CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ương; quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Ch Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Ngũ Hành Sơn, phía Nam giáp Phường Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; là quận có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất lí - hóa học, cấu tạo địa chất chủ yếu là cát; nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm tương đối thuận lợi cho sự phát triển sản xuất cây lương thực và thực phẩm, nhiệt độ trung bình: 25,60C/năm, quanh năm nắng lắm mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bổ không đồng đều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Bắc khu vực Duyên hải miền Trung và các cơn bão đổ vào.
Quận có sông Cổ Cò chạy từ sông Hàn đến phía Nam giáp địa phận tỉnh Quảng Nam, nối Đà Nẵng với thành phố cổ Hội An theo chiều dài của quận gắn liền với núi đá vôi tạo thêm vẻ đẹp danh thắng Ngũ Hành Sơn; ruộng đồng, sông nước tạo nên nét dáng của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch sinh thái gắn với làng đá mỹ nghệ truyền thống tạo nên cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình và thơ mộng".
b. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu thủy văn của quận Ngũ Hành Sơn mang những đặc điểm vùng gió mùa Duyên hải miền Trung và đặc trưng của thành phố Đà Nẵng. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 25,60C. Độ ẩm không khí trung bình là 82%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.066 mm. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8.
Ngũ Hành Sơn chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa. Gió mùa Đông - Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 năm sau.
Trung bình hàng năm có khoảng 14 đợt gió mùa Đông - Bắc ảnh hưởng đến thời tiết Ngũ Hành Sơn. Gió mùa Tây - Nam thường mang theo không khí khô và nóng.
Trung bình hàng năm có từ 50 - 60 ngày có gió mùa Tây - Nam.
Ngũ Hành Sơn là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đổ bộ vào Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão). Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Vì vậy về mặt khí hậu - thời tiết, Ngũ Hành Sơn cũng có những hạn chế cơ bản là mùa khô thường thiếu nước, những đợt gió khô, nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
c. Điều kiện địa hình
Địa hình quận Ngũ Hành Sơn thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển có tác động của hiện tượng bồi tích cát biển, trừ hòn Ngũ Hành Sơn cao 696m nằm ở phía Bắc, còn lại có độ cao trung bình từ 1,5 đến 2m so với mực nước biển. Có thể chia làm ba loại địa hình:
- Loại địa hình cao, tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đường Ngô Quyền và
chân bán đảo Ngũ Hành Sơn (cốt trung bình 6m) ra biển (cốt trung bình 3m). Loại này chiếm diện tích chủ yếu (90%) kéo dài suốt dọc khu đất quy hoạch.
- Loại địa hình thấp, là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. Cao độ
trung bình 0,5-1m, có chu kì ngập lụt khoảng 1 đến 2%. Loại này chiếm diện tích khoảng 7-8%.
- Loại địa hình gò đồi do cát bồi tích lâu đời. Loại này diện tích rất ít (khoảng
1-2%), tập trung phía Tây đường Ngô Quyền, cốt trung bình từ 9-12m).
d. Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Ngũ Hành Sơn được hình thành từ kỉ Cambi cách đây 2000
triệu năm, cấu tạo bởi mac axit, quá trình hình thành chính là rửa trôi các chất kim loại kiềm, kiềm thổ silic, tích lũy sắt nhôm của sản phẩm phong hóa và sườn tích.
Về thổ nhưỡng, Bán đảo Ngũ Hành Sơn có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng nâu, đất đồi vàng nâu và đất cát ven biển. Do có cấu tạo từ đá granit nên đất chủ yếu là feralit vàng nâu phát triển trên đá granit, đất có thành phần cơ giới nhẹ khả năng giữ nước kém.
- Tài nguyên rừng: Bán đảo Ngũ Hành Sơn được bao phủ bởi kiểu rừng kín
thường xanh vào mùa mưa nhiệt đới. Nhưng do tác động cuả con người diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê năm 1989 rừng chỉ còn chiếm 67% diện tích của bán đảo Ngũ Hành Sơn. Trong đó rừng trung bình còn 400ha, chiếm 9%
diện tích; rừng phục hồi 2.610,6 ha, chiếm 58,8% diện tích; còn lại là trảng cây bụi và trảng cỏ.
- Tài nguyên biển: Biển Ngũ Hành Sơn có các động vật biển phong phú trên
266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Quận Ngũ Hành Sơn còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng và T20 với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Ngũ Hành Sơn có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.
- Tài nguyên động vật: theo thống kê năm 1989, động vật Ngũ Hành Sơn có
30 loài, 15 họ, 7 bộ; lớp chim có 51 loài, 25 họ, 11 bộ; bò sát có 15 loài; lớp ếch nhái có 15 loài.
2.1.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số
Với sự phát triển nhanh về nền kinh tế và các điều kiện thuận lợi kinh doanh, quận Ngũ Hành Sơn thu hút rất nhiều người dân từ mọi miền của đất nước đến định cư, cũng như là vị trí đắt địa đối với các nhà đầu tư và người dân nội tỉnh. Chính vì thế, dân số quận Ngũ Hành Sơn cũng chiếm phần lớn số lượng dân số của thành phố. Năm 2013 dân số trung bình toàn quận là 143.852 người chiếm 15% so với dân số thành phố Đà Nẵng, đến năm 2017 dân số trung bình quận tăng lên 166.029 người. Dân số toàn quận được minh họa qua bảng số liệu 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Dân số quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2013 2014 2015 2016 2017
1 Dân số Người 143,852 148,712 153,940 159,687 166,029
2 Tốc độ tăng
dân số % 3.01 3.38 3.52 3.73 3.97
3 Mật độ dân số
Người/
km2 2.425 2.346 2.428 2.519 2.619
Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn Bảng số liệu 2.1 cho thấy quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh, dân số của quận Ngũ Hành Sơn từ 2013 - 2017 tăng bình quân 3,65%/năm. Dân cư trên địa bàn quận phân bố không đều, mật độ dân số năm 2017 trung bình là 2.619 người/km2.
b. Nguồn lao động
Nguồn lao động của quận chiếm 60% - 66% dân số quận và tăng lên qua các năm. Nguồn lao động quận không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng. Từ 94.491 người vào năm 2013, chiếm 65,69% dân số (trong đó số người trong độ tuổi lao động là 97,99%, người ngoài độ tuổi lao động là 2,01%) thì đến năm 2017, số lượng lao động lên đến 109.961 người, chiếm 66,23% dân số (số người ở độ tuổi lao động chiếm 98,25% và còn lại 1,75% là ngoài độ tuổi lao động).
Bảng 2.2. Nguồn lao động quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 – 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
1 Dân số trung bình Người 143,852 148,712 153,940 159,687 166,029
2 Nguồn lao động Người 94,491 97,684 101,589 105,382 109,961
A Trong độ tuổi lao động Người 92,592 95,721 99,768 103,493 108,038
B Ngoài độ tuổi lao động Người 1,899 1,963 1,821 1,889 1,923 Nguồn: Niên giám thống kê quận Ngũ Hành Sơn
Nhưng trong xu thế phát triển nguồn lao động của quận các năm qua đã cho thấy tình hình nâng cao chất lượng lao động của quận có nhiều chuyển biến khả
quan. Số lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm và số lao động chưa qua đào tạo giảm dần. Về cơ cấu lao động, lao động trên địa bàn quận chủ yếu tập trung trong các ngành dịch vụ, đa số là lao động trẻ dưới 35 tuổi.
c. Văn hóa xã hội
Ngũ Hành Sơn có các làng cá truyền thống lâu đời, đang còn lưu trữ một nền văn hoá dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung.
Từ xa xưa, người dân Ngũ Hành Sơn cũng như bao người dân sống ở các làng quê đất Việt chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhưng bên cạnh đó họ còn làm nhiều nghề truyền thống mang đặc trưng của một địa phương vừa có biển, có sông, có núi và có đất sản xuất nông nghiệp như nghề đánh cá ven sông, đánh bắt cá biển, nghề làm mắm... là những nghề có nguồn gốc từ các tỉnh phía Bắc du nhập vào thông qua những người đi tiên phong trong quá trình mở mang bờ cõi. Đặc trưng văn hoá cơ bản nhất của dân cư vùng biển là: Chất phát, bản lĩnh, đồng đội, mang đậm tính dân gian; những ngư dân vùng biển Ngũ Hành Sơn hiền lành, chất phác, chịu khó làm ăn, tích góp để có của ăn của để, phòng khi mất mùa hoặc những lúc chẳng may bị mất tài sản khi gặp bão.
Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ, duy trì và phát huy được nhiều lễ hội truyền thống đó là những lễ hội đình làng, Nghinh ông, Cầu Ngư với các hoạt động thể thao đầy thú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngư dân như đua ghe, lắc thúng... Sự kết hợp hài hòa giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là tiềm năng du lịch của quận, điều kiện để Ngũ Hành Sơn thành một điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và cả dải miền Trung nói chung.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Cùng với những lợi thế đề điều kiện tự nhiên, kinh tế quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực và có xu hướng tăng qua từng năm trong giai đoạn từ 2013 đến 2017. Đặc biệt, chỉ với tổng giá trị sản xuất là 15,472 tỷ đồng năm 2013 đã lên đến 32,574 tỷ đồng năm 2017 (tăng gấp 2,1 lần). Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 19,94%/năm. Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt 142,27%,
và năm 2017 ước đạt 140,97% so dự toán thành phố giao. với tổng giá trị sản xuất thực hiện 32,574 tỷ đồng, đạt 47,16% kế hoạch thành phố giao, tăng 8,1% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ 2012 - 2017
Nguồn: Niên giám thông kế quận Ngũ Hành Sơn
Tính đến hết năm 2017, toàn quận vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với chủ trương, ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn trong công cuộc phát triển của nền kinh tế địa phương quận Ngũ Hành Sơn tập trung phát triển đặc biệt đối với ngành này. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng nhanh từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị sản xuất từ 7.432 tỷ đồng vào năm 2013 (chiếm 48,04%) lên đến 21,538 (chiếm 66,12%). Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ là 30,47%/năm.
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành kinh tế quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2013 -2017
TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017
1 Tổng giá trị sản xuất
Tỷ
đồng 15,472 17,728 19,540 25,530 32,574
A Nông nghiệp - 891 1,071 1,356 1,463 1,029
B Công nghiệp -
xây dựng - 7,149 8,265 8,283 8,728 10,007
C Dịch vụ - 7,432 8,392 9,901 15,339 21,538
2 Cơ cấu
ngành kinh tế % 100 100 100 100 100
A Nông nghiệp - 5.76 6.04 6.94 5.73 3.16
B Công nghiệp -
xây dựng - 46.21 46.62 42.39 34.19 30.72
C Dịch vụ - 48.04 47.34 50.67 60.08 66.12
Nguồn: Niên giám thông kế quận Ngũ Hành Sơn Trong khi đó, tăng trưởng của ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm. Đặc biệt là ngành nông nghiệp giảm rất nhah và đáng kể.
Tuy nhiên, kinh tế quận Ngũ Hành Sơn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, với tỷ trọng dịch vụ 66,12%, công nghiệp - xây dựng 30,72%, nông nghiệp 3,16%.
c. Cơ cấu hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của quận trong những năm qua đã có những bước phát triển mới theo hướng đô thị hoá, văn minh hiện đại. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng, ngay cả các kiệt hẻm, cống thoát nước tại các khu dân cư hàng năm cũng được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhiều khu đô thị mới và nhiều khu nhà ở tái định cư được triển khai xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại, tạo ra một diện mạo mới về đô thị.
- Giao thông vận tải:
o Hệ thống cảng: Trên địa bàn quận có 02 cảng chính:
Cảng Tiên Sa: Tổng số chiều dài cầu bến là 897 mét. Cảng có tổng diện tích
bãi chứa hàng là 115.000m2 và tổng diện tích kho chứa hàng là 20.290 m2. Là điểm cuối trên hành lang kinh tế Đông - Tây, cũng là một trong ba cảng biển chính của cả nước.
Cảng X.50 hải quân: Là cảng nhập dầu và sửa chữa tàu thuyền.
o Mạng lưới giao thông:
Đường bộ: Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã được đầu tư nâng cấp, hầu hết các trục giao thông quan trọng như: đường Ngô Quyền - Yết Kiêu, đường Nguyễn Văn Thoại, đường ven biển Ngũ Hành Sơn - Điện Ngọc, đường Trần Hưng Đạo, đường Phạm Văn Đồng, đường Võ Văn Kiệt... đã đưa vào khai thác có hiệu quả góp phần gia tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa. Ngoài ra việc phát triển mạng lưới giao thông trong các khu dân cư, tạo tiền đề cho việc ổn định đời sống của nhân dân và đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đường sông: Sông Hàn chảy qua địa phận quận, ngăn cách quận với khu trung tâm thành phố. Sông Hàn đóng vai trò vận tải thuỷ chủ yếu từ cửa sông đến cầu Nguyễn Văn Trỗi cho các tàu có trọng tải dưới 3.000 tấn.
- Hệ thống cấp nước: Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất trong khu vực quận
Ngũ Hành Sơn được lấy từ các nguồn sau: nhà máy nước Cầu Đỏ (công suất 65.000 m3/ngày đêm), nhà máy nước Ngũ Hành Sơn (công suất 6.000 m3/ngày đêm) và từ các giếng đào, giếng khoan trong vùng. Mạng lưới đường ống chuyển dẫn của công ty cấp nước gần như phủ đều trên 7 phường trong quận. Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Hiện trên địa bàn quận có khoảng 58.180 nhân khẩu được dùng nước sạch, chiếm gần 50% tổng dân số toàn quận.
- Hệ thống thoát nước: Đến nay trên địa bàn đã đầu tư xây dựng một số hệ
thống thoát nước chính theo các trục lộ giao thông, góp phần giải quyết thoát nước trong các khu dân cư trên địa bàn.
- Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và đời sống nằm trong mạng lưới điện của thành phố cơ bản đáp ứng 100% số hộ có điện. Hiện nay khu vực quận Ngũ Hành Sơn sử dụng nguồn điện lưới hoà chung của thành phố.
Trên địa bàn quận có 271 trạm biến áp với tổng công suất hoạt động là 91.225 KVA
bảo đảm điện sinh hoạt cho nhân dân, trong đó có 192 trạm được xây mới.
- Mạng lưới bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa
bàn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân cư. Trên địa bàn quận hiện có bưu điện Đà Nẵng 3 là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chiếm thị phần lớn về cung cấp các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí;
ngoài ra còn có các đơn vị viễn thông khác như: Viettel, Sfone, EVN telecom. Theo báo cáo của Bưu điện Đà Nẵng 3 hiện trên địa bàn quận có 06 bưu cục, 19 đại lý bưu điện và 12 đại lý điện thoại công cộng. Mật độ điện thoại bình quân trên địa bàn là 28 máy/100 dân.