NỘI DUNG TRÌNH BÀY VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
Tổng quan về năng lượng điện
1.1.1 Khái niệm về năng lượng điện
Năng lượng điện được sản xuất trong các máy phát điện, và sau đó truyền qua dây dẫn điện tuỳ vào khoảng cách dài hay ngắn để sử dụng điện được triệt để Trong thế giới công nghệ cao ngày nay, năng lượng điện được sử dụng ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta Theo nhiều chuyên gia, năng lượng điện được coi là nguồn năng lượng quan trọng nhất của ngành công nghiệp, các toà nhà thương mại, của các tổ chức và hộ gia đình Nó được cung cấp bởi trạm phát điện Trạm phát điện truyền thống sản xuất điện năng trong máy phát điện Năng lượng điện được tạo ra trong các quá trình chuyển hóa: Điện năng lượng mặt trời: Là quá trình chuyển bức xạ mặt trời dưới dạng ánh sáng trực tiếp thành điện năng Điện gió (hay còn gọi là phong điện): Là quá trình chuyển đổi động năng thành điện năng, nhờ vào sức gió quay các cánh quạt của tuabin để phát điện Điện địa nhiệt: Là quá trình biến đổi nhiệt năng thành điện năng Nhiệt năng được lấy từ các giếng khoan sâu trong lòng đất dẫn qua tuabin để phát điện Điện sinh khối: Cũng là quá trình biến đổi nhiệt năng thành điện năng từ việc sử dụng các phế phẩm từ nông nghiệp như: rơm, rạ, bã mía… đưa vào lò đốt thông qua dây chuyền sản xuất điện để tạo thành điện năng
Thủy điện: Là dạng chuyển hóa thế năng thành điện năng có được từ năng lượng nước Thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước để phát điện (Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN)
1.1.2 Tổng quan về năng lượng tái tạo và sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới
Năng lượng đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã thúc đẩy quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng Quá trình công nghiệp hóa đã làm tăng nhu cầu năng lượng trên thế giới, đặc biệt là năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo được biết đến là năng lượng sinh ra từ những nguồn liên tục, theo chuẩn mực của con người là vô hạn như: năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và các tầng địa nhiệt Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần từ các quy trình diễn biến liên tục để áp dụng vào lĩnh vực kỹ thuật
Khái niệm về năng lượng tái tạo (Renewable energy): là năng lượng được tạo ra trong tự nhiên và không bao giờ cạn kiệt như: Gió, địa nhiệt, mặt trời, thủy triều, các dạng sinh khối…., các nguồn năng lượng này không ngừng tái sinh
Năng lượng thay thế (Alternative energy): là dạng năng lượng mới dùng để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống (năng lượng hóa thạch) như: than đá, khí đốt… Đây là một dạng năng lượng sạch ít gây ô nhiễm môi trường
Trước thế kỷ 19, hầu hết nguồn năng lượng con người sử dụng là năng lượng tái tạo, đặc biệt khối lượng sinh khối truyền thống đã xuất hiện từ 790.000 năm trước Đến năm 1823, nhà phát minh Samuel Brown đã tạo ra động cơ đốt trong và chứng minh tiềm năng của loại nhiên liệu hóa thạch đối với các loại xe điện Đến những năm 1830, tàu hơi nước và đầu máy xe lửa phát triển làm tăng nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi ngành giao thông vận tải và thương mại các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch cũng tăng Trong những năm cuối 1830, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hợp chất quang điện, giải phóng năng lượng khi tiếp xúc với ánh sáng Phát hiện này đã dẫn đến sự phát triển pin mặt trời và năng lượng mặt trời Sang năm 1839, William Robert Grove đã phát minh ra pin nhiên liệu hydro đầu tiên, trong đó điện được khai thác từ phản ứng giữa hydro và oxy Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo lâu đời thứ hai, được sử dụng để chạy thuyền buồm trên sông Nin từ cách đây
7000 năm Đến thập niên 1970, các nhà môi trường đã thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo theo cả hai hướng là thay thế nguồn dầu đang dần cạn kiệt, đồng thời thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ, và các tua bin gió phát điện đầu tiên đã ra đời Mặc dù năng lượng mặt trời đã được sử dụng từ lâu để nung nóng và làm lạnh,
8 nhưng mãi đến năm 1980, các tấm pin mặt trời mới bắt đầu được xây dựng trên các cánh đồng pin năng lượng mặt trời Đến tháng 6/2004, lần đầu tiên đại diện của 154 quốc gia đã họp tại Bonn, Đức trong Hội nghị quốc tế được tổ chức cho các chính phủ trên thế giới về năng lượng tái tạo Mạng lưới chính sách Năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21 (REN21) đã nổi lên như một mạng lưới của các bên liên quan về chính sách năng lượng tái tạo toàn cầu với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức, phát triển chính sách và tham gia các hoạt động nhằm hướng đến quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo Tại thời điểm đó, tiềm năng về năng lượng tái tạo trên toàn cầu, đầu tư, chính sách và hội nhập đã được quan tâm Tuy nhiên, ngay cả những dự báo đầy tham vọng cũng không lường trước được sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo đã diễn ra trong thập kỷ trước Nhận thức toàn cầu về năng lượng tái tạo đã thay đổi đáng kể từ năm 2004 Hơn 10 năm qua, những tiến bộ về công nghệ năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục phát triển và nhiều công nghệ đã chứng minh được tiềm năng của chúng và được triển khai nhanh chóng
Tình hình nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo: Theo số liệu thống kê và dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) thì mức tiêu thụ năng lượng của thế giới tăng 57% kể từ năm 2004 đến 2030, trong đó mức tiêu thụ điện trung bình hàng năm tăng 0,46 kW/giờ/người Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đã làm tăng lượng khí CO2 trong khí quyển Nếu như năm 2004 có 26,9 tỷ mét khối CO2 thì đến năm 2015, con số này tăng khoảng 33,9 và năm 2030 sẽ là 42,9 tỷ mét khối Để khắc phục tình hình cạn kiệt năng lượng truyền thống và hạn chế ô nhiễm môi trường do khai thác năng lượng gây ra thì việc nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo thay thế như năng lượng bức xạ mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối, thủy điện, thủy triều, dòng chảy, sóng và một số nguồn năng lượng khác là cần thiết Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển đã đưa ra những chiến lược về phát triển năng lượng Năm 2005, Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn Đạo luật về Chiến lược Năng lượng năm 2005 với điều khoản bổ sung về năng lượng tái tạo trên biển bao gồm việc khuyến khích các sản phẩm năng lượng biển, pháp lệnh về khuyến khích đầu tư và giảm thuế đối với
9 năng lượng biển như thủy triều, dòng chảy, sóng và khuyến khích nghiên cứu phát triển các công nghệ khai thác liên quan Đạo luật cũng cho phép và khuyến khích Ban Thư ký Năng lượng đầu tư vào công nghệ năng lượng biển và đã đưa ra Tiêu chuẩn Năng lượng Tái tạo Quốc gia (Federal Renewable Power Standard - RPS), trong đó coi năng lượng biển là nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng Trong RPS nêu trên cũng đưa ra mục tiêu sản xuất 10% năng lượng từ nguồn tái tạo vào năm 2020 Chiến lược số 04/01 của Ủy ban Di sản Thiên nhiên Scotland cũng đã đưa ra mục tiêu sản xuất 40% điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2020 Viện Nghiên cứu Điện năng (EPRI) Hoa Kỳ là cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới về các phương pháp khai thác điện năng, đặc biệt tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo Theo tính toán dự báo của EPRI thì đến năm 2030, nguồn điện khai thác được từ các nguồn năng lượng tái tạo là 737 TWh (1TW12 kW) EPRI cũng công bố rằng, trong những năm tới công nghệ khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như bức xạ mặt trời, sinh khối và năng lượng sóng sẽ được ưu tiên đầu tư Từ những năm 1970, một số nước như Na Uy, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Pháp và Nhật cũng đã có các chương trình nghiên cứu về năng lượng sóng Và nhà máy năng lượng sóng đầu tiên đã được xây dựng ở
Na Uy vào năm 1984 và hoàn thành năm 1986 Theo ước tính, năm 2012 năng lượng tái tạo đã cung cấp khoảng 19% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên toàn cầu và tiếp tục tăng trong năm 2013 Trong tổng tỷ lệ này của năm 2012, năng lượng tái tạo hiện đại chiếm khoảng 10%, phần còn lại (9%) là từ sinh khối truyền thống Năng lượng nhiệt từ các nguồn tái tạo hiện đại chiếm khoảng 4,2% tổng sử dụng năng lượng cuối cùng; thủy điện chiếm khoảng 3,8%, và khoảng 2% được cung cấp bởi năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt và sinh khối và nhiên liệu sinh học Năng lượng tái tạo kết hợp hiện đại và truyền thống vẫn duy trì ở mức năm 2011 Trong năm 2013, năng lượng tái tạo phải đối mặt với sự suy giảm chính sách hỗ trợ và không chắc chắn ở nhiều nước châu Âu và Hoa Kỳ Những hạn chế liên quan đến lưới điện, một số công ty điện lực lo ngại về sự cạnh tranh đang gia tăng và tiếp tục tài trợ trên toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch cũng là vấn đề Tuy nhiên, nhìn chung năm
2013 năng lượng tái tạo vẫn được phát triển một cách tích cực Thị trường sản xuất và đầu tư được mở rộng hơn ở khắp thế giới đang phát triển và bằng chứng rõ ràng là
10 năng lượng tái tạo không còn phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các quốc gia Với những tiến bộ về công nghệ, giá thành giảm và những đổi mới cơ chế tài chính - tất cả chủ yếu nhờ sự hỗ trợ về chính sách nên giá năng lượng tái tạo ngày càng rẻ đối với phạm vi lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới Tại một số nước, năng lượng tái tạo được coi là rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng hiện tại và tương lai Khi thị trường năng lượng tái tạo trở nên toàn cầu hóa, các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đã phản ứng bằng cách tăng tính linh hoạt của nó, đa dạng hóa các sản phẩm và phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu Mặc dù một số ngành công nghiệp còn gặp khó khăn, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió Tuy nhiên, bức tranh đã sáng dần lên vào cuối năm 2013, khi nhiều nhà sản xuất quang điện mặt trời (PV) và tuabin gió đã quay trở lại và lợi nhuận đã tăng lên Sự phát triển mạnh nhất diễn ra trong lĩnh vực năng lượng với công suất toàn cầu vượt 1.560 gigawatt (GW), tăng hơn 8% so với năm 2012 Thủy điện tăng 4% lên khoảng 1.000 GW, và năng lượng tái tạo khác tăng gần 17% lên hơn 560 GW Lần đầu tiên công suất điện mặt trời cao hơn năng lượng gió; điện mặt trời và thủy điện về cơ bản bị ràng buộc, mỗi loại chiếm khoảng một phần ba công suất mới Điện mặt trời đã tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, trung bình gần 55% mỗi năm trong vòng 5 năm qua Công suất năng lượng gió có mức tăng cao nhất trong tất cả các công nghệ tái tạo trong cùng kỳ Năm 2013, năng lượng tái tạo tăng thêm 56% vào mạng lưới điện toàn cầu và đã có tỷ trọng cao hơn ở một số quốc gia Cuối năm 2013, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Braxin, Canada và Đức vẫn là những quốc gia dẫn đầu về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo; các quốc gia dẫn đầu về công suất phi thủy điện (là công suất điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sinh khối, gió và khí chôn lấp) gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, theo sau là Tây Ban Nha, Italia và Ấn Độ Trong số 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về công suất phi thủy điện, Đan Mạch là nước dẫn đầu về tổng công suất bình quân trên đầu người Uruguay, Mauritius và Costa Rica nằm trong số những nước đứng đầu về đầu tư năng lượng tái tạo và các loại nhiên liệu mới so với GDP hàng năm
Trong lĩnh vực sưởi ấm và làm mát, những xu hướng bao gồm tăng sử dụng năng lượng tái tạo trong các nhà máy nhiệt và điện kết hợp; cung cấp năng lượng tái
11 tạo cho việc làm ấm và làm mát ở các hệ thống trong khu vực; những giải pháp lai ghép trong lĩnh vực cải tạo xây dựng; và tăng sử dụng nhiệt tái tạo cho những mục đích công nghiệp Nhiệt từ sinh khối hiện đại, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng địa nhiệt chiếm một phần nhỏ, tuy nhiên tỷ trọng nhu cầu nhiệt toàn cầu đang dần tăng, ước tính khoảng 10% Việc sử dụng các công nghệ tái tạo hiện đại để sưởi ấm và làm mát vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng lớn của chúng Trong những năm gần đây, nhiên liệu sinh học dạng lỏng phát triển không đồng đều, tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng cũng đã tăng lên trong năm 2013 Những lựa chọn năng lượng tái tạo khác trong lĩnh vực giao thông cũng ngày càng được quan tâm Nhiên liệu sinh học dạng khí (chủ yếu là mê-tan sinh học) và những lựa chọn lai như xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên bio-diesel và phương tiện điện-diesel) ngày càng được sử dụng nhiều Những sáng kiến nhằm liên kết các hệ thống vận tải với năng lượng tái tạo, đặc biệt ở cấp thành phố và khu vực ngày càng tăng (nguồn tạp chí năng lượng)
1.1.3 Tổng quan về năng lượng và tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng điện tại Việt Nam
Quản lý nhà nước về năng lượng điện
Theo Quyết định số 577/QĐ-SCT ngày 17/3/2020 của Sở Công Thương Tây Ninh, quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện là quá tình ban hành và triển khai các chính sách, các quy định và giám sát việc thực thi các quy định về Luật điện lực của các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực điện lực nhằm tạo sự công bằng trong môi trường hoạt động Đồng thời, Quy hoạch việc phát triển hệ thống nguồn và lưới điện đảm bảo việc cung cấp điện cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng Tùy điều kiện hoàn cảnh để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình phát triển điện lực để tạo ra sự cân bằng trong quá trình vận hành và đề ra các chính sách phù hợp để thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực điện lực, cụ thể thực hiện các công việc như sau:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho nhân viên, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn
Thực hiện quản lý chất lượng công trình nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp
Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển mạng lưới điện nông thôn tại các xã trên địa bàn tỉnh, đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về điện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về năng lượng điện
1.2.2.1 Đặc điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện
Xây dựng và triển khai các chính sách có liên quan đến lĩnh vực năng lượng điện nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý từ cấp trung ương đến địa phương
Tạo môi trường phát triển lành mạnh, công bằng trong việc đầu tư và phát triển hệ thống nguồn và lưới điện Đề ra các chính sách thông thoáng, công bằng và chế độ ưu đãi trong việc thu hút đầu tư
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho nhân viên, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn
Thực hiện quản lý chất lượng công trình nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp
Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển mạng lưới điện nông thôn tại các xã trên địa bàn tỉnh, đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về điện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
1.2.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện
1.2.2.2.1 Cơ quan cấp trung ương
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước
Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện
Cục điều tiết điện lực và năng lượng tái tạo (cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương) tham mưu Bộ Công Thương triển khai các nội dung:
Phát triển về cơ chế vận hành thị trường điện lực cạnh tranh
Xây dựng giải pháp cung – cầu về điện đảm bảo việc cân bằng
Thực hiện công tác cấp phép hoạt động điện lực
Xây dựng trình tự thủ tục và quy chuẩn đấu nối các công trình điện vào hệ thống điện quốc gia và việc ngừng giảm cung cấp điện
Xây dựng và hướng dẫn triển khai về giá bán điện
Xây dựng biểu gia khung giờ phát điện, bán điện đối với việc phát điện, bán buôn, bán lẻ điện
Giám sát việc triển khai các công trình điện theo Quy hoạch đã được phê duyệt Xây dựng và hướng dẫn triển khai hợp đồng mua bán điện
Tổ chức thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực điện lực
1.2.2.2.2 Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cụ thể
Lập và trình phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh/thành phố theo quy định Tổ chức công bố và giám sát việc triển khai sau khi Quy hoạch được phê duyệt Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của cơ quan cấp trung ương cụ thể theo điều kiện thực tế của địa phương
Triển khai và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện hợp đống mua bán điện và giá bán điện trên địa bàn thuộc quyền quản lý
Thực hiện tuyên truyền các quy định của pháp luật trên lĩnh vực điện lực
Tổ chức quản lý việc đầu tư các công trình điện bằng vốn ngân sách
Tuyên truyền, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả Chỉ đạo xây dựng phương án cấp điện đảm bảo cân bằng cung – cầu, đồng thời giám sát việc thực hiện
Tổ chức thanh kiểm tra định kỳ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực điện lực nhằm kịp thời giải quyết các khiếu nại, tranh chấp và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Tổ chức tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực, thẻ an toàn điện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực điện lực
1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về năng lượng điện
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về năng lượng điện
Theo đánh giá của tạp chí năng lượng và phân tích công tác quản lý nhà nước về năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tác giả đề ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý gồm:
1.3.1 Sự đồng bộ, cụ thể và kịp thời của hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý năng lượng điện
1.3.2 Số Lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý năng lượng điện
1.3.3 Yếu tố về vốn đầu tư các công trình năng lượng điện
1.3.4 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về năng lượng điện 1.3.5 Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý trong quản lý nhà nước về năng lượng điện.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Tây
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, dân số của tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, Tây Ninh có đường biên giới chung hai nước Việt Nam – Cam-pu-chia dài 240 km, hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và cửa khẩu quốc tế Xa Mát, bốn cửa khẩu quốc gia và 12 cửa khẩu tiểu ngạch khác với vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
Phía Tây và Bắc giáp Cam – pu - chia
Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.041,3km2 Dân số Tây Ninh năm 2020 là 1.118.817 người, bằng 1,8% dân số cả nước Mật độ dân số trung bình là 276,8 người trên một km2 Trong đó riêng thành phố Tây Ninh có mật độ dân số năm 2020 là 941,0 người/km2 và các huyện, thị còn lại thấp nhất là huyện Tân Châu (115,4 người/km2 ) và cao nhất là thị xã Hòa Thành (1.758,3 người/km2 ) Dân số nông thôn chiếm khoảng 77,8% dân số toàn tỉnh Về hành chính, Tây Ninh được chia thành 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố gồm: thành phố Tây Ninh, thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và các huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Gò Dầu, Bến Cầu Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc Thành phố
Hồ Chí Minh là cầu nối gần nhất giữa Tp Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), có tiềm năng đặc biệt phát triển kinh tế cửa khẩu như: cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát có ưu thế xây dựng hệ thống các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp Trảng Bàng; Mộc Bài, Gò Dầu, Cùng với thế mạnh trên tỉnh Tây Ninh còn được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi phát triển du lịch; Khu bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò – Xa Mát, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng…
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Nhìn chung, Tây Ninh có địa hình khá bằng phẳng, với các bậc thềm phù sa cổ được nâng lên trên diện tích rộng Trong đó có ngọn cao tới 95 m (đồi Tống Lê Chân) Khu vực trung tâm tỉnh cách thành phố Tây Ninh khoảng 10 km về phía Đông Bắc có ngọn núi cao nhất trong Tỉnh là núi Bà Đen với độ cao 986 m, nơi thấp nhất là vùng trũng sông Vàm Cỏ Đông với độ cao chỉ 3-5 m so với mực nước biển và hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam Địa hình của Tỉnh được phân chia thành các dạng sau:
Dạng địa hình núi: Núi Bà Đen cao 986 m thuộc kiểu địa hình sườn xâm thực bào mòn mãnh liệt có độ dốc từ 250 đến 400 , là ngọn núi duy nhất ở tỉnh Tây Ninh
Dạng địa hình đồi : Bao gồm các đồi có độ cao từ 50 - 60 m, nằm tập trung ở vùng thượng nguồn sông Sài Gòn, dọc theo ranh giới hai tỉnh Bình Phước, Tây Ninh
Dạng địa hình dốc thoải: Địa hình có độ cao từ 15 - 30 m, độ dốc 2-30, dạng địa hình này có ở các huyện: Tân Biên, Dương Minh Châu, Hoà Thành, Trảng Bàng, Bến Cầu
Dạng địa hình đồng bằng: Bao gồm các thềm sông có độ cao từ 5-10 m, địa hình này thường phân bổ dọc các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông thành từng dải rộng 20- 100 m, chiều dài tới vài km
Ngoài những kiểu địa hình nêu trên, Tây Ninh còn có các diện tích ngập nước bao gồm: Hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, các suối và các trảng, diện tích này thay đổi theo mùa, trong đó phần diện tích ngập theo mùa khá lớn
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11) Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 28,10C
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.415,7 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 80% Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô
Tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông Cùng với hai con sông chính, Tây Ninh có nhiều suối, kênh, rạch tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn Tuy nhiên, mật độ sông rạch ở Tây Ninh tương đối thưa, chỉ đạt 0,314km/km2
Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh rồi nhập vào sông Đồng Nai tại Tân Thuận (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) Sông có chiều dài
280 km, diện tích hứng nước 5105,17 km2 trong đó phần thuộc đất Việt Nam là 4550,75 km2
Sông Vàm Cỏ Đông: Bắt nguồn từ vùng núi thấp trên đất Cam-pu-chia, cao độ trên 10,0m Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua vùng đất trũng thuộc
Gò Dầu xuống Hiệp Hòa, Bến Lức và nhập vào sông Vàm Cỏ tại Nhơn Ninh
Ngoài ra, Tây Ninh có hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc địa bàn huyện Dương Minh Châu và Tân Châu với diện tích mặt hồ 270 Km 2 , dung tích 1,53 tỷ m 3 nước là nguồn cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất
Về tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên của Tây Ninh tới năm 2020 là
404,125,3 ha Trong đó: đất nông nghiệp là 345.791,8 ha, đất phi nông nghiệp là 57.636,2 ha và đất chưa sử dụng là 697,3 ha
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IX tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ
Thực trạng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
2.2.1 Phân tích các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020
Nhìn chung, giai đoạn 2016 – 2020 việc quản lý nhà nước về năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tương đối tốt: Công tác lập Quy hoạch được triển khai theo đúng tiến độ, các khối lượng theo Quy hoạch phù hợp với thực tế và phương hướng phát triển của địa phương; Cơ sở hạ tầng lưới điện được ngành điện đầu tư theo các khối lượng trong Quy hoạch đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về năng lượng điện được tỉnh triển khai đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực NLMT; Việc triển khai các chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được tỉnh đặc biệt quan tâm đã tổ chức tuyên truyền sâu, rộng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Công tác đầu tư, cải tạo lưới điện khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được thường xuyên thực hiện nhất và đối với các xã xây dựng nông thôn
50 mới; Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp Luật đối với các đơn vị tham gia hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh được thực hiện định kỳ…, đạt được một số kết quả:
2.2.1.1 Công tác lập Quy hoạch
Theo quy định của Luật Điện lực ngày 30/12/2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/12/2012, Nghị định số 137/NĐ-CP ngày 21/10/2013 và Thông tư số 43/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch điện lực Năm 2015, tỉnh Tây Ninh đã tiến hành lập Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến 2035 trên cơ sở căn cứ hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, tỉnh Tây Ninh và đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2966/QĐ-BCT ngày 21/8/2018 Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tỉnh đã tổ chức lễ công bố Quy hoạch làm cơ sở để ngành điện đầu tư Đồng thời, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn tỉnh
2.2.1.2 Về công tác thu hút đầu tư và đầu tư hạ tầng năng lượng điện
Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đã thu hút và thực hiện đầu tư các khối lượng như sau:
Nguồn điện: Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011
Tỉnh đã thu hút được 10 dự án điện NLMT tổng công suất lắp đặt là 808MW với tổng vốn đầu tư là 16.160.000 triệu đồng, gồm các dự án:
Nhà máy điện mặt trời TTC 1 công suất 48MW,
Nhà máy điện mặt trời TTC2 công suất 50MW,
Nhà máy điện mặt trời Hoàng Thái Gia công suất 50MW,
Nhà máy điện mặt trời HCG công suất 50MW,
Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 công suất 30MW,
Nhà máy điện mặt trời Trí Việt 1 công suất 30MW và Tân Châu 1 công suất 50MW
Nhà máy điện mặt trời: Dầu Tiếng 1 công suất 150MW,
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 công suất 200MW
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3 công suất 150MW
Hiện nay, 10/10 dự án đã đóng điện vận hành thương mại đạt 63,07% so với khối lượng Quy hoạch giai đoạn 2016 – 2020, các nhà máy đều vận hành ổn định giải tỏa được 100% công suất đáp ứng khoảng 33% phụ tải của tỉnh
Hạ tầng lưới điện: Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2016 – 2025 có xét đến 2035 Giai đoạn 2016 – 2020, ngành điện đã thực hiện đầu tư
423 công trình đường dây và trạm biến áp gồm 150 công trình sửa chửa lớn và 273 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng, cụ thể:
Năm 2016: Thực hiện đầu tư 29 công trình sửa chửa lớn và 44 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 132,681 tỷ đồng
Năm 2017: Thực hiện đầu tư 25 công trình sửa chửa lớn và 54 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 235,978 tỷ đồng
Năm 2018: Thực hiện đầu tư 19 công trình sửa chửa lớn và 80 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 250 tỷ đồng
Năm 2019: Thực hiện đầu tư 28 công trình sửa chửa lớn và 74 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 212,6 tỷ đồng
Năm 2020: Thực hiện đầu tư 49 công trình sửa chửa lớn và 21 công trình xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 169,2 tỷ đồng
2.2.1.3 Về công tác cung cấp năng lượng điện
Trong giai đoạn 2016 – 2020, việc thực hiện cung cấp điện được Công ty Điện lực Tây ninh đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã – hội của tỉnh Tây Ninh, cụ thể:
Năm 2016: 2.624,2 triệu kWh điện, đạt 100% kế hoạch, tăng 16,17% so với cùng kỳ
Năm 2017: 3.074,5 triệu kWh điện, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 17,16% so với cùng kỳ
Năm 2018: 3.413,59 triệu kWh điện, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,03% so với cùng kỳ
Năm 2019: 4.105,38 triệu kWh, đạt 105,27% kế hoạch năm (3.900 triệu kWh), tăng 20,27%
Năm 2020: 4.707 triệu kWh, đạt 100% kế hoạch, tăng 14,6% so với cùng kỳ
2.2.1.4 Về tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh khá cao, cụ thể:
Năm 2016: Trên địa bàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%, trong đó hộ có điện là 292.626 hộ, đạt tỷ lệ 99,57% Trong đó số hộ nông thôn có điện: 239.356 hộ, đạt tỷ lệ 99,48%; số hộ thị trấn, thành phố có điện: 53.270 hộ, đạt tỷ lệ 100%
Năm 2017: Trên địa bàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện, số hộ có điện là 292.696 hộ, đạt tỷ lệ 99,59% Trong đó số hộ nông thôn có điện là 239.426 hộ, đạt tỷ lệ 99,50%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 53.270 hộ, đạt tỷ lệ 100%
Năm 2018: Trên địa bàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện, số hộ có điện là 298.815 hộ, đạt tỷ lệ 99,60% Trong đó số hộ nông thôn có điện là 240.083 hộ, đạt tỷ lệ 99,51%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 58.732 hộ, đạt tỷ lệ 100%
Năm 2019: Trên địa bàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện; Số hộ có điện là 298.985 hộ, đạt tỷ lệ 99,66% Trong đó số hộ nông thôn có điện là 240.253 hộ, đạt tỷ lệ 99,58%; số hộ thị trấn, thành phố có điện là 58.732 hộ, đạt tỷ lệ 100%
Năm 2020: Trên địa bàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn có điện; Số hộ có điện là 299.140 hộ, đạt tỷ lệ 99,71% trong đó số hộ nông thôn có điện đạt tỷ lệ 99,64%; số hộ thị trấn, thành phố có điện đạt tỷ lệ 100%
2.2.1.5 Về công tác tiết kiệm điện
Theo quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hàng năm tỉnh Tây Ninh có ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tiết kiệm điện Ngoài ra, còn tổ chức các Hội thảo tuyên truyền Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhất là các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Giai đoạn 2016 – 2020, tình hình thực tiết kiệm năng lượng điện trên địa bàn tỉnh:
Năm 2016: Toàn tỉnh tiết kiệm được 67,4 triệu kWh, đạt 117,61% so với kế hoạch, tăng 18,16% so với cùng kỳ
Năm 2017: Toàn tỉnh tiết kiệm được 58,87 triệu kWh, đạt 128,68% so với kế hoạch, giảm 12,69% so với cùng kỳ
Năm 2018: Toàn tỉnh tiết kiệm được 63,28 triệu kWh, đạt 120,20% so với kế hoạch, tăng 7,49% so với cùng kỳ
Năm 2019: Toàn tỉnh tiết kiệm được 70,4 triệu kWh, đạt 120,34% so với kế hoạch, tăng 11,25% so với cùng kỳ
Năm 2020: Toàn tỉnh tiết kiệm được 104,38 triệu kWh, đạt 123,4% so với kế hoạch, tăng 48,26% so với cùng kỳ
2.2.1.6 Về công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hằng năm, tỉnh đều lặp kế hoạch thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đã tổ chức 30 đợt thanh kiểm tra đối với các đơn vị tham gia hoạt động điện lực và các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, trong đó gồm: 120 lượt thanh, kiểm tra các đơn vị tham gia hoạt động điện lực và 50 lượt thanh, kiểm tra các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Chưa phát sinh xử phạt trong quá trình thanh, kiểm tra
2.2.1.7 Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên lĩnh vực năng lượng điện
Trên lĩnh vực năng lượng điện, hàng năm tỉnh đều ban hành văn bản tuyên truyền việc thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành và đơn vị liện quan phối hợp tuyên truyền về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực năng lượng điện như: an toàn trong sử dụng điện, bảo vệ an toàn hành lang cao áp lưới điện, thực thi các điều khoản bắt buộc theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm… Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đã triển khai 20 đợt tuyên truyền, trong đó:
15 đợt tuyên truyền gồm 65 lượt tuyên truyền bằng văn bảng và trên báo đài của các phương tiện truyền thông
05 đợt tuyên truyền bằng hình thức Hội thảo
2.2.1.8 Về công tác thẩm định các công trình năng lượng điện
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY
Các cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Quan điểm định hướng và mục tiêu của nhà nước về vai trò quản lý năng lượng điện đáp ứng nhu cầu hát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh
Quan điểm, mục tiêu của tỉnh Tây Ninh định hướng của nhà nước về vai trò quản lý năng lượng điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 (theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 29/3/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Phát triển năng lượng điện phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối, đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện nhằm cung cấp cho phụ tải chất lượng tốt, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phấn đấu đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo các công trình điện (hệ thống các trạm biến áp, hệ thống đường dây cao áp và hạ áp) đảm bảo đến năm 2025 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia Đầu tư phát triển các dự án nguồn năng lượng tái tạo đồng bộ với Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong cùng giai đoạn nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao khả năng cung cấp nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung
Phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (bao gồm các nhà máy điện mặt trời (ĐMT)… ) để đạt được hiệu quả đầu tư chung của hệ thống điện quốc gia và khu vực; phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện, quy hoạch phát triển điện lực, các quy hoạch khác của vùng và các địa phương trong vùng
Phát triển lưới điện 500kV, 220kV và 110kV hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng
Cải tạo và phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế (GRDP, giá so sánh năm 2010) bình quân giai đoạn 2021 – 2025 từ 8,0 – 9,0%/năm, giai đoạn 2026 – 2030 là 7,5 – 8,5%/năm Đảm bảo nhu cầu công suất của tỉnh đạt khoảng 1.383,4MW điện vào năm 2025; 2.054,8MW điện vào năm 2030
Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) giúp địa phương xác định các khu vực tiềm năng dành quỹ đất phát triển NLTT tránh bị quy hoạch trùng lắp tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư điện NLTT, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Mặc khác, việc Quy hoạch năng lượng tái tạo còn nhằm nghiên cứu, xem xét các phương án đấu nối cho các khu vực dự kiến phát triển NLTT, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi đưa các nhà máy điện NLTT vào hoạt động
3.1.2 Cơ sở pháp lý để đề ra các giải pháp
Luật Điện lực số 28/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 của Quốc Hội
Luật số 24/2012/QH13 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực
Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hả đảo giai đoạn 2016 – 2020;
Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 29/3/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh;
Kế hoạch số 2027/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 188- KH/TU ngày 12/8/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định 1367/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035;
Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020, phương hướng thực hiện giai đoạn 2020 – 2025
3.1.3 Quan điểm đề ra giải pháp
Bảo đảm an ninh năng lượng là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 29/3/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh Ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo đồng bộ với việc phát triển cơ sở hạ tầng lưới điện của tỉnh phù hợp với việc đấu nối giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1264/QĐ- TTg ngày 01/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045
Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành điện triển khai các khối lượng trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo từng giai đoạn Đảm bảo cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường; khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng điện
Từ phân tích “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” tại mục 2.2 và “Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai
73 đoạn 2016 – 2020” tại mục 2.3, tác giả xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước về năng lượng điện trong thời gian tới, gồm 05 nhóm giải pháp như sau:
3.2.1 Giải pháp về hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý năng lượng điện
Nghiên cứu Luật điện lực để góp ý cho các cơ quan ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Điện lực để phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay, tập trung vào một số nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau: Đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian về trình tự lập, phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực đảm bảo cho Quy hoạch được phê duyệt đúng giai đoạn Quy hoạch để không làm gián đoạn trong việc đầu tư và thu hút đầu tư các công trình năng lượng điện của các địa phương
Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia Đổi mới các nội dung quy định tại luật nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước
Xây dựng cơ chế, chính sách riêng của tỉnh về thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện mặt trời; Tạo cơ chế thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm thời gian thực hiện về trình tự, thủ tục đầu tư các công trình điện năng lượng điện mặt trời; Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư công trình điện trong công tác đền bù giải phóng mặt
74 bằng để xây dựng các công trình điện nhằm đảm bảo cho các công trình điện vận hành theo đúng tiến độ tránh tình trạng thi công kéo dài
Xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững của tỉnh Đồng thời, kiến nghị cơ quan cấp trên hoàn thiện các quy định để ràng buộc trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện trong quá trình sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho gia đình và xã hội
Hàng năm, thực hiện tổng kết đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về năng lượng điện từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và lập kế hoạch triển khai cho năm sau nhằm từng bước nâng cao vai trò của quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng điện trên địa bàn tỉnh
3.2.2 Giải pháp về số lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý năng lượng điện
Tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức làm công tác quản lý năng lượng điện cho các Sở chuyên ngành và UBND các huyện/thị xã/thành phố; Có cơ chế chính sách riêng của tỉnh để thu hút người làm công tác quản lý
Hàng năm, phải có kế hoạch đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật các quy định mới cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý năng lượng điện Đồng thời, phải đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác quản lý năng lượng điện phải thường xuyên tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện đạo đức công vụ nhằm đảm bảo việc thực thi công vụ trong quá trình quản lý được công tâm, minh bạch
Cán bộ, công chức làm công tác quản lý năng lượng điện phải có chuyên môn về lĩnh vực năng lượng điện, yêu cầu tối thiểu đối với cán bộ quản lý năng lượng điện phải là kỹ sư Đồng thời, phải bố trí công việc phù hợp với vị trí việc làm tránh trường hợp một người kiêm nhiệm quá nhiều công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng trong công tác quản lý
3.2.3 Giải pháp về vốn đầu tư các công trình năng lượng điện
Kiến nghị các cơ quan cấp trung ương sớm hình thành và vận hành thị trường điện bán lẻ điện cạnh tranh theo đề án "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh
75 đến 2030, tầm nhìn đến 2045" đã được Thủ tướng Chính phù phê duyệt tháng 01/2021, theo đó sẽ xác định củng cố, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong giai đoạn 2021-2025 và hoàn thiện, phát triển, mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2026 Một khi thị trường lẻ điện cạnh tranh hình thành sẽ thu hút được các nhà đầu tư khác ngoài EVN đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện để bán cho các tổ chức, cá nhân
Hàng năm, phải thực hiện tổng kết đánh giá hiệu quả việc đầu tư phát triển các công trình năng lượng điện tại địa phương; Rà soát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm sau trên cơ sở đó đề nghị ngành điện tập trung vốn đầu tư vào các khu vực có kế hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển Đồng thời, đề nghị ngành điện có kế hoạch sớm cải tạo lưới điện các khu vực đã xuống cấp nhằm đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng theo quy định của Luật điện lực và hợp đồng mua bán điện
Tiếp tục đề nghị Chính phủ sớm phân bổ vốn cho tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020 để đầu tư cấp điện cho các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điện trên địa bàn tỉnh
Kiến nghị Bộ Công Thương cho phép tỉnh lập Quy hoạch phát triển vùng năng lượng mặt trời của tỉnh nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn tới
3.2.4 Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) về năng lượng điện
Cần ưu tiên xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho công tác tuyên truyền PBGDPL
Kiến nghị
3.3.1 Cơ quan nhà nước cấp trung ương
Sớm hoàn chỉnh các nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và ban hành Luật điện lực để các địa phương áp dụng
Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và ban hành các chính sách về khuyến khích đầu tư các dự án điện năng lượng mặt trời thay thế chính sách cũ đã hết thời hạn (Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam) để các địa phương có cơ sở đầu tư và thu hút đầu tư các công trình điện
Có kế hoạch phân bố vốn cho các địa phương để đầu tư cấp điện cho các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điện theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg
79 ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hả đảo giai đoạn 2016 – 2020
Sớm hình thành và vận hành thị trường điện bán lẻ điện cạnh tranh theo đề án
"Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến 2030, tầm nhìn đến 2045" đã được Thủ tướng Chính phù phê duyệt tháng 01/2021, nhằm thu hút được các nhà đầu tư khác ngoài EVN đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện để bán cho các tổ chức, cá nhân từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng lưới điện
3.3.2 Cơ quan nhà nước cấp tỉnh
Có ý kiến góp ý cho các cơ quan ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Điện lực nội dung góp ý như đã có trình bày mại mục 3.1 “Giải pháp về hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý năng lượng điện”
Kiến nghị Bộ Công Thương cho phép tỉnh lập Quy hoạch phát triển vùng năng lượng mặt trời của tỉnh nhằm thu hút đầu tư trong giai đoạn tới; Xây dựng cơ chế, chính sách riêng của tỉnh về thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện mặt trời Kiến nghị các cơ quan cấp trung ương sớm hình thành và vận hành thị trường điện bán lẻ điện cạnh tranh theo đề án "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến 2030, tầm nhìn đến 2045" đã được Thủ tướng Chính phù phê duyệt tháng 01/2021 nhằm thu hút đầu tư
Tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm phân bổ vốn cho tỉnh Tây Ninh theo Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hả đảo giai đoạn 2016 – 2020 để đầu tư cấp điện cho các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điện trên địa bàn tỉnh
Xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững của tỉnh
Tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức làm công tác quản lý năng lượng điện cho các Sở chuyên ngành và UBND các huyện/thị xã/thành phố và cán bộ, công chức làm công tác thanh kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng; Có cơ chế chính sách riêng của tỉnh để thu hút người làm công tác quản lý
Chỉ đạo các Sở, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và công tác kiểm tra, giám sát trên lĩnh vực năng lượng điện từng bước nâng cao vai trò và chất lượng quản lý
Chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư công trình điện trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình điện nhằm đảm bảo cho các công trình điện vận hành theo đúng tiến độ tránh tình trạng thi công kéo dài