1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Đại Lộc
Tác giả Phạm Ngọc Vỹ
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Minh Hằng
Trường học Đại học Đông Á
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2025, để có hiệu quả cao nhất. - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý dự án; Các khái niệm, nội dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ MINH HẰNG

Đà Nẵng - Năm 2018

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Ngọc Vỹ

Trang 4

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC BIỂUDANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 7

1.1.1 Khái niệm đầu tư 7

1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng 8

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 13

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án đầu tư xây dựng 13

1.2.2 Mục đích của quản lý dự án đầu tư xây dựng 15

1.2.3 Quy trình quản lý dự án 17

1.3 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 21

1.3.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 21

1.3.2 Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 23

Trang 5

đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách 26

1.3.5 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cácdự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách 27

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ TRONG NƯỚC 28

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 28

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai 29

1.4.3 Kinh nghiệm tỉnh Cà Mau 30

2.1.1 Một số nét chung về Huyện Đại Lộc 33

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 36

2.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 47

2.2.1 Thực trạng một số dự án đã và đang triển khai tại Huyện Đại Lộc 47

2.2.2 Hiệụ quả dự án đầu tư xây dựng 52

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 54

2.3.1 Phân cấp quản lý dự án các công trình xây dựng 54

2.3.2 Quy trình quản lý dự án 56

2.3.3 Quản lý tiến độ thực hiện dự án 60

2.3.4 Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án 68

Trang 6

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 91

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC 92

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 92

3.1.1 Những yêu cầu, định hướng phát triển 92

3.1.2 Tiềm năng phát triển các dự án đầu tư xây dựng tại Huyện Đại Lộc 933.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 96

3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực chủ đầu tư và Ban quản lý dự án 963.2.2 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp và quản lý trong đầu tư XDCB 98

3.2.3 Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 99

3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư 1053.2.5 Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư 109

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 114

KÊT LUẬN CHƯƠNG 3 116

KẾT LUẬN 117DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

2.3 Tốc độ tăng Giá trị sản xuất của các ngành giai

đoạn2010-2017

45

2.4 Điểm phần trăm tăng trưởng của các ngành 47

2.7 Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2017 542.8 Tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn

thành trong giai đoạn 2015 – 2017

2.11 Thống kê số lượng các dự án bị vướng mắc trong quá

trình thi công từ năm 2015-2017

Trang 8

Số hiệu

2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành công nghiệp 372.2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất Đại Lộc và Quảng Nam 44

Trang 9

Số hiệu

dựng cơ bản

58

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, ngành quản trị dự án và kinh tế xây dựngluôn giữ vững và khẳng định được vị thế, vai trò là một trong những ngànhkinh tế mũi nhọn, là lực lượng chủ yếu trong công tác xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật, góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội, tạora tiền đề thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam có thể từng bước phát triển, hộinhập với khu vực và quốc tế Vì vậy, việc đổi mới trong lĩnh vực đầu tư xâydựng luôn là cấp thiết và cần nhận được sự quan tâm của cả các nhà đầu tưlẫn Chính phủ Trong đó, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cần phảicó một sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứngnhu cầu xây dựng ở nước ta trong thời gian tới Điều này không chỉ đòi hỏi sựnỗ lực và đầu tư thích đáng từ phía Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấnđấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân và các Banquản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là tạo rahiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xãhội cho đất nước

Trong thời gian qua và có lẽ trong nhiều năm tới các dự án đầu tư xâydựng cơ bản trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng nằm trongtình trạng chung về chất lượng hoạt động đầu tư của nhiều địa phương trên cảnước còn nhiều hạn chế Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên cảnước nói chung và trên địa bàn huyện Đại Lộc nói riêng còn nhiều khiếmkhuyết, hạn chế đó là: Thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ, kế hoạch đầu tưxây dựng cơ bản bị cắt khúc từng năm, hiệu quả đầu tư còn kém, chi cho đầutư xây dựng cơ bản còn dàn trải, trong giai đoạn này đầu tư chủ yếu theo hiệntrạng, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản, lãng phí, gây thất thoát vốn Nhànước lớn

Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 11

từ vốn ngân sách nhà nước còn kém hiệu quả là do đầu tư phân tán do nguồnvốn còn hạn chế, đầu tư dàn trải, đầu tư không phù hợp với quy hoạch tổngthể đã được duyệt; bộ máy quản lý kém hiệu quả, năng lực chưa cao, chưathực sự nắm bắt được quy trình, phương pháp quản lý, tiến độ thi công côngtrình thường chậm theo kế hoạch, giải ngân vốn thường không kịp thời, thiếuvốn, năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư còn hạn chế Các ban quản lýdự án trên địa bàn huyện hoạt động kiêm nhiệm chưa phát huy hiệu quả Thêm vào đó, do đặc thù của công tác đầu tư xây dựng cơ bản thường là giátrị rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốnđầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, làm cho công tác đầu tư sử dụng đạthiệu quả thấp Nhằm khắc phục các mặt hạn chế này cần phải từng bước nângcao hiệu quả công tác quản lý dự án các công trình xây dựng cơ bản trên địabàn huyện để công tác đầu tư xây dựng được tốt hơn, chất lượng công trìnhđạt hiệu quả cao hơn.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với đầutư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng gây lãng phí, thất thoát,góp phần ổn định phát triển kinh tế trên địa bàn Vì vậy, tác giả chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại

Lộc”

Làm luận văn tốt nghiệp cao học

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối vớiđầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, luận văn đề xuất các giảipháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tạihuyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đếnnăm 2025, để có hiệu quả cao nhất

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý dự án; Các khái niệm, nội

Trang 12

dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đếnviệc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án.

- Phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý các dự án tại HuyệnĐại Lộc trong thời gian qua (2015-2017)

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án tại Huyện ĐạiLộc trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu: Công cụ quản lý; phương thứcquản lý; quy trình quản lý; công tác thanh tra, kiểm tra kinh tế trong hoạt động đầutư xây dựng cơ bản trong phạm vi của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

- Về không gian: Tất cả các đơn vị trong huyện Đại Lộc, Số liệu khảo sáttiến hành tại phòng Tài chính, kế hoạch của huyện

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2015 - 2017, tầmnhìn 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thực trạng từ các đơn vị,phòng ban có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tại Huyện Đại Lộc

- Phương pháp tiếp cận, thu thập thông tin: điều tra, thu thập số liệu từđơn vị cơ sở; các Báo cáo của Ban quản lý dự án;

- Phương pháp xử lý: thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp; lập các sơ đồvà bảng biểu để phân tích đánh giá, so sánh nhằm xác định những nhân tố,những khâu có thể ảnh hưởng đến việc quản lý dự án xây dựng

Trang 13

*Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu: Luận văn sử dụng cả nguồndữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để làm luận cứ cho đề tài nghiên cứu Cụ thể:

+ Số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu bên trong bao gồm tài liệu, báo cáo củaphòng kế hoạch, kỹ thuật, phòng Tài chính - kế toán… của Huyện Đại Lộc từnăm 2015-2017

Nguồn dữ liệu bên ngoài của luận văn bao gồm các công trình nghiêncứu khoa học, luận văn thạc sỹ, các bài viết trên tạp chí Tài chính, Tạp chíxây dựng và một số tạp chí khác; số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê,Bộ Tài Chính có liên quan đến công trình nghiên cứu

+ Số liệu sơ cấp: Các số liệu về các dự án từ phòng tài chính huyện, từban quản lý dự án, từ các nhà thầu, các đơn vị thi công các dự án đầu tư xâydựng tại huyện Đại Lộc hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Huyện Đại Lộctrong thời gian tới

5 Bố cục đề tàiĐề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận thì bao gồm 3chương như sau:

- Chương 1 Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng- Chương 2 Thực Trạng Công Tác Quản Lý Dự Án Đầu Tư XâyDựng Tại Huyện Đại Lộc

- Chương 3 Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Dự Án

Đầu Tư Xây Dựng Tại Huyện Đại Lộc

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Luận văn “Đo lường sự thực hiện dự án của nhà thầu trong giaiđoạn thi công” của tác giả Văn Quang Sang, ĐH Bách Khoa TP.HCM

(2015) Nghiên cứu đã đề xuất ra một khung đo lường sự thực hiện Dự án

của nhà thầu trong giai đoạn thi công dựa trên 4 khía cạnh thực hiện của Dự

Trang 14

án là thời gian, chi phí, chất lượng và sự thỏa mãn khách hàng (chủ đầu tư).Đi kèm 4 khía cạnh, là các thước đo sau: Khía cạnh “Thời gian” có 5 thướcđo: “Thời gian thi công”, “Tốc độ thi công”, “Chênh lệch thời gian thi công”,“Tỉ lệ thời gian làm ngoài giờ” và “Tỉ lệ thời gian sửa chữa hư hỏng” Khíacạnh “Chi phí” có 6 thước đo: “Chi phí thi công”, “Chênh lệch chi phí”,“Hiệu quả sử dụng chi phí”, “Chi phí hữu hiệu”, “Chi phí giải quyết tranhchấp” và “Chi phí phát sinh” Tuy nhiên đề tài nghiên cứu này mang nặngtính kỹ thuật xây dựng nên chưa chỉ ra được hiệu quả cũng như yếu kém vềquản lý kinh tế trong hoạt động quản lý dự án.[17]

- Luận văn thạc sĩ “ Quản lý rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng củadoanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia bằng mô hình AHP” của

tác giả Trương Hoàng Tuấn (2015), khoa Quản Trị Dự Án, ĐH Bách Khoa,

TPHCM Đề tài nghiên cứu tập trung xây dựng cấu trúc thứ bậc cho các nhân

tố rủi ro tác động đến hiệu quả của các dự án xây dựng tại thị trườngCampuchia và một phương pháp định lượng để đánh giá mức độ thành côngcủa dự án, một mô hình quản lý rủi ro tương đối tổng quát và đơn giản Chínhvì vậy trong tương lai để có thể có được những mô hình chi tiết hơn, đi sâuhơn vào từng lĩnh vực cụ thể của đầu tư nước ngoài như quản lý tài chính, tiếnđộ, năng suất lao động,… từ những vướng mắc và nhận ra trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số vấn đề có thể phát triển xa hơn dựa trênnội dung của luận văn như sau:

- Mỗi dự án đầu tư xây dựng ra nước ngoài sẽ có một đặc điểm riêng Đểcó một mô hình đánh giá rủi ro toàn diện cần dựa trên một tập số liệu mẫutrong quá khứ thì đòi hỏi miền giá trị của tập dữ liệu mẫu này phải bao trùmvà đủ lớn Trong nghiên cứu này một cấu trúc thứ bậc với 5 nhóm nhân tố và22 yếu tố ảnh hưởng được dùng để đánh giá mức độ rủi ro của dự án là bộ sốliệu dựa trên 99 mẫu, đối tượng khảo sát chiếm đa số ở Phnôm Pênh (do đây

Trang 15

là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp Việt Nam và cũng vì giới hạn về mặt kinhphí thực hiện dự án) Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro của dự án, và đốitượng nghiên cứu là các dự dán đầu tư xây dựng ở Campuchia, tuy có thểtham khảo về các nội dung trong quản lý dự án, nhưng đề tài chưa đảm bảo vềnội dung quản lý dự án tại một địa phương cấp Huyện ở Việt Nam.[18]

- Công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình tại ban quản lý dự án của Trung Ương” Của Ngô Thị Cẩm

Nga, (2008), ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội Luận văn đã thể hiện được tổng

quan lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngânsách nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, đây là hành langpháp lý quan trọng trong hoạt động xây dựng cơ bản ở nước ta Đồng thời nêuđược một cách chi tiết trình tự tổ chức triển khai cũng như toàn bộ các hoạtđộng cần thiết phục vụ công tác quản lý dự án, từ khâu đề xuất ý tưởng, khảosát chuẩn bị đầu tư, lập dự án, thẩm định phê duyệt đến giai đoạn thực hiệnđầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu triển khai dự án và hoàn thành bàn giao đưavào khai thác sử dụng, thanh quyết toán và bảo hành, bảo trì dự án Luận văncũng đã chỉ ra được xu hướng phát triển của Việt Nam từ nay đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, những dự án hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng cầnđầu tư; đồng thời cũng thể hiện được bức tranh tổng thể công tác đầu tư xâydựng cơ bản của Việt Nam những kết quả đạt được trên từng lĩnh vực nhất làđầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn Tuy nhiên với việc phạm vinghiên cứu quá rộng nên công trình này bạn chế đó là chưa có những đánh giácụ thể,chi tiết tại từng địa phương [11]

Qua các công trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo được nhiều về cơ sởlý luận, thực trạng và giải pháp về quản lý dự án xây dựng, Tuy nhiên cáccông trình chưa nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiđịa bàn huyện Đại Lộc, do đó công trình nghiên cứu của tác giả hy vọng sẽ làmột tài liệu tham khảo mới và được ứng dụng vào thực tiển

Trang 16

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG1.1.1 Khái niệm đầu tư

Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế, xãhội của đất nước Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất,có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ đểđạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai Trong hoạt động kinh tế,đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sảnxuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận

Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quátrình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thờigian nhất định Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hìnhhoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy địnhcủa Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan [13]

Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quanhệ quản lý của chủ đầu tư, có hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham giaquản lý hoạt động đầu tư

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trựctiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Chẳng hạn như nhà đầu tư thông quaviệc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứngkhoán: Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích nhưcổ tức, tiền lãi trái phiếu nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tàisản mà mình bỏ vốn đầu tư

Trang 17

Tóm lại; Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạtđộng đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinhdoanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội Đầu tư phát triển là việc bỏtiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trangthiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phíthường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản nhằm duy trì tiềm lựchoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.

1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng

1.1.2.1 Khái niệm

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc

bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xâydựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư xây dựng công trình phải lậpbáo cáo đầu tư, dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật) để xem xét,đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Theo Luật xây dựng 2014 thì khái niệm dự án đầu tư xây dựng công

trình “Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hànhhoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịchvụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xâydựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tưxây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế -kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽthiết kế cơ sở Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹthuật và bản vẽ thi công sau này Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị

Trang 18

đầu tư xây dựng của dự án Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũngphải lập dự án Các công trình thông thường được chia thành các loại nhưnhóm A, nhóm B, nhóm C và các loại công trình này được phân chia căn cứvào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình.

Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụsản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất

- Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình,phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất

- Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặtbằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện

- Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêucầu về an ninh, quốc phòng

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phươngán hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế,hiệu quả xã hội của dự án

Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trình baogồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lậpdự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án

- Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền củacác nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án Trung tâm của phương diệnnày là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư

- Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án) [1]

1.1.2.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng

Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm kheđọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Thêm vào đó, hoạt động đầu tư làhoạt động lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động để thu

Trang 19

hồi vốn lớn Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cựccủa các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế Mọi kếtquả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của củacác yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.Không những thế, các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâudài, nhiều năm Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư Cácthành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngaytại nơi nó được tạo dựng nên Do đó nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố về địalý, địa hình ở địa phương đó.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng caođời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phứctạp cũng ngày càng nhiều Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn,các công trình thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàngkhông Cho dù là nhà đầu tư hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vácđược những tổn thất to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra Thông qua việc ápdụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thực hiện các dựán công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi

Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác lậpkế hoạch Tức là phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹthuật, kinh tế tài chính, điều kiện môi trường xã hội, pháp lý liên quan Phải dựđoán được các biến động bất thường của môi trường ảnh hưởng đến công cuộcđầu tư Mọi sự đánh giá, tính toán, xem xét này đều được thể hiện trong việcsoạn thảo các dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng được soạn thảo tốtlà cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công cuộc đầu tư.[20]

1.1.2.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

- Dự án có mục đích, kết quả xác định Điều này thể hiện tất cả các dự ánđều phải có kết quả được xác định rõ Kết quả này có thể là một toà nhà, một

Trang 20

con đường, một dây chuyền sản xuất…Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợpnhiệm vụ cần thực hiện Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng, độc lập Tập hợpcác kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.

- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn Dự án làmột sự sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi Khi dự án kết thúc, kết quả dự ánđược chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải tán

- Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quancung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước Dự án nào cũng cósự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng từ dự án,các nhà Tư vấn Nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước Tuỳ theo tính chấtcủa dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trêncũng khác nhau

- Môi trường hoạt động “va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệchia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức Dự án “cạnh tranh” lẫnnhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiếtbị…Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có“hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trựctiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau…do đó, môi trường quản lý dự án cónhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động

- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao, do đặc điểm mang tính dài hạn củahoạt động đầu tư phát triển Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vậttư và lao động rất lớn để thục hiện trong một khoảng thời gian nhất định.Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư thườngcó độ rủi ro cao

Trang 21

- Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo Kết quả của dự áncó tính khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất [20]

1.1.2.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

*Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thôngqua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3

nhóm A, B, C

*Theo nguồn vốn đầu tư:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn

Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luậtvề ngân sách nhà nước [19]

1.1.2.5 Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng

Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm: Giaiđoạn hình thành dự án (Chủ trương lập dự án); giai đoạn nghiên cứu pháttriển (lập dự án); giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc

Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định quimô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định cácnhân tố và cơ sở thực hiện dự án; [1]

Trang 22

Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư

Có thể thấy trong các giai đoạn trên thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiềnđề và quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án, dự án có phát huytác dụng tối đa khi đưa vào khai thác sử dụng hay không chính là nhờ vàoviệc xác định mục tiêu đúng đắn Nội dung chủ yếu của giai đoạn chuẩn bịđầu tư là việc xây dựng dự án đầu tư Trong đó vấn đề chất lượng, tính chínhxác của các kết quả nghiên cứu tính toán và dự toán là quan trọng nhất

Đến giai đoạn thực hiện đầu tư thì vấn đề thời gian là vấn đề quan trọnghơn vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến khả năng vềvốn, thời cơ cạnh tranh của sản phẩm Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa côngtrình vào khai thác sử dụng thì việc tổ chức quản lý phát huy tác dụng các kếtquả của dự án là quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tồn tạicuả dự án

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng công trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mởrộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,

Trang 23

nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạnnhất định.

“Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngànhdùng để chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựngcông trình Theo nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tổng thể cácđề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạonhững công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định Baogồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở”.[20]

Quản lý dự án (Project Management - PM) là quá trình lập kế hoạch,theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọithành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự ánđúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được duyệt với các chi phí, chất lượngvà khả năng thực hiện chuyên biệt Nói cách khác QLDA là công việc ápdụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của Dự ánhay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các côngviệc để thực hiện được những mục tiêu đề ra

QLDA đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp nó mang tính duy nhấtkhông có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dựán nào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau,yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con ngườikhác nhau,… thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mụctiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư Cho nên việc điều hành QLDA cũng luôn thayđổi linh hoạt, không có công thức nhất định

QLDA là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án QLDAlà sự vận dụng lý luận, phương pháp quan điểm có tính hệ thống để tiến hànhquản lý có hiệu quả toàn bộ công việc có liên quan tới dự án dưới sự dàngbuộc về nguồn lực có hạn

Trang 24

Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:

- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.- Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tứclà toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án) Những công việc này tạo thành quátrình vận động của hệ thông dự án Quá trình vận động này được gọi là chu kỳtồn tại của dự án

- Mục đích của QLDA là để thực hiện được mục tiêu dự án, tức là sảnphẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Bản thân việcquản lý không phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích

- Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án Nếu tách rời các chức năng này thìdự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không đượcthực hiện Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thếchúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo

1.2.2 Mục đích của quản lý dự án đầu tư xây dựng

QLDA đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính tập thể,yêu cầu hợp tác…vì vậy nó có tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một sốmục đích chủ yếu sau:

*Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án*Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữanhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án

*Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm củacác thành viên tham gia dự án

*Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh vàđiều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giảiquyết những bất đồng

Trang 25

*Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơnĐối với những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nướcvai trò của QLDA lại càng thể hiện một cách rõ rệt vì:

- Dự án đầu tư xây dựng là những dự án có tính chất phức tạp, quy môtiền vốn lớn, máy móc, thiết bị, vật tư cần nhiều, thời gian thi công kéo dài

- Dự án đầu tư xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế xãhội nơi nó tọa lạc khi được hoàn thành

- Do sử dụng vốn của Nhà nước, nguồn vốn quản lý còn nhiều lỏng lẻovà tồn tại nhiều kẽ hở nên cần phải quản lý một cách chặt chẽ

Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quản lý hiệu quảcác dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí thất thoátnhững nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp

- Quản lý dự án nói chung là sự điều phối nỗ lực cá nhân, tập thể; đòi hỏisự hợp tác chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa các nguồn lực hạn hẹp

+ Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án.+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữanhóm quản lý dự án với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào cho dự án

+ Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm củacác thành viên tham gia dự án

+ Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh vàđiều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giảiquyết những bất đồng

+ Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.- Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ

Trang 26

thống mục tiêu dự án Một công trình dự án có quy mô lớn sẽ liên quan đếnrất nhiều bên tham gia dự án như người tiếp quản dự án, khách hàng, đơn vịthiết kế, nhà cung ứng,các ban ngành chủ quản nhà nước và công chúng xãhội Chỉ khi điều tiết tốt các Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình mốiquan hệ này mới có thể tiến hành thực hiện công trình dự án một cáchthuận lợi.

Tóm lại, quản lý dự án đầu tư xây dụng ngày càng trở nên quan trọng vàcó nghĩa trong đời sống kinh tế Trong xã hội hiện đại, nếu không nắmvững phương pháp quản lý dự án sẽ gây ra những tổn thất lớn Để tránhđược những tổn thất này và giành được những thành công trong việc quảnlý dự án thì trước khi thực hiện dự án, chúng ta phải lên kế hoạch một cáchtỉ mỉ, chu đáo

1.2.3 Quy trình quản lý dự án

Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giốngnhư các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giaiđoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án Các công việccụ thể trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau:

Trang 27

Hình 1.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực

hiện dự án

Giai đoạn vậnhành các kết

quả dự án

Báo cáođầu tư xâydựng côngtrình (báo

cáo tiềnkhả thi)

Dự án đầu tư xây dựng

XDCT(báo cáo khả thi)

Thiếtkế kỹthuật

Thiết kếbản vẽ thi

công

- Bản vẽhoàn công- Hồ sơnghiệm thu

bàn giao- Quy đổivốn đầu tư- Quyết toán

vốn đầu tư- Chứngnhận phù hợp

chất lượngcông trình- Bảo hành,

bảo trìPhần thuyết

minh dự án

Thiết kếcơ sở

Thiết kế bản vẽ thi

côngBáo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT

Thuyếtminh

- Thiết kế mẫu- Thiết kế điển

hình- Phương ánthiết kế lựa chọn

Thiết kế bản vẽthi công

Ước tínhchi phí dự

án đầu tưxây dựngXDCT

Tổng mức đầu tư

Tổngdựtoán

Dự toánchi phí dct

Tổng dự toán

Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công việc quan trọng nhất là phải lập báocáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư xây dựng công trình Trừ mộtsố trường hợp sau không cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình Đó làcác công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:Công trình xây dựng vào mục đích tôn giáo, các công trình xây dựng mới, cảitạo sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng phù hợp với quy

Trang 28

hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng trừtrường hợp người quyết định đầu tư yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng,công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 điều 33của Luật xây dựng (2014).

Cụ thể:

Nội dung cáo cáo đầu tư xây dựng công trình:

- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi vàkhó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có

- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mụccông trình bao gồm: công trình chính, công trình phụ, công trình khác; dựkiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất

- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cungcấp vật tư thiết bị, nguyên liệu năng lượng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; phươngán giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án tới môitrường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng

- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiệndự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội củadự án và phân kỳ đầu tư nếu có

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình: Nội dung của của dự án đầu

tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sởNội dung phần thuyết minh (điều 6)

- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụsản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng côngtrình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyênliệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác

- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục côngtrình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân

Trang 29

tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất- Các giải pháp thực hiện bao gồm:

+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xâydựng hạ tầng kỹ thuật nếu có

+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và côngtrình có yêu cầu kiến trúc

+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ vàcác yêu cầu về an ninh quốc phòng

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khảnăng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yếu cầuthu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xãhội của dự án

Nội dung thiết kế cơ sở: Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyếtminh và phần bản vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ

để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo− Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm:

+ Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trìnhxây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiếntrúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ

+ Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệmôi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình; sự kếtnối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào

+ Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng

− Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu

Trang 30

bao gồm+ Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trìnhxây dựng theo tuyến

+ Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiếntrúc

+ Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ+ Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thốngkỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình

Về mặt chi phí, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là lập dự toán công trình.Nội dung của dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phídự phòng [15]

1.3 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG

1.3.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Việc thu được một sản phẩm tốt, chất lượng cao đảm bảo kỹ mỹ thuật,phát huy hiệu quả giá cả hợp lý chính là bài toán đối với các Chủ đầu tư Đểlàm được điều này thì không thể phủ nhận được vai trò công tác quản lý dựán, do đó Chủ đầu tư cần cân nhắc việc lựa chọn hình thức quản lý dự án chophù hợp

Trong trường hợp này chủ đầu tư thành lập Ban QLDA để giúp chủ đầutư làm đầu mối quản lý dự án Ban QLDA phải có năng lực tổ chức thực hiệnnhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư Ban QLDA có thể thuêtư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban QLDA không có đủ điềukiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư

Trang 31

Hình 1.2 Hình thức chủ đầu trực tiếp quản lý thực hiện dự án

(Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP,

các Thông tư hướng dẫn)

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức Chủ đầu tư sử dụng bộmáy cơ quan, đơn vị của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự ánhoặc giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thựchiện dự án với hai mô hình sau:

- Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộmáy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, mô hình nàyđược áp dụng với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộmáy của Chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án

- Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA để giúp mình trực tiếp tổchức quản lý thực hiện dự án Với hình thức này thì phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Ban QLDA do Chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư.Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban QLDA do Chủ đầu tư giao

+ Ban QLDA có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của Chủđầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án

+ Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA gồm có giám đốc, các phó giám đốc,và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ Cơ cấu bộ máy phải phù hợp với nhiệmvụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và

Trang 32

tiết kiệm chi phí Các thành viên của Ban QLDA làm việc theo chế độ chuyêntrách hoặc kiêm nhiệm.

+ Ban QLDA hoạt động theo quy chế do Chủ đầu tư ban hành, chiụ tráchnhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao

+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểmtra Ban QLDA thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để đảm bảo dự án được thựchiện đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt

1.3.2 Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý thực hiện dựán đầu tư xây dựng

QLDA là hình thức Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân kháclàm tư vấn QLDA Trong trường hợp này Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụtrách đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mìnhthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiệnhợp đồng của Tư vấn quản lý dự án

Tư vấn quản lý dự án được thuê là tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lýnhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủđầu tư Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sửdụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối đểkiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

Hình 1.3 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

(Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP, các

Trang 33

Thông tưhướng dẫn)

Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức Tưvấn đó phải thành lập một tổ chức bộ máy có đủ điều kiện năng lực tổ chứcquản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án Trách nhiệm, quyền hạn cuảtư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tham gia quản lý nhưng phảiđược chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu qủa đầu tư từ nguồn vốnngân sách

Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cảthiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công, các trang thiết bị khác phục vụ

sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình, chi phí vận chuyển, kho bãi, bảoquản, thuế, bảo hiểm

Chi phí khác bao gồm chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chi phí ở giaiđoạn thực hiện đầu tư, chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử

Trang 34

1.3.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T) Thời hạn thu hồi vốn đầu tư xác địnhkhoảng thời gian số vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàn toàn, được tính

bằng công thức:

Trong đó:- Vi: số vốn đầu tư ứng trước năm thứ i- Li: lợi nhuận ròng bình quân đến năm thứ i- Ki: khấu hao tài sản cố định bình quân đến năm thứ i

Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) Giá trị hiện tại thuần là tổng lãiròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ nhất định.

Trong đó: r là tỷ suất chiết khấuNếu NPV > 0 thì dự án đó khả thi về mặt tài chính Đối với nhiều dự ánđầu tư xây dựng cơ bản đã khả thi về mặt tài chính nhưng loại trừ lẫn nhau thìphương án có NPV lớn nhất thường được chọn Nếu các phương án của lợiích dự án như nhau thì phương án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất đượcđánh giá cao nhất về mặt tài chính

Trang 35

Nhược điểm của chỉ tiêu này là phải đưa vào lãi suất chiết khấu được lựachọn, nó rất phức tạp vì có nhiều cách thức và cho kết quả khác nhau Thôngthường lãi suất chiết khấu được xác định bằng lãi suất thu lợi tối thiểu có thểchấp nhận được (vốn dài hạn, vốn ngắn hạn, vốn cổ phần,…) và lãi suất vaytrên thị trường vốn.

Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) Là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó giátrị hiện tại thuần bằng không (NPV = 0) Biểu hiện dưới dạng công thức:

IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được, nếuphải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì NPV âm, tức là thua lỗ

Khác với chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán họcnào cho phép tính trực tiếp Trong thực tế, IRR được tính thông qua phươngpháp nội suy tức là xác định một giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý các dựán đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư Các nhân tố này cóthề là khách quan, chủ quan như yếu tố về tự nhiên, con người,… bao gồm:

a) Nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư Đó làtrình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa

phương Năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư xây dựng cơbản, chất lượng thiết kế các công trình Nếu công tác thẩm định dự án đầu tưxây dựng có nhiều mặt hạn chế, hình thức, thiếu cán bộ có năng lực chuyênmôn sẽ dẫn đến chất lượng dự án sẽ không đảm bảo

Công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu phải được thực

Trang 36

hiện nhanh gọn, đơn giản Vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành phải rõràng, sự phối hợp phải nhịp nhàng, ăn khớp Ngoài ra các chính sách về quảnlý đầu tư xây dựng, đấu thầu và chỉ định thầu cũng ảnh hưởng đến việc triểnkhai các thủ tục liên quan.

b) Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả củacông tác đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Đó là các yếu tố không lường trướcđược như thiên tai, các rủi ro từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả

nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, các chínhsách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế… Các nhântố khách quan này có thể xảy ra đối với các địa phương vì vậy phải tính toán,lường trước các rủi ro để giảm các thiệt hại xảy ra

c) Các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương Các chínhsách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư bao gồm chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các chính sách về ưuđãi, chính sách thương mại, chính sách về tiền lương,… và các chính sáchlàm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như chính sách tài khóa, chính sáchtiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…

d) Côg tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng Côngtác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ mà nó được phân cấp từ trungương đến địa phương Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư xây dựng cũng như côngcuộc đầu tư nói chung

1.3.5 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lýcác dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách

Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nướcđã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa

Trang 37

đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân Tuy nhiên, do phân cấp quárộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quánhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước, thời gian thi côngkéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gâyphân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước Trong khi đó, thời gian tới vốnngân sách nhà nước rất hạn hẹp, vốn trái phiếu Chính phủ không thể pháthành tăng thêm so với năm 2011 để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát,giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dưnợ công ở mức cho phép.

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ TRONGNƯỚC

1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có bước pháttriển kinh tế khá nhanh so với các tỉnh khác Thực hiện nhất quán quan điểm“Nhà nước và nhân dân cùng làm” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra” trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là trongthực hiện GPMB

Trong các khâu thực hiện đầu tư, khâu nào có liên quan đến người dânthì chủ đầu tư và chính quyền địa phương mời nhân dân cùng bàn bạc trướckhi đi đến quyết định Nhưng hộ dân cùng chung sống với nhau tự bàn bạc,phân tích những lợi ích mang lại khi có dự án đầu tư xây dựng Đã có nhiềucông trình được GPMB rất nhanh gọn mà người dân tự nguyện không nhậntiền bồi thường, bởi họ hiểu khi nhà nước mở rộng con đường qua thửa đấtnhà mình thì giá trị phần đất còn lại cao hơn nhiều so với việc giữ nguyênmảnh đất và hạ tầng hiện tại Nhờ vậy, ở đây công tác bồi thường, hỗ trợGPMB diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bằng không dùng các hình thức phảicưỡng chế giải tỏa

Trang 38

Đà Nẵng đã thực hiện được việc mở đường, xây dựng các công trình hạtầng qua khu dân cư trong thời gian ngắn với chi phí GPMB thấp Nhờ vậy,đã tiết kiệm được thời gian, kinh phí và đầu tư nhanh hơn, nhiều hơn, có hiệuquả hơn, đồng thời an ninh chính trị lại càng được củng cố.

Do phát huy tốt vai trò cộng đồng như trên, những công trình tương tự ởnơi khác không làm được, thì ở Đà Nẵng đã làm rất nhanh nhờ sự tự giác củacộng đồng dân cư Đặc biệt, công trình lớn như cây cầu quay Sông Hàn, niềmhãnh diện của thành phố với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, thành phố phátđộng tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã huy động được 29 tỷđồng bằng đóng góp tự nguyện của nhân dân và các thành phần kinh tế, các tổchức xã hội trên địa bàn, công trình có vốn làm nhanh hơn, khang trang vàđẹp đẽ hơn Đó cũng là dấu hiệu của tinh thần đoàn kết đáng tự hào của ĐàNẵng trong xây dựng thành phố thời kỳ đổi mới…[10]

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai đã và đang sử dụng các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơbản trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch quỹ đất: Quy hoạch và điều

chỉnh quy hoạch theo hướng kết hợp với các dự án hạ tầng trọng điểm nhưsân bay Long Thành, cụm cảng nhóm 5, đường cao tốc thành phố Hồ ChíMinh - Long Thành - Dầu Giây và địa bàn các huyện, thị xã mới thành lập

Thứ hai, đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ giải tỏa:

Tăng cường quản lý quy hoạch Tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợgiải tỏa trước khi đầu tư hạ tầng Tăng cường giám sát, đồng thời phân cấpmạnh hơn cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phê duyệtphương án bồi thường và thực hiện bồi thường, hỗ trợ để GPMB

Thứ ba, từng bước nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng:

Lựa chọn địa điểm, bố trí dự án theo đúng quy hoạch, có kế hoạch sử

Trang 39

dụng đất theo hướng hiệu quả kinh tế - xã hội, bố trí dự án phù hợp với tiêuchuẩn, định mức về nhiệm vụ và công suất của dự án Quy định những cơ chếkiểm soát mạnh trong các khâu của quá trình đầu tư nhằm nâng cao chấtlượng của các dự án đầu tư xây dựng.

Thứ tư, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triểnbền vững, ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nângcao chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soátô nhiễm

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ và thể chất của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, thông qua phát triểngiáo dục, đào tạo bồi dưỡng cùng với sự chăm sóc về y tế, văn hóa, thể dụcthể thao… là yếu tố nền tảng đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ

Đối với nguồn lao động chất lượng cao, tổ chức thực hiện chương trìnhđào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020, đồng thờidành kinh phí tuyển dụng một số học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức giỏiđưa đi đào tạo trong nước và ngoài nước thuộc các ngành chất lượng cao cầnthiết cho tỉnh.[9]

1.4.3 Kinh nghiệm tỉnh Cà Mau

Ban Quản lý dự án được kiện toàn theo quyết định số832/QĐ-SXD/2015 về việc Kiện toàn Ban Quản lý dự án xây dựng công trìnhthuộc Sở xây dựng tỉnh Cà Mau

Cơ cấu tổ chức: Ban Quản lý dự án có Trưởng ban, các Phó Trưởng banvà các cán bộ viên chức tham mưu, giúp việc biên chế cụ thể do Giám đốc Sởxây dựng quyết định Quá trình hoạt động sử dụng bộ máy của phòng Kếhoạch Tài chính Sở để thực hiện công việc tài chính, kế toán của đơn vị

Trang 40

Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau là một đơn vị đạidiện chủ đầu tư (Sở xây dựng) quản lý lĩnh vực đầu tư công trình xây dựng,khối lượng công việc là rất lớn nhưng lại sử dụng bộ máy phòng kế hoạch tàichính của Sở để thực hiện công việc tài chính, kế toán của đơn vị Do vậy trênthực tế việc thanh, quyết toán của nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, khốilượng công việc bị ùn tắc.[21]

Ngày đăng: 08/09/2024, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Tên bảng Trang - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
ng Tên bảng Trang (Trang 7)
Hình Tên hình Trang - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
nh Tên hình Trang (Trang 9)
Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 1.1 Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư (Trang 22)
Hình 1.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 1.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng (Trang 27)
Hình 1.2. Hình thức chủ đầu trực tiếp quản lý thực hiện dự án (Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP, - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 1.2. Hình thức chủ đầu trực tiếp quản lý thực hiện dự án (Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP, (Trang 31)
Hình 1.3. Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án (Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP, các - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 1.3. Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án (Nguồn: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, nghị định số 37/2015/NĐ-CP, các (Trang 32)
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành trong nền kinh tế - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành trong nền kinh tế (Trang 49)
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2017 - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2017 (Trang 52)
Bảng 2.3. Tốc độ tăng Giá trị sản xuất của các ngành giai đoạn2010-2017 - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.3. Tốc độ tăng Giá trị sản xuất của các ngành giai đoạn2010-2017 (Trang 54)
Bảng 2.4. Điểm phần trăm tăng trưởng của các ngành - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.4. Điểm phần trăm tăng trưởng của các ngành (Trang 56)
Bảng 2.5 Tỷ lệ VĐT/GTSX giai đoạn 2010-2017 - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.5 Tỷ lệ VĐT/GTSX giai đoạn 2010-2017 (Trang 62)
Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2017 - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2017 (Trang 62)
Hình 2.2 Phân cấp quyết định đầu tư xây dựng cơ bản - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 2.2 Phân cấp quyết định đầu tư xây dựng cơ bản (Trang 64)
Hình 2.3. Quy trình quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 2.3. Quy trình quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản (Trang 67)
Bảng 2.8. Tình hình quyết  toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn thành trong - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.8. Tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án đã hoàn thành trong (Trang 69)
Hình 2.4. Sơ đồ thực hiện công tác quản lý thời gian và tiến độ  (Nguồn : Phòng kế hoạch Ban QLDA DAĐTXD Đại Lộc) Trong công tác chuẩn bị đầu tư: Về cơ bản, công tác khảo sát thiết kế, - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 2.4. Sơ đồ thực hiện công tác quản lý thời gian và tiến độ (Nguồn : Phòng kế hoạch Ban QLDA DAĐTXD Đại Lộc) Trong công tác chuẩn bị đầu tư: Về cơ bản, công tác khảo sát thiết kế, (Trang 71)
Bảng 2.9.Các sai sót trong công tác thiết kế và dự toán - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.9. Các sai sót trong công tác thiết kế và dự toán (Trang 72)
Bảng 2.10. Thống kế số lượng các dự án bị các sai sót trong công tác thiết - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Bảng 2.10. Thống kế số lượng các dự án bị các sai sót trong công tác thiết (Trang 74)
Hình 2.5. Nghiệm thu khối lượng thi công - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại bàn Huyện Đại Lộc
Hình 2.5. Nghiệm thu khối lượng thi công (Trang 80)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w