Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện, đầu tiên là Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Khi Nhà nước ra đời thì đồng thời Nhà nước cũng có những nhu cầu chi tiêu về bộ máy quản lý, quân đội … nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước. Những khoản này người dân phải gánh chịu dưới các hình thức thuế, công trái,… và từ đây phạm trù ngân sách ra đời. Trong chế độ phong kiến, vai trò quyết định trong thu-chi của Nhà nước thuộc về nhà vua. Nhà vua có toàn quyền và không chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào trong việc chi tiêu các nguồn tài chính Nhà nước. Hằng năm, những khối lượng tài chính khổng lồ được ném vào việc thỏa mãn những nhu cầu cá nhân và gia đình nhà vua. Bên cạnh đó, tầng lớp quan chức, quý tộc luôn phô trương sự giàu có của mình bằng những hành động vô cùng xa hoa, lãng phí. Chính sự xa hoa, lãng phí này là nguyên nhân của tình trạng rối loạn tài chính nhà nước, làm kiệt quệ đời sống của nhân dân.
Tổ chức hệ thống NSNNNgân sách Nhà nước được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ bao gồm bốn cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau, được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền với khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý.
HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Như vậy, NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương).
Ngân sách địa phương gồm:
+ Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
+ Ngân sách cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện).
+Ngân sách cấp phường, xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Giữa các cấp ngân sách có mối quan hệ với nhau và được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
+ Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP XÃ NGÂN SÁCH CẤP XÃ
: Quan hệ cấp trên – dưới: Quan hệ trong hệ thống
+ Nhiệm vụ chi thuộc cấp ngân sách nào thì do ngân sách cấp đó cân đối Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
+ Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác.
Phân cấp quản lý NSNN1.1.6.1 Sự cần thiết phân cấp NSNN
Phân cấp ngân sách là phần cốt lõi trong giải quyết mọi quan hệ giữa các cấp ngân sách Một hệ thống quản lý cân bằng đòi hỏi có một liều lượng hợp lý giữa quyền hạn của các cấp được phân quyền với thẩm quyền của các cấp được phân cấp
Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp ngân sách trong việc quản lý các nguồn thu và quản lý các khoản chi của NSNN (gọi tắt là quản lý thu - chi ngân sách) của từng cấp
Phân cấp cho ngân sách địa phương mang lại cơ hội lớn như: giúp địa phương quản lý ngân sách có thể huy động và phân bổ nguồn tài chính có hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ phù hợp địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mong muốn của dân địa phương với hiệu quả cao hơn và phù hợp tình hình thực tế địa phương Nhưng nếu phân cấp không tốt sẽ dẫn đến những rủi ro như tạo sự chồng chéo, làm suy yếu sự điều phối giữa trung ương và địa phương, tăng bất bình đẳng và làm xuống cấp những dịch vụ quan trọng
1.1.6.2 Nguyên tắc phân cấp NSNN
Phân cấp NSNN dựa trên những nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Phải vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất của NSNN, vừa phải phát huy tính chủ động sáng tạo, khai thác triệt để mọi sức mạnh tiềm năng ở địa phương
+ Phải thực hiện đồng bộ giữa phân cấp NSNN với phân cấp quản lý KTXH, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền nhà nước.
+ Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, đồng thời bảo đảm tính độc lập, tự chủ của ngân sách địa phương phù hợp với chỉ đạo của cấp trên và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
+ Bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong phân cấp
1.1.6.3 Nội dung của phân cấp ngân sách nhà nước
Phân cấp NSNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Một là, quy định chi tiết, thẩm quyền ban hành các nguồn thu, các khoản chi của NSNN trên cơ sở Luật NSNN đã quy định
Hai là, quy định chi tiết quản lý các nguồn thu, các khoản chi cho từng cấp ngân sách Ví dụ: quy định rõ ràng nguồn thu nào ngân sách các cấp được thu 100% và nguồn thu điều tiết giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ điều tiết… Quy định nội dung từng khoản chi, phạm vi chi tiêu ngân sách của từng cấp ngân sách
Ba là, quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp chính quyền đối với quá trình chấp hành NSNN (lập, chấp hành, điều chỉnh, quyết toán ngân sách nhà nước); quyền được vay nợ trong dân, mức khống chế, các khoản phụ thu, bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp, thời hạn lập, chấp hành và báo cáo quyết toán ngân sách…
QUẢN LÝ NSNN 1 Khái niệm về quản lý NSNNVai trò của quản lý NSNN1.2.2.1 Vai trò quản lý thu NSNN
Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:
+ Là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm soát, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thunhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý
+ Là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN
+ Khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chứcquản lý hợp lý
+ Góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ Tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế Việc tăng mức thuế quá mức thườngdẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng
1.2.2.2 Vai trò quản lý chi NSNN
Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, cụ thể:
+ Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả Thông qua quản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KTXH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội khác
+ Thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhập dân cư thực hiện công bằng xã hội Trong tình hình phân hóa giàunghèo ngày càng gia tăng thì chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớpdân cư, góp phần khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường
+ Điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát Khi nền kinh tế lạm phát và suy thoái, Nhà nước phải sử dụng công cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả giá cả tăng hoặc giảm Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vàothị trường dưới hình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư,tăng chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nước, cũng như trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dựtrữ của Nhà nước
+ Duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế.Thông qua quản lý các khoản chi thường xuyên, chi đầutư phát triển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các khu công nghiệp,khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.2.3 Đặc điểm CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH
1.2.3.1 Đặc điểm thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh
Thứ nhất, thành phố trực thuộc tỉnh là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với những chức năng nhiệm vụ được quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của tỉnh.
Thứ hai, theo luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp thành phố thuộc tỉnh là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp thành phố thuộc tỉnh Tuy nhiên do luật ngân sách cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương, còn HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố (và quận, huyện, thị xã) và ngân sách xã Do đó có thể thấy rằng quy mô ngân sách, khả năng tự cân đối của ngân sách cấp thành phố thuộc tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh đối với thành phố cũng như tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa ngân sách tỉnh và ngân sách thành phố Hay có thể nói ngân sách thành phố có tự cân đối chủ động trong điều hành được hay không phần lớn phụ thuộc vào ý chí của HĐND, UBND tỉnh.
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của NSTP do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định, do đó trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương cũng như những nhiệm vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian từ 3-5 năm theo luật ngân sách quy định) Điều này đặt ra yêu cầu là các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách, tham mưu việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp Thành phố phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ để tham mưu cơ quan có thẩm quyền của tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ sở khoa học Đồng thời phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của ngân sách thành phố cũng như xã phường để tạo điều kiện cho thành phố và xã phường hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
Thứ tư , cũng vì những đặc điểm trên có thể thấy quy mô ngân sách thành phố thường không ổn định qua các giai đoạn Đối với nguồn thu của ngân sách thành phố thường chủ yếu là các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất và thu khác, trong đó thu từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng thu ngân sách Tuy nhiên trong thực tế cũng thấy rằng khoản thu thuế được giao chủ yếu là các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực ngoài quốc doanh, đây là khoản thu rất khó thực hiện, quy mô số thu không lớn nhưng chi phí phải bỏ ra cho công tác thu không nhỏ và đây cũng là địa chỉ của những sai phạm trong việc chấp hành luật thuế như gian lận thương mại, trốn thuế, mua bán hóa đơn… Còn đối với chi ngân sách thường thì xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao và nguồn để trang trải nhiệm vụ chi (thể hiện qua công tác giao dự toán hàng năm), đôi khi tạo ra cảm giác không bình đẳng, có sự ấn định chưa hợp lý từ cấp tỉnh.
1.2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu,chi ngân sách nhà nước
Quản lý thu,chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:
Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính.Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Quy định chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.
Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ.Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu,chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc” Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thành phố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngân sách Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu,chi ngân sách.
Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập.Việc quản lý thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn.Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong qúa trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU,CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCỦA THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI (SỐ LIỆU TỪ 2011-2015)
2.1 ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Quảng Ngãi là thành phố có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển.
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm hành chính,chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của tỉnh.Thành phố còn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho giao lưu cả trong và ngoài nước, với những đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt và đường biển; có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa – xã hội ở trình độ cao so với cả tỉnh; điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển du lịch,dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nông-lâm-thủy sản; có lợi thế về nguồn nhân lực giàu tính năng động sáng tạo, có nguồn chất xám khá hùng hậu của các trường Đại học, Đây là địa bàn có nhiều loại hình doanh nghiệp,hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế hoạt động SXKD nên cũng là nơi tập trung nguồn thu chính của ngân sách tỉnh.
Trong những năm qua thành phố đã có những bước phát triển tương đối toàn diện về nhiều lĩnh vực KT-XH, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tương đối cao và ổn định 13,1% GDP bình quân đầu người tăng bình quân 12,28%/năm GTSX CN- TTCN tăng 14,8%/năm GTSX nông nghiệp tăng 3%/năm GTSX ngành thuỷ sản tăng 9%/năm.Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2010 là 115.578 triệu đồng, đến năm 2014 là 351.435 triệu đồng,tăng bình quân hàng năm khoảng 28% Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân hàng năm là 40%, là cấp huyện đầu tiên trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Dân số toàn thành phố đến 31/12/2014là 360.496 người, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số [36].
Hệ thống chính trị từ xã,phường đến thành phố được kiện toàn, củng cố Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể đã tạo được sự phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao của thành phố Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và đã phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN các cấp
Vị trí địa hình Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi tương đối tổng hợp vừa có đô thị, đồng bằng; vừa có rừng núi, ven biển Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành.Hệ thống giao thông khu vực nội thành và ngoại thành được đầu tư xây dựng khá đồng bộ và thường xuyên được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH.Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 250,692km 2 trong đó: đất nông nghiệp 5.091ha, đất lâm nghiệp 16.389ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 833ha Chiều dài bờ biển:
Trong những năm qua, thành phố đã luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúng định hướng, chiến lược đã đề ra Thu NSNN trên địa bàn liên tiếp đạt và vượt dự toán tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước.Nguồn chi ngân sách đảm bảo đáp ứng cho các chương trình trọng điểm.Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ,du lịch,thương mại - công nghiệp.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2014, dịch vụ - du lịch, thương mại chiếm đến 56,47%, CN- TTCN, XDCB chiếm 27,7%, nông -lâm- thủy sản chiếm 15,83% GDP trên địa bàn thành phố.
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của thành phố Quảng Ngãi
năm (2011-2015)Thực trạng thu ngân sách nhà nướcTrong những năm qua, tành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, SXKD trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ du lịch, thương mại- CN- TTCN, kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn thành phố Thu ngân sách thành phố Quảng Ngãi đã đạt nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn.Thu ngân sách thành phố đã không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy QLNN,chi SNKT,văn xã, ANQP và bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm thay đổi cơ bản bộ mặt của thành phố
Tình hình thu ngân sách thành phố Quảng Ngãi 5 năm (2010-2014) thể hiện qua biểu 2.2 và biểu 2.3.
Biểu 2.2: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn thành phố theo từng lĩnh vực ĐVT: Triệu đồng
Tổng thu NSNN trên địa bàn
1 Thu từ khu vực kinh tế NQD 47.538 53.890 68.359 172.156 183.426
3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 737 507 66 28 19
5 Thuế thu nhập cá nhân 60 51
6 Thu xổ số kiến thiết 14.500 9.096
7 Thu phí và lệ phí 5.761 6.787 6.999 8.895 11.248
8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 14.952
9 Thu tiền sử dụng đất 19.954 17.410 8.218 9.497 8.896
10 Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 6.186 22.033 17.899 16.123 13.901
11 Thu bán nhà thuộc SHNN 198 4.430 4.658 567
13 Thu kết dư ngân sách năm trước 9.489 5.883 7.700 20.597 16.269
B Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN
C Thu bổ sung từ NS cấp trên 17.131 22.139 78.232 7.079 20.501
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố Q.Ngãi từ năm 2010 đến 2015
Biểu 2.3: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn thành phố theo từng sắc thuế ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng thu NSNN trên địa bàn
I Các khoản thu từ thuế 53.553 59.155 73.757 178.762 206.416
1 Thuế giá trị gia tăng 17.381 20.387 25.147 70.675 78.510
2 Thuế Tiêu thụ đặc biệt 895 1.325 1.747 2.673 3.878
3 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 23.939 26.593 32.997 88.292 89.835
5 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 737 507 66 28 19
8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 14.952
II Các khoản phí, lệ phí 5.761 6.787 6.999 8.895 44.871
11 Các khoản phí, lệ phí khác 5.761 6.787 6.999 8.895 11.248
III Các khoản thu khác 29.647 48.364 35.887 52.117 43.081
12 Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 6.186 22.033 17.899 16.123 13.901
13 Thu tiền sử dụng đất 19.954 17.410 8.218 9.497 8.896
14 Thu bán nhà thuộc SHNN 198 4.430 4.658 0 567
15 Thu xổ số kiến thiết 14.500 9.096
IV Thu kết dư ngân sách 9.489 5.883 7.700 20.597 16.269
B Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN
C Thu bổ sung từ NS cấp trên 17.131 22.139 78.232 7.079 20.501
Nguồn: báo cáo quyết toán ngân sách TP Q.Ngãi từ năm 2010 đến 2014
Số liệu ở các biểu 2.2 và 2.3 nêu trên cho thấy:
-Tổng thu NSNN có tốc độ tăng trưởng khá cao.Năm 2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 115,581 tỉ đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 98,450 tỷ đồng),đến năm 2014 đã đạt được 351,435 tỷ đồng (trong đó thu cân đối NSNN là 310,637 tỷ đồng), tăng hơn 3 lần Đây là một nguồn thu khá lớn so với nhiều thành phố thuộc tỉnh khác Đi sâu vào phân tích một số khoản thu ta thấy:
+ Thu từ khu vực kinh tế NQD là nguồn thu chủ yếu của ngân sách thành phố và có tốc độ tăng khá cao.Năm 2010 số thu từ khu vực này là 47,538 tỷ thì đến năm 2014 đã là 183,246 tỷ, tăng hơn 3,8 lần, tuy nhiên tốc độ tăng bình quân hàng năm không đồng đều Năm 2013 tăng 151,8% so với 2012 là do tỉnh phân cấp thêm nhiều doanh nghiệp NQD trước đây do Cục thuế thu nay chuyển về cho ngành thuế Quảng Ngãithu để đảm bảo cân đối ngân sách thành phố.
+ Thuế nhà đất có số thu tăng hàng năm nhưng với tốc độ thấp, năm 2004,2005 số thu có tăng mạnh là do tỉnh thay đổi giá thóc tính thuế cũng như thay đối hệ số vị trí tính thuế ở một số khu vực (do kết quả của đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị tạo ra)
+ Số thu các khoản phí,lệ phí đều tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều nhau, năm 2011 tăng 18%/2010,năm 2012 tăng 3%/2011, năm 2013 tăng 27%/2012, năm 2014 tăng 133%/2013 do tỉnh phân cấp thêm nguồn thu lệ phí trước bạ (33,623 tỷ) về thành phố thu Kết quả này cũng cho thấy nguồn thu phí, lệ phí còn ít, mức thu thấp, chậm được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tình hình phát triển KT-XH của tỉnh và thành phố.
+ Số thu về tiền cho thuê mặt đất, mặt nước chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu NSNN thành phố và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, do tỉnh có xu hướng muốn tập trung nguồn thu này về ngân sách tỉnh Đây là chỉ tiêu giao về nhiệm vụ thu nhưng ngân sách thành phố không được hưởng điều tiết.
+ Số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Hòn rớ- xã Phước đồng, và nguồn thu này có xu hướng giảm dần khi thực hiện xong dự án Bên cạnh đó quỹ đất thành phố tự quy hoạch để chuyển quyền sử dụng đất còn rất hạn chế do là thành phố thuộc tỉnh nên tỉnh đã giao cho Công ty công ích địa chính thực hiện nhiệm vụ này, ngoài ra số thu này có chững lại cũng có nguyên nhân từ tình trạng đóng băng của thị trường nhà đất thời gian qua.
+ Thu từ nguồn bán nhà thuộc SHNN trong những năm gần đây đạt kết quả chưa cao, thậm chí có năm không thực hiện được (2013) do tình trạng đóng băng thị trường nhà đất, bên cạnh đó công tác tổ chức bán đấu giá của cơ quan chức năng chưa tốt nên hiệu quả công tác bán đấu giá chưa cao +Các khoản thu khác chủ yếu là thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực như: chống buôn lậu, an toàn giao thông, phạt xây dựng… đạt kết quả tương đối khá là do những năm gần đây các lực lượng chức năng của thành phố đi đôi với tuyên truyền giáo dục đã tăng cường công tác xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Nguồn thu của ngân sách thành phố tương đối ổn định, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, còn phụ thuộc rất lớn vào phân cấp của tỉnh Từ năm 2013 trở lại đây để thực hiện ý kiến của Tỉnh ủy phải đảm bảo ngân sách thành phố tự cân đối nên tỉnh đã phân cấp thêm nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh về Chi cục thuế quản lý thu thuế nên đã tạo thuận lợi nhất định cho thành phố trong việc chủ động cân đối, điều hành ngân sách.
Thực trạng chi ngân sách nhà nướcChi ngân sách thành phố những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy QLHC, đảm bảo ANQP và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống người dân thành phố
Tình hình chi ngân sách thành phố thể hiện ở các biểu sau:
Biểu 2.4: Tổng hợp chi ngân sách thành phố Quảng Ngãi (2010-2014) Đơn vị tính: Triệu đồng
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi ngân sách địa phương
1 Chi đầu tư phát triển 45.048 41.893 36.884 52.810 41.482
- Chi sự nghiệp kinh tế 14.385 19.459 23.189 24.676 33.531
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 110 153 46.428 48.918 62.051
- Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin, Truyền thanh, Thể thao 2.415 1.533 1.579 1.516 1.728
- Chi đảm bảo xã hội 729 974 1.204 854 1.904
- Chi quản lý hành chính 7.409 7.505 9.449 10.238 9.512
- Chi An ninh quốc phòng 2.575 2.258 2.095 2.025 2.517
Trong đó bổ sung cân đối NS xã 9.929 10.673 11.399 5.899 6.103
B Các khoản chi từ nguồn thu được để lại cho đơn vị quản lý qua NSNN 5.229 17.759 23.720 20.297
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố từ năm 2010-2014
Biểu 2.5: Tổng hợp chi đầu tư từ ngân sách thành phố 5 năm (2010 - 2014) Đơn vị tính: Triệu đồng
2 Chỉnh trang đô thị 10.021 9.568 10.556 10.456 11.215 3 Nguồn cấp quyền SDĐ(*) 19.844 14.931 6.657 7.294 8.049
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố từ năm 2010-2014
Biểu 2.6: Tổng hợp chi thường xuyên 5 năm (2010-2014) Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Chi SN kinh tế 14.385 19.459 23.189 24.676 33.531 2 Chi SN giáo dục, đào tạo 110 153 46.428 48.918 62.051
4 Chi SN văn hoá thông tin 795 590 521 464 586
6 Chi SN thể dục thể thao 660 671 611 755 726
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố từ năm 2010-2014
Qua các biểu 2.4, 2.5 và 2.6 ta thấy chi ngân sách thành phố các năm qua không ngừng tăng lên, nhất là từ năm 2012 trở lại đây khi tỉnh tăng cường hân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách thành phố.Năm 2010 tổng chi ngân sách thành phố là 83,964 tỷ đồng,đến năm 2014 đã là 218,708 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2010 Phân tích chi trên từng lĩnh vực ta thấy:
- Chi đầu tư: năm 2010 thực hiện là 45,048 tỷ, chiếm 53,65% chi cân đối ngân sách địa phương, đến năm 2014 thực hiện 41,482 tỷ, chiếm 21% chi cân đối ngân sách địa phương (số tuyệt đối giảm là 3,566 tỷ đồng) Chúng ta thấy chi đầu tư có xu hướng giảm, tuy nhiên nếu đi sâu vào phân tích khoản chi này ta thấy:
+ Trong tổng chi đầu tư của năm 2010 là 45,048 tỷ có khoản chi trả nợ vay đầu tư cơ sở hạ tầng là 19,844 tỷ, như vậy thực chất tổng số chi đầu tư năm 2010 chỉ là 25,204 tỷ đồng, chiếm 30% chi cân đối ngân sách địa phương; tương ứng như vậy thực chất chi đầu tư của năm 2014 là 33,433 tỷ đồng, chiếm 17% chi cân đối ngân sách địa phương Qua đó có thể thấy chi đầu tư đã tăng với số tuyệt đối là 8,229 tỷ đồng
+ Tốc độ tăng chi đầu tư không tương ứng với tốc độ tăng chi thường xuyên, nhất là từ năm 2012 trở lại đây Tỉnh giao thêm nhiệm vụ chi SNGD về ngân sách thành phố, đây là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên(chi SNGD năm 2012 chiếm 47,6% chi thường xuyên, năm 2013 là: 50,5% chi thường xuyên, năm 2014 là: 50,4% chi thường xuyên).
+ Chi đầu tư bố trí hàng năm theo kế hoạch đều có tăng hơn so với năm trước nhất là từ năm 2013 tỉnh đã phân cấp tăng nhiệm vụ chi đầu tư thêm 15 tỉ so với năm 2012, tuy nhiên do công tác quản lý đầu tư chưa tốt,năng lực một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, bố trí đầu tư còn dàn trải, còn nhiều vướng mắt trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nền hầu hết các dự án lớn tiến độ triển khai đều bị chậm nhiều so với kế hoạch dẫn đến kết quả là số vốn thực hiện đạt thấp, phải chuyển nợ sang năm sau tiếp tục thanh toán.
- Chi thường xuyên: hàng năm đều tăng lên, nhất là từ năm 2003 trở lại đây do ngân sách tỉnh phân cấp thêm nhiệm vụ chi SNGD cho thành phố.
Năm 2010 tổng chi thường xuyên là 38,916 tỷ đồng chiếm 46,3% chi cân đối ngân sách, đến năm 2014 là 123,178 tỷ đồng, chiếm 62% chi cân đối ngân sách thành phố, tăng 3,16 lần so với năm 2010.Các khoản chi này mặc dù có tăng nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của thành phố Đi đôi với việc chi đầu tư phát triển thì các khoản chi về SNKT như: giao thông, kiến thiết thị chính (chủ yếu là công tác phục vụ công cộng, chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng công cộng …) cũng không ngừng tăng lên
Qua các biểu trên ta thấy Ngân sách dành cho SNKT, SNGD không ngừng tăng lên nhất là SNGD Chi SNKT năm 2014 là 33,531 tỷ tăng 2,3 lần so với năm 2010, chi SNGD năm 2014 là 62,051 tỷ tăng 33% so với năm2012 (các năm 2010,2011 chi cho SNGD chủ yếu là chi hỗ trợ, ngân sách tỉnh đảm nhiệm nhiệm vụ chi này) Nhìn chung ngân sách thành phố đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi SNGD, đảm bảo chi cho SNKT, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
Kết quả đạt được về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước2.3.1.1 Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước
Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua thành phố Quảng Ngãi đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách Thành phố đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của thành phố do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII đề ra.
Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế
Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách thành phố nên những năm qua Thành ủy,HĐND và UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vây công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của thành phố không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.
Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của thành phố và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế thành phố.Nhận thức rõ điều này,Chi cục thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế,trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra
Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế Quảng Ngãi đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mưu cho UBND thành phố giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp Cuối năm 2013, Chi cục thuế đã tham mưu UBND thành phố Nha chỉ đạo công tác uỷ nhiệm thu thuế trên địa bàn thành phố và đã tiến hành ký hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế đối với UBND các xã, phường từ đầu năm 2014.
Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phươg án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý.
Thành phố Quảng Ngãi có vị thế thuận lợi là trung tâm của tỉnh và thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD,đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhà hàng, cơ sở lưu trú ,dịch vụ du lịch, thương mại rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, dẫn đến số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên Đến cuối năm 2014,số đối tượng nộp thuế được quản lý thu thuế thường xuyên đã hơn 1.250 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 24 hợp tác xã và hơn 11.000 hộ kinh doanh cá thể.Đây cũng là vấn đề đặt ra khá phức tạp cho công tác quản lý của ngành thuế Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế thành phố cùng với các xã,phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm.Tháng 1/2014 Chi cục đã thu được 4,87 tỷ đồng thuế môn bài, đã tập trung khảo sát điều chỉnh mức doanh thu cho 7.687 hộ với số thuế tăng 458 triệu đồng, vào tháng 7/2014 tiếp tục khảo sát điều chỉnh tăng 5.774 hộ trong đó chú ý dịch vụ internet và khám chữa bệnh tăng thuế 333 triệu đồng Từ đó làm cho số thuế lập bộ tháng 12/2014 tăng thêm 110 triệu đồng so với tháng 12/2013 Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể Đặt biệt là lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhưng việc phát triển này thiếu ổn định Việc ra kinh doanh, ngừng nghỉ kinh doanh diễn ra tùy tiện, việc nghỉ kinh doanh địa bàn này, ra kinh doanh địa bàn khác không khai báo cơ quan thuế làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây thất thu còn lớn Trong năm 2014, Chi cục thuế cùng như các xã, phường đẩy mạnh công tác chống thất thu được 13,812 tỷ đồng, trong đó: truy thu xây dựng tư nhân 3,805 tỷ đồng, vận tải tư nhân 397 triệu, cho thuê nhà 4,797 tỷ đồng, truy thu hóa đơn 2,654 tỷ đồng, truy thu các quyết định xử lý vi phạm hành chính 2,160 tỷ đồng Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao Trong năm 2014 Chi cục đã kiểm tra ấn định mức thuế từ 1,2 đến 1,6 triệu đồng/tháng; ấn định 40.000đ/máy internet/1 tháng cho trên 3.000 máy tính kết nối internet Đưa mức thuế trước đây thu 40 triệu/tháng lên 120 triệu/tháng từ tháng 8/2014 [15]
Thu từ các doanh nghiệp NQD và các cơ sở nộp thuế theo kê khai chiếm 48% đến 50%/ tổng số thuế NQD thu được, qua đó cho thấy, việc quản lý thu thuế tốt đối với các đối tượng này là vấn đề quyết định cho việc hoàn thành kế hoạch thuế ngoài quốc doanh của thành phố hàng năm Trong tổng số hơn 1.250 doanh nghiệp Chi cục thuế đang quản lý, chỉ có khoảng trên 800 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có nộp thuế còn lại là hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên không có thuế và âm thuế giá trị gia tăng, tình trạng ghi chép sổ sách mang tính đối phó để trốn thuế ở nhiều doanh nghiệp diễn ra phổ biến Để khắc phục những tồn tại này Chi cục thuế đã thường xuyên tổ chức kiểm tra hàng tồn kho (năm 2014 kiểm tra 638 lượt, vị phạm 277 cơ sở), kiểm tra quyết toán thuế (năm 2013 kiểm tra 75 cơ sở truy thu và xử phạt thuế 1,26 tỷ đồng, năm 2014kiểm tra 100 cơ sở, truy thu 1,847 tỷ đồng) Đối với những cơ sở vi phạm ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan thuế còn tiến hành ấn định thuế, nhằm tác động tích cực đến việc ghi chép sổ sách, kê khai thuế, chống tình trạng ghi sổ kiểu đối phó, nhằm trốn thuế Bên cạnh công tác kiểm tra đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại theo chuyên đề phù hợp với loại hình tính chất SXKD của doanh nghiệp Trong năm tổ chức đối thoại 4 đợt, tổ chức tư vấn, giải đáp thắc mắc bằng biên bản, đối thoại trực tiếp cho hàng trăm đối tượng kinh doanh Ngoài ra còn tổ chức khảo sát, cân đối các nhà hàng kinh doanh ăn uống, ấn định doanh thu tối thiểu cho 48 nhà hàng lớn để ngăn chặn tình trạng ghi chép sổ sách kế toán mang tính chất đối phó.
Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục thuế tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện từ năm 2014 Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, phường tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn Hiện nay Chi cục thuế đang ủy nhiệm cho UBND các xã, phường, Ban quản lý các Chợ, thu các khoản thuế sau:
+ Thuế Công thương nghiệp NQD hộ cá thể có môn bài từ bậc 4 đến bậc 6.
+ Các loại thuế của hoạt động cho thuê nhà, cho thuê địa điểm kinh doanh,các hộ kinh doanh vận tải,xây dựng tư nhân, thuế hải sản,các khoản thu vãng lai.
+ Thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp
Chi cục thuế thành phố Quảng Ngãi đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế,quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lại nhiều kết quả Cụ thể số thuế NQD thu được là 22,86 tỷ đồng (chiếm 48% số thuế NQD hộ cá thể thu được của toàn chi cục), trong đó thuế CTN là 21,697 tỷ đồng (gồm CTN hộ cá thể là 12,698 tỷ đồng, hoạt động cho thuê nhà 4,797 tỷ đồng,kinh doanh vận tải 397 triệu đồng, xây dựng tư nhân 3,805 tỷ đồng) và thuế hải sản là 1,163 tỷ đồng; thuế nhà đất là 7,464 tỷ đồng; thuế sử dụng đất nông nghiệp là 18 triệu đồng [15].
Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.
Ngoài kết qua kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra quyết toán thuế đã nêu ở trên, trong năm 2014, Chi cục thuế còn tiến hành kiểm tra thường xuyên 7.225 lượt hộ ngừng, nghỉ kinh doanh phát hiện xử lý,truy thu và phát thuế 10 triệu đồng; kiểm tra và đề nghị hoàn thuế cho 59 doanh nghiệp với số tiền là 13,141 tỷ đồng; kiểm tra chống thất thu ở 76 doanh nghiệp tư nhân xử lý và truy thu 255 triệu đồng; kết hợp với UBND các xã, phường tổ chức cưỡng chế hành chính 23 hộ kinh doanh dây dưa nợ thuế với số tiền 59,3 triệu;kết hợp đội quản lý thị trường thành phố xử lý 32 vụ kinh doanh trốn thuế, xử lý và truy thu 23,5 triệu đồng [15].
Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách thành phố nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.Số thu từ các khoản phí,lệ phí (không kể lệ phí trước bạ mới được phân cấp thu từ năm 2005 là 33,623 tỷ đồng) năm 2014 là 11,248 tỷ đồng, tăng 95% so với năm 2010.Nội dung thu phí,lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành theo quy định, cũng như một số loại phí,lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, Ban quản lý bến tàu du lịch,các trường thuộc phòng Giáo dục,phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, phường Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị Công tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được để lại quản lý chi qua ngân sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
2.3.1.2 Kết quả đạt được về quản lý chi ngân sách nhà nước của thành phố Quảng Ngãi từ năm 2010 đến nay
Quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn
Thứ nhất, chi đầu tư phát triển Đây là nội dung chi được thành phố đặc biệt quan tâm trong những năm qua Kết quả về quản lý chi đầu tư phát triển được thể hiện cụ thể sau:
Những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến nay2.3.2.1 Hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, công tác kế hoạch hoá nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức. Đây là một trong những hạn chế lớn hiện nay về công tác quản lý thu ngân sách Cơ quan quản lý thu ngân sách chưa làm tốt công tác kế hoạch hóa các nguồn thu để từ đó có biện pháp quản lý và thu đúng, thu đủ Hạn chế này thể hiện ở chỗ chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu Đối với nguồn thu chính là thuế NQD do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này cho nên thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ Ngoài ra do chưa có chiến lược phát triển nguồn thu nên buộc phải tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có với mức thuế tương đối cao để nhằm đạt được dự toán được giao.
Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của Sở Tài chính tỉnh và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch đề đề ra dự toán thu (tuy nhiên số kiểm tra của Sở Tài chính thường cũng dựa trên số kiểm tra của Bộ Tài chính mà thông báo cho các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng dự toán thường dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm.Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế NQD.
Thứ ba,tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, do đó hiệu quả công tác tin học chưa cao, còn tốn nhiều thời gian công sức, ảnh hưởng đến công tác khác.Công tác thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin về đối tượng nộp thuế chưa theo kịp yêu cầu phát triển, các dử liệu về lịch sử doanh nghiệp, về các mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật, nhân thân của doanh nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên…
Thứ tư, tình trạng thất thu thuế, sót hộ,nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của thành phố vẫn chưa khắc phục được Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu lớn.
Tình trạng thất thu về thuế được phân tích cụ thể như:
+ Thất thu về thuế NQD là khoản thất thất thu rất lớn từ 25 - 30%, tập trung vào các đối tượng kinh doanh nhỏ, lĩnh vực ăn uống, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn Mặc khác, các doanh nghiệp NQD còn có thủ đoạn mua bán hóa đơn kê, khai khống chứng từ,lập hồ sơ giả để nhằm mục đích được hưởng các khoản hoàn thuế Theo báo cáo cục thuế tỉnh Khánh Hoà trên địa bàn thành phố Quảng Ngãitrong thời gian 2 năm (2013-2014) đã có hơn 30 doanh nghiệp lớn và hàng chục doanh nghiệp nhỏ làm thủ tục xin hoàn thuế, nhưng không đúng thực chất làm thất thoát nguồn thu gần 2 tỷ đồng.
+ Hiện nay, có hơn 2.800 đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thường xuyên sử dụng ấn chỉ thuế và hàng trăm lượt hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn lẻ Nhưng đơn vị nghiêm túc thực hiện chiếm tỷ lệ 82% và số đơn vị đã để mất hoá đơn, cơ quan thuế đã xử lý chiếm 5% Điều này cho thấy nhiều đơn vị đã tìm mọi cách để trốn thuế mà ngành thuế khó có thể kiểm soát được.
+ Việc quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế phải nộp Nhiều doanh nghiệp đã khai báo không cụ thể và chính xác,dẫn đến việc thu thuế đối với các doanh nghiệp này đạt tỷ lệ còn thấp (trong 4 năm qua có hơn 30% doanh nghiệp không đạt kế hoạch số thuế phải nộp) Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn ngoài thành phố việc khai báo nộp thuế đối với các đối tượng chưa được tiến hành chưa cụ thể,dẫn đến việc nắm nguồn thu chưa chắc chắn và còn bỏ sót.
+ Đặc biệt là hoạt động mua bán, chuyển nhượng nhà đất, thuế thu nhập, thuế đánh vào các hoạt động xây dựng tỷ lệ thất thu còn lớn và trên thực tế không kiểm soát được
Tình trạng sót hộ là phổ biến nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, số lượng hộ kinh doanh Chi cục thuế quản lý thu thuế thường thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể còn dùng nhiều thủ đọan như thường xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi người đứng tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để được giảm mức thuế.
Ngoài ra tình trạng gian lận thương mại, khai giảm doanh thu để trốn thuế diễn ra hết sức phức tạp đôi khi diễn ra vượt quá khả năng kiểm soát của ngành thuế.
Tình trạng nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng ngày càng tăng, trong đó số nợ khó thu chiếm tỷ lệ không phải là nhỏ.Theo báo cáo kiểm toán ngân sách đến hết năm 2011 số nợ đọng thuế là 7,704 tỷ đồng, chiếm 6,6% trên số thuế phải thu cả năm, trong đó nợ có khả năng thu hồi là 5,276 tỷ đồng, nợ không có khả năng thu hồi là 2,518 tỷ đồng đến cuối năm 2014 là 9,328 tỷ,trong đó nợ khó đòi là 3,316 tỷ đồng [15] Chi cục thuế cũng chưa thật sự kiên quyết trong việc tham mưu UBND Thành phố ban hành các quyết định cưỡng chế hành chính để thu hồi nợ đọng đối với các trường hợp có điều kiện trả nợ thuế nhưng dây dưa, chây ỳ không chịu trả, ngoài ra công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan như công an,biên phòng, viện kiểm sát, UBND các xã, phường trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế cũng chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả.
Thứ năm, sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND,UBND thành phố đối với công tác quản lý thu thuế có khi chưa thường xuyên, liên tục, quyết liệt, thường chỉ tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được tỉnh giao.
- Lãnh đạo UBND các xã, phường chưa thật sự quan tâm đến công tác thuế, chưa phát huy được vai trò của Hội đồng tư vấn thuế ở địa phương, một số nơi còn có tư tưởng không chỉ đạo,không phối hợp thì cũng đã có ngành thuế thu, ngân sách địa phương thì nghiễm nhiên được hưởng theo tỷ lệ điều tiết đã được HĐND tỉnh quy định.
- Các ban ngành chưa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế, đôi khi còn có quan điểm cho rằng công tác quản lý thu thuế là của ngành thuế Thực tế cho thấy ở nơi nào sự phối hợp giữa các ban ngành và ngành thuế tốt, nhịp nhàng thì nơi đó hiệu quả công tác quản lý thu thuế tăng lên đáng kể Có thể ví dụ như công tác thu thuế hải sản, nếu các đồn biên phòng cửa khẩu phối hợp tốt với ngành thuế thì dứt khóat thu tốt (do nếu không chịu nộp thuế thì ghe nghề không thể xuất bến đi đánh bắt được vì cơ quan biên phòng không không xác nhận sổ hành trình cho tàu) Ngoài ra công tác phối hợp giữ vai trò rất quan trọng trong trường hợp chống thất thu, thu nợ (nhất là các trường hợp cưỡng chế thu hồi nợ thuế), khi quan điểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thống nhất cao và ủng hộ ngành thuế thì dứt khóat thu được nợ còn không thì ngược lại.
Nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém về quản lý thu,chi ngân sách nhà nước2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém về quản lý thu,chi ngân sách nhà nước
2.3.3.1 Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước
* Đối vối công tác quản lý thu thuế
Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT-XH;chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước Chưa thực sự đảm bảo bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế.Ngoài ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn,giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực
Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vửa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giao dục,giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế,cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế Do đó chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả Bên cạnh đó một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn diễn ra phổ biến trong nền kinh tế do vậy ngành thuế không thể kiểm tra, kiểm soát được quá trình thanh toán, thu nhập của các đối tượng chịu thuế dẫn đến việc tính toán số thuế phải nộp không chính xác, làm thất thu thuế cho ngân sách
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu Một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.
Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:
+ Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.
+ Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẻ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi còn hạn chế vì lợi ích cục bộ Phân công trách nhiệm không rõ ràng,chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ.
+ Chưa phát huy tốt vai trò của UBND các xã, phường và Hội đồng tư vấn thuế của địa phương trong vấn đề công khai thuế, hiệp thương mức thuế, ấn định thuế,dẫn đến số thuế giữa các hộ cùng ngành nghề chưa đảm bảo sự công bằng, công tác báo cáo thống kê còn chậm, số liệu chưa chính xác Số hộ kinh doanh lập bộ thuế còn thấp so với đơn vị được cấp mã số nhưng chưa được làm rõ nguyên nhân để xử lý dứt điểm.
Thứ bảy, chưa có biện pháp để bồi dưỡng,mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm bồi dưỡng,mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý được), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh lén lút gây thất thu.).Ngoài ra do việc chưa quan tâm bồi dưỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu ngân sách.
* Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí
Thứ nhất,UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà soát, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương chưa kịp thời, nhiều mức thu đã quá lạc hậu hoặc có khi quá cao không phù hợp với thực tiễn chậm được sửa đổi, có nhiều khoản thu không đúng quy định của pháp luật chậm được bãi bỏ
Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba , các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, phí chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…
2.3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước
* Đối với quản lý chi đầu tư
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ,việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo,quá rắm rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp Đối với tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định này thường được ban hành rất chậm,và thường xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật vào công tác này Có thể dẫn chứng như sau: Luật Xây dựng do quốc hội khóa XI thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 và nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã có hiệu lực sau 15 ngày đăng công báo nhưng đến hơn một năm sau, ngày 10/3/2006 UBND Tỉnh mới ban hành Quyết định 18/2006/QĐ-UB về việc ban hành Quy định phân cấp và ủy quyền quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh, quyết định này điều chỉnh phần lớn nội dung Quyết định 130/2004/QĐ-UB ngày 14/5/2004 củaUBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy định về phân cấp và ủy quyền quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (được ban hành trên cơ sở các Nghị định trước đó của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng), liền sau đó ngày 12/6/2006 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định 46/2006/QĐ-UB sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 18/2006/QĐ-UB nói trên, điều này nói lên sự chậm trễ, lúng túng của các ngành của tỉnh và của UBND tỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHINhóm giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước3.2.1.1 Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế
Trong những năm tới để tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, thành phố cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh, đẩy mạnh việc giải phóng các nguồn lực đặc biệt là đối với khu vực kinh tế NQD Muốn vậy, trước hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, đồng thời các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế
Cơ chế quản lý thu thuế là nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế Cơ chế này cần được đổi mới theo hướng sau:
- Đề cao nghĩa vụ,tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế Hiện nay việc này thành phố cũng mới thực hiện thí điểm 330 doanh nghiệp như vậy là còn ít, cần phải mở rộng thêm, phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ thực hiện đại trà công tác này đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thuộc Chi cục thuế quản lý thu thuế.
- Rà soát, cải tiến, đánh giá bổ sung hoàn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế và việc thực hiện luật quản lý thuế mà Quốc hội vừa thông qua Các quy trình này phải đơn giản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai- tự nộp thuế, thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong việc giải quyết các công việc về thuế để giảm chi phí cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế.
- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã hội Công tác cải cách hành chính thuế trước mắt tập trung ở một số nội dung sau:
+ Quy định các thủ tục về thuế cần được đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong một văn bản pháp luật - luật quản lý thuế Trong đó cần quy định rõ hơn về thủ tục cưỡng chế,thu hồi nợ thuế,thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về thuế.
+ Có biện pháp sửa đổi, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc về thuế như: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, thời gian hoàn thuế so với quy định hiện hành; tăng số lượng hóa đơn được mua mỗi lần, đơn giản thủ tục mua hóa đơn lần sau, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng.
+ Công bố thủ tục về thuế trên các phưong tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế.
+ Tăng cường đối thọai giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, từ đó hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; phát hiện những vấn đề bất hợp lý về thủ tục để nghiên cứu sửa đổi Đồng thời qua đối thọai có thể phát hiện các vi phạm của cán bộ thuế như nhũng nhiễu, gây phiền hà để chấn chỉnh, xử lý.
+ Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở các cơ quan thuế.
+ Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế.
Hướng mạnh sang hậu kiểm để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên khu vực kinh tế hộ cá thể sản xuất kinh doanh CTN và dịch vụ ở thành phố Quảng Ngãiphát triển rất mạnh, nguồn thu từ khu vực này chiếm hơn 60% trong tổng thu thuế từ khu vực kinh tế công thương nghiệp NQD hàng năm của thành phố, tuy nhiên thất thu thuế từ khu vực này cũng không nhỏ.Do vậy đây là đối tượng nộp thuế cần được quan tâm đúng mức và cần có những đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng này Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu Nội dung cải cách tập trung vào một số giải pháp sau:
+ Đơn giản hóa phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo hướng làm sao hộ kinh doanh có thể tự xác định được nghĩa vụ nộp thuế của mình Có thể gộp cả thuế trực thu và thuế gián thu thành một tỷ lệ tính trên doanh thu (tỷ lệ này dựa trên việc nghiên cứu thật kỹ đặc điểm kinh doanh và lợi nhuận của từng ngành nghề) Phương pháp này vừa thuận lợi cho hộ kinh doanh và cũng thuận lợi cho cơ quan thuế, đồng thời có thể giảm nhẹ được công tác giám sát của các ngành và của chính quyền
+ Đơn giản hóa các thủ tục về kê khai nộp thuế, chú trọng giảm nhẹ nội dung kê khai cho phù hợp với trình độ của hộ kinh doanh cá thể.
+ Tăng cường công tác quản lý hộ.Những năm qua số đối tượng nộp thuế đăng ký kinh doanh trên địa bàn không ổn định Số cơ sở kinh doanh thực tế cao song số cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh lại còn thấp, vì vậy đã gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như khâu nộp thuế Để quản lý đối tượng thuế một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế, Chi cục thuế phối hợp các ngành có liên quan (Phòng tài chính kế hoạch, đội quản lý thị trường…) và UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra đăng ký kinh doanh để phát hiện các cơ sở nào kinh doanh chưa đăng ký để đưa vào quản lý thu thuế Lâu nay tình trạng thất thu về thuế ở thành phố Quảng Ngãicó nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không quản lý được các đối tượng nộp thuế vì không nắm được địa chỉ cũng như doanh số bán hàng.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế lâu nay đã được tiến hành nhưng hiệu quả vẫn còn thấp, chưa đi vào chiều sâu, còn nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa thường xuyên liên tục và có tính hình thức, chưa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác này, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn thiếu và yếu Do vậy thời gian đến cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, muốn vậy thành phố cần làm tốt các nội dung sau:
- Thành lập tổ tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trực thuộc chi cục thuế thành phố để đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật thuế đến các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ họ về mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các Luật thuế
- Chú trọng việc xây dựng nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu.
Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước3.2.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển
Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư,dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của thành phố, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, các công trình nhóm C phải bố trí vốn để đảm bảo thực hiện trong 2 năm.Ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn.
Thứ hai, cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đọan vừa qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH của thành phố như: chương trình giao thông nông thôn và nâng cấp hẻm nội thị Chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường học, việc thực hiện đề án tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học dạy ngày 2 buổi…Từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án,công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.
Thứ ba, tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công; đơn vị tư vấn nào không đảm bảo chất lượng từ 2 công trình trở lên thì thực hiện đưa vào danh sách khuyến cáo các chủ đầu tư không ký hợp đồng; đối với các nhà thầu thi công xây lắp thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng từ 2 công trình trở lên thì thực hiện xử lý theo Nghị quyết 17/NQ/TU ngày 6/10/2004 của Tỉnh ủy.
Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án.Để tránh lãng phí trong đầu tư khâu đầu tiên cần phải chú ý đó là xác định chính xác nhu cầu đầu tư, các chủ đầu tư cần xác định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắt khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.
Thứ năm , nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư theo đúng nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ để đảm đương được nhiệm vụ; kiến nghị tỉnh sớm sát nhập Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Quảng Ngãivà Ban quản lý cơ sở hạ tầng khu dân cưHòn Rớ thành một Ban quản lý công trình của thành phố có chức năng làm chủ đầu tư đối với các công trình do UBND thành phố Quảng Ngãi làm chủ đầu tư và thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với các công trình lớn của các chủ đầu tư khác của thành phố.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố như Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng quản lý đô thị, Kho bạc nhà nước về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, công tác kiểm soát thanh toán, công tác quyết toán Trong đó vấn đề các chủ đầu tư quan tâm nhất là việc quy định và niêm yết công khai các loại hồ sơ, chứng từ mà các chủ đầu tư cần phải có khi giao dịch và thời gian giải quyết các công việc đó
Thứ bảy, chấp hành nghiêm túc luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thực hiện Đối với các công trình có giá trị xây lắp trên một tỷ đồng cần thực hiện đấu thầu rộng rãi Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, trong công tác đấu thầu phải thể hiện được nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, xử lý nghiêm các trường hợp thông thầu Nâng cao chất lượng công tác xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.
Thứ tám, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định cho các loại chi phí trong xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý là việc thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây lắp và các chi phí khác, cần lưu ý tính chính xác của số liệu cấp phát thanh toán để tránh tình trạng phải thu hồi khi duyệt quyết toán.Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết toán những khoản chi không đúng chế độ quy định, không đảm bảo hồ sơ thủ tục
Thứ chín, thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.
Thứ mười, thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất là việc công khai các công trình có vận động nhân dân đóng góp ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các Đòan thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện các công trình XDCB trên địa bàn.
Thứ mười một, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư Công tác giám sát, đánh giá đầu tư là nhiệm vụ quan trọng được quy định tại Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003, Chỉ thị số 29/2003/CT-CP của Thủ tướng chính phủ nhưng chưa được thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng như thành phố Quảng Ngãi, do nhận thức chưa đầy đủ của các chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, thời gian tới cần phải thực hiện tốt công tác này, đưa vào nề nếp chế độ báo cáo, xử lý trách nhiệm nếu không thực hiện Làm tốt công tác này sẽ góp phần giải quyết tốt các vướng mắc xảy ra trong quá trình đầu tư, phát hiện, xử lý các sai phạm trong đầu tư Tăng cường công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát hiện, ngăn chặn,xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thóat vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và xâm hại đến lợi ích cộng đồng
Thứ mười hai, thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Muốn vậy các Ban quản lý dự án cần bố trí các cán bộ nắm vững các chế độ chính sách về công tác đền bù giải tỏa làm công tác này, công khai lấy ý kiến nhân dân vùng dự án về phương án đền bù, niêm yết công khai hồ sơ thủ tục đền bù, chính sách, giá cả đền bù Các ban ngành đòan thể cùng làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân không khoán trắng, coi đây đơn thuần chỉ là việc của các ban quản lý dự án.
3.2.2.2 Đổi mới quản lý chi thường xuyên
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách,cơ quan tài chính, HĐND và UBND thành phố Điều này có ý nghĩa rất quan trọng Trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa hợp lý thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.
Thứ hai, thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị tỉnh và Bộ Tài chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới Các đơn vị, các ngành trên địa bàn thuộc thành phố quản lý không được tự ý đặt ra các chế độ định mức chi tiêu cho riêng mình mà phải chấp hành và phục tùng tuyệt đối theo chế độ định mức của Nhà nước và của thành phố ban hành Việc xác định các định mức chi thường xuyên bao gồm các khoản cần phải được định rõ mức chi tiêu Định mức chi tiêu này đòi hỏi thành phố phải dựa trên cơ sở mức chi tiêu của tỉnh Khánh Hòa và của Nhà nước để từ đó xây dựng mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn.