HOÀNG THỊ MINHHOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẮK NÔN
Trang 1HOÀNG THỊ MINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẮK NÔNG – NĂM 2014
Trang 2HOÀNG THỊ MINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Bá Thanh
ĐẮK NÔNG – NĂM 2014
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Minh
Trang 4DNVV Doanh nghiệp vay vốn
BCTC Báo cáo tài chính
Trang 51 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp luận nghiên cứu và tiếp cận 3
6 Kết cấu luận văn 3
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 8
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp 8
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp 8
1.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp 9
1.2.4 Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng 10
1.2 CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 13
1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ 13
1.2.2 Ý nghĩa công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 14
1.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp 15 1.2.4 Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 16
1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 18
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI
BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 26
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 262.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam - Chi nhánh Đắk Nông 272.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý 282.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – Chi nhánh Đắk Nông 31
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 35
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàngThương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông 352.2.2 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng Doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 382.2.3 Đánh giá về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh ĐắkNông 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
Trang 7CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 70
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 70
3.1.1 Định hướng phát triển tại Vietinbank – Chi nhánh Đắk Nông 70
3.1.2 Định hướng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank – Chi nhánh Đắk Nông 71
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG 72
3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý 72
3.2.2 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ 73
3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp vay vốn 74
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77
3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 80
3.2.6 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 81
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 82
3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 82
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 84
3.3.3 Đối với cơ quan, bộ ngành có liên quan 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
Trang 82.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2011 -2013 312.2 Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2011 -2013 322.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2011 -2013 332.4 Dư nợ cho vay giai đoạn năm 2011 – 2013 342.5 Kết quả xếp loại quy mô doanh nghiệp 442.6 Trọng số điểm tài chính, phi tài chính dùng XHTD 46
2.8 Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng DNVV 472.9
Kết quả xếp hạng doanh nghiệp và số lượng khách hàng
phát sinh nợ xấu tương ứng với kết quả xếp hạng giai đoạn
năm 2011 – 2013
55
2.10
Kết quả xếp hạng doanh nghiệp và dư nợ phát sinh nợ xấu
tương ứng với kết quả xếp hạng giai đoạn năm 2011 –
2013
562.11 Giới hạn tín dụng tối đa cấp cho khách hàng 572.12 Số lượng doanh nghiệp và dư nợ được thực hiện xếp hạng
phân theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2011 - 2013 582.13 Rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng doanh nghiệp
2.14 Mức trích lập dự phòng RRTD giai đoạn 2011 -2013 60
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tín dụng là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất trong bộ máy hoạt động củaNgân hàng thương mại (NHTM), chính vì vậy hoàn thiện các công cụ quản lýrủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của các NHTM Một trongnhững biện pháp quản trị của Ngân hàng Thương mại là sử dụng các mô hìnhphân tích để chấm điểm về chất lượng, uy tín tín dụng của Khách hàng; từ đó
có thể chọn lọc Khách hàng tốt và có chính sách phù hợp đối với từng đốitượng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Xếp hạng tíndụng nội bộ là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi
ro ở mức mục tiêu; đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ
sự ổn định của hệ thống ngân hàng Trong thị trường tài chính Việt Nam hiệnnay, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đã dần thể hiện vai trò quan trọng đốivới việc hạn chế rủi ro tín dụng Khá nhiều các mô hình đánh giá xếp hạng tíndụng đang được sử dụng tại các ngân hàng thương mại cùng với các tổ chứcxếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đã có mặt tại thị trường Việt Nam như FitchRatings, Moody’s, S&P… Tuy nhiên, hiệu quả trong việc xếp hạng tín dụngthực tế còn nhiều tồn tại do thị trường tài chính Việt Nam còn sơ khai, chấtlượng và độ tin cậy của thông tin chưa cao Bên cạnh đó, một số các mô hìnhtài chính đòi hỏi bề dày về cơ sở dữ liệu trong khi hệ thống lưu trữ thông tincủa Việt Nam còn kém và thậm chí là không có hệ thống lọc thông tin Do đó,việc nghiên cứu hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ là cần thiết và
là đề tài cần được quan tâm đầu tư tại các Ngân hàng Thương mại
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những lý luận chung về Công tác xếp hạng tín dụng nội bộkhách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng nội bộ kháchhàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) CôngThương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Đắk Nông
3 Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu
Những nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủyếu sau:
- Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ là gì? Xuất phát từ đó nêu
ra những tiêu chí chủ yếu nào đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ?
- Nhân tố chủ yếu nào có tác động đến công tác xếp hạng tín dụng nộibộ?
- Ngân hàng thương mại cần làm gì hoàn thiện công tác xếp hạng tíndụng nội bộ?
- Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông có những điểm
gì phù hợp và chưa phù hợp?
- Để hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanhnghiệp thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nôngcần thực hiện những biện pháp nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, đối tượng nghiên cứu là công tácxếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2011
Trang 11đến năm 2013 Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào công tác xếp hạng tíndụng nội bộ Khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank.
5 Phương pháp luận nghiên cứu và tiếp cận
Việc nghiên cứu đề tài thực hiện theo phương pháp tiếp cận và nghiêncứu thực nghiệm để từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các giải pháp Phân tíchthực trạng, kiểm chứng các chỉ tiêu đánh giá và đưa ra các góp ý sửa đổinhằm hoàn thiện hơn công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạiVietinbank
6 Kết cấu luận văn
Kết cấu của đề tài bao gồm 03 phần chính:
- Chương I Cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách
hàng doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại
- Chương II Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng
doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh ĐắkNông
- Chương III Các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp
hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc xây dựng một mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn theo thông
lệ quốc tế và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của các khách hàngvay vốn tại Việt Nam là cần thiết Tuy nhiên, do bộ chỉ tiêu trong hệ thốngxếp hạng bao gồm các biến định tính và định lượng nên nghiệp vụ chấm điểmtín dụng thực tế còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố chủ quan và trình độchuyên môn của người chấm điểm Đề tài này sẽ bao gồm một số các nghiêncứu về các hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện đang được áp dụng tạicác tổ chức chấm điểm uy tín quốc tế, kết hợp với một số mô hình đánh giáxếp hạng doanh nghiệp và trên nền tảng hệ thống xếp hạng hiện tại của
Trang 12Vietinbank Đồng thời, nghiên cứu về nguyên tắc trong việc thực hiện xếphạng tín dụng nội bộ Khách hàng Doanh nghiệp Việc tìm ra một số điểmtrọng yếu của hệ thống xếp hạng tín dụng giúp cho các cấp quản lý chức năngtrong ngân hàng có cơ chế giám sát phù hợp đối với công tác chấm điểm tíndụng cho khách hàng, bên cạnh đó đề xuất một số cải tiến cho hệ thốngXHTD của Vietinbank.
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác xếphạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông “, tôi đã thực hiện thamkhảo những đề tài, sách, báo, tạp chí có liên quan đã được các tác giả nghiêncứu trước đó cụ thể như sau:
“Hoàn thiện mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế” của ThS Đinh ThuHương, ThS Phan Đăng Lưu
“Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các Ngânhàng thương mại Việt Nam” của Nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành Ngânhàng 2013” Tài liệu đã chỉ ra được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công
cụ nhận diện, xác định rủi ro; đồng thời nêu rõ các nội dung chủ yếu của hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ của Tổ chức Tín dụng Tài liệu cho thấy cáinhìn chung nhất về thực trạng công tác xếp hàng tín dụng nội bộ tại Việt Nam,những mặt còn hạn chế như: Cơ sở dữ liệu còn thiếu, chức năng của hệ thốngphần mềm còn hạn chế, khả năng dự báo rủi ro của hệ thống chưa cao, quytrình kiểm tra và giám sát hệ thống xếp hạng chưa có tính chuẩn mực
“Các nguyên tắc chung trong hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng”của Nhật Trung, Hà Lan Phương
Trang 13“Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thươngmại Việt Nam” của TS Phạm Tiến Thành và ThS Dương Thanh Hà.
Đề tài: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánhthành phố Đà Nẵng Tác giả Nguyễn Thị Việt, luận văn Thạc sỹ Quản trị kinhdoanh trường Đại học Đà Nẵng năm 2013
Nội dung luận văn chủ yếu được tác giả tập trung nghiên cứu về lý luậnliên quan đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thànhphố Đà Nẵng Đối với đề tài này, tác giả đã làm rõ được những mô hình đánhgiá rủi ro tín dụng, phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng trên thếgiới; từ đó đưa ra được đặc trưng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ kháchhàng doanh nghiệp Từ những nghiên cứu về cơ sở lý luận tác giả đã đánh giábức tranh tổng quát về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánhthành phố Đà Nẵng Với sự khác biệt về mặt không gian doanh nghiệp tại địabàn tỉnh Đắk Nông có nhiều đặc điểm khác so với doanh nghiệp trên địa bànthành phố Đà Nẵng, cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàngdoanh nghiệp của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
có nhiều điểm khác biệt so với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Trên cơ sở tham khảo những lý luận cơ bản chung nhất về hệ thống xếp hạngtín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu và thựchiện đánh giá chi tiết về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam đang áp dụng từ đó đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiệnhơn quy trình này
-Đề tài: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
Trang 14Tác giả Trương Thị Anh Đào, luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh trườngĐại học Đà Nẵng năm 2013.
Nội dung luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về công tác xếphạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại, phântích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàngthương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài; từ đó đưa
ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanhnghiệp Luận văn đưa ra giải pháp yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tàichính kịp thời, hợp tác với ngân hàng trong việc xác minh độ tin cậy củanguồn thông tin, đây là giải pháp khó thực thi trong thực tế nếu không có chếtài của cơ quan quản lý nhà nước về việc lập báo cáo tài chính đặc biệt đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ
Một số các luận văn cao học có liên quan của các tác giả khác cũng đượctham khảo trong những tìm hiểu, nghiên cứu của tôi như:
- Luận văn của tác giả Thái Vĩnh Chí: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tíndụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định”, Năm 2013
-Luận văn của tác giả Lê Minh Vương: “Hoàn thiện công tác xếp hạngtín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum”, Năm 2012
-Mặc dù, đề tài Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ kháchhàng doanh nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên với việc tìmhiểu, nghiên cứu đồng thời áp dụng vào thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông thì đề tài “Hoàn thiện Công tác xếphạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông“ là một đề tài hoàn toàn mới
so với các đề tài trước đây
Trang 15Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn xảy ra đốivới một sự việc Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi
ro Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán xác suất xảy
ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từngxảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắcchứ không phải rủi ro
Theo điều 2 của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng(TCTD) ban hành theo quyết định sô 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngânhàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thựchiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp
- Căn cứ vào nội dung quản lý, rủi ro tín dụng được phân loại như sau:+ Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là rủi ro tín dụng (RRTD) liên quan đến từng khoản tín
dụng mỗi khi Ngân hàng(NH) ra quyết định cho vay đối với một dự án củakhách hàng
+ Rủi ro danh mục
Trang 16Rủi ro danh mục là RRTD liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng
trong danh mục tín dụng của NH Đó có thể là rủi ro xuất phát từ đặc thù củamỗi ngành nghề kinh tế hoặc của mỗi loại khách hàng vay vốn hoặc rủi ro do
NH sử dụng quá nhiều một loại hình cho vay nào đó hoặc tập trung dư nợ vàomột hoặc một số khách hàng, ngành kinh tế hoặc khu vực địa lý nhất định
- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân loại nhưsau:
Rủi ro khách quan là những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân nằm ngoài
phạm vi và khả năng kiểm soát của NH Đó có thể là những rủi ro bất khảkháng (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, chiến tranh, rủi rochính trị ) trực tiếp gây thiệt hại tài sản của người vay vốn hoặc mất mát tàisản đảm bảo tiền vay hoặc rủi ro do người vay vốn bị phá sản không thể trảđược nợ cho NH
Rủi ro chủ quan là những rủi ro xuất phát từ sự yếu kém hoặc sai phạm
của NH gắn với hoạt động cho vay Đó có thể là rủi ro do sai lầm trong xâydựng chính sách tín dụng và lựa chọn khách hàng hoặc rủi ro đạo đức do nhânviên tín dụng tuân thủ không đầy đủ hoặc cố tình thực hiện sai các quy địnhcủa NH trong quá trình cấp tín dụng và quản lý khoản vay
1.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng đối với Khách hàng Doanh nghiệp
- Rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) mang tínhtất yếu:
+ RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của các ngânhàng Do NH không thể có được thông tin cân xứng về việc sử dụng vốn vaycủa khách hàng, nên bất kỳ một khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn những nguy
cơ rủi ro (người vay hoàn toàn không thể trả nợ; người vay trả nợ không đầyđủ; người vay trả nợ không đúng hạn )
Trang 17+ Xuất phát từ đặc điểm này, trong việc cấp tín dụng đối với KHDN, NHphải chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý vấn đề thông tinkhông cân xứng nhằm đối phó với rủi ro, đo lường rủi ro và xác định giá củakhoản vay phù hợp.
- RRTD đối với KHDN mang tính gián tiếp: Biểu hiện của đặc điểm nàytrong thực tế là NH thường biết sau, biết không đầy đủ hoặc không chính xác
về những khó khăn, thất bại trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh củakhách hàng
- RRTD đối với KHDN rất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguồn gốc phát sinh rủi ro, loại hình rủi ro cũng nhưnhững hậu quả do RRTD KHDN gây ra
RRTD khó giám sát: Đối với tín dụng KHDN việc đánh giá Ban lãnh đạodoanh nghiệp, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và
rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định kháchhàng thiếu chính xác
1.2.4 Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
a Mô hình chất lượng(dựa trên yếu tố 6 C)
Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C giúp ngân hàng trả lời một câuhỏi quan trọng khi xem xét cho vay một khách hàng, đó là “Người vay cóđáng tin cậy hay không?” Các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình này vừa có cảđịnh tính vừa có cả định lượng nên ngân hàng có một đánh giá khá toàn diện
về khách hàng
Yếu tố 6 C bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đíchxin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chínhsách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch
Trang 18sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thuthập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro…
- Năng lực của người vay (Capacity): Tuỳ thuộc vào qui định luật phápcủa quốc gia Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng tíndụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyếtđịnh thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành
- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồntrả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập,tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đó cầnphân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tàichính sau:
+) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios):
Hệ số lưu động = Tài sản nợ lưu động / nợ ngắn hạn
Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăntrong việc thanh toán nợ đúng hạn
Hệ số thanh khoản nhanh =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạnCác doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số nàyphải cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉtiêu này có thể nhỏ hơn 1
Hệ số ngân quỹ = ngân quỹ / nợ ngắn hạn
+) Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios):
Hệ số nợ =
Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phânnửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu
Trang 19Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi Hệ sốnày đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ +) Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios):
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho
Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu
Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản
+) Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios):
Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / doanh thuthuần
Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản
Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế / vốn chủ sở hữuthuần
Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ sốkhác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ;cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tíndụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng
- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theochính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điềukiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ củaNHTW quy định theo từng thời kỳ
- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổitrong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tíndụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng?
b Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)
- Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại
Trang 20rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: trị số của các chỉ số tàichính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm nhưsau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó,
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán củatổng nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy
cơ vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào cóđiểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụngcao
1.2 CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng là một quy trình đánh giá xác suất mộtkhách hàng của ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mìnhđối với NHCV như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc viphạm các điều kiện tín dụng khác
Tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có tên gọikhác nhau Có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi
Trang 21là “chấm điểm tín dụng”, có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín nhiệm”…nhưngbản chất đều nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tươnglai của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng Như vậy XHTD NB kháchhàng vay vốn là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt độnghiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếphạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợtrong tương lai.
Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, việc nhập dữ liệu khó kiểmsoát cũng như chưa có sự phân biệt cao theo tính chất của ngành nghề, quy
mô và sản phẩm nên việc kiểm soát RRTD bằng công cụ này còn có phần hạnchế
1.2.2 Ý nghĩa công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quan trọng trong công tácquản trị tín dụng Kết quả XHTD được sử dụng như là dữ liệu đầu vào chocông tác:
- Ra quyết định cấp tín dụng : Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng,TCTD thiết lập chính sách khách hàng và điều quan trọng hơn là nó được sửdụng như một công cụ tự động đề xuất cấp tín dụng và chính sách lãi suất phùhợp với mức rủi ro của các khoản vay Hầu hết các NHTM của Việt Nam hiệnnay đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang có
dư nợ: XHTD có thể cho phép Ngân hàng lường trước được những dấu hiệuxấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó kịp thời
- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro
- Ước lượng mức vốn đã cho vay không thu hồi được để trích lập dựphòng rủi ro tín dụng
Trang 221.2.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp
Phương pháp định lượng: Chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và
thông qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉtiêu Có rất nhiều phương pháp được sử dụng như mô hình kinh tế lượng,phương pháp bình quân giản đơn, phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp định tính: Thực tế không phải chỉ tiêu nào cũng có thể
lượng hóa một cách chính xác, cho nên cần phải áp dụng thêm phương phápđịnh tính Các mô hình định tính thường rất khó xác định, nguồn gốc của nókhó thấy và phần lớn mang tính chủ quan Thường phương pháp này dựa vàoviệc lấy ý kiến chuyên gia, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực XH, đồng thời
có kiến thức liên ngành rất tổng hợp Nội dung chủ yếu như sau:
- Phương pháp lấy ý kiến: Việc thực hiện trải qua các bước như sau:
+ Thu thập ý kiến của ban quản lý điều hành, lấy ý kiến các đối tác đang
có mối quan hệ kinh doanh với tổ chức được xếp hạng, và các nguồn khác.+ Lấy ý kiến của các chuyên gia về xu hướng tác động của các nhân tố.+ Tổng hợp đưa ra kết quả
- Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia): là phương pháp bao
gồm một quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất trí trong xếp hạng Có 3nhóm chuyên gia trong quá trình xếp hạng là chuyên gia phân tích, chuyên giatrong từng lĩnh vực, chuyên gia kết luận Với các bước thực hiện:
+ Xây dựng các câu hỏi điều tra lần đầu tiên cho các chuyên gia
+ Phân tích các câu trả lời, tổng hợp thành bảng trả lời
+ Soạn thảo các câu hỏi lần thứ hai cho các chuyên gia
+ Thu thập, phân tích lần hai
Các bước trên dừng lại khi kết quả dự báo thoả mãn những yêu cầu đặt
ra Phương pháp này đòi hỏi trình độ tổng hợp rất cao của các nhà phân tích,vừa tổng hợp vừa phát triển các ý kiến đa dạng của các chuyên gia
Phương pháp kết hợp: Là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp
trên thông qua một trọng số Dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánhgiá định tính của các chuyên gia với định lượng hoá một số chỉ tiêu:
Trang 23+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Cho trọng số từng nhân tố tuỳ theo mức độ quan trọng của nó, hoặc cóthể không có trọng số nếu như số điểm quy định đã bao hàm cả trọng số rồi.+ Cho điểm từng nhân tố theo tính chất tác động của nó đến quá trìnhhoạt động của DN, có so sánh với chỉ tiêu của các nhóm DN so sánh
+ Tính tổng điểm cho từng chỉ tiêu sau khi nhân số điểm với trọng sốtheo năm Tài chính và trọng số nhân tố
+ Xếp hạng dựa vào công thức tính điểm cho từng chỉ tiêu
1.2.4 Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Quy trình XHTD là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoahọc, khách quan nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất Quy trình và các nộidụng của quy trình XHTD ở các NHTM khác nhau có sự khác biệt, nhưng tựuchung lại gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tổ chức công tác xếp hạng
Tổ chức công tác xếp hạng là bước đầu tiên của quá trình thực hiện côngtác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng Doanh nghiệp, bao gồm việc banhành quy chế và tổng hợp các quy định, quy trình và tài liệu liên quan đếncông tác này để làm căn cứ thực hiện Bước này do hội sở chính các ngânhàng thực hiện Hội sở chính có trách nhiệm soạn thảo quy trình chấm điểm
và xếp hạng, đưa ra các quy định cụ thể về thời hạn chấm điểm và xếp hạng,trách nhiệm về chất lượng thông tin để chấm điểm và xếp hạng Các hệ thốngchỉ tiêu chấm điểm và các quy định có liên quan đều được chuyển hóa dướidạng một sản phẩm phần mềm trực tuyến tạo sự thuận tiện trong công tácchấm điểm và xếp hạng phục vụ nhu cầu quản lý và lưu trữ dễ dàng, tập trung
và bảo mật
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin
Trang 24Đây là bước quan trọng nhất trong công tác xếp hạng tín dụng kháchhàng doanh nghiệp Nguồn thu thập thông tin chủ yếu là từ chính các doanhnghiệp, từ các cơ quan thông tin tín dụng công và tư; từ cơ quan đăng kýdoanh nghiệp (Bộ và các sở kế hoạch đầu tư), trung tâm đăng ký tài sản đảmbảo, tổng cục thống kê, bộ tài chính, cơ quan thuế, toà án… và các nguồnthông tin khác như báo chí, internet…
Sau khi thu thập thông tin, ngân hàng tiến hành xử lý thông tin để lựachọn, sàng lọc chọn ra những thông tin phù hợp, có tính xác thực cao Ở bướcnày quan trọng nhất là năng lực phân tích báo cáo tài chính và độ nhạy cảmtrong việc cập nhật thông tin khách hàng trên thị trường của nhân viên ngânhàng
Bước 3: Tiến hành xếp hạng
Sau khi thu thập và xử lý thông tin, nhân viên ngân hàng tiến hành xếphạng thông qua phần mềm xếp hạng Cán bộ chỉ cần nhập các thông tin tàichính và phi tài chính vào hệ thống xếp hạng Sau đó, căn cứ vào bảng điểmchuẩn và bộ chỉ tiêu của từng ngân hàng, hệ thống sẽ tự động tính toán, hiệnkết quả xếp hạng và một số kết quả chính của chỉ tiêu tài chính quan trọng.Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu tài chính và mức độảnh hưởng tới doanh nghiệp, người thực hiện có thể đưa ra kết quả phân tíchtừng chỉ tiêu, tính tổng hợp số điểm của các chỉ tiêu Đối chiếu kết quả vớibảng xếp hạng gồm các kí hiệu, người thực hiện đưa ra kết quả xếp hạngdoanh nghiệp vay vốn đó cùng với nhận xét và khuyến nghị Đây là kết quảcủa cả quá trình XHTD khách hàng doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi người thựchiện phải thận trọng, phải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xét kếtquả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thoả đáng thì phải kiểm tra lại việcphân tích các chỉ tiêu ở các công đoạn trước
Bước 4: Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng
Trang 25Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp thường đượccác ngân hàng lưu hành nội bộ và dựa trên kết quả đó nhằm đưa ra quyết địnhcấp tín dụng, hạn mức tín dụng, chính sách lãi suất, phí…
Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng xây dựng chính sáchphân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính
Bước 5: Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh
Ngân hàng bố trí bộ phận giám sát định kỳ hoặc thường xuyên về tínhchính xác của kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; đồng thời thông qua
đó đưa ra được các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tácnày
1.2.5 Tiêu chí đánh giá công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
a Tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin đầu vào
Thông tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanhnghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Thông tin về báo cáo tài chính phải chính xác, thông thường sử dụngbáo cáo tài chính đã được kiểm toán
- Thông tin phi tài chính của doanh nghiệp cần được cập nhật đầy đủ kịpthời
- Thông tin cần được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có thể đối chiếu
và so sánh được
b Khả năng đo lường rủi ro thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ
Để đánh giả khả năng đo lường rủi ro cần thực hiện đối chiếu kết quảxếp hạng tín dụng nội bộ và thực tế phát sinh nợ xấu, nợ ngoại bảng tại chinhánh thông qua một số chỉ tiêu cụ thể như:
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợnhóm 3, 4, 5) và tổng dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thường là
Trang 26cuối tháng, cuối quý, cuối năm Nợ xấu theo Thông tư Số: NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là nợ được phân loại vào nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mấtvốn) Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả Chỉ tiêu này càngcao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao Công tácxếp hạng tín dụng nội bộ càng hiệu quả thì ngân hàng sẽ lựa chọn được nhữngkhách hàng tốt đồng thời giảm đi những khách hàng không tốt làm cho tỷ lệ
02/2013/TT-nợ xấu của ngân hàng giảm
- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro: Mức trích lập dự phòng rủi rotín dụng phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựa trên việc phânloại nợ theo mức độ rủi ro Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của mộtNgân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước Nếu dự phòng rủi rotín dụng trong cho vay cao tức là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cũng cao vàngược lại Khi công tác xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả thì ngân hàng sẽphân loại được khách hàng, có những biện pháp cụ thể giảm thiểu nợ xấu làmgiảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năngthu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sửdụng các biện pháp mạnh để thu hồi Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng
hệ thống XHTD NB của ngân hàng càng kém hiệu quả và ngược lại
c Số lượng doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng nội bộ
Được đánh giá thông qua việc xếp hạng tín dụng nội bộ có áp dụng đượcđối với nhiều loại hình doanh nghiệp không?; nhiều lĩnh vực kinh doanh haykhông?; quy mô, giai đoạn phát triển của các doanh nghiệp khác nhau liệu cóđược phản ánh chính xác hay không?
d Việc thực hiện chính sách khách hàng thông qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 27Kết quả chấm điểm XHTD NB khách hàng là công cụ để chọn lọc kháchhàng, từ đó xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượngkhách hàng Chính sách khách hàng được cụ thể hóa bằng chính sách lãi suất,phí, các chương trình ưu đãi, mức cấp GHTD …
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp
e Nhân tố từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp vay vốn (DNVV) là đối tượng của XHTD NB nên nóđược xem là có ảnh hưởng quyết định đến độ xác thực và chất lượng của kếtquả XHTD NB Qua thực tế tiến hành XHTD NB, các Ngân hàng thương mại(NHTM) đã rút ra được những yếu tố xuất phát từ phía DNVV có tác độngđáng kể đến công tác XHTD NB hiện nay Cụ thể:
- Sự sẵn sàng và khả năng cung cấp thông tin
Những thông tin cung cấp từ phía DNVV là những dữ liệu đầu tiên cótính chất nền tảng quyết định tính chính xác cho những bước tiếp theo củacông tác XHTD NB Mặc dù, quy trình XHTD NB của các NHTM được xâydựng bài bản, khoa học và thực tế nhưng nếu thông tin đầu vào không chínhxác thì sẽ cho ta một kết quả không có ý nghĩa thực tế Hiện nay, việc DNkhông sẵn sàng cung cấp đầy đủ những thông tin, hoặc thông tin không phảnánh chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoặc việccung cấp thông tin là không kịp thời tại thời điểm tiến hành thẩm định…Thêm vào đó, với những Doanh nghiệp (DN) nhỏ, khả năng cung cấp đầy đủcác thông tin theo yêu cầu của NH cũng gặp nhiều khó khăn, ví dụ như việclập báo cáo tài chính (BCTC) quý, phương án sản xuất kinh doanh, giấy tờchứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm
- Đặc điểm hoạt động của DNVV
Trang 28Mỗi loại hình sở hữu DN khác nhau sẽ dẫn đến cơ cấu tổ chức bộ máy,đội ngũ quản lý, phân tách quyền lực cũng như hiệu quả hoạt động khác nhau.Thêm vào đó, yếu tố ngành nghề, môi trường kinh doanh, mức độ cạnh tranh,khả năng sinh lời, tiềm lực tài chính… khác nhau cũng dẫn đến những mức độtín nhiệm của DNVV là khác nhau Tất cả những yếu tố trên đều tạo nên tínhchất hoạt động đặc thù của từng DNVV dẫn đến những kết quả XHTD NBkhác nhau Điều này đòi hỏi NH phải có một hệ thống XHTD đa dạng phùhợp với đặc điểm từng loại hình DN và ngành nghề kinh doanh (KD) mới cóthể đưa ra dự báo một cách đáng tin cậy về khả năng sinh lời của vốn vaycũng như khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của DN.
- Lịch sử tín dụng của DNVV
Lịch sử tín dụng (TD) của DNVV là một bản thống kê về tình hình trả
nợ gốc và lãi cũng như các vấn đề phát sinh trong những lần nhận nợ tại cácTCTD trong quá khứ Đây sẽ là một bức tranh chân thực phản ánh mức độ tínnhiệm của DNVV đối với nguồn vốn vay Một lịch sử TD tốt sẽ là cơ sở để
NH đưa ra tín nhiệm cao đối với KH, và theo đó là những điều kiện thuận lợihơn khi vay vốn so với những DN có lịch sử TD không tốt
f Nhân tố từ phía ngân hàng
Ngân hàng là chủ thể trực tiếp tiến hành XHTD NB, do vậy đóng vai tròquyết định việc hoàn thiện quy trình XHTD NB Kết quả XHTD trước tiênphục vụ cho công tác quản lý vốn vay của chính NH, nhưng cũng là nguồnthông tin tham khảo quan trọng của nhiều đơn vị khác có quan hệ về mặt pháp
lý và kinh tế với DN Do vậy, để đưa ra một kết quả XHTD đáng tin cậy, NHcần xem xét hoàn thiện những yếu tố tác động đến quá trình XHTD của mình,
đó là:
- Quy trình XHTD NB
Trang 29Quy trình XHTD NB là yếu tố quyết định hiệu quả quá trình XHTD NB.Một quy trình hợp lý, đúng đắn ở các khâu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phínhờ tập trung khai thác những thông tin trọng yếu trong khi vẫn đảm bảo chấtlượng XHTD NB Một quy trình được xây dựng khoa học, hợp lý, phù hợpvới những thong tin cần đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh củaKhách hàng sẽ thuận lợi cho quá trình phối hợp giữa CBTD và DNVV.
Một quy trình XHTD tốt phải được xây dựng trên cơ sở những nghiêncứu, thống kê kinh nghiệm thế giới cũng như đặc thù của NH Sau đó, cầnphải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy hướng dẫn, quy định việcthực hiện một cách thống nhất, toàn diện và khoa học trên toàn hệ thống Bêncạnh đó, quy trình phải được cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, kịp thờinhằm đáp ứng những thay đổi của thực tiễn
- Bộ chỉ tiêu sử dụng để XHTD
Chất lượng công tác XHTD còn phụ thuộc vào bộ chỉ tiêu được lựa chọn
để tiến hành phân tích, đánh giá DNVV Các chỉ tiêu đang được sử dụng phổbiến tại các NHTM Việt Nam hiện nay được chia làm 2 nhóm là chỉ tiêu tàichính và chỉ tiêu phi tài chính Hệ thống các chỉ tiêu này phải được lựa chọndựa trên kết quả của những nghiên cứu, phân tích đặc điểm môi trường kinhdoanh (KD), tính chất sở hữu, ngành nghề KD, quy mô DN…để có thể phảnánh đúng tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVV Đồng thời, dotính chất quyết định của từng chỉ tiêu tới khả năng trả nợ của DN là khác nhau
vì vậy cần lựa chọn các tỷ trọng phù hợp cho từng chỉ tiêu đảm bảo tính phânbiệt và dự báo của XHTD
- Trình độ cán bộ tín dụng
CBTD là người trực tiếp thu thập thông tin, thẩm định, đánh giá và chođiểm nhằm phục vụ cho việc ra quyết định TD Trình độ chuyên môn, kinhnghiệm nghề nghiệp và kỹ năng tác nghiệp là những yếu tố quyết định đến
Trang 30chất lượng của công tác XHTD Đặc biệt, các chỉ tiêu phi tài chính rất khóđịnh lượng và phần nhiều chịu ảnh hưởng quan điểm chủ quan của CBTD.Với những CBTD có trình độ tốt, kết quả của việc XHTD sẽ chính xác vàđáng tin cậy hơn những CBTD có năng lực kém, ít kinh nghiệm và kỹ năngtác nghiệp còn hạn chế.
Nhân tố con người luôn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếphạng tín dụng Một hệ thống chi tiêu đánh giá dù tốt đến đâu cũng chỉ phảnánh được những nội dụng cơ bản cho phần lớn các trường hợp xếp hạng tíndụng doanh nghiệp vay vốn Đó là công cụ để người phân tích sử dụng đểđánh giá xếp hạng doanh nghiệp Trong quá trình thao tác thực tế, người thựchiện công tác xếp hạng tín dụng phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích
và nhận biết được tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc ápdụng các tiêu chuẩn đánh giá
- Trình độ công nghệ
Hoạt động của NHTM hiện đại ngày nay đòi hỏi một lượng thông tinkhổng lồ cần xử lý từng giờ, từng phút Một trình độ công nghệ hiện đại sẽgiúp các NH giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và thực hiện một cáchchính xác các hoạt động của mình, trong đó có công tác XHTD NB Việcchấm điểm thống nhất bởi một phần mềm chuyên dụng, lắp đặt đồng bộ thốngnhất trên toàn hệ thống sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quảlưu trữ thông tin, quản lý tín dụng, đồng thời giảm thiểu những sai sót do chủquan CBTD
g Các nhân tố khác
- Quy định, chính sách của Nhà nước:
Để áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanhnghiệp, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bướccủa quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm
Trang 31và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quyđịnh do Nhà Nước ban hành Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt,đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rộng rãi
và đồng bộ
- Chuẩn mực kế toán:
Thực tế cho thấy các nước áp dụng cùng phương pháp phân tích và xếphạng thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩnmực kế toán khác nhau Doanh nghiệp đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốcgia hay quốc tế? Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia thì mỗi quốc gia có mộtchuẩn mực kế toán riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sửdụng báo cáo tài chính ở quốc gia đó Ví dụ: phương pháp xác định giá trịhàng tồn kho ở từng nước có sự khác nhau dẫn đến giá trị hàng tồn kho khácnhau, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho khác nhau nên xếphạng tín dụng khác nhau
Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì các tiêu chuẩn đánh giá xếphạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân như:hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau Ví dụ:Việt Nam hiện nay vẫn là nước đang phát triển, nếu so sánh các chỉ tiêu tàichính với tiêu chuẩn quốc tế thì rất ít doanh nghiệp được xếp hạng tín dụngcao
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày những lý luận về tín dụngKhách hàng Doanh nghiệp, vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng nhưhoạt động XHTD NB tại các NHTM Tín dụng là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhấttrong bộ máy hoạt động của các NHTM Do đó, việc hoàn thiện công tácXHTD NB là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị rủi ro
Trang 32của các NHTM Nối tiếp chương 1, luận văn sẽ trình bày cụ thể hoạt độngXHTD NB Khách hàng DN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Đắk Nông trong chương 2 Qua đó, đánh giá được những kết quả
mà hệ thống XHTD NB chi nhánh đã đạt được cũng như phân tích nguyênnhân về những vấn đề còn tồn tại
Trang 33CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK
NÔNG2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a Vài nét về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank),tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọiNgân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máyNHNNVN Ngày 01/07/1988, Ngân hàng chính thức ra đời và đi vào hoạtđộng trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp củaNHNNTW cùng với các phòng TCTD, TDTN của 17 chi nhánh NHNN địaphương
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng ChínhPhủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lậplại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyếtđịnh số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ
Từ tháng 7/2009 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt
Nam chính thức ra mắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số
0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
03/07/2009 với tổng tài sản 240.388 tỷ đồng, vốn điều lệ là trên 11.252 tỷ
đồng, trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 89,23% và cổ đông ngoài Nhà
Trang 34nước nắm 10,77% Đây là nền tảng quan trọng của VietinBank trong tiến trìnhphát triển thành một Tập đoàn Tài chính ngân hàng đa năng với 2 trụ cộtchính là NHTM và NH đầu tư.
b Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam đang nổ lực không ngừng trong công tác mở rộng thịphần trên cả nước Ngày 01/11/2010, căn cứ theo quyết định số 1708/QD-HDQT-NHCT1, được sự chấp thuận của chính quyền địa phương và Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, Vietinbank đã thành lập chi nhánh Đăk Nông cóđịa chỉ tại 78 Trương Định - Phường Nghĩa Thành - Thị xã Gia Nghĩa - tỉnhĐăk Nông và là chi nhánh thứ 149 của hệ thống
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đăk Nông chínhthức hòa mạng cùng toàn hệ thống ngày 22/4/2011 gồm Ban giám đốc, phòngKhách hàng, Phòng kế toán, Phòng tổ chức hành chính, Tổ tiền tệ kho quỹ,phòng tổng hợp và Phòng quản lý rủi ro với gần 50 cán bộ nhân viên đượcđào tạo chuyên sâu từng nghiệp vụ
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông
NHTMCP Công thương chi nhánh Đắk Nông là một chi nhánh kinhdoanh đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đạinhư:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoàinước, vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo qui định của NHTMCP côngthương Việt Nam
Trang 35- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ: cho vay theomón, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, cho vayđồng tài trợ, chiết khấu giấy tờ có giá…
- Bảo lãnh bằng VNĐ và ngoại tệ dưới mọi hình thức khác nhau trong vàngoài nước
- Thanh toán bằng VNĐ và ngoại tệ như: thanh toán chuyển tiền điện tửtrong cả nước, thanh toán quốc tế qua mạng TELEX, SWIFT…
- Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần,mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với DN và tổ chức tài chính tíndụng
- Thực hiện mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệmạnh với thủ tục nhanh gọn, tỷ giá phù hợp
- Thực hiện làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính tíndụng và cá nhân trong và ngoài nước như: tiếp nhận và triển khai các dự án
ủy thác vốn, dịch vụ giải ngân cho dự án đầu tư, dự án ủy nhiệm, thanh toánthẻ tín dụng, séc du lịch…
- Cung ứng các dịch vụ như: cất giữ, chi trả lương tại DN, chi trả kiềuhối, chuyển tiền nhanh, thu tiền tại nhà…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý
Khi thành lập, Chi nhánh Đăk Nông chỉ có 05 phòng/tổ: Tổ chức hànhchính, Tiền tệ kho quỹ, Kế toán, Khách hàng và Quản lý rủi ro Ban lãnh đạongân hàng TMCP Công thương đã xác định về chuyển đổi quy mô tổ chức lànhiệm vụ trọng tâm của công tác tổ chức cán bộ
Đến năm 2012, Chi nhánh Đăk Nông đã tách thêm 02 phòng tổ: PhòngKhách hàng cá nhân, phòng Tổng hợp theo quy định Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam Mỗi phòng, ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng Đếncuối năm 2012 Chi nhánh Đăk Nông có 49 cán bộ công nhân viên có đủ năng
Trang 36lực, trình độ chuyên môn Trong đó trình độ đại học chiếm 86%, cao đẳng2%, trung cấp 6%, trình độ khác 6% Cơ cấu nhân sự của Chi nhánh ĐăkNông do Tổng Giám Đốc VietinBank ký quyết định hoặc do giám đốc Chinhánh sắp xếp, bố trí trình Tổng giám đốc phê duyệt Cụ thể như sau:
-Ban giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịutrách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chinhánh Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ vàquyền hạn nhất định
-Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giaodịch với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để khai thác vốnbằng VND và ngoại tệ; tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhậpkhẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo qui định của Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tíndụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành vàhướng dẫn của NH TMCP Công thương Việt Nam (VN); Trực tiếp quảng cáo,tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanhnghiệp và các tổ chức kinh tế
-Phòng Khách hàng Cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và Ngoại tệ; thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp vớichế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN Trực tiếp quảng cáo,tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch ngân hàng cho các khách hàng cánhân
-Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếpvới khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản
lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàngliên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý vàchịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt
Trang 37đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về
sử dụng các sản phẩm ngân hàng
-Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện các công tác
tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách củaNhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Thựchiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chinhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh
-Tổ Tiền tệ kho quỹ: Phòng/tổ tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản
lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm,các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanhnghiệp có thu, chi tiền mặt lớn
-Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện chức năng thẩm định và đề xuất quyếtđịnh tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại CN; Phối hợp với cácphòng khách hàng quản lý, xử lý thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay; Thực hiện triển khai các công việc QLRR tíndụng, QLRR hoạt động đối với toàn bộ hoạt động tại CN; Nghiên cứu, đềxuất các biện pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định,quản lý rủi ro, quản lý nợ có vấn đề của CN
-Phòng Tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc Chinhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng năm của Chi nhánh;đầu mối đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biệnpháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn đểgóp phần nâng cao lợi nhuận; đầu mối về công tác thương hiệu và phát triểnmạng lưới tại Chi nhánh
Trang 382.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông
Sau 03 năm chính thức khai trương hoạt động kết quả kinh doanh củaChi nhánh Ngân hàng Công thương Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tíchcực: Nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm: năm 2012 tăng20,7% so với năm 2011, năm 2013 tăng 19,7% so với năm 2012 Dư nợ chovay năm 2012 tăng 315,7% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1,0% so vớinăm 2012 (nguyên nhân chủ yếu là do Tập đoàn than khoáng sản Alumin trả
nợ 300.000 triệu đồng) Thu dịch vụ tại chi nhánh ngày càng phát triển đónggóp không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung: năm 2012 thu dịch vụ tăng246,3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 69,2% so với năm 2012 Lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể: năm 2011 chi nhánh lỗ 13.267 triệuđồng, năm 2012 lợi nhuận đạt 800 triệu đồng do chi nhánh mới thành lập chiphí ban đầu chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến lợi nhuận chưa tương xứng với kỳvọng đặt ra Năm 2013 chi nhánh chiếm lĩnh được thị phần và ổn định sảnxuất kinh doanh lợi nhuận đạt được 12.091 triệu đồng
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2011 -2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2011
Năm 2012
Năm 2013
% Tăng, giảm 2012/
2011
2013/ 2012
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - Đắk Nông)
- Công tác huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013
Trang 39Mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là huy động vốndân cư, nhưng Vietinbank Đắk Nông đã không ngừng phấn đấu với mục tiêuhoàn thành nhiệm vụ được giao Bên cạnh việc tăng cường tiếp thị kháchhàng, Chi nhánh đã áp dụng nhiều sản phẩm và hình thức huy động linh hoạt.Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng qua các năm, phát triển theo
xu hướng ổn định, tăng đối với khách hàng cá nhân và tiền gửi Tổ chức kinhtế
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2011 -2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm
2012 Năm 2013
% Tăng, giảm 2012/2011 2013/2012
Tiền gửi
dân cư 81.149,0 132.186,0 149.143,0 62,9% 12,8%Tiền gửi
TCKT 127.712,0 121.378,0 193.408,0 -5,0% 59,3%Tiền gửi
TCTD 0,5 15.148,0 3.326,0 302.950.0,0% -78,0%Tiền gửi
Kho bạc 40.959,0 33.873,0 16.656,0 -17,3% -50,8%Tiền gửi
Tổng
nguồn vốn 252.400,0 304.589,0 364.524,0 20,7% 19,7%
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - Đắk Nông)
Nguồn vốn huy động năm 2011 là 252.400 triệu đồng trong đó, Tiền gửidân cư đạt 81.149 triệu đồng; Tiền gửi TCKT là 127.712 triệu đồng; Tiền gửiTCTD là 0,5 triệu đồng; Tiền gửi Kho bạc đạt 40.959 triệu đồng; Tiền gửikhác đạt 2.579,5 triệu đồng Năm 2012 chi nhánh Đắk Nông tiếp tục đẩymạnh thu hút vốn và đạt được nhiều hiệu quả tích cực Tổng nguồn vốn huy
Trang 40động đạt 304.589 triệu đồng tăng 20,7% Cụ thể, Tiền gửi dân cư đạt 132.186triệu đồng tăng 62,9% Tiền gửi TCKT đạt 121.378 triệu đồng giảm -5,0% sonăm 2011 nguyên nhân do ảnh hưởng từ sụt giảm sản lượng xuất khẩu nôngsản trên địa bàn Tiền gửi TCTD đạt 15.148 triệu đồng tăng 3.029.500% sovới năm 2011 Tiền gửi Kho bạc 33.873 tỷ đồng giảm 17,3% so năm 2011.Tiền gửi khác đạt 2.004 triệu đồng giảm 22,3% so năm 2011 Năm 2013 tổngnguồn vốn huy động của Chi nhánh là 364.24 triệu đồng tăng 19,7% Trong
đó, Tiền gửi dân cư đạt 149.143 triệu đồng tăng 12,8% so năm trước; Tiền gửiTCKT là 193.408 triệu đồng tăng 59,3% so năm trước do sự tác động tích cực
từ sự phục hồi nền kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn năm 2011 -2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số dư Năm 2011 Tỷ trọng Số dư Năm 2012 Tỷ trọng Số dư Năm 2013 Tỷ trọng
Tiền gửi dân cư 81.149 32,2% 132.18
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank-Đắk Nông)
Với định hướng tái cấu trúc các tổ chức kinh tế, chi nhánh luôn duy trìnguồn huy động từ các tổ chức tín dụng với tỷ trọng tương đối thấp dưới 10%tổng nguồn vốn huy động Để duy trì ổn định trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửidân cư và tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn tạichi nhánh
- Công tác cho vay giai đoạn năm 2011 – 2013