Đánh giá của khách hàng về lý do sử dụng dịch
Biểu đồ 2.3 Khách hàng cho rằng ngân hàng cần thực hiện
Biểu đồ 2.4 Nhận thức của của nhân viên về sự đổi mới, sáng
Biểu đồ 2.5
Nhận thức của nhân viên về phong cách lãnh đạocủa Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Namhiện nay
49
Biểu đồ 2.6 Nhận định của nhân viên Vietcombank về mức
độ hợp tác đồng lòng vì việc chung 53
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người Conngười là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính bản thân con ngườicũng là một sản phẩm của văn hóa Mỗi thực thể đều hình thành và tồn tại nềnvăn hóa riêng: văn hóa cá nhân, văn hóa gia đình, văn hóa vùng miền, văn hóadân tộc…và hiển nhiên, mỗi doanh nghiệp có một nền văn hóa doanh nghiệpriêng Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực to lớn, tạo động lực làm cho conngười trở thành một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của doanhnghiệp Một trong những nguyên nhân chính lý giải cho sự thành công rực rỡcủa các doanh nghiệp Nhật Bản là văn hóa doanh nghiệp Nền văn hóa doanhnghiệp tốt thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, ngược lại sự phát triển củadoanh nghiệp có thể bị kìm hãm nếu đứng trên một nền tảng văn hóa khônglành mạnh Để đảm bảo phát triển bền vững, kinh doanh trong môi trườngcạnh tranh, hội nhập và luôn biến đổi, định hướng và xây dựng một nền vănhóa doanh nghiệp mạnh là điều cần thiết cốt lõi
Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ, vì vậy gắn kết nhiều hơn đếnyếu tố con người và do đó cũng phụ thuộc nhiều đến yếu tố văn hóa Yếu tốcon người hàm chứa trong từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng vàtrong tổng thể hoạt động ngân hàng nói chung đòi hỏi mức độ cao Văn hóadoanh nghiệp là một trong những nguồn lực quan trọng trong kinh doanhngân hàng, yếu tố then chốt để gia tăng chất lượng phục vụ và tạo sự tin cậy
từ phía khách hàng
Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng,
có những giải pháp để các giá trị văn hóa của mỗi doanh nghiệp thực sự pháthuy sức mạnh to lớn là cần thiết
Trang 9Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam đã định hình bản sắc văn hóa riêng, là tài sản quý giá của lớplớp thế hệ cán bộ Vietcombank, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh; trên cơ sở tìm tòi, gạn lọc, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa đãcó; Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã lựa chọn, tuyên bố và quyếttâm tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp thống nhất mang bản sắc riêngtrên toàn bộ hệ thống Các giá trị này đang trong tiến trình tạo dựng và cần sựđồng thuận mạnh mẽ, đóng góp tích cực của mỗi thành viên, mỗi đơn vị Từnhững lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệptại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đà Nẵng”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Góp phần củng cố nhận thức về văn hóa doanh nghiệp, đặt văn hóadoanh nghiệp trong mối tương quan với khái niệm văn hóa nói chung; qua đókhẳng định văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ của văn hóa cộngđồng, là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và củatoàn xã hội
Trên cơ sở văn hóa doanh nghiệp mà hệ thống Ngân hàng Ngoại ThươngViệt Nam đã lựa chọn, tuyên bố và luôn hướng tới; phân tích, đánh giá thựctrạng của văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương ViệtNam – Chi nhánh Đà Nẵng; thông qua nhận thức và khảo sát các biểu hiệnvăn hóa đang có Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tìm ra những điểm mạnhyếu, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế
Từ những tiền đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp và thực trạng văn hóadoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐàNẵng, tác giả đề ra những giải pháp khả thi để xây dựng văn hóa doanhnghiệp tại chi nhánh, đóng góp vào tiến trình chung của toàn bộ hệ thốngNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Hơn nữa, qua đó khẳng định vai
Trang 10trò của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong việc hoàn thiện và pháttriển các giá trị văn hóa, bởi con người luôn được xem là nhân tố quan trọngkiến tạo văn hóa
Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, làm nền tảng cho
sự phát triển, để Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tự tin hòa nhậpcùng xu thế quốc tế hóa của thời đại, vững bước thực hiện sứ mệnh “Ngânhàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
Đặt biểu hiện của những giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nãng vào bối cảnh kinh tế -
xã hội; khảo sát những giá trị văn hóa trong xu thế vận động và phát triển
3.2 Phương pháp hệ thống
Đặt văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam– Chi nhánh Đà Nẵng trong văn hóa doanh nghiệp của hệ thống Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam và mô hình văn hóa doanh nghiệp nói chung
3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích, đánh giá những giá trị văn hóa trong hoạt động của Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng để có cái nhìn vừatổng quát vùa cụ thể về thực trạng Đề ra những giải pháp chung để xây dựngvăn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh, những giải pháp để xây dựng và cải thiệntừng giá trị văn hóa Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp bổ trợkhác như so sánh, thống kê
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những giá trị văn hóa của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Namtrên cơ sở cấu trúc, đặc điểm, cách tiếp cận văn hóa doanh nghiệp
Trang 11- Tiến trình tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đà Nẵng và các giải pháp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Những giá trị văn hóa trong hoạt động của Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3.Các giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa gắn với sự ra đời của nhân loại Nhưng mãi đến thế kỷ 17,nhất là vào nửa cuối thế kỷ 19 trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tậptrung vào nghiên cứu sâu vào lĩnh vực này Văn hóa là một lĩnh vực rất đadạng và phức tạp Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu và nhiều quan điểmkhác nhau về văn hóa Năm 1952, Koroeber và Kluchohn đã thống kê được
164 khái niệm về văn hóa Người viết xin nêu ra một số khái niệm nhằm làmsáng tỏ vấn đề và phục vụ cho bài nghiên cứu
Theo nghĩa gốc của từ
Tại phương Tây, văn hóa – culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) haykultur (Tiếng Đức)…đều xuất phát từ chữ Latinh cultus có nghĩa là sự khaihoang, trồng trọt; nói ngắn gọn là sự vun trồng Sau đó từ cultus được mởrộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo vàphát triển mọi khả năng của con người
Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao hàm ý nghĩa văn là
vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt đượcbằng sự tu dưỡng bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền.Còn chữ hóa trong văn hóa là đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảmhóa, giáo dục trong thực tiễn, đời sống
Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tâyđều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách conngười (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), phát huy nhữngnăng lực và bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, làm cho conngười và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
Trang 13Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Do đó, văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, biểuhiện thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanhnghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạonên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó
Như bất cứ một nền văn hóa nào, văn hóa doanh nghiệp bao gồm toàn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và thừa nhận rộng rãitrong doanh nghiệp, tác động và định hướng nhận thức, thái độ, hành vi…củacác tất cả thành viên
1.1.3 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp
độ (level) khác nhau Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảmnhận được của các giá trị văn hóa doanh nghiệp hay tính hữu hình của các giátrị văn hóa đó Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất
Trang 14của một nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắcnhững bộ phận cấu thành nên nền văn hóa đó.
Trang 151.1.3.1 Cấp độ 1: Các yếu tố trực quan
Bao gồm những sự vật mà những người xung quanh có thể nhìn, nghe,cảm nhận được khi tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp như kiến trúc trụ sở,cách bài trí tại văn phòng làm việc; công nghệ, sản phẩm; biểu tượng, logo;ngôn ngữ, khẩu hiệu, hành vi ứng xử thường thấy trong doanh nghiệp; nghi
lễ, giai thoại; trang phục nhân viên, phương tiện làm việc…
Các yếu tố trực quan là biểu hiện bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp,
nó góp phần truyền tải các giá trị thuộc cấp độ sâu hơn trong văn hóa củadoanh nghiệp, tạo môi trường làm việc cho các thành viên và tác động đếncảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp như: sự chuyên nghiệp, sự hiệnđại, sự thân thiện và gần gũi, hay sự sang trọng…Ngân hàng Apple ở nước
Mỹ có biểu tượng là một trái táo (apple) với khẩu hiệu “We are good for you” (“good” có nghĩa là tốt, vừa có nghĩa là ngon) và những câu cổ động như “Your money grows and grows at Apple Bank” (Tiền của bạn đang lớn
dần, lớn dần tại ngân hàng Apple)
Cấp độ văn hóa này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều củatính chất công việc kinh doanh của doanh nghiệp, quan điểm của người lãnhđạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện đượcnhũng giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp
1.1.3.2 Cấp độ 2: Các giá trị được tuyên bố
Là các giá trị văn hóa được thể hiện thông qua các qui định nội bộ, cácnguyên tắc trong làm việc và cao hơn là các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinhdoanh được những lãnh đạo đúc kết, chia sẽ, công bố công khai và yêu cầuthực hiện
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn
kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của
Trang 16doanh của doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố
có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này; nó gópphần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ bên trong doanh nghiệp Triết lýkinh doanh tựu trung lại gồm các nội dung chính: Sứ mệnh và viễn cảnh;phương châm hành động; các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giaotiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tinh thần - ý thức củadoanh nghiệp ở trình độ khái quát, cô đọng Một khi đã phát huy được tácdụng thì triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trở thành ý thức luận và hệ tưtưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo Nó thườngđược các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp đúc kết thành những câu chữgiản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu và dễ nhớ Nó là kim chỉnam cho toàn thể doanh nghiệp, có sức cuốn hút, xúc cảm, tạo động cơ thúcđẩy, sức mạnh giải phóng tiềm năng của tổ chức, dốc toàn tâm toàn lực để đạtđược lý tưởng Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội
bên ngoài, nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần “thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất”
Triết lý kinh doanh của Matsushita Electric – bộ triết lý kinh doanhđiển hình nhất: thể hiện qua bài hát chính ca và bộ luật đạo lý của hãng Buổisáng, trước khi bắt đầu ngày làm việc mới thì tất cả công nhân viên ở tất cảcác nhà máy đồng thanh hát Bài Chính ca:
“Chúng ta liên kết sức lực và trí tuệ Ta sẽ làm được mọi cái vì sự phồn vinh Hãy cứ để hàng hóa của chúng ta đến với mọi dân tộc trên thế giới Cứ
để chúng ta tuôn chảy không ngừng vĩnh cữu Như nước vòi phun không bao giờ cạn Phát triển nữa lên ngành công nghiệp của chúng ta”[7, tr.65].
Bộ luật đạo lý của hãng
Trang 17 Những nguyên tắc của chúng ta: Giác ngộ trách nhiệm của mình vì
sự nghiệp phát triển nhanh chóng các phúc lợi xã hội của chúng ta Hiến dâng mình cho sự phát triển hơn nữa cho nền văn minh thế giới
Tín điều của chúng ta: Sự tiến bộ của văn minh không phải là trừu tượng Tất cả chúng ta đều góp phần vào đó bằng những nỗ lực chung Mỗi người chúng ta phải nhớ điều này: Hết lòng trung thành với hãng là chìa khóa dẫn đến thành công
Những giá trị tinh thần của chúng ta:
1 Phục vụ dân tộc bằng con đường 4 Phấn đấu vì chất lượng
hoàn thiện sản xuất 5 Tự trọng và biết phục tùng
2 Trung thực 6 Hòa mình với hãng
3 Đoàn kết, hòa hợp và hợp tác 7 Biết ơn hãng[7, tr.66]
Sứ mệnh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quốc gia
Ấn Độ (NABARD): “Thúc đẩy sự thịnh vượng trong nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững và công bằng thông qua các hoạt động hỗ trợ tín dụng hiệu quả, các dịch vụ có liên quan, phát triển thể chế và các sáng kiến đổi mới”.
1.1.3.3 Cấp độ 3: Các giá trị văn hóa ngầm định
Là những yếu tố như niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm đượchình thành nhiều khi vô thức, song được mặc nhiên công nhận và thực hiệntrong doanh nghiệp
Các giá trị này được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, trảiqua quá trình hoạt động, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn Chính
vì vậy, một khi đã hình thành, chúng ăn sâu vào tâm lý của các thành viên vàrất khó bị thay đổi Nếu nhận biết văn hóa của doanh nghiệp ở cấp độ một vàhai, chúng ta có hiểu nền văn hóa đó ở bề nổi của nó, tức là có khả năng suy
Trang 18đoán mọi thành viên trong doanh nghiệp sẽ “nói gì” trong một tình huống nào
đó Chỉ khi nào nắm được lớp văn hóa thứ ba, chúng ta mới có khả năng dựbáo họ sẽ “làm gì” khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn (những điềuđược công bố hay bộc lộ công khai chưa chắc đã phản ánh đúng thực chất củavấn đề) Các giá trị văn hóa ngầm định chính là thước đo bản sắc văn hóa củamột doanh nghiệp, là “độ sâu” và tạo sự khác biệt về văn hóa với các doanhnghiệp khác
1.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.1.1 Là mục tiêu của sự phát triển của doanh nghiệp
Văn hóa gắn liền với mọi hoạt động của con người, không loại trừ hoạtđộng sản xuất kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp điều tiết và định hướng chomọi hành vi, hoạt động của doanh nghiệp không trái với các giá trị văn hóa,đạo đức kinh doanh
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận Tuy nhiên, các nhà kinh doanhkiếm lợi không chỉ là nhu cầu sinh lý và bản năng mà còn do các nhu cầu cấpcao hơn (hay có tính văn hóa hơn) như nhu cầu mong muốn được xã hội tôntrọng, mong muốn tự thể hiện và sáng tạo Mục tiêu cao cả của doanh nghiệp
là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, bao gồm toànthể nhân viên, khách hàng và đóng góp xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động –tức là hướng tới yếu tố văn hóa Đó cũng chính là nhân tố đảm bảo cho sự lớnmạnh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Do đó văn hóa doanh nghiệp
là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
1.2.1.2 Là động lực cho sự phát triển của doanh nghiêp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanhnghiệp, tạo sự thống nhất trong nhận thức, định hướng suy nghĩ, hành vi củacác thành viên, truyền đạt và hướng dẫn cho các thành viên mới để tôn trọng
Trang 19và làm theo Khi toàn thể thành viên trong doanh nghiệp đều thấm nhuần cácgiá trị văn hóa của doanh nghiệp, hiểu rõ triết lý, sứ mệnh của bản thân vàdoanh nghiệp mình, sung sướng và hết mình vì sự phát triển chung của doanhnghiệp, sẽ tạo ra một nguồn nội lực mạnh mẽ bên trong doanh nghiệp Quy
mô doanh nghiệp càng gia tăng, vai trò của văn hóa doanh nghiệp càng trởnên quan trọng Khi quy mô kinh doanh gia tăng, doanh nghiệp cần triển khaiphân cấp, phân quyền, lúc đó văn hóa doanh nghiệp trở thành chất keo kếtdính của toàn bộ hệ thống Văn hóa doanh nghiệp tạo động lực làm cho conngười trở thành một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của doanhnghiệp
1.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tất cả các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên phongcách/ phong thái của doanh nghiệp, phân biệt với các doanh nghiệp và các tổchức xã hội khác Phong thái của doanh nghiệp thường gây ấn rất tượng mạnhcho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp tạo sự khác biệt và nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế tác động đến quyết địnhcủa khách hàng Trong xã hội ngày càng hiện đại, khách hàng không muanhững sản phẩm thuần túy, họ muốn mua những giá trị, họ đưa ra các quyếtđịnh dựa trên bối cảnh văn hóa chứ không đơn thuần là những quyết định cótính chất thiệt hơn Khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, họ có tính cáchsuy nghĩ và lập trường riêng nghĩa là họ có văn hóa riêng của họ Văn hóadoanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để khách hàng lựa chọn
và trung thành với doanh nghiêp
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò như “không khí và nước”, có ảnhhưởng cực lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Môi trường văn
Trang 20của các thành viên Mỗi nhân viên mong muốn làm việc trong một môi trường
có văn hóa, cảm thấy hài lòng, hứng thú và nhận thức rõ ràng về vai trò củabản thân Một nền văn hóa doanh nghiệp tốt giúp doanh nghiệp thu hút nhântài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp
1.2.2 Các mức độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
CAM KẾT
Cao Bản sắc văn hóa doanh nghiệp
THIỆN CHÍ Thấp Cao
Hình 1.1: Các mức độ của văn hóa doanh nghiệp
(Trích tài liệu VISNAM A Member of PACE)
Mức độ đầu tiên của biểu hiện văn hóa doanh nghiệp là thỏa hiệp, sựgắn kết dựa trên một thỏa hiệp vì một quyền lợi nhất thời nào đó, các mốiquan hệ ở tầng thấp Do vậy, bản sắc của văn hóa doanh nghiệp khó bềnvững, rất dễ lung lay và đổ vỡ Văn hóa doanh nghiệp bền vững khi đạt đếncấp độ của sự cộng hưởng, tất nhiên giữa các thành viên và cả về phía kháchhàng và đối tác của doanh nghiệp
Thỏa hiệp
Tôn trọng
Chia sẽ
Hợp tácCộng hưởng
Trang 21Tóm tắt đặc điểm sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp:
- Vai trò giá trị văn hóa
Nhất quánGiảm
Bị lu mờKhông thống nhất
dễ đổ vỡLỏng lẻoGia tăng
1.2.3 Tiến trình xây dựng/thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Bước 1: Nhận thức sự khác biệt giữa văn hóa đang có với văn hóa cần
đạt tới
Xuất phát điểm của tiến trình xây dựng/thay đổi văn hóa doanh nghiệp
là nhận thức sự khác biệt giữa văn hóa đang có với văn hóa cần đạt tới Vềmặt kinh tế - xã hội, mỗi doanh nghiệp là một tập thể có tổ chức đặc thù gồmnhiều con người cùng sinh hoạt mang tính cộng đồng, vì vậy tất yếu đã hìnhmột nền văn hóa nội tại Trên cơ sở nhận thấy được những vấn đề nổi cộmbức xúc, có sự khác biệt lớn nhất, cần phải suy xét để để đưa ra những biệnpháp giải quyết thích hợp Văn hóa doanh nghiệp hoàn toàn có thể địnhhướng tạo dựng được, trước tiên cần phải xem xét nghiên cứu và đánh giá vềchính văn hóa đang tồn tại trong doanh nghiệp
Bước 2: Khảo sát về các giá trị văn hóa đang có
Khảo sát các dấu hiệu biểu lộ của văn hóa đang hiện hữu trong doanhnghiệp để có được một cái nhìn khái quát hơn về các giá trị văn hóa đang có.Phương pháp điều tra xã hội học là sử dụng bảng hỏi, khảo sát các đối tượng
có liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Bảng hỏi được thiết kế phùhợp với từng đối tượng khảo sát
Trang 22Sau khi khảo sát, toàn bộ những kết quả thu được từ công việc khảocứu ở trên cần phải được tổng hợp, xử lý và trình bày rõ ràng Theo cácchuyên gia thì phương pháp trình bày trực quan thông qua biểu đồ là thíchhợp nhất để miêu tả văn hóa doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát
Tiếp theo là phân tích đánh giá những kết điều tra để thấy được mức độphù hợp văn hóa hiện có của doanh nghiệp và văn hóa cần đạt tới Rất nhiềuchi tiết của văn hóa doanh nghiệp khó có khả năng định lượng Việc đánh giáchủ yếu dựa trên yếu tố định tính và những tiêu chuẩn đã xác định Đồng thời,cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng/thay đổi văn hóadoanh nghiệp
Bước 4: Thiết kế các giải pháp để xây dựng/thay đổi văn hóa doanh
nghiệp
Dựa vào kết quả phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến việc xâydựng/thay đổi văn hóa doanh nghiệp ta thiết kế hệ thống các giải pháp để cácgiá trị văn hóa mới thực sự được hình thành, được sự đồng thuận của mọithành viên, phát huy sức mạnh trong doanh nghiệp
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
1.2.4.1 Văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc
- Ảnh hưởng của lối sống trọng tình
Do lối sống trọng tình nên quan hệ đồng nghiệp ở Việt Nam gần gũihơn ở các nước phương Tây Người lao động Việt Nam đối xử với nhau cótình có nghĩa và gắn bó với doanh nghiệp Các mâu thuẫn nảy sinh trongdoanh nghiệp thường được giải quyết êm thấm, thiên về dĩ hòa vi quý nhưng
Trang 23không triệt để, nhiều khi giải quyết theo hướng hòa cả làng, đúng sai không rõràng.
Điều này đã gây nên thói quen giải quyết công việc dựa vào các mốiquan hệ cá nhân, không tách bạch giữa đời sống riêng tư và công việc, mặttrái của vấn đề này được thể hiện rõ nét ở cơ chế tuyển dụng, đề bạt, xét duyệtthầu, nạn “đi cửa sau” để giải quyết công việc Lối giải quyết công việc theoquan hệ cá nhân này ảnh hưởng nghiêm trọng tới ý thức kinh doanh lànhmạnh của doanh nghiệp
- Ảnh hưởng của ý thức về thể diện
Ảnh hưởng tích cực của ý thức về thể diện thể hiện ở lòng tự trọng củangười lao động Việt Nam Nhiều người cống hiến hết mình cho công việc vìkhông muốn bị coi thường trong tập thể Đồng thời, cũng vì sợ mất thể diệntrước đám đông nên tính cẩn trọng được thể hiện qua cả lời nói, khi bàn bạc,thường sử dụng lối nói “vòng vo tam quốc” để chỉ trích đối tác, xét từ góc độtích cực đó là tính tế nhị, khéo léo, còn nếu nhìn từ góc độ tiêu cực thì đây lại
là cá tính không trung thực, nói một đằng làm một nẻo
- Ảnh hưởng của lối sống linh hoạt
Do hướng đến sự hài hòa nên người Việt rất dễ thích nghi với sự thayđổi môi trường Họ nắm bắt rất nhanh những công nghệ và thành tựu củangành trong cả khu vực và quốc tế, áp dụng rất tiến bộ các sản phẩm hiện đại,luôn đi tắt đón đầu những biến chuyển của thời đại Tuy nhiên, mặt trái củalối sống linh hoạt lại làm nảy sinh thói quen tùy tiện Tình trạng co giãn giờgiấc, thay đổi lịch làm việc, thay đổi các điều khoản đã ký trong hợp đồng…
là khá phổ biến Nghiêm trọng hơn là ý thức coi thường pháp luật bằng thamnhũng, trốn thuế…tình trạng này cản trở rất nhiều đến sự phát triển lành mạnhcủa nền kinh tế nước ta
Trang 24- Ảnh hưởng của tính cộng đồng
Do tính cộng đồng cao nên người lao động Việt Nam rất quan tâm đếnnhau, họ sẵn sàng quyên góp sức người sức của để giúp đỡ nhau khi hoạn nạnhoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn Các hoạt động xã hội nhận được rấtnhiều sự ủng hộ và tham gia của mọi người, nhưng trước những nhân tố đòihỏi phải có sự phản ứng kịp thời của nền kinh tế thì sự cồng kềnh của bộ máylại không cho phép những phản ứng nhanh nhạy được thực thi
- Ảnh hưởng của lối sống trọng tĩnh
Người lao động thích những công việc có tính ổn định cao, không thíchthay đổi chỗ làm Lối sống trọng tĩnh còn làm cho người Việt Nam có tính ônhòa, ít dám trực tiếp bảo vệ ý kiến của mình
- Ảnh hưởng của tính địa phương cục bộ
Tinh thần tập thể của người Việt Nam ít nhiều mang tính địa phươngcục bộ nên mối quan hệ giữa nội bộ doanh nghiệp và mối quan hệ của doanhnghiệp với các đối tác cũng bị chi phối bởi tính cách này, từ các mối làm ăn,việc thăng chức, đề bạt, đánh giá và tuyển dụng nhân viên … Ảnh hưởng nàycòn sâu sắc hơn ở các doanh nghiệp quốc doanh và làm cho việc thu hút nhântài thực sự và việc có được các mối làm ăn hiệu quả bị giảm sút rất nhiều
- Ảnh hưởng của tính tôn trọng thứ bậc trong xã hội và thủ tiêu vai trò cá nhân
Sự thủ tiêu vai trò cá nhân trong cộng đồng, không dám nghĩ ngược lại
ý kiến tập thể, họ thường cư xử và hành động theo các chuẩn mực và quy tắccủa tập thể nên thiếu đi tính chủ động trong công việc, luôn chờ ý kiến chỉđạo của cấp trên Ngoài ra, sự thủ tiêu vai trò các nhân trong tập thể khiến cácnhân viên cũng như lãnh đạo có xu hướng che dấu đi những cá tính riêng độcđáo của mình, họ thường rụt rè, không dám nói lên suy nghĩ, chính kiến củamình tại các cuộc họp chính thức nhưng sau đó lại bàn tán bình luận…
Trang 25Do tính ảnh hưởng tôn trọng thứ bậc trong xã hội nên giao tiếp trongnội bộ và trong kinh doanh của doanh nghiệp thường bị chi phối bởi quan hệtuổi tác, địa vị xã hội… Cùng là đồng nghiệp nhưng có thể xưng hô là chú –cháu, anh/chị - em…cách xưng hô này khiến cho không khí trong doanhnghiệp trở nên thân mật nhưng lại giảm sự tách bạch giữa công việc và quan
hệ riêng tư, gây trở ngại cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp
1.2.4.2 Các lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng quyết định trong việc sáng tạo,truyền tải, dẫn dắt hình thành các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp Qua quátrình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhàlãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp Qua các bài phát biểu,chuyện kể, huyền thoại, các lễ hội, buổi gặp mặt… lãnh đạo có thể truyền đạtcác giá trị, niềm tin, quy tắc đến toàn thể nhân viên nhưng đặc biệt có hiệuquả và thuyết phục là qua những hành vi cụ thể, tiếp xúc giữa lãnh đạo vànhân viên Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, cách thức quản lý tácđộng đến tinh thần, năng suất làm việc cũng như tạo điều kiện để phát huynăng lực tối đa của các nhân viên Nhân tố quan trọng bậc nhất cho việc racác quyết định liên quan đến đạo đức là vai trò của những người lãnh đạo caonhất trong việc thể hiện sự cam kết, sự chỉ đạo sát sao và gương mẫu Mộtkhi những nhà lãnh đạo đều nhất quán coi trọng sự công bằng và trung thựctrong kinh doanh, chúng sẽ trở thành tài sản chính yếu của doanh nghiệp vàđược mọi thành viên khác cùng tôn trọng
1.2.4.3 Môi trường kinh doanh
Kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng, hội nhập quốc tế ngày càngsâu, rộng Việt Nam đã thoát khỏi nước có thu nhập thấp, là nước có thu nhậptrung bình năm 2010 Thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ nghèo đóigiảm đi khá nhanh và được cộng đồng quốc tế thừa nhận Cơ cấu kinh tế đang
Trang 26chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng khu vựccông nghiệp và dịch vụ.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cơ hội giao lưu văn hóa với các dântộc, các quốc gia khác trên thế giới ngày càng gia tăng Cơ hội học hỏi nhữngkiến thức, công nghệ, kinh nghiệm trong kinh doanh từ bên ngoài ngày càngđược mở rộng Học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng văn hóadoanh nghiệp mạnh, có khả năng thích nghi với thay đổi của môi trường làđiều cần thiết
Tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mởcửa thị trường tài chính, xóa bỏ các hạn chế về quyền tiếp cận thị trường tàichính trong nước đối với các ngân hàng nước ngoài sẽ làm tăng số lượng đốithủ cạnh tranh, với những chiến lược cạnh tranh khác nhau nhằm tranh giànhnhững cung đoạn thị trường còn bỏ ngỏ hoặc mới chỉ được phát triển dướidạng tiềm năng, thậm chí ngay cả những khu vực thị trường truyền thống, độcquyền của các ngân hàng thương mại nhà nước Xu hướng tự hóa trong lĩnhvực tài chính làm tăng mức độ cạnh tranh và sự phát triển sản phẩm dịch vụtrong lĩnh vực ngân hàng Các quy định pháp lý được nới lỏng nhằm tạo sânchơi bình đẳng cho ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức cung cấp dịch
vụ tài chính làm tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với các tổ chức tàichính phi ngân hàng
Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở các tỉnh,thành phố hình thành nên các khu công nghiệp và đô thị mới làm cho hoạtđộng ngân hàng ngày càng có xu hướng tập trung và cạnh tranh gay gắt hơn ởcác khu vực đô thị; trong khi đó ở những vùng sâu vùng xa giao thông khôngthuận lợi thì nhu cầu dịch vụ ngân hàng vẫn còn thấp
Thay đổi văn hóa kinh doanh và tiêu dùng của công chúng đối với dịch
vụ và tiện ích ngân hàng làm thay đổi cơ cấu và tổng cầu về sản phẩm dịch vụngân hàng Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu dịch vụ ngân hàng
Trang 27của khu vực hộ gia đình có quan hệ khăng khít với tốc độ tăng thu nhập bìnhquân đầu người Nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ của công chúng, nhất là cánhân, đối với dịch vụ tài khoản, huy dộng vốn, thanh toán, tín dụng tiêudùng…tăng mạnh
Tuy nhiên, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, sự tin tưởng của côngchúng vào hệ thống ngân hàng chưa cao: số người sử dụng dịch vụ ngân hàngkhoảng 20% dân số, tiền mặt được sử dụng phổ biến, tỷ lệ đô la hóa còn cao.Người gửi tiền và người vay tiền đang tỏ ra ngày càng nhạy cảm với diễn biếnkinh tế vĩ mô như (lạm phát, giá cả, tỷ giá, lãi suất…) do trình độ dân trí vềngân hàng ngày một được cải thiện, làm tăng khả năng chi phối của kháchhàng đến lãi suất, tăng chi phí huy động của ngân hàng Khách hàng ngàycàng có vị trí quan trọng, trình độ dân trí được nâng lên nên khách hàng yêucầu sự đón tiếp, phục vụ có tính chuyên nghiệp cao, có văn hóa của nhân viênngân hàng
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 Vài nét về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức
đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trựcthuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nướcđầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàngTMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phầnhóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức đượcniêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại,Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnhvực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu tronglĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinhdoanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ,ngân hàng điện tử…
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện cókhoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giaodịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sởchính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịchtrên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết.Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng
Trang 2916.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại
lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
Vietcombank là sự lựa chọn của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn vàcủa hơn 5,2 triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.Vietcombank luôn
nỗ lực không ngừng để xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng hàng đầu vì ViệtNam thịnh vượng”
2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 2.2.1 Quá trình hình thành
Ngày 30/04/1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt Nam Trongngày lịch sử đó, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam ViệtNam (Ban đại diện tại Trung Trung bộ đã ký Quyết định số 31/QĐ ngày30/04/1975 thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trực thuộc Ngânhàng Khu Trung Trung bộ nhằm phục vụ kịp thời các hoạt động kinh tế đốingoại của Chính phủ cách mạng tại vùng giải phóng Trung bộ Đây là chinhánh ngân hàng hoạt động đối ngoại đầu tiên của Miền Nam Việt Nam cócảng biển, cảng sông, sân bay lớn miền Trung và có nhiều tiềm năng kinh tế
Tiếp theo tại Quyết định số 142/NH/QĐ ngày 27/12/1976, Tổng giám đốcNgân hàng Ngoại thương Việt Nam ra quyết định thành lập lại Chi nhánh Ngânhàng Ngoại thương Đà Nẵng trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, ngày02/06/2008, Chi nhánh đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1 Chức năng
Trang 30Là một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, Chi nhánh cũng nhưcác ngân hàng chuyên doanh khác có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng,các dịch vụ của một ngân hàng thương mại.
- Mở tài khoản ngoại tệ ở các ngân hàng nước ngoài để phục vụ chocông tác thanh toán
- Cung cấp dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng và thanh toán đối ngoại
- Áp dụng các thể lệ thanh toán thích hợp, để huy động vốn bằng ViệtNam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong vàngoài nước thuộc phạm vi của mình
- Vay vốn và chiết khấu Ngân hàng nhà nước, các tổ chức, cá nhân nướcngoài
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam đồng hoặc bằngngoại tệ đối với các cá nhân, đơn vị kinh doanh và dịch vụ trên địa bànhoạt động
- Bảo lãnh các khoản vay, thanh toán với các pháp nhân trong và ngoàinước
Trang 31- Thực hiện thanh toán, làm nhiệm vụ thanh toán trong hệ thống và ngoài
hệ thống Vietcombank cho các tổ chức, cá nhân mở tài khoản giaodịch
Trang 322.2.3 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh đặt tại 140 Lê Lợi – Thành phố Đà nẵng Hệ thống mạnglưới hoạt động gồm có 6 phòng giao dịch trực thuộc
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Đà Nẵng hiện nay như sau :
Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc
Dưới Ban Giám đốc : có 11 phòng ban và 01 tổ : Khách hàng, Kháchhàng thể nhân, Quản lý nợ, Kế toán, Vốn, Ngân Quỹ, Kinh doanh dịch vụ,Thanh toán thẻ, Thanh toán xuất nhập khẩu, Hành chính nhân sự, Kiểm tra vàKiểm toán Nội bộ, Tổ Tin học
Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý của Vietcombank Đà Nẵng
Trang 33Ban Giám đốc
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động củachi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về cáchoạt động của chi nhánh Phó giám đốc được Giám đốc uỷ quyền thực hiệnmột số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định
Phòng Khách hàng
Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mởrộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả cácsản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách antoàn, hiệu quả và tăng thị phần của ngân hàng Trực tiếp khởi tạo và quản lýmối quan hệ tín dụng (thẩm định rủi ro, cấp giới hạn tín dụng và cấp tín dụng)với khách hàng là doanh nghiệp; đôn đốc khách hàng phối hợp với các phòngban có liên quan thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn
Phòng Khách hàng Thể nhân
Với chức năng là đầu mối duy trì phát triển và quản lý quan hệ vớikhách hàng là thể nhân trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩmngân hàng Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng là thể nhân theo đúngcác quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Trang 34Trực tiếp thực hiện các thao tác nghiệp vụ bảo đảm cập nhật, chính xác,nhanh chóng, kịp thời đúng bản chất nghiệp vụ phát sinh.
Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hànghóa, dịch vụ và các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng, pháthành thư bảo lãnh trong và ngoài nước cho khách hàng, quản lý và kiểm tracác mẫu chữ kí của Ngân hàng nước ngoài và một số nhiệm vụ khác
Phòng Hành chính nhân sự
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổnhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ Thực hiện các chế độ, chínhsách đối với cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh Quản lý bảo quản tài sảncủa Chi nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của Chi nhánh theo chế độ quyđịnh Thực hiện công tác lễ tân, bảo vệ và một số nhiệm vụ khác
Phòng Ngân quỹ
Quản lý thu chi bằng đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, kho tiền, tài sảnthế chấp, cầm cố, chứng từ có giá Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu
- chi tiền mặt đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại, séc Xử lý các loại tiền không
đủ tiêu chuẩn lưu thông theo qui định hiện hành
Phòng Kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới (hồ sơ CIF), giải quyếtnhững yêu cầu thay đổi, trả lời các thông tin về tài khoản của khách hàng
Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳphiếu, trái phiếu, các giao dịch liên quan đến tiền gửi thanh toán
Thực hiện mua bán ngoại tệ cho các khách hàng là cá nhân, hoặc tổchức
Trang 35Phòng Vốn
Thực hiện cân đối và sử dụng vốn hàng ngày, kinh doanh ngoại tệ,quản lý tỷ giá, lập các báo cáo tổng hợp cho chi nhánh, tham mưu cho lãnhđạo về các chính sách giá (lãi suất, phí, tỷ giá, )
Phòng Thanh Toán Thẻ
Quản lý hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các POS lắp đặt tại đơn vịchấp nhận thẻ, thực hiện kiểm tra và lưu trữ các thông tin liên quan đến cácnghiệp vụ sử dụng máy ATM, phát hành thẻ thanh toán các loại
Phòng Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ
Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ, trìnhBan giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quytrình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trongkinh doanh theo đúng quy định Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanhtra, kiểm toán đối với các hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Tổ Tin học
Tiếp nhận và thực hiện công tác nghiên cứu phát triển công nghệ Ngânhàng, quản lý bảo dưỡng các thiết bị tin học, bảo mật số liệu lưu trữ theo đúngquy định Quản trị mạng, tiếp nhận thông tin trong và ngoài chi nhánh, hướngdẫn các nghiệp vụ tin học có liên quan khi có quy trình mới
Các Phòng Giao dịch
Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng liên quan như tín dụng, thanh toán,
cơ sở chấp nhận thẻ tín dụng các loại, mua bán ngoại tệ, mở tài khoản phục
vụ cho khách hàng tại địa bàn khu vực của phòng giao dịch
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Ngoại
Trang 36liên tục đổi mới và phát triển Sự thành công của Chi nhánh trước tiên là sựthành công chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng của Ngân hàngNgoại thương Việt Nam Bên cạnh đó với sự phấn đấu toàn thể cán bộ côngnhân viên của chi nhánh, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao tinh thầntrách nhiệm, đổi mới thiết bị công nghệ và thực hiện chiến lược của Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi, Chi nhánh cũng phải đối mặt với không ítnhững khó khăn như: sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trên cùng địabàn, sự bất ổn của thị trường tài chính tiền tệ thế giới, doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh gặp khó khăn Trước tình hình đó, bằng những kinh nghiệmđược tích luỹ, thông qua thi đua, phát huy nội lực của Chi nhánh luôn phấnđấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra
Trang 37Bảng số 2.1: Số liệu về tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Tỷ lệ
2011/ 2010 (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
sự nỗ lực của chi nhánh trong công tác huy động vốn, chính sách khách hàng,huy động vốn ở chi nhánh tăng mạnh 35,33% Năm 2011, kinh tế gặp nhiều
Trang 38khó khăn, lạm phát ở mức cao 18,58%, các ngân hàng chạy đua lãi suất huyđộng để cạnh tranh, Ngân hàng Nhà nước qui định trần lãi suất huy động 14%năm, do đó công tác huy động vốn cũng đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Bảng số 2.2: Số liệu về tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
Tỷ lệ 2010/
2009 (%)
Tỷ lệ 2011/
ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh ởmức 18,7% Cũng trong năm 2011, nhờ thực hiện các biện pháp, đổi mới,nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm nhiều sovới năm 2010, ở mức tương đối thấp 1,89%
Trang 39Bảng số 2.3: Số liệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
2010/2009
Tỷ lệ 2011/2010
- Thu lãi cho vay 230.565 309.552 419.205 134,26 135,42
- Thu lãi tiền gửi 55.051 68.272 72.225 124,02 105,79
- Trả lãi Tiền gửi 178.748 260.216 308.662 145,58 118,62
- Trả lãi Tiền vay 7.148 9.697 13.230 135,66 136,43
- Chi kinh doanh
(Nguồn: Phòng Vốn - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Đà Nẵng)
Chênh lệch thu chi ở chi nhánh tăng trưởng qua các năm và tăng mạnhhơn trong năm 2011 Ngoài cho vay, chi nhánh tiếp tục tăng trưởng, mở rộngsang các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán, thanhtoán… để đa dạng hóa đầu tư và gia tăng nguồn thu, đặc biệt hoạt động kinhdoanh ngoại tệ tăng trưởng mạnh nhất
Năm 2010, dư nợ của chi nhánh tăng ít so với tăng trưởng huy động, tỷ
lệ nợ xấu của chi nhánh lại ở mức cao 4,05%, chênh lệch thu chi từ lãi giảmsuất, nguồn thu gia tăng chủ yếu từ các hoạt động khác Chênh lệch thu chicủa chi nhánh tăng ít, tăng 9,28% so với năm 2009
Trang 40Năm 2011, nhờ nỗ lực vượt qua khó khăn, quản trị rủi ro tốt hơn, pháthuy thế mạnh trong lĩnh vực tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, thanhtoán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ…lợi nhuận chi nhánh đạt 159.274 triệu đồng(tăng 28,9% so với năm 2010).
2.3 Tuyên bố văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.3.1 Các yếu tố trực quan
Logo:
Màu sắc chủ đạo: Mà xanh lá cây là màu sắc chủ đạo, màu truyền
thống của Vietcombank, biểu hiện một Vietcombank Xanh và Mạnh,Vietcombank tươi tốt và thịnh vượng
Đồng phục:
+ Đối với nữ nhân viên là chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt
Nam, với màu xanh mạnh mẽ đầy sức sống đặc trưng của Vietcombank, họatiết đồng tiền và biểu tượng VCB lồng vào nhau được dệt cách điệu mềm mạitrên ngực áo Mỗi chi nhánh qui định các ngày cố định trong tuần nhân viên
nữ mặc đồng phục áo dài Vietcombank Các ngày còn lại có thể mặc váy và
áo sơ mi có cổ thống nhất theo qui định của từng chi nhánh
+ Đối với nam nhân viên đồng phục là quần tây đen và áo sơ mi trắng,thắt cà vạt, đi giầy
Khẩu hiệu: Chúng tôi đủ tiềm lực để giúp bạn thành công