1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI, QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tác giả Nguyễn Như Tuấn
Người hướng dẫn PGS. TS. Vũ Thị Duyên Thủy
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 899,5 KB

Cấu trúc

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Những đóng góp mới của luận văn (14)
  • 7. Kết cấu của luận văn (15)
  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NƯỚC THẢI (16)
    • 1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát nước thải (16)
    • 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát nước thải (21)
      • 1.2.2.1. Các quy định về đánh giá tác động môi trường (24)
      • 1.2.2.2. Các quy định pháp luật về việc xả thải đối với nước thải vào nguồn nước (25)
      • 1.2.2.3. Các quy định pháp luật về thu gom, xử lý nước thải (26)
      • 1.2.2.4. Các quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải (28)
      • 1.2.2.5. Các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiểm soát nước thải (30)
      • 1.2.2.6. Các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật kiểm soát nước thải (31)
    • 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ ẴNG (39)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (39)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (41)
    • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ (47)
      • 2.2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải (51)
      • 2.2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát nước thải (55)
        • 2.2.3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra về kiểm soát nước thải (55)
    • 2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát nước thải tại thành phố Đà Nẵng (58)
      • 2.3.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải (61)
      • 2.3.3. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát nước thải (63)
        • 2.3.3.1. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra về kiểm soát nước thải (63)
    • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI (69)
      • 3.1.4. Lộ trình xây dựng, ban hành Luật NN&KSONN (nhà nước và kiểm soáy ô nhiễm nước) (74)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát nước thải (75)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước thải (81)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm làm sang tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về NTCN ở Việt Nam hiện nay để đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thực thi, tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đảm bảo đạt được những mục đích nghiên cứu như trên, luận văn cần nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứu những quan điểm luận điểm khoa học về NTCN, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực NTCN, các phương thức quản lý NTCN, quy định pháp luật Việt Nam về NTCN; - Nghiên cứu đánh giá toàn diện quy định pháp luật về NTCN cũng như thực tiễn áp dụng chúng để tìm ra những tồn tại, vướng mắc của hệ thống pháp luật; - Nghiên cứu tình hình NTCN, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng xả nước thải công nghiệp không đúng quy định của nhà nước; - Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực NTCN.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; Trên cơ sở đường lối và chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới kết hợp BVMT và phát triển bền vững.

Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu và phần lý luận chung ra thì còn lại chủ yếu được nêu và phân tích trên các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thống kê tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về KSNT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong quá trình nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tác giả đã sử dụng biện pháp duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử, phương pháp phân tích (sử dụng cho toàn luận văn), phương pháp so sánh và phương pháp thống kê.

Những đóng góp mới của luận văn

Luật BVMT năm 2014 được ban hành có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 là đạo luật quan trọng nhất về BVMT, quy định về hoạt động BVMT: chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT Luật cũng quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc BVMT Có thể nói các điểm nổi bật của Luật BVMT 2014 so với Luật BVMT 2005 đã cho thấy sự quan tâm nhiều hơn của nhà nước đối với môi trường tự nhiên cũng như việc sử dụng hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; góp phần nâng cao ý thức BVMT của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do Nước thải, các quy định về khắc phục ô nhiễm môi trường do Nước thải

Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành thông qua phân tích nhưng điểm mới và chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý và đưa ra các nhận định hợp lý và chưa hợp lý để là cơ sở hoàn thiện pháp luật. Đưa ra những nhận định thông qua việc áp dụng pháp luật về KSNT tại Việt Nam để làm cơ sở hoàn thiện pháp luật. Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về KSNT tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng.

Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu 03 chương với nội dung chính là:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát nước thải và pháp luật về kiểm soát nước thải

Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát nước thải ở Việt Nam và thực tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng hiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nước thải ở ViệtNam và cơ chế thực hiện pháp luật về kiểm soát nước thải ở thành phố Đà Nẵng

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NƯỚC THẢI

Những vấn đề lý luận về kiểm soát nước thải

1.1.1 Quan niệm về nước thải

Nước thải là một dạng của chất thải, vì vậy để hiểu rõ nội hàm của nước thải thì việc làm rõ khái niệm về chất thải, nước thải là rất cần thiết.

Dưới những góc độ khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về chất thải Tuy nhiên, hiểu theo cách chung nhất thì chất thải là: “những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác” [1]

Như vậy, chất thải là những vật và chất được thải ra trong quá trình sử dụng của con người Chất thải có thể là những vật và chất không còn sử dụng được, có thể vẫn còn sử dụng được nhưng chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng chúng Luật BVMT 2005 giải thích tại khoản 10, Điều 3: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” Luật BVMT 2014 cũng đưa ra khái niệm về chất thải, theo đó

“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT2014) [2]

Nước thải là một dạng của chất thải do đó nước thải là chất thải ở thể lỏng được tạo ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Từ lâu người ta đã đưa ra các khái niệm về nước thải Cụ thể trong TCVN 5980- 1995 và ISO 6107/1-1980 tại Mục 1.2 Điều 2, Phần 1 – Chất lượng nước, Thuật ngữ: “Nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử dung hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó”.Đến năm 2009 trong bản Tiêu chuẩn Việt Nam 8184:2009 (theo mục 1.2.1 Chất lượng nước Thuật ngữ - Phần 1) TCVN 8184:2009 nước thải được định nghĩa như sau: “Nước thải là nước đã được thải ra từ sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó” Tuy nhiên, phải đến năm 2014 khi Nghị định 80/2014 quy định về thoát nước và xử lý nước thải được ban hành thì khái niệm về nước thải mới được lần đầu tiên ghi nhận chính thức trong luật Theo đó, nước thải là “nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường” (Khoản 7 Điều 2 Nghị định 80/2014).

Người ta phân loại nước thải thành theo nhiều cách khác nhau Cách phân loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là dựa trên ngồn gốc phát sinh của nước thải Theo đó, nước thải bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tự nhiên, nước thải đô thị.[2]

- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

- Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.

- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.

- Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên.

* Tác động tiêu cực của nước thải đến môi trường và con người

Không giống như chất thải rắn, nước thải có đặc trưng là lan truyền nhanh trên một vùng rộng lớn Chính vì vậy hậu quả của việc xả thải trực tiếp nước thải ra môi trường cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và con người.Việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không chỉ tác động lên nguồn nước trong tự nhiên mà còn ảnh hưởng lên toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường đất, môi trường không khí

Nước thải làm ô nhiễm nguồn không khí, khi mà lượng nước này chưa qua xử lý đổ ra các con sông, làm cho nước sông đổi màu và gây ra mùi khó chịu trong không khí “Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong NTCN như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người”[3]

Không chỉ làm ô nhiễm không khí, đặc biệt nước thải công nghiệp chứa nhiều chất gây ô nhiễm nên khi thấm vào đất làm sẽ làm “liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ; Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất; Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh; Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất; Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn); Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa”[3]

Do đó, khi ngấm vào đất sẽ làm thay đổi chất lượng đất, ảnh hưởng nguy hại tới các vi sinh vật sống trong đất, giảm năng suất cây lương thực, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng hoa màu của ngành nông nghiệp cũng như sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước thải là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.

Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát nước thải

1.2.1 Giới thiệu về luật bảo vệ môi trường và pháp luật về kiểm soát nước thải

1.2.1.1 Giới thiệu về luật bảo vệ môi trường

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luậtpháp,chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục Các biện của vấn đề đặt ra Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đìnhPháp luật môi trường là một ngành luật ra đời muộn nhất so với tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật các quốc gia Ở Việt Nam, sau năm 1986 khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ô nhiễm môi trường gia tăng gây nguy hại cho sức khỏe con người thì BVMT mới thực sự được quan tâm và vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật điều chính lĩnh vực này mới bắt đầu được hình thành

1.2.1.2 Khái niệm pháp luật về kiểm soát nước thải

Pháp luật về KSNT là một bộ phận của hệ thống pháp luật môi trường, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động KSNT để thực hiện các giải pháp đồng bộ về phòng ngừa ô nhiễm nước thải và khắc phục hậu quả của ô nhiễm nước thải với mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Trong đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật KSNT gồm các nhóm quan hệ: nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau, nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân và nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhau.

 Nhóm quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau gồm có:

- Quan hệ phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng dịch vụ như hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải, hợp đồng dịch vụ thực hiện báo cáo ĐTM… Trong quan hệ này, bên cạnh quy định điều chỉnh trực tiếp về KSNT thì quy định của pháp luật về hợp đồng cũng góp phần tác động, điều chỉnh việc hình thành, thay đổi, chấm dứt quan hệ.

- Quan hệ phát sinh khi sảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau Trên thực tế, nhiều trường vùng nước bị ô nhiễm mà có nhiều doanh nghiệp cùng xả thải vào vùng nước đó thì tất yếu sẽ dẫn đến tranh chấp khi xác định lỗi và trách nhiệm của doanh nghiệp Đồng thời trong quan hệ hợp đồng dịch vụ, 1 bên doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì cũng làm phát sinh quan hệ tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau.

 Nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân bao gồm các quan hệ:

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình quản lý thực hiện báo cáo ĐTM Quan hệ này hình thành từ lúc lập báo cáo, nộp báo cáo, triển khai thực hiện kế hoạch, báo cáo thường kỳ theo quy định…

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động xin cấp phép xả thải vào nguồn nước

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn chất lượng về môi trường.

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân phát sinh trong hoạt động thu phí bảo vệ môi trường.

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân phát sinh trong quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

 Nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhau trong quá trình quản lý KSNT.

Quan hệ giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới trong việc thực hiện công việc và việc hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới thực hiện công việc quản lý và xử lý sai phạm

1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát nước thải

Pháp luật về KSNT gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực KSNT, bao gồm các nội dung sau:

Quy định chung về kiểm soát nước thải

Tài điều điều 36 luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định các nguyên tắc chung về quản lý nước thải như sau:

- Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Việc xả nước thải phải được quản lý kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.

- Tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải.

1.2.2.1.Các quy định về đánh giá tác động môi trường

Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động định nghĩa đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là "quá trình xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu những tác động liên quan sinh học, xã hội, và các yếu tố khác của các đề án phát triển trước khi những quyết định chính được thực hiện và cam kết được đưa ra" [4].

Như vậy, ĐTM là việc đánh giá, dự đoán về ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của dự án đến môi trường sống Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp nhận thức, lường trước được ảnh hưởng tiêu cực của nước thải đồng thời có kế hoạch giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường là quy định điều chỉnh nguyên tắc và các hoạt động thực hiện ĐTM.

Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 6, Điều 3 Luật BVMT 2014) Vậy tiêu chuẩn nước thải là giới hạn về hóa học, lý học, sinh học mà nguồn nước thải phải đạt được để đảm bảo không hủy hoại môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (khoản 5, Điều 3 Luật BVMT 2014) Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải là các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong văn bản luật và có tính bắt buộc thi hành Nếu không thực hiện có thể phải chịu các chế tài xử lý nghiêm khắc của pháp luật.

1.2.2.2 Các quy định pháp luật về việc xả thải đối với nước thải vào nguồn nước

Tại điều 38 bộ luật bảo vệ môi trường 2015 quy định về Xả nước thải vào nguồn tiếp nhận như sau:

- Việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm thống nhất theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hoặc theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương.

- Các nguồn nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải được điều tra, đánh giá thường xuyên.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ ẴNG

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực Trung-Tây nguyên của Việt Nam có vị trí địa lý từ 15015’ đến16040' Bắc và từ 107017’ đến 108021' Đông, là cửa ngõ quốc tế lớn thứ ba của Việt Nam Về phía Bắc của thành phố là dãy núi Bạch Mã, một ranh giới tự nhiên với tỉnh Thừa Thiên Huế, phía TâyBắc là núi Mang, ngã ba ranh giới với các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, phía Tây và phía Nam giáp với Tỉnh Quảng Nam và phía đông giáp Biển Đông ĐàNẵng nằm ở điểm giữa của đất nước có tổng diện tích tự nhiên 1.257,3 km2 (chiếm 3,8% diện tích cả nước), cách TP Hà Nội 764km về phía Bắc,cách TP Hồ Chí Minh 964km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía TâyBắc Thành phố nằm bên cạnh hành lang kinh tế Đông- Tây đang ngày càng phát triển và gần các trung tâm năng động nhất của khu thuận lợi cho du lịch cộng với hệ thống cơ sở hạ tầng có năng lực lớn mang tầm cỡ liên khu vực và quốc tế tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng.

 Địa hình Đà Nẵng có địa hình khá phức tạp, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng duyên hải.

Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây- Bắc với một số dải núi chạy dọc ra biển, chiều cao trên 1.000m Ở phía Bắc là Bạch Mã với đèo Hải Vân hiểm trở chia tách Đà Nẵng vớiThừa Thiên Huế Về phía Tây là dãy Trường Sơn với những ngọn núi cao trên 1.000m, chẳng hạn như núi Mang (1.708m), núi Bà Nà (1.482m), và núi Ca Nhong. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển phức tạp tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi nhìn chung là nghiêng thoải về phía Đông Bắc

Khí hậu Đà Nẵng là thành phố nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thừa hưởng một chế độ bức xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu sự chi phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, Thời tiết khí hậu TP Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải Miền Trung, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

TP Đà Nẵng được phân thành 3 vùng khí hậu, gồm vùng đồng bằng và bán đảo, vùng núi cao trung bình khoảng 500m và vùng núi cao trên 1000m có đỉnh Bà Nà (1482m).

Nhiệt độ không khí là yếu tố khí hậu thể hiện rõ nhất ảnh hưởng của vị trí địa lý,hoàn lưu khống chế, chế độ nắng Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, ĐàNẵng có một nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm Biến trình năm của nhiệt độ trung bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 6 hoặc tháng

7, cực tiểu vào tháng 1 Từ tháng 1 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau.

Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 ở vùng đồng bằng ven biển từ 21.5-220C, ở vùng núi độ cao 500m như tại đỉnh đèo Hải Vân khoảng 19oC, núi cao 1500m như tại đỉnh Bà Nà khoảng 12-13oC.

Về mùa hạ: Vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 29oC ở vùng đồng bằng ven biển, khoảng 25-26oC ở vùng núi có độ cao 500m, khoảng 19oC ở vùng núi có độ cao 1500m.

Mực nước trên sông bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong suốt mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng

12) và thủy triều biển, cơn nước triều (tháng 3 và tháng 9) và các đợt triều cường hàng ngày Thủy triều ở biển cũng làm tăng độ mặn ở các sông và nhiều ảnh hưởng kéo dài đến điểm thu nước tại trạm xử lý nước ở sông Cẩm Lệ/ Cầu Đỏ.

Trạm thủy văn Cẩm Lệ có mức nước cao tối đa là +4.28m vào tháng 11 từ năm 1977 đến 2004 và mức nước thấp tối thiểu là -1.02m và mực nước trung bình là từ -0.05m đến -0.23m trong suốt mùa khô và từ +0.03 đến +0.30 vào mùa mưa.

Mặt khác mực nước biển tại trạm thủy văn Sơn Trà trong cùng kỳ năm từ 1977 đến 2004 đạt mức tối đa là +2.35m vào tháng 10 và mức tối thiểu là +0.07 vào tháng 4 trong khi đó mực nước biển trung bình từ -0.08 đến -0.09m trong suốt mùa khô và từ +0.98m đến +1.20m trong suốt mùa mưa.

2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số của thành phố Đà Nẵng năm 2017:

- Dân số toàn thành phố: 992.849 người - Dân số đô thị ở 6 quận:866.634 người (chiếm 87,29%) - Dân số của 2 huyện:126.215 người (chiếm 12,71%) - Tỷ lệ tăng dân số (2016): 2,3%/ năm

- Toàn thành phố là: 772 người/km 2

Quận có mật độ cao nhất là quận Thanh Khê: 19.763 người/km 2 Quận có mật độ thấp nhất là Ngũ Hành Sơn: 1.891 người/km 2

Tổng số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuối trở lên) của Thành phố năm

2017 là 520.400 người trong đó có 262.000 nam và 258.400 nữ, 445.000 người ở thành thị và 75.400 người ở nông thôn trong đó có 504.900 người đang làm việc gồm 430.000 người ở thành thị và 74.900 người ở nông thôn.

Hiện trạng dân số và lao động của thành phố được tổng hợp trong bảng

:Bảng 2.1 Tổng hợp hiện trạng về dân số và lao động

Dân số (người) đất tự nhiên

(%) Người (ng/km 2 ) (%) A Toàn thành phố 1.285,43 100 992.849 772 100

(Nguồn: Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Thành Phố)

 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên thành phố là 128.543,1ha, trong đó:

- Đất nông, lâm nghiệp: 73.626,6 ha chiếm 57,28%

- Đất phi nông nghiệp: 53.044,9 ha chiếm 41,27%

- Đất chưa sử dụng: 1.871,6 ha chiếm 1,45%

Cơ cấu sử dụng đất đai TP Đà Nẵng được thống kê trong bảng 3.6.

 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Tăng trưởng GDP bình quân của Đà Nẵng luôn cao hơn đáng kể so với tăng chung của cả nước Trong 2017, GDP của Thành phố ước đạt 49.892 tỷ đồng, tăng 8,31% so với năm 2016 GDP tăng trung bình 10,6% một năm trong giai đoạn 2005-2010 Đà Nẵng chiếm 1,08% dân số của Việt Nam, nhưng đóng góp 1,86% GDP của đất nước GDP bình quân đầu người của Đà Nẵng cao hơn nhiều so với của cả nước Trong năm 2010, GDP bình quân đạt 30,68 triệu đồng/người/năm trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước là đồng 22,79 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch ổn định theo hướng tăng tỷ trọng các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản Lĩnh vực dịch vụ hiện chiếm đến 62,57% trong cơ cấu GDP của Thành phố đang thể hiện rõ định hướng đúng đắn của một nên kinh tế xanh và sạch của Đà Nẵng Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, lĩnh vực dịch vụ năm 2017 vẫn đạt mức tăng trưởng 11,12% so với năm 2016.

Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 110.127 tỷ đồng (theo giá hiện hành) trong đó nông nghiệp đóng góp 2.886 tỷ đồng (chiếm 2,62%), công nghiệp và xây dựng đóng góp 57.771 tỷ đồng (chiếm 52,46%) và dịch vụ 49.470 tỷ đồng (chiếm 44,92%) GDP bình quân theo đầu người các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 1.782, 2.079 và 2.399 USD Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 0,85 là mức rất thấp so với mức bình quân chung của cả nước.

Thành phố hiện có 144 trường mầm non với khoảng 2.000 lớp học, 3.800 giáo viên và 46.400 học sinh Ở cấp học phổ thông, hiện có 178 trường xấp xỉ 4.300 lớp học, 7.500 giáo viên và trên 157.000 học sinh theo học.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ

2 2.1 Thực trạng các quy định pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do nước thải

2.2.1.1 Thực trạng quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Các quy định liên quan đến hoạt động ĐTM trong lĩnh vực nước thải hiện nay được điều chỉnh trong văn bản: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015, của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được áp dụng để đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là tác động do nước thải.

2.2.1.2 Thực trạng các quy định pháp luật về việc xả thải đối với nước thải

Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các Thành Phố đã gây ra áp lực rất lớn đến môi trường và kiểm soát nước thải ở đây Dân số tăng đồng nghĩa với lượng chất thải và nước thải cũng tăng, công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng cũng đồng thời với tăng lượng chất thải và ô nhiễm môi trường tăng.

Nhiều khu vực bị ô nhiễm đến mức báo động nhưng dường như việc giảm thiểu ô nhiễm, khôi phục diễn ra rất chậm, chậm đến mức người ta không nhận ra sự thay đổi Có lẽ vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối nhất, bức xúc nhất đòi hỏi phải được ưu tiên giải quyết sớm.Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã áp dụng các quy định pháp luật về việc xả thải đối với nước thải như sau:

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả thải đối với nước thải vào nguồn nước thì phải tiến hành thực hiện xin cấp phép xả thải vào nguồn nước Cấp phép xả thải vào nguồn nước là việc các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xả thải nộp hồ sơ xin phép xả thải lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước căn cứ vào hồ sơ xin cấp phép của tổ chức, cá nhân và tình hình thực tế (hiện trạng xả thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước) để cho phép tổ chức, cá nhân được xả thải Quá trình cấp phép phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một trong số các loại giấy phép Tài nguyên, thừa nhận năng lực xử lý nước thải của tổ chức, cá nhân Khi tổ chức, cá nhân chứng minh khả năng của mình trong việc kiểm soát nước thải, có quy hoạch, kế hoạch tối thiểu hóa lượng nước thải thì các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép này Các trường hợp tổ chức, cá nhân không phải xin cấp phép cho việc xả thải được quy định tại Khoản 3, Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm: “Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó; Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m 3 /ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa”.

Hồ sơ xin cấp phép xả thải được quy định tại Điều 33 Nghị định 201/2013/

NĐ-CP gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị cấp giấy phép;Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ; Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

2.2.1.3 Thực trạng các quy định về thu gom, xử lý nước thải

Thu gom, xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy sản xuất Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường Sản phẩm sau cùng của quy trình xử lý nước thải là nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn và một chất thải bán rắn hoặc bùn, nước thải sau khi xử lý có thể thải ra môi trường theo hệ thống thoát nước của khu vực, bùn sẽ được sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp.Tại Đà Nẵng đap dáo dụng các quy định cụ thể về việc thu gom, xử lý nước thải được quy định tại Điều 100, Luật BVMT năm 2014 như sau:

- Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải.

- Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Bùn thải từ hệ thống sử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật vê chất thải nguy hại.

Ngoài ra, Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thu gom, xử lý nước thải, cụ thể như sau:

- Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau: tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề; chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

- Đối với hầu hết các thành phố, các hệ thống thoát nước cũng sẽ mang theo một tỷ lệ nước thải công nghiệp tới các nhà máy xử lý nước thải mà thường đã nhận được tiền xử lý tại các nhà máy để giảm tải ô nhiễm Nếu hệ thống thoát nước là một hệ thống thoát nước kết hợp thì nó cũng sẽ mang theo dòng chảy đô thị (nước mưa) đến nhà máy xử lý nước thải.

2.2.2 Thực trạng các quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải

Nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trong công cuộc bảo vệ môi trường Áp lực do dân số, phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng Phát triển công nghiệp hoá đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng Theo nhận định của Phòng Cảnh sát môi trường, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn cũng không coi trọng bảo vệ môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý, xử lý chất thải độc hại Đây chính là nguồn gây ô nhiễm ở các dòng sông và nhiều khu vực có người dân sinh sống.

Tình trạng vi phạm phổ biến tại các khu công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép Tuy nhiên, số vụ phát hiện, xử lý so với tình hình vi phạm thực tế còn quá ít Khi bị phát hiện thì hình thức xử phạt lại quá nhẹ, không mang tính răn đe khiến tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ngày càng có chiều hướng gia tăng Để tác động đến ý thức BVMT của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo nguồn

NTCN vào môi trường phải nộp phí Việc quy định mức phí này có ảnh hưởng nhiều đến hành động của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp hạn chế tối đa lượng nước thải ra môi trường hàng ngày.

Thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát nước thải tại thành phố Đà Nẵng

2 3.1 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do nước thải

2.3.1.1 Thực tiễn thi hành quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Những năm qua chính quyền thành phố Đà Nẵng đã thiết lập các dự án đánh giá tác động của nước thải đến môi trường tại Thành Phố Áp dụng các quy định về pháp luật để thực thi các dự án đánh giá cũng nhưng tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiểm môi trường do nước thải Ví dụ năm 2017 có cuộc đánh giá ô nhiễm nước thải tại biển Mỹ Khê và khu vực biển Thọ Quang do bí thi TrươngQuang Nghĩa trực tiếp chỉ đạo Cuối 2016 sở Tài nguyên và môi trường ThànhPhố đã có cuộc khảo sát đánh giá về mức độ ô nhiểm tại các khu công nghiệp do nước thải Tuy nhiên công tác giám sát thực hiện đánh giá ĐTM tại Đà Nẵng còn yếu cả trong khâu trình lập, phê duyệt, xây dựng vận hành, thử nghiệm, vận hành chính thức và chấm dứt công tác Việc rà soát lại các luật có liên quan đến đánh giá ĐTM, bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm cho người đứng đầu tổ chức tư vấn và thành viên hội đồng đánh giá ĐTM còn chưa kỹ lưỡng Tiến hành đánh giá ĐTM hai bước đối với các dự án có quy mô lớn và phức tạp Tăng cường công tác tham vấn cộng đồng theo hướng công khai thông tin cho chính quyền nhân dân địa phương, cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, các đơn vị cá nhân quan tâm và lắng nghe, có cơ chế để tiếp thu đầy đủ ý kiến Quá trình thẩm định,đánh giá ĐTM phải nhận diện được các vấn đề phức tạp, nhạy cảm và đề xuất được mức độ giám sát sau khi phê duyệt Trong trường hợp năng lực của tổ chức tư vấn và hội đồng thẩm định trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các dự án lớn, công nghệ phức tạp sẽ tính đến việc sử dụng các tổ chức tư vấn và chuyên gia nước ngoài trình độ cao để thực hiện, tham gia vào quá trình đánh giá cũng như giám sát Nghiên cứu các cơ chế giám sát thực hiện đánh giá ĐTM bởi các tổ chức khoa học trong và ngoài nước Đánh giá ĐTM hiện nay như hình thức để các doanh nghiệp được đầu tư SởTN&MT đã nhận thức sâu sắc vấn đề này, nên đề nghị cho phép xem xét báo cáo đánh giá ĐTM trong giai đoạn xem xét cấp giấy phép xây dựng Khi đó dự án mới có thiết kế cơ sở, mới có căn cứ để đánh giá tác động môi trường

2.3.1.2 Thực tiễn thi hành thực thi các quy định pháp luật về việc xả thải đối với nước thải

Thời gian qua tại Đà Nẵng, quá trình thực hiện xin cấp phép xả thải của các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn: Đa phần các tổ chức, cá nhân còn e ngại với thủ tục hành chính về cấp phép xả thải bởi thủ tục cấp phép phức tạp, phải có kiến thức chuyên môn về môi trường mới lập được hồ sơ, đề án xả thải.

Do vậy, các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với công ty tư vấn lập hồ sơ cấp phép xả thải Tuy nhiên, việc thông qua công ty tư vấn khiến chi phí xin cấp phép xả thải cao hơn so với mức phí theo quy định Tại các thành Đà Nẵng giá thuê dịch vụ thực hiện thủ tục xin cấp phép xả thải khối lượng trên 3m3/ngày dao động từ 55 triệu đến hơn 65 triệu đồng Đây là mức chi phí không hề nhỏ mà chưa kể các tổ chức, cá nhân vẫn phải trực tiếp qua Sở TNMT để lấy số liệu về hệ tọa độ của điểm xả thải Cùng đó, do năng lực, nhận thức của cán bộ được giao phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại địa phương còn hạn chế dẫn đến chưa tư vấn được hết cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cũng như thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khiến cho các tổ chức, cá nhân vẫn mắc phải những vi phạm.

2.3.1.3 Thực tiễn thi hành các quy định về thu gom, xử lý nước thải

UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, chỉ đạo Công tyThoát nước và Xử lý nước thải thành phố bố trí nhân lực, thiết bị để kịp thời san gạt, đắp cát hạn chế chảy tràn, xói lở bãi biển gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; đồng thời, phối hợp Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng nghiên cứu lắp đặt biển báo khuyến nghị hạn chế tắm biển tại khu vực các cửa xả, nghiên cứu việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý tại các trạm xử lý nước thải để phục vụ các mục đích như tưới cây, vệ sinh đường phố.

UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Xây dựng thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc đấu nối, xả nước thải tại các công trình xây dựng (nước thải, nước ngầm trong quá trình thi công công trình ), nhất là tại các khu vực ven biển Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai dự án Cải thiện môi trường nước và các dự án xử lý nước thải trên địa bàn thành phố

2.3.2 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường do nước thải

Việc áp dụng các quy định pháp luật đã đạt được một số hiệu quả nhất định Làm giảm lượng nước thải đổ ra biển và Sông Hàn Người dân có ý thức bảo vệ môi trường hơn, đặc biệt ở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã giao Công ty Thoát nước và xử lý nước thải lấp rãnh nước và làm đập tạm bằng cát phía ngoài tại 9 cửa xả để khắc phục tình trạng nước thải tràn ra biển dọc tuyến đường Trường Sa - Võ Nguyên Giáp -Hoàng Sa Sở Tài nguyên và Môi trường đã đặt hàng Công ty Thoát nước và xử lý nước thải định kỳ 2 lần/quý nạo vét bùn đất tại các mương thu, cửa thu, cơ cấu tách dòng, đập chuyển dòng, các tuyến cống từ các lưu vực chảy về các cửa xả,giảm lượng bùn đất, rác cuốn trôi ra biển khi trời mưa; sử dụng xe đào san gạt cát phía trước các cửa xả sau các đợt mưa để cải tạo cảnh quan Đồng thời, trong những ngày nắng nóng, thời tiết thay đổi, công ty sử dụng chế phẩm khử mùi tại các cửa xả, hố ga… để giảm thiểu mùi hôi phát sinh Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thành lập đoàn kiểm tra việc bơm nước khi xây dựng tầng hầm cũng như vận chuyển đất, cát đối với các dự án đang thi công trên địa bàn thành phố, tập trung vào các dự án ven biển để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế; đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là việc bơm nước có lẫn bùn đất vào hệ thống thoát nước mưa.

Thời gian qua, nhà Thành Phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế Cùng với sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp các cơ quan sản xuất, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Mặc dù hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường áp dụng tại Thành Phố Đà Nẵng tương đối lớn với khoảng 300 văn bản nhưng vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng như: thuế bảo vệ môi trường; kiểm toán môi trường; quy định chi tiết chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường; thiếu chính sách cụ thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hoá bảo vệ môi trường Chưa có quy định đặc thù về nguyên tắc bồi thường trong lĩnh vực môi trường Một số các Bộ luật, Luật mặc dù có quy định nhưng lại chưa đầy đủ Cụ thể:

Bộ luật Hình sự với 15 tội danh trong 10 điều luật thuộc chương XVII về tội phạm môi trường, đến nay, cũng mới chỉ có 2 tội danh bị truy tố là tội huỷ hoại rừng (Điều 189) và tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) Các tội danh còn lại của 10 điều luật về tội phạm môi trường muốn truy tố phải có điều kiện trước đó là "đã bị xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng (từ Điều 182 đến 191)" thì chưa đưa ra truy tố được vụ nào Do đó, 8 tội danh môi trường trong Bộ luật Hình sự vô hình dung đã “lọt lưới” pháp luật.

Ngay Luật Bảo vệ môi trường cùng còn một số bất cập Theo luật này, chỉ có

1 tội danh không phải xử lý hành chính mà được khởi tố ngay, nhưng 9 tội còn lại để có thể khởi tố cần phải có 2 điều kiện bắt buộc là đã xử lý hành chính cơ sở vi phạm nhưng tái phạm hoặc cơ sở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng

Trong khi thế nào là để xảy ra hậu quả nghiêm trọng lại hết sức mơ hồ Thực tế nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng hậu quả ngay tức thì không thể nhìn thấy được mà kéo dài hàng chục năm sau mới bùng phát thành dịch bệnh.

2.3.3 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát nước thải

2.3.3.1 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra về kiểm soát nước thải

Chính Quyền Thành Phố Đà Nẵng quy định đối với các dự án đầu tư các chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với SởTư pháp và các Sở, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường trong các luật về môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường đối với địa phương tại Đà Nẵng, khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về các công cụ, biện pháp quản lý Nhà nước, biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp.

Rà soát, điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp thải lượng chất ô nhiễm và sức chịu tải của môi trường UBND Thành Phố chủ trì, phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nước thải phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của Luật Môi trường

Nguyên tắc của pháp luật về BVMT là cái mà mọi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về môi trường phải tuân theo để đảm bảo quan hệ này ổn định, có trật tự, để đảm bảo việc BVMT thực hiện tốt Nguyên tắc BVMT được quy định tại Điều 4 Luật BVMT 2014 Các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật BVMT 2014 có thể được tóm lược lại thành 04 nội dung chính, quan trọng nhất là: Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và BVMT, đảm bảo phát triển bền vững, coi trọng tính phòng ngừa Hoàn thiện pháp luật về nước thải phải đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc

Hoàn thiện pháp luật về KSNT phải tuân thủ nguyên tắc con người có quyền sống trong môi trường trong lành Được sống trong môi trường trong lành là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người Quyền này được thế giới đề cập đến từ cách đây khá lâu Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền con người được sống trong môi trường trong lành trong nguyên tắc này trong Luật BVMT 2014 (Khoản 2 điều 4 Luật BVMT 2014) Theo đó, cần đảm bảo cho mỗi cá nhân sinh sống trong một không gian nhất định không bị hiện tượng ô nhiễm môi trường đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống Con người có quyền được sống trong một môi trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường, được hài hòa với tự nhiên.

Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nước thải phải đảm bảo phát triển bền vững: Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới Phát triển bền vững thực chất là việc triển khai các hoạt động kinh tế xã hội nhưng không làm tổn hại đến môi trường hoặc có làm tổn hại môi trường nhưng phải trong mức giới hạn cho phép để môi trường có khả năng phục hồi nhanh chóng như ban đầu Pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về KSNT nói riêng với vai trò là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, là công cụ điều chỉnh xã hội của nhà nước có nhiệm vụ điều chỉnh hành vi và nhận thức của tổ chức, cá nhân, đảm bảo các tổ chức, cá nhân luôn ý thức hướng tới lợi ích chung cộng đồng Dĩ nhiên, để ép tổ chức, cá nhân phải ý thức BVMT thì luật cũng phải có quy định hài hòa để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân Nếu quy định pháp luật không đáp ứng song song hai nhu cầu này tức là đảm bảo lợi ích công cộng phải song song với lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân thì pháp luật không thể hoàn chỉnh, không có các tổ chức, cá nhân nào nghiêm túc thực hiện đồng nghĩa với việc pháp luật khó có thể áp dụng vào thực tiễn

Hoàn thiện pháp luật về KSNT phải đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và BVMT: Thống nhất trong quản lý và BVMT là nguyên tắc rất quan trọng Nôi dung của nguyên tắc là phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, ăn khớp trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải có sự thống nhất, ăn khớp trong hoạt động BVMT trên phạm vi toàn quốc, phải coi BVMT là sự nghiệp toàn dân.

Hoàn thiện pháp luật về KSNT phải đảm bảo coi trọng tính phòng ngừa: Đối với lĩnh vực KSNT “coi trọng tính phòng ngừa” được ghi nhận thành nguyên tắc chủ đạo bởi tác hại của nước thải chưa được xử lý đúng quy định là rất nguy hiểm Sự cố biển miền trung do công ty Formosa gần dây là minh chứng rất rõ nét cho việc này Việc làm chết cả một vùng hệ sinh thái biển rộng lớn, làm mất nguồn sống của cả một cộng đồng ngư dân ven biển miền Trung và một loạt hệ lụy chính trị, kinh tế, xã hội đi kèm trong vụ án Formosa cho thấy mức độ nguy hiểm của việc không xử lý nước thải là quá lớn và rất khó khắc phục được.

Ban hành các chế tài xử lý mạnh tay kết hợp với quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ kịp thời phát hiện sai phạm, nhắc nhở, xử lý nghiêm để phòng ngừa sai phạm là rất cần thiết Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định pháp luật đặc biệt là quy định về ĐTM, lập và triển khai thực hiện kế hoạch giảm thiểu nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kiểm soát nước thải đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật quốc gia

Hệ thống pháp luật quốc gia bao gồm pháp luật về môi trường, pháp luật về thuế, phí, lệ phí, pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự… Pháp luật về KSNT là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, chịu sự chi phối lớn từ hệ thống pháp luật quốc gia Do đó, pháp luật về KSNT chỉ có thể hoàn thiện khi mà có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất giữa pháp luật nước thải và hệ thống pháp luật quốc gia Pháp luật về KSNT là một bộ phận của pháp luật về môi trường nên hoàn thiện pháp luật về KSNT phải đảm bảo đồng bộ với pháp luật về môi trường.

Pháp luật về KSNT phải chịu sự tác động của pháp luật về thu, chi ngân đồng bộ phù hợp với nguyên tắc về thu phí, lệ phí, thuế của nhà nước thì giá trị của quy định về phí, lệ phí, thuế nước thải không chỉ dừng lại ở việc mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn là biện pháp hữu ích nâng cao ý thức BVMT của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo… cũng có liên quan, tác động qua lại nhiều với pháp luật về KSNT nên cần thiết phải có sự đồng bộ, thống nhất nhất giữa các quy định này.

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát nước thải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường

Hoạt động hợp tác quốc tế trong BVMT ngày càng trở nên qua trọng, cấp bách khi ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Từ năm 2008 đến nay có rất nhiều các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xử lý nước thải Điển hình là các dự án: Dự án hợp tác quốc tế giữa Viện Tài Nguyên và Môi Trường và Tập đoànPall của Mỹ về chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý nước thải, nước cấp hoặc dự án hợp tác quốc tế với Đại học Braunsweig, CHLB Đức về xử lý nước thải công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì và quản lý tổng hợp ô nhiễm nước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (2010-2012), dự án Nghiên cứu công nghệ bảo vệ nước sông vùng ven biển (2012-2015) được tiến hành bởi ViênTài Nguyên và Môi Trường và Cộng hòa Liên Bang Đức Các dự án này cho thấy nhu cầu hợp tác quốc tế về BVMT ngày càng được đặt ra gay gắt khi mà ô nhiễm nguồn nước đang trở thành vấn đề nóng, ô nhiễm không khí, thủng tầngOzon đang là vấn đề rất nóng của cả thế giới Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống pháp luật KSNT của Việt Nam một cách tốt nhất, trọn vẹn nhất thì cần cân nhắc kỹ lưỡng việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật đảm bảo hoạt động hợp tác quốc tế

Do đó, hoàn thiện pháp luật về KSNT phải đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế thế giới và hợp tác quốc tế để pháp luật KSNT không trở thành rào cản đối với các tổ chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động với nước ngoài Pháp luật phải là công cụ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển hơn.

Những phương hướng trên đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc điều chỉnh các quy phạm pháp lý cụ thể Việc sửa đổi quy phạm pháp luật về KSNT không được trái các nguyên tắc này Đối với việc xử lý và phục hồi chất lượng nguồn nước cần quy định chi tiết và cụ thể về xử lý nguồn thải; Theo dõi, phát hiện khu vực ô nhiễm; Điều tra, xác định mức độ, phạm vi, nguyên nhân gây ô nhiễm; Xác định trách nhiệm của đối tượng gây thiệt hại, xử lý đền bù thiệt hại; Cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường nước, phân công và đề xuất phương thức thực hiện (công nghệ xử lý);

Phát hiện, khoanh vùng, cô lập nguồn gây ô nhiễm, xác định cụ thể trách nhiệm của UBND tỉnh/thành phố thượng nguồn dòng nước phối hợp với UBND các tỉnh vùng hạ nguồn trong điều tra, phát hiện xác định nguồn gây ô nhiễm.

Vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong NN&KSONN: Quy định cụ thể về chức năng giám sát ô nhiễm nước của các cấp quản lý nhà nước (Quốc hội; Chính phủ; Các Bộ/ngành và chính quyền địa phương; Vai trò các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư; Thúc đẩy các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong việc hỗ trợ người dân giám sát môi trường nước.

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát nước thải

3.2.1.Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường

Luật BVMT 2014 có hiệu lực và đi vào thưc tiễn hơn 03 năm nay nhưng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải nói chung hầu như ít được bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Nhất là đối với lĩnh vực nước thải công nghiệp, hiện nay chỉ có 04 quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trong các lĩnh vực: sơ chế cao su thiên nhiên, chế biến thủy sản, nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt nhuộm được ban hành mới.

Còn lại vẫn áp dụng quy chuẩn cũ Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng chung cho nước thải công nghiệp của tất cả các ngành nghề là QCVN 40:2011/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp được sử dụng từ năm 2011 đến nay chưa được ban hành mới

Trong thời gian tới nhà nước cần ban hành các quy chuẩn về nước thải để đáp ứng tình hình thực tiễn hiện nay Việc hoàn thiện QCVN phải đảm bảo các tiêu chí nhất định đặc biệt là các tiêu chí về hội nhập quốc tế Thực tế, nhu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu đang tạo nên sức ép cho hệ thống pháp luật khi mà ở các quốc gia phát triển ý thức của người dân về BVMT rất cao

Hoàn thiện quy định về ĐTM: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM hiện nay còn rườm rà, phức tạp Luật quy định ngoài Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các bộ, ngành khác cũng có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc ngành quản lý Quy định này khiến cho quá trình thẩm định khó thống nhất, tốn thời gian, không hiệu quả Do vậy, nhiệm vụ thẩm định báo cáo ĐTM nên được giao cho các cơ quan độc lập có khả năng cung cấp dịch vụ thực hiện Hơn nữa, quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng trong báo cáo ĐTM trong Luật BVMT 2014 thiếu chi tiết cụ thể.Vì vậy cần đưa ra các quy định chi tiết hơn Tác giả xin đưa ra giải pháp thực hiện quy trình đánh giá môi trường như sau:

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12 - 17);

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng - Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất - Sơ đồ vị trí dự án

- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải - Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường - Ban quản lý Khu công nghiệp - Ban quản lý Khu kinh tế.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường - Các bộ khác.

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

- Quy định xử phạt chi tiết tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP_ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3.2.2.Hoàn thiện quy định pháp luật trong hoạt động vận hành hệ thống xả nước thải

Rất nhiều tổ chức, cá nhân hiện nay lợi dụng danh nghĩa vận hành thử nghiệm để xả thải trái phép hoặc vô tình làm ô nghiễm nghiêm trọng nguồn nước Theo quy đinh tại điều 16 Nghị định 18/2015 thì tổ chức, cá nhân muốn vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải phải thực báo cáo ĐTM, phải có kế hoạch vận hành thử nghiệm và thời gian thử nghiệm không quá 06 tháng Quy định về vận hành thử nghiệm tạo ra các kẽ hở pháp lý là:

- Thứ nhất: là thời gian vận hành thử nghiệm: luật cho phép thời gian vận hành không quá 06 tháng Trường hợp muốn gia hạn thì phải được sụ chấp thuận của cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM Quy định này trao quyền cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM được gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm nhưng không giới hạn thời gian gia hạn Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhưng cũng tạo kẽ hở pháp lý Luật cần bổ sung thời hạn gia hạn cho hoạt động vận hành thử nghiệm để hạn chế việc doanh nghiệp liên tục vận hành thử nghiệm

- Thứ hai: cơ chế giám sát, kiểm tra quá trình vận hành thử nghiệm Luật không quy định về cơ chế giám sát cho hoạt động thử nghiệm dù đây là quá trình đặc biệt nhiều rủi ro Nếu luật không quy định mà cứ thực hiện công tác quản lý thì gây lạm quyền, phiền hà cho tổ chức, cá nhâ Vì vậy cần bổ sung cơ chế giám sát cho quá trình vận hành thử nghiệm.

- Thứ ba: trách nhiệm khắc phục hậu quá, luật chưa có quy định cụ thể về việc vận hành thử nghiệm gây ô nhiễm thì trách nhiệm khắc phục như thế nào.

3.2.3 Hoàn thiện các quy định về các quy định về thu gom, xử lý nước thải Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải.Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.Bùn thải từ hệ thống sử lý nước thải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật vê chất thải nguy hại Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ,thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau: tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường; bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề; chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải cần hoàn thiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thì trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Công ty phải đồng thời vận hành thử nghiệm dự án, nếu chất thải xả ra môi trường không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, Công ty phải dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc phát tán chất thải ra môi trường; báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết; chịu trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ thì thời gian vận hành thử nghiệm không quá 06 tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Theo quy định không nêu trách nhiệm và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của doanh nghiệp Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có văn bản trả lời đối với việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và hướng dẫn các thủ tục tiếp theo cho doanh nghiệp thực hiện.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, Công ty căn cứ vào quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định số18/2015/NĐ-CP thì các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành gửi về cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, cấp giấy xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành; nếu Công ty không có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường Công ty sẽ bị xử phạt và phải tạm dừng hoạt động theo quy định Thành phần hồ sơ đề nghị xác nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT

3.2.4 Hoàn thiện quy định pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước thải

Ngày đăng: 02/09/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8]. Trần Thị Thu Hường, Tham luận “kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải”, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nướcthải
[4]. International association for impact assessment in cooperation with Institude of environmental assessment, UK – Principles of environmental impact assessment best practice Khác
[5]. Chính phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Hà Nội Khác
[6]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2015), Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải, Hà Nội Khác
[7]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 Khác
[9]. Bùi Kim Hiếu (2010), Luận văn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra ở Việt Nam hiện nay, Học Viện Khoa Học Xã Hội Khác
[10]. Hoàng Văn Vi, Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn xả thải lớn, Tạp chí Môi trường số 1/2017 Khác
[11]. Lê Thị Thu Hằng (2011), Luận văn Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, Trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh Khác
[12]. Nguyễn Thanh Tú (2010), Luận văn Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam, Học Viện Khoa Học Xã Hội Khác
[13]. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (2014), TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815- 1:2003), Hà Nội Khác
[14]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2016), Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Kiểm soát nước thải, Hà Nội Khác
[15]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2016), Luật Bảo vệ môi trường 2014, Hà Nội Khác
[16]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2016), Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường Khác
[17]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2017), Nghị định 154/2016/NĐ-CP về Phí Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Nước Thải, Hà Nội Khác
[18]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2017), Nghị định 155/2016 về xử lý vi phạm hành chính trong BVMT, Hà Nội Khác
[19]. Nhà xuất bản Dân Trí (2012), Thông tư 02/2009/TT- BTNMT, Hà Nội Khác
[20]. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (2014), Tiêu chuẩn Việt Nam 5980- 1995, Hà Nội Khác
[21]. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (2014), TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), Hà Nội Khác
[22]. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (2014), TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815- 2:2003), Hà Nội Khác
[23]. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội (2014), TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008), Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w