Đức Thọ giai đoạn 2010 –2012

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ (Trang 42)

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ

1. Tổng nợ quá hạn 2.434 100% 2.905 100% 1.552 100%

2. Cơ cấu nợ quá hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 2.434 100% 1.930 975 66,4% 33,6% 1.286 266 82,9% 17,1% 3. Tổng dư nợ hộ sản xuất 218.762 280.732 335.408 4. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ hộ sản xuất 1,1% 1,03% 0,46%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT huyện Đức Thọ)

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 –2012

Nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ hộ sản xuất, tuy rằng về số tuyệt đối thì nợ quá hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng xét trong mối quan hệ với tổng dư nợ hộ sản xuất thì tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ hộ sản xuất giảm dần qua các năm, cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 là 1,1% giảm xuống 1,03% năm 2011 và đến 2012 chỉ còn 0,46%. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ <=2% là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, ở Việt Nam tỷ lệ là 3%. Như vậy, có thể nói chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ là tốt.

Xét về cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu, nguyên nhân là do những năm gần đây NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cho vay theo chương trình kinh tế dưới quy mô trang trại kết hợp vườn ao chuồng. Do dịch bệnh lợn tai xanh, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, nên chất lượng kinh tế gia đình không cao làm thất thoát thu nhập người dân, làm họ không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Có nhiều nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn nhưng chủ yếu là các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…, một số món chây ỳ, hộ sử dụng vốn sai mục đích, thua lỗ trong kinh doanh. Có thể phân loại các nguyên nhân đó thành một số nguyên nhân chính sau:

- Nguyên nhân bất khả kháng: Có nhiều dự án khi lập mang tính khả thi cao nhưng khi đưa vào hoạt động lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố không lường trước được như thời tiết thay đổi, mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh phát sinh, giá cả trên thị trường biến động theo hướng bất lợi làm cho các hộ sản xuất làm ăn thua lỗ không thể trả được nợ ngân hàng.

- Do hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích xin vay hoặc khi hoàn thành dự án chưa đến hạn trả nợ ngân hàng nên các hộ đem số vốn đó để cho vay nóng kiếm lợi nhưng họ không đòi được nợ dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

2.2.2.2. Nợ xấu

Bảng 8: Tình hình nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ

1.Nợ nhóm 3 1.007,7 47,39% 883 71,67% 655,9 48,59% 2.Nợ nhóm 4 1.101,3 51,31% 312 25,32% 617,9 45,77%

3.Nợ nhóm 5 17,2 0,8% 37 3% 76,2 5,6%

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đức Thọ)

Biểu đồ 2.3.Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 –2012

Tuy việc tăng trưởng của nguồn, sự tăng cao trong nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn dư nợ cho vay của chi nhánh tăng theo từng năm,nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng như rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà NHNo&PTNT huyện Đức Thọ phải lại giảm theo về số lượng, còn về tỷ lệ thì tăng, giảm theo từng năm.

nợ quá hạn của khách hàng hộ sản xuất, gia đình nhỏ lẻ, gắn với nông nghiệp nông thôn. Khách hàng của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ chủ yếu là nông dân, họ phải gánh chịu khắc nghiệt của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh...khiến các khoản đầu tư vốn vay không còn khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi chậm, nên nợ xấu tăng cao.Tuy nhiên, do kinh nghiệm và khả năng quản lý sử dụng nguồn vốn tốt, tỷ lệ nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ đến 2012 chỉ ở mức thấp là 0,46%, đạt mức tiêu chuẩn của thông lệ ngành Ngân hàng tại Việt Nam.

Tại huyện Đức Thọ dịch bệnh tai xanh khiến khách hàng vay là hộ sản xuất, nông dân vay vốn đầu tư vào chăn nuôi lợn thiệt hại hoàn toàn về gốc và lãi vay. Đây cũng là một nguyên nhân đáng được kể đến trong số nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ.

Nợ khó đòi khiến các NHTM phải tính chi phí lớn nhất, số lượng nguồn không được sử dụng hiệu quả mang lại thiệt hại lớn nhất trong tín dụng ngân hàng đó là cho vay không thu được gốc và lãi.

Với tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với NHTM đặc biệt là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, người ta đều không mong muốn uy tín với ngân hàng suy giảm, lãi phạt là một hình thức phạt đối với khách hàng vay vốn quá hạn trả nợ nhưng điều quan trọng là các khoản nợ trước sau đều phải thanh toán. Nguồn vốn vay ngân hàng là quan trọng đối với tất cả các hộ sản xuất kinh doanh mong muốn phát triển hơn.

Cùng với sự tăng cao về nguốn vốn ngân hàng và đời sống xã hội, nợ khó đòi tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giảm về tỷ lệ theo các năm. Năm 2010, tỷ lệ nợ khó đòi là 14,8%. Năm 2011 là 11,4%. Đến 30/09/2012 tỷ lệ này chỉ còn 3% tổng số nợ xấu tại Ngân hàng

sớm thu hồi để nguồn vốn ngân hàng được sử dụng tốt hơn.

Nợ khó đòi khiến các NHTM tốn chi phí nhiều nhất thì muốn thu hồi và nguồn vốn không được sử dụng là điều không được mong muốn. Nhưng rủi ro này là tất yếu với các ngân hàng đặc biệt đối với NHNo&PTNT huyện Đức Thọ. Với tất cả các lý do khách quan là chủ yếu và lý do chủ quan như thiên tai dịch bệnh, ý thức, phong tục tập quán... dẫn đến nợ xấu là không thể tránh khỏi

2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất

Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất =

Bảng 9: Bảng tính vòng quay vốn của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 –2012

Đơn vị tính: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

- Doanh số thu nợ hộ sản xuất 213.720 247.072 314.546

+ Ngắn hạn 129.692 153.691 222.815

- Dư nợ hộ sản xuất 218.762 280.732 335.408

+ Ngắn hạn 108.765 145.953 181.292

- Vòng quay vốn (cầu) 0,98% 0,88% 0,94

+ Ngắn hạn 1,92% 1,05% 1,23

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đức Thọ) Vòng quay vốn là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vòng quay vốn càng nhanh giúp ngân hàng tái sử dụng vốn càng nhanh, lúc này họ sẽ có thêm cơ hội đầu tư vào các dự án khác tốt hơn.

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, thường các món vay ngắn hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do đó vốn tín dụng có tốc độ quay vòng thấp. Từ bảng trên ta thấy vòng quay vốn của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ trong 03 năm qua đều gần bằng 1, nhưng vốn ngắn hạn cả 3 năm lại cao hơn 1, đặc biệt năm 2011 thì vòng quay vốn ngắn hạn lên tới 1,92%. Cùng với vòng quay vốn tín dụng giảm năm 2011 so với

năm 2010, còn năm 2012 lại tăng so với năm 2011, thì vốn ngắn hạn cũng giảm và tăng tương ứng. Điều đó chứng tỏ NHNo&PTNT sử dụng vốn vay khá hiệu quả, góp phần giúp ngân hàng quay vòng vốn nhanh.

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ

Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Đức Thọ tuy có đạt được một số thành tựu khả quan song còn không ít những khó khăn hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Cụ thể như sau:

2.3.1. Kết quả đạt được

Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Đức Thọ những năm gần đây đạt được những thành tựu hết sức khả quan, cụ thể là:

Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất ngày càng tăng và luôn ở mức cao. Dư nợ hộ sản xuất bình quân 02 năm 2010, 2011 và năm 2012 là 278.3001 trđ hỗ trợ 20.079 hộ có vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cải thiện đời sống, góp phần thực hiện “xoá đói giảm nghèo” nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với sự gia tăng liên tục của doanh số cho vay, thời gian qua ngân hàng đã thành công trong việc khắc phục và hạn chế được nợ quá hạn trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp, thêm vào đó là nguồn vốn huy động tăng làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Khối lượng vốn cho vay lớn, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất luôn ở mức cao khoảng 60%, mức vốn sử dụng bình quân cho một hộ tăng từ 12,036 trđ/hộ năm 2010 lên 20,8 trđ/ hộ đến năm 2012, góp phần vào sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ. Ngân hàng cũng đã thực hiện đầu tư có trọng điểm góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chú trọng đầu tư tập trung vào các chương trình kinh tế của huyện

đặc biệt là ngành nông nghiệp hướng đến tăng năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá góp phần đưa kinh tế của huyện đi lên.

Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đều có xu hướng tăng lên. Mặc dù dư nợ trung, dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn tăng nhanh hơn dư nợ ngắn hạn, vốn đầu tư trung, dài hạn đã từng bước đáp ứng nhu cầu về vốn của các hộ sản xuất để mua sắm máy móc thiết bị nông nghiệp, chăn nuôi đại gia suc sinh sản, đầu tư trồng cây lâu năm, cải tạo đầm hồ nuôi cá, dự trữ nguồn nước phục vụ trồng trọt, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của hộ nông dân. Nhờ vốn vay ngân hàng mà các hộ đã chủ động hơn trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.

Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ còn góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện, góp phần vào sự tăng trưởng GDP, GDP luôn tăng khoảng 6%/năm, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông.

Có được những kết quả trên là do:

Nhờ có sự đoàn kết nhất trí của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Sự chỉ đạo chặt chẽ của ban giám đốc, các phòng tổ cùng với sự nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng mà chất lượng công việc ngày một nâng cao.

Thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong tất cả các công việc, do đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

địa phương. Xác định rõ hướng phân bổ tín dụng từ đó lập kế hoạch kinh doanh, xác định hướng đầu tư, mức đầu tư cho từng đối tượng và trực tiếp giao khoán cho các đơn vị thực hiện.

Tranh thủ sự giúp đỡ của cấp uỷ chính quyền địa phương, phố hợp với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng của ngân hàng nông nghiệp.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong 03 năm qua thì hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ đối với hộ sản xuất còn bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục biểu hiện ở một số điểm sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng những khoản nợ quá hạn chủ yếu là của những năm trước chưa xử lý do đầu tư vào trồng cây vải, xoài, tốc độ xử lý nợ quá hạn chậm. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm là do tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh chứ không phải là xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ.

Việc xử lý nợ quá hạn đối với hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn vì tài sản thế chấp thường rất khó phát mại và chủ yếu tài sản thế chấp là đất đai có giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị khoản vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút khách hàng nên số hộ đến giao dịch với ngân hàng còn ở mức thấp, mức vốn cấp cho mỗi hộ còn thấp và còn nhiều hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

Quy trình cho vay của ngân hàng còn nhiều thủ tục rườm rà, làm thủ tục rất lâu và phức tạp do đó nhiều hộ vẫn còn ngại nên không đến ngân hàng vay vốn. Quy trình thẩm định còn nhiều sai sót, chưa bám sát thực tế, còn mang nặng tính kinh nghiệm dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng.

Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để phân tích, đánh giá còn thiếu, không kịp thời và chất lượng chưa cao. Công nghệ thông tin chưa được khai thác một cách triệt để để cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí của ngân hàng cho hoạt động này là ít hoặc không có.

Lực lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, trình độ nghiệp vụ tín dụng còn nhiều hạn chế và không đồng đều, đôi khi công tác bố trí tổ chức cán bộ chưa thực sự hợp lý nên chưa thực sự phát huy được năng lực của họ, một số bộ phận hiệu quả công tác còn thấp.

Mạng lưới tín dụng NHNHo&PTNT huyện Đức Thọ vẫn còn mỏng nên việc cung ứng vốn tín dụng đến tận tay người dân còn nhiều hạn chế.

Việc đầu tư vốn của NHNo&PTNT còn chưa thực sự gắn với các chương trình kinh tế của huyện, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngân hàng với các cấp chính quyền địa phương trong hoạt động tín dụng, đầu tư vốn còn dàn trải theo diện rộng, thiếu tập trung.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại

Những tồn tại trên trong công tác tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía ngân hàng

Việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số ngân hàng cơ sở còn thiếu nghiêm túc, chưa thực hiện tốt việc phân tích phân loại và xử lý nợ đặc biệt là các món vay trung, dài hạn. Qua kiểm tra một số nơi vẫn còn hiện tượng nợ đến hạn chưa xử lý kịp thời, nợ quá hạn tồn đọng từ các năm trước chưa được xử lý.

Một số cán bộ tín dụng chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, thậm chí không tuân theo quy trình nghiệp vụ đã quy định. Việc chỉ đạo

cán bộ, tổ công tác thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa nghiêm, kém hiệu lực và còn nhiều sơ hở.

Sự kết hợp giữa NHNo&PTNT huyện Đức Thọ với các cấp uỷ chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, thiếu nhịp nhàng nên hiệu quả thu nợ chưa cao.

Phần lớn các khoản vay được đảm bảo bằng tư cách và tài sản của người vay mà ít quan tâm đến dự án sản xuất kinh doanh nên khả năng khách hàng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ (Trang 42)