1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Nhà Nước Về Các Dự Án Hỗ Trợ Của Thành Phố Đà Nẵng Nước Chxhcn Việt Nam Cho Tỉnh Savanakhet Nước Chdc Nhân Dân Lào

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững nhằm phát triển du lịch ở Tỉnh KHAMMUONE – KHAMMUONE
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên - môi trường
Thể loại Thesis
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 148,54 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – MÔITRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNHKHAMMUONE – KHAMMUONE1.Tính cấp thiết của đề tài LÀO hiện đang là điểm đến của bạn bè nă

Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên môi trường

-Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai" Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Mục tiêu của Du lịch bền vững là:

Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.

Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.

Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Ðáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.

Duy trì chất lượng môi trường

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991).

Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn:

"Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương".

Du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

 Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

 Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.

 Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.

 Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

 Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền

Du lịch tác động tích cực đến môi trường như thế nào?

Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực Các tác động tích cực có thể gồm:

 Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn vàVườn Quốc gia.

 Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

 Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

 Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.

 Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

Quản lý tài nguyên môi trường bền vững nhằm phát triển du lịch

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.

Sơ đồ 1.1 Tổng hợp các nguyên tắc quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường

Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường

 Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

 Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

 Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường.

 Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

 Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

 Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

 Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

 Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

 Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Những nhân tố tác động đến tài nguyên môi trường du lịch

Môi trường du lịch ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các vấn đề về cảnh quan, không khí, nguồn nước… Đồng thời qua đó tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa môi trường với khách du lịch, với dân cư sở tại và tiềm năng khai thác trong lâu dài cũng như ảnh hưởng qua lại giữa môi trường với những vấn đề có liên quan để có những biện pháp thích hợp cho sự phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Đặc điểm của môi trường du lịch trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

Thứ nhất, cùng với sự phát triển của những ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, ngành du lịch trong nước nói chung và ngành du lịch Chùa Hương nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới Điều đó tạo ra những máy móc, công cụ tiến bộ góp phần xử lý những sự cố về môi trường trong các ngành du lịch.

Thứ hai, lượng khách du lịch tăng đột biến trong thời gian qua cả về số lượng lẫn chất lượng kéo theo lượng chất thải khó phân huỷ rất lớn, điều đó không chỉ tác động trực tiếp đến việc khai thác các điểm du lịch, đồng thời môi trường tại các điểm đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng và về lâu dài có thể không khai thác được.

Thứ ba, sự biến động liên tục của ngành du lịch bởi tác động của các đại dịch hoặc các cuộc khủng bố, nếu nhìn nhận thoáng qua cũng không ảnh hưởng gì đến môi trường Tuy nhiên từ tác động của những biến động đó trong một thời gian ngắn làm giảm số lượng khách du lịch, và trong thời gian đó ngành du lịch ở các nơi nói chung và du lịch chùa Hương nói riêng có thời gian xây dựng và cải tạo một vài vấn đề có liên quan đến môi trường.

Thứ tư, tác động tiêu cực của sự phát triển của những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của cung và cầu trong du lịch làm cho chất lượng môi trường suy giảm nghiêm trọng Chỉ tính riêng tại chùa Hương sự ô nhiễm đã lên đến mức báo động, điều đó được thể hiện về mặt lượng qua quá trình đo đạc nồng độ đậm đặc của không khí cũng như nguồn nước tại điểm du lịch này có thể gây giật mình cho những ai quan tâm đến môi trường tại đây.

Những nhân tố tác động đến môi trường trong du lịch và hậu quả của những tác động đó

Những nhân tố tác động (theo hướng bất lợi)

Trước tiên đó là sự tác động khách quan cả tự nhiên, thời tiết Quá trình biến động liên tục của tự nhiên làm hư hại đến tài nguyên du lịch (như mưa đá) Mặt khác các trận lũ lụt, hạn hán, đặc biệt là mưa axit làm cho môi trường nói chung và du lịch nói riêng bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng.

Thứ hai, dân cư sở tại là một trong những nhân tố gây ra sự tổn hại đến tài nguyên và môi trường du lịch Chỉ tính riêng ở chùa Hương hàng năm việc nổ mìn lấy đá lên đến hàng nghìn tấn - gây nguy cơ lớn cho cảnh quan và môi trường tại đây (theo báo ANTG tháng 10 năm 2003).

Mặt khác với lượng cầu lớn, lượng cung hàng năm cho khách du lịch ở đây rất lớn.

Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và ý thức của dân cư nơi đây chưa cao tạo ra những bất ổn trong giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Yếu tố thứ ba (yếu tố chính) ảnh hưởng đến suy thoái môi trường là khách du lịch.

Theo thống kê của Sở du lịch Hà Tây, hàng năm lượng khách du lịch đến chùa Hương ngày một tăng và cao điểm nhất vào những ngày lễ hội Với hàng trăm nghìn khách du lịch đến hàng năm, lượng rác thải tỉ lệ thuận với số khách đó Mặt khác lượng khách đông tạo ra nguy cơ quá tải cho điểm du lịch và gây tổn hại đến tài nguyên du lịch tại đây.

Ngoài các nhân tố trên, còn kể đến sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch Cũng như các quy định, quy chế nơi đây Chính điều đó vô hình chung đã tạo ra sự nơi lỏng trong công tác quản lý mọi mặt và gây tác động xấu đến môi trường.

Hậu quả từ những tác động đó

Về trước mắt, ô nhiễm môi trường và sự suy giảm giá trị tài nguyên là điều khó tránh khỏi Mặt khác sự ô nhiễm không khí, nguồn nước tại điểm du lịch chùa Hương có thể ảnh hưởng đến các vùng lân cận và do đó sức khoẻ của khách du lịch, của người dân cũng bị ảnh hưởng gây ra nguy cơ làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu xét về lâu dài, nếu sự ô nhiễm đó không được cải tạo và hạn chế đến mức tối thiểu thì tại các điểm du lịch ở nước ta nói chung, điểm du lịch chùa Hương nói riêng lượng khách du lịch có nguy cơ xu hướng ít tham quan hơn đồng thời các điểm du lịch này sẽ không thể tiếp tục khai thác được nữa.

Lợi ích của vấn đề bảo vệ môi trường tại các điểm du lichk

Nhìn chung việc bảo vệ môi trường tại bất cứ lĩnh vực nào đều là hoạt động tích cực và có lợi Tuy nhiên chỉ xét riêng trên khía cạnh du lịch, việc bảo vệ môi trường mang lại những lợi ích sau:

Lợi ích cho toàn xã hội

Xét một cách toàn diện, xã hội sẽ giảm bớt các chi phí phục vụ cho việc cải tạo môi trường Mặt khác những chi phí có liên quan do môi trường ô nhiễm tác động đến cũng được giảm bớt Đồng thời chất lượng cuộc sống và môi trường của toàn xã hội được nâng cao.

Lợi ích cho khách du lịch

Trước hết khách du lịch sẽ được tham quan trong bầu không khí trong lành và rất có lợi cho sức khoẻ.

Thứ hai, khách du lịch có cơ hội chiêm ngưỡng những tài nguyên du lịch nguyên sơ, mang đậm chất cổ kính và dấu ấn của thời gian.

Thứ ba, nếu lượng ô nhiễm lớn và chi phí cho việc cải tạo sự ô nhiễm đó lớn thì khách du lịch sẽ phải chịu một phần chi phí thông qua giá vé cũng như các dịch vụ khác Do đó khách du lịch có thể sẽ giảm bớt được chi phí của mình nếu môi trường tại điểm du lịch được bảo vệ tốt.

Lợi ích cho dân cư và chính quyền sở tại

Thứ nhất, chính quyền sở tại sẽ giảm bớt chi phí cũng như nguồn nhân lực cho vấn đề bảo vệ môi trường tại địa bàn.

Thứ hai, các khâu quản lý sẽ đơn giản cũng như có thể khai thác tối đa tài nguyên du lịch tại vùng phục vụ cho khách du lịch.

Thứ ba, nếu vấn đề môi trường được bảo vệ tốt, lượng khách du lịch sẽ đông và kéo theo có nhiều công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho dân cư.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DUTỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH KHAMMUONE

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện xã hội

2.1.3 Tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội đến quản lý tài nguyên thiên nhiên-môi trường nhằm phát triển du lịch.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH

2.2.1 Thực trạng các tác động của du lịch đối với Tỉnh Khammuone

Hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường, tuy nhiên, hoạt động du lịch còn tạo ra tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch hoàn toàn do con người điều khiển, đó là đặc thù của hoạt động du lịch Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường theo hai mặt, chúng đồng thời hỗ trợ và phản ứng ngược với nhau:

 Tác động tích cực là tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững;

 Tác động tiêu cực là gây lãng phí, tiêu hao tài nguyên, suy thoái môi trường.

Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường có thể là các tác động trực tiếp, cũng có thể là các tác động gián tiếp thông qua phản ứng dây chuyền trong tự nhiên mà làm biến đổi các thành tố của tự nhiên.

Tỉnh Khammuone cũng không nằm ngoài những tác động mà du lịch và các hoạt động khác trong rừng mang lại Những ngoại tác dù tích cực hay tiêu cực, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đưa lại những vấn đề mà con người không thể lường trước và tính toán được hết

2.2.2 Thực trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên

Du lịch đã mang lại cho Tỉnh Khammuone một lượng thu nhập lớn, làm đổi thay cuộc sống của người dân trong cả tỉnh Hiện nay, ngành du lịch và dịch vụ đóng góp gần 40% giá trị GDP của toàn tỉnh Riêng ngành du lịch đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động Tạo điều kiện cho Tỉnh Khammuone nói chung một bộ mặt đô thị hiện đại và một môi trường kinh doanh năng động, có sức hút lớn đối với các dự án đầu tư mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế về du lịch Ngành du lịch phát triển cũng kéo theo các ngành dịch vụ tư nhân phát triển đáng kể, đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. Để thực hiện việc phát triển du lịch theo các mục đích nghỉ ngơi, giải trí các nhà đầu tư với những dự án hàng trăm tỷ với những sáng kiến san bằng núi đảo, san lấp để xây dựng các dự án kinh doanh du lịch, không chỉ có tại ven bờ mà còn diễn ra khá quy mô cả ngoài đảo, thuộc trong khu vực khu bảo tồn Tỉnh Khammuone Để thuận tiện và tạo mỹ quan nhân tạo, các con đường bộ và các công trình công cộng cũng được xây dựng chạy dài dọc theo dải đất hẹp, các khu vực suối, rừng cây xanh

2.2.3 Thực tạng quản lý môi trường

Xu hướng phát triển của du lịch hiện nay hướng về các môi trường tự nhiên như việc thăm thú rừng xanh, suối nước nóng Tỉnh Khammuone nổi bật hơn so với các vùng du lịch khác về sự phong phú của các rừng nguyên sinh màu sắc càng hấp dẫn các du khách (đặc biệt là du khách quốc tế), cũng chính những điều này sẽ dẫn đến sự hủy hoại của chính môi trường tự nhiên mà dựa vào đó hoạt động du lịch mới phát triển Tỉnh Khammuone đang ngày càng chịu những áp lực nặng nề từ các hoạt động của con người gây ra, những khu vực san hô đã bị khai thác hoặc bị phá hủy rất ít hoặc thậm chí không có sự phục hồi sau cả quãng thời gian tới 50 năm.

Khó mà tính toán được những chi phí kinh tế của sự hủy hoại san hô vì nó không chỉ liên quan tới sự mất mát cơ sở tài nguyên tái tạo mà còn liên quan tới sự mất mát giá trị bảo vệ của phần nền Dưới những điều kiện tự nhiên, phần lớn năng lượng của sóng sẽ bị phân tác trên rừng xanh và kết quả là sẽ ít bị ngập lụt hơn

Trong lần nghiên cứu khảo sát thực địa tại một số tour du lịch tham quan các đảo xung quanh Tỉnh Khammuone, nhận thấy đa số khách tham quan đều trầm trồ vẻ đẹp của Tỉnh Khammuone, tuy nhiên vẫn còn một số du khách chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên, ngang nhiên thực hiện hành động khạc nhổ, ói mửa do say tàu, hay vứt rác trực tiếp xuống mặc dù các nhân viên du lịch đã có hướng dẫn bỏ rác vào các thùng rác có trên thuyền Điều đáng nói là khi có những hành động này, các nhân viên du lịch không có lời nhắc nhở hay lưu tâm nào về hành động của du khách Đây là tình trạng chung của tất cả các tour du lịch tư nhân nhỏ lẻ, chủ yếu khai thác các hoạt náo du lịch để phục vụ du khách, chứ không thiên về quảng bá chất lượng môi trường được bảo tồn và giữ gìn như thế nào Đối với người nước ngoài, họ chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và có thái độ tôn trọng, nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ thiên nhiên, đây là thái độ mà chúng ta nên học hỏi

2.2.4 Công tác thúc đẩy du lịch bền vững tại Tỉnh Khammuone

Trước các thử thách và các áp lực do các hoạt động của con người gây ra cho môi trường, chính quyền địa phương cùng với nhiều nổ lực để giảm thiểu sự ô nhiễm một cách tốt nhất có thể Nhiều hoạt động chính sách, các bộ luật, nhiều dự án bảo tồn và phát triển đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại Tỉnh Khammuone. Ở cấp tỉnh thì UBND tỉnh Tỉnh Khammuone chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động diễn ra trong tỉnh theo chính sách quốc gia kể cả quản lý KBTB Tỉnh Khammuone UBND tỉnh Tỉnh Khammuone thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua những tổ chức là đại diện cho các Bộ chuyên ngành ở tỉnh là các Sở chuyên ngành như Sở Động vật, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v v Các Sở này trực tiếp chỉ đạo công tác thực hiện chính sách quốc gia trong tỉnh Sở Động vật Tỉnh Khammuone là cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi động vật trong tỉnh Tỉnh Khammuone Tuy hoạt động mới đây nhưng BQL đã có nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ Tỉnh Khammuone, như gồm: xác định các nguồn tài nguyên trong rừng; nhận định các thách thức, và các mối đe doạ trong quản lý; phân vùng khu vực rừng để quản lý, giảm thiểu các tác nhân cơ học có thể gây hại cho san hô, giúp trữ lượng cá và các loài động vật khác tăng lên; lên kế hoạch quản lý KBTB Tỉnh Khammuone

Tại những vùng nơi có các bờ đặc biệt phát triển như Tỉnh Khammuone thì xung đột đang tiếp tục tăng lên giữa nghề đánh bắt cá, nuôi trồng hải sản và các mục đích sử dụng thủy vực ven khác bao gồm nghỉ ngơi giải trí, đổ bỏ chất thải và vận tải Hy sinh bảo tồn để phát triển kinh tế thì không nên vì việc bảo tồn thắng cảnh không chỉ là bảo vệ cái vẻ ở bên ngoài mà là bảo vệ cái bên trong của danh thắng,đó là hệ sinh thái thủy vực, khí hậu, văn hoá … Đó là chưa nói hệ sinh thái ven hết sức nhạy cảm, vì vậy việc cải tạo để sử dụng phải hết sức cân nhắc Du khách đến với Tỉnh Khammuone là muốn tận hưởng một chuyến du lịch sinh thái, môi trường, khám phá thiên nhiên, hòa mình sống với thiên nhiên chứ không chỉ để hưởng thụ những nhà nghỉ tiện nghi, sang trọng Chỉ vì phục vụ lợi ích kinh tế,phục vụ những đòi hỏi của con người về sự tiện ích mà thiên nhiên phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.

ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH KHAM MUONE

2.3.1 Những thành tựu đạt được2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠICƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Định hướng các sản phẩm du lịch tại Tỉnh Khammuone

Tỉnh Khammuone có các tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn với các yếu tố thiên nhiên như nghỉ dưỡng, tắm biển, du lịch tham quan, du lịch mạo hiểm, v.v Sau khi nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa Tỉnh Khammuone thì đã có kết quả đánh giá một số dịch vụ du lịch cần được đẩy mạnh đầu tư như sau:

Khai thác các hoạt động du lịch sinh thái về cảnh quan: Ở TỉnhKhammuone có 18 bãi biển có cảnh quan rừng tự nhiên, biển rất đẹp và mang đậm tính hoang sơ mà những vùng du lịch khác ít có được Với nét hoang sơ của vườn thì rất thích hợp đối với các khách du lịch muốn tìm hiểu về thiên nhiên là động cơ quan trọng nhất, ta tổ chức các hoạt động như chụp ảnh (chụp ảnh là một phương pháp giữ gìn những kinh nghiệm quý báu và đã được xem như một hình thức học tập), đi bộ ngắm cảnh để tận hưởng bầu không khí trong lành, leo núi Mở rộng các tour du lịch tới các địa địa điểm có hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và độc đáo

Tỉnh Khammuone nổi tiếng với cảnh đẹp và thơ mộng như: suối Nước Ngọt những vẫn chưa được khai thác đúng mức Tại hồ Fanlinag thì hoạt động du lịch vẫn chưa có, ở đây ta có thể mở các dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường như câu cá, đi thuyền trên hồ rất ngắm cảnh (đặc biệt các du khách nước ngoài rất thích đi thuyền độc mộc), bơi thúng và làm nhà nổi trên mặt hồ.

Khai thác tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng khô hạn: Tài nguyên sinh vật của Tỉnh Khammuone không chỉ phong phú và đa dạng về thành phần loài mà còn mang nhiều yếu tố đặc hữu, quý hiếm có giá trị Một số hoạt động chúng ta cần phải đẩy mạnh thực hiện:

+ Mở các chuyến tham quan hệ sinh thái rừng và khám phá hệ sinh thái biển: tổ chức các hoạt động cắm trại tại vườn, mở các chuyến tham quan để tìm hiểu hệ thực vật, ngắm động vật hoang dã.

+ Tỉnh Khammuone có nhiều bãi san hô và bãi rùa đẻ ở Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa, có thể mở các hoạt động lặn xem san hô khu vực được bảo tồn sau khi đã bảo đảm tốt các điều kiện cho phép, xem rùa đẻ ở Mỹ Hòa, Thái An vào tháng 8 âm lịch.

Khai thác nền văn hóa bản địa: Theo ước tính trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế đang chuyển dần từ thị trường du lịch Châu Âu đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày một nhiều Khách du lịch chủ yếu là cư dân của các nước Công nghiệp cư dân đô thị sống trong môi trường văn hóa công nghiệp Khi du lịch tiếp xúc với nền văn hóa “ Khác lạ”, đặc biệt là VHDG của làng (Paley) , cộng đồng của các cư dân “nông nghiệp”, du khách luôn cảm thấy mới lạ, bất ngờ Vì vậy VHDG tạo ra tính hấp dẫn, tạo lực thu hút với khách du lịch.

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH

3.2.1 Nhóm giải pháp quản lý tài nguyên bền vững

Cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với FLEGT (Kế hoạch hành động

“Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản”)

Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác…); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm Đồng thời, xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ.

Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng

Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư quản lý kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; Hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp trong thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và trồng các loài cây ăn quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; Nghiên cứu những loài cây, con có giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng hoặc những loại cây ngắn ngày trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép tán như các loại cây dược liệu… Ngoài ra, đào tạo và phát triển thêm một số nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái như dệt thổ cẩm; Nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; Xem xét tăng phí để tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ rừng; Đầu tư, quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển.

Quản lý bảo vệ rừng

Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm Trong đó cần: Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để người dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.

3.3.2 Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường hứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.

Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Thứ ba: Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

3.2.3 Giải pháp đẩy mạnh du lịch bền vừng

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên du lịch chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều, nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.

Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa được nâng cao Sản phẩm du lịch Tỉnh Khammuone vẫn chậm đổi mới, còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch Kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế, cho nên chưa tạo được hiệu ứng kích cầu đi du lịch Tỉnh Khammuone tại các thị trường mục tiêu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn thiếu đồng bộ Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, vận hành chưa chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật Thêm vào đó, nguồn nhân lực du lịch cũng là điểm yếu kém rất lớn Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua, nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu.

Giải pháp phát triển bền vững Du lịch Tỉnh Khammuone Để Du lịch Tỉnh Khammuone phát triển bền vững và hiệu quả, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh Trong bối cảnh Tỉnh Khammuone đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Tỉnh Khammuone đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Tỉnh Khammuone là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách.

- Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa phương.Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến, điểm du lịch đã khai thác Khai thác những lợi thế khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao.

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Tỉnh Khammuone tới bạn bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tăng cường xây dựng những tour,tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt, có tính cạnh tranh cao hơn.

Ngày đăng: 05/09/2024, 23:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Cẩm Nang Quản Lý và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái ở Các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phía Bắc Tỉnh Khammuone. AECI và Fundesco, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm Nang Quản Lý và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái ở Các Khu Bảo TồnThiên Nhiên Phía Bắc Tỉnh Khammuone
[4] Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khu du lịch Bình Tiên, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khu du lịch Bình Tiên
[5] TS. Lê Xuân Cảnh, Báo cáo Kết quả khảo sát khu hệ động vật Khu bảo tồn thiên nhiên rừng khô hạn Núi Chúa,Tỉnh Ninh Thuận, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả khảo sát khu hệ động vật Khu bảo tồnthiên nhiên rừng khô hạn Núi Chúa,Tỉnh Ninh Thuận
[6] Đỗ Thị Tuyết Thanh, 2007. Nghiên cứu chiến lược marketing địa phương trong ngành du lịch tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiến lược marketing địa phươngtrong ngành du lịch tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
[7] TS.KTS Lê Trọng Bình, 2005. QuyHoạc khu Du Lịch Khu Du Lịch Chuyên Đề Ninh Chữ Vĩnh Hy hoạch khu du lịch chuyên đề Ninh Chữ - Vĩnh, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: QuyHoạc khu Du Lịch Khu Du Lịch Chuyên ĐềNinh Chữ Vĩnh Hy hoạch khu du lịch chuyên đề Ninh Chữ - Vĩnh
[8] Báo Cáo Đánh Giá Tác Động MôiTrường Dự Án Khu Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Hy.Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận, Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Cáo Đánh Giá Tác Động MôiTrường Dự Án Khu Du Lịch Sinh Thái VĩnhHy
[9] Mô hình quản lý Khu Bảo Tồn Biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy Sản, Số 2/2006: 52 – 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học – Công nghệThủy Sản
[11] Đặng Minh Phương, 2007, Giáo trình môn Chính sách quản lý tài nguyên môi trường, Khoa Kinh Tế, Đại học Nông Lâm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình môn Chính sách quản lý tài nguyên môitrường
[14] Đỗ Thị Kim Chi, “Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng – một cách tiếp cận hướng đến phát triển bền vững”, 10/2006,<http://www.ou.edu.vn/vietnam/files/tapsankhoahoc/2006/PDF/So%2004(10)/tskh04(10)_page21.pdf &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng – một cách tiếp cậnhướng đến phát triển bền vững
[15] Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương, Vũ Long, “Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương Lâm nghiệp cộng đồng”, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 07/2006,<http://www.vietnamforestry.org.vn/Cam_nang/Lam%20nghiep%20cong%20dong.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang ngành Lâmnghiệp – Chương Lâm nghiệp cộng đồng
[16] Mai Văn Tài, “Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng trong nuôi trồng thủy sản ở xã Quỳnh Bảng – Quỳnh Lưu – Nghệ An”, 06/2006,<http://www.lrc.ctu.edu.vn/pjob/show.php?catalog_id=66&&aid=AID_4207&&r=R988720154700&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng trong nuôi trồng trongnuôi trồng thủy sản ở xã Quỳnh Bảng – Quỳnh Lưu – Nghệ An
[2] Lê Xuân Nhật, 2006. Báo Cáo Điều Tra Khảo Sát Kinh Tế - Xã Hội Ba Xã Vùng Đệm: Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Tri Hải thuộc Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận Khác
[10] Hoàng Xuân Bến, 2004, Một vài kết quả theo dõi và đánh giá rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Rạn Trào giai đoạn 2001 – 2003, Viện Hải dương học Nha Trang Khác
[13] Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường – Đại học quốc gia Hà Nội, 2000. Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, tập I, II, III. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w