NHƯ SAU:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ (Trang 27)

+Phòng nghiệp vụkinh doanh +Phòng kế toán-ngân quỹ +Bộ phận kiểm soát và hành chính +Phòng giao dịch Đức Lạc +Phòng giao dịch Đức Nhân +Phòng giao dịch Trung Lễ

NHƯ SAU:

-Phòng giao dịch Đức Nhân có 11 cán bộ phụ trách 14 xã -Phòng giao dịch Trung Lễ có 9 cán bộ phụ trách 10 xã b) Cơ cấu

Ban giám đốc gồm: 2 phó Giám đốc (1 phó Giám đốc chuyên phụ trách về nghiệp vụ kinh doanh, 1 phó Giám đốc chuyên phụ trách phòng Kế toán- Ngân quỹ).

+Phòng nghiệp vụ kinh doanh +Phòng kế toán-ngân quỹ

+Bộ phận kiểm soát và hành chính +Phòng giao dịch Đức Lạc

+Phòng giao dịch Đức Nhân +Phòng giao dịch Trung Lễ

CÓ THỂ MÔ PHỎNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHƯ SAU: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch Đức Lạc Phòng giao dịch Đức Nhân Phòng Giao dịch Trung Lễ Phòng Nghiệ p vụ- kinh doanh Phòng Kế toán- Ngân quỹ Bộ phận Hành chính- kiểm soát

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ trong thời gian qua

2.1.2.1. Công tác huy động vốn

Như ta đã biết hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong mấy năm qua nền kinh tế đất nước gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của một số nước lân cận, nhất là năm 2012 vừa qua tình hình lạm phát của nước ta tăng cao đột biến. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng Đức Thọ, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Điều đó được thể hiện ở các mặt hoạt động chính của ngân hàng Đức Thọ như sau:

a. Tình hình huy động vốn

Thực hiện phương châm của ngành "Đi vay để cho vay" ngân hàng đã có nhiều biện pháp chủ động để huy động nguồn vốn. Coi việc huy động nguồn vốn kinh doanh là thước đo tầm vóc và uy tín của ngân hàng. Căn cứ vào số liệu tổng kết huy động trong 03 năm 2010, 2011 và 2012 của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ thể hiện qua số liệu bảng sau:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ huy động vốn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Trong điều kiện tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt như năm 2012, nguồn huy động rất khan hiếm nhưng qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ tăng lên liên tục qua các năm. Nhất là năm 2012 tổng nguồn vốn huy động tăng 115.686 triệu so với năm 2011, với tốc độ tăng là 26,12%. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng tích cực với sự tăng dần tỷ trọng vốn trung - dài hạn. Năm 2011 so với năm 2010 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên một năm tăng khoảng 59.757 triệu đồng, chiếm 30,13% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này mặc dù thời gian ngắn (ngân hàng luôn phải chịu áp lực về rủi ro thanh khoản) song nó có ưu điểm lớn là chi phí thấp (lãi suất không đáng kể) nên được các ngân hàng rất quan tâm và tìm mọi biện pháp để thu hút khách hàng gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên phải có phương pháp quản lý hợp lý có tính đến sự an toàn chi trả (tính thanh khoản) sẽ phát huy được hiệu quả của nguồn vốn này.

Nguồn vốn huy động do phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.746 triệu đồng, chiếm 4,98% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này tuy có tính ổn định cao song do chi phí thuộc loại vốn huy động lãi suất cao nhất nên ngân hàng không phát hành thường xuyên liên tục mà chỉ khi nào có dự án khả thi, hiệu quả hoặc nhu cầu đầu tư phải thoả mãn điều kiện đặt ra thì ngân hàng mới phát hành.

Nhìn chung nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ luôn có mức tăng trưởng khá, ổn định và vững chắc. Do vậy mà ngân hàng có đủ vốn cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong huyện.

b. Tình hình sử dụng vốn

Đối với bất kỳ ngân hàng nào thì mục tiêu của hoạt động sử dụng vốn đều tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay thu lợi nhuận. Việc không đáp ứng được các nhu cầu về tín dụng của khách hàng sẽ dẫn đến thiệt hại trước mắt của việc kinh doanh và kết quả cuối cùng là việc tồn tại của các ngân hàng. Do đó qua số liệu tổng kết hoạt động tín dụng cho ta một cách nhìn khách quan về tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ như sau:

Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ DSCV DSTN Dư nợ I. Cho vay hộ 254.690 213.720 218.762 310.712 247.242 282.232 373.732 315.696 337.869 1. Hộ sản xuất 254.690 213.720 218.762 308.952 247.072 280.732 371.621 314.54 6 335.408 2. Tiêu dùng, cầm cố 1.670 170 1.500 2.111 1.150 2.461 Tổng cộng 254.690 213.720 218.762 310.712 247.242 282.232 373.732 315.696 337.869

Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng mạnh, năm 2012 doanh số cho vay so với năm 2011 tăng tuyệt đối là 63.020 triệu đồng, đạt 120,28%. Dư nợ đến 31/12/2011 là 282.232 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 63.470 triệu đồng. Tuy nhiên, ta có thể thấy doanh số cho vay chưa tương xứng với nguồn vốn mà ngân hàng huy động. Năm 2011, NHNo&PTNT huyện Đức Thọ thừa vốn chuyển lên ngân hàng cấp trên 20.000 triệu đồng. Một số doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ yếu thành lập năm 2012. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là ngành xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng. Tính chất hoạt động nhỏ lẻ, địa bàn hẹp không có điều kiện mở rộng kinh doanh nên nhu cầu về vốn ít, chủ yếu hoạt động bằng vốn tự có.

Riêng hộ sản xuất nông - lâm nghiệp doanh số cho vay tăng mạnh so với năm 2011. Song do trình độ dân trí thấp, không đồng đều phần đông lại thuộc các xã Đức Châu, Đức La,.. Thuộc diện nhà nước ưu đãi lãi suất của hiệu quả kinh tế vốn đầu tư thấp, hơn nữa sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Một số năm gần đây do thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, bão lốc, mưa lũ nhiều nên dịch bệnh phát sinh thiệt hại rất lớn đến sản xuất của người nông dân. ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng như đọng lãi, nợ quá hạn phát sinh lớn, một số hộ mất khả năng thanh toán... 1 phần do cơ chế chính sách nhà nước chưa có cơ chế tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp đối với vùng sâu vùng xa, đường xá đi lại khó khăn chi phí vận chuyển lớn dẫn đến việc sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được tổ chức thực hiện đồng bộ giữa các cấp chính quyền nên đa số hộ có nhu cầu vay vốn còn thiếu một số thủ tục cần thiết liên quan đến bộ hồ sơ cho vay theo qui định. Một số ít chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn.

+ Dư nợ cho vay:

Có xu hướng tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2012, đến năm 2012 tổng dư nợ đạt 337.869 triệu đồng. Chủ yếu là dư nợ cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp và kinh doanh buôn bán nhỏ. Bình quân dư nợ 20.8 triệu đồng/1hộ vay chiếm tỷ lệ 50,5% số hộ trên địa bàn. Điều đó chứng tỏ Nghị định 67/CP của chính phủ đã được ngân hàng triển khai thực hiện tới tận nhân dân trên địa bàn. Từ đó mà NHNo Việt Nam đã đưa ra những chính sách cho vay phù hợp với từng vùng kinh tế. Năm 2010 bình quân dư nợ 12,036 triệu đồng/1hộ vay, năm 2012 dư nợ bình quân là 20,8 triệu đồng/1hộ vay. Điều này chứng tỏ qui mô sản xuất đã được mở rộng chủ yếu là các đối tượng có thời gian đầu tư dài thuộc nguồn vốn trung - dài hạn. Tỷ lệ dư nợ trung - dài hạn chiếm 40,38% trên tổng dư nợ. Như vậy, ta thấy vốn của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ cho vay chủ yếu vào các đối tượng ngắn hạn sản xuất nông - lâm nghiệp. Số lượng khách hàng đông, món vay nhỏ, cán bộ tín dụng thiếu bình quân 01 cán bộ tín dụng quản lý từ 800 đến 900 hộ với mức dư nợ từ 2,1 - 2,5 tỉ đồng với địa bàn 2 xã, hơn nữa cán bộ thường xuyên đi học nên phải kiêm nhiệm một khối lượng công việc quá lớn bình quân 2 xã/1cán bộ tín dụng kết hợp với việc thực hiện các tổ công tác địa bàn. Đây quả là quá tải đối với cán bộ tín dụng do địa bàn rộng, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, vùng kinh tế kém, chậm phát triển.

Từ những nguyên nhân trên chất lượng tín dụng cán bộ sản xuất ở NHNo&PTNT Đức Thọ được minh chứng qua số liệu về tình hình nợ quá hạn sau:

Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo & PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị: Triệu đồng.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ NQH tỉ lệ NQH Dư nợ NQH tỉ lệ NQH Dư nợ NQH tỉ lệ NQH I. Dư nợ hộ 218.762 2.343 1,1% 282.232 2.905 1,03% 337.869 1.552 0,46% +Hộ sản xuất 218.762 2.343 1,1% 280.732 2.905 335.408 1.552 +Tiêu dùng, cầm cố 1.500 2.461 Tổng cộng 218.762 2.434 1,1% 282.232 2.905 1,03% 337.869 1.552 0,46%

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đức Thọ)

Qua số liệu trên ta có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn đối với việc cho vay hộ sản xuất có xu hướng giảm đi rõ rệt qua các năm. Năm 2011 tỉ lệ này là 1,1%, năm 2011 là 1,03% thì đến năm 2012 chỉ còn là 0,46%. Đạt được kết quả này là sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng và sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Đồng thời thể hiện chính sách đúng đắn của NHNo&PTNT trong việc cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao so với mức khống chế của NHNo Việt Nam. Đây là một vấn đề đã được Đảng và Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp, ban lãnh đạo NHNo đặc biệt quan tâm đối với vùng kinh tế đặc biệt khó khăn này, nhất là kinh tế hộ sản xuất nông - lâm nghiệp nông thôn.

Nợ quá hạn luôn là một vấn đề lo ngại đối với mỗi ngân hàng. Nó làm tốt độ quay vòng vốn của ngân hàng chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm phát sinh những chi phí không cần thiết trong vấn đề đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp.

huyện Đức Thọ. Có thể đánh giá sơ bộ hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả, có sự phát triển ổn định, vững chắc và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Đây là cơ sở thuận lợi cho ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo trong khi hoàn cảnh kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi và khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ.

2.2.1. Thực trạng cho vay, thu nợ, dư nợ hộ sản xuất

Hoạt động cho vay, thu nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng vì đối với mỗi đồng vốn huy động được ngân hàng phải làm sao để sinh lợi được nhiều nhất. Muốn vậy ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc tăng doanh số cho vay, sử dụng tối đa lượng vốn huy động được và phải làm sao để thu hồi nợ một cách nhanh chóng nhất với thời gian thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nhằm tránh được tình trạng nợ quá hạn phát sinh nhiều.

Đối với các hộ sản xuất thì vấn đề này cần được quan tâm hơn bởi cho vay hộ sản xuất thường là món cho vay nhỏ lẻ, số lượng khách hàng trên địa bàn rộng, không tập trung, hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ dân trí, nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm, xâm nhập thị trường còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ của ngân hàng.

Trong những năm qua tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ hộ sản xuất có những nét cơ bản sau:

* Về doanh số cho vay

Bảng 4: Doanh số cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ

1.Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 218.762 131.257 87.508 100% 60% 40% 310.712 188.128 122.584 100% 60,55% 39,45% 373.732 279.011 94.721 100% 74,66% 25,34% 2. Tốc độ tăng trưởng 19,5% 42,03% 20,28% 3. Số hộ vay vốn 18.175 17.243 16.238 4. Mức sử dụng vốn bình quân mỗi hộ ( trđ/ hộ ) 12,036 16,3 20,8 5. Tổng vốn huy động 343.966 442.911 558.597 6. Hệ số sử dụng vốn vay 63,6% 70,15% 67%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT huyện Đức Thọ)

Số hộ vay vốn ngân hàng ngày một giảm qua hai năm từ 2010 đến tháng 9 năm 2010 giảm 1.937 hộ, nhưng doanh số cho vay liên tục tăng nên mức vốn bình quân mỗi hộ cũng ngày một cao, tăng liên tục qua các năm từ 12,036 trđ/ hộ năm 2010 lên 20,8 trđ/ hộ năm 2012.

Xét về cơ cấu doanh số cho vay theo thời gian thì NHNo&PTNT Đức Thọ vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất, tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất luôn ở mức cao là khoảng 74,66% tháng 09/2012. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất ở mức độ nhẹ là 43,3% năm 2011, 48,3% năm 2012, trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn hộ sản xuất có xu hướng tăng vào năm 2011 (tăng 40,08% so với năm 2010), có xu hướng giảm trong 09 tháng đầu năm 2012 (giảm 27,86% so với năm 2011). Chúng ta có thể hiểu nguyên nhân làm tỷ lệ

và doanh số cho vay trung-dài hạn thấp và gần đây có xu hướng giảm là do khách hàng của NHNo&PTNT huyện Đức Thọ hầu hết là nông dân và thời hạn vay ngắn.

Hệ số sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất cũng luôn chiếm tỷ lệ cao, mức độ sử dụng vốn đối với hộ sản xuất trong tổng mức vốn huy động chiếm tỷ trọng đáng kể so với các đối tượng vay vốn khác của ngân hàng, tỷ trọng này luôn trên mức 63%, đặc biệt năm 2011 thì tỷ lệ này là 70,15% chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm và thu hút được đối tượng khách hàng này, tín dụng ngân hàng luôn tập trung vào đối tượng khách hàng là hộ sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà.

Kết quả này bước đầu cho ta thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong cho vay đối với hộ sản xuất, doanh số cho vay tăng đều qua các năm tương ứng với sự tăng lên của tổng mức vốn huy động được của ngân hàng qua các năm. Hệ số sử dụng vốn vay đối với hộ sản xuất luôn ở

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Đức Thọ (Trang 27)