Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Trang 51 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn

2.3.1. Công tác thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế Đảng bộ và chính quyền quận Ngũ Hành Sơn luôn đề ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách cụ thể và toàn diện. Trước mắt, quận sẽ tập trung mọi nguồn lực thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, làm tốt công tác quản lý đất đai, di dời giải tỏa mặt bằng, công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch để tiến tới hoàn thành chương trình phát triển đô thị Ngũ Hành Sơn.

Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn quận, ngoài sự hỗ trợ của thành phố, quận cũng đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp như: hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ tại Làng nghề đá

mỹ nghệ Non Nước; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đối thoại với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Quận tăng cường xúc tiến các dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, khu chung cư- trung tâm thương mại, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông các tuyến nội thị. Song song đó, quận còn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, hướng tới mời gọi nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án về du lịch sinh thái.

Quản lý nhà nước cấp quận không có chức năng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật quản lý Doanh nghiệp, tuy nhiên trong thẩm quyền của mình, quận sẽ phối hợp và thực thi các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Luật Doanh nghiệp 2014 và văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương, của Thành phố đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ĐKKD thì Luật nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hàng các quy định riêng cho địa phương mình. Do vậy, thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng không ban hành riêng quy định về ĐKKD, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn điều kiện thực tế ở địa phương.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 419/

QĐTTg Phê duyệt “ Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập” với mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập; tăng cường việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Một trong những giải pháp được nhắc đến trong Đề án đổi mới đó là : “Ban hành

quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp

luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp”.

Xuất phát từ những lý do trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã sửa đổi Quy chế quản lý doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn và phù hợp các các quy định mới của pháp luật. UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 38/2016/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố, ban hành theo Quyết định 29/2016/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng.

Quận Ngũ Hành Sơn những năm qua luôn thực hiện đúng thẩm quyền trong quản lý doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp nói riêng, tích cực triển khai các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để tạo điều kiện tốt nhất cho các Doanh nghiệp trên địa bàn quận có thể yên tâm kinh doanh sản xuất.

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý doanh nghiệp

Theo Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 27/01/1997 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập UBND Quận Ngũ Hành Sơn, theo đó thì UBND Quận Ngũ Hành Sơn có những chức năng sau:

UBND quận là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, Luật, các Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Quận ủy. UBND Quận Ngũ Hành Sơn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Là một bộ phận của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, UBND quận chịu sự quản lý thống nhất của chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố Đà Nẵng và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Quận ủy.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Ngũ Hành Sơn: Theo (Luật tổ chức chính quyền địa phương được thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2015), thì UBND Quận Ngũ Hành Sơn có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực sau:

Quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ và môi trường, thể dục thể thao, báo chí…

Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, các văn

bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang Nhân dân và xây dựng quốc phòng toàn dân… quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương.

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước và công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn khác.

Quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ phường, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ;

Tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương; Xét khiếu nại, khiếu tố của công dân.

Phương thức hoạt động: UBND quận làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND quận, lãnh đạo và điều hành công việc của UBND quận, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đối với công tác quản lý doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế. Các bộ phận chính đảm nhận nhiệm vụ này gồm:

* UBND quận Ngũ Hành Sơn có thẩm quyền

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp trên địa bàn phát triển kinh doanh.

- Xử lý vi phạm của Doanh nghiệp theo thẩm quyền và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp quản lý.

* Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm:

- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố tình hình thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung:

+ Tình hình tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Tình hình chấp hành và vi phạm pháp luật của Doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tiến hành kiểm tra doanh

nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn quận, huyện, thị xã về việc chấp hành các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các hoạt động theo giấy phép chuyên ngành, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan biết.

* Chi cục Thuế quận Ngũ Hành Sơn có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp, xác minh thông tin về Doanh nghiệp trên địa bàn.

- Rà soát và đối chiếu danh sách doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn với thông tin về doanh nghiệp do Cục thuế chuyển đến.

- Định kỳ báo cáo Cục thuế , UBND quận Ngũ Hành Sơn tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.

2.3.3. Công tác hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp

* Hỗ trợ pháp lý: Phòng kinh tế đã xây dựng và khai thác các cơ phòng dữ

liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ phòng dữ liệu về văn bản hướng dẫn trong phạm vi do Phòng quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Phòng cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng miễn phí. Bên cạnh việc niêm yết, Phòng còn quan tâm đầu tư chất lượng nhằm giúp tổ chức, công dân ngày càng dễ tiếp cận hơn với các thông tin, hướng dẫn về thủ tục hành chính của Phòng. Trên Website 100% các thủ tục hành chính (TTHC) đều đạt mức độ 2, tổ chức, công dân có thể tải trực tiếp và mọi biểu mẫu liên quan đến TTHC để thực hiện. Ngoài ra Phòng còn trang bị các kios điện tử, giúp các tổ chức, công dân có thể tra cứu dễ dàng thông tin, hướng dẫn liên quan đến TTHC, cũng như tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ nộp tại Phòng kinh tế.

Mặt khác, Phòng kinh tế đã xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình cung cấp thông tin, quy trình chào bán cổ phần riêng lẻ đã được chuẩn hóa theo đúng quy trình ISO 9001-2000 để kiểm soát chất lượng và công bố các biểu mẫu, hướng dẫn TTHC tại Bộ phận một

cửa và trên cổng thông tin điện tử của Phòng (www.hapi.gov.vn), tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Phòng còn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn bằng văn bản trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; bộ câu hỏi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, công dân.

Hơn nữa, Phòng đã soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp với mục đích chỉ dẫn, hỗ trợ công dân và tổ chức thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn đơn giản, thuận tiện.

Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký khi thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hiện hành. Tài liệu hướng dẫn này chỉ dẫn cụ thể về đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp mang tính tham khảo trong tài liệu này sẽ giúp cho công dân, tổ chức thực hiện việc gia nhập thị trường đúng quy định của pháp luật và với ít chi phí và thời gian ngắn nhất.

- Thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực: Các trường dạy nghề, các trung tâm

dạy nghề, các tổ chức đoàn thể - chính trị của Quận đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Các Phòng, ban ngành đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức về chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn Quận. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Ngũ Hành Sơn đã tổ chức 151 khóa đào tạo với tổng số học viên được đào tạo là 1900 học viên trong đó:

- Đào tạo Khởi sự doanh nghiệp:41 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 550 học viên.

- Đào tạo Quản trị doanh nghiệp: 30 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 500 học viên.

- Đào tạo kiến thức giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO): 80 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 850 học viên.

- Trong các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, Phòng đều lồng ghép các chương trình, kiến thức pháp luat cho doanh nghiệp: Luật quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp, các quy định trong ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài...

- Thực hiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, khoa học và công nghệ: Các cơ quan của Quận đã tư vấn, hướng dẫn cho các doanh

nghiệp đăng ký trên 300 nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ cho hơn 20 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ cho 30 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ công nghệ trong nước và khu vực,v.v.

Để hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, UBND Quận Ngũ Hành Sơn đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch (nay là Trung tâm xúc tiến đầu tư) trực thuộc Phòng kinh tế;

Trung tâm tư vấn thuộc Phòng Công Thương. Các đơn vị này luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức như tổ chức, hỗ trợ cho tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên trang thông tin điện tử của Quận.

Trong công tác hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho, Quận đã tổ chức khu triển lãm của Ngũ Hành Sơn bên lề Hội nghị xúc tiến đầu tư an sinh xã hội vùng Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức tham gia hội chợ MeKong Expro 2013; tổ chức đoàn tham gia Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2016... Tổ chức cho hơn 70 lượt doanh nghiệp, một số hiệp hội của Quận tham gia hội chợ, kết hợp giao thương tại nước ngoài tại Nhật Bản, Nam Phi, Mỹ, Brazil, Australia. Bên cạnh đó, nhiều chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp cũng đã được triển khai.

* Thực hiện các chính sách tài khóa và các ưu đãi về thuế: Quận cũng thực hiện các chính sách giãn hoãn, gia hạn nộp thuế, lệ phí trước bạ, cho chậm nộp tiền sử dụng đất; nới lỏng tín dụng với người mua nhà xã hội, đơn giản hóa các thủ tục cho vay mua nhà... Tính đến nay, số thuế giá trị gia tăng được gia hạn đối với hơn 1 ngàn doanh nghiệp. Năm 2017, tổng số thuế gia hạn theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ là 6.548.7 tỷ đồng, trong đó, gia hạn về thuế GTGT đối với 151 doanh nghiệp với số thuế được gia hạn là 513,7 tỷ; gia hạn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 487 doanh nghiệp với số thuế được gia hạn là 1.075 tỷ. Đã thực hiện hỗ trợ

lãi suất vốn vay và lãi suất sau đầu tư khoảng 29 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.

*Thực hiện đối thoại với doanh nghiệp: Quận Ngũ Hành Sơn thường xuyên

tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với người dân và doanh nghiệp nhằm giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Năm 2017,

Quận đã tổ chức 10 hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo Quận với các doanh nghiệp. Các đơn vị cũng tổ chức nhiều hội nghị đối thoại với doanh nghiệp như Cục Hải quan, Cục Thuế, Phòng Công Thương,...

- Phỏng vấn sâu ông Bùi Thiện Cảnh, Chủ tịch Hội DN Q. Ngũ Hành Sơn

về sự hỗ trợ của Quận đối với các doanh nghiệp Quận Ngũ Hành Sơn như sau.

 Câu hỏi: Xin ông cho biết những hỗ trợ từ phía Quận Ngũ Hành Sơn có giúp ích được nhiều cho các doanh nghiệp trong địa bàn?

Câu trả lời: UBND Quận quận Ngũ Hành Sơn đã liên kết, phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nfhiệp đưa đến cho doanh nghiệp nhiều thông tin bổ ích, nhiều chương trình ý nghĩa điển hình như: Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh và tiếp nhận các kiến nghị nghị về những vướng mắc của quy định pháp luật”; Hội thảo “Thông tin thị trường và cơ chế thuận lợi thương mại hỗ trợ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải”; Hội thảo “Tận dụng cam kết cắt giảm thuế quan của các nước trong TPP; quy tắc xuất xứ trong TPP để xuất khẩu vào thị trường các nước Hoa Kỳ, Canada và Peru”; Hội thảo “Hiện trạng và giải pháp cho ngành bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” ; Chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp iAngel” …Đồng thời, Hội liên cũng liên tục cập nhật các thông tin chính sách, quyết định mới đến Hội viên giúp các Hội viên nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn kinh doanh sản xuất. Ngoài ra UBND Quận Ngũ Hành Sơn hàng tháng có tổ chức chương trình CF Doanh nhân nhằm tạo sân chơi chung cho Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp có cơ hội trao đổi giao lưu hợp tác “gắn kết để cùng phát triển”. Theo định kỳ, ngày 22/8, UBND Quận quận Ngũ Hành Sơn tổ chức Chương trình Offline CF Doanh nhân với chủ đề "Khởi nghiệp và tái khởi nghiệp trong Doanh nghiệp" thu hút gần 200 Doanh nghiệp là Hội viên của các Hội, Hiệp hội trên địa

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w