1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý ngân sách nhà nước tại Sở Công thương tỉnh Tây Ninh

139 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Sở Công Thương Tỉnh Tây Ninh
Tác giả Huỳnh Lê Bảo Vân
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Mai Hương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨHUỲNH LÊ BẢO VÂNNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH LÊ BẢO VÂN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾQUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TÂY NINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HUỲNH LÊ BẢO VÂN

ĐỀ TÀI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ MAI HƯƠNG

Tp Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2022

Trang 9

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ & tên: HUỲNH LÊ BẢO VÂN; Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 07/11/1984; Nơi sinh: Tây Ninh

Quê quán: Khu phố 2, phường 2, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (nay là Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh)

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 31 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu phố

1, phường 3, Thành Phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại cơ quan: 0276.3888585

Điện thoại nhà riêng: 0276 3827301

Fax: ………; E-mail: huynhlebaovao84@gmail.com.vn

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Trung học chuyên nghiệp:

Hệ đào tạo: tập trung dài hạn; Thời gian đào tạo từ năm 2003 đến năm 2005 Nơi học (trường, thành phố): trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP HCM (tổ chức tại TTGDTX tỉnh Tây Ninh)

Ngành học: Lập trình ứng dụng, quản lý chuyên ngành Công nghệ thông tin

2 Đại học:

Hệ đào tạo: tại chức; Thời gian đào tạo từ năm 2004 đến 2008

Nơi học (trường, thành phố): Đại Học Kinh Tế TP HCM (tổ chức tại TTGDTX tỉnh Tây Ninh)

Ngành học: Kế toán - Kiểm toán

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước Tây Ninh (Môn thi tốt nghiệp: Nguyên lý Kế toán)

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 05/10/2008

Người hướng dẫn: TS Trần Thị Giang Tân

Trang 10

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Nhân viên quản lý hồ sơ vay và sổ đỏ khách hàng

Chuyên viên tập sự

Chuyên viên Văn phòng Sở,

hỗ trợ công tác kế toán

Từ 08/2021

đến nay

- Chuyên viên Văn phòng Sở Công

Trang 11

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong Luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM không liên đới trách nhiệm

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2022

Học viên thực hiện

Huỳnh Lê Bảo Vân

Trang 12

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực nghiêm túc của bản thân, trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các giảng viên và đồng nghiệp

Trước hết, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trường đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian tôi được học tập, nghiên cứu tại trường Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Mai Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở và các phòng có liên quan thuộc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu, tài liệu hữu ích, bài học kinh nghiệm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này

Cuối cùng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu Luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song bài Luận văn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và sự chia sẻ của bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn này được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2022

Học viên thực hiện

Huỳnh Lê Bảo Vân

Trang 13

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Huỳnh Lê Bảo Vân MSHV: 2001434

Họ và tên GVHD: Lê Thị Mai Hương Email/Điện thoại GVHD: huongltm@hcmute.edu.vn

Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Khóa: 2020-2022 – Tây Ninh

Tên chuyên đề: Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

1 Nội dung nghiên cứu chính của đề tài

Lập dự toán chi ngân sách

Quản lý chi ngân sách

Quyết toán chi ngân sách

Kiểm tra, thanh tra, giám sát chi ngân sách

2 Điểm mới (khác biệt) của đề tài

Phân tích thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, làm rõ những mặt tích cực cũng như hạn chế của công tác quản lý chi ngân sách Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương trong thời gian tới Thông qua đó góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước; góp phần đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng của tỉnh Tây Ninh; góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thực tế kết hợp với thống

kê kinh tế; phương pháp so sánh; phương pháp mô tả; phương pháp phân tích và tổng hợp

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các Luật, Nghị định, Thông tư, các luận văn, luận

án đã công bố, các báo cáo quyết toán ngân sách tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Trang 14

từ năm 2018 - 2020 và các tài liệu lý luận liên quan đến ngân sách

Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các Trưởng, Phó phòng ban, cán bộ công chức, viên chức của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh và các Sở ban ngành có liên quan bằng cách gửi phiếu điều tra thu thập dữ liệu trực tiếp đến cá nhân với nội dung: Đánh giá về tình hình quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

4 Các vấn đề sẽ thực hiện

Nghiên cứu và lấy số liệu tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh Từ đó đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước nói chung và chi ngân sách Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh nói riêng

Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi:

- Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách trong những năm gần đây như thế nào? Các vấn đề mà Sở gặp phải? Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi ngân sách?

- Làm thế nào để tăng cường công tác quản lý chi ngân sách tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

5 Tài liệu tham khảo chính

Báo cáo xây dựng dự toán các năm 2018, 2019, 2020 của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước các năm 2018, 2019, 2020 của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2018, 2019, 2020 của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Trang 15

SUMMARY OF THE MASTER'S THESE SUBJECTS

Student's full name: Huynh Le Bao Van MSHV: 2001434

Full name of GVHD: Le Thi Mai Huong Email/Phone of GVHD: huongltm@hcmute.edu.vn

Working unit: Office of the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province

Specialization: Economic Management Course: 2020-2022 – Tay Ninh Title: Management of the State Budget at the Department of Industry and Trade of Tay Ninh Province

1 Main research content of the topic

Prepare budget estimates

Budget spending management

Budget settlement

Check, inspect and supervise budget expenditure

2 New (difference) of the topic

Analysis of the current state of state budget expenditure management at the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province in the period from 2018 to

2020, clarifying the positive aspects as well as the limitations of the provincial Department of Industry and Trade's budget expenditure management Tay Ninh

Proposing a number of solutions and recommendations to improve and improve the efficiency of state budget expenditure management at the Department of Industry and Trade in the coming time Thereby, contributing to the effective management and use of the State Budget; contribute to promoting the practice of thrift, anti-waste, and anti-corruption of Tay Ninh province; contribute to the socio-economic development of Tay Ninh province

3 Research Methods

Using specific methods such as: Practical method combined with economic statistics; comparative method; descriptive method; methods of analysis and

Trang 16

synthesis

Collecting secondary data from Laws, Decrees, Circulars, published theses and theses, budget settlement reports at the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province from 2018 - 2020 and other legal documents thesis related to budget and budget management

Collect primary data from heads, deputy heads, officials and employees of the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province by sending questionnaires

to collect data directly to individuals with the following content: Evaluation of the state budget expenditure management at the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province

4 Issues to be done

Research and collect data at the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province From there, give orientations and propose some solutions to contribute to completing and improving the efficiency of the management of state budget expenditures in general and Tay Ninh Department of Industry and Trade's budget expenditures in particular

The above content to answer the question:

- What is the status of budget expenditure management in recent years? What problems does the Department face? Causes of limitations in budget expenditure management?

- How to strengthen the management of budget expenditure at the Department

of Industry and Trade of Tay Ninh province

5 Key References

Report on construction of estimates for 2018, 2019, 2020 by the Department

of Industry and Trade of Tay Ninh province

Plan for allocation of budget estimates for 2018, 2019, 2020 of the Department

of Industry and Trade of Tay Ninh province

General report on revenue and expenditure settlement in 2018, 2019, 2020 of the Department of Industry and Trade of Tay Ninh province

Trang 17

MỤC LỤC

TRANG TỰA

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

QUYẾT ĐỊNH ĐỔI TÊN ĐỀ TÀI

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

BIÊN BẢN CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT CỦA 2 PHẢN BIỆN

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ v

SUMMARY OF THE MASTER'S THESE SUBJECTS vii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xiv

DANH SÁCH CÁC BẢNG xv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

2.1 Các công trình nghiên cứu về NSNN và quản lý NSNN đã được công bố 2

2.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 2

2.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 4

2.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những khoảng trống đặt ra cho đề tài luận văn 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu tổng quát 7

3.2 Mục tiêu cụ thể 8

4 Đối tượng nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 8

6.1 Nguồn tài liệu sử dụng 8

Trang 18

6.2 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Những đóng góp của luận văn 9

8 Kết cấu của luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1 11

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 11

1.1 Khái quát về NSNN 11

1.1.1 Khái niệm NSNN 11

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của NSNN 12

1.1.3 Vai trò của NSNN 13

1.1.4 Hệ thống NSNN 14

1.2 Quản lý NSNN 15

1.2.1 Khái niệm quản lý NSNN 15

1.2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN 16

1.2.3 Nội dung của quản lý NSNN 16

1.2.4 Quy trình của quản lý NSNN 19

1.2.4.1 Lập dự toán NSNN 19

1.2.4.2 Phân bổ, giao dự toán NSNN 20

1.2.4.3 Chấp hành NSNN 20

1.2.4.4 Quyết toán NSNN 20

1.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý NSNN 20

1.2.6 Phân cấp quản lý NSNN 21

1.2.7 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý NSNN 22

1.2.7.1 Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý 22

1.2.7.2 Các nhân tố thuộc về khách thể quản lý (đối tượng quản lý) 23

1.2.7.3 Các nhân tố thuộc về môi trường quản lý 23

1.3 Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số địa phương 24

1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của Thành phố Hồ Chí Minh 24

1.3.2 Kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của tỉnh Long An 24

1.3.3 Kinh nghiệm về quản lý chi NSNN của tỉnh Đồng Tháp 245

Trang 19

1.4 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi NSNN tỉnh Tây Ninh nói chung

và Sở Công Thương nói riêng 26

Chương 2 27

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN 27

TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 27

2.1 Tổng quan về Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 27

2.1.1 Sơ lược về bối cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 27 2.1.2 Sơ lược về Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 28

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 29

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức Sở Công Thương Tây Ninh 30

2.1.3 Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện QLNS Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 32

2.1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách Sở Công Thương Tây Ninh 32

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 33

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018 -2020 34

2.2.1 Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 34

2.2.2 Quy trình quản lý chi NSNN 37

2.2.2.1 Công tác lập dự toán chi NSNN giai đoạn 2018-2020 37

2.2.2.2 Công tác phân bổ (giao) dự toán chi ngân sách 39

2.2.2.3 Công tác chấp hành dự toán chi NSNN 42

2.2.2.4 Công tác quyết toán chi NSNN 48

2.2.3 Công tác công khai, thanh tra, kiểm tra Quản lý chi NSNN của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 49

2.2.4 Đánh giá chung về quản lý chi NSNN Sở Công Thương trong thời gian qua 51

2.2.4.1 Những kết quả đạt được 51

2.2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 55

Trang 20

Chương 3 65

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NSNN 65

TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH TÂY NINH 65

3.1 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 65

3.1.1 Mục tiêu 65

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện 65

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 67

3.2.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 67 3.2.2 Thống nhất và phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng công chức, cơ quan trong quy trình quản lý NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 69

3.2.3 Đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN 70

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 71

3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 72

3.3 Nhận xét và kiến nghị 73

3.3.1 Nhận xét 73

3.3.2 Kiến nghị 73

3.3.2.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính 73

3.3.2.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh 74

3.3.2.3 Kiến nghị với Sở Tài Chính tỉnh Tây Ninh 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 82

BÀI BÁO KHOA HỌC 110

Trang 21

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC, VC, NLĐ Cán bộ công chức, viên chức, người lao động

Trang 22

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dự toán lập so với dự toán được giao giai đoạn 2018-2020 40 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các nội dung CTX giao quyền tự chủ giai đoạn 2018-2020 43 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các nội dung CTX không giao quyền tự chủ giai đoạn 2018-

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy nhà nước Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh 31

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương 37

Sơ đồ 2.3: Quy trình lập dự toán chi NSNN tại Sở Công Thương 38

Sơ đồ 2.4: Quy trình giao dự toán chi NSNN tại Sở Công Thương 39

Sơ đồ 2.5: Quy trình quyết toán chi NSNN tại Sở Công Thương 48

Trang 23

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 2.1: Quy mô NSNN cấp cho Sở Công Thương giai đoạn 2017-2020 35 Bảng 2.2: Tỷ lệ chi NSNN tại Sở Công Thương giai đoạn 2018-2020 36 Bảng 2.3: Dự toán chi NSNN tại Sở Công Thương giai đoạn 2018-2020 39 Bảng 2.4: Dự toán phân bổ và được sử dụng giai đoạn 2018-2020 41 Bảng 2.5: Tỷ lệ chi quỹ lương trong tổng CTX giao quyền tự chủ 43 Bảng 2.6: Tỷ lệ các nhiệm vụ chi trong CTX không giao quyền tự chủ 46 Bảng 2.7: Kết quả thu nhập tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ 54 Bảng 2.8: Ý kiến của công chức, viên chức về định mức chi NSNN 56 Bảng 2.9: Ý kiến của công chức, viên chức về chấp hành dự toán chi NSNN 58 Bảng 2.10: Ý kiến của công chức, viên chức về cơ chế quản lý chi NSNN hiện hành

tại Sở Công Thương 59

Bảng 2.11: Ý kiến của công chức, viên chức về quyết toán chi NSNN 60 Bảng 3.1: Ý kiến của công chức, viên chức về khắc phục các khó khăn do cơ chế

quản lý chi NSNN hiện hành gây nên 66

Trang 24

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, Nhà nước luôn nắm giữ các chức năng quan trọng như quản lý hành chính, kinh tế, và các nhiệm vụ chính trị cũng như xã hội của quốc gia Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ trên Nhà nước cần xây dựng và nắm vững một

hệ thống ngân sách vững mạnh, hợp lý và hiệu quả Ngân sách nhà nước (NSNN) chính là một trong những hạt nhân quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường, cân bằng đời sống kinh tế xã hội Do đó, việc quản lý ngân sách có hiệu quả nhằm đảm bảo xã hội phát triển ổn định và bền vững là một trong những vấn đề đặt lên hàng đầu hiện nay

Đặc biệt, từ khi luật NSNN được Quốc hội khóa XI kì họp thứ 2 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, tốc độ thu NSNN hàng năm tăng khá rõ rệt Bên cạnh đó, Luật cũng đang dần hoàn thiện sự chủ động trong quản lý điều hành ngân sách giữa các cấp trung ương và các cấp địa phương để đạt hiệu quả quản lý cao nhất

Trong thời gian qua, tỉnh Tây Ninh nói chung và Sở Công Thương Tây Ninh nói riêng đã đạt được những chuyển biến tích cực và từng bước hoàn thiện hê ̣thống quản lý thu, chi ngân sách Công tác quản lý NSNN tại Sở Công Thương được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản pháp quy của chính phủ, của các bộ ngành và của các cấp chính quyền địa phương, đảm bảo thực hiện thu chi NSNN đúng mục đích, đúng chế độ, đồng thời đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ, chi ngoài dự toán năm 2018 và 2020 với số tiền lên đến 150.700.000 đồng, hạn chế tình trạng tham ô, lãng phí NSNN, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN Tuy nhiên, việc quản lý NSNN còn nhiều bất cập như công tác lập dự toán chưa bám sát thực tế, chGất lượng dự toán còn thấp, định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp, sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách chưa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng kinh phí, khối lượng và chất lượng các công việc, nhiệm vụ triển khai trong năm của Sở Đặc biệt, trong lúc nền kinh tế

Trang 25

đang trải qua những giai đoạn thất thoát, lãng phí, khó khăn tích tụ từ năm 2008 để lại, áp lực thu và gánh nặng chi ngày càng cao dẫn đến ngân sách địa phương cũng không tránh khỏi hoạt động chưa hiệu quả Chính vì vậy, việc tăng cường quản lý

NSNN là một vấn đề hết sức cấp thiết Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản

lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên

cứu Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế theo định hướng thực hành

Trong bối cảnh như vậy, đề tài đã cố gắng tổng quát một cách có hệ thống nội hàm hoạt động quản lý NSNN và áp dụng để phân tích, đánh giá khái quát thực trạng quản lý NSNN của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020, thông qua

đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp tối ưu để hoàn thiện công tác quản lý NSNN đạt tính khả thi cao nhất tại Sở Công Thương nói riêng và các cơ quan Nhà nước nói chung

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về NSNN và quản lý NSNN đã được công bố 2.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quản lý chi NSNN đã được công bố bàn luận trên thế giới được quan tâm bàn luận là:

Giai đoạn 1972 – 2009, Muhammad Zahir Faridi (2011) đã dùng dữ liệu tổng thể dạng chuỗi thời gian về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa chính quyền trung ương và địa phương để xem xét tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế, phương pháp mà ông sử dụng để ước lượng là phương pháp OLS Kết quả cho thấy cả hai biến số phân cấp tài khóa như thẩm quyền chi tiêu và quyền tự chủ về nguồn thu đều có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu kết luận rằng chính phủ liên bang nên giao quyền tài chính cho chính quyền cấp tỉnh và địa phương để nâng cao sự tăng trưởng và phúc lợi của người dân Pakistan

Sự ra đời của trường phái lựa chọn công, phải kể đến ông J.Buchanan (1998), giáo sư tại Đại học George Mason bang Virginie Hoa Kỳ, ông đã từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1986 Nội dung nghiên cứu của trường phái này là: trước tình hình chi tiêu tăng thì liệu các chi tiêu đó có luôn đạt trạng thái minh bạch về phương diện kinh

tế không Để trả lời cho câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này đã đề

Trang 26

xuất một số nguyên tắc cơ bản cho chi tiêu công như: Cần thiết phải xây dựng cơ chế kiểm tra để đảm bảo tính an toàn cân bằng trong NS; Việc sử dụng nguồn thu của NSNN phải rõ ràng và xác định được hiệu quả; Quyết định chi tiêu trong lĩnh vực công cần phải được đánh giá và nghiên cứu kỹ nhằm xem xét các ảnh hưởng về kinh

tế của các quyết định này

Richard Lingensjo (2002) với đề tài nghiên cứu “Construction budget management”, California Construction Consultan, United States of America – ông đã

nghiên cứu các quan điểm về quản lý ngân sách xuất phát từ những kinh nghiệm thực

tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính

Michael Spackman (2002), “Multi-year perspective in Budgeting and public investment planing” - Quan điểm dài hạn trong lập kế hoạch ngân sách và đầu tư công, OECD, Pari, April 2002 Tác giả nhận định rằng, khi có quá nhiều nhiệm vụ cần thực hiện thì việc lập kế hoạch ngân sách sẽ khó khăn và hiệu quả không cao Vì vậy trong một thời gian nhất định chỉ nên tập trung vốn NSNN cho một số nhiệm vụ trọng tâm

Trong nghiên cứu của Lawrence L Martin, Peter M.Kettner (1996)

“Measuring the Performance of Human Service Progams” – “Đo lường hiệu suất của các chương trình dịch vụ con người” Tác giả đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết ngân sách trong thời gian qua như: QLNS theo khoản mục, QLNS theo công việc giao, QLNS theo chương trình, và cuối cùng là QLNS theo kết quả đầu ra Nghiên cứu chỉ ra rằng QLNS theo kết quả đầu ra là vượt trội Ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản lý tài chính công luôn phải đặt ra đó là:

“nên quyết định như thế nào để phân bổ X đola cho hoạt động A thay vì cho hoạt động B” Chính vì vậy mà phương thức này đã được các quốc gia trên thế giới hiện nay nghiên cứu đưa vào ứng dụng rộng rãi

Các nghiên cứu về tài chính công và quản lý tài chính công của Otto Eckstein (1989), “Public finance, foudation of Modern economices Series” – “Tài chính công, nền tảng của loạt kinh tế hiện đại” Ông cho rằng việc quản lý tài chính công là quản lý thu và chi ngân sách của chính phủ Tromg đó việc trốn thuế được xem như là một sự quản lý lỏng lẻo trong quản lý tài chính công và nguyên nhân gây nên là sự sơ hở

Trang 27

của pháp luật Để tránh thất thu từ thuế thì việc làm đầu tiên chúng ta phải hoàn thiện

hệ thống pháp luật trong quản lý nên tài chính công

2.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN trong nước khá phong phú Có

thể tổng quan một số công trình tiêu biểu sau:

Nguyễn Ngọc Hùng (2015) “Quản lý NSNN”, NXB Thống kê, Hà Nội, nội dung nghiên cứu của ông chủ yếu những vấn đề lý thuyết cơ bản có liên quan đến quản lý NSNN cụ thể như: khái quát ngân sách nhà nước, chu trình quản lý ngân sách Nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN, những vấn đề về thu, chi ngân sách nhà nước

Với công trình nghiên cứu khoa học của Mai Đình Lâm, Mai Thị Kim Oanh (2015) về “Phân cấp Ngân sách địa phương tại TP Hồ Chí Minh, Thành tựu và hạn chế”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội – số 109-110 Tác giả phân tích, làm rõ về những vấn đề phân cấp ngân sách địa phương

Trong bài báo của Vũ Văn Cương (2012) viết về "Đánh giá thực trạng lập, chấp hành, quyết toán NSNN và phương hướng hoàn thiện" Bài báo này tác giả đã trình bày những bất cập trong việc thực thi quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo các điều khoản quy định trong Luật NSNN năm 2002 Tác giả đi sâu phân tích những bất cập và đưa ra kết luận: hạn chế lớn nhất của quy trình NSNN là tính lồng ghép trong hệ thống các cấp NSNN

Nguyễn Thế Anh (2016), “Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên Đề tài đã hệ thống được khung lý thuyết về quản lý ngân sách xã, qua đó phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Tuy nhiên, luận văn chưa nêu lên được các tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện, đồng thời phần kiến nghị nên kiến nghị thêm với cơ quan trực tiếp thẩm định, xét duyệt và thông báo kết quả quyết toán ngân sách cho Huyện như Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính trên địa bàn để công tác quản lý NS được tốt hơn, hoàn thiện hơn

Trang 28

Phạm Hải Hà (2015), “Quản lý ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP; 3 vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số địa phương ở Việt Nam Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp Đưa ra những đánh giá sát thực

về thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện, từ đó đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để tăng cường quản lý NSNN cấp huyện Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được các yêu cầu khi hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cũng như mối quan hệ giữa quản lý NS với phát triển kinh tế xã hội để thấy được tầm quan trọng trong quản lý ngân sách

Lê Toàn Thắng (2013) “Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” Trong luận án nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa lý luận về phân cấp quản lý Nhà nước; thông qua nghiên cứu thực trạng về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trước khi ban hành luật NSNN 2002 và sau khi ban hành luật, tác giả đã có những đánh giá những ưu điểm và chỉ ra tồn tại Một trong những tồn tại được tác giả chú trọng nghiên cứu đó là phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam vẫn thực hiện theo phương thức quản lý theo các yếu tố đầu vào, tồn tại này làm cho hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao

Nghiên cứu của Tô Thiện Hiền (2012), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”, luận án góp phần lý giải trên phương diện khoa học những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, trên

cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý ngân sách của tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng quản lý NSNN cũng như kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về quản lý thu, chi ngân sách ở An Giang và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trong thời gian tới góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế,

Trang 29

xã hội của tỉnh An Giang Tác giả luận án hy vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết và góp tiếng nói của mình vào việc hoàn thiện chiến lược quản lý NSNN của địa phương, với những giải pháp và biện pháp hữu hiệu đề ra Luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang trong thời gian tới, phục vụ cho việc quản lý điều hành NSNN ở An Giang được tốt hơn, chặt chẽ và hiệu quả hơn góp phần thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đất nước Tuy nhiên, khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN, luận án đã không đưa ra được nhân tố mang tính quyết định là chủ thể quản lý ngân sách như: năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ; tổ chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

Phạm Văn Thịnh (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát” Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách huyện Luận văn phản ảnh thực trạng công tác quản lý NSNN qua đó chỉ ra những mặt đạt được và bên cạnh đó là những tồn tại hạn chế cần khắc phục trong các khâu: xây dựng và lập dự toán ngân sách, về chấp hành thực hiện ngân sách, về chế độ công khai tài chính đối với NSNN, về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN, về kiểm tra, thanh tra và giám sát tình hình quản lý ngân sách, công tác quản lý ngân sách huyện thật sự chưa đáp ứng các quy định của Luật NSNN, đồng thời chưa sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Phù Cát trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra những vấn đề lý luận cụ thể về quản lý ngân sách cấp Huyện như vai trò, nguyên tắc, mục tiêu và mô hình tổ chức bộ máy quản lý, bên cạnh đó, luận văn chưa nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số địa phương ở Việt Nam Phần thực trạng công tác quản lý NSNN, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc mô tả, liệt kê những số liệu chưa đi sâu vào phân tích Thêm vào đó tác giả đưa ra những kiến nghị cấp tỉnh, nhưng luận văn lại hạn chế đưa ra những giải pháp để cải thiện mô hình quản lý hiệu quả của huyện nói riêng

Trang 30

2.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những khoảng trống đặt ra cho

đề tài luận văn

Các công trình, luận văn nêu trên đều đi sâu vào phân tích đầy đủ, toàn diện các nội dung có liên quan đến ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng Tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, có thể áp dụng vào công tác quản lý nhà nước ở từng địa phương, từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thông qua phần tổng quan các nghiên cứu trên, phần nào giúp tôi có cái nhìn tổng quan về quản lý NSNN, tìm ra được các luận cứ khoa học làm nền tảng cho việc triển khai các luận điểm cho nghiên cứu của đề tài Tuy nhiên, do xuất phát từ đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu cũng như bối cảnh lịch sử thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các chính sách, giải pháp, biện pháp không còn phù hợp với thực tiễn sinh động diễn ra và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho bất kì địa phương nào Trên cơ sở, phát huy, kế thừa, nhìn ra các khoảng trống mà các công trình trước chưa phát hiện, chưa nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu

Hiện nay có thể nói đề tài NSNN khá phổ biến, tuy nhiên để đi sâu vào việc quản lý và sử dụng ngân sách của một cơ quan, đơn vị hoặc một địa phương cụ thể thì số lượng còn rất hạn chế Hơn nữa với đặc thù của tỉnh Tây Ninh cũng như Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh đang quản lý và sử dụng ngân sách cũng có rất nhiều đặc điểm riêng Dựa trên các thông số thực hiện qua các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của Sở cũng như các văn bản pháp luật: Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các quyết định, quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Luận văn sẽ đưa

ra những đánh giá khách quan về tình trạng quản lý và sử dụng NSNN tại Sở và những kiến nghị giải pháp để đạt hiệu quả cao nhất Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi

có tính mới và thiết thực, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý NSNN để phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của Sở Công Thương

Trang 31

4 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

5 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng ngân sách cho các công tác chi ngân sách tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Về thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: giai đoạn 2018-2020

Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: tháng 02/2021-07/2021

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

6.1 Nguồn tài liệu sử dụng:

- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các Luật, Nghị định, Thông tư, các luận văn, luận

án đã công bố, các báo cáo quyết toán ngân sách tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

từ năm 2018 - 2020 và các tài liệu lý luận liên quan đến NS và quản lý ngân sách

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua phiếu điều tra, khảo sát trực tiếp các Trưởng, Phó phòng ban, cán bộ công chức, viên chức của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh Phiếu điều tra được gửi trực tiếp đến 55 cá nhân trong thời gian từ tháng 02/2021 đến tháng 07/2021 với nội dung: Đánh giá về tình hình quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua (2018-2020)

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:

Phương pháp thống kê, mô tả: được dùng để thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp số liệu giữa các năm trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định,

từ đó rút ra kết luận về đối tượng được nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên Excel

Trang 32

Phương pháp so sánh: nhằm so sánh số liệu quản lý chi NSNN giữa các năm để đánh giá tình hình quản lý chi NSNN

Phương pháp phân tích và tổng hợp: nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là nguồn dữ dữ liệu thứ cấp, phân tích và tổng hợp trên cơ sở đó để đánh giá thực trạng quản lý NSNN của Sở Công Thương

Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: sử dụng để thuyết minh, bổ sung cho các nhận định, đánh giá thực trạng, giải pháp về quản lý chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

7 Những đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSNN, NSNN cấp địa

phương, từ đó hoàn thiện lý luận về quản lý NS Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Về mặt thực tiễn:

Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn NSNN được giao nhằm phục vụ tốt hoạt động thực thi nhiệm vụ QLNS nhà nước Đồng thời phát huy có hiệu quả nguồn tiết kiệm của đơn vị (nếu có) góp phần tăng thêm thu nhập cuối năm cho công chức, viên chức và người lao động của Sở cũng như đơn vị trực thuộc

Các phòng ban, đơn vị sử dụng ngân sách của Sở phải quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, sử dụng có hiệu quả nguồn NSNN, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao Việc quản lý NSNN phải dựa trên nguyên tắc tập trung thống nhất đi đôi với phân cấp, thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước,

Các phòng ban, đơn vị sử dụng NSNN của Sở cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên và đồng cấp, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính - kinh

tế theo đúng quy định của pháp luật

Góp phần thực hiện tốt việc khen thương, kỷ luật trog công tác quản lý NSNN tại cơ quan

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan lý luận về quản lý Ngân sách Nhà nước

Trang 33

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

Trang 34

công tác chi NSNN tại Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

1.1.1 Khái niệm NSNN

Theo các tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống về ngân sách, khái niệm

“ngân sách nhà nước” bắt đầu hình thành đầu tiên ở nước Anh, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Pháp, với ý nghĩa chỉ “túi tiền” của người thủ quỹ ngân khố Cũng theo sự phân tích của các tài liệu này, kể từ khi xuất hiện quốc hội trong bộ máy nhà nước với hành trang đầu tiên là quyền lực về tài chính, ý tưởng phân chia và phân tách một cách rạch ròi giữa các khoản thu, chi mang tính chất “công” đều thuộc về nhà nước,

do nhà nước thực hiện và được gọi là “ngân sách nhà nước” Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” đã ra đời trong hoàn cảnh đó và cho đến nay, nó vẫn luôn được thừa nhận như một thuật ngữ chính thống trong hệ thống thuật ngữ của nền kinh tế học cổ điển cũng như hiện tại

Cho đến nay, thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Song, quan niệm về ngân sách nhà nước thì lại chưa thống nhất Ở các nước khác nhau, NSNN cũng được định nghĩa khác nhau: Theo Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý do A.Silem 2001

biên soạn, “NSNN (le budget) là một bản dự báo và cho phép thực hiện các khoản thu và các khoản chi trong năm của nhà nước” Trong định nghĩa này chỉ đến tính

Trang 35

kế hoạch thu, chi đã được phê chuẩn của nhà nước trong một niên độ nhất định mà chưa chú ý đến vị trí, tầm quan trọng cũng như bản chất của NSNN

Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Tại khoản 14 Điều 4 Luật NSNN năm 2015 có sửa đổi một chút định nghĩa

NSNN, theo đó “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

Mặc dù khác nhau trong định nghĩa về NSNN, nhưng điểm chung của các định nghĩa nêu trên là: “NSNN là một kế hoạch thu, chi của nhà nước xây dựng cho một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm); kế hoạch này đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn; các khoản chi có mục đích là bảo đảm cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao”

Kế thừa các điểm chung đó, trong luận văn này: NSNN được hiểu là kế hoạch thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế khác trong việc phân chia, sử dụng thu nhập quốc dân và là nguồn tài chính bảo đảm để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Trong định nghĩa này, NSNN bao gồm hai nội dung chính (thu NSNN, chi NSNN) và một nội dung phát sinh là cân đối NSNN, được xây dựng và thực hiện trong một khoảng thời gian xác định

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của NSNN

Về hình thức: NSNN là những khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định

Về cơ cấu: NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước

Về mặt pháp lý: NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định NSNN về tổng mức và cơ cấu phân bổ Theo đó, mọi hoạt động thu, chi của NSNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành

Về thời gian: thực hiện trong 1 năm

Trang 36

Ngân sách Nhà nước có những đặc điểm chính sau:

NSNN là một bảng kế hoạch tài chính lớn cần được quốc hội thông qua trước khi thi hành;

NSNN là một đạo luật;

NSNN được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện và đặt dưới sự giám sát của quốc hội;

NSNN được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người thụ hưởng lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào;

NSNN luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách

1.1.3 Vai trò của NSNN

Vai trò của NSNN ở mọi thời đại và trong mọi mô hinh kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội và đó được xem là vai trò quan trọng bậc nhất của NSNN Vai trò này, về mặt chi tiết chúng ta có thể đề cập đến ở những nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau Song trên góc độ tổng quát vai trò của NSNN qua 3 khía cạnh sau:

Thứ nhất, NSNN là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội

Hoạt động này được thực hiện bằng việc huy động các nguồn thu như thuế khóa, hoa lợi hành chính và hoa lợi thương mại hoặc các khoản vay nợ nhà nước từ người dân hoặc vay nợ nước ngoài để phụ vụ vi mô cho các nhu cầu chi tiêu thiết yếu và vĩ mô của nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước

Thứ hai, NSNN là công cụ phân phối “lợi tức quốc gia” của nhà nước

Bằng công cụ phân phối này, Chính phủ điều tiết một phần thu nhập của một nhóm người này san sẻ cho một nhóm người khác, góp phần đem lại sự công bằng tương đối về thu nhập giữa các giai cấp xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hóa công cộng Nói cách khác, NSNN như là một cái máy lọc mà qua đó các nguồn tài nguyên (lợi tức quốc gia) sẽ được phân phối (thông qua chính sách thu ngân sách) và phân phối lại (thông qua chính sách chi tiêu của Chính phủ) theo một kế hoạch chi tiết, cụ

Trang 37

thể và rất hoàn hảo

Thứ ba, NSNN là công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội

Đối với một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam, nhu cầu chi tiêu của quốc gia ở mọi phương diện trở nên bức thiết hơn bao giờ hết và điều đó đòi hỏi Chính phủ phải xây dựng được các Chương trình hành động dài hạn trong nhiều năm với những kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên như thuế khóa, công trái hay các khoản ngoại viện một cách ổn định, lâu dài nhằm góp phần tài trợ cho các Chương trình chi tiêu đó của Chính phủ Khi đó, NSNN là công cụ không gì thay thế được để Chính phủ thực hiện thành công các chính sách phát triển kinh tế của mình

Các vai trò trên của NSNN thể hiện được sự quan trọng của NSNN trong nề tài chính công Và vấn đề đặt ra ở đây là việc tổ chức quy mô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được hết vai trò của nó

1.1.4 Hệ thống NSNN

Hệ thống NSNN là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mình

Ở các nước hệ thống NSNN thường được tổ chức phù hợp với hệ thống chính quyền nhà nước Có hai mô hình tổ chức hệ thống hành chính đó là: Mô hình nhà nước liên bang và mô hình nhà nước phi liên bang

Các nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế nhà nước liên bang như: Mỹ, Đức và Malaysia, hệ thống NSNN được tổ chức theo 3 cấp: Ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương

Hệ thống NSNN ở các nước có mô hình tổ chức hành chính theo thể chế nhà nước phi liên bang như: Anh, Pháp, Ý, Nhật, Trung Quốc bao gồm 2 cấp Ngân sách: Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương

Ở Việt Nam, việc tổ chức hệ thống ngân sách cũng dựa vào hệ thống các đơn

vị hành chính Tại Điều 6 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định: “ 1 Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 2 Ngân sách địa phương gồm ngân sách các cấp chính quyền địa phương” Chính quyền địa

Trang 38

phương Việt Nam gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã Như vậy, có thể nói ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã

- Ngân sách Trung ương tại Điều 4, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy

định: “là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương” Trong

hệ thống NSNN, ngân sách Trung ương là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo và

có vai trò quan trọng trong:

+ Điều tiết kinh tế vĩ mô: Ngân sách Trung ương tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng của quốc gia và thực hiện các nhu cầu chi mang tính chất chiến lược như an ninh, quốc phòng, ngoại giao và thực hiện các nhiệm vụ khác trên phạm vi toàn quốc

+ Thường xuyên điều hòa vốn cho các cấp ngân sách địa phương nhằm tạo điều kiện cho các cấp ngân sách hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội thống nhất của cả nước

- Tại Điều 4 của Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định ngân sách địa

phương: “là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương” Mặc dù không đóng

vai trò chủ đạo nhưng có vai trò quan trọng trong:

+ Bảo đảm nguồn vốn để thực thi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội được giao phó trên địa bàn mình quản lý

+ Đảm bảo huy động, quản lý một phần vốn của ngân sách Trung ương phát sinh trên địa bàn, địa phương

+ Điều hòa vốn về ngân sách Trung ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống ngân sách

1.2 Quản lý NSNN

1.2.1 Khái niệm quản lý NSNN

Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt

Trang 39

được các mục tiêu đã định

1.2.2 Nguyên tắc quản lý NSNN

Tại Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có quy định như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất: Sự thống nhất của ngân sách thể hiện trong

sự thống nhất về hệ thống ngân sách, về các báo biểu, mẫu biểu tài chính

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ: thể hiện việc công chúng được tham gia vào các

khâu từ lập, phân bổ và quyết toán dự toán, điều này thể hiện tính dân chủ trong quản lý ngân sách Sự tham gia của người dân sẽ làm cho ngân sách được minh bạch hơn, các thông tin ngân sách trung thực, chính xác hơn

Thứ ba, nguyên tắc cân đối ngân sách: Tất cả các khoản chi đề phải dựa trên

cân đối nguồn thu hợp lí

Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch: Việc thực hiện công khai, minh bạch

trong thu, chi NSNN sẽ tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong quá trình giám sát, kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị sử dụng NS nhằm hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện theo định kì hàng quý, 6 tháng và hàng năm

Thứ năm, nguyên tắc quy trách nhiệm: Các đơn vị cá nhân trong quá trình quản

lý ngân sách phải chịu trách nhiệm việc thu, chi của mình

1.2.3 Nội dung của quản lý NSNN

Quản lý NSNN gồm: quản lý thu NSNN và quản lý chi NSNN Để có cơ sở phục vụ cho công trình nghiên cứu Luận văn đã chọn Phần nội dung này, tác giả chỉ trình bày về quản lý chi NSNN

Căn cứ vào Luật NSNN năm 2015, quy định nội dung quản lý chi NSNN bao gồm:

* Khái niệm chi NSNN

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Nói cách khác, chi NSNN chính là việc cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước

Trang 40

* Chi NSNN có những đặc điểm

Chi NSNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật, theo dự toán chi do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định

Gắn liền với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhận Mức

độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội

Chi NSNN là những khoản chi mang tính “cấp phát”, không mang tính hoàn trả trực tiếp Gồm 2 nhóm tham gia vào quy trình chi: Nhóm thứ nhất là nhóm thực hiện quản lí, cấp phát thanh toán các khoản chi nhà nước; nhóm thứ hai là nhóm sử dụng các khoản chi

* Phân loại chi NSNN

Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức nhất định vào các nhóm, các loại chi Việc phân loại chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN

Chi NSNN gồm có nhiều loại Theo khoản 2 Điều 5 Luật ngân sách nhà nước

năm 2015, chi NSNN của nước ta gồm các khoản chi: “Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia (là khoản chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ luật định); Chi thường xuyên (Quốc phòng; An ninh và trật tự an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục -

đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hoá thông tin ; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp giao dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội; Các khoản

chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật); Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ; Chi viện trợ; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”

* Vai trò của chi NSNN

Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Đó là

Ngày đăng: 26/02/2024, 02:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w