1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, việc chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Bắc Trung Bộ” làm luận văn tốt nghiệp là đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, góp phần giúp Sacombank nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH ĐOAN TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TẠI CÁC CHI NHÁNH NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN KHUVỰC BẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH ĐOAN TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TẠI CÁC CHI NHÁNH NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN KHUVỰC BẮC TRUNG BỘ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGMã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN NGỌC VŨ

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong đề cương là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả đề cương

Huỳnh Đoan Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU 1

1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1

2 Tính cấp thiết của đề tài 6

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

7 Kết cấu luận văn 10

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁTNỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.1 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 12

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại 12

1.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong hoạt động Ngân hàng ThươngMại 12

1.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 14

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ 15

1.1.5 Các phương pháp, kỹ thuật sử dụng trong quá trình kiểm soát nộibộ 17

1.2 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 19

1.2.1 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ NHTM 19

1.2.2 Nội dung kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại 20

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ trong NHTM 26

Trang 5

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ trong

2.1.1 Quá trình hình thành & phát triển của Sacombank 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank 35

2.1.3 Hoạt động của Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ 37

2.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG SACOMBANK– KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 41

2.2.1 Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tại Sacombank 41

2.2.2 Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ tại Sacombank – KV BắcTrung Bộ 48

2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại Sacombank – KV BắcTrung Bộ 51

2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁCKIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SACOMBANK – KHU VỰC BẮC TRUNGBỘ 71

2.3.1 Nhân tố con người 71

2.3.2 Hệ thống văn bản lập quy & chính sách kiểm soát nội bộ 72

2.3.3 Quy trình tác nghiệp & phương pháp kiểm soát 72

2.3.4 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ 73

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠINGÂN HÀNG SACOMBANK – KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ TRONGNĂM 2016 74

Trang 6

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 79

3.1.1 Vấn đề đặt ra từ thực trạng kiểm soát nội bộ tại Sacombank –Khu vực Bắc Trung Bộ 79

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanhSacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2017 -2022 81

3.1.3 Nhiệm vụ của công tác kiểm soát nội bộ của Sacombank – Khuvực Bắc Trung Bộ trong thời gian đến 82

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘIBỘ TẠI SACOMBANK – KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 85

3.2 1 Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát 85

3.2.2 Ghi nhận và đánh giá rủi ro 87

3.2.3 Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm 88

3.2.4 Thông tin và truyền thông 90

3.2.5 Giám sát và điều chỉnh sai sót 91

Trang 7

3.3.3.Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả hoạt động95

3.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 963.4.1 Kiến nghị đối với HĐQT & Ban Kiểm Soát Sacombank 963.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước- Cần áp dụng cácnguyên tắc BASEL vào Việt Nam 97KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99

KẾT LUẬN 100DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATM : Automatic Teller Machine

NHNH : Ngân hàng nhà nướcNHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanhPGD : Phòng giao dịch

POS : Point Of Sales – Đơn vị chấp nhận thẻSACOMBANK : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

TCTD : Tổ chức kiểm soát nội bộTMCP : Thương Mại Cổ PhầnVPDD : Văn phòng đại diện

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân nhóm ngân hàng dựa trên vốn điều lệ tại 31/12/2016 34Bảng 22: Hệ thống mạng lướii hoạt động 34Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ 3 năm 2014-2016 38Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát 53Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về ghi nhận và đánh giá rủi ro 58Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm 61Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 64Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về giám sát và điều chỉnh sai sót 68

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank 35Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Sacom Bank khu vực Bắc Trung Bộ 37Hình 2.3: Mô hình tổ chức kiểm soát 3 cấp 42

Trang 11

MỞ ĐÀU1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo một sốbài báo khoa học, luận văn thạc sỹ đã được công bố có nội dung tương tự làm nền tảngcho quá trình hoàn thành luận văn như sau:

* Các luận văn thạc sỹ từ năm 2010 – 2013:

(i) Luận văn “Tăng cường Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động Kiểm soát nội bộ tạicác Chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Miền trung” của học viên Dương Thị Việt Hiền,Đại Học Đà Nẵng, thực hiện năm 2010.

Luận văn nghiên cứu đầy đủ, chi tiết thực trạng công tác Kiểm soát nội bộ của cácChi nhánh trong khu vực Miền Trung, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra các tồntại đó, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường công tác KSNB trong hoạt động Kiểm soátkiểm soát nội bộ như:

- Tuân thủ nguyên tắc phân chia trách nhiệm: phân quyền, uỷ quyền trong quá trìnhxét duyệt cho vay và giải ngân

- Đổi mới quy trình kiểm tra sau cho vay

- Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

- Phát triển và hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đáp ứng theo yêu cầuphát triển của thời đại mới

- Nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm soát nội bộ

Tuy nhiên đề tài chưa đưa đi sâu và phân tích các nội dung cần hoàn thiện cụ thểcũng như chưa mạnh dạn đưa ra những đề xuất mang tính cốt lõi nhằm khắc phục nhữngrủi ro hoạt động kiểm soát nội bộ do chủ quan từ góc độ của CBTD, Lãnh đạo phòng banvà Ban giám đốc Chi nhánh Bên cạnh đó, đề tài chưa đề cập nhiều đến vấn đề Phânquyền - uỷ quyền trong hoạt động thẩm định hồ sơ cho vay; rủi ro trong công tác giảingân và giám sát hoạt động sau cho vay cho mục đích sử dụng vốn vay

(ii) Luận văn “Hoàn thiện công tác Kiểm soát nội bộ hoạt động Kiểm soát nội bộ tạiNHNo&PTNT Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị Quỳnh Tâm, trường Đại Học Đà

Trang 12

Nẵng thực hiện năm 2013.

Luận văn thể hiện được toàn bộ quy trình, tổ chức thực hiện và chỉ ra được nhữngtồn tại mà Kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNT đang vướng mắc Thể hiện qua tỷ lệ nợxấu tăng đều theo hằng năm, các lỗ hổng của quy trình kiểm soát mục đích sử dụng vốncủa CBTD và Chi nhánh Các rủi ro khác về nhận định chủ quan của CBTD: năng lực tàichính, cơ cấu nguồn vốn và chứng từ pháp lý đảm bảo của khách hàng ngân hàng thươngmại Rủi ro về cơ cấu dư nợ cho vay Ngân hàng thương mại lớn là các tập đoàn kinhdoanh nhà nước

Tác giả cũng đề ra được các nội dung quan trọng và một số giải pháp để hoàn thiệncông tác Kiểm soát nội bộ:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Kiểm tra nội bộ hoạt động kiểmsoát nội bộ

- Ban hành cẩm nang hướng dẫn khai thác dữ liệu trên hệ thống IPCAS phục vụ chohoạt động KSNB hoạt động kiểm soát nội bộ

- Giám sát từ xa đối với các hoạt động kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh

- Xây dựng và phát triển mô hình KSNB tập trung đối với các chi nhánh thuộcVPDD quản lý

- Ban hành quy trình KSNB thống nhất trong toàn hệ thống

- Tăng cường kiểm tra, phúc tra hoạt động kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh

- Tổ chức giao ban định kỳ công tác KT KS hoạt động kiểm soát nội bộ tại các chinhánh

Tuy nhiên, đề tài chỉ dựa trên căn cứ chủ yếu về quy trình, quy định nội bộ, và cáchthức tổ chức thực hiện công tác Kiểm soát nội bộ Trong khi đó chưa có phương án kiểmsoát, phòng ngừa các rủi ro phát sinh về mặt nhận thức và yếu tố chủ quan của con người.Đặc biệt là CBTD tại chi nhánh, CB kiểm soát rủi ro và CB thẩm định dự án.

(iii) Luận văn “Hoàn thiện công tác Kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàngTMCP Sacombank” của tác giả Lương Duy Hưng, trường Đại Học Đà Nẵng năm 2014;

Luận văn nêu đầy đủ, chi tiết tình hình sau Kiểm toán của khu vực 16 gồm 4 Chinhánh: Quảng ngãi, Bình định, Phú Tài, Phú yên Tác giả đã nêu ra được thực trạng cấp

Trang 13

phát kiểm soát nội bộ cũng như cảnh báo được những rủi ro nhìn thấy được, các yếu tốnày đã lặp đi lặp lại nhiều lần và chưa có quy chế để xử lý triệt để

Tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính tổng thể, trong đó có yếu tố quan trọnglà áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát kiểm soát nội bộ và KTNB Vớicông nghệ thông tin ngày càng phát triển và mang sứ mệnh ngày càng lớn thì việc ápdụng CNTT là điều tất yếu và phù hợp xu thế của thế giới.

Tuy nhiên có những khoảng trống mà tác giả chưa làm rõ được như là: công tác tựchấn chỉnh của các chi nhánh, công tác kiểm soát từ xa của bộ phận nghiệp vụ KTNB,công tác ngăn ngừa.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thựctiễn, nghiên cứu quy trình công tác Kiểm soát nội bộ của các Chi nhánh Mỗi ngân hàngcó những quy định khác nhau do đó thực tiễn phát sinh tại mỗi đơn vị cũng khác nhau nêngiải pháp hoàn thiện cũng có sự khác nhau của mỗi đề tài.

* Các bài báo trên tạp chí khoa học

(i) Bài viết “Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát nội bộ tại cácngân hàng thương mại” của tác giả Ths Nguyễn Kim Quốc Trung đăng trên Tạp chí tàichính số 29/7/2017.

Bài viết triển khai nghiên cứu mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soátnội bộ tại các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước ở Việt Nam từ 2009-2016,qua đó, trình bày cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ nhằm làm nổi bật nhu cầu của việcthực hiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng(hồi quy tổng hợp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên), cho thấyquan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát nội bộ.

Ngoài các yếu tố của KSNB, mô hình còn chịu tác động bởi các biến kiểm soát,trong đó có biến vĩ mô tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP và biến vi mô tỷ lệ đòn bẩytài chính, quy mô ngân hàng Trong đó, yếu tố quy mô ngân hàng mang ý nghĩa thống kêvới khoảng tin cậy 95%.

(ii) Bài viết “Tăng cường kiểm soát nội bộ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương

mại” của tác giả Ths Ngô Như Vinh & Ths Hoàng Thanh Hạnh, đăng trên tạp chí Tài

Trang 14

Chính số 01/9/2014

Bài viết đã cung cấp và đưa ra được những thủ thuật gian lận phổ biến thông qua gócnhìn của Kiểm soát nội bộ, qua đó có thể nhận diện - đánh giá các rủi ro thông tin trongbáo cáo tài chính, trong bộ phận kế toán

Tác giả cũng cho rằng mức độ chấp nhận rủi ro của một đơn vị giúp nhà quản lý biếtđược làm thế nào để đối phó với rủi ro gian lận Trong giải quyết rủi ro gian lận, đơn vịluôn phải thận trọng để đảm bảo rằng các kiểm soát phòng ngừa gian lận hoạt động cóhiệu quả và được thiết kế thích hợp.

(iii) Bài viết “Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo luật kế toán năm

2015” của tác giả PGS TS Thịnh VănVinh, đăng trên tạp chí Tài Chính số 27/11/2016Tác giả đã đưa ra được các vấn đề cốt lõi lớn của Kiểm soát nội bộ, Mục tiêu hoạtđộng và mục đích của ngân hàng thương mại khi thiết lập hệ thống KSNB và các yếu tốcấu thành nên Kiểm soát nội bộ

Theo Luật Kế toán 2015 , “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiệntrong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp vớiquy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạtđược yêu cầu đề ra”.

Từ đó các ngân hàng thương mại có cơ sở tham chiếu để thiết lập và bám sát theo nội dung KSNB của đơn vị theo quy định của pháp luật.

* Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu tổng quan các tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy có nhiềuvấn đề khoảng trống mà các tác giả trước chưa tìm hiểu để thực hiện nghiên cứu trong đềtài lần này Cụ thể:

- Các đề tài trước đây chỉ tập trung vào nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soátnội bộ mảng kiểm soát nội bộ mà chưa tập trung vào nghiên cứu hoàn thiện quy trìnhkiểm soát nội bộ tại các mảng khác như tiền gửi, ngân quỹ, kiểm soát chi phí, kiểm toánquy trình…

- Các đề tài trước đây chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi Chi nhánh hoặc trongphạm vi chung toàn ngân hàng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu việc hoàn thiện hệ

Trang 15

thống kiểm soát nội bộ tại từng vùng/khu vực riêng biệt Đặc biệt tại các ngân hàngchuyên về bán lẻ & có mạng lưới trải rộng từ thành thị đến nông thôn thì mô hình tổ chứckiểm soát càng cần đòi hỏi tính chuyên sâu & đặc thù hoàn toàn khác biệt.

- Tại Khu vực Bắc Trung Bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) chưa thực hiện nghiên cứu hệ thống hóa lý luận & đánh giá thực tiễn, hiệuquả của công tác kiểm soát nội bộ đang triển khai tại các chi nhánh/phòng giao dịch.

Do đó nhìn nhận những khoảng trống trên sẽ được tác giả nghiên cứu để hoàn thiện& nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sacombank – Khu vựcBắc Trung Bộ.

Các công trình nghiên cứu tương tự tại Sacombank: Hiện chưa có công trình nghiêncứu, bài báo, đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ tương tự nào thực hiện tại Sacombank –Khu vực Bắc Trung Bộ Việc nghiên cứu lần này để đánh giá những mặt thành công,đồng thời phân tích những mặt chưa đạt, những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộtại khu vực từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm cải tiến, nâng cao hơn nữa côngtác kiểm soát nội bộ tại Sacombank – Khu vực Bắc Trung Bộ.

2 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình trung gian tài chính đóng vai trò vôcùng quan trọng trong nền kinh tế Sức khỏe của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớntới sự vững mạnh của hệ thống tài chính quốc gia cũng như nền kinh tế nói chung Trongnhững năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hìnhtổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệthống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành, hoạt động nghiệp vụvà đặc biệt là xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả để ngăn ngừa các loại rủi rophát sinh, sớm phát hiện các sai sót và gian lận trong tác nghiệp

Từ năm 2009 đến nay, ngành Ngân hàng chứng kiến hàng loạt các sự vụ rủi ro gâytổn thất lớn lên đến hàng ngàn tỷ, chục ngàn tỷ và hàng trăm sự vụ lớn nhỏ khác tại tất cảcác Ngân hàng trong hệ thống Các sự vụ không chỉ tập trung ở lĩnh vực kiểm soát nội bộvới các sai phạm liên quan đến cố ý làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn, lơ là trongcông tác quản chấp hàng hóa, hàng tồn kho… mà còn trải rộng trên các lĩnh vực khác như

Trang 16

sai phạm trong hoạt động tiền gửi, giả mạo sổ tiết kiệm, chi ngoài trái quy định Pháp luật,đem tiền Ngân hàng gửi tại các TCTD khác để hưởng lãi suất cao…; sai phạm trong việcthực hiện quy trình thu chi, vi phạm quy định an toàn kho quỹ… Việc xuất hiện càngnhiều ngân hàng cho thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bên cạnh mục tiêu phát triển bền vững của các ngânhàng là một đòi hỏi tất yếu Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống kiểm soát nội bộ ngàycàng phải được hoàn thiện hơn nữa.

Mặc dù Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã ban hành thông tư số NHNN ngày 29/12/2011 về việc “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toánnội bộ của Tổ chức kiểm soát nội bộ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, nhưng thông tưchỉ mang tính là công cụ giám sát đối với ngân hàng nhà nước và việc áp dụng thông tưnày của các NHTM chỉ dừng ở việc gửi các báo cáo được yêu cầu cho cơ quan Thanh tragiám sát Các NHTM chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống KTKSNBtại NHTM làrất cần thiết nhằm giúp cho cấp lãnh đạo nhằm hiểu rõ hơn về hệ thống KTKSNB, từ đógiảm thiểu được các lo ngại về rủi ro để tập trung vào chiến lược phát triển Đặc biệt, tạiNHTMCP Sài Gòn Thương Tín vốn nổi tiếng về thế mạnh bán lẻ với mạng lưới rộngkhắp cả nước thì yêu cầu xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng chuẩn mực quốctế, phù hợp với đặc thù địa lý trải rộng trên toàn quốc với nhiều vùng văn hóa/kinh tếkhác nhau lại càng trở nên quan trọng hơn trong công tác quản trị điều hành ngân hàng.

44/2011/TT-Vì vậy, việc chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánhNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Bắc Trung Bộ” làm luận văn tốt

nghiệp là đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, góp phần giúp Sacombank nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh và khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

3 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu chung

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Khu vực Bắc trung bộ, để tìm ra những hạn chế, tồntại; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại NH nàytrong thời gian đến.

Trang 17

b Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát nội bộ của NHTM.

- Phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương tín – Khu vực Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017.

- Trên cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và triển khai các công cụkiểm soát mới phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ, sản phẩm hiện đại,đặc thù địa lý và thực tế phát sinh.

c Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết được các câu hỏinghiên cứu sau:

- Khái niệm kiểm soát nội bộ trong NHTM là gì? Nội dung & đặc điểm của kiểmsoát nội bộ trong ngân hàng? Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng?

- Hoạt động kiểm soát nội bộ diễn ra trong ngân hàng như thế nào? Những tồn tạinào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nội bộ trong hoạt động kiểm soát nội bộ, nguồnvốn, dịch vụ, ngân quỹ?

- Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực BắcTrung Bộ chịu tác động của hoạt động kiểm soát nội bộ ra sao? Kiểm soát nội bộ có tácđộng tích cực nào đến mục tiêu hoạt động an toàn, bền vững tại các Chi nhánh?

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nên làm gì để nâng cao hoạt động kiểmsoát nội bộ? Những nội dung gì cần được đề xuất cải tiến, chỉnh sửa để nâng cao hiệu quảcông tác kiểm soát nội bộ?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn vềcông tác kiểm soát nội bộ tại TMCP Sài Gòn Thương tín – Khu vực Bắc trung bộ.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát nộibộ và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàngSacombank

- Về không gian: đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu

Trang 18

vực Bắc Trung Bộ Đề tài được thực hiện nghiên cứu từ thực trạng hoạt động của 9 chinhánh thuộc 8 tỉnh thành Khu vực Bắc Trung Bộ (từ tỉnh Quảng Ngãi đến tỉnh Nghệ An).

- Về thời gian: các số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2015-2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp một số phương pháp như:

Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin:

Bên trong: Thông qua thu thập các báo cáo hoạt động marketing của ngân hàng.Bên ngoài: giáo trình, sách, báo chí, tài liệu liên quan đến hoạt động marketing trựctiếp trong kinh doanh ngân hàng.

Phương pháp diễn giải:

- Nội dung: Giải thích tình hình hoạt động marketing trực tiếp qua những diễn biếnthực tế tại ngân hàng này

- Mục đích: Đưa ra những lập luận, giả thiết để từ đó rút ra những kết luận, đánhgiá về hoạt động marketing trực tiếp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chinhánh Đà nẵng.

Phương pháp tổng hợp:

Từ các đánh giá, nhận xét trong quá trình phân tích số liệu ở từng mặt, từng khíacạnh nội dung nghiên cứu, tiến hành tổng hợp lại để nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhằmđưa ra kết luận chung, đánh giá mới mang tính tổng quát, tìm ra được bản chất, quy luậtvận động của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trongluận văn, các thông tin được tổng hợp lại để rút ra kết luận đều từ việc phân tích dựa trêncác thông tin, số liệu cụ thể để chứng minh.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về Kiểm soát nội bộ trong

Trang 19

ngân hàng.

- Về mặt thực tiễn: Phân tích và đánh giá hoạt động Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Bắc trung bộ, nhận định những thành công, tồntại và nguyên nhân nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Kiểm soátnội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Bắc trung bộ.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản củaluận văn được chia làm ba chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động Kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương

Chương 2: Thực trạng hoạt động Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín – Khu vực Bắc trung bộ.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Kiểm soát nội bộ

tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Khu vực Bắc trung bộ

Trang 20

Tại Việt Nam NHTM được định nghĩa như sau: là một tổ chức kinh doanh tiền tệ màhoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi khách hàng với trách nhiệm hoàn trảvà sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiệnthanh toán.

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chínhmà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiềngửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiềudịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội

1.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong hoạt động Ngân hàng Thương Mại

a Khái niệm kiểm soát nội bộ

Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu kiểm soát nội bộ đã dẫn đếnsự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau Hiện nay, định nghĩa được chấp nhận rộng rãilà định nghĩa của COSO.

Báo cáo của COSO được công bố dưới tiêu đề Kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợpnhất (Internal Control – Intergrated framework) đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ nhưsau:

Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi nhà quản lý, hội đồng quản trị vàcác nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạtđược các mục tiêu sau đây:

- Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động

Trang 21

- Sự tin cậy của báo cáo tài chính- Sự tuân thủ pháp luật và các quy định

Trong nước Anh, Viện kiểm toán nội bộ đã định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau:Kiểm soát nội bộ là một phần của quá trình quản lý, nó là những hoạt động đượcnhững người quản lý tiến hành lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách hữuhiệu nhằm tạo ra một mức độ đảm bảo cần thiết để đạt được những mục tiêu sau:

- Hoàn tất các mục tiêu và mục đích đã được đề ra cho các hoạt động và các chươngtrình.

- Tính kinh tế và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực; tính trung thực và độ tincậy của thông tin.

- Sự tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và các quy định.

b Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

* Theo tài liệu đề cập đến một định nghĩa trong báo cáo của Viện Tiền Tệ Châu Âu“Hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tài chính” rút ra từ hai định nghĩa của Việnkiểm toán viên nội bộ và của COSO:

Một hệ thống kiểm soát nội bộ có thể xem là một quá trình, bao gồm tất cả các hoạtđộng như kiểm soát, tài chính… do Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, Ban Tổng GiámĐốc và các cá nhân thực hiện để đảm bảo đạt được các yêu cầu sau:

- Thực hiện thành công mục đích và mục tiêu đề ra- Sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả

- Kiểm soát một cách thích hợp các rủi ro xảy ra và an toàn tài sản

- Đảm bảo tính tin cậy và thống nhất của các thông tin tài chính và thông tin quản lý.- Tuân theo các quy định và luật pháp cũng như chính sách, kế hoạch, các quy tắc vàquy trình nội bộ.

* Theo quy định tại thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về Hệthống kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ của tổ chức kiểm soát nội bộ, chi nhánh ngânhàng nước ngoài thì:

Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nộibộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm soát nội bộ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được

Trang 22

xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm đảmbảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

1.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Mỗi đơn vị thường có mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiếnlược cần thực hiện Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể chotừng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cầnthiết lập thành ban nhóm:

- Mục tiêu hoạt động: các chính sách mà Ngân hang đưa ra phải được đảm bảo vềtính hiệu quả và an toàn trong hoạt động, đảm bảo việc bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản vàcác nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, hiệu quả Do đó, Ngân hàng phải có khả năngkiểm soát và phòng chống được các rủi ro mà ngân hang gặp phải trong toàn bộ các hoạtđộng quản lý, điều hành, tác nghiệp.

- Mục tiêu thông tin: Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trungthực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời Ngân hang phải có được một hệ thống sổ sách, hồ sơ,báo cáo tài chính và hoạt động báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời để cungcấp cho các cấp điều hành của Ngân hàng, các cơ quan chức năng giám sát Ngân hang vàcác đối tác bên ngoài khi cần thiết Thông tin gửi tới HĐQT, Ban điều hành và các đốitượng khác phải đáng tin cậy, đầy đủ và trung thực để họ có thể dựa vào thông tin này đểđưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoặc tác nghiệp đúng đắn.

- Mục tiêu tuân thủ: Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định, quy trìnhnội bộ Mọi nghiệp vụ và hoạt động trong Ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, cáccơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, các chiến lược, các chính sách kinh doanh và quytrình nghiệp vụ mà các cấp lãnh đạo quản lý và điều hành của Ngân hàng đã quy địnhtrong các văn bản quy phạm và có tính quy phạm.

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo báo cáo của Ủy ban BASEL 1998, hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạtđộng ngân hàng hiệu quả bao gồm 13 nguyên tắc để giúp cơ quan giám sát đánh giá hệthống kiểm soát nộ bộ ngân hàng, đó là các nguyên tắc về:

Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát;Ghi nhận và đánh giá rủi ro;

Trang 23

Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm;Thông tin và truyền thông;

Giám sát và điều chỉnh sai sót nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu như sau:Những hoạt động có hữu hiệu và hiệu quả;

Sự đáng tin cậy, đầy đủ và kịp thời của các thông tin quản trị và tài chính;Tuân thủ các qui định và luật hiện hành.”

Nội dung 13 nguyên tắc sẽ được khái quát tại Bảng 1.1 dưới đây nhằm:

Bảng 1.1: Khái quát các nguyên tắc về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

- HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về việc xây dựng và duy trì

Nguyên tắc về: HTKSNB phù hợp và hiệu quả.

- BĐH chịu trách nhiệm đề ra các Chính sách Kiểm soát nội bộSự giám sát của

phù hợp, đồng thời giám sát sự đầy đủ và hiệu quả củaNhà quản lý và

văn hóa kiểm soátHTKSNB đó.

- HĐQT và BĐH khuyến khích các chuẩn mực đạo đức.

- Những rủi ro nghiêm trọng được phát hiện và liên tục đánh giá.

Nguyên tắc về: Trong đánh giá phải tính đến mọi rủi ro mà ngân hàng có thể

Ghi nhận vàđối mặt Xử lý thỏa đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủiđánh giá rủi ro ro trước đó chưa được kiểm soát.

Nguyên tắc về: - Hoạt động kiểm soát phải là một phần không thể thiếu trong

hoạt động hàng ngày của ngân hàng: bao gồm cả việc rà soátCác hoạt động

của cấp trên, hoạt động, kiểm tra tuân thủ, phê duyệt, kiểmkiểm soát và

chứng từ, đối chiếu.phân chia

trách nhiệm - Phân công tách bạch các nhiệm vụ.

Trang 24

- Thông tin phải tin cậy, kịp thời, đầy đủ và được cung cấp dưới

Nguyên tắc về: dạng thức thống nhất.

Thông tin và - Các hệ thống phải an toàn, được giám sát độc lập và hỗ trợ bởicác phương án khẩn cấp phù hợp.

truyền thông

- Có các kênh thông tin hiệu quả.

- Giám sát các rủi ro chính phải là một phần trong hoạt động

Nguyên tắc về: hàng ngày có đánh giá định kỳ.

Giám sát và - KTNB phải báo cáo trực tiếp cho HĐQT hay UBKT và BĐH.- Những vấn đề KSNB nghiêm trọng phải được báo cáo chođiều chỉnh sai sót

(Nguồn: Principles for the Assessment of Internal Control Systems)

1.1.5 Các phương pháp, kỹ thuật sử dụng trong quá trình kiểm soát nội bộ

Khi tiến hành các cuộc kiểm soát nội bộ, kiểm tra viên & các đoàn kiểm tra có thể sửdụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập bằng chứng, xác minh và đánh giá thôngtin Sau đây là một số phương pháp chủ yếu áp dụng:

a Phương pháp kiểm soát cơ bản: là phương pháp dùng để thu thập bằng chứng về

mức độ trung thực, hợp lý của số liệu kế toán Phương pháp này bao gồm 2 bộ phận:- Phương pháp phân tích: là việc so sánh các thông tin, nghiên cứu các mối quan hệbằng các tỷ lệ, các chỉ số để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường, chẳnghạn mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Sử dụng phương phápphân tích để giúp kiểm tra viên làm việc khoa học, có phạm vi hợp lý thu thập các bằngchứng để phân tích, nhận xét và củng cố thông tin nhằm đưa ra ý kiến xác đáng trong báocáo Sử dụng phương pháp phân tích để xét lại tổng thể các thông tin từ đó đi đến kết luậnmột cách tổng quát về tính hợp lý của các thông tin đó.

- Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư: Phương pháp này thường đượcsử dụng để kiểm tra các đối tượng riêng lẻ nhằm nhấn mạnh vào chiều sâu của các vấn đềhoặc các đối tượng có quy mô nhỏ, có nghiệp vụ không phức tạp; tuy nhiên phương pháp

Trang 25

này có thể xảy ra những rủi ro nằm trong mối tương quan giữa các đối tượng, đồng thờitốn kém về nhân lực và thời gian.

b Phương pháp kiểm tra, kiểm soát: Là phương pháp thực hiện các thử nghiệm để

thu thập các bằng chứng, đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ mà kiểm tra viên dựavào để kiểm soát là một hệ thống có hiệu quả Phương pháp này được sử dụng dựa vào hệthống kiểm soát nội bộ là chủ yếu, để kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống này đểtừ đó có những kiến nghị phù hợp.

c Phương pháp đối chiếu: Bao gồm phương pháp đối chiếu trực tiếp và phương

pháp đối chiếu logic.

- Phương pháp đối chiếu trực tiếp: là phương pháp mà kiểm tra viên tiến hành sosánh đối chiếu về mặt lượng của cùng một chỉ tiêu trên các tài liệu khác nhau (các chứngtừ kiểm tra) để tìm ra sai sót, gian lận về chỉ tiêu đó.

- Phương pháp đối chiếu logic: là việc nghiên cứu các mối liên hệ bản chất giữa cácchỉ tiêu có quan hệ với nhau thông qua việc xem xét mức biến động tương ứng về trị sốcủa các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp, song có thể có mức biến động khác nhautheo nhiều hướng khác nhau.

d Phương pháp điều tra: là phương pháp kiểm tra mà theo đó bằng cách này cách

khác, kiểm tra viên tiếp cận đối tượng cần kiểm tra nhằm tìm hiểu, thu thập các thông tincần thiết về tình huống, thực chất, thực trạng của một số sự vụ, bổ sung căn cứ cho việcđưa ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận kiểm tra.

1.2 NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ NHTM

Với các mục tiêu như trên, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ngân hàng có các

nhiệm vụ sau:

- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ: Các thủ tục kiểm soát phải

được thiết kế sao cho hướng các nghiệp vụ kinh tế xảy ra đúng nguyên tắc quy định,nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thiệt hại trongkinh doanh.

- Bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh: Hầu hết các tài sản

Trang 26

của ngân hàng đều không thể kiểm đếm được Những tài sản này bao gồm một giá trị lớncác khoản phải thu như phải thu tiền vay, phải thu tiền lãi, khoản dự phòng nợ khó đòi…đòi hỏi ngân hàng phải đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế một quy trình chặt chẽ đảmbảo kiểm soát được đầy đủ các tài sản của ngân hàng.

- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh: Cơ cấu kiểm soát nội bộ cần được

thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chính sách kinh doanh của ngân hàng đượctất cả các nhân viên ngân hàng chấp hành Chẳng hạn cần phải thiết kế các biện phápkiểm tra để đảm bảo các cán bộ kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện các khoản cho vay đúngtheo quy định của ngân hàng.

1.2.2 Nội dung kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại

Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức HTKSNB giữa các đơn vị vì tùy thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau, thế nhưng bất kỳ một HTKSNB nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơbản Ta có thể khái quát các bộ phận hợp thành HTKSNB như sau:

Bảng 1.2: Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

- Tính chính trực và giá trị đạođức.

- Đảm bảo về năng lực.

Tạo ra sắc thái chung của một tổ chức; - Hội đồng quản trị và Ủy bankiểm toán.

Môi trường chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi

- Triết lý quản lý và phong cách

kiểm soát người trong tổ chức; là nền tảng cho tất

điều hành.cả bộ phận khác của kiểm soát nội bộ.

- Cơ cấu tổ chức.

- Phân định quyền hạn và tráchnhiệm.

- Chính sách về nhân sự.Đơn vị phải nhận biết và đối phó được

Đánh giá với các rủi ro bằng cách thiết lập mục- Xác định mục tiêu của đơn vị.

Trang 27

tiêu của tổ chức và hình thành một cơ- Nhận dạng rủi ro.

rủi ro

chế để nhận dạng, phân tích và đánh- Phân tích và đánh giá rủi ro.giá rủi ro liên quan.

Trang 28

- Phân chia trách nhiệm đầy đủ.Các chính sách và các thủ tục kiểm soát - Kiểm soát quá trình xử lýđể giúp đảm bảo là những chỉ thị củathông tin.

Hoạt động Nhà quản lý được thực hiện và có các- Kiểm soát vật chất.

kiểm soát hành động cần thiết đối với các rủi ro- Kiểm tra độc lập việc thựcnhằm thực hiện các mục tiêu của đơnhiện.

- Hệ thống thông tin, bao gồmHệ thống này được thiết lập để mọihệ thống thông tin kế toán phải

Thông tin và

thành viên trong đơn vị có khả năngbảo đảm chất lượng thông tin.

nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết- Truyền thông bảo đảm các

truyền thông

cho việc điều hành, quản trị, và kiểmkênh thông tin bên trong vàsoát các hoạt động.bên ngoài đều hoạt động hữu

hiệu.Toàn bộ quy trình hoạt động phải được

giám sát và điều chỉnh khi cần thiết Hệ

- Giám sát thường xuyên.

Giám sát thống phải có khả năng phản ứng năng

- Giám sát định kỳ.động, thay đổi theo yêu cầu của môi

trường bên trong và bên ngoài.

(Nguồn: Internal Control - Intergrated Framework)

1.2.2.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của một tổ chức, thông qua việc chi phối ý thứckiểm soát của các thành viên Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các thành phần

Trang 29

khác của kiểm soát nội bộ Những nhân tố của môi trường kiểm soát được ghi nhận bởikhuôn mẫu COSO gồm có:

 Tính chính trực và các giá trị đạo đức: tính chính trực và các giá trị đạo đức làtính cách, bản chất của con người thể hiện qua các hoạt động hàng ngày trong một tổ

Trang 30

chức Nó chịu sự tác động của văn hóa tổ chức Những Nhà quản lý cấp cao giữ một vai tròchủ đạo trong việc hình thành văn hóa tổ chức.

 Năng lực của đội ngũ nhân viên: năng lực được phản ánh qua kiến thức và kỹnăng để hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân trong tổ chức Một tổ chức chỉ có thể

đạt được các mục tiêu khi cán bộ nhân viên ở mọi cấp đảm bảo về năng lực và trình độ

phù hợp.

 Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ủy ban kiểm toán: Hội đồng quản trị và Ủyban kiểm toán là những thành viên có kinh nghiệm, uy tín trong tổ chức Ủy ban kiểm toáncó thể có những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng thươngmại thông qua việc kiểm tra các hoạt động tuân thủ luật pháp, giám sát việc lập báo cáo tàichính.

 Triết lý quản lý và phong cách điều hành: triết lý quản lý thể hiện qua quanđiểm và nhận thức của Nhà quản lý Phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tư cách vàthái độ của Nhà quản lý khi điều hành ngân hàng thương mại Sự khác biệt về triết lý quảnlý và phong cách điều hành ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát và tác động mạnhđến mục tiêu của ngân hàng thương mại.

 Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức là việc thiết lập bộ máy thực hiện mục tiêucủa ngân hàng thương mại Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi ngân hàng thương mại mà Nhàquản lý có thể thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp Một cơ cấu tổ chức phù hợp là một điềukiện đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng và ngược lại.

Trang 31

 Phân chia quyền hạn và trách nhiệm: phương pháp phân chia quyền hạn vàtrách nhiệm là mức độ giao quyền từ trên xuống của hệ thống tổ chức Phân chia quyền hạnvà trách nhiệm sẽ cụ thể hóa về trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong hoạtđộng của ngân hàng thương mại.

 Chính sách nhân sự: chính sách nhân sự là các chính sách và các quy địnhliên quan đến việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luậtnhân viên Nó có ảnh hưởng quan trọng đến việc hạn chế rủi ro của kiểm soát nội bộ.

Trang 32

1.2.2.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là bộ phận thứ hai của HTKSNB Rủi ro là những nguy cơ làm cho mục tiêucủa tổ chức không được thực hiện Kinh doanh là chấp nhận rủi ro Dù cho quy mô, cấu trúc,loại hình hay vị trí địa lý khác nhau, mọi tổ chức đều có rủi ro Rủi ro phát sinh từ các nguồnbên ngoài lẫn bên trong của tổ chức, nên cần phải đánh giá và phân tích rủi ro, kể cả các rủiro hiện hữu lẫn tiềm ẩn Vấn đề quan trọng của quản lý luôn là quyết định rằng rủi ro nào cóthể chấp nhận và phải làm gì để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng Nội dung của đánhgiá rủi ro bao gồm:

 Thiết lập mục tiêu của ngân hàng thương mại: thiết lập mục tiêu thực rakhông phải là bộ phận của kiểm soát nội bộ nhưng là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quantrọng để đánh giá rủi ro Một sự kiện chỉ được xem là rủi ro nếu nó đe dọa việc đạt được cácmục tiêu của ngân hàng thương mại Do đó, mục tiêu phải được đề ra thì Nhà quản lý mớicó thể nhận dạng rủi ro và có những hành động cần thiết để quản lý chúng.

 Nhận dạng và phân tích rủi ro: nhận dạng rủi ro được thực hiện thông quaviệc xem xét các nhân tố bên ngoài và bên trong ngân hàng thương mại ảnh hưởng trực tiếpđến các hoạt động của ngân hàng thương mại Phân tích rủi ro bao gồm việc xem xét tầmquan trọng và khả năng xảy ra rủi ro, từ đó cân nhắc việc đối phó với rủi ro, quản lý và giảmthiểu tác hại của chúng Phương pháp phân tích rủi ro rất đa dạng và phong phú bởi vì cónhiều loại rủi ro rất khó định lượng.

Một HTKSNB hữu hiệu cần có khả năng đánh giá các rủi ro Một trong những tiền đề quantrọng của việc đánh giá rủi ro là phải xác định được mục tiêu của ngân hàng thương mại, bởivì, một sự kiện chỉ là rủi ro nếu nó đe dọa đến mục tiêu của ngân hàng thương mại và mứctrọng yếu của nó tùy thuộc vào mức độ nó có thể tác động xấu đến các mục tiêu của tổ chức.

1.2.2.3 Hoạt động kiểm soát

Trang 33

Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của Nhà quảnlý được thực hiện Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảmthiểu những rủi ro của ngân hàng thương mại và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra đượcthực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn ngân hàng thương mại Các hoạt động kiểm soátchủ yếu trong tổ chức

Phân chia trách nhiệm: là việc phân công phân nhiệm cho các thành viên trong tổ chức.Đồng thời nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng cần phải được đảm bảo trong kiểm soát nội bộ.Chính vì thế, không một bộ phận hay cá nhân nào được giao thực hiện công việc từ lúc bắtđầu đến khi kết thúc, không một cá nhân nào được thực hiện hơn một trong các chức năng:phê chuẩn, thực hiện, ghi chép và bảo vệ tài sản Mục đích của phân chia trách nhiệm là tạora sự kiểm soát lẫn nhau ngay trong quá trình tác nghiệp, nhanh chóng phát hiện sai sót vàgiảm thiểu hành vi gian lận trong quá trình thực hiện.

Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ: để thông tin kế toán đáng tin cậy cầnphải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phêchuẩn các nghiệp vụ.

Kiểm soát vật chất: tài sản của một ngân hàng thương mại bao gồm tiền, hàng hóa, máy mócthiết bị và thông tin Bảo vệ tài sản là ngăn chặn sự mất mát, tham ô, lãng phí hoặc sử dụngsai mục đích.

Kiểm tra độc lập việc thực hiện: là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân khác với cánhân đang thực hiện nghiệp vụ Nhu cầu kiểm tra độc lập xuất phát từ HTKSNB thường cókhuynh hướng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ khi có một cơ chế thường xuyên kiểm tra soátxét lại.

Phân tích soát xét: là sự so sánh giữa hai số liệu từ những nguồn khác nhau, qua đó xác địnhnhững sai biệt cần quan tâm và xử lý Mục đích của thủ tục này là phát hiện những biếnđộng bất thường, nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

1.2.2.4 Thông tin và truyền thông

Trang 34

Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết với nhau Đó là hệ thống thu thập, xửlý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáo thông tin bên trong nội bộ và bên ngoài Thôngtin cần thiết cho mọi cấp trong ngân hàng thương mại để sản xuất kinh doanh và thỏa mãncác mục tiêu về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và tính tuân thủ Mọi thông tinđược sử dụng trong ngân hàng thương mại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến khả năng của Nhà quản lý để ra quyết định và kiểmsoát hoạt động của ngân hàng thương mại Chất lượng thông tin chỉ ra sự đầy đủ các dữ liệuthích hợp trong báo cáo.

Ngân hàng thương mại cần thực hiện thu thập thông tin bên trong và bên ngoài ngân hàngthương mại, sau đó cung cấp cho Nhà quản lý những báo cáo cần thiết về kết quả hoạt độngliên quan đến các mục tiêu được đề ra của ngân hàng thương mại Các thông tin thu thậpđược phải đầy đủ, thích hợp và phải được cung cấp kịp thời đến người có trách nhiệm đểthực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Việc cải tiến và phát triển hệ thống thông tin phải dựa vào kế hoạch chiến lược liên quan đếntoàn bộ chiến lược của ngân hàng thương mại và đáp ứng các mục tiêu ngày càng phát triển.

Truyền thông là thuộc tính vốn có của hệ thống thông tin Truyền thông là việc cung cấpthông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, hoặc giữa cácbộ phận có quan hệ hàng ngang) và với bên ngoài Kiểm soát nội bộ là hữu hiệu khi cácthông tin trung thực, đáng tin cậy và quá trình truyền thông được thực hiện chính xác, kịpthời.

Các phương tiện dùng trong truyền thông rất đa dạng như: bản chỉ dẫn thực hiện, thư báo,thông báo, băng hình, truyền miệng qua các kỳ họp, các buổi hội thảo Một phương tiệntruyền thông khác có tác động mạnh là hành động của những Nhà quản lý.

1.2.2.5 Giám sát, xử lý sai sót

Giám sát là một quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB trong suốt thời kì hoạt động đểcó các điều chỉnh và cải tiến thích hợp Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp kiểm

Trang 35

soát nội bộ luôn duy trì sự hữu hiệu qua các thời kì khác nhau Quá trình giám sát được thựchiện bởi những người có trách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tụckiểm soát.Giám sát thường xuyên diễn ra ngay trong quá trình hoạt động của ngân hàngthương mại, do các Nhà quản lý và nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình Giám sátthường xuyên thường được áp dụng cho những yếu tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ.

Đánh giá định kì được thực hiện thông qua chức năng kiểm toán nội bộ và kiểm toán độclập Qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống và đưa ra biện pháp hoànthiện Phạm vi và tần suất giám sát phụ thuộc vào mức độ rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro caothì việc giám sát sẽ thực hiện thường xuyên hơn.

Việc đánh giá HTKSNB tự bản thân nó cũng là một quy trình Người đánh giá phải am hiểumọi hoạt động của HTKSNB, phải xác định được làm thế nào để hệ thống thực sự hoạtđộng.

Mọi hoạt động luôn tồn tại những thiếu sót Một trong những nguồn thông tin tốt nhất đểkiểm soát những thiếu sót của báo cáo chính là HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ thiếtlập phải phát hiện ra các sai sót và phải có cơ chế báo cáo cho người có trách nhiệm quản lý.

Trang 36

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ trong NHTM

Việc đo lường và đánh giá hiệu quả đối với các hoạt động trong các ngânhàng thương mại nói chung và NHTM nói riêng là rất cần thiết Rõ ràng hiệuquả hoạt động kiểm soát nội bộ là một khái niệm tương đối vì nó được đánhgiá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập và duy trì kiểm soátnội bộ (yếu tố đầu ra) đạt được và nguồn lực sử dụng cho kiểm soát nội bộ(yếu tố đầu vào).

Yếu tố đầu vào của hoạt động kiểm soát nội bộ là số lượng, chất lượngnhân sự làm công tác kiểm soát nội bộ, chi phí dành cho bộ phận KSNB, baogồm: thu nhập của kiểm tra viên, chi phí đào tạo, công tác phí, chi phí ápdụng khoa học công nghệ vào công tác KSNB, chi phí phần mềm KSNB, chiphí máy tính trang bị cho kiểm tra viên… Yếu tố đầu ra của hoạt động KSNBtrong NHTM mang tính chất vô hình (tính trung thực của thông tin tài chính,khả năng dự đoán để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra với các nghiệp vụ ngânhàng, khả năng phát hiện kịp thời các vi phạm & kiến nghị xử lý phù hợp,hoạt động giám sát sau kiểm soát chặt chẽ, các vi phạm được chỉ ra đều đượcsửa chữa thích hợp…) Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của hoạt độngKSNB trong NHTM, điều quan trọng là nhằm vào kết quả việc thực hiện quytrình của hoạt động nghiệp vụ, các vi phạm được phát hiện và sửa chữa… hơnlà đánh giá dựa vào kết quả bằng con số cụ thể.

Để đánh giá KSNB có tiết kiệm các nguồn lực trong quá trình thực hiệncông việc hay không, thông thường các NHTM xem xét về mức độ hoànthành nhiệm vụ của KSNB và so sánh giữa chi phí cho KSNB giữa các ngânhàng với nhau Tuy nhiên, đây thường là thông tin được bí mật giữa các ngânhàng, không NHTM nào công khai số liệu này nên không có cơ sở so sánh &đánh giá.

Trang 37

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, trước hết phải xác địnhđược thước đo đánh giá Thước đo phải đảm bảo phục vụ tốt cho việc đánhgiá đầu ra theo mục tiêu, chiến lược cũng như mối liên kết từ đầu vào đến đầura Kết quả hoạt động (yếu tố đầu ra) thường được thực hiện thông qua cáctiêu chí: số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí.

- Thước đo số lượng: phản ánh kết quả thông qua số lượng kết quả đầura, ví dụ: tổng số lượng các cuộc KSNB, số lượng các cuộc KSNB hoạt độngkiểm soát nội bộ… Do tính phức tạp và đa dạng của kết quả đầu ra trong hoạtđộng KSNB tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên thước đosố lượng không thể phản ánh toàn bộ kết quả thu được; cần phải kết hợp vớicác thước đo còn lại.

- Thước đo chất lượng: phản ánh chất lượng của hoạt động KSNB, thểhiện ở chất lượng báo cáo KSNB và giai đoạn giám sát sau kiểm soát Nhữngtiêu chí để đo lường chất lượng báo cáo KSNB là: tính chính xác, tính kháchquan, tính xây dựng, yêu cầu rõ ràng, cô đọng, đầy đủ và kịp thời Báo cáoKSNB phải tập trung vào đúng vấn đề, các sai phạm được phát hiện và hướngxử lý đối với các sai phạm Chất lượng của giai doạn giám sát sau kiểm soátkhông chỉ thể hiện ở các văn bản, báo cáo thực hiện kiến nghị mà còn phảithực hiện phúc tra kết quả chỉnh sửa kiến nghị

- Thước đo chi phí: thông tin chi phí có vai trò quan trọng trong việcđánh giá, so sánh kết quả hoạt động KSNB đạt được với kế hoạch, với kỳtrước và với mức trung bình chung của ngành

Như vậy, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động KSNB trong NHTMmang tính chất vô hình, thể hiện yếu tố định tính hơn định lượng.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ trongNHTM

Nhân tố bên trong:

Trang 38

Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về vai trò của kiểm soát nội bộ: Việcnhìn nhận của ban lãnh đạo về vai trò, chức năng của kiểm soát nội bộ đối vớihoạt động ngân hàng quyết định sự tồn tại lâu dài và có những định hướngphát triển phù hợp với xu hướng hòa nhập mới với các tổ chức kiểm soát nộibộ trên thế giới.

Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng: Trong hoạt động ngânhàng, tổn thất trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi Việc bảo vệ an toànvốn tiền gửi của khách hàng và đảm bảo an toàn vốn đầu tư không nhữngđược các nhà kinh doanh tiền tệ quan tâm mà còn là mối quan tâm của toàn xãhội Đứng trên tầm vĩ mô thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là vôcùng lớn đối với sự an toàn và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại.Vì lẽ đó, Ngân hàng Nhà Nước đã tăng cường các công cụ quản lý của mìnhđối với các NHTM bằng việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ hoạt độngNgân hàng, tổ chức các hoạt động kiểm tra kiểm soát các NHTM nhằm hạnchế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Hệ thống thông tin: đặc biệt là hệ thống thông tin về tình hình quản trị tàichính của Ngân hàng Thông tin được tiếp nhận và xử lý bởi bộ phận kiểmsoát nội bộ cần được thực hiện khách quan & kịp thời.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kiểm soát nội bộ: đây là phương tiện cầnthiết để hệ thống kiểm soát nội bộ phát huy hết chức năng và vai trò của mìnhtrong nhiệm vụ kiểm soát và giám sát từ xa hoạt động của hệ thống NHTM.

Số lượng và chất lượng kiểm tra viên: đây là yếu tố quyết định sự thànhcông hay thất bại của công tác kiểm soát Nhân sự có trình độ, chất lượngchuyên môn tốt mới phát huy tính độc lập và khả năng tư vấn, định hướng củacông tác kiểm toán nội bộ.

Nhân tố bên ngoài:

Các nhân tố khách quan như nhân tố pháp lý, quy định của NHNN, sự

Trang 39

khác biệt về địa lý và văn hóa vùng miền… Do áp lực hội nhập, các NHTMphải tự điều chỉnh công tác quản trị ngân hàng thương mại trong đó có hoạtđộng kiểm soát nội bộ Mô hình tổ chức bộ phận KSNB tại các NHTM có sựkhác nhau về hình thức và vai trò tùy thuộc vào quy mô hoạt động Bộ phậnkiểm soát nội bộ thường trực thuộc Ban kiểm soát các ngân hàng để giám sáttình hình hoạt động.

Đối với NHTM lớn hoạt động trên địa bàn rộng sẽ phát sinh nhiềunghiệp vụ và các nghiệp vụ cũng có mức độ đa dạng, phức tạp hơn Do đó,công tác kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng này thường phải có một haynhiều bộ phận được tách riêng theo từng vùng miền để thực hiện công táckiểm soát nội bộ tùy thuộc quy mô của mỗi ngân hàng Tính chất khác biệt vềquy mô thị trường, vị trí địa lý cách xa trung tâm, văn hóa vùng miền và vănhóa tiêu dùng khác biệt của khách hàng dẫn đến yêu cầu kiểm soát cũng phảiđiều chỉnh linh hoạt, phù hợp với những khác biệt trên

Hoạt động của NHTM chịu sự tác động của môi trường kinh tế, điềukiện kinh tế mà ngân hàng phục vụ Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho ngân hàng mở rộng, phát triển huy động, kiểm soát nội bộ cóchất lượng Nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảngsẽ làm ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng, khả năng trả nợ vay của kháchhàng suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát nội bộ của ngân hàngcũng như các hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chính sau đây:Đã trình bày những vấn đề chung về KSNB của NHTM bao gồm cáckhái niệm, mục tiêu, nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM.Trong đó, luận văn đã tập trung làm rõ nội dung KSNB các hoạt động của

Trang 40

ngân hàng gồm huy động tiền gửi, hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm soát chiphí hoạt động, kiểm soát quy trình hoạt động & an toàn kho quỹ; các tiêu chíđánh giá KSNB trong NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB.

Chương 2 tiếp theo sẽ phân tích và đánh giá thực trạng công tác KSNBtại các Chi nhánh Sacombank – khu vực Bắc Trung Bộ thông qua việc sửdụng các công cụ phân tích kiểm soát nội bộ đã nêu tại Chương 1.

Ngày đăng: 19/08/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w