1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang
Tác giả Dương Lê Bảo Quốc
Người hướng dẫn TS Trần Ngọc Sơn
Thể loại Luận văn
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 751,5 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Một số kinh nghiệm áp dụng trong tham khảo luận văn có nội dung đề tài tương tự (12)
  • 6. Bố cục của luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG (14)
    • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHO (0)
      • 1.1.1. Về tín dụng ngân hàng của ngân hàng thương mại (14)
      • 1.1.2. Về tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại (26)
    • 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (0)
      • 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp (31)
      • 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp (33)
      • 1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp (34)
      • 1.2.4. Hậu quả do rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp gây ra (35)
      • 1.2.5. Quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp của NHTM (36)
      • 1.3.1. Quan điểm hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay (38)
      • 1.3.2. Nội dung của hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay (39)
      • 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay (48)
      • 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng (50)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA VANG-ĐÀ NẴNG (GỌI TẮT LÀ AGRIBANK HÒA VANG) (53)
    • 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AGRIBANK HÒA VANG (53)
      • 2.1.1. Đặc điểm chung về quá trình hình thành; chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT VN (53)
      • 2.1.2. Tổng quan về Agribank Hòa Vang (54)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hòa Vang (57)
    • 2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK HÒA VANG (0)
      • 2.2.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Hòa Vang 54 2.2.2. Cơ cấu tín dụng DNNVV tại Agribank Hòa Vang (63)
      • 2.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay doanh nghiệp tại (0)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI (90)
      • 2.4.1. Những mặt thành công (90)
      • 2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (90)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI (101)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA AGRIBANK HÒA VANG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 (101)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020 (101)
      • 3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020 (102)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI (0)
      • 3.2.1. Về kiểm soát rủi ro (103)
      • 3.2.2. Hoàn thiện công tác triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp (109)
      • 3.2.3. Tư vấn khách hàng áp dụng các biện pháp nhằm giảm rủi ro về mức độ chấp nhận để cho vay (115)
      • 3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong (116)

Nội dung

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, một nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.  Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.  Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng

Tính cấp thiết của đề tài

Xét về nguyên tắc hoạt động thì ngân hàng được xem là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế Nếu huyết mạch tốt, đưa máu đến các bộ phận của cơ thể thì cơ thể đó sẽ tồn tại và phát triển ổn định, ngược lại, sẽ ốm yếu, suy kiệt và thậm chí suy vong.

Trong khi hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới có bề dày kinh nghiệm, tình cảnh luôn phải đương đầu với nguy cơ rủi ro thanh khoản, đóng cửa và lâm vào tình trạng phá sản, thì chưa bao giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối mặt với muôn vàn khó khăn trong việc giải bài toán nợ xấu Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), làm giảm lợi ích cổ đông, ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền và đặc biệt là sức khỏe của một nền kinh tế v.v…

Hệ thống ngân hàng để xảy ra nợ xấu cao hơn thông lệ quốc tế như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân nhưng sự ảnh hưởng từ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM là một nhân tố lớn cần được xem xét trước hết.

Ai cũng hiểu rằng quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi đối với một ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà nguồn thu từ tín dụng vẫn là chiếm tỷ trọng bình quân trong tổng thu nhập Hơn nữa, dư nợ cho vay tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, trong khi cho vay bán lẻ chiếm thị phần còn khiêm tốn.

Chính vì những lý do trên mà công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu đầy đủ nhằm hạn chế tối thiểu mức thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra đồng thời đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của NHTM

Trong các nội dung về công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng Vấn đề này đảm bảo cho ngân hàng xác định được phạm vi mà những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro tín dụng tác động kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời đưa ra các biện pháp, các công cụ nhằm phòng tránh, ngăn ngừa, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Với tầm quan trọng như trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói riêng.

Mục tiêu nghiên cứu

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, một nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.

 Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện HòaVang - Đà Nẵng, một nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

Về không gian: Tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng. Về thời gian: Nội dung nghiên cứu của đề tài căn cứ vào số liệu từ năm

Phương pháp nghiên cứu

- Kế thừa và phát triển một nội dung của các đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói chung và kiểm soát RRTD nói riêng.

- Trên cơ sở nền tảng lý luận về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của NHTM, đề tài vận dụng vào việc xem xét và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.

Một số kinh nghiệm áp dụng trong tham khảo luận văn có nội dung đề tài tương tự

có nội dung đề tài tương tự

- Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Loan về “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Đà Nẵng” được bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng do PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân hướng dẫn Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đầy đủ về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng.Tuy nhiên, trong phần 2, phần kiểm soát rủi ro tín dụng tác giả chỉ nêu

- Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hiệp (2014) [6] về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh QuảngNgãi Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đầy đủ về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng.Tuy nhiên, trong phần 2, phần kiểm soát rủi ro tín dụng tác giả chỉ nêu các hình thức giám sát và cảnh báo rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay, cụ thể là kiểm tra giám sát tuân thủ chính sách, qui trình nghiệp vụ tín dụng Luận văn này đã kế thừa được các nghiên cứu về lý luận về RRTD, các nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng Tuy nhiên, hạn chế của đề tài của tác giả là do đề tài nghiên cứu ở phương diện rộng nên việc tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát RRTD còn hạn chế Tác giả chưa đề cập cụ thể các biện pháp kiểm soát RRTD như né tránh, hạn chế, chuyển giao,giảm thiểu và các hạn chế này được sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này.

Bố cục của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang - ĐàNẵng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

do chi phí giao dịch trong cho vay doanh nghiệp thấp so với qui mô cho vay.

- Thứ hai,về tính đa dạng của khoản vay, doanh nghiệp hoạt động theo qui định của pháp luật nên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh ghi chép đầy đủ và rõ ràng Thông tin tài chính của DNVV được thể hiện rõ ràng qua báo cáo tài chính của DNVV, qua đó giúp cho NHTM dể dàng giám sát được các hoạt động của DNVV Hồ sơ pháp lý của DNVV cũng rất rõ ràng nên NHTM không quá khó để đánh giá tư cách pháp lý của DNVV và những người liên quan.

- Thứ ba, về quy trình giải quyết khoản vay, cho vay doanh nghiệp thường chặt chẽ, mất nhiều thời gian, qua nhiều khâu công việc

- Thứ tư, về chi phí và lợi nhuận, trong cho vay doanh nghiệp chi phí ít do khoản vay lớn, rủi ro cao do khoản vay đa dạng và lợi nhuận nhiều do quy mô khoản vay. Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thường cao Giá trị tổn thất trong cho vay doanh nghiệp cũng chiếm giá trị lớn trong tổng tổn thất của NHTM.

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NHTM luôn phải đối diện với nhiều loại rủi ro Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng mà một tiến trình hoặc một sự kiện nào đó gây ra một kết cục không mong đợi lên tình hình tài chính của NHTM hoặc cản trở NHTM thực hiện các mục tiêu đã định

Trong các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, rủi ro tín dụng có tác động lớn nhất đến mục tiêu kinh doanh của NHTM Vậy rủi ro tín dụng là gì?

Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn (A.Saunder, H.Lange (1995),

Financial Institutions Management – A Modern Perpective, Irwin, Artarmon)

Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Timothy W.Koch (1995), Bank Management, University of South Carolina, The Dryden Press, page 107).

Theo khoản 1 Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rủi ro trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn (delayed payment) hoặc không thanh toán (nonpayment).

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.

Như vậy , rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp được hiểu là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ vay của DN tại NHTM do DN vay vốn không thực hiện đúng hạn hoặc không có khả năng thực hiện đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình theo cam kết.

Qua các khái niệm trên ta thấy, RRTD trong cho vay DN là một khái niệm có nhiều biểu hiện và nhiều cấp độ Mức thấp nhất của rủi ro tín dụng là sự trễ hẹn một vài ngày của dòng tiền đã cho vay dẫn đến quá hạn, nợ xấu, mức độ cao nhất là vỡ nợ.

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp khác nhau tùy theo mục đích, tiêu chuẩn Tuy nhiên, cách phân loại rủi ro tín dụng phổ biến hiện nay như sau:

- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay giải ngân, theo dõi, giám sát khoản vay).

Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).

- Căn cứ phạm vi gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro tín dụng đặc thù và rủi ro tín dụng hệ thống Rủi ro tín dụng đặc thù là rủi ro của một khoản tín dụng cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện Rủi ro tín dụng hệ thống là rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ những người vay như rủi ro tín dụng phát sinh do suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế,

1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a Nguyên nhân khách quan

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HÒA VANG-ĐÀ NẴNG (GỌI TẮT LÀ AGRIBANK HÒA VANG)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AGRIBANK HÒA VANG

2.1.1 Đặc điểm chung về quá trình hình thành; chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT VN

Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Cùng với ba ngân hàng chuyên doanh khác, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam chính thức được thành lập Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Sáu năm sau, ngày 15/10/1996, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 280/QĐ-NH5 thành lập và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàngNhà nước Việt Nam Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Xét chung trong toàn bộ các ngân hàng thương mại Việt nam, đặc điểm lớn nhất của NHNNo là một ngân hàng thương mại nhà nước vừa hoạt động kinh doanh vừa đáp ứng những mục tiêu quản lý vĩ mô của nhà nước mà một trong những mục tiêu đó là đó là hổ trợ phát triển nông nghiệp – nông thôn. NHNNo là ngân hàng hàng đầu cho vay khu vực nông thôn, kể cả ở những địa bàn còn nhiều khó khăn mà hiệu quả kinh doanh là chưa thể đáp ứng được.

2.1.2 Tổng quan về Agribank Hòa Vang

2.1.2.1 Về cơ sở vật chất, mạng lưới

Trên địa bàn huyện Hòa vang, Chi nhánh NHNNo là đơn vị ngân hàng có ưu thế rõ rệt về cơ sở vật chất và mạng lưới giao dịch Ngoài trung tâm chi nhánh, còn có một chi nhánh trực thuộc Hòa Sơn và Phòng giao dịch Hòa Phước với cơ sở vật chất tương đối đáp ứng nhu cầu giao dịch

Hạ tầng công nghệ đã được hiện đại hoá ở mức độ đáng kể Chương trình IPCAS đã được triển khai hổ trợ tốt cho quản lý tín dụng.

Với đặc điểm cho vay trên một địa bàn ngoại thành thành phố, ưu thế về cơ sở vật chất, mạng lưới cho phép khách hàng để dàng tiếp xúc với ngân hàng; ngược lại, cho phép nhân viên ngân hàng tiếp cận được dễ dàng, thuận tiện với khách hàng là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng quy mô tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trong hoạt động cấp tín dụng.

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quận Sơn trà

- Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh ngân hàng cấp trên và trước pháp luật trong việc điều hành của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh trực tiếp phụ trách công tác Kế hoạch, Hành chính-Nhân sự.

- Phó Giám đốc: Các Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc trong một số lĩnh lực do Giám đốc phân công, hiện nay chi nhánh có 2 Phó Giám đốc:

+ 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác Tín dụng, Dịch vụ và Marketing; + 1 Phó Giám đốc phụ trách công tác Kế toán, Công nghệ thông tin.

- Phòng Kinh doanh: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác tiền gửi bằng VND & ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xây dựng và thực hiện các kế hoạch

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

CN trực thuộc Hòa Sơn

Quan hệ trực tuyến kinh doanh theo định kỳ, kiểm tra các phòng giao dịch đối với mảng nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ, Phòng Kinh doanh được tổ chức thành 02 tổ: Tổ tín dụng và Tổ thẩm định do Trưởng và Phó phòng Kinh doanh kiêm nhiệm chức năng tổ trưởng.

- Phòng Kế toán-Ngân quỹ: Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng, chuyên về mảng huy động vốn và các dịch vụ thanh toán: chuyển tiền đi và đến, thu ngân sách nhà nước, phát hành và quản lý các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng, quản lý máy ATM, máy POS, dịch vụ ngân quỹ, lưu trữ hồ sơ chứng từ theo chế độ kế toán Bộ phận kho quỹ trực thuộc Phòng Kế toán – Ngân quỹ có trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt, điều và nhận tiền mặt giữa chi nhánh với ngân hàng cấp trên và các phòng giao dịch cấp dưới.

- Tổ Hành chính-Nhân sự: Phụ trách các công việc: hành chính, nhân sự, văn thư, lái xe, bảo vệ…

- Chi nhánh trực thuộc Hòa Sơn: Huy động vốn, đầu tư tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng tại địa bàn Hòa Sơn.

- Phòng Giao dịch Hòa Phước: Huy động vốn, đầu tư tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng tại địa bàn Hòa Phước và khu vực lân cận. Các phòng giao dịch thực hiện gần như hầu hết các nghiệp vụ như ngân hàng Agribank Hòa Vang nhưng có hạn mức giao dịch, hạn mức phê duyệt thấp hơn.

Hiện nay, tại chi nhánh này có tổng số nhân viên là 32 người Trong đó

24 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, 2 cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp và 6 nhân viên là lao động phổ thông, được cơ cấu như sau:Giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách chung; 01 Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh; 01 Phó giám đốc phụ trách phòng Kế toán - Kho quỹ; 7 nhân viên được phân công làm công tác Tín dụng; 10 nhân viên làm công tác kế toán; 4 nhân viên làm công tác kho quỹ; 2 nhân viên làm công tác hành chính; số nhân viên còn lại là lái xe và làm lao công tạp vụ.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hòa Vang

2.1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Hòa Vang trong 3 năm 2014 –2015–2016

Trong ba năm qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều biến động hết sức phức tạp, đã tạo ra nhiều khó khăn cho Agribank Hòa Vang Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn nhưng với sự cố gắng, nỗ lực và không ngừng học hỏi của cả một tập thể cán bộ đã đưa Agribank Hòa Vang vượt qua những khó khăn đó và trở thành một trong những NH TMCP mạnh thể hiện qua một số hoạt động kinh doanh sau:

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nên đây là hoạt động hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Vì vậy, phân tích tình hình huy động vốn là công việc thường xuyên và rất cần thiết của chi nhánh.Dưới đây là tình hình huy động vốn của chi nhánh trong ba năm 2014-2015-2016:

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn tại Agribank Hòa Vang

+ Không kỳ hạn 59,302 33.34% 152,032 71.07% 76,024 51.52% + Có kỳ hạn 6,748 3.79% 12,597 5.89% 7,814 5.30%

+ Không kỳ hạn 9,035 5.08% 2,302 1.08% 2,081 1.41% + Có kỳ hạn 102,810 57.79% 46,975 21.96% 61,632 41.77%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015,2016)

Nhìn chung vốn huy động trong năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2016 Mặc dù chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc cải thiện công tác huy động vốn, đã liên tục điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi VND và ngoại tệ một cách linh hoạt cho phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường, tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác cũng như tình hình kinh tế nói chung đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy khả năng huy động vốn từ dân cư của Agribankgiảm mạnh trong năm qua Trong thời gian đến, chi nhánh sẽ đưa ra nhiều hình thức khuyến mại, giới thiệu các dịch vụ tiện ích mà hệ thống Agribankmang lại cho khách hàng như phát hành thẻ ATM miễn và giảm phí, tiết kiệm dự thưởng do vậy, tình hình huy động vốn dự kiến sẽ phần nào được cải thiện tích cực trong thời gian tới. Đến cuối năm 2016 tổng nguồn vốn huy động quy VND là 147.551 triệu đồng, giảm 31.02% so với năm 2014, đạt 68% kế hoạch được giao. Trong tổng nguồn vốn, chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi TCKT đạt 83,838 triệu đồng, chiếm 56.82% trong tổng nguồn vốn, giảm 49.07% so với năm

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK HÒA VANG

Bảng 2.4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chỉ tiêu Tổng dư nợ Đối tượng

Tổng dư nợ Dư nợ Tỉ trọng/

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015,2016)

Theo bảng trên ta thấy toàn bộ các khách hàng doanh nghiệp được cấp tín dụng tại chi nhánh là các DNNVV, đây là đối tượng chủ yếu của chi nhánh Các doanh nghiệp này bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; điều này cho thấy lượng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh cũng đa dạng về loại hình và thành phần kinh tế chủ yếu tập trung là các doanh nghiệp sản xuất thương mại, dịch vụ và xây dựng Trong khi đó, cá nhân bao gồm cho vay các cá nhân có đăng ký kinh doanh và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt khác.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV là khá lớn (hơn 80%), cho thấy thị trường tín dụng của Chi nhánh chủ yếu là thị trường DNNVV Thị trường DNNVV được coi là một thị trường đầy tiềm năng, bởi số lượng đông, và nhu cầu vay vốn cao; thị trường này được các tổ chức tín dụng trên địa bàn hết sức coi trọng Bên cạnh đó, chi nhánh còn cấp tín dụng cho các đối tượng khác: DNTN và cá nhân, việc đa dạng hoá trong đối tượng cho vay góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Trong năm 2015, dư nợ tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh đạt

373,495 trđ, tăng nhẹ 125 % so với năm 2014 Đến 2016, dư nợ tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh tăng mạnh 132% so với năm 2015 và đạt 459,962 trđ Điều này càng chứng tỏ chi nhánh đã hết sức nỗ lực trong thời gian qua để có sự tăng trưởng đột biến như vậy, và đối tượng khách hàng chính là các DNNVV.

2.2.2 Cơ cấu tín dụng DNNVV tại Agribank Hòa Vang

TM, Dịch vụ Công nghiệp Xây dựng Nông lâm thủy hải sản Ngành nghề khác

Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ vay DNNVV theo ngành nghề

Do đặc thù DNNVV họat động đa dạng, có mặt trong tất cả các ngành nghề nên nhìn chung cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng DNNVV tại Agribank Hòa Vang không có sự phân bố chênh lệch lắm, ngoài trừ ba ngành nghề là công nghiệp, nông lâm thủy hải sản và thương mại dịch vụ, đây là những ngành nghề Agribank Hòa Vang tập trung phát triển mở rộng thị trường, một số khách hàng lớn tại chi nhánh như: Công ty TNHH MTV Con Đường Xanh Quảng Nam, Công ty TNHH MTV Thực Phẩm & Đầu Tư FOCOCEV… Bên cạnh đó, một số ngành nghề bị suy yếu chung do sự ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung như: xây dựng, thi công, kinh doanh bất động sản… bị trì trệ, không phát triển thì chi nhánh cũng đang có chính sách

7.33% chung là chưa mở rộng phát triển đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực này, vì vậy tỷ trọng dư nợ đối với các lĩnh vực này tương đối thấp

Nhìn chung, cơ cấu dư nợ vay đối với DNNVV theo ngành nghề của chi nhánh là khá đa dạng, và định hướng phát triển mở rộng thị trường về ngành nghề lĩnh vực của các DNNVV của chi nhánh là phù hợp với xu thế chung hiện nay

• Theo tài sản đảm bảo:

Một trong những điều kiện cho vay là khách hàng phải có tài sản đảm bảo, nó là phao cứu sinh cuối cùng khi nguồn trả nợ của khách hàng gặp rủi ro.Tuy nhiên, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện đủ trong việc xét duyệt cho vay, là nguồn dự phòng khi nguồn thu gặp rủi ro dẫn đến ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi Theo quan điểm này thì hiện nay việc áp dụng tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng tại Agribank Hòa Vang rất linh hoạt

Bất động sản Hàng hóa Quyền đòi nợ Động sản Giấy tờ có giá

Hình 2.4 Cơ cấu tín dụng DNNVV Agribank Hòa Vang theo TSĐB năm

Trong cơ cấu tài sản đảm bảo, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất

(chiếm tỷ lệ 59.68%), hàng hóa, động sản, quyền đòi nợ chiếm tỷ lệ trung bình Điều này giúp hạn chế được phần nào rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với DNNVV, vì khi xử lý TSĐB thì bất động sản là loại tài sản tương đối dễ xử lý, tính thanh khoản khá tốt, và giá cả tương đối ổn định so với các tài sản khác như: hàng hóa, động sản, quyền đòi nợ.

Agribank đã áp dụng nguyên tắc định giá các tài sản tập trung là định giá tại Phòng thẩm định Hội sở Agribank, tại chi nhánh có một cán bộ định giá trực thuộc Hội sở thực hiện công tác thẩm định giá tại Agribank Hòa Vang , nguyên tắc thẩm định giá các tài sản đang được áp dụng như sau:

Chỉ tiêu Nguyên tắc áp dụng

- Quyền sử dụng đất - So sánh với ít nhất ba tài sản có tương đồng về vị trí địa lý, đặc điểm từ đó tổng hợp đưa ra kết quả chung

- Công trình xây dựng, nhà xưởng - Dựa trên bảng đơn giá công trình xây dựng Tổng giám đốc ban hành từng thời kỳ * Tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản

- Phương tiện vận chuyển, hàng hóa - Dựa trên giá trị trên hóa đơn hoặc giá trị trên thị trường

Hiện tại, tuy Ngân hàng nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại tự do lựa chọn phương thức tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng Tuy nhiên, Trên quan điểm an toàn tín dụng, Agribank chưa mở rộng phương thức đảm bảo bằng tín chấp Đây cũng là một nhược điểm trong việc mở rộng kinh doanh Đối tượng khách hàng mục tiêu mà Agribank hướng tới là doanh nghịêp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế về vấn đề tài sản đảm bảo Chính vì vậy, khi muốn mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn nhất là trong môi trường các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì chính sách về tài sản đảm bảo phải thật linh hoạt thì mới có thể cạnh tranh lại các ngân hàng khác.

• Theo kỳ hạn khoản vay:

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 2.5 Cơ cấu dư nợ vay DNNVV theo kỳ hạn năm 2016

Theo kỳ hạn các khoản tín dụng, Tỷ lệ nợ ngắn hạn cao nhất, kế đến là nợ trung, dài hạn Điều này do hai nguyên nhân chủ yếu: (1) vì yếu tố rủi ro, độ rủi ro tỷ lệ nghịch với thời gian khoản tài trợ, điều đó có nghĩa là xét về

12.03% một khía cạnh nào đó, tín dụng ngắn hạn ít rủi ro hơn so với tín dụg trung và dài hạn.(2) chi phí vốn, chi phí vốn khoản tín dụng ngắn hạn rẻ hơn và dễ huy động hơn khoản tín dụng trung và dài hạn.

Tuy nhiên việc chỉ tập trung vào phát triển dư nợ ngắn hạn mà bỏ qua phát triển dư nợ trung dài hạn có thể gây ra sự không ổn định trong dài hạn đối với dư nợ của chi nhánh, dư nợ có thể biến động tăng hay giảm mạnh trong thời gian ngắn Bên cạnh đó, việc dho vay dễ dãi với lãi suất cao trong ngắn hạn sẽ đáp ứng nhu cầu ngắn hạn dồi dào cho doanh nghiệp nhưng thực tế là giết chết doanh nghiệp trong dài hạn.

• Theo chất lượng nợ vay

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ vay DNNVV năm 2016

Khoản mục Năm 2015 Tỷ trọng Năm2016 Tỷ trọng

- Nợ có khả năng mất vốn - 0.00% - 0.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016)

ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VÀ TÀI TRỢ RỦI

2.4.1 Những mặt thành công

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng: Công tác xếp loại tín dụng đối với khách hàng, thẩm định PAKD/DAĐT, quy trình cho vay, giám sát trong và sau khi cho vay, các biện pháp đảm bảo tiền vay áp dụng, công tác thu hồi nợ xấu, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro nhìn chung đã chấp hành đúng theo quy định của NHNo&PTNT VN, ngày càng đi vào bài bản, chất lượng thực hiện không ngừng cải thiện hơn Kết quả đạt được qua việc tình hình rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh đã và đang được kiểm soát, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giảm dần góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh xuống ở mức dưới 5%, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn thấp, khả năng nợ xấu phát sinh trong thời gian tới là không đáng kể Tổn thất thật sự do rủi ro tín dụng tại Chi nhánh phải bù đắp bằng quỹ dự phòng là rất thấp

2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Ngoài mặt đạt được nêu trên, hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định:

- Mức độ tin cậy của kết quả xếp loại tín dụng nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về việc để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, sàng lọc và lựa chọn khách hàng, áp dụng chính sách đối với khách hàng (như lãi suất cho vay, phí áp dụng, các biện pháp bảo đảm tiền vay…), phân loại khoản vay và quản lý nợ vay, căn cứ để trích lập dự phòng rủi ro.

- Công tác thẩm định khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung vào thẩm định về mặt tài chính, CBTD chủ yếu dựa vào số liệụ và tình hình mà khách hàng cung cấp, thiếu kiểm tra xác minh do vậy nên tính phản biện trong báo cáo thẩm định chưa cao Các nội dung quan trọng khác như phân tích dòng ngân lưu, phân tích ngành, kỹ thuật công nghệ, thị trường tiêu thụ, phân tích rủi ro còn sơ sài, chưa được chú trọng đúng mức

- Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay tại chi nhánh không được tiến hành kịp thời, đầy đủ, thường xuyên và đảm bảo chất lượng Nhiều khi kiểm tra sau chỉ mang tính đối phó, hình thức, chưa đi sâu vào các nội dung cơ bản như: mục đích sử dụng vốn vay, dòng tiền vay và tài sản hình thành, hàng tồn kho, công nợ, công tác hạch toán, tình hình SXKD của khách hàng

- Việc kiểm tra sau khi cho vay còn mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu dựa vào chứng từ, thông tin khách hàng cung cấp, ít kiểm tra tại hiện trường thực tế, chưa thật sự đi sâu đi sát vào yêu cầu về nội dung cần kiểm tra nhất là để xác minh khối lượng thực hiện, số lượng hàng hóa mua vào và dòng tiền thu vào khi bán ra.

- Ngân hàng còn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp yêu cầu khách hàng vay thực hiện nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay như: Mua bảo hiềm tài sản, máy móc thiết bị, hàng hóa đang vận chuyển hoặc lưu kho; Các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn ứng…

- Lãi suất cho vay còn mang tính cào bằng, áp dụng chung cho tất cả khách hàng (chỉ phân biệt hai mức cho vay đó là cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn) không phân biệt mức độ rủi ro cho từng khách hàng vay do vậy có thể nói là chưa có mức bù rủi ro hợp lý trong tính toán lãi suất cho vay.

- Các điều khoản trong hợp đồng tín dụng còn chung chung, chưa đưa ra những tình huống cụ thể và chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh các trường hợp có thể xảy ra tranh chấp Thiếu chi tiết các nội dung nhằm kiểm soát nợ vay như: điều kiện giải ngân , chứng từ cung cấp, biện pháp bên vay phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro liên quan đến vốn vay, các trường hợp dừng cho vay, giảm hạn mức hoặc thu hồi nợ trước hạn, các trường hợp và biện pháp áp dụng bổ sung…

- Việc định giá tài sản bảo đảm nợ vay nhiều khi còn mang tính chủ quan, chưa có bộ phận định giá độc lập, công tác đánh giá lại còn chưa kịp thời nhất là đối với các loại tài sản như máy móc thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận tải với đặc điểm là mức độ hao mòn lớn và giá trị giảm nhanh

- Tính đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng còn thấp: mới chỉ dừng lại cho vay bằng nội tệ chưa có cho vay bằng ngoại tệ, ngành nghề cho vay chưa phong phú, chủ yếu tập trung vào các như xây dựng, thương mại dịch vụ, khách sạn lưu trú.

- Chưa sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Nguồn tài trợ rủi ro phụ thuộc gần như hoàn toàn vào quỹ dự phòng trích lập, hoạt động thu hồi nợ xấu và thanh lý tài sản bảo đảm, chưa thực hiện từ các nguồn bên ngoài (bên thứ 3) như bán nợ, bảo hiểm tín dụng…

- Việc thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu còn chậm, công tác sử dụng quỹ dự phòng đã được trích lập để bù đắp rủi ro đưa nợ xấu ra theo dõi ngoại bảng nhằm trong sạch hóa bảng cân đối thực hiện còn chưa kịp thời Chính vì những hạn chế trên mà kết quả thu được trong hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro tại chi nhánh còn bất cập, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong hai năm 2014-2015 là rất cao tuy đã giảm vào cuối năm 2015 nhưng còn ở mức khá cao, đặc biệt là đối với cho vay doanh nghiệp, nợ xấu phần lớn phát sinh từ đây và tỷ lệ nợ xấu cho vay đối tượng này còn ở mức >5% Tỷ lệ nợ xấu này chỉ mới áp dụng đánh giá theo tiêu chuẩn định lượng (nợ quá hạn theo thời gian) nên chưa phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời mức độ rủi ro tín dụng tại chi nhánh, trong trường hợp áp dụng thêm tiêu chuẩn định tính chắc chắn tỷ lệ nợ xấu sẽ còn tăng cao hơn nữa (theo kết quả chạy thử phân loại nợ theo hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ mà NHNo&PTNT VN đang thử nghiệm vừa qua tại chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu lên đến gần 8%)

2.4.2.2 Nguyên nhân a, Nguyên nhân khách quan

- Trong thời gian qua và tình hình hiện nay do tác động của khủng khoảng của nền kinh tế, bất ổn của thị trường tài chính, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán xuống dốc cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, ngoài ra mức lãi suất cho vay hiện nay trên thị trường là rất cao (bình quân giao động từ 20% đến 25%/năm) vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp làm cho các doanh nghiệp lâm vào khó khăn, thua lỗ, phá sản…không trả được nợ cho ngân hàng dẫn đến hoạt động của ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro

- Thị trường cho vay tại thành phố Đà nẵng chưa phát triển và tương đối nhỏ, ngành nghề và lính vực hoạt động chưa phong phú, không có nhiều khách hàng và PASXKD/DAĐT có chất lượng cao Các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung, có quan hệ tín dụng với chi nhánh nói riêng chủ yếu là các đơn vị có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu bài bản, ít vốn, trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp nên dễ lâm vào khó khăn khi môi trường kinh tế có biến động Tính đến nay trên thành phố Đà nẵng đã có đến 56 ngân hàng thương mại đặt trụ sở kinh doanh chưa kể một số lượng lớn phòng giao dịch trực thuộc, sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng là rất lớn Do sức ép cạnh tranh gay gắt cùng với tình trạng khan hiếm khách hàng, phương án, dự án có chất lượng cao, ít có sự chọn lựa, nhiều ngân hàng để mở rộng tín dụng và tăng thị phần đã có xu hướng nới lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng Trong bối cảnh đó thì chi nhánh cũng khó có thể đi ngược lại xu hướng này do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA AGRIBANK HÒA VANG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA AGRIBANK HÒA VANG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020

Giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “ Tam nông” (Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân) Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước Duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý Ưu tiên đầu tư tín dụng cho “ Tam nông ”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ Tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu về cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng Không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạng công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa [Website Agribank, trang tin tức]

Về hoạt động nguồn vốn: Giữ vững và phát huy thế mạnh là một chi nhánh ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, sản phẩm tiền gửi đa dạng, không ngừng xây dựng và triển khai các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, chú trọng các sản phẩm phái sinh Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, huy động vốn từ nhiều thành phần kinh tế để tạo lập nguồn vốn có cơ cấu, chi phí hợp lý, ổn định, bền vững Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng, đầu tư, đảm bảo an toàn vốn.

Về hoạt động tín dụng: Xây dựng quan hệ lâu dài, bền vững với khách hàng, ưu tiên vào thị trường khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh, xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.

Về hoạt động dịch vụ: Đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong đó có cả dịch vụ truyền thống và hiện đại, tích cực cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, quy trình xử lý nhanh gọn, hiệu quả

Về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng: Kiểm soát RRTD dưới ngưỡng cho phép được xác định tùy theo từng thời kỳ theo nghị quyết của HĐTV Agribank (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 5% theo nghị quyết 02 ngày

3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020

 Các chỉ tiêu về tăng trưởng

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động: 12%/năm ~ 17% /năm

- Tăng trưởng tín dụng: 10% /năm ~ 15%/năm, số tăng trưởng dư nợ phải thấp hơn số tăng trưởng nguồn vốn sau khi trừ đi phần trích lập các quỹ theo quy định.

 Các chỉ tiêu về cơ cấu

- Cơ cấu nguồn vốn trung, dài hạn/Tổng nguồn vốn: ≥ 10%

- Cơ cấu nguồn vốn dân cư/Tổng nguồn vốn: ≥ 80%

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI

- Cơ cấu dư nợ trung hạn/tổng dư nợ: ≤ 40%

- Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn/Tổng dư nợ cho vay ≥ 80%

 Các chỉ tiêu về chất lượng

- Tỷ trọng thu dịch vụ/Tổng thu: ≥ 15%

- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: ≤ 5%

 Các chỉ tiêu về hiệu quả

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: 5%/năm~10%/năm

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CN HUYỆN HÒA VANG- ĐÀ NẴNG

3.2.1 Về kiểm soát rủi ro

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định a, Kiểm tra xác minh số liệu, thông tin khách hàng cung cấp: Điều khó khăn và vướng mắc nỗi cộm hiện nay tại chi nhánh trong thẩm định là việc kiểm tra, xác minh số liệu và thông tin mà khách hành cung cấp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng đặc biệt là đối với các trường hợp chưa qua kiểm toán Về phía ngân hàng do điều kiện không cho phép về thời gian, khả năng về trình độ, mức độ công việc cho phép nên CBTD không thể làm thay công việc như kiểm toán viên được, do đó việc kiềm tra xác minh chỉ nên giới hạn và tập trung ở một số nội dung và có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu

- Về kiểm tra, xác minh thông tin trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:

Trên cơ sở số liệu hiện tại và các năm trước đây, CBTD phân tích tỷ trọng cơ cấu của từng danh mục tài sản có và tài sản nợ, phân tích sự biến động qua các năm, nếu có dấu hiệu bất thường và khả nghi nào thì tập trung làm rõ, trong kiểm tra cần chú trọng đến các nội dung sau:

+ Đối chiếu công nợ: Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bảng kê công nợ, thời hạn thanh toán cuối cùng của công nợ, CBTD tiến hành đối chiếu, đặc biệt là những công nợ lớn để xác minh chất lượng công nợ, trên cơ sở của đối chiếu loại trừ các công nợ không thể thu hồi trong các khoản phải thu Kiểm tra việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

+ Kiểm tra hàng tồn kho: Được tiến hành kiểm tra trên hồ sơ sổ sách và thực tế lưu kho để xem xét liệu hàng tồn kho được định giá chính xác hay không và những hàng hỏng, không sử dụng được hoặc khó tiêu thụ có tính vào tài khoản này hay không Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Kiểm tra việc trích khấu hao: xem xét khấu hao có được thực hiện theo quy định, thiếu thừa trong trích khấu hao, Có sự thay đổi nào trong phương pháp khấu hao đang áp dụng.

+ Kiểm tra trên sổ sách ghi chép và hạch toán xem những khoản đặt cọc, ứng trước đã được thu nhận hay chưa.

+ Khoản vay nợ ngân hàng có được hạch toán đầy đủ không (có thể đối chiếu theo bảng kê doanh nghiệp cung cấp và thông tin CIC).

+ Những chi phí trả trước, chi phí dồn tích có được hạch toán đầy đủ hay không.

- Kiểm tra báo cáo lãi lỗ: Kiểm tra các khoản mục bao gồm doanh thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng và chi phí chung có được hạch toán đầy đủ chính xác không Có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo quyết toán thuế để kiểm tra đối chiếu. b, Phân tích dòng ngân lưu:

Cần xem phân tích lưu chuyển tiền tệ như là một nội dung bắt buộc và cần đi sâu để đánh giá chất lượng của lợi nhuận cũng như biết được những dấu hiệu bất thường của dòng tiền để việc đánh giá được xác thực hơn. c, Thẩm định PAKD/DAĐT:

Trong nội dung thẩm định cần yêu cầu CBTD so sánh đối chiếu các chỉ tiêu xây dựng kế hoạch mới của khách hàng với số liệu đã thực hiện các năm trước đó (nếu có), ngoài ra còn phải so sánh đối với các PAKD/DAĐT tương đương cùng với việc đưa ra giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật… hiện tại trên thị trường để tiện đối chiếu. d, Phân tích rủi ro:

Cần đưa nội dung phân tích rủi ro như là một nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định Nội dung phân tích rủi ro cần nêu và nhận định các trường hợp rủi ro cụ thể có thể xảy ra và mức độ ảnh hưởng, trường hợp rủi ro nào đã có biện pháp ngăn ngừa, trường hợp nào chưa có để trên cơ sở đó người có trách nhiệm phê duyệt có căn cứ đưa ra quyết định

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sau Để tránh xảy ra tình trạng kiểm tra sau chỉ mang tính hình thức đối phó, chi nhánh cần phải yêu cầu và kiểm tra việc thực hiện đối với CBTD các nội dung kiểm tra cụ thể qua mẫu kiểm tra với các nội dung mang tính bắt buộc như:

- Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ: hợp đồng mua vật tư hàng hóa, phiếu chi tiền mặt, chuyển khoản, hóa đơn, phiếu nhập kho đối chiếu công nợ, chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng Yêu cầu photocopy kẹp vào biên bản kiểm tra hoặc kê lên danh sách chi tiết (nhưng phải ghi cụ thể số xeri, ngày lập, đơn vị cung cấp) Ngoài ra còn phải kiểm tra sổ sách theo dõi hạch toán, sổ quỹ của doanh nghiệp (có thể chọn mẫu điển hình đối với các khoản lớn)

- Kiểm tra tại hiện trường: thị sát tiến độ thực hiện, công trường thi công,quá trình giao nhận vật tư hàng hóa, máy móc thiết bị … Mang tính thường xuyên và sát sao hơn.

Công tác kiểm tra sau tại chi nhánh cần phải được đặc biệt chú trọng hơn nữa nhất là trong tình hình hiện nay khi mà nhiều doanh nghiệp SXKD vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích lâm vào cảnh khó khăn, mất khả năng thanh toán, thua lỗ phá sản bởi đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua USD, dùng vốn vay ngắn hạn đầu tư dự án trung dài hạn, không đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh chính…

3.2.1.3 Kiểm tra, giám sát vốn tự có tham gia

Ngoài việc kiểm tra trên số liệu sổ sách báo cáo của doanh nghiệp, chi nhánh cần kiểm tra giám sát việc thực hiện thực tế Đặc biệt đối với việc cho vay để xây dựng công trình thì yêu cầu khách hàng dùng vốn tự có để thực hiện trước, ngân hàng chỉ phát tiền vay phần tiếp theo sau khi đã kiểm tra giá trị mà doanh nghiệp tự đầu tư, đối với công trình lớn và phức tạp có thể yêu cầu kiểm toán.

3.2.1.4 Áp dụng lãi suất cho vay thích hợp

Chi nhánh nên áp dụng lãi suất cho vay có tính toán đưa vào khoản phí bù rủi ro (cấu thành trong lãi suất) đối với từng trường hợp khách hàng dựa trên mức độ rủi ro, đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao thì áp dụng lãi suất cao hơn và ngược lại thay vì thực hiện lãi suất cho vay cào bằng như hiện nay Tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro dựa trên kết quả việc đánh giá và xếp loại khách hàng của chi nhánh mức lãi suất cho vay được công bố minh bạch rõ ràng đối với từng loại khách hàng để thực hiện chính sách thu hút khách hàng tốt cũng như khách hàng đã vay cũ nhìn vào để phấn đấu nhằm đạt thứ tự xếp hạng cao hơn.

3.2.1.5 Sử dụng điều khoản hợp đồng để hạn chế rủi ro

Ngày đăng: 13/08/2024, 09:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11] Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S. Rose
Năm: 2004
[13] Nguyễn Thị Kim Sơn (2010), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học ĐàNẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối vớicác doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Sơn
Năm: 2010
[14] Nguyễn Quang Thu và c.s (1998), Quản trị rủi ro , Nhà xuất bản Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro
Tác giả: Nguyễn Quang Thu và c.s
Năm: 1998
[15] Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinhdoanh ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Năm: 2002
[16] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanhngân hàng
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Năm: 2006
[17] Trần Chiến Thắng (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăl Lắk, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăl Lắk
Tác giả: Trần Chiến Thắng
Năm: 2012
[18] Đinh Thị Thanh Vân (2012), “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (Số 22), tr. 5-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích dựphòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế”, "Tạp chíNgân hàng
Tác giả: Đinh Thị Thanh Vân
Năm: 2012
[10] Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật Doanh nghiệp Khác
[12] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w