Xét trong mối quan hệ giữa quản lý vi mô và quản lý vĩ mô, những vấn đề sau đây có thể được xem là những đóng góp của luận án: Phân tích được một cách tổng quan những căn cứ nhằm phân đị
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BO TU PHAP
se dc Ất đc sắc fe c dc Se He es
TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI
Oa Shi Ibbng Oan
Dé tai
QUAN LY CUA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ MỐI LIÊN HE CUA
NÓ VỚI VAI TRÒ QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
| CHUYEN NGANH LUAT KINH TE
MA SO: 50315
LUAN AN THAC SY LUAT HOC
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOU
PGS - PTS: Lẻ Hồng Hanh
THir ren
A038 5 \V
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHUONG 1: QUAN LÝ QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH SAN XUẤT KINIL DOANH
CUA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1.1 Nền kùnh tế thi trường ở Việt nam _ Những đặc điểm cơ bản và nhữn! & ¢ § a §
chu thể kinh doanh chủ yếu
1.1.1 Đặc điểm của sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường
oO Viet nani.
1.1.2 Những chu thé kinh doanh chủ yếu
1.2 Đặc điểm hoat động quan lý sản xuất kinh doanh của các
iy RAR Cúc quy ché, diéu lệ, nội quy với tu cách là công cụ quản lý
chủ yếu của các doanh nghiệp
1 Phuong thức tổchức quan lý của doanh nghiệp theo pháp luật
quan lý trong doanh nghiệp? Nhà nước
quan lý trong Hop tác va
quan lý trong Công ty
quan lý trong Doanh nghiệp liên doanh
quan lý trong Doanh nghiệp tu nhân và Doanh nghiệp có100% von noe ngoài
LUƠNG 2 QUAN LY NHÀ NƯỚC VE KINIETE VÀ VAI TRÒ CUA PHÁP LUẬT
KINH TE
2.1 Mot so công cụ quan lý Nhà nuóc về kinh tế ở Việt nam hién nay
24.1 Hệ thống pháp luật (đặc biệt là pháp luật kinh tế hoàn chỉnh)
29
3] 3| 3] 38 39 39
Trang 32.2 Vai trò cua pháp luat kinh tế voi tw cách là cong cu quản lý chủ yếu
cua Nha nuốc #D
CHƯNG 3) MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUAN LY CUA CÁC LOẠI HÌNH DOANH
NGIHP VÀ VAI TRÒ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINIL TẾ 45
3.1 Những nguyên lý về moi lién hệ giữa quan lý của các doanh nghiệp
va quan lý Nhà nước về kinh tế 453.1.1 Sự can thiệp, sự điều tiết quá sâu của Nhà nước có thể dan tới sự
hạn chế năng động, tính tự chủ của các chủ thể trong nên kinh tế 463.1.2 Sự điều tiết không chặt chê của Nhà nước có thể dân đến
tình trạng tuỳ tiện vô chính phú, gian lan 53
3.1.3 St kết hợp hài hoà giữa quan lý vĩ mô và quan lý vi mô xế có tác
dungthic đáy phát triển nên kinh tế: 58
3.2 Mot quan hệ giữa pháp luật và quy chế, điều lệ 61 3.3 Một số kiến nghị và các biện pháp bao dam phân định rõ và kết hop
tot giữa quan lý sản xuất kinh doanh và quan lý Nhà nuée về kinh tế ˆ 65
3.3.1, Hoàn thiện hoạt déngquan lý hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp 66
3.311 Đối mới phương thức tổ chức quản lý trong một số doanh nghiệp 66
3.3.1.2 Phat huy vai trò của các quy chế, điều lệ trong hoạt động quan
lý của các doanh nghiệp 69
3.3.2 Hoàn thiện hoạt động quan ly các doanh nghiệp từ phía Nhà nước 7]
3.3.2.1 VE hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế 7]
3.3.2.2 Sir dụng hop.ly các chính sách kinh tế 76
33.2.3 Sứ dụng đúng mức và có hiệu quả các biện pháp hành chính 78
KET LUẬN 80
TALLIEU THAM KHAO 82
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
¡.LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựuđáng kể trên nhiều lĩnh vực Nền kinh tế đã từng bước khắc phục được tinhtrạng suy thoái, lạm phát đã bị day lùi và kiểm chế ở một con số, đời sống
của nhân dân được cải thiện từng bước Có được những kết quả đó là do
đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng có những bước đi thích hợp, hoà
nhịp với cuộc sống thực tế và phù hợp với qui luật khách quan của thời đại
mới Đặc biệt là chúng ta đã phát huy được động lực và tác dụng của cơ
chế quản lý kinh tế mới - cơ chế quản lý trên con đường chuyển sang nền
kinh tế thị trường với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới kinh tế đó đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được nghiên cứu cả về mặt cơ sở lý luận vàkinh nghiệm thực tế, trong đó có vấn đề phân định và kết hợp tốt quản lýnhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ nền kinh tế thị trường cả về lýluận cũng như thực tiễn, chúng ta chưa phát huy hết những mặt tích cực
chủ yếu của cơ chế quản lý kinh tế mới lại không kịp thời phát hiện, han
chế và đề phòng những hiện tượng tiêu cực tác động đến nền kinh tế màhậu quả là: quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp chưa được phát
huy cao độ, đó là do Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của các
DN Ngược lại, khi thì các DN lại quá tự do đến mức vi phạm đến quyềnlợi của DN khác Đây là hậu quả của hiện tượng buông lỏng quản lý của
Nhà nước hoặc do những lý do tiêu cực khác Công bằng mà nói, những
thiếu sót và sai lầm nêu trên cũng là điều dễ hiểu, bởi vì chúng ta mới
“nhập môn” kinh tế thị trường
Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, chúng ta cần hoàn thiện,từng bước bổ sung và xây dựng những quan điểm mới phù hợp với tình
hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn nhằm tăng cường vai trò quản lý của
Nhà nước và phát huy cao độ quyền tự chủ, tự do của các nhà DN, chuẩn bị
“bệ phóng” cho đất nuớc cất cánh trong tương lai không xa
Trang 5Đây không chỉ là đòi hỏi cấp thiết của Đảng và Nhà nước mà còn là
sự thúc bách của quá trình vận động nội tại của nền kinh tế - xã hội nước
ta.
Nhằm đạt được mục đích nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấnđề: “Quản lý của các loại hình Doanh nghiệp và mối quan hệ của nó vớivai trò quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước” để nghiên cứu cho luận án của mình
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CÚU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU
Ở nước ta, việc nghiên cứu về cơ chế quản lý là vấn dé mới, có phạm
vi rộng và đòi hỏi một sự nghiên cứu toàn diện Cho tới nay, qua tìm hiểu,
chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu và không ít các tài liệu, bài
báo nghiên cứu về vấn đề này, nhưng chủ yếu đề cập một cách tách biệt:
- Hoặc những đề tài nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế quản lý Nhànước về kinh tế (quản lý vĩ mô)
- Hoặc là chỉ dé cập đến việc đổi mới cơ chế quan lý của các loại
hình DN (quản lý vi mô).chưa có đề tài và công trình nào đề cập một cách
toàn diện cả hai cấp độ quản lý nói trên Luận án này không có mục đích
nghiên cứu vấn đề quản lý kinh tế dưới một khía cạnh cụ thể riêng biệt màmuốn có một cách nhìn tổng quát, những mối quan hệ tác động qua lại
giữa hai cấp độ quản lý kinh tế được thể hiện trong những công cụ quản lýkinh tế, từ đó tìm ra những “lỗ hổng” những khiếm khuyết của hệ thống
chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế trên cơ sở đó kiến nghị phươnghướng và biện pháp khắc phục
Tuy nhiên do tính chất rộng lớn của đề tài, luận án không có tham
vọng nghiên cứu, giải quyết đầy đủ và toàn diện tất cả những chính sách,
pháp luật về quản lý kinh tế mà chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, sử lýmột số nội dung có tính thời sự nổi cộm, đòi hỏi phải sớm được giải quyết.
Cu thể, những vấn dé chủ yếu sau đây sẽ được dé cập trong luận án:
Phân tích đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở Việt nam và sự tồntại của các chủ thể kinh doanh chủ yếu
Những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và
quản lý Nhà nước về kinh tế cùng với các công cụ quản lý chủ yếu của
Trang 6doanh nghiệp và của Nhà nước là một nội dung quan trọng mà chúng tôi đề
Trên cơ sở kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu của những
nhà khoa học đi trước và lấy những qui định trong chính sách và pháp luật
thực định về quản lý kinh tế làm trọng tâm, trong đó có xem xét ở mức độ
thích đáng một số văn bản dưới luật của các ngành, địa phương Chúng tôi
thực hiện sự nghiên cứu về một vấn đề cụ thể
Cũng vì đề tài có phạm vi quá rộng, cộng với tính chất của một luận
án cao học, cho nên những vấn đề mà luận án đề cập, chúng tôi không có
tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện và triệt để mà chỉ dừng lại ở mức
phát hiện và khai phá vấn dé Chúng tôi phân tích những mặt mạnh, yếu
của những qui định hiện hành trong chính sách và pháp luật về quản lý
kinh tế - xã hội của đất nước để từ đó đưa ra được những lý lẽ đủ sức thuyết
phục mong sao cho những kiến nghị của luận án có tính khả thi
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý của các loại hình doanh nghiệp
và mối liên hệ của nó với vai trò quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước” chúng tôi muốn góp phần xây dựng cơ
sở lý luận cho việc bổ xung và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung,
góp phần tạo môi trường và hành lang pháp lý an toàn cho các DN phát huyquyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Chúng tôi hết
sức mong muốn những kết quả của luận án sẽ được sử dụng trong thực tế
hoạt động cuả các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tách bạch và kết hợp tốt
giữa chức năng quan lý vi mô với quan lý vi mô của các doanh nghiệp
Ngoài ra , chúng tôi cũng hy vọng các vấn đề nêu trong luận án có thể được
sử dụng như những tài liệu cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về cơ chế quản lý
kinh tế ở Việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước
Trang 74 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Có thể nói đây là một công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng
quát và có hệ thống các vấn đề pháp luật trong cơ chế quản lý kinh tế ở
Việt nam Xét trong mối quan hệ giữa quản lý vi mô và quản lý vĩ mô,
những vấn đề sau đây có thể được xem là những đóng góp của luận án:
Phân tích được một cách tổng quan những căn cứ nhằm phân định
giữa quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp, sự tham gia của tiêu chí pháp lý trong việc phân định đó
Luận án cũng đề cập đến những vấn đề pháp luật mang tính thời sự
về nhất trong chính sách quản lý kinh tế lớn của Nhà nước và bộ máy quản
lý của các doanh nghiệp trong cơ chế mới
Luận án phân tích tương đối kỹ vấn đề mối liên hệ biện chứng giữa
quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Luận án kiến nghị, bổ sung thêm một số chính sách, công cụ quản lý
vĩ mô và hoàn thiện cơ chế quản lý của các doanh nghiệp, đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm thực hiện tốt sự kết hợp giữa quản lý vĩ mô và quản
lý vi mô
Để đạt được mục đích nghiên cứu và đóng góp tích cực trên Trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh khái quát hơn, phương phápkết hợp légic và lịch sử để phân tích và luận giải các vấn dé đã nêu ra.
Tuy nhiên, với sự hạn chế về khả năng và kiến thức, với sự eo hẹp
về tư liệu và thời gian luận án này không thể tránh khỏi những thiếu xót
nhất định Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bèđồng nghiệp Cơ cấu của luận án bao gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Quan lý quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh của cácloại hình doanh nghiệp
Chương 2: Quản lý Nhà nước về kinh tế và vai trò của pháp luật kinhte.
Chương 3: Mối liên hệ giữa quản lý của các loại hình doanh nghiệp
và quản lý nhà nước về kinh tế
Kết luận
Trang 8CHUONG 1
QUAN LY QUA TRINH TIEN HANH SAN XUAT KINH DOANH
CUA CAC LOẠI HINH DOANH NGHIỆP.
1.1 - NEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIET NAM - NHUNG ĐẶC DIEM
CO BAN VA NHUNG CHU THE KINH DOANH CHU YEU
1.1.1 - Dac diém cua su hinh thanh va phat trién nén kinh té thitrường ở nước ta:
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã chủtrương xây dựng mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định
hướng XHCN
Kinh tế thị trường định hướng XHCN xét về bản chất là một kiểu tổchức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thịtrường, vừa dựa trên nguyên tắc và mục tiêu của CNXH Nói cách khác, nó
là một kiểu tổ chức kinh tế được kết hợp giữa các qui luật chung của nềnkinh tế thi trường và những đòi hỏi kinh tế xã hội mang tính chất XHCN
Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thể hiện rõ những đặcđiểm sau:
Thứ nhất: Nén kinh tế thị trường ở nước ta phải được thực hiện trên
cơ sở xác lập một chế độ sở hữu trong đó sở hữu XHCN có vai trò chủ đạo
Nói cách khác phải khẳng định vai trò chủ đạo chiến lược của kinh tế quốc
doanh trong hệ thống kinh tế
Vai trò chủ đạo ở đây không đồng nghĩa với sự tham gia rộng khắp
hay hiện diện của DNNN trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế Điều
quan trọng là kinh tế quốc doanh phải nắm các khâu then chốt, mũi nhọncủa nền kinh tế, trong đó các DNNN là một trong những công cu kinh tế,một lực lượng vật chất để Nhà nước trực tiếp khống chế, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh Thực tế cho thấy thời gian qua, Nhà nước đã
tiến hành sắp xếp lại các DNNN để tạo một hệ thống các DNNN hợp lý và
có hiệu qua thông qua việc thành lập 18 Tổng công ty có qui mô Quốc gia(Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994) và 73 Tổng công ty có qui mô nhỏ hơn(Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994) nhằm tập trung vốn, kỹ thuật để tăng
Trang 9sức cạnh tranh và định hướng chiến lược của Nhà nước trong các nghành
kinh tế quan trọng Các Tổng công ty này đã thu hút gần 2000 DNNNchiếm khoảng 30% tổng số DNNN đang hoạt động và và chiếm khoảng
80% sản lượng vốn của khu vực DNNN, có khả năng chi phối toàn bộ nềnkinh tế Việt nam
Vai trò chủ đạo còn được thể hiện bằng hoạt động có hiệu quả kinh
tế - xã hội của DNNN Nhà nước chủ động và trực tiếp tác động vào quá
trình kinh tế xã hội nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh và giải quyết các vấn
đề xã hội, nhanh chóng tạo ra sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Cu thể, trước năm 1986 khu vực kinh
tế quốc doanh chiếm 38% GDP thì đến năm 1995 đã tạo ra 42% GDP; tốc
độ tăng bình quân của khu vực này trong những năm 1990 - 1995 là 10,5%
trong khi khu vực ngoài quốc doanh chỉ tăng 6,1%
Hơn nữa, kinh tế quốc doanh cần được Nhà nước sử dung để khắc
phục những mất cân đối do các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra Nhà nước sử dụng cácdoanh nghiệp Nhà nước làm đối tác với các công ty đa quốc gia và kinh tế
tư nhân, xác lập thành phần kinh tế tư bản Nhà nước và biến thành phần
kinh tế này phát triển thành cầu nối giữa kinh tế quốc doanh với các thành
phần kinh tế khác
Bên cạnh đó, kinh tế quốc doanh đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ các
thành phần kinh tế khác cùng phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước và quốc tế
Cuối cùng, kinh tế quốc doanh phải điều chỉnh, san lấp được các lỗ
hổng do cơ chế thị trường tao ra trong các lĩnh vực cần thiết cho sự pháttriển kinh tế - xã hội nhưng khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khu vực
kinh tế tư nhân như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội,
bảo vệ môi trường thì chỉ có DNNN mới dám đầu tư, kinh doanh
Tóm lại, với kinh tế quốc doanh đủ mạnh và có hiệu quả, Nhà nước
có thể tăng cường được khả năng “phản ứng nhanh” trước các biến đổi vàbiến động của nền kinh tế quốc gia cũng như những tác động không thuận
chiều của nền kinh tế thế giới
Thứ hai: Nên kinh tế thị trường Việt nam có định hướng bảo đảm
tính công bằng xã hội, sự phát triển bền vững
Trang 10Cần khẳng định vai trò xã hội của Nhà nước trong mô hình kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta Đây là đặc điểm hết sức quantrọng khác so với vai trò của Nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản Nếu mô hình
kế hoạch hoá tập trung quan liêu hạn chế sự tăng trưởng nhưng phần nào
giải quyết được yêu cầu cân bằng, thì việc chuyển sang nền kinh tế thịtrường phải gắn liền với những thay đổi lớn, căn bản về mặt xã hội Nói
cách khác nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phải có sự kết hợp hài hoà,
thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và tién bộ xã hội
Vì vậy, Nhà nước thông qua hệ thống chính sách và pháp luật bảo
đảm nguyên tắc mọi người được tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, bìnhđẳng trước pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp Mặtkhác, Nhà nước phải khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường như
sự phân hoá những người sản xuất kinh doanh; người kinh doanh chạy theo
lợi nhuận trước mắt, không tính đến lợi ích toàn cục; việc xem nhẹ các yêu
cầu xã hội; việc phá vỡ môi sinh và những hậu quả xã hội xấu Do đó, hơn
lúc nào hết cần phải đề cao vai trò của pháp luật và các chính sách kinh tế,
giảm đến mức thấp nhất mặt tiêu cực và hậu quả kinh tế xã hội do cạnh
tranh đem lại nhằm bảo đảm phúc lợi công cộng cũng như công bằng xã
hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Thứ ba: Nền kinh tế thị trường Việt nam được xây dựng từ mộtnền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, trong khi nhiều nước trên thếgiới xây dựng nền kinh tế thị trường tuần tự từ kinh tế tự nhiên đến kinh tếhàng hoá giản đơn lên kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hỗn
hợp.
Nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp
và cũng đối lập với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Cơ chế vận hànhcủa nền kinh tế thị trường tuân theo qui luật của riêng nó, đó là qui luật giá
trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh Vì vậy, việc chuyển sang nền
kinh tế thị trường ở nước ta không có tính kế thừa mà đòi hỏi phải xoá bỏ
triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Hệ thống pháp luật cũ là hệ quả
tất yếu của cơ chế cũ do đó cũng cần phải có một sự cải cách cơ bản và sâusắc thay thế bởi một hệ thống pháp luật mới phù hợp
Như vậy, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam không có
nghĩa là dán nhấn XHCN cho mọi quá trình và mọi quan hệ kinh tế, cũngkhông phải đồng nhất nó với việc củng cố và phát triển chế độ công hữu.
Cơ chế thị trường chỉ là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ chiến lược
Trang 11phát triển kinh tế xã hội theo con đường XHCN ở nước ta Nó cho phép lợidụng những phương tiện và công cụ của thị trường, kể cả những kinh
nghiệm kinh doanh và phương thức quản lý tiến bộ của chủ nghĩa tư bản để
phục vụ cho mục tiêu XHCN, bởi lẽ kinh nghiệm và phương thức ấy phan
ánh qui luật phát triển chung của nền kinh tế xã hội hiện đại va qui luậtphát triển kinh tế hàng hoá phổ biến trên thế giới.
1.1.2 - Những chủ thể kinh doanh chủ yếu
Để tìm hiểu những chủ thể kinh doanh, trước hết cần đề cập đến khái
niệm “kinh doanh” Điều 3 Luật công ty ngày 21/12/1990 quy định: “Kinh
doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư,
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời” Như vậy bản chất của kinh doanh là hoạt động đầu tư nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận Tiến hành hoạt động kinh doanh là các chủ thể
kinh doanh Đó có thể là cá nhân tổ chức hoặc đơn vị, có thể có tư cách pháp
nhân hay không có tư cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp
luật quy định Như vậy không phải bất kỳ một cá nhân, tổ chức, đơn vị nào khitiến hành kinh doanh thì đều có thể trở thành chủ thể kinh doanh, mà phải thoảmãn các điều kiện sau:
Thứ nhái: Phải là những don vị thành lập hợp pháp tức là chủ thể đó cóthể được thành lập theo thủ tục cho phép đăng ký, công nhận hoặc do cơ quannhà nước có thầm quyền ra quyết định thành lập Trên thực tế, các chủ thể kinhdoanh được tổ chức dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau, có thể có phạm vi
kinh doanh rộng và quy mô kinh doanh lớn như các DNNN nhưng cũng cónhững don vi có phạm vi kinh doanh hẹp, quy mô kinh doanh nhỏ như hộ kinh
tế cá thé
Thứ hai:_ Phải có tài sản riêng Điều đó có nghĩa là chủ thé đó phải có
quyền chi phối, quan lý, sử dụng, định đoạt đối với một khối lượng tai sản nhất
định Yếu tố tài sản thể hiện trên hai phương diện: Về mặt kinh tế, tài sản là cơ
sở vật chất để các chủ thé tiến hành hoạt động kinh doanh Về mặt pháp lý, yếu
tố tài sản được thể hiện thông qua quyền chi phối đối với tài sản theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, chủ thể có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tàisản của mình trong hoạt động kinh doanh trước pháp luật
Thứ ba: Phải có thẩm quyên kinh tế Thẩm quyền kinh tế là hệ thống
quyền năng cơ bản và chủ yếu trong toàn bộ thẩm quyền của một chủ thể kinh
doanh.
Trang 12Tham quyền kinh tế là tổng thể các quyền và nghĩa vụ kinh tế được phápluật ghi nhận Thẩm quyền kinh tế luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ hoạt
động của nó đồng thời là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện những hành vipháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ, mặt khác nó cũng định rõgiới hạn mà trong đó chúng được hoạt động Thẩm quyền kinh tế một phần
được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành, còn lại chủ yếu pháp sinhtrong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thông qua những hành vi pháp lý
mà pháp luật cho phép.
Thứ tu: Các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh nhằmmục đích sinh lời Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hành vi kinh doanh
với các hoạt động khác như hoạt động quản ly Nhà nước, hoạt động từ thiện
Tóm lại: Chủ thể kinh doanh là những thực thể (tổ chức, cá nhân) tiến
hành hoạt động kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan
hệ kinh tế do luật kinh tế điều chỉnh Căn cứ vào những dấu hiệu trên và tuỳ
thuộc vào mục đích phân loại có thể tồn tại những cách phân loại chủ thể kinh
doanh khác nhau Nếu căn cứ vào vị trí vai trò, mức độ tham gia vào các quan hệ
kinh tế, chủ thể kinh doanh ở nước ta có thể chia thành hai nhóm sau đây:
Thứ nhất: Nhóm chủ thể kinh doanh thường xuyên, bao gồm các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và nhóm
kinh doanh
Thứ hai: Nhóm chủ thể kinh doanh không thường xuyên Đó là các đơn
vị sự nghiệp (các bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu), tổ chức xã hội
trong quá trình hoạt động cũng tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế để phục vụcho hoạt động của chính đơn vị đó, khi đó chúng là chủ thể của hợp đồng kinh
tế, là chủ thể kinh doanh
Trong các chủ thể nói trên, doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanhchủ yếu trong nền kinh tế thị trường Khái niệm doanh nghiệp ở đây là dùng đểchỉ các chủ thể kinh doanh có đăng ký với tư cách là một tổ chức nhất định chứ không phải là một khái niệm chung bao quát cho tất cả các thực thể kinh doanh(kinh tế hộ gia đình ) Điều này phù hợp với Điều 3 Luật công ty “Doanh
nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện
các hoạt động kinh doanh” Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạtđộng kinh doanh Nói cách khác kinh doanh là mục tiêu đồng thời là lý do tồn
tại của các doanh nghiệp
Trang 13Với tư cách là chủ thể kinh doanh chủ yếu, các doanh nghiệp tồn tại và
hoạt động ở tất cả các nghành kinh tế, kỹ thuật trên phạm vi cả nước thuộc mọi
thành phần kinh tế và nhiều cấp quản lý khác nhau Theo quy định của pháp luật
Việt nam, các doanh nghiệp hiện nay gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội
(doanh nghiệp đoàn thể);
- Doanh nghiệp tập thể;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Công ty cổ phần;
- Doanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
1.2 - ĐẶC ĐIỂM HOAT ĐỘNG QUAN LY SAN XUẤT KINH DOANH CUA
CAC DOANH NGHIEP
Quan lý là một chức năng xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của
lao động C.Mac nói: “Trong tất cả những việc mà nhiều người hợp tác với
nhau thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình tất phải biểu hiện
ra ở trong một ý chí điều khiển va trong những chức năng không có quan
hệ với những công việc bộ phận mà quan hệ với toàn bộ hoạt động của
công xưởng, cũng như trường hợp nhạc trưởng của một dàn nhạc vay”?
Quan ly là một hoạt động khách quan nay sinh khi cần có nỗ lực tậpthể để thực hiện các mục tiêu chung Xã hội loài người ngày càng pháttriển dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công
và hiệp tác lao động Sự phát triển nhanh các quan hệ phân công và hiệp táctrên phạm vi quốc gia và quốc tế, sự phát triển rất cao của kinh tế thị
trường được quốc tế hoá nhanh chóng đã nâng cao vai trò quản lý
ĐC, Mác: Tu bản, quyển thứ 3 Tap iJ NXB Sự thật, Hà nội 1978 Trang 92.
Trang 14Ngày nay, các nhà quản lý, trước hết là những người quản trị doanhnghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về tài chính công nghệ,
thương mại, marketing, tổ chức lao động, cơ chế bộ máy, tổ chức và nhân
sự Trong mỗi loại công việc như vậy, họ đều phải tìm mọi cách để đưa tổ
chức mà họ lãnh đạo phụ trách đạt hiệu quả cao nhất Như vậy, quản lý
được coi là một chức năng xã hội Chức nang này duoc thực hiện nhằm:
- Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức nhất định để thực hiện mục tiêu chung Người quản lý
như C.Mác đã gọi, là nhạc trưởng trong dàn nhạc
- Kết hợp hài hoà lợi ích của từng cá nhân và của tập thể trên cơ sở
phát huy nỗ lực cá nhân, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển củamỗi cá nhân, tôn trọng mục tiêu của cá nhân gắn với mục tiêu chung của tổchức, của cộng đồng
- Tạo nên sự ổn định và tính tổ chức cao của tập thể, của cộng đồng.
Riêng trong linh vực kinh tế, năng lực quản lý là một nhân tố của sự
tăng trưởng kinh tế Quản lý tốt sẽ giúp phối hợp, phát huy được sức mạnhcủa các nhân tố vốn có như bao gồm: Đất dai, tài nguyên, vốn, lao động và
khoa học công nghệ Trình độ quản lý là một nhân tố cơ bản nhất quyếtđịnh hiệu quả sản xuất xã hội Vì vậy, xu hướng nâng cao vai trò hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới
Nhà nước ta từ lâu đã có chủ trương nâng cao quyền tự chủ của cácdoanh nghiệp trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân
định rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lýsản xuất kinh doanh
Sai lầm trước đây mà hiện nay chúng ta đang phải khắc phục là
không vận dụng đúng đắn quy luật khách quan của nền kinh tế Một trongnhững biểu hiện cụ thể là đã mở rộng quá mức sở hữu công cộng, lẫn lộngiữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất
kinh doanh Trong thời gian dai, Nha nước ta đã không xác lap quyền tu
chủ kinh doanh của các DN, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế theo kế
hoạch tập trung quan liêu bao cấp Chính sự yếu kém, bất cập của cơ chếquản lý này đã tạo cơ hội cho các tiêu cực như: tham nhũng, hối lộ, đầu cơ,
buôn lậu phát triển gây nhiều thiệt hại cho lợi ích chung của Nhà nước, làm
rối loạn hoạt động kinh tế xã hội Chính thực tế này đã buộc Đảng và Nhà
nước ta thực hiện việc chuyển đất nước sang nền kinh tế thị trường
Trang 15Kinh tế thị trường lấy thị trường làm xuất phát điểm, lấy sự tiêu thụ
của người tiêu dùng sản xuất và cá nhân làm đối tượng, lấy cạnh tranh làmphương tiện và động lực chủ yếu Chính những tính chất đó đòi hỏi quản
lý có hiệu quả của các DN mà điều này lại phụ thuộc vào sự phân biệt giữaquản lý Nhà nước về kinh tế của cơ quan Nhà nước (Quản lý vĩ mô) vớiquản lý sản xuất kinh doanh của các DN (Quản lý vi mô) Quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh có quy luật riêng của nó, không thể lẫn lộn canthiệp cản trở làm giảm hiệu lực quản lý của mỗi hình thức
Hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh là hoạt động quản lýmang tính tự than của doanh nghiệp, đặt trên cơ sở các quy định
của pháp luật và tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh, hoạtđộng quản lý sản xuất kinh doanh chỉ tồn tại trong mối liên hệ với
hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế Điều đó có nghĩa là hoạt
động sản xuất kinh doanh mang tính độc lập nhưng không tách biệt,
không cô lập với hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế
Hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế chi phối hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh, quy định xu hướng phát triển của hoạt
động quản lý sản xuất kinh doanh, được tồn tại trong hoạt động quản
lý sản xuất xuất kinh doanh và được thể hiện thông qua hoạt động tựquản của doanh nghiệp Nói cách khác hoạt động quản lý Nhà nước
về kinh tế tồn tại, nhưng chỉ tồn tại trong hoạt động quản lý của
doanh nghiệp, không tách khỏi hoạt động quan lý của doanh nghiệp
và cũng không tồn tại thuần tuý đối lập với hoạt động quản lý củadoanh nghiệp Còn hoạt động quản lý san xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phong phú hơn, đa dạng hơn và không phụ thuộc hoàn toàn
vào hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế
Để hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý sản xuất kinh doanhchúng tôi đưa ra các tiêu chí khác nhau để phân biệt quản lý Nhà nước
về kinh tế và hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
* Về phạm vi của hoạt động quản lý:
Quản lý sản xuất kinh doanh chỉ bao hàm các quan hệ kinh tế diễn ratrong nội bộ doanh nghiệp Xét ở tiêu chí này quản lý sản xuất kinh doanh
và quản lý kinh tế Nhà nước có ranh giới không thể lẫn lộn Một đơn vị cơ
sở đù quy mô lớn đến đâu, dù có vai trò quan trọng thế nào đi nữa cũng
Trang 16không phải là một cấp Nhà nước Ngược lại, một cấp Nhà nước dù nhỏ đến
đâu cũng không thể trở thành một tổ chức kinh doanh
Quản lý Nhà nước về kinh tế tác động đến toàn bộ hệ thống các quan
hệ kinh tế diễn ra trong phạm vi cả nước Trong các quan hệ này Nhà nước
hoạt động với tư cách là chủ thé quan lý Còn các doanh nghiệp là đối
tượng bị quản lý
* Về đối tượng quản lý
Đối tượng của hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh là những
người lao động, các tập thể người lao động với cơ cấu tổ chức riêng của
chúng, còn đối tượng của công tác quản lý Nhà nước về kinh tế là toàn bộ
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong nền kinh tế quốc dân
* Về công cụ quản lý:
Quản lý sản xuất kinh doanh duoc thực hiện thông qua các quyết
định quản lý cá biệt trong phạm vi của DN Các DN có công cụ quản lý
chủ yếu bằng các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, các kế hoạch kỹ
thuật - tài chính, các nội quy, điều lệ, các quy trình công nghệ, quy phạm
kỹ thuật các phương tiện hạch toán, các đòn bẩy kinh tế
Quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện qua các công cụ như:
Hệ thống pháp luật công, đặc biệt là pháp luật hành chính, hệ thống các
chính sách như tiền tệ, tài chính, lao động Tuy nhiên, pháp luật được coi
là công cụ chủ yếu Bằng pháp luật, Nhà nước chi phối tất cả các đơn vị
kinh tế, có khi ràng buộc, có khi tạo môi trường và điều kiện cho các DN
đó hoạt động trong trật tự, kỷ cương do Nhà nước xác lập Chính Nhà nước
mới có thẩm quyền tạo cơ sở pháp lý cho các DN quản lý nội bộ và quan
hệ giao dịch với nhau
* Về nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý
Trong nội bộ các doanh nghiệp phải quán triệt nguyên tắc chỉ huy và
hạch toán kinh tế Đã là người quản lý phải rất coi trọng công tác hạch toán
kinh tế Phải hạch toán một các đầy đủ, đúng đắn, chân thật những hao phí
và kết qua thu được, lấy thu bù chi và bao đảm sản xuất có lãi dựa trên sựkhuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất Quá trình đó được tiếnhành trên cơ sở tính toán và quản lý thị trường trong và ngoài nước đồng
thời không được lệ thuộc vào ý chí, mong muốn của người quản lý.
Trang 17Nguyên tắc hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp cũng có nghĩa làkhuyến khích mọi người lao động gắn vof tư liệu sản xuất, phương tiện sản
xuất, từ đó tích cực sản xuất với kỹ năng, kỹ xảo cao làm ra nhiều sản
phẩm tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập chính đáng
cho mình Ngược lại người quản lý doanh nghiệp tổ chức kinh doanh kém
hiệu quả, gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp (do lỗ, do bị tham nhũng,
do bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn ) thì họ phải tự chịu trách
nhiệm trước hết là với các cơ quan quản lý cấp trên (nếu là DNNN) và sau
là với bạn hàng, pháp luật
Quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện bởi hệ thống bộ máy
Nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế được
tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trong khi đó, bộ máy quản lý
của DN chỉ là bộ máy làm việc của giám đốc được tổ chức về cơ bản theonguyên tắc chỉ huy và hạch toán kinh tế
Tập trung dân chủ là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chỉ
đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ rộng rãi đểphát huy tính chủ động sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trongquản lý Nhà nước về kinh tế Nguyên tắc này được biểu hiện: Các cơ quanquản lý kinh tế đều do cơ quan quyền lực bầu ra và chịu trách nhiệm trước
cơ quan đó; các cơ quan quản lý kinh tế cấp dưới phải phục tùng cơ quan
quản lý cấp trên; quyết định của cấp trên có giá trị bắt buộc phải thực hiệnđối với cấp dưới
* Về cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý:
Các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chínhbằng vốn tự có hoặc tín dụng, tự cấp phát vốn và hạch toán kinh doanh
Nếu thua lỗ sẽ bị giải thể hoặc phá sản, vì mục đích hoạt động của DN là
tạo ra lợi nhuận và của cai vật chất cho xã hội và bản thân Nếu mục đích
đó không đạt được thì tất yếu xã hội không cần tới sự tồn tại của DN
Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế hoạt động bằng kinh phí từnguồn cấp phát của ngân sách Nhà nước để thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ quản lý Nhà nước
1.3 - CONG CU CUA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG QUAN
LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH.
Trang 18Hoạt động kinh doanh là hoạt động trung tâm của mỗi doanh nghiệp,
trực tiếp tạo ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ Quyền và lợi ích của
doanh nghiệp gắn liền với hoạt động này do đó để tổ chức tốt hoạt động
kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng phối hợp các công cụ chủ yếu sau
đây:
1.3.1 Hợp đồng kinh tế:
Trước đây trong thời bao cấp, hợp đồng kinh tế là một công cụ pháp
lý chủ yếu để Nhà nước quan lý nền kinh tế kế hoạch hoá XHCN Lúc đómục đích của việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế không phải là vì lợi
ích của các doanh nghiệp mà chủ yếu là để thực hiện kế hoạch của Nhà
nước Việc ký kết hợp đồng kinh tế là nghĩa vụ, là kỷ luật Nhà nước Việc
quá nhấn mạnh yếu tố tổ chức - kế hoạch trong quan hệ hợp đồng kinh tế
đã làm cho hợp đồng kinh tế bị biến dạng và trở thành công cụ chủ yếu để
Nhà nước trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cácđơn vị kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, không một doanh nghiệp nào
có thể tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh được nếu không tham gia vàomối quan hệ kinh tế với các chủ thể khác Những quan hệ kinh tế đó đều
phải được thiết lập trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa các bên Hiện nay Nhà
nước ta đã khuyến khích sự phát triển và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế
trong nền kinh tế thị trường, góp phần bảo đảm cho sản xuất kinh doanh
phát triển Việc ký kết hợp đồng kinh tế đã thực sự trở thành quyền của tất
cả các doanh nghiệp Chính vì vậy, chế độ hợp đồng kinh tế có vai trò hết
sức quan trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân, là công cụ hữu hiệu của
Nhà nước trong xây dựng và phát triển đất nước
Đối với các doanh nghiệp, với tính chất là một loại quan hệ kinh tế
trong kinh doanh, hợp đồng kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, không thể
thiếu được:
+ Hợp đồng kinh tế là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch củamỗi doanh nghiệp, là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh với quan
hệ thị trường
Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp xác
lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình Kế hoạch ấy chỉ trở thành
phương án hiện thực khi nó được đảm bảo bằng những cam kết hợp đồng.Ngược lại, hợp đồng kinh tế cụ thể hoá, chi tiết hoá nội dung kế hoạch sản
Trang 19xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước
thành những quyền và nghĩa vụ cụ thể Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
cụ thể đó chính là việc thực hiện từng phần kế hoạch Mặt khác, hợp đồng
kinh tế với nội dung là quan hệ hàng hoá - tiền tệ luôn phản ánh mối quan
hệ thị trường, nó làm cho thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch.
+ Hợp đồng kinh tế góp phần quan trọng vào việc củng cố công tác
hạch toán kinh tế
Xuất phát từ lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp tiến hành xác lập
những quan hệ hợp đồng kinh tế mà nội dung của nó chính là các quan hệhàng hoá - tiền tệ làm cơ sở cho hạch toán kinh tế
Thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, các doanh
nghiệp thực hiện quyền chủ động sản xuất kinh doanh của mình Quyềnchủ động đó biểu hiện sự độc lập về tài sản và nghiệp vụ của chúng, mộttrong những nguyên tắc quan trọng và là điều kiện để hạch toán kinh tế
Thông qua chế độ trách nhiệm vật chất, hợp đồng kinh tế củng cố
nguyên tắc khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất trong hạch
toán kinh tế Việc áp dụng các hình thức vật chất: phạt hợp đồng, bồithường thiệt hại sẽ làm giảm lợi ích hạch toán của bến vi phạm hợp đồng
kinh tế đồng thời khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm Việc áp dụng cáchình thức thưởng, phạt trong quan hệ hợp đồng sẽ nâng cao được tinh thần
trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trongsản xuất kinh doanh, đồng thời bảo dam tuân thủ pháp luật về quản lý kinh
tế của Nhà nước
Như vậy hợp đồng kinh tế có vai trò quan trọng trong đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp tăng cường quản lý kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp
1.3.2 Kê hoạch sản xuất kinh doanh:
Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong đó kế hoạch sản xuấtkinh doanh của các DN do cơ quan Nhà nước cấp trên xây dựng và giao
xuống bằng mệnh lệnh hành chính, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải “tự điều chỉnh” hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù
hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhu cầu của thị trường Việccác doanh nghiệp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất
Trang 20cho ai đều chịu sự điều tiết của thị trường Sự quản lý của Nhà nước chỉ
mang tính tác động ở tầm vĩ mô thông qua các công cụ quản lý để các chủ
thể vận động đúng hướng
Như vậy, trong quá trình đổi mới này các DN có quyền tự chủ trong
việc xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh, coi kế hoạch như là
công cụ điều hành và quản lý hoạt động nội bộ của DN Quyền tự chủ này
không những áp dụng cho các DN ngoài quốc doanh mà còn áp dụng cho
cả các DN quốc doanh Đương nhiên các DN ngoài quốc doanh vẫn có sự
thông thoáng hơn Thông thường họ lựa chọn chiến lược đa dang hóa sản
phẩm, mặt hàng và trong từng thời kỳ có sản phẩm chuyên môn hoá chiếm
tỉ trọng lớn trong doanh thu và thu nhập, có mặt hàng hỗ trợ bổ sung Do
được pháp luật quy định coi mở hon so với các doanh nghiệp quốc doanh
nên các doanh nghiệp này hoàn toàn chủ động thay đổi dây chuyển sản
xuất, xác định ngành hàng, mặt hàng theo nhu cầu thị trường Tuy nhiên
trong quá trình kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp này đều xác định
mục tiêu ngắn hạn hơn là mục tiêu dài hạn và thường đầu tư ở những ngành
đòi hoi ít vốn, thu hồi vốn nhanh bởi lẽ họ chưa thực sự yên tâm với chính
sách của Nhà nước và sự ổn định của kinh tế vĩ mô Do sự biến động của
thị trường cho nên kế hoạch và phương án kinh doanh của doanh nghiệp
cũng rất uyển chuyển, linh hoạt không gò bó cứng nhắc.
Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp là hoạt độngtheo yêu cầu của thị trường, hướng tới cầu, tới khách hàng Sự cạnh tranhtrên thị trường, mức sinh lời phụ thuộc trước hết vào khả năng phân tích và
am hiểu môi trường kinh doanh và sau là căn cứ vào thực lực của chínhmình, các doanh nghiệp tự hoạch định chiến lược kinh doanh và thực hiện
nó một cách nhất quán, linh hoạt
1.3.3 Các quy chế - điều lệ - nội quy với tư cách là công cụ quản
lý chủ yếu của các doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có mục tiêu quan trọng
là đảm bảo quá trình kinh doanh có lãi để tạo điều kiện cho sự tồn tại vàphát triển của chính doanh nghiệp đồng thời đảm bảo thu nhập cho người
lao động và đóng góp cho Nhà nước, cho xã hội Muốn đạt được mục tiêu
đó, hầu hết các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tổ chức quản lý nội
bộ doanh nghiệp mình, để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải xâydựng các quy chế, điều lệ, nội quy để mọi người trong doanh nghiệp (có
TEƯ MEN
Trang 21thể là các thành viên, hoặc là những người lao động) phải tuân thủ từ đó sẽ
thực hiện tốt những mục tiêu đề ra
Thông thường, các quy chế, điều lệ, nội quy (các quy phạm nội bộ)
muốn mọi người phải tuân thủ thì chúng phải thể hiện dưới hình thức: văn
bản (quản lý nội bộ) Các quy phạm này là bản cam kết của tất cả các thành
viên, đôi khi là của ông chủ đối với người lao động (đối với doanh nghiệp
tư nhân) chúng phải được các thành viên thông qua trước khi gửi kèm với
đơn xin thành lập doanh nghiệp đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Hành vi thông qua bản điều lệ, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong doanh nghiệp
Đặc điểm của những quy phạm nội bộ này là chúng do chính cácdoanh nghiệp đề ra và được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ nội bộ của
doanh nghiệp như:
+ Kết nạp các thành viên hoặc tuyển dụng người lao động Trong đóquy định những tiêu chuẩn được kết nạp về vốn tối thiếu hoặc tối đa, về
trình độ, về uy tín, về nhân thân của các thành viên hoặc của người lao
động.
+ Xác định mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cho các doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo mục đích thành lập, tính chất và đặc điểm củatừng loại hình mà có những mục tiêu, nguyên tắc hoạt động không giốngnhau Chẳng hạn doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích không cómục tiêu kiếm lời như các doanh nghiệp khác mà mục đích chủ yếu của
doanh nghiệp này là phục vụ xã hội Hoặc đối với các Hợp tác xã có
nguyên tắc quản lý dân chủ, bình đẳng trong khi ở các doanh nghiệp Nhànước, doanh nghiệp tư nhân lại quản lý bởi nguyên tắc tập trung
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên: đối với thành viên
của công ty phải có nghĩa vụ góp vốn vào công ty và phải trung thành với
công ty đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên cạnh đó họ có quyền
được chia lãi cùng công ty theo phần vốn góp của mình Đối với người lao
động, họ lại có quyền hưởng lương và phần thu nhập theo lao động và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại có nghĩa vụ tuân theo những
ky luật mà người sử dụng lao động dé ra trong quá trình kinh doanh
Các loại quy phạm này có hiệu lực bắt buộc chung cho mọi chủ thể
tham gia vào quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp, chúng không
mang tính quyền lực Nhà nước mà mang tính quyền lực nội bộ của người
Trang 22được giao trách nhiệm điều hành hoặc người được tín nhiệm của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc là cổ đông lớn trong công ty hoặc là
của chủ doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn
Với những nội dung đặc điểm trên đây, quy chế, điều lệ có vai trò rất
quan trọng đối với hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, chúng có tácdụng củng cố quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; đề ra
phương hướng phát triển của hoạt động kinh doanh và trên cơ sở các quy
định về quyền lợi của các thành viên làm cho họ yên tâm tin tưởng hơn ở
các ông chủ và hướng đi của các doanh nghiệp, đồng thời với những quy
định về nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên, những quy phạm này
góp phần tăng cường kỷ luật trong hoạt động quản lý tất cả những điều
đó nhằm đạt tới mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là tồn tại, phát triển
và đứng vững trong đà cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường
1.4 - PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH:
Phương thức tổ chức quản lý của các DN trong nền kinh tế thị trường
được hình thành dựa trên những yêu cầu và căn cứ khác nhau Vì vậy khi
xác định mô hình tổ chức quản lý của một DN cần nghiên cứu và phân tích
các yếu tố sau đây:
Thứ nhất : Sự tác động đa chiều và phức tạp của cơ chế thị trường:
Cơ chế thị trường buộc DN phải hết sức nang động, linh hoạt, không
dập khuôn, cứng nhắc trong cơ cấu bộ máy quản lý
Thứ hai: Tác động quản lý vĩ mô của Nhà nước:
Các chính sách kinh tế vi mô của Nhà nước luôn được điều chỉnh
phù hợp trong từng thời kỳ kinh tế và ảnh hưởng rất lớn đối với cơ chế
quản lý của các DN Với một cơ cấu tổ chức quản lý DN được thiết kế và
vận hành hợp lý sẽ có tác dụng trong việc thích ứng nhanh với các thay đối
trong chính sách quản lý vĩ mô
Thứ ba: Những nhân tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức bộ máy
quản lý:
Một la: Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất
Trang 23Hai là: Quy mô của DN Lâu nay, chúng ta thường đề cập đến ba
loại quy mô: lớn, vừa và nhỏ Ở một số nước, thường gộp quy mô vừa vànhỏ thành một loại Các DN có quy mô lớn thường tổ chức bộ máy quản lý
phức tạp, đa dạng Ngược lại, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản thườngdành cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Ba là: Hình thức pháp lý của DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần
Bốn là: Mối quan hệ đặc thù thuộc nội bộ DN:
Chẳng hạn, trong các công ty có quan hệ làm chủ của các cổ đông.Quan hệ này liên quan đến quan hệ chia lợi tức, chia quyền kiểm soát công
ty điều mà trong DN tư nhân không có
Năm la: Phạm vi liên doanh, liên kết khác nhau Chang hạn như liên
doanh liên kết giữa hai quốc gia hay hai tổ chức có quyển sở hữu ngang
nhau, thì bộ máy quản lý thông thường có hai đồng chủ tịch
Sáu là: Sự phân bố địa lý của DN
Một DN được xây dựng trên cùng một khu vực thì chắc chắn bộ máyquản lý sẽ không giống một DN có nhiều cơ sở nằm ở nhiều địa điểm cách
xa nhau thậm chí ở nhiều địa phương, nhiều nước khác nhau
Khi xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý một DN cần nghiên
cứu va phân tích day đủ, toàn diện các nhân tố nói trên Nhưng đó cũng
mới là về mặt lý thuyết Trên thực tế, vấn đề này còn phong phú phức tạp
và đa dạng hơn nhiều Giải quyết vấn đề này như thế nào để có hiệu quảcao nhất còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật của các nhà quản trị DN
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khẳng định: Kiên
quyết xoá bỏ cơ chế quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp hìnhthành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Sau đại hội,
các văn bản pháp luật của nhà nước như Quyết định 217/HDBT ngày14/11/1987; Nghị định 50/HDBT ngày 22/ 3/ 1988; Quyết định 98/HDBT
ngày 2/5/1987 đã có tác động tốt theo hướng đổi mới phát huy quyền chủ
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khơi dậy mọi tiềm năng phát
triển của doanh nghiệp
Trang 24Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Nhà nước đã ban hànhhàng loạt văn bản pháp luật: Nghị định 27/HDBT; Nghị định 28/HDBT;Nghị định 29/HDBT, Nghị định 146/HDBT; Nghị định 170/HDBT vào năm
1988 quy định chế độ, chính sách với kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, xí
nghiệp tư doanh tiếp đến là Nghị định 22/HDBT ngày 23/7/1991 Cácvăn bản này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát
triển với tốc độ và quy mô mới
Mốc quan trọng của thời kỳ này là sự ra đời của Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, Luật công ty, Luật DN tư nhân, các Luật thuế và caonhất là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Và gầnđây hơn là Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp nhà
nước, Luật hợp tác xã và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính
phủ đã cụ thể hoá quan điểm của Đảng: phát triển nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước
Hệ thống pháp luật, chính sách cũng như đòn bẩy kinh tế vĩ mô của
Nhà nước đã tạo ra cơ sở pháp lý và môi trường kinh tế cần thiết cho việc
đổi mới tổ chức quản lý ở các DN
1.4.1 - Tổ chức quản lý trong DNNN :
Để đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả và năng lực hoạt động của
các DNNN, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều văn bản
pháp luật trong đó có Nghị định 50/HDBT ngày 22/ 3/ 1988 và gan đây nhất làLuật DNNN được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ hợp thứ VII ngày
20/4/1995 Các văn bản này qui định cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý DNNN
hướng vào các mục tiêu: Gọn nhẹ, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý
Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và qui mô của các DNNN, mà tổ chức
quản lý được qui định riêng cho DNNN có Hội đồng quản trị và DNNNkhông có Hội đồng quản trị
* Đối với DNNN có Hội đồng quản tri (dành cho các Tổng công ty
Nhà nước và DNNN độc lập có quy mô lớn)
Để ngăn chặn các quyết định sai trái của người đứng đầu theo hướng
tách dần chức năng quản lý kinh doanh ra khỏi cơ quan quản lý Nhà nước,
Nhà nước tổ chức ra Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan đại
diện chủ sở hữu thực hiện chức năng quản trị kinh doanh Hội đồng quản
Trang 25trị là người chủ quản tại DNNN Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của Hội
đồng quản trị (được qui định tại điều 30 - Luật DNNN) là xem xét, phê
duyệt các dự án của Tổng giám đốc đề nghị giao vốn và các nguồn lực cho
các đơn vị thành viên; Quyết định chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát
triển dài hạn của DNNN; Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, hợp tác đầu tư với nước ngoài Hội đồngquản trị có quyền đề nghị lên cơ quan thành lập DNNN bổ nhiệm khenthưởng, kỷ luật giám đốc, kế toán trưởng
So với hình thức Hội đồng xí nghiệp trước đây thì việc thành lập Hội
đồng quản trị là một bước tiến mới Hội đồng quản trị được trao nhiều
quyền hơn Tiêu chuẩn để chọn các thành viên Hội đồng quản trị khá chặt
chẽ điều 32 - Luật DNNN qui định: Thành viên Hội đồng quản trị phải là
người vừa có năng lực quản lý vừa có năng lực kinh doanh; không được
làm người quản lý hoặc làm chủ các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân; không được quan hệ hợp đồng kinh tế với
các công ty hoặc DN tư nhân mà người thân cua họ làm quản lý hay làmchủ
Tuy nhiên những qui định về quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồngquản trị cũng còn một số vấn đề cần nghiên cứu:
+ Nghiên cứu kỹ nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu thành viên của Hội
đồng quản trị chúng ta sẽ thấy những cơ quan quản lý Nhà nước mà Hộiđồng quản trị phải xin ý kiến, đề nghị đều có đại diện trong Hội đồng quản
trị Những người trong bộ máy quân lý DNNN mà Hội đồng quản trị phảidựa theo ý kiến của họ cũng có mặt trong Hội đồng quản trị Như vậy, Hội
đồng quản trị chỉ là tổ chức trung gian, là chỗ dựa cho Tổng giám đốc hoặcGiám đốc Thực quyền quản lý kinh doanh lại nằm trong tay cơ quan chủquản hoặc giám đốc DNNN Quyền hạn và trách nhiệm của các thành viênHội đồng quản trị đến đâu là một vấn đề cần phải xem xét Họ chỉ thay mặt
Nhà nước quản lý DNNN chứ không phải là người góp vốn cổ phần như
các công ty.
+ Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của DNNN Việc bổ
nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị,
giám đốc còn tuỳ thuộc vào các cơ quan Nhà nước Hiện nay, cách sử dụng
người trong các DNNN còn có nhiều hạn chế Luật DNNN qui định cácquan hệ giữa giám đốc và Hội đồng quản trị, giám đốc và Ban kiểm soát
khá cụ thể - Trách nhiệm của giám đốc là phải báo cáo trước 2 cơ quan đó
Trang 26về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kết quả thực hiện các quyết địnhcủa Hội đồng quản trị Như vậy, giám đốc nằm trong sự kiểm soát của các
cơ quan nói trên Nhưng thực tế cho thấy, rất ít trường hợp giám đốc bị
Hội đồng quản trị đề nghị miễn nhiệm Chỉ khi họ mắc những khuyết điểmrất trầm trọng, Hội đồng quan trị không thể bảo vệ được thì điều này mớixảy ra Các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đều do
DNNN trả lương, do đó nói chung các tổ chức này ít mang tính độc lập
Ngoài Hội đồng quản trị, cơ cấu tổ chức của DNNN loại này gồm cóTổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc là một số phó giámđốc, kế toán trưởng và các phòng ban chuyên môn, chức năng Trong
DNNN còn có Đại hội công nhân viên chức, Ban kiểm soát, và các tổ chứcchính trị xã hội như tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Các tổ chức
đó có quyền tham gia vào việc quản lý DNNN lựa chọn cán bộ góp ý kiến
vào kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh nhưng không có quyền quyết
định các công việc trong DNNN Giám đốc là người có quyển quyết định
cao nhất mọi hoạt động trong DNNN và chịu trách nhiệm trước Nhà nước
và pháp luật về các quyết định của mình Tuy nhiên, không phải mọi tổnggiám hoặc giám đốc DNNN đều có các quyết định đúng đắn và sáng suốt
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồngkiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, giám đốc, bộ
máy của DNNN và các đơn vị thành viên thuộc DNNN (nếu có) trong các
lĩnh vực hoạt động như tài chính, chấp hành điều lệ DNNN, nghị quyết củaHội đồng quản trị cũng như luật pháp của Nhà nước
Thành viên của Ban kiểm soát gồm: 1 người trong Hội đồng quan trilàm trưởng ban, 1 đại biểu do Đại hội công nhân viên chức giới thiệu, còn
3 thành viên khác nằm ở các Bộ, ngành kinh tế, kỹ thuật, tài chính có liên
quan.
Như vậy, DNNN có Hội đồng quản trị là mô hình tổ chức được áp
dụng từ lâu ở nhiều nước, các thành viên trong Hội đồng quản trị chính là
các chủ sở hữu, quyền sở hữu phụ thuộc vào cổ phần của từng thành viên
Ở nước ta, các DNNN có Hội đồng quản trị mới được hình thành, xét cho
cùng, các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và công nhân
viên chức đều là người làm thuê cho ông chủ là Nhà nước, Hội đồng quản
trị chưa là người chủ thực sự Thực tế cho thấy nhiều công ty nước ngoàihoạt động có hiệu quả là do tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý,
quyền sử dụng, do họ có cơ chế tuyển chọn các thành viên, tìm ra cơ chế
Trang 27kiểm tra, kiểm soát tốt nhất Vì vậy, hướng xử lý trong thời gian tới vẫn là
giao quyền tự chủ hơn nữa do DNNN trong hoạt động kinh doanh
* Đối với DNNN không có Hội đồng quản trị (áp dụng đối với các
DNNN còn lại) Cơ cấu tổ chức về cơ bản giống như bộ máy của xí nghiệp
công nghiệp quốc doanh được qui định tại Nghị định 50 - HĐBT, ngày22/03/1988 Luật DNNN không xác định trong cơ cấu đó sự tham gia của
Hội đồng xí nghiệp và Ban thanh tra công nhân mà tại mục 2 chương V chỉqui định cơ cấu đó bao gồm: giám đốc và bộ máy giúp việc Giám đốc vừa
đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân viên chức trong công
tác quản lý DN theo chế độ một thủ trưởng Giám đốc được trao quyền
quyết định cao nhất đối với các hoạt động của DNNN Do đó, giám đốc có
các điều kiện và quyền hạn điều hành kinh doanh một cách nhanh nhạy vàhiệu quả Bên cạnh giám đốc còn có các cơ quan tham mưu giúp việc nhưmột số phó giám đốc, kế toán trưởng, các phòng ban chức năng Họ giúpgiám đốc ra các quyết định, theo dõi và giám sát việc thực hiện các kếhoạch đó, thông báo và cung cấp các thông tin về thị trường cho giám đốc.Những nơi giám đốc biết sử dụng hợp lý quyền hạn của mình, biết phát
huy các nhân tố tích cực của tổ chức trong DNNN thì DNNN đó sản xuấtkinh doanh phát triển, thu nhập của người lao động được nâng cao, làm
tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Nhưng thực tế, loại DNNN như thế
không nhiều Phần lớn các DN đã bộc lộ yếu kém như hiệu quả hoạt độngthấp, không bảo toàn được vốn, làm thất thoát tài sản Nhà nước, không
hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước
1.4.2 - Tổ chức quản lý trong các hợp tác xã:
Khác với cơ cấu tổ chức quản lý của DNNN, hệ thống tổ chức vàquản lý của HTX bao gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị và Ban kiểm soát.Theo điều lệ riêng của HTX, hàng năm, Đại hội xã viên - cơ quan có quyền
quyết định cao nhất của HTX - họp thông qua báo cáo tình hình sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính của HTX Đại hội xã viên có thể họpthường niên hoặc họp bất thường khi có yêu cầu triệu tập của Ban quản trịhoặc Ban kiểm soát (trong những trường hợp nhất định) Các cuộc họp phải
có ít nhất 2/3 tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự, nếu không đủ
số lượng qui định thì phải tạm hoãn Đại hội và triệu tập lại trong | thờigian khác thích hợp Các xã viên tham gia đều thực hiện quyền của mình
thông qua bàn bạc và biểu quyết các công việc của HTX tại Đại hội Việcbiểu quyết tại Đại hội xã viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ
của mỗi xã viên trong HTX Mỗi xã viên hay đại biểu xã viên chỉ có một lá
phiếu quyết cho mỗi vấn đề được đưa ra biểu quyết Để bảo đảm cho Nghị
Trang 28quyết của Đại hội xã viên thể hiện ý chí của đa số xã viên, Luật HTX đã
qui định: Quyết định của Đại hội xã viên về các vấn đề: Sửa đổi, điều lệ,
hợp nhất, chia tách, giải thể HTX được thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số xãviên hay đại biểu xã viên có mặt tại đại hội biểu quyết tán thành mới có giá
trị Các quyết định về những vấn đề khác đựơc thông qua theo nguyên tắc
đa số phiếu tán thành Tất cả những qui định trên đều nhằm thực hiện
nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng trong HTX Đây là nguyên tắcquan trọng thể hiện ý tưởng và nguồn sức mạnh của HTX Ngoài ra,nguyên tắc này còn thể hiện ở: Theo nhiệm kỳ, đại hội xã viên bầu ra Banquản trị và Ban kiểm soát và chủ nhiệm HTX để điều hành sản xuất kinhdoanh theo chế độ tập thể quản lý
Ban quản trị, cơ quan quản lý điều hành mọi công việc của HTX,gồm chủ nhiệm HTX và các thành viên khác Số lượng thành viên Banquản tri, chức danh phó chủ nhiệm do điều lệ HTX qui định Chủ nhiệm
HTX do đại hội xã viên trực tiếp bầu ra, vì chủ nhiệm là người đại diện
pháp lý cho HTX, có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triểnHTX Qui định này trước hết nhằm tôn trọng quyền dân chủ của toàn thể
xã viên HTX, quyền lựa chọn người có phẩm chất đạo đức, có trình độquản lý tiêu biểu nhất vào vị trí chủ chốt này Mặt khác, nó khắc phụcnhược điểm của việc bầu trước đây là Đại hội xã viên bầu ban quản trị sau
đó ban quản trị cử ra chủ nhiệm Cơ chế bầu gián tiếp này có những nhượcđiểm riêng Ban kiểm soát là cơ quan giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của
HTX theo đúng pháp luật và điều lệ HTX, có số lượng thành viên do điều
lệ HTX qui định Để tránh khả năng xảy ra tham ô, lạm dụng tài sản củaHTX hoặc hình thành phe cánh trong các cơ quan quản lý, kiểm soát, luật
qui định: Thành viên của Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban
kiểm soát và ngược lại, kế toán trưởng, thủ quỹ HTX cũng không phải làcha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh chi em ruột của họ, ngoài ra, điều lệ HTX
còn có thể qui định các tiêu chuẩn khác nữa Riêng đối với Ban kiểm soát
với những chức năng và nhiệm vụ đặc biệt, những người được bầu vào cơquan này phải là các xã viên có trình độ chính trị và chuyên môn cao, kiêntrì đấu tranh không mệt moi chống những hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm điều lệ, nội qui, chế độ của HTX
Nói chung, ưu điểm nổi bật của bộ máy quản lý trên đây là rất đơn
giản, gọn nhẹ, tỷ lệ gián tiếp thấp, các chức danh phó chủ nhiệm ở nhiều
HTX (nhất là HTX có qui mô nhỏ) thường kiêm tổ trưởng sản xuất và đều
trực tiếp lao động như mọi xã viên Chỉ khi Chủ nhiệm vắng mặt, mới có
thể uy quyền cho phó chủ nhiệm điều hành công việc của HTX
1.4.3 - Tổ chức quản lý trong công ty.
Trang 29Luật công ty của nước ta ban hành ngày 21/12/1990 xác định ở ViệtNam có 2 loại công ty đối vốn đó là công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần Hai công ty này với những đặc điểm khác nhau nên pháp luật
cũng xác lập bộ máy quản lý cho chúng không giống nhau
* Đối với côn trách nhiém hitu han:& Ề 4
Dựa vào số lượng thành viên, Luật công ty hiện hành có sự phân biệt
thành 2 mô hình tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn không quá 11 thành
viên và công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên
Cơ chế quan lý của công ty trách nhiệm hữu hạn không quá 11
thành viên được xác định đơn giản Theo Điều 27 - luật Công ty đây là cơchế quản lý không có Hội đồng quản trị Các thành viên sau khi nhận được
giấy phép thành lập, và đã góp đủ phần vốn họ có thể họp quyết định cáchoạt động quan trọng của công ty và phân công nhau hoặc thuê người khác
đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát công ty Giám đốc công ty
là người điều hành hoạt động của Công ty và có quyền hành động nhân
danh công ty trong mọi trường hợp Tuy vậy, trong quá trình hoạt độngkhông phải bao giờ Giám đốc cũng quyết định mọi vấn đề, nhất là vấn đề
quan trọng Tất cả các thành viên phải được tham gia quyết định theo thểthức được quy định rõ ràng điều lệ công ty Đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn trên 11 thành viên cơ chế quản lý của công ty gồm: Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị và các kiểm soát viên Tổ chức bộ máy quản lýcông ty này được Luật công ty quy định tương tự như công ty cổ phần
* Đối với công ty cổ phần:
Đây là một cơ chế quản lý dân chủ, nên người ta hay quan niệm
công ty (cổ phần) là một xã hội dân chủ thu nhỏ Công ty gồm Đại hộiđồng cổ đông Hội đồng quản trị và ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông thànhlập, Đại hội đồng cổ đông bất thường, Đại hội đồng cổ đông thường kỳ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bầu ra các cơ quan điều hành, kiểm soát
(trừ giám đốc) trong công ty Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất
từ có 3 đến 12 thành viên, nhân danh công ty để thực hiện hoạt động kinhdoanh theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông Giám đốc công ty do Hội
đồng quản trị cử trong số họ hoặc thuê người khác Giám đốc là người điềuhành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vềthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Trang 30Ngoài ra, trong công ty còn có 2 kiểm soát viên do đại hội đồng
bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của công ty
Như vậy Luật công ty hiện hành đã có những qui định về tổ chức
và hoạt động của công ty Những quy định này đã phần nào nêu được cơ
chế hoạt động, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cơ quan trong
công ty và mối quan hệ giữa chúng Tuy nhiên, những quy định này còn
quá đơn giản và sơ sài, chưa thể hiện được các yêu cầu, các điều kiện cần
thiết về nhân thân, trình độ đối với người sẽ nắm giữ các trọng trách trongcác cơ quan đó Chang hạn: Điều 37 Luật Công ty qui định 3 Dai hội đồng
cổ đông nhưng chỉ có Đại hội đồng cổ đông thường là được qui định tương
đối đầy đủ về nhiệm vụ, quyền hạn của nó, còn Đại hội đồng cổ đôngthành lập chỉ được qui định một cách giản đơn và chỉ được giới hạn trong
phạm vi thành lập và "(hông qua điều lệ" Qui định như vậy là chưa đủ,
chưa nêu bật được vai trò quan trọng Đại hội đồng cổ đông thành lập Bởi
vì, đối với một công ty, đây là Đại hội đồng cổ đông đầu tiên của công ty.Đại hội đồng cổ đông phải gánh vác một sứ mạng khá quan trọng và có ý
nghĩa quyết định, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sau này của công ty
Đối với Đại hội đồng cổ đông bất thường, Luật công ty hiện hành chỉ quiđịnh và bằng một câu duy nhất: "Đại hội đồng cổ đông bất thường được
triệu tập để sửa đổi điều lệ công ty", còn thể thức triệu tập nguyên tắc biểu
quyết và các nhiệm vụ cụ thể của nó thì không hề được nói tới
Về Hội đồng quản trị của công ty, Điều 38 Luật công ty hiệnhành chỉ qui định về nguyên tắc, còn nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của nó,thể thức bầu cử các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ Hội đồng quảntrị, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, những lĩnh vực và ngànhnghề mà các thành viên này không được hoạt động trong thời gian họtham gia Hội đồng quản trị thì không hề đề cập đến
Tương tự như trên, các qui định về Ban kiểm soát trong công ty cũng còn rất sơ sài, chưa thể hiện được vị trí, vai trò của Ban kiểm soát với tính cách là cơ quan kiểm tra công ty, cũng chưa nêu được điều kiện về nhân thân, về trình độ của kiểm soát viên Trong cả 46 điều luật không cómột qui định nào về các điều kiện cần thiết đối với việc bầu giám đốc nhưđiều kiện về trình độ chuyên môn, các tiêu chuẩn về đạo đức, kinh nghiệm, trình độ quản lý hay những trường hợp không thể được bầu là giám đốc Sự
quá giản đơn và sơ sài của các qui định trên đã gây khó khăn không ít cho
các DN trong quá trình quản lý, điều hành công ty nhất là trong điều kiện ở
Việt Nam hiện nay
Trang 311.4.4 - Cơ cấu tổ chức quản lý trong DN liên doanh.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 đã xác định cơ cấu quản
lý của DN bao gồm:
*Hội dong quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong DN liên
doanh Thành viên của Hội đồng quản trị do các bên tham gia liên doanhthoả thuận cử ra theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp địnhcủa DN và số lượng các bên tham gia liên doanh Trong liên doanh hai bên
thì mỗi bên ít nhất có 2 thành viên trong Hội đồng quản trị, nếu là liêndoanh nhiều bên thì ít nhất mỗi bên có 1 thành viên trong Hội đồng quảntrị Trường hợp liên doanh nhiều bên mà chỉ có một bên Việt Nam hoặc chỉ
có một bên nước ngoài thì bên đó phải có ít nhất 2 thành viên trong Hội
đồng quản trị Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch do các bên thoảthuận cử ra Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cáccuộc họp của Hội đồng quản tri, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của
Hội đồng quản trị Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc
DN
Các cuộc họp của Hội đồng quản trị có thể tổ chức thường kỳ cũng
có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch, Tổng Giám đốc hoặc phóTổng Giám đốc thứ nhất hoặc 2/3 thành viên Hội đồng quản trị Các cuộc
họp Hội đồng quản trị chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng
quản trị tham gia Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định những vấn
dé của DN liên doanh Những vấn dé quan trọng (vay vốn, sửa đổi điều lệ,
bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, duyệt quyết toán thu chi tài chínhhàng năm và vấn đề khác do các bên liên doanh thoả thuận trong điều lệ )
cần phải được Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí
Những vấn đề còn lại theo nguyên tắc quá nửa số thành viên có mặt tại
cuộc họp thông qua
* Tổng giám đốc, các phó tổng giám doc:
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, để điều hành cáchoạt động hàng ngày của DN liên doanh và chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về quản lý điều hành hoạt độngcủa DN liên doanh Trong trường hợp liên doanh nhiều bên thì có nhiều
phó tổng giám đốc, Hội đồng quản trị sẽ chỉ định một phó tổng giám đốcthứ nhất Tổng giám đốc hoặc phó Tổng giám đốc thứ nhất là người của
Trang 32bên Việt Nam và là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có nhiệm vụ,
quyền hạn được ghi trong điều lệ DN liên doanh Tổng giám đốc, phó tổnggiám đốc có quyền kiến nghị chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập các cuộchọp Hội đồng quản trị khi cần thiết
Việc qui định về cơ chế quản lý của DN liên doanh như trên tương tự
với những qui định trong Luật đầu tư nước ngoài của nhiều nước trên thế
giới Qui định này vừa đảm bảo quyền bình đẳng của các bên tham gia liên
doanh trong quản lý điều hành DN liên doanh, vừa bảo đảm việc giám sát,quản lý của bên nước chủ nhà Việt Nam, tạo điều kiện cho DN liên doanh
được hoạt động có hiệu quả
1.4.5 - Cơ cấu tổ chức quản lý của DN tư nhân và DN 100% vốn
nước ngoài
Đây là hai DN khác nhau về chủ thể tuy cùng là DN "một chủ"nhưng chủ thể của DN tư nhân là các nhà đầu tư Việt Nam, còn DN 100% vốn nước ngoài chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, cơ chế quản
lý của hai DN này có điểm tương đối giống nhau đó là: Cả hai DN đều
không có mối quan hệ thành viên trong nội bộ DN như công ty hay DNliên doanh Mặc dù vậy chúng vẫn là những đơn vị kinh doanh mang tính
chất một tổ chức DN tư nhân và DN 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sởhữu của chủ DN Vì vậy, chủ DN có toàn quyền tự tổ chức bộ máy quản lý
điều hành đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với mọi hoạt độngkinh doanh của DN Đây là đặc trưng cơ bản nhất mà Luật doanh nghiệp
tư nhân và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ghi nhận đối với việc quản
lý và điều hành hai doanh nghiệp này
Chủ các doanh nghiệp này đều có thể trực tiếp quản lý hay có thểthuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhưng tự mìnhvẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp Trong
trường hợp thuê người khác điều hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan đăng kýkinh doanh Riêng đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Nghịđịnh 12/CP ngày 18/2/1997 hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam còn quy định nếu Tổng giám đốc không thường trú tại Việt Nam phải có giấy uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện có thẩm quyền của mình và người đại diện cho Tổng giám đốc phải là người thường trú tạiViệt Nam Người đại diện phải đăng ký tại Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam
Trang 33Nói chung tính chất của hình thức đầu tư, cơ cấu tài sản của DNquyết định cơ chế quản lý của DN tư nhân và DN 100% vốn nước ngoài,
khác với cơ chế tổ chức của công ty và DN liên doanh
Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ đặc thù thuộc nội bộ doanh
nghiệp, xuất phát từ ý nghĩa nhất định của mỗi loại hình DN đối với Nhà
nước, Nhà nước tạo điều kiện cho mỗi loại DN cụ thể bộ máy quản lý phù
hợp sao cho ngoài “cái chung”, mỗi DN cần được quản lý đầy đủ theo “cái
riêng” của chúng
Trang 34CHUONG 2
QUAN LY NHA NUGC VE KINH TE VA VAI TRO CUA
PHAP LUAT KINH TE.
2.1 - MỘT SỐ CONG CU QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE KINH TE Ở VIET
NAM HIỆN NAY
Quản lý là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội
Xu hướng chung của nền kinh tế quốc tế hiện đại là vai trò quản lý kinh tếcủa Nhà nước không ngừng tăng lên Nền kinh tế thị trường luôn thể hiện
hai mặt: một mặt là động lực của sự phát triển và mặt khác là khuyết tật về
phân phối, môi trường, xã hội, nếu không khắc phục được sẽ trở thành lựccan cho ngay cả nền kinh tế thị trường Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường,đặc biệt là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở nước ta, vai tròquản lý và điều tiết của Nhà nước là một nhân tố cực kỳ quan trọng Nhànước cần phối hợp, lựa chọn các công cụ, phương pháp quản lý để làm saovừa chấp nhận sự tự điều chỉnh của thị trường, lại vừa chủ động điều tiếtnền kinh tế Muốn vậy, sự quản lý của Nhà nước phải nhằm tạo lập nhữngcân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến
xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh, xử lý
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề xã hội theo tinh thần tất cả
từ con người và vì con người, quản lý và kiểm soát nguồn tài nguyên củađất nước Để thực hiện được vai trò đó, Nhà nước phải sử dụng phối hợp
và hiệu quả các công cụ quản lý chủ yếu sau:
2.1.1- Hệ thống pháp luật (đặc biệt là pháp luật kinh tế hoàn
chỉnh)
Quản lý kinh tế bằng pháp luật là một hiện tượng phổ biến đối với tất
cả các nước, nhưng với mức độ và yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào trình
độ phát triển của luật học, trình độ quản lý của Nhà nước và trình độ dântrí Đối với nước ta thực tiễn những năm qua đã khẳng định rằng, sự quản
lý của Nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể phát huy đầy đủ, có hiệu
quả nhất khi được thực hiện dưới những hình thức pháp luật nhất định và
được bao dam bởi một cơ chế pháp luật thích hop
Thông qua pháp luật Nhà nước đề ra các quy tắc hoạt động kinh tế
mà các DN, người tiêu dùng và cả bản thân Chính phủ đều phải tuân thủ
Nói cách khác Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các chủ
Trang 35thể hoạt động, các doanh nhân nước ngoài tin tưởng bỏ vốn đầu tư Nhữngchủ trương chính sách lớn và dài hạn của Nhà nước cần thiết phải được thểchế hoá bằng các đạo luật để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Pháp luật không những là một công cụ trong hệ thống các công cụ
quản lý mà nó còn là một hình thức thể hiện về mặt pháp lý tất cả những
công cụ khác Đây là sự thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và
nội dung Nếu không nhờ vào pháp luật, thông qua một hình thức pháp luật
nào đó để trực tiếp tác động vào cuộc sống thì các công cụ khác không cócách nào biểu hiện ra một cách cụ thể, thể hiện sức mạnh vật chất
Hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước trong 10 năm đổi mới vừaqua đã cho nhiều dẫn chứng về việc đưa các chính sách kinh tế đi vào cuộc
sống bằng con đường pháp luật Chẳng hạn như, để thực hiện chính sách
xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, Nhà nước đã có văn bản quy định việc
cho vay vốn đối với những hộ gia đình nghèo về những điều kiện ưu đãikhi vay vốn (về lãi suất, về thời hạn vay, điều kiện đảm bảo khoản vay)
Kèm theo đó là những quyết định khuyến khích thành lập các loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh sử dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn và tạo ra
nhiều công ăn việc làm
Hơn 10 năm qua, những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế ở
nước ta đã gắn liền với những bước biến đổi quan trọng của hệ thống phápluật Pháp luật đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong việc mở đường cho các quan hệ kinh tế mới phát triển, củng cố các quá trình đổi mới kinh tế.
Từ năm 1986, khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, hàng loạt các chính sách kinh tế mới đã nhanh chóng được khẳng định bằng việc thông
qua các văn bản pháp luật quan trọng Œ)` Các văn bản pháp luật này đã kịp
thời thể chế hoá chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời chúngđóng vai trò là công cụ phá bỏ cơ chế pháp luật cũ, vốn là sản phẩm của
mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đang cản trở quá trình thực
hiện các ý tưởng của cải cách kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng.Mặt khác, các văn bản pháp luật được ban hành trong thời kỳ này, dù vẫn
còn chứa đựng khá nhiều mâu thuẫn, nhưng đã bắt đầu tạo ra các nguyêntắc pháp lý quan trọng cho sự ra đời của cơ chế điều chỉnh pháp luật của
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong điều kiện đặc thù ở
Việt nam Có thể nói thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, mỗi văn bản phápluật mới được ban hành đã đánh dấu bước phát triển đầy gian khó trên con
°? Xem luật DN tư nhân, Luật công ty, Luật đầu tư nứơc ngoài tại Việt Nam.
Trang 36đường tìm kiếm những qui định pháp lý phù hợp, tạo tiền đề vững chắc cho
việc ban hành Hiến pháp 1992 - với việc xác nhận cơ chế quản lý kinh tế
mới và quyền tự do kinh doanh
Từ sau Hiến pháp 1992, Nhà nước ta đã công bố 32 luật, 16 pháp
lệnh điều chỉnh các vấn đề kinh tế, chiếm 30% tổng số các đạo luật đã ban
hành Điều này chứng tỏ sự quan tâm to lớn của Nhà nước đối với nhu cầuxây dựng các cơ sở pháp lý của cơ chế kinh tế mới đồng thời khẳng định
vai trò ngày càng tăng của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung và đờisống kinh tế nói riêng
Tuy nhiên, dù đã được đổi mới cơ bản nhưng hệ thống pháp luật
nước ta, đặc biệt là pháp luật kinh tế vẫn là pháp luật của quá trình chuyểnđổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Vì vậy, về thực chất, các vănbản pháp luật được ban hành trong thời gian qua đều thể hiện sâu sắc tính
chất quá độ Tính chất quá độ này làm cho pháp luật kinh tế nước ta chưa
hoàn chỉnh, thiếu tính ổn định Điều đó thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta còn thiếu tínhđồng bộ Điều đó thể hiện ở 3 khía cạnh sau :
Mot là: Sự không đồng bộ giữa các quy định của hệ thống pháp luật
kinh té vật chất với môi trường, định chế, thiết chế Có thể thấy trong các
quy định về bảo vệ người tiêu dùng Đây là vấn đề được pháp luật kinh tếđiều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật Nhưng điều quan trọng mà người
tiêu dùng quan tâm hiện nay là cần một cơ quan Nhà nước tương tự (Cục
bảo vệ người tiêu dùng) có chức năng là đầu mối giám sát và bảo đảm thựcthi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này (cho đến nay đa số trườnghợp người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình)
Hai là: Sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn chồng chéo giữa các quy
định của pháp luật vật chất Sự không thống nhất tồn tại ngay trong cùng
một lĩnh vực cần phải điều chỉnh bằng pháp luật chứ chưa nói là giữa các
lĩnh vực khác nhau Các văn bản pháp luật được ban hành chưa đảm bảotính thống nhất cao còn mâu thuẫn, chồng chéo Điều này sẽ làm cho pháp
luật không thực hiện được vai trò tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, tin
cậy cho sự tồn tại của quan hệ kinh tế thị trường Chẳng hạn: cùng lĩnh vực
đầu tư, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987, nhưng Luật
khuyến khích đầu tư trong nước mãi đến năm 1994 mới ban hành nhưng
với nội dung rất khác nhau Tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Trang 37trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài Tương tự, trong khi Bộ luật hình
sự qui định: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hànhchính mà còn vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự”, trong khi luậtthuế lại cho phép phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế mà trước đó đã
bị xử phạt hành chính Tình trạng này tuy không phải là nhiều nhưng cũngkhông cá biệt
Ba là: Tính bao quát của nhiều bộ phận cấu thành trong hệ thống
pháp luật kinh tế còn thấp Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải có một hệ
thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh nhưng đến nay, chúng ta còn thiếuluật; trong đó có những lĩnh vực quan trọng cần có sự điều chỉnh của luật
như: chống tham nhũng, chống độc quyền, cạnh tranh không lành mạnhhoặc trong lĩnh vực phân phối và chính sách xã hội còn thiếu pháp luật đểđiều chỉnh thu nhập phi pháp và điều tiết thu nhập
Thứ hai: Pháp luật kinh tế của chúng ta vẫn chưa đảm bảo đầy đủ
quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trước pháp luật
Mặc dù không thể có "sự đáp ứng tức thời" của hệ thống pháp luật
trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội Song nếu nhìn nhậnmột cách khách quan thì khoảng cách giữa quy định mang tính nguyên tắc,
thể hiện những định hướng cơ bản với hệ thống những quy định pháp luật
cụ thể còn khá lớn và chậm được thu hẹp Chẳng hạn: Tự do kinh doanh làmột trong những nguyên tắc cơ bản nhất, song điểm lại những quy định
hiện có thì chủ yếu cũng mới dừng lại ở quy định chung mang tính cương
lĩnh, thiếu các biện pháp bao đảm thực hiện đi kèm Cu thể là nguyên tắchình thành giá cả chưa cụ thể hoá thành một cơ chế thống nhất, ranh giớigiữa quyền tự do hình thành giá cả của các doanh nghiệp và vai trò canthiệp, phạm vi và mức độ điều chỉnh của Nhà nước còn lẫn lộn, chưa rõ
ràng.
Tuy đã có sự khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trong một môi trường pháp lý bình đẳng nhưng các định chế hiện hành vẫn còn
phân biệt đối xử, vẫn có sự dè dặt với kinh tế tư nhân Điều này làm người
kinh doanh rất dé bị cơ quan pháp luật gây phién hà Vì vậy, họ chưa théyên tâm đầu tư vốn vào kinh doanh, vẫn giữ thế thủ và có thái độ chờ xem
các chính sách, thể chế mới Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư tư nhân vẫn
muốn kinh doanh “ngầm” hơn là công khai Hiện nay, có đến 98% đối tác
Việt nam trong các DN liên doanh với nước ngoài là các DNNN Lý do thật
đơn giản là chưa có khu vực kinh tế tư nhân đủ mạnh làm đối trong để đủ
Trang 38sức mua lại các DNNN hoặc để trở thành đối tác bình đẳng với các Công ty
ngoại quốc có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm
Thứ ba: Nội dung pháp luật kinh tế nhiều chỗ chưa mang tính khảthi Nhiều văn bản pháp luật sau khi ban hành lại phải đình chỉ hoặc khó
thi hành Hiện nay đang tồn tại một nghịch cảnh là số lượng các văn banpháp luật kinh tế do Nhà nước ban hành ngày càng nhiều, nhưng trên thực
tế, chưa được tuân thủ, chấp hành và áp dụng nó chưa tương xứng Điều đó
do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần có nguyên nhân nội tại củachính pháp luật kinh tế: còn nhiều qui định không có ý nghĩa trong việcbảo vệ quyền lợi của người kinh doanh, cũng như việc quản lý Nhà nước
Pháp luật phải mang tính khả thi mới có thể đi vào cuộc sống Vấn
đề hàng đầu là phải đảm bảo tính hiện thực, khả thi của chính các qui phạm
pháp luật đã được ban hành Nếu pháp luật không được đưa vào cuộc sốngthì sẽ làm cho các quan hệ kinh tế - xã hội vận động hỗn loạn, tuỳ tiện
Thứ tu: Pháp luật kinh tế của chúng ta hiện nay thay đổi nhiều, chưađảm bảo tính ổn định Thực tế cho thấy, việc bổ sung, sửa đối luật là việc
làm bình thường Tuy nhiên, do việc nghiên cứu chưa kỹ hoặc tham khảo
chưa đầy đủ, nên có Luật đưa ra thực hiện trong thời gian ngắn đã phải bổ
sung, sửa đổi (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành 1987, sửa đổi
1990, 1992, 1996) Điều này đã tạo ra tư tưởng không yên tâm của ngườikinh doanh, hạn chế việc đầu tư vốn vào sản xuất
Thứ năm: Hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành còn rườm rà, phứctạp thiếu tính hệ thống, tính phối hợp Hệ thống các văn bản pháp luật quánhiều tầng cấp cũng mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu hiệu lựccủa nhau
Vì vậy xây dựng một hệ luật hoàn chỉnh phù hợp với
cương lĩnh và chiến lược kinh tế xã hội trong điều kiện mới là một nhiệm
vụ cơ bản và cấp bách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý kinh
tế phù hợp với cơ chế thị trường, khắc phục bệnh quan liêu mệnh lệnh đồng
thời tránh tuỳ tiện, tự do vô chính phủ Đại hội Dang lần thứ VIII, trên co
sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới đã khẳng định một số nhận thức về cơchế quản lý mới, đồng thời nhấn mạnh, phải tiếp tục "hoàn chỉnh hệ thốngpháp luật kinh tế hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cần thiết cho
Trang 39các hoạt động kinh tế” ' Hệ thống pháp luật như vậy, phải đáp ứng những
yêu cầu sau :
Thứ nhất : Phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trên cơ sở tuduy phù hợp với chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế mới
Ý nghĩa to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng ta phát động trong
những năm qua là đổi mới tư duy kinh tế, chấp nhận thị trường xã hộithống nhất, phù hợp với nó là cơ chế hạch toán kinh doanh theo nguyên tắctập trung dân chủ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu, từ đó đã
và đang tiếp tục ra đời những quan hệ pháp luật tương ứng Tuy nhiên trong
bước chuyển tiếp này hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều hạn chế,
điều này làm cho hệ thống pháp luật không thực hiện được vai trò tạo môi
trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho sự tồn tại của các quan hệ kinh tế
trong nền kinh tế thị trường
Quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi một hệ thống pháp
luật đồng bộ thống nhất và bao quát mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế với nộidung phù hợp với cơ chế thị trường Để làm việc đó, chúng ta đứng trướcnhững khó khăn to lớn cả về trình độ lý luận, tư duy, tâm lý, tính bảo thủ
và cả quan hệ lợi ích cá nhân, cục bộ Dua ra hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, phù hợp với chính sách và cơ chế mới là sự nghiệp không chỉ
riêng của cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng có liên quan mà đòihỏi sự tìm tòi khoa học nghiêm túc, phải tổng kết thực tiễn trong nước vàhọc hỏi kinh nghiệm quốc tế, mà còn có sự đóng góp to lớn của các nhàquản lý DN, của toàn dân Ở đây, sự phối hợp cuả các nhà khoa học nóichung, đặc biệt giữa các nhà lý luận về kinh tế và quản lý với các nhà luậthọc là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực nhằm xây dựng hệ thốngpháp luật ngày càng hoàn chỉnh
Thứ hai: Dam bảo pháp chế XHCN trong hoạt động quản lý kinh tế
Xây dựng pháp luật nhằm cung cấp cho cơ chế quản lý những
phương tiện pháp lý làm cơ sở và bảo đảm cho việc dự thảo và ban hành
các quyết định quản lý phù hợp với đối tượng quản lý Muốn các qui phạmpháp luật tác động các đối tượng cụ thể cần khâu tiếp theo đó là viêc ápdụng pháp luật, bảo đảm cho các chủ thể quản lý tổ chức thực hiện và ápdụng các qui phạm pháp luật vào đối tượng cụ thể để thực hiện sự tác động của chủ thé quản lý đến các khách thể quản lý.
' Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - S dd trang 100 - 101.
Trang 40Hiện nay ở nước ta hiệu lực của hệ thống pháp luật chưa cao, tính
hiện thực và khả thi của các qui phạm pháp luật đã ban hành chưa được
đảm bảo, nguyên nhân là cả ba khâu - xây dựng, áp dụng và thực hiện pháp
luật - còn nhiều hạn chế Chẳng hạn việc xây dựng pháp luật còn yếu, dẫn
đến hệ thống pháp luật nước ta rườm rà, phức tạp thì hệ thống văn bản giải
thích còn nhiều tầng cấp, các văn bản ra sau thường đầy đủ văn bản ra
trước nhưng lại không kịp thời nên hiệu lực chậm được phát huy Đặc biệt
là khâu thực hiện pháp luật, thể hiện ở việc coi thường pháp luật của bộ
máy quản lý Nhà nước, các nhà quản lý kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế và nói chung trong quần chúng nhân dân như vi phạm các hợp đồng
kinh tế, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, các hiện tượng
tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả
Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải có một hệ thống các biệnpháp hữu hiệu, theo chúng tôi đầu tiên điều quan trọng là phải củng cố hoạtđộng xây dựng pháp luật, cần phải bám sát và quán triệt đầy đủ tư tưởng dođại hội Dang VIII đề ra: Phải nhanh chóng tao ra cơ chế pháp lý đồng bộ,đầy đủ, bảo vệ và bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân; dân chủ hoá hơn nữa trong xây dựng pháp luật khơi dậy tiém năng thu
hút trí tuệ của toàn xã hội và của các chuyên gia đặc biệt là các cán bộ
nghiên cứu, giảng dạy vào thực tiễn trong lĩnh vực pháp lý; hoạt động xâydựng pháp luật phải góp phần tạo lập và bảo vệ công bằng xã hội, bảo đảmviệc phân phối và cân bằng một cách hợp lý các loại lợi ích xã hội
Ngoài ra phải nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế trong
quản lý kinh tế Giáo dục điều sơ đẳng về đạo đức và pháp luật cho mọi đốitượng, giáo dục phổ cập những đạo luật cơ bản cho nhân dân và bồi dưỡngnhững tri thức pháp luật cho cán bộ quản lý Song hiệu quả giáo dục sẽ bịhạn chế nếu không giải quyết tốt mặt đời sống, tạo công ăn việc làm chongười lao động đặc biệt là thanh niên là một biện pháp cơ bản để giáo dục
tư tưởng, đạo đức và ý thức pháp luật, ngăn ngừa vi phạm pháp luật Bên
cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, công minh những vi phạm pháp luật Thực
tế cho thấy các vụ vi phạm pháp luật lớn nghiêm trọng lại không phải là do
những người nghèo túng làm càn mà do những người có thế lực, những
người có khả năng vô hiệu hoá pháp luật bằng nhiều thủ đoạn, nếu xét xử
không nghiêm minh, không kịp thời sẽ gây bất bình trong nhân dân, nguy
hại hơn nó sẽ dẫn tới sự coi thường pháp luật của xã hội và kích thích viphạm pháp luật Quản lý kinh tế bằng pháp luật đòi hỏi phải kết hợp các
biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục tạo điều kiện xây dựng một môitrường thuận lợi cho hoạt động quản lý