1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tác giả Tác giả
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2016
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ . BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,chịu sự tác động của các mối quan hệ ngoại thương ngày càng đa dạng, phứctạp hơn Hải quan được ví như “người gác cổng nền kinh tế” vừa tạo thuận lợithông thoáng hoạt động thương mại - đầu tư - du lịch, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế; nhưng phải kiểm soát được buôn lậu, gian lận thương mại, bảo

vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội Thủ tục hải quanđiện tử Việt Nam bắt đầu thí điểm từ 2005, đến nay sau một thời gian áp dụng

đã nhận được nhiều lợi ích rất lớn như tích cực nghiên cứu, xây dựng, đẩymạnh áp dụng nhiều phương thức quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại vàoquản lý nhà nước về hải quan, qua đó, đã góp phần bảo đảm thực hiện chínhsách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và côngnghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.Với việc sử dụng thủ tục hải quan truyền thống, rườm rà và nhiều thủ tụchành chính công kềnh làm cho công tác thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu gặp nhiều vướng mắc, quá trình thông quan hàng hóa chậm, gây nêntình trạng ứ đọng hàng hóa và không huy động được nguồn vốn đầu tư cũngnhư thương mại quốc tế Thủ tục hải quan điện tử đáp ứng được việc giao dịchxuất nhập khẩu hiện đại, thông quan hàng hóa nhanh, kiểm soát an toàn và kíchthích thương mại quốc tế

Việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện ở Cục hải quanCần Thơ nói riêng và cả nước nói chung thì rất sớm Tuy nhiên vẫn còn tồn tạinhiều mặt hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là bối cảnh hội nhập, tuân thủ thựchiện cam kết quốc tế Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa nhanh chóng nhưng vừa đảm bảo việc quản lý, giám sát của cơ quanhải quan được đảm bảo thì vấn đề đặt ra cho ngành hải quan là phải đẩy mạnhhơn nữa công tác cải cách, hiện đại hóa ngành hải quan mà trọng tâm là việc ápdụng mạnh mẽ công tác quản lý hàng hóa vào nghiệp vụ quản lý hải quan điện

tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa cực kỳ quan trọng đối với

sự phát triển kinh tế đất nước, xác định vai trò chiến lược này của công tácquản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của tổng Cục Hải quan nói chung và Cục Hải

quan TP Cần Thơ nói riêng tác giả chọn đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG THỦ TỤC

i

Trang 2

HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản

lý hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần đóng góp vào sự phát triển của thànhphố và đất nước

2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ” với mục tiêu nghiên cứu là

nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng triển khai thủ tục hải quan điện tử Việt Nam vàocông tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của TP Cần Thơ trong bối cảnh ápdụng các chuẩn mực hải quan hiện đại

- Phân tích ưu và nhược điểm, nguyên nhân dẫn đến các sai sót trongviệc triển khai thủ tục hải quan điện tử vào công tác quản lý hàng hóa xuấtnhập khẩu của TP Cần Thơ

- Đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm đẩy mạnh công tácquản lý hàng hóa một cách có hiệu quả

3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Về phương diện lý luận

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản, phân tích nội hàm và đưa ranội dung mới về: hải quan, thủ tục hải quan, thủ tục hải quan điện tử, chuẩnmực hải quan hiện đại, điều kiện áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại vào thủtục hải quan điện tử

- Nghiên cứu các công ước, điều ước quốc tế về hải quan từ đó rút ra thủtục hải quan điện tử hiện đại, phổ quát; đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ ápdụng các chuẩn mực hải quan hiện đại trong thực hiện thủ tục hải quan điện tửvào công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

3.2 Về phương diện thực tiễn

- Từ kinh nghiệm của một số nước có điều kiện tương đồng với ViệtNam, rút ra những bài học thành công, thất bại của các nước khi áp dụng thủtục hải quan điện tử trong công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu hoànthiện hoạt động xuất nhập khẩu tại TP Cần Thơ

Trang 3

- Phân tích, đánh giá toàn diện dưới nhiều khía cạnh thực trạng áp dụngthủ tục hải quan điện tử Việt Nam vào công tác quản lý hàng hóa xuất nhậpkhẩu, thông qua số liệu thứ cấp và số liệu từ cuộc điều tra, khảo sát doanhnghiệp, cán bộ, công chức hải quan trên địa bàn TP Cần Thơ.

- Xây dựng mục tiêu, phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý hànghóa trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đến năm 2020; đề xuất các nhómgiải pháp cốt lõi trong đó tiêu biểu giải pháp cho Cục Hải quan TP Cần Thơ;các điều kiện đảm bảo để hoàn thiện quản lý hàng hóa khi áp dụng quy trìnhthủ tục hải quan điện tử

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc công tác triển khai thủ tụchải quan điện tử trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu vào quy trình thủ tụchải quan điện tử tại Cục Hải quan TP Cần Thơ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhậpkhẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP Cần Thơ

- Phạm vi về không gian: Cục Hải quan TP Cần Thơ

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sửdụng từ năm 2014 – 2016 Giải pháp định hướng đến năm 2022

5 Phương pháp nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu

5.1 Phương pháp chung

Các vấn đề liên quan đến đề tài luận văn sẽ được nghiên cứu dựa trên

cơ sở các lý thuyết kinh tế hiện đại, những quy định pháp lý của WTO, củaNhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hải quan và những cam kết của Việt Namvới các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này

Để có thể cung cấp cho người đọc một cái nhìn xuyên suốt, đề tài luậnvăn sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp nghiêncứu định tính với thống kê mô tả

5.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến 3 chuyên gia trong ngành

iii

Trang 4

Hải Quan.

- Phương pháp phân tích: Xem xét sự hoạt động quản lý hàng hóa xuấtnhập khẩu của Cục Hải quan TP Cần Thơ trong mối quan hệ với các yếu tốbên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội…), các yếu tố bên trong Cục Hảiquan TP Cần Thơ

- Phương pháp phân tích thống kê: Tác giả sẽ sử dụng nguồn dữ liệuthứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáoquản lý của Cục Hải quan TP Cần Thơ, của các doanh nghiệp trong địa bàn

TP Cần Thơ, các sở ban ngành liên quan…

- Các phương pháp khác: tham khảo và tổng hợp tài liệu từ sách báo,internet… liên quan đến đề tài

6 Bố cục của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo

và phụ lục thì luận văn được kết cấu thành 4 chương với tên gọi của từngchương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hàng hóa xuất nhập

khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP Cần Thơ

Chương 3: Phân tích ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử tại CụcHải quan TP Cần Thơ

Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác quản lý hàng hóa xuất nhập

khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử TP Cần Thơ

7 Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Trên thế giới, thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) được ứng dụng phổbiến đặc biệt là các nước kinh tế phát triển, quá trình thực hiện từ thập kỷ 80thế kỷ trước; nhiều công trình nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về ứng dụngnghiệp vụ hải quan hiện đại vào thủ tục hải quan Đối với các công trình trongnước chủ yếu tập trung nghiên cứu cho triển khai thí điểm TTHQĐT về xâydựng mô hình tổ chức, công nghệ thông tin và rộng hơn là các kế hoạch hiệnđại hóa hải quan Trong quá trình quản lý nhà nước về hải quan thì tạo điều

Trang 5

kiện thuận lợi trong việc thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu là nhiệm vụ quan trọng Để thực hiện điều đó thì cơ quan hải quan phảikhông ngừng cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa mà trọng tâm là côngtác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phải được đặt lên hàng đầu, không ngừngđẩy mạnh, tăng cường và nâng cao.

Tuy nhiên tại Cục Hải quan TP Cần Thơ công tác quản lý hàng hóaxuất nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử được triển khai, banđầu chỉ mới dừng lại việc áp dụng đơn thuần, chưa đi sâu vào phân tích đánhgiá thông tin thu thập từ doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thông quan hànghóa đảm bảo, nhanh chóng Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnhvực quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Hải quan Cần Thơ Do đó, đề tài

luận văn“Hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu bằng thủ tục

hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP Cần Thơ” không những hệ thống hóa

về cơ sở lý luận trong việc áp dụng quản lý rủi ro vào thực hiện thủ tục hảiquan điện tử mà còn góp phần định hướng, xây dựng các giải pháp nhằm đưacông tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển trong thời gian tới

v

Trang 6

1.1.1 Khái niệm quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1.1.1.1 Hải quan và thủ tục hải quan

- Hải quan: là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia

trong giao thương quốc tế Thực hiện đảm bảo an ninh kinh tế, an toàn xã hộibằng việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thu thuế và phí, thông quan và ngănngừa vi phạm pháp luật, gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh

- Thủ tục hải quan: Luật Hải quan (Việt Nam) định nghĩa “thủ tục hải

quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thựchiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải” Côngước Kyoto định nghĩa tổng quát: “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơquan hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sựtuân thủ pháp luật hải quan”

- Thủ tục hải quan truyền thống: là thủ tục hải quan được thực hiện bằng

hình thức thủ công và bắt đầu có sự ứng dụng cơ giới hóa (bằng fax, điện tín

và kiểm tra hành lý, hàng hóa bằng máy soi đơn giản) trong quản lý hoạt độngxuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh phương tiện vận tải ở mỗi quốcgia

- Thủ tục hải quan điện tử: là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan

và các bên liên quan phải thực hiện nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật hảiquan, dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, phương tiện giaotiếp internet

1.1.1.2 Thủ tục hải quan điện tử

a Khái niệm về thủ tục hải quan điện tử

Để hiểu rõ thủ tục HQ điện tử là gì, trước hết chúng ta hãy bắt đầubằng khái niệm thủ tục HQ

Trang 7

Theo định nghĩa tại chương 2 Công ước Kyoto: “Thủ tục HQ là tất cả cáchoạt động mà cơ quan HQ và những người có liên quan phải thực hiện nhằmđảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ.” Theo quy định của Luật HQ năm 2014,tại khoản 23, Điều 4 thì “Thủ tục HQ là các công việc mà người khai HQ vàcông chức HQ phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa,phương tiện vận tải.”

Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục HQ chủ yếu được thực hiện bằngphương pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyềnthống (khai báo từ xa) - kết hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằngđĩa mềm, khai báo qua mạng internet kết hợp hồ sơ giấy) Trong phương phápnày, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai HQ và công chức HQ trongquá trình làm thủ tục HQ và sử dụng hồ sơ giấy Hiện nay, ngoài phương pháptruyền thống, bán truyền thống, thủ tục HQ còn được thực hiện hoàn toàn bằngphương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữ liệu điện tử) Người khai HQ có thểđăng ký hồ sơ làm thủ tục HQ bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện

tử đến cơ quan HQ và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từphía cơ quan HQ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Công chức HQ tiếpnhận, kiểm tra hồ sơ do DN gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho DNcũng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Trong việc làm thủ tục HQ,người khai HQ và công chức HQ không có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một sốtrường hợp ngoại lệ)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP củaChính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hảiquan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan thì Thủ tục HQĐT là thủ tục HQ,trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thôngtin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên

quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan [2] Như

vậy, trong thủ tục HQĐT thì người khai HQ được khai và gửi hồ sơ HQ thôngqua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của HQ Đối với công chức HQ thì việc tiếpnhận và đăng ký hồ sơ HQ được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống xử lý

dữ liệu điện tử của HQ

b Vai trò của thủ tục hải quan điện tử

- Đối với hội nhập quốc tế: gắn kết nhanh, xóa bỏ rào cản về địa lý, hiệu

lực cao, hiệu quả tốt của TTHQĐT trong hợp tác và phát triển giao thươnggiữa các quốc gia

- Đối với công tác quản lý nhà nước: cho phép đơn giản hóa, giảm thiểu

số lượng thủ tục hành chính của ngành hải quan Cho phép thực hiện triệt để

2

Trang 8

hơn nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất Tác động và thúc đẩy các cơquan quản lý nhà nước đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa - ứng dụng công nghệthông tin trong thủ tục hành chính Minh bạch, rõ ràng nên cho phép tăngcường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

- Đối với doanh nghiệp: tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do cắt giảm chi

phí về phí làm tờ khai hải quan, giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, giảmchi phí lưu kho bãi hàng hóa, giảm chi phí đưa và nhận hối lộ với công chứchải quan Tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, xóa bỏ cácrào cản quốc gia do thực hiện “một cửa quốc gia”, “một cửa khu vực”

1.1.1.3 Giới thiệu về Hệ thống VNACCS/VCIS

Hệ thống VNACCS/VCIS (Viet Nam Automated Cargo ClearanceSystem) là hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hiện nay mà cơ quan hải quan dùng

để thực hiện tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan và thông quan hàng hóa xuấtnhập khẩu cho doanh nghiệp Hệ thống VNACCS/VCIS được Hải quan NhậtBản chuyển giao cho Hải quan Việt Nam trên tinh thần quan hệ hợp tác chiếnlược giữa hai nước theo gói hỗ trợ toàn diện dưới hình thức viện trợ khônghoàn lại để phát triển và xây dựng hệ thống thông quan tự động cho Hải quanViệt Nam dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của hệ thống NACCS/CIS củaNhật Bản Hệ thống VNACCS/VCIS gồm 02 hệ thống nhỏ:

a Hệ thống VNACCS là Hệ thống thông quan tự động dùng để thôngquan hàng hóa So với hệ thống hiện hành, Hệ thống VNACCS có điểm mới làtập trung cả 03 khâu: Khâu trước, trong và sau thông quan Hệ thống hiện tạichỉ tập trung khâu trong và sau thông quan Hệ thống VNACCS mở rộng thêmcác chức năng, thủ tục mới, đó là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục

áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối vớihàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất

Chức năng khác của Hệ thống VNACCS là tăng cường kết nối với các

Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window) Theo thiết

kế, Hệ thống VNACCS có sự kết nối với các Bộ, Ngành Cơ quan Hải quan sẽgửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành.Kết quả xử lý cấp phép sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống

Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanhnghiệp Hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử.Thời gian xử lý đối với hàng luồng xanh là 1 - 3 giây Thời gian xử lý đối vớiluồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm trathực tế hàng hóa Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệthông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng,

Trang 9

dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.

Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trước thông quan: trước thôngquan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàngđến/khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâukhai báo

Một trong những nội dung thay đổi tương đối lớn của Hệ thốngVNACCS liên quan đến hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất Khi ápdụng Hệ thống VNACCS sẽ thực hiện theo hướng thanh khoản theo từng tờkhai, thực hiện quản lý theo từng phương tiện vận tải Doanh nghiệp sẽ thựchiện tự khai, tự chịu trách nhiệm và tự thanh khoản Cơ quan Hải quan chỉkiểm tra trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro đối với việc thanh khoản

Về xác định trị giá: hiện tại, Việt Nam áp dụng 06 mẫu Tờ khai trị giátương ứng với 06 phương pháp xác định trị giá Khi áp dụng Hệ thốngVNACCS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháptrị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu Do đó, về cơ bản, đối với phương pháptrị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay Đểđảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, những lô hàng có sự nghivấn về giá sẽ chuyển sang khâu sau thông quan để xác định Bộ phận nào xử

lý việc này sẽ được cân nhắc cụ thể trước khi đưa hệ thống này đi vào vậnhành

Về giám sát, quản lý hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệthống VNACCS, hệ thống sẽ được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, gomcác quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…

về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất

là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sátcủa hải quan Hiện tại chưa có loại hình đối với chuyển cảng Vì vậy, căn cứtheo Công ước Kyoto sửa đổi và thực tiễn của Hải quan các nước, trong dựthảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung có đưa nội dung này theo hướng doanhnghiệp vận tải chịu trách nhiệm cập nhật thông tin và phản hồi thông tin trên

hệ thống về hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát của Hải quan tại điểm

đi và điểm đến để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát của hải quan

Về chế độ quản lý của hải quan: Theo quy định hiện tại, hiện có khoảngtrên 200 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu Để đảm bảo và tạo thuận lợi choviệc quản lý hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ướcKyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lýhải quan với khoảng 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu Bên cạnh đó, khithực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không phân biệt loại hình mậu dịch và

4

Trang 10

phi mậu dịch, sự khác nhau chủ yếu là về mặt chứng từ Ngoài ra, một số loạihình đặc thù như hàng hóa mang vào, mang ra của cư dân biên giới, hàng anninh quốc phòng, hàng trị giá thấp sẽ được thực hiện thủ công [3].

b Hệ thống VCIS là Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ đượctích hợp, kết nối với nhiều hệ thống vệ tinh như: Hệ thống thông tin QLRR; hệthống quản lý thuế (KT559)…chủ yếu thực hiện chức năng phân luồng tựđộng trên Hệ thống VNACCS

Nguồn: Tài liệu tập huấn chuyên sâu về quản lý rủi ro tại Hà Nội, tháng 9/2014

Hình 1 Mô hình kết nối dữ liệu giữa Hệ thống VNACCS và VCIS

Hệ thống VNACCS truyền các dữ liệu trực tuyến và định kỳ 1 ngày 1 lầnsang Hệ thống VCIS gồm các tờ khai phân luồng xanh, vàng, đỏ để cơ quanhải quan thực hiện kiểm tra và các thông tin liên quan đến người xuất nhậpkhẩu…

Hệ thống VCIS sẽ truyền các thông tin liên quan đến thiết lập tiêu chí rủi

ro sang Hệ thống VNACCS để thực hiện phân luồng tờ khai Các thông tinnày được truyền tức thời khi phát sinh và định kỳ 01 ngày 01 lần

1.1.1.4 So sánh giữa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và hải quan truyền thống

Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử như hiện nay đã giúp cho cơ quanquản lý và doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực trong đó, đối với cơquan hải quan tiết kiệm được lực lượng công chức phải quản lý, giảm được cácrủi ro khi tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, hàng hóa Đối với doanh nghiệp

Trang 11

giúp tiết kiệm được chi phí trong việc đi lại, tiết kiệm được thời gian trong việcthông quan nhanh chóng, từ đó tạo được lợi thế trong cạnh tranh sản xuất.Chúng ta hãy nhìn vào bảng 1 dưới đây:

Nội dung Quy trình thủ tục HQ

là luồng xanh thì thông quantrong vòng từ 1-3 giây

Hồ sơ giấy

Cách thức khai báo

Thực hiện tại cơ quan DN,

DN tạo thông tin trên máytính và gửi đến cơ quan hảiquan thông qua mạng Internet

DN mang bộ hồ sơgiấy đến chi cục hảiquan cửa khẩu nộptrực tiếp cho cơ quanhải quan khi đăng ký

tờ khai

Nhập thông tin

vào hệ thống

Hệ thống lưu trữ thông tin do

DN tạo và gửi đến Khi khaibáo qua hệ thốngVNACCS/VCIS, các dữ liệu

sẽ được lưu lại trên hệ thống(trong vòng 7 ngày) thuận lợicho doanh nghiệp có thể lấylại các thông tin khi cần thiết,không phải khai báo lại

Công chức đăng kýtiếp nhận hồ sơ nhập

dữ liệu trực tiếp hoặcnhập từ đĩa mềm do

DN cung cấp vào hệthống, hoặc khai báoqua mạng

Phân luồng tờ khai

Hệ thống sẽ thực hiện việcphân luồng Công chức hảiquan đề xuất thay đổi luồngkiểm tra khi có dấu hiệu viphạm

Công chức tiếp nhận

in lệnh hình thức,mức độ kiểm tra từ

hệ thống và lãnh đạochi cục quyết địnhhình thức, mức độ tỉ

lệ kiểm tra

6

Trang 12

Nội dung Quy trình thủ tục HQ

và tính thuế theo quy định

Doanh nghiệp khaibáo và tự tính thuếtrên tờ khai giấy

Kiểm tra

tính thuế

DN tự khai, tự chịu tráchnhiệm về thông tin khai báo

Hệ thống tự kiểm tra tínhthuế

Công chức kiểm tratính thuế trên hồ sơgiấy

Thông báo thuế

Hệ thống tự cấp thông báo gửicho doanh nghiệp thông qua

hệ thống

Công chức hải quan

in thông báo thuếgiấy gửi cho doanhnghiệp nộp thuế

Nộp thuế

Hệ thống tự kiểm tra việc nộpthuế của doanh nghiệp thôngqua các Ngân hàng, Kho bạc

Nếu doanh nghiệp đã nộp thuếtại Ngân hàng và Kho bạc thì

hệ thống sẽ xác nhận hoànthành nghĩa vụ nộp thuế đểlàm căn cứ thông quan

Ngược lại, hệ thống sẽ khôngthông quan

Doanh nghiệp nộpthuế trực tiếp tại Khobạc, Ngân hàng hoặc

cơ quan hải quan vàchứng minh bằngviệc xuất trình giấynộp tiền vào ngânsách bằng giấy cho

cơ quan hải quan

Nộp lệ phí

Nộp trực tiếp tại kho bạc định

kỳ 01 tháng/01 lần hoặc theotừng tờ khai và truyền về cơquan hải quan thông quan hệthống

Nộp tại cơ quan hảiquan hoặc kho bạc vàxuất trình giấy nộptiền cho cơ quan hảiquan

Kiểm tra

hàng hoá

Ghi kết quả kiểm tra

Kết quả kiểm tra được côngchức kiểm tra nhập vào hệthống

Kết quả kiểm trađược công chức kiểmtra ghi trực tiếp vào

tờ khai

Trang 13

Nội dung Quy trình thủ tục HQ

điện tử

Quy trình thủ tục

HQ truyền thống

Duyệt thông quan hàng hoá

Sau khi hàng hoá đã đượckiểm tra và đã qua khâu kiểmtra hồ sơ sau kiểm hoá, côngchức hải quan thông quan trên

hệ thống Đối với luồng xanh,khi DN đã nộp thuế thì hệthống tự thông quan

Công chức ký duyệtthông quan và đóngdấu trên tờ khai giấy

Nhận hàng tại cảng, cửa khẩu

Doanh nghiệp tự in tờ khaitrên hệ thống đầu phía doanhnghiệp để nhận hàng

Cơ quan hải quanđóng dấu xác nhận vàgửi cho doanh nghiệp

tờ khai giấy để nhậnhàng

Cơ quan hải quan chỉ lưu bộ

hồ sơ kèm theo tờ khai đối vớihàng luồng vàng và luồng đỏ

Đối với hàng luồng xanh đượclưu trữ trên hệ thống Doanhnghiệp tự in tờ khai để lưu trữ

Cơ quan hải quan kýđóng dấu trả lại chodoanh nghiệp 01 bộ

tờ khai để thực hiệncác công việc tiếptheo

Bảng 1 Bảng so sánh giữa các lợi ích chủ yếu giữa hải quan điện tử

và hải quan truyền thống

1.2 KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG QUẢN

LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

1.2.1 Khái niệm chuẩn mực hải quan hiện đại

- Chuẩn mực hải quan: là tất cả các quy định mang tính pháp lý, quy

chuẩn trong hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia với nhau và giữa quốcgia với tổ chức liên quan về thủ tục hải quan được các tổ chức quốc tế banhành và các quốc gia thành viên chấp thuận để thực hiện theo

- Chuẩn mực hải quan hiện đại là: là chuẩn mực về hải quan được thực

hiện dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, giao dịch điện tửtrong môi trường internet để thực hiện thủ tục hải quan điện tử Trong số hệ

8

Trang 14

thống công ước, điều ước quốc tế về hải quan do WCO, WTO, UN ban hành,

có 12 chuẩn mực phổ quát, cần thiết được nhiều nước áp dụng trong xây dựng

và hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử gồm:

STT Chuẩn mực hải quan hiện đại Tổ chức ban hành

Nguồn: Tổng hợp tập huấn về rà soát thực hiện cam kết quốc tế Hải quan Việt Nam,

năm 2014

Bảng 2 Danh mục các chuẩn mực hải quan hiện đại phổ quát,

cần thiết áp dụng trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1.2.2 Điều kiện áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụngphần mềm khai hải quan điện tử và đăng ký tham gia kết nối với hệ thốngVNACCS (là hệ thống tiếp nhận việc khai báo và phản hồi thông tin chongười khai hải quan) để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối;khi khai báo làm thủ tục hải quan người khai hải quan phải sử dụng chữ ký số

Trang 15

Hình 2 Mô hình tổng quan Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

Một số đặc điểm khi thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS:

- Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thựchiện thông qua các mã nghiệp vụ trên Hệ thống (chi tiết tại Phụ lục 1)

- Các chỉ tiêu thông tin khai báo trên tờ khai hải quan điện tử phần lớnđều được mã hóa Hệ thống hỗ trợ giúp khai thông tin ở mức tối thiểu Dựatrên dữ liệu khai báo, Hệ thống sẽ tự động tính toán và điền thêm các thông tincòn lại Chỉ tiêu thông tin khai báo xem Phụ lục 2

- Trước khi khai báo chính thức, người khai hải quan phải đăng ký trướcthông tin đến Hệ thống, gọi là khai báo tạm (minh họa màn hình khai báo tờkhai nhập khẩu xem Phụ lục 3) Thông tin khai báo tạm được sửa đổi khônghạn chế số lần và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa 07 ngày, kể từ thời điểmđăng ký trước hoặc thời điểm có sửa đổi cuối cùng Hệ thống chỉ thực hiệnphân luồng khi tờ khai hải quan được khai báo chính thức

10

Trang 16

- Số tờ khai hải quan điện tử gồm 12 ký tự số, trong đó ký tự thứ 12 mặcđịnh là số 0 với lần đăng ký đầu tiên; hai ký tự đầu của tờ khai xuất khẩu là

“30”, tờ khai nhập khẩu là “10” (ví dụ: tờ khai số 101234567820 là tờ khainhập khẩu, tờ khai số 301234567820 là tờ khai xuất khẩu)

- Sau khi khai báo chính thức và trước khi thông quan, người khai hảiquan được sửa đổi tờ khai tối đa 9 lần Sau mỗi lần sửa đổi, ký tự cuối cùngcủa số tờ khai sẽ thay đổi tăng lên 1 giá trị, bắt đầu từ 1 và tối đa là 9 (ví dụ: tờkhai số 101234567822 là tờ khai đã được sửa đổi 2 lần)

- Trường hợp khai bổ sung sau thông quan hệ thống tự động cấp số tờkhai sửa đổi (gồm 12 ký tự số, trong đó 2 ký tự đầu là “70”)

- Một tờ khai chỉ khai báo tối đa được 50 dòng hàng Trường hợp lô hàng

có trên 50 dòng hàng thì phải khai thành nhiều tờ khai; các tờ khai được liênkết với nhau thông qua việc tham chiếu tới số tờ khai đầu tiên và thông qua sốthứ tự của tờ khai cùng với tổng số tờ khai của lô hàng

1.2.3 Nguyên tắc áp dụng quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong thủ tục hải quan điện tử

- Phải có quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo quốc gia về hội nhập kinh

1.2.4 Trình tự áp dụng quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trong thủ tục hải quan điện tử

- Áp dụng Thông tư 38 hướng dẫn về thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Theo thông tư Số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểmtra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóaxuât nhập khẩu Hướng dẫn về trình tự thực hiện hải quan điện tử đối với hànghóa xuất nhập khẩu có 1 số điểm như sau:

Điều 3 Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ

Trang 17

sơ hải quan, hồ sơ thuế

1 Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quanhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị

cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế,không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộpthuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xoá nợ tiềnthuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hảiquan giấy

2 Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng kýDanh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế, hồ

sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lýtiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế,

hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ

sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp cho cơ quan hải quanthông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp bản giấy theo quyđịnh của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trường hợp theo quy định phảinộp bản chính thì người khai hải quan phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đườngbưu chính cho cơ quan hải quan

Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơhải quan điện tử và các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ

3 Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, hồ sơ hải quantheo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộpbản chính hoặc bản chụp Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do ngườinước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tàiliệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan,người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó.Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuếxác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản

4 Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều nàynếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, ngườinộp thuế phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch

5 Người khai hải quan có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định tạikhoản 2 Điều này, sổ sách, chứng từ kế toán trong thời hạn theo quy định củapháp luật về kế toán Ngoài ra, người khai hải quan phải lưu trữ các chứng từkhác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, bao

12

Trang 18

gồm chứng từ vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu, phiếu đóng gói, tài liệu kỹthuật, chứng từ, tài liệu liên quan đến định mức thực tế để gia công, sản xuấtsản phẩm xuất khẩu.

Người khai hải quan phải lưu trữ bản chính các chứng từ nêu trên (trừtrường hợp đã nộp bản chính cho cơ quan hải quan), trường hợp các chứng từđiện tử thì lưu giữ dưới dạng điện tử hoặc chuyển đổi ra chứng từ giấy theoquy định của pháp luật về giao dịch điện tử

Điều 5 Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1 Chữ ký số sử dụng trong thủ tục hải quan điện tử của người khai hảiquan phải thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch

vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thựcchữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Nghị định số170/2013/NĐ-CP cung cấp;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu tại điểm a khoản

1 Điều này phải thuộc danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký

số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử hải quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ:http://www.customs.gov.vn)

2 Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử,người khai hải quan phải đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan

Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử thôngqua đại lý làm thủ tục hải quan hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lýlàm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác phải sử dụng tài khoản đăngnhập và chữ ký số của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác

3 Người khai hải quan phải đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký sốvới cơ quan hải quan trong các trường hợp sau: các thông tin đã đăng ký có sựthay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số

4 Việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin chữ ký số đã đăng

ký với cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèmtheo Thông tư này

5 Chữ ký số đã đăng ký của người khai hải quan được sử dụng để thựchiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc

Điều 6 Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

1 Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận

Trang 19

hành và khai thác sử dụng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọitắt là Hệ thống).

2 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệmcung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với cơquan hải quan thông qua Hệ thống theo quy định của pháp luật hiện hành

3 Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:

a) Công chức hải quan;

b) Người khai hải quan;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quancông nhận;

d) Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cấp phép, quản lýchuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa;

đ) Các cơ quan theo dõi quản lý thuế, quản lý giá đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu;

e) Tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận thu nộp thuế, lệ phí và các khoảnthu khác của ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu với Tổng cục Hải quan; các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạtđộng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh sốtiền thuế phải nộp cho người khai hải quan;

g) Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;

h) Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Tổng cục Hải quan

4 Cấp tài khoản truy cập Hệ thống:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này được cấp tài khoản truycập Hệ thống theo quy định của cơ quan hải quan;

b) Việc truy cập Hệ thống phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thôngtin của đối tượng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật

5 Tổ chức, cá nhân tham gia khai hải quan qua Hệ thống phải đáp ứngcác điều kiện sau:

a) Đăng ký tham gia kết nối với Hệ thống để được cấp tài khoản truy cập

và các thông tin kết nối Khi có thay đổi, bổ sung hoặc hủy hiệu lực thông tinđăng ký, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan Việcđăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đăng ký thực hiện theo hướngdẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

14

Trang 20

b) Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tửđảm bảo cho việc khai báo, truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và traođổi thông tin với Hệ thống; sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử do cơquan hải quan cung cấp (nếu có) hoặc phần mềm khai hải quan điện tử đãđược Tổng cục Hải quan kiểm tra và xác nhận phù hợp yêu cầu nghiệp vụ của

cơ quan hải quan và tương thích với Hệ thống Tổng cục Hải quan ban hànhQuyết định công nhận phần mềm khai hải quan điện tử và công bố trên Cổngthông tin điện tử của ngành Hải quan

Điều 7 Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan

1 Hồ sơ xác định trước mã số:

a) Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục

VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;

b) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu

Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu

kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tảchi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành củahàng hóa: 01 bản chính

2 Hồ sơ xác định trước xuất xứ:

a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số01/XĐTXX/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này: 01 bản chính;b) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm cácthông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thànhsản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu do nhà sản xuấthoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính;

c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhậnphân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp;

d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp

Trang 21

3 Hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan:

a) Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tưnày): 01 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiệngiao dịch (nếu có): 01 bản chụp;

c) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;d) Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xácđịnh trước (nếu có): 01 bản chụp;

đ) Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóađơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp.Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức cá nhân chưa có cácchứng từ nêu tại điểm b, d, đ khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướngdẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan

4 Hồ sơ xác định trước mức giá:

a) Đơn đề nghị (theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI Thông tưnày): 01 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đươnghợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;

c) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp;

d) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đươngtheo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giớiđường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp;đ) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;e) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch đề nghị xác định mức giá(nếu có): 01 bản chụp

Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định tạiđiểm b, c, d khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc,điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan

1.2.5 Một số vấn đề về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

a Khái niệm

Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc quản lý cácloại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan hải quan

16

Trang 22

quản lý thu theo quy định của pháp luật.

* Các loại thuế và thu khác do cơ quan Hải quan quản lý thu

+ Các loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp

b Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, người khai hải quan phải kê khai chínhxác, trung thực, đầy đủ các nội dung trên tờ khai hải quan và tự tính số thuếphải nộp; nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các chứng từ, tài liệutheo quy định cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;đồng thời phải nộp đủ số tiền thuế khai báo đúng thời hạn quy định và chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ vàcác nội dung kê khai

Trường hợp sau khi đăng ký tờ khai, người khai hải quan phát hiện có saisót thì được khai bổ sung, điều chỉnh số thuế phải nộp Việc khai bổ sungđược thực hiện trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khainhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tạitrụ sở của người nộp thuế Khi thực hiện khai bổ sung trong thời hạn sáu mươingày, người khai hải quan không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưngphải nộp tiền chậm nộp theo quy định Trường hợp khai bổ sung ngoài thờihạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan bị xử phạt

vi phạm hành chính về thuế và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định

c Ấn định thuế

Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc cơ quan hải

Trang 23

quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế,thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quanxác định theo quy định pháp luật Ấn định thuế được thực hiện trong quá trìnhlàm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Khi ấn định thuế cơ quan hải quan phải ban hành quyết định ấn định thuếtheo mẫu quy định, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết trong thời hạn 08giờ làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế

d Thời hạn nộp thuế

+ Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu, thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếudoanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

(1) Có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;

(2) Có hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tụctính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không bị xử lý về hành vi buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thương mại; (3) Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hànghóa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

(4) Không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính về lĩnh vực kế toán trong hai năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khaihải quan trở về trước;

(5) Thực hiện thanh toán hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu qua ngân hàng

Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên (trừ điều kiện 1)nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theothời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai vàkhông phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh; nếu không được tổ chứctín dụng bảo lãnh thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoànthành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạnnộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thờihạn tạm nhập và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh

+ Hàng hóa không thuộc điểm a và điểm b nêu trên thì phải nộp thuếtrước khi thông quan hoặc giải phóng hàng

18

Trang 24

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp (thời hạnbảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) thì thời hạnnộp thuế là thời hạn bảo lãnh; trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp

kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế

e Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp

Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong haihình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung

a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định củaLuật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp sốtiền thuế cho một tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

b) Bảo lãnh chung là việc cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụnộp số tiền thuế cho hai tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại mộthoặc nhiều Chi cục hải quan Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phụcmức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp

Việc áp dụng bảo lãnh chung tại nhiều Chi cục hải quan được thực hiệnkhi cơ quan hải quan triển khai hệ thống VNACCS/VCIS

Trường hợp hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế

và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủtiền thuế, tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế

f Địa điểm, hình thức nộp thuế; xác định ngày đã nộp thuế

* Địa điểm, hình thức nộp thuế:

Người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khácđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặcvào tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan đặt tại các ngân hàng thươngmại hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chứcdịch vụ hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan

Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ có trách nhiệm cấpgiấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo mẫu quy địnhcủa Bộ Tài chính Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho ngườinộp thuế trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt

Trang 25

Luồng xanh

Luồng vàng, luồng đỏ

Thông quan/

giải phóng hàng Khai báo tờ khai XNK

Thông báo yêu cầu khai bổ sung hoặc ấn định thuế

Khai bổ sung

Thông báo kết quả phân luồng tờ khai

Đúng khai báo

Ấn định thuế Chấp nhận khai BS

Xuất trình bản in tờ khai và đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

* Xác định ngày đã nộp thuế:

- Đối với việc nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản cho cơ quan, tổchức thu tiền thuế: ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuếxác nhận trên chứng từ người nộp thuế đã nộp thuế

- Đối với hình thức nộp thuế qua hình thức giao dịch điện tử: ngày nộptiền thuế là ngày người nộp thuế thực hiện giao dịch trích tài khoản của mìnhtại ngân hàng để nộp thuế và được hệ thống thanh toán của ngân hàng phục

1.3 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA, QUẢN LÝ

Quy trình thủ tục hải quan gồm 5 bước cơ bản, tuy nhiên thủ tục hảiquan điện tử đối với từng lô hàng cụ thể, tuỳ theo kết quả áp dụng quản lý rủi

ro có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước nhất định

Hình 3 Quy trình khai báo hồ sơ thông quan bằng hải quan điện tử

20

Người khai hải quan

Kiểm tra hồ

sơ/hàng hóa

Hoàn thànhkiểm tra

Khu vực giám sát hải quan

Trang 26

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

Hệ thống VNACCS/VCIS (Hệ thống) tự động tiếp nhận, kiểm tra điềukiện đăng ký tờ khai, kiểm tra tính đầy đủ các thông tin khai báo trên tờ khai Trường hợp không chấp nhận thông tin khai báo, Hệ thống tự động thôngbáo nội dung khai sai để người khai hải quan thực hiện khai báo lại;

Trường hợp thông tin khai báo được chấp nhận, Hệ thống tự động cấp số

tờ khai hải quan và phân luồng theo một trong các hình thức sau:

- Luồng 1 (xanh): Hệ thống tự động chuyển tờ khai sang Bước 4;

- Luồng 2 (vàng), luồng 3 (đỏ): Hệ thống chuyển tờ khai sang Bước 2;

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

a) Đối với tờ khai luồng vàng:

Lãnh đạo Chi cục quyết định mức độ kiểm tra hồ sơ, chỉ đạo các nộidung cần kiểm tra và phân công công chức kiểm tra Công chức được phâncông tiếp nhận chứng từ giấy do người khai hải quan xuất trình, nộp để kiểmtra, đối chiếu với thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống

a1) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữachứng từ giấy và thông tin khai thì thông báo qua Hệ thống để người khai hảiquan khai sửa đổi, bổ sung; hoặc thực hiện ấn định thuế và xử phạt theo quyđịnh; hoặc đề xuất Chi cục trưởng chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa.a2) Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp thì ghi nhận kết quả kiểm tra vào

Hệ thống và thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp hàng hóa thuộc diện được thông quan:

Xác nhận “Hoàn thành kiểm tra” Tờ khai được Hệ thống chuyển sangBước 4 để kiểm tra và cấp phép thông quan

- Trường hợp hàng hóa thuộc diện được giải phóng hàng:

Đề xuất cho phép giải phóng hàng và xác nhận “Hoàn thành kiểm tra”sau khi lãnh đạo Chi cục chấp nhận Tờ khai được Hệ thống chuyển sangBước 4 để kiểm tra và quyết định giải phóng hàng

Sau khi có kết quả xác định trị giá/giám định/phân loại, người khai hảiquan khai bổ sung để xác định chính xác số thuế phải nộp Công chức Bước 2kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống và xác nhận “Hoàn thành kiểm tra” Tờ khaiđược Hệ thống chuyển sang Bước 4 để kiểm tra và cấp phép thông quan

- Trường hợp hàng hóa thuộc diện được đưa hàng về bảo quản:

Trang 27

Đề xuất cho phép đưa hàng về bảo quản trên Hệ thống; sau khi được lãnhđạo Chi cục phê duyệt chấp nhận, thông báo qua Hệ thống cho người khai hảiquan biết (nghiệp vụ IDA01, mã B); đồng thời cập nhật thông tin cho phépđưa hàng về bảo quản vào hệ thống e-Customs Người khai hải quan in tờ khaicho phép đưa hàng về bảo quản để thực hiện Bước 5.

Sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành, nếu lô hàng được phép nhậpkhẩu thì xác nhận “Hoàn thành kiểm tra”, tờ khai được Hệ thống chuyển sangBước 4 để kiểm tra và cấp phép thông quan; nếu lô hàng không được phépnhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định

b) Đối với tờ khai luồng đỏ:

- Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra và phân côngcông chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa

- Công chức được phân công kiểm tra hồ sơ thực hiện kiểm tra và ghinhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống; chuyển hồ sơ sang Bước 3

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Công chức được phân công thông báo qua Hệ thống cho người khai hảiquan về hình thức, mức độ và địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa; thực hiệnkiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

a) Nếu kết quả kiểm tra hàng hóa đúng với khai báo của người khai hảiquan thì ghi nhận kết quả kiểm tra vào Hệ thống và thực hiện theo một trongcác trường hợp nêu tại điểm a2 Bước 2

b) Nếu kết quả kiểm tra hàng hóa không đúng so với khai báo của ngườikhai hải quan thì lập biên bản xử lý theo quy định hiện hành và ghi nhận kếtquả kiểm tra thực tế hàng hóa vào Hệ thống

- Trường hợp không phải tính lại thuế thì chuyển hồ sơ đến các bướcnghiệp vụ tiếp theo để xử lý theo quy định Sau khi xử lý xong, thực hiện theomột trong các trường hợp nêu tại điểm a2 Bước 2

- Trường hợp phải tính lại thuế thì chuyển hồ sơ về Bước 2 để kiểm tratính lại thuế và xử lý theo trình tự nêu Bước 2

Bước 4: Quyết định thông quan, giải phóng hàng

a) Trường hợp thông quan:

Hệ thống VNACCS/VCIS tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ vềthuế, lệ phí của tờ khai và cấp phép thông quan; tự động gửi tờ khai thôngquan cho người khai hải quan và Hệ thống e-Customs để thực hiện Bước 5

22

Trang 28

Trường hợp đã nộp thuế, lệ phí nhưng thông tin chưa được chuyển sang

Hệ thống VNACCS/VCIS thì công chức hải quan kiểm tra và thực hiện lệnhRCC để Hệ thống cấp phép thông quan và phản hồi cho người khai hải quan

b) Trường hợp giải phóng hàng:

Hệ thống VNACCS/VCIS tự động kiểm tra các thông tin về bảo lãnhthuế và quyết định giải phóng hàng; tự động gửi tờ khai giải phóng hàng chongười khai hải quan và hệ thống e-Customs để thực hiện Bước 5 Sau khingười khai hải quan khai bổ sung để xác định chính xác số thuế phải nộp, Hệthống VNACCS/VCIS tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, cấpphép thông quan và phản hồi cho người khai hải quan

Bước 5: Quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan

Công chức hải quan giám sát đối chiếu thông tin trên bản in tờ khai hảiquan với thông tin trên hệ thống e-Customs; số ký hiệu của phương tiện chứahàng, tình trạng niêm phong của hãng vận tải hoặc của Hải quan (nếu có) và

xử lý như sau:

- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp thì cho phép hàng hóa đưa vào hoặc đưa

ra khu vực giám sát hải quan, đồng thời xác nhận trên tờ khai hải quan và cậpnhật thông tin vào hệ thống e-Customs;

- Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp thì hướng dẫn người khai hải quanđiều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định Trường hợp tờ khai không cònhiệu lực thì đề nghị người khai hải quan làm thủ tục huỷ theo quy định

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể, tùy theo hình thức,mức độ kiểm tra do lãnh đạo cơ quan hải quan quyết định mà quy trình thủ tụchải quan điện tử có thể trải qua đủ cả 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước.Vấn đề phân luồng kết quả kiểm tra được dựa trên kết quả xử lý của hệ thốngthông tin nghiệp vụ của cơ quan hải quan Hiện nay, Hệ thống VCIS sẽ thựchiện phân luồng trực tiếp đối với các tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đượcđăng ký trên Hệ thống VNACCS Để thực hiện việc phân luồng kết quả kiểmtra chính xác thì Hệ thống VCIS được kết nối với một loạt hệ thống vệ tinhcủa ngành hải quan nhằm tích hợp tất cả các thông tin liên quan đến đối tượngthực hiện thủ tục hải quan Các hệ thống vệ tinh gồm: Hệ thống quản lý hànghóa xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro, Hệ thống xử lý vi phạm…

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT,

Trang 29

NHẬP KHẨU TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN

ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ

2.1.1 Giới thiệu về Cục Hải quan TP Cần Thơ

Từ buổi ban đầu với 16 đồng chí (15 cán bộ, 01 đồng chí lãnh đạo), quản

lý địa bàn tỉnh Hậu Giang (hiện nay, tách ra TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng vàtỉnh Hậu Giang), tỉnh Cửu Long (hiện nay, tách ra tỉnh Vĩnh Long và tỉnh TràVinh) và tỉnh Minh Hải (hiện nay, tách ra tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau doCục Hải quan tỉnh Cà Mau quản lý); ngày nay lực lượng Hải quan Cần Thơ đã

có trên 100 cán bộ công chức, bộ máy tổ chức hoàn thiện; chất lượng cán bộcông chức ngày càng được nâng cao cả về phẩm chất đạo đức; cũng như kỹthuật chuyên môn nghiệp vụ; luôn luôn đổi mới phù hợp với tiến trình hiện đạihóa và nâng cao hiệu quả trong công tác Hải quan Khối lượng công việc tănggấp hàng trăm lần so với năm đầu thành lập Qua thử thách trong công tác Hảiquan, các bộ công chức Chi cục Hải quan Hậu Giang đã rèn luyện nên bản lĩnhngười công chức Hải quan “cần, kiệm, liêm, chính” xứng đáng với 66 nămtruyền thống ngành Hải quan Việt Nam

Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tuy có lúc trải qua những bước thăngtrầm, từ những ngày đầu mới thành lập, với một tập thể mới hình thành, cònrất nhiều khó khăn; thiếu thốn mọi thứ – Từng bước, cán bộ công chức Chicục Hải quan Hậu Giang đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụcủa mình; quyết tâm, nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, triển khai côngtác quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đi vào thế ổn định, phát triển, đạt nhiềuthành tích xuất sắc

Thành tích ấy có sự cống hiến của các thế hệ cán bộ công chức củaNgành với nhiều tâm huyết, trí tuệ và lao động cật lực Trong công tác lãnhđạo, quản lý, điều hành, cùng các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hải quan,các Sở, Ban ngành địa phương, sự giám sát và ủng hộ của nhân dân

Ba mươi năm qua dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Bộ trưởng, Chính phủ,

Bộ ngoại thương, Bộ tài chính; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Hải quan trungương, của Tổng cục Hải quan, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần

24

Trang 30

Thơ), của Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ, Cục Hải quan TP Cần Thơ đãtừng bước phát triển, trưởng thành và lập được nhiều thành tích rất đáng tự hào.Ngày nay, thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển trở thành thành phốtrung tâm của cả khu vực, điều này được khẳng định trong Nghị quyết 45-NQ/

TW ngày 17/02/2005 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phốCần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước:” Xây dựng

và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc giavăn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cảvùng hạ lưu sông Mê kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại –dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trungtâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng vàliên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, anninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước”

1.1.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Hình 4 Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Hải Quan Cần Thơ hiện nay

2.2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ

2.2.1 Quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ

Trang 31

Cải cách hiện đại hóa là xu hướng hoạt động tất yếu quản lý Nhà nướcnói chung, quản lý Nhà nước về hải quan nói riêng, phù hợp với định hướngphát triển của Hải quan thế giới và khu vực, mà cốt lõi là việc triển khai thủtục hải quan điện tử Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm thủ tục hải quanđiện tử (TTHQĐT) theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 củaThủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CPngày 23/10/2012, qua đó cho phép toàn ngành Hải quan thực hiện triển khaiTTHQĐT chính thức từ ngày 01/01/2013

Cục Hải quan Cần Thơ là một trong 21 Cục Hải quan tỉnh, thành phốtrước đó đã được thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử từ năm 2006 theoQuyết định số 103/2009/QĐ-TTg của Chính phủ Với sự quyết tâm, nổ lựclớn, thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Cần Thơ chính thức được triểnkhai Hệ thống VNACCS/VCIS từ ngày 19/5/2014 cho các Chi cục trực thuộctrên địa bàn quản lý theo đúng kế hoạch của Tổng cục Hải quan

Với đặc thù là địa bàn quản lý các doanh nghiệp chủ yếu là du lịch, giacông, sản xuất xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng hóadệtmay, giày da, gỗ,các linh kiện điện tử, đồ điện tử, điện máy, công nghiệp phụtrợ, linh kiện ô tô để sản xuất, các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Cần Thơ

đã không ngừng tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia vào cùng thựchiện thủ tục hải quan điện tử Đến nay, tất cả các doanh nghiệp trên địa bànquản lý đã tham gia vào thủ tục hải quan điện tử

Ban đầu, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử được thực hiện thôngquan trên hệ thống khai báo hải quan điện tử được gọi là hệ thống E-customs.Sau khi Cục Hải quan Cần Thơ triển khai thành công hệ thốngVNACCS/VCIS từ 19/5/2016 thì được khai báo trên hệ thốngVNACCS/VCIS Đã có gần 1000 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện

tử với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt hơn 3.569,04 triệu usd và89.550 tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan trên hệ thống hải quanđiện tử từ năm 2013-2014

Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử theo Nghị định 87 đối với Cục Hải quan Cần Thơ là bước ngoặc quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản

lý hải quan, từ quản lý thủ công sang quản lý hiện đại Về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu về tiến độ, lộ trình đặt ra theo kế hoạch của Tổng cục Không những mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp về giảm thời gian thông quan, chi phí đi lại mà còn góp phần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, góp phần tăng thu nộp ngân sách cho Nhà nước Điều này thể hiện việc kim ngạch, tờ khai và số thu thuế của Cục Hải quan Cần Thơ tăng qua các năm.

Năm 2014 2015 2016

26

Trang 32

Số tờ khai (tờ) 18.952.135 19.212.803 22.389.584

Kim ngạch XNK (triệu usd) 1.213,456 1.784,648 2.390,125

Số thuế thu nộp (tỷ đồng) 2.898,07 3.213 3.985,6

Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan Cần Thơ

Bảng 3 Bảng số liệu tờ khai, kim ngạch, số thuế từ năm 2015-2016

2.2.2 Tình hình kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào quản

lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ

Cục Hải quan TP Cần Thơ đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử

từ tháng 12/2009 và cơ bản thay đổi nhận thức cũng như nâng cao tinh thần, tácphong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ công chức hải quan Hệ thống thôngquan điện tử hoạt động liên tục 24/7 tạo sự chủ động cho doanh nghiệp và gópphần đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanhnghiệp Hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS (triển khai từtháng 4/2016) do Chính Phủ Nhật Bản tài trợ là hệ thống được xây dựng và pháttriển dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của hệ thống NACCS/CIS Nhật Bản,mức độ xử lý tự động cao, đảm bảo quản lý chặt chẽ, thuận tiện, nhanh chóng.Việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia và kết nối với các bộ ngành vào cuốinăm 2016 (đến tháng 6/2015 đã có 6 bộ ngành kết nối thành công) bước đầu đãmang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp

- Vị trí làm việc tại các Chi cục Hải quan đóng gần, cảng, các khu côngnghiệp… nên khá thuận tiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu trong việc làm thủ tục hải quan cũng như xuất nhập hàng hóa Nhìnchung, trụ sở làm việc tương đối rộng rãi, khang trang, thoáng mát CBCC hảiquan đều được trang bị 01 máy vi tính/1 người nên thuận lợi trong việc giảiquyết thủ tục hải quan Các thiết bị CNTT phục vụ triển khai thủ tục hải quanđiện tử như máy chủ, máy trạm, đường truyền, các phần mềm ứng dụng, thiết

bị đảm bảo an ninh an toàn được trang bị đầy đủ, khá hiện đại

- Trình độ CBCC hải quan nhìn chung tương đối tốt, tỷ lệ được đào tạo

từ đại học trở lên khá cao, ngoài ra CBCC còn tự học tập, nghiên cứu các lĩnhvực có liên quan như ngoại ngữ, tin học, luật,… và được chú trọng đến côngtác rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ; CBCC phảixem doanh nghiệp như là đối tác đồng hành cùng cơ quan hải quan, tôn trọng

và phục vụ, hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình

- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc làm thủ tục hải quan, các thủtục hành chính đều được niêm yết công khai tại các địa điểm làm thủ tục hảiquan, cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục và được Cục tổ chức tập

Trang 33

huấn, hướng dẫn cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Số liệu thống kê trong Bảng 4 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của loạihình hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trênđịa bàn quản lý Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu chiếm 38,34% và kim ngạchqua các năm đều tăng chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu trên địa bànquản lý của Cục Hải quan Cần Thơ, đến năm 2016 chiếm 60,84%, đây là một tỷ

lệ khá cao Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu chỉ là 152,105 triệu USD thì năm

2015 tăng lên đến 896,798 triệu USD và năm 2016 là 1.454,133 triệu USD.Như vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 gấp 1,62 lần so với năm 2015 và gấp9,56 lần so với năm 2010 kim ngạch nhập khẩu tăng theo các năm, tuy nhiên tỷtrọng hàng hóa nhập khẩu đã giảm so với xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu, nhập khẩu Với tốc độ giảm bình quân là 4,82% trên tổng kim ngạchtrong địa bàn quản lý

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập

khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu

Nguồn: Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan TP Cần Thơ, Báo cáo tổng kết công tác của Cục

Hải quan TP Cần Thơ các năm 2010-2016

Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn quản lý của

Cục Hải quan TP Cần Thơ

2.3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ

2.3.1 Về hành lang pháp lý và quy trình nghiệp vụ quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, thực hiện đơn giảnhóa thủ tục hải quan, khắc phục những hạn chế tồn tại của Luật Hải quan năm

2001, Luật Hải quan sửa đổi năm 2008 đã chính thức đưa ra khái niệm quản lýhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Theo đó, các đối tượng chấp hành tốt pháp

28

Trang 34

luật hoặc có rủi ro thấp được ưu tiên làm thủ tục hải quan để cơ quan hải quantập trung lực lượng, nguồn lực kiểm tra, kiểm soát các đối tượng có nguy cơrủi ro, vi phạm cao.

Cũng theo Luật Hải quan sửa đổi năm 2008, các doanh nghiệp chỉ bị coi

là vi phạm pháp luật khi cơ quan hải quan chứng minh được hành vi vi phạm

đó Do vậy, hoạt động kiểm tra sau thông quan được thực hiện không chỉnhằm tìm ra các dấu hiệu vi phạm, mà được chủ động theo kế hoạch, có tácdụng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thẩm định tínhchính xác, trung thực nội dung tự kê khai của người khai hải quan và việc thựchiện quy trình thủ, tục thông quan hàng hóa của công chức hải quan Kết quảthu được của kiểm tra sau thông quan là cơ sở tin cậy để cơ quan hải quanchuyển từ hình thức quản lý từng giao dịch sang quản lý hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu của doanh nghiệp hiệu quả hơn

Luật Hải quan sửa đổi năm 2008 đã có những quy định mới về xác địnhrủi ro và kèm theo đó là các biện pháp xử lý rủi ro, vi phạm Luật cũng quyđịnh việc áp dụng áp dụng kỹ thuật quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuthành nguyên tắc của hoạt động kiểm tra hải quan Điều 15 khoản 1a quy định

rõ: “Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh

giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật trong quản lý hải quan” Các điều Luật khác cũng quy định rõ về nguyên

tắc quản lý hàng hóa từ các khâu kiểm tra đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tếhàng hóa XNK, kiểm tra sau thông quan Một điểm khác biệt so với Luật Hảiquan năm 2001 là Luật sửa đổi bổ sung năm 2008 đã quy định trách nhiệm xácđịnh rủi ro và vi phạm , biện pháp xử lý rủi ro và vi phạm của hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu không còn hoàn toàn là của cá nhân Chi cục trưởng Chi cụcHải quan cửa khẩu nữa mà là của cả hệ thống cơ quan Hải quan, từ cấp Chi cục,Cục Hải quan đến Tổng cục Hải quan Kéo theo đó là sự hoàn thiện về cơ sở hạtầng, hệ thống CNTT để đáp ứng yêu cầu của phương thức quản lý mới này

Có thể nói, với những quy định trên, những doanh nghiệp chấp hành tốt phápluật sẽ thực sự được tạo điều kiện thuận lợi không chỉ ở khâu kiểm tra thực tếhàng hóa như trước kia, mà được xuyên suốt từ khâu đăng ký tờ khai đến kiểmtra sau thông quan

Kế thừa những nội dung của Luật Hải quan sửa đổi 2008, Luật Hải quan

2014 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2015 bổ sung thêm những nội dung quan trọng mà Luật Hải quan sửađổi 2008 chưa quy định về công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

đó là quy định rõ tại Điều 17 với việc cơ quan hải quan được phép áp dụngquản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quyết định việc kiểm tra, giám sát

Trang 35

hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chốngbuôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Việc thu thập, xử lýthông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ phápluật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro,mức độ vi phạm ; tổchức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan là những công việc cần thiết mà

cơ quan HQ được áp dụng để tổ chức thực hiện Ngoài ra, Luật còn quy địnhviệc cơ quan HQ được phép sử dụng các kết quả phân luồng trên hệ thốngthông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụngquản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Cùng với việc ban hành Luật Hải quan 2014, các Luật thuế xuất khẩu,

2008 và Luật quản lý thuế 2006 đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý cơ bảncho quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Ngay sau khi có các văn bản kể trên, ngành hải quan nói chung và Hảiquan Cần Thơ nói riêng đã tích xây dựng các văn bản pháp quy hướng dẫnliên quan đến quản lý rủi ro, thường xuyên có các văn bản hướng dẫn giảiquyết các vướng mắc của các doanh nghiệp trong triển khai thực hiện quản lýrủi ro

Khung khổ pháp lý cho QLRR trong lĩnh vực hải quan còn được thể chếhóa chi tiết hơn trong Quyết định 2345/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan banhành quy định thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro, thông tin vi phạm và ápdụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutrong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quácảnh Với việc ban hành Quy chế QLRR, Quy chế quản lý vi phạm, Cơ chếphân luồng hàng hóa cơ quan hải quan Việt Nam đã cụ thể hóa kỹ thuật quản lýhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào các khâu công việc trong quy trình thủ tụchải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, cung cấp hướng dẫn cụ thể để nhânviên hải quan có thể áp dụng vào công việc thường nhật của họ Hơn nữa, vớiviệc ban hành quy chế thống nhất trong toàn ngành

Đặc biệt, ngày 26/12/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt kếhoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan Cần Thơ giai đoạn 2010-

20250 tại Quyết định 2754/QĐ-TCHQ Theo đó, phấn đấu đến 2015, toàn bộ

tờ khai đăng ký Cục Hải quan Cần Thơ được đánh giá phân luồng qua hệthống quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với kết quả phân luồng kiểm trachi tiết hồ sơ không quá 10% tổng số tờ khai đăng ký có rủi ro hoặc vi phạm,kiểm tra thực tế không qua quy trình hải quan điện tử đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu dưới 5% tổng số tờ khai đăng ký

Thực tế, theo số liệu cập nhật từ Phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan Cần

30

Trang 36

Thơ thì năm 2016, tổng số tờ khai được phân luồng là 88.539 tờ khai, trong đóluồng xanh: (chiếm 52,6%); luồng vàng: tờ khai (chiếm 37,4%) và Luồng đỏ:

tờ khai (chiếm 10%) Như vậy, so với chỉ tiêu trên thì tỷ lệ luồng vàng-kiểmtra hồ sơ chưa đạt theo yêu cầu

2.3.2 Về tổ chức hoạt động nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin.

2.3.2.1 Về tổ chức thu thập, xử lý thông tin quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tin, dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý hải quanhiện đại: là yếu tố quyết định cho áp dụng tự động hóa hải quan, là cơ sở choviệc áp dụng các kỹ thuật quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng Hảiquan điện tử, là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định quản lý của cơ quan hảiquan Tuy vậy, thời gian qua công tác này tại Cục Hải quan Cần Thơ chưađược quan tâm đúng mức, dẫn đến những hạn chế, bất cập trong việc triểnkhai thủ tục hải quan điện tử cũng như đáp ứng tiến trình cải cách, phát triển,hiện đại hóa của ngành Hải quan, cụ thể:

- Về cơ chế: Thực trạng công tác thu thập, xử lý thông tin đang bị phân

tán, chồng chéo; các biện pháp thu thập, xử lý thông tin đang trong quá trìnhđịnh hình, chưa rõ nét

Theo quy định của Tổng cục Hải quan thì hiện nay, tại Cục Hải quan CầnThơ đang tồn tại 03 hệ thống dọc thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về thu thập,

xử lý thông tin, cụ thể:

+ Lực lượng công chức chuyên trách chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm

vụ thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:hiện do Phòng Nghiệp vụ đảm trách nhiệm vụ này;

+ Mảng thu thập, xử lý thông tin thuộc lực lượng kiểm soát hải quan thựchiện thu thập, xử lý thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại do Đội Kiểmsoát hải quan Cục thực hiện;

+ Mảng thu thập, xử lý thông tin thuộc lực lượng kiểm tra sau thôngquan thực hiện phân tích rủi ro để lựa chọn kiểm tra sau thông quan do Chicục Kiểm tra sau thông quan thực hiện

- Về thông tin, dữ liệu: Hệ thống thông tin, dữ liệu hiện nay chưa đáp

ứng cả về số lượng và chất lượng, cụ thể:

+ Tiếp cận từ yêu cầu nghiệp vụ tại Cục Hải quan Cần Thơ cho thấy, đếnnay, ngành Hải quan nói chung và Hải quan Cần Thơ nói riêng còn thiếu các

Trang 37

hệ thống thông tin, dữ liệu sau đây:

Thông tin về chính sách quản lý (giấy phép, quản lý chuyên ngành) đốivới hàng hóa XNK;

Thông tin về xuất xứ hàng hóa;

Thông tin về đối tác nước ngoài;

Thông tin về quản lý định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu trong sản xuấtgia công;

Thông tin dữ liệu rủi ro về các đối tượng cần quản lý…

+ Hệ thống thông tin, dữ liệu còn phân tán dẫn đến việc xử lý dữ liệukhông đảm bảo thời gian thực hiện, kết quả xử lý còn thiếu tính thống nhất,thậm chí đôi khi thiếu chính xác

+ Dữ liệu trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, đặc biệt là danh mục mã sốhàng theo biểu thuế, theo chế độ chính sách quản lý, chưa được chuẩn hóa, bổsung kịp thời Điều này làm hạn chế rất lớn đến việc xử lý dữ liệu tự độngtrong thủ tục hải quan điện tử;

+ Việc quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu còn lỏng lẻo, thiếu tính đồng

bộ, thống nhất trong toàn ngành: có những thời điểm sử dụng cả 02 danh mụcbiểu thuế cũ (đã hết hiệu lực) và mới; dữ liệu trên hệ thống khi xử lý còn sailệch nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu cho việc nhận biết và kiểm soát…

32

Trang 38

- Về sản phẩm thông tin nghiệp vụ:

+Còn nghèo nàn, thiếu tính dự báo định hướng trong công tác quản lýhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việc thiết lập tiêu chí phân tích cho các mặthàng đặc thù phát sinh trên địa bàn tỉnh còn chưa đảm bảo

+Các thông tin nghiệp vụ còn nhỏ lẻ, thiếu tính bao quát; ít thông tin cótính chiều sâu;

+Các sản phẩm thông tin của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tạo ranhưng phần lớn vẫn bị cát cứ ở các Chi cục quản lý trực tiếp, chưa có sự chia sẻkịp thời cho các đơn vị nghiệp vụ liên quan để chủ động ứng phó trên từng lĩnhvực công tác

Những thực trạng nêu trên đã dẫn đến tình trạng bị động, thiếu thông tinphục vụ công tác quản lý tại Cục Hải quan TP Cần Thơ Điều này cũng làmhạn chế đến chất lượng, hiệu quả công tác của toàn hệ thống

2.3.2.2 Về tổ chức triển khai áp dụng quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quy trình thủ tục hải quan điện tử

- Hệ thống thông tin, dữ liệu ngành Hải quan còn phân tán, chưa được

nâng cấp, xây dựng kịp thời Hầu hết thông tin từ các cơ quan chức năng thuộccác Bộ, ngành chưa được kết nối, chia sẻ với hệ thống thông tin của ngành Hảiquan Hiện nay, chỉ có 6 Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế; Bộ Công thương và Giao thôngvận tải kết nối cơ quan hải quan thông qua Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia

- Một số hệ thống ứng dụng thông tin có sự sao chép giống nhau về chứcnăng, cách thức quản lý vận hành Ví dụ như: Hệ thống thông tin QLRR(Riskman) – hệ thống thông tin nghiệp vụ của chống buôn lậu (Ci02) – hệthống thông tin kiểm tra sau thông quan (STQ01) cùng tồn tại hồ sơ doanhnghiệp, cùng có chức năng đánh giá rủi ro, vi phạm trong quản lý hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu… Điều này gây khó khăn trong việc tổ chức triển khaithực hiện; lãng phí về nguồn nhân lực; lãng phí ngân sách Nhà nước trong việcxây dựng hệ thống và quản lý hệ thống

- Phần mềm hệ thống chưa đồng bộ; còn nhiều bất cập trong quá trìnhxây dựng chưa được chỉnh sửa nâng cấp kịp thời Hệ thống còn thiếu công cụcho việc truy cập, khai thác, phản hồi thông tin, dữ liệu và phục vụ phân tích,đánh giá mức độ vi phạm, rủi ro trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trang 39

- Hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi, tắc nghẽn hệ thống, dữ liệu bịthất lạc hoặc sai lệch vẫn còn xảy ra khá phổ biến Việc xử lý dữ liệu rủi rokhông đảm bảo yêu cầu thời gian Tuy nhiên cục Hải quan Cần Thơ đã khắcphục những hạn chế đó, dần hiện đại hóa trang thiết bị, hệ thống quản lý thôngtin để quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quy trình thông quan.

2.3.3 Về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của lực lượng làm công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Về bản chất công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của ngành

Hải quan hiện nay là một công tác nghiệp vụ với sự gắn kết, đan xen của 02hoạt động: thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu Tại các Chi cục thuộc Cục Hải quan Cần Thơ hiện nay cókhoảng gần 20 cán bộ công chức của các đơn vị trực thuộc Cục được giao thựchiện nhiệm vụ công việc này, tuy nhiên chủ yếu là kiêm nhiệm công tácQLRR, xử lý vi phạm và phân luồng hàng hóa thông quan

- Hoạt động thu thập, xử lý thông tin nhằm tạo lập hệ thống thông tin, dữliệu tích hợp, tập trung, trên cơ sở thông tin được cập nhật đầy đủ, kịp thời;Thông tin, dữ liệu được phân tích, xử lý tập trung theo các yêu cầu nghiệp vụmang tính xuyên suốt trong toàn Cục; Các sản phẩm thông tin nghiệp vụ có vaitrò định hướng cho hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro, vi phạm và hỗ trợ cáchoạt động nghiệp vụ hải quan

- Áp dụng kỹ thuật quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân tích,đánh giá, phát hiện các nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, tập trung các biệnpháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với các hàng hóa có độ rủi rocao, các đối tượng không tuân thủ pháp luật hải quan; trong khi tạo thuận lợi,giảm mức độ kiểm tra kiểm soát đối với các trường hợp rủi ro thấp, không có

vi phạm, tuân thủ pháp luật hải quan

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu baogồm 5 bước Thủ tục hải quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụthể, tùy theo kết quả phân luồng có thể trải qua đủ 5 bước chỉ trải qua một sốbước của Quy trình:

34

Trang 40

Quy trình cụ thể

Hình 5 Sơ đồ ứng dụng công nghệ thông vào quy trình hải quan điện tử đối

với hàng hóa XNK thương mại tại Cục Hải quan TP Cần Thơ

2.4.1 Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai (Bước 1)

Đây là khâu nghiệp vụ đầu tiên để thực hiện thủ tục hải quan điện tử đốivới việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trên cở sở doanh nghiệp tựkhai báo về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua hệ thống khai báo điện tử,doanh nghiệp nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định cho cơ quan hảiquan Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ rồi sẽ phân luồng tờkhai dựa trên các tiêu chí và mức độ rủi ro mà phân theo luồng xanh, luồngvàng hay luồng đỏ

Năm 2014 Cục Hải quan Cần Thơ đã làm tiếp nhận và làm thủ tục xuấtkhẩu, nhập khẩu cho 18.952.135 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[9] “Giới thiệu Cục Hải quan Cần Thơ” http://www.haiquandanang.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Cục Hải quan Cần Thơ
[18] Tổng cục Hải quan (2015), Tạp chí nghiên cứu hải quan, (1+2), 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu hải quan
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2015
[3] Khái quát chung về Hệ thống VNACCS/VCIS (2005), http://www.customs.gov.vn/ChuyenMuc/VNACCS_VCIS, ngày 21 tháng 10 năm 2017 Link
[10] Khái quát chung về Hệ thống VNACCS/VCIS” (2008), http://www.customs.gov.vn/ChuyenMuc/VNACCS_VCIS, ngày 21 tháng 10 năm 2017 Link
[2] Chính phủ (2015), Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Khác
[4] Bộ Tài chính, Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, TP trực thuộc Trung ương Khác
[5] Biểu thuế xuất đối với hàng hóa XNK, 2015, NXB Tài chính, Hà Nội [6] Giáo trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu, năm 2016, NXB Tài chính, Hà Nội [7] GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao Động-XãHội, Hà Nội Khác
[8] PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, Ths Nguyễn Văn Điển, Quản trị nhân lực, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Khác
[12] Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
[13] Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn (2007), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
[14] Quốc Hội, Luật Hải quan 2001; Luật Hải quan 2008 sửa đổi bổ sung một số điều Luật Hải quan 2001 Khác
[15] Tổng cục Hải quan (2016), Quyết định 988/QĐ-TCHQ, ngày 28 tháng 03 năm 2016 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Khác
[16] Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định 1966/QĐ-TCHQ, ngày 10 tháng 7 năm 2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Khác
[19] Cục Hải quan Cần Thơ, Quyết định số 1474/QĐ-TCHQ Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2020 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w