Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Trang 36 - 51)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC

2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

2.2.1. Số lượng

Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn các doanh nghiệp hiện nay đều là DN, số lượng DN tăng đều qua các năm

Bảng 2.4. Số DN của quận Ngũ Hành Sơn thực tế đang hoạt động, giai đoạn

2013 - 2017

ĐVT: doanh nghiệp

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bình quân (bq)

5 năm (%)

DN 1.163 1.299 1.531 1.787 2.123 16,24

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Số DN thực tế đang hoạt động đến 31/12/2017 là 2.123 doanh nghiệp, so với năm 2013 số DN là 1.163 doanh nghiệp thì sau 5 năm đã tăng thêm 960 doanh nghiệp, bình quân tăng 16,24%/năm. Nhìn chung số lượng DN trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn 5 năm từ 2013-2017 tăng khá và tiếp tục tăng so với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 5 năm từ 2012-2016 là 14,47%/năm.

Đồ thị 2.2. Tình hình tăng số lượng DN quận Ngũ Hành Sơn

Đến 31/12 hàng năm, giai đoạn 2013-2017 * Nếu xét theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.5. Số lượng và tốc độ phát triển bình quân của các DN quận Ngũ Hành Sơn đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo khu vực kinh tế và loại hình

doanh nghiệp, giai đoạn 2013 -2017

ĐVT: Doanh nghiệp; %

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bq

5 năm (%)

Tổng số 1.163 1.299 1.531 1.787 2.123 16,24

1. Khu vực nhà nước 7 9 9 9 9 6,48

Doanh nghiệp nhà nước

trung ương 7 9 9 9 9 6,48

2. Khu vực ngoài nhà

nước 1.141 1.272 1.498 1.732 2.063 15,96

Doanh nghiệp tập thể 7 7 5 7 7 0

Doanh nghiệp tư nhân 118 117 123 118 116 -0,43

Công ty hợp doanh 0 0 0 0 0

Công ty TNHH tư nhân 837 9.62 1.177 1.356 1.659 18,65

Công ty cổ phần 179 186 193 251 281 11,93

3. Khu vực kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài 15 18 24 46 51 35,79

100% vốn nước ngoài 11 13 15 22 25 22,78

Liên doanh với nước

ngoài 4 5 9 24 26 59,67

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bq

5 năm (%)

Doanh nghiệp nhà nước

địa phương 0 0 0 0 0

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua phân tích số liệu bảng 2.5 thấy rằng DN phát triển nhanh về số lượng, đa dạng loại hình, xu hướng chung là tăng nhanh. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước mà chủ yếu là Doanh nghiệp nhà nước Trung ương có xu hướng không tăng do chủ trương sắp xếp cổ phần hóa của Chính phủ, vì vậy doanh nghiệp loại hình này có xu hướng chửng lại và trong tương lai sẽ giảm. Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân 15,96%/năm, năm 2017 chiếm 97,17% trong tổng số DN. Hai loại hình công ty TNHH tư nhân và công ty cổ phần có tốc độ tăng nhanh hơn, chứng tỏ có nhiều điều kiện phù hợp với sự phát triển; loại hình doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp tư nhân có xu hướng chửng lại và giảm dần.

Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù số lượng doanh nghiệp ít nhưng tốc độ tăng doanh nghiệp cao, điều này là do cơ chế chính sách của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào đầu tư tại Đà Nẵng, trong đó có quận Ngũ Hành Sơn.

So với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, số lượng DN của quận Ngũ Hành Sơn ở mức trung bình. Một số quận của thành phố Đà Nẵng có số lượng DN cao hơn nhiều như tại thời điểm 31/12/2017 số lượng DN của quận Hải Châu là 3.320 doanh nghiệp, quận Thanh Khê là 2.812 doanh nghiệp.

* Xét thực trạng phát triển số lượng DN theo ngành kinh tế Bảng 2.6. Số lượng DN quận Ngũ Hành Sơn chia theo ngành kinh tế, giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: Doanh nghiệp

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bq

5 năm (%)

Tổng số 1.163 1.299 1.531 1.787 2.123 16,24

1.

Nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản 10 5 5 10 10 0

2. Công nghiệp 151 172 178 188 203 7,68

3. Xây dựng 203 215 247 239 248 5,13

4. Thương mại 364 395 448 531 613 13,92

5. Vận tải, kho bãi 84 107 137 167 198 23,91

6. Khách sạn, nhà hàng 143 197 234 295 385 28,09

7. Các ngành dịch vụ khác 208 208 282 357 466 22,34 Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng số liệu bảng 2.6, ta thấy ngành có tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp bình quân cao nhất là ngành Khách sạn, nhà hàng, với tốc độ tăng bình quân 28,09%/năm; thứ hai là ngành vận tải, kho bãi với tốc độ tăng bình quân 23,91%/năm; thứ ba là ngành dịch vụ khác, với tốc độ tăng bình quân 22,34%/năm; ngành có tốc độ phát triển doanh nghiệp thấp nhất là ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Điều này phù hợp với điều kiện và cơ cấu phát triển của quận Ngũ Hành Sơn hiện nay theo hướng dịch vụ, du lịch.

2.2.2. Quy mô lao động

Số lượng lao động trong các doanh nghiệp tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 là 11,93%/năm. So sánh với tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp thì tốc độ tăng của quy mô lao động thấp hơn, thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu lao động bình quân một doanh nghiệp có xu hướng giảm dần

Bảng 2.7. Số lao động và số lao bình quân một DNVVN quận Ngũ Hành Sơn

giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bình quân 5

năm (%)

Tổng số lao động trong doanh nghiệp 27.024 31.065 32.890 38.229 42.413 11,93

Số lao động bình 23,2 23,9 21,5 21,4 20

quân một doanh

nghiệp Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Khi số lao động của mỗi doanh nghiệp ít và giảm dần thì quy mô của doanh

nghiệp cũng không tăng, lực lượng lao động được huy động vào sản xuất kinh doanh không tăng, không giải quyết thêm việc làm.

Theo số liệu điều tra của Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn cung cấp năm 2017, số doanh nghiệp không quá 10 lao động là 1.332 doanh nghiệp, chiếm 62,75%; số doanh nghiệp có trên 10 lao động đến 50 lao động là 698 doanh nghiệp, chiếm 32,88%; doanh nghiệp có trên 50 lao động đến 100 lao động là 81 người, chiếm 3,8%; doanh nghiệp có trên 100 lao động đến 200 lao động là 12 người, chiếm 0,57%.

Bảng 2.8. DNVVN quận Ngũ Hành Sơn phân theo quy mô lao động, giai đoạn

2013-2017

ĐVT: doanh nghiệp

Tổng số DNVVN

Không quá 10 người

Từ 11 đến 50

người

Từ 51 đến 100

người

Từ 101 đến 200 người

Năm 2013 1163 698 393 65 8

Năm 2014 1299 779 454 55 10

Năm 2015 1531 905 552 65 8

Năm 2016 1787 1.095 602 79 11

Năm 2017 2123 1.332 698 81 12

Tốc độ tăng bình

quân 5 năm (%) 16,24 17,53 15,44 5,66 10,67

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng 2.8, xét về quy mô lao động ta thấy doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, số doanh nghiệp vừa không đáng kể, loại hình doanh nghiệp có quy mô dưới 50 lao động là phổ biến;

loại doanh nghiệp không quá 10 lao động có tốc độ tăng cao nhất (17,53%). Đây là đặc thù về quy mô phát triển của DNVVN quận Ngũ Hành Sơn, tác động rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ càng nhiều thì lượng lao động được huy động thấp, thể hiện sự manh mún, phân tán của hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phân tích sự phát triển quy mô DNVVN qua việc sử dụng lao động:

Bảng 2.9. Lao động của các DNVVN quận Ngũ Hành Sơn chia theo khu vực,

loại hình và ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bq 5

năm (%) I.Chia theo khu vực, loại hình kinh tế

Tổng số 27.024 31.065 32.890 38.229 42.413 11,93 1. Khu vực nhà nước 1.888 3.767 3.114 3.414 3.346 15,38 2.

Khu vực ngoài nhà

nước 22.250 24.294 27.366 32.117 36.295 13,01

Doanh nghiệp tập thể 348 317 314 308

Doanh nghiệp tư nhân 705 783 825 949 1.062 10,79

Công ty hợp doanh 0 0 0 0

Công ty TNHH tư nhân 11.767 11.695 14.662 18.560 22.810 18,00 Công ty cổ phần 9.778 11.467 11.602 12.294 12.115 5,50

3. Vốn đầu tư NN 2.886 3.005 2.410 2.698 2.772 -1,00

100% vốn nước ngoài 2.551 2.668 1.988 2.058 2.112 -4,61 Liên doanh với nước

ngoài 335 337 422 640 660 18,47

II. Chia theo ngành SX chính Tổng số 27.024 31.065 32.890 38.229 42.413 11,93

1.

Nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản 10 34 34 677 512 167,50

2. Công nghiệp 12.484 16.096 14.077 13.808 13.650 2,26

3. Xây dựng 5.063 4.193 5.625 7.002 7.412 10,00

4. Thương mại 2.602 2.845 3.712 4.609 5.710 21,71

5. Vận tải, kho bãi 1.121 1.365 1.679 2.384 2.931 27,16 6. Khách sạn, nhà hàng 1.971 3.180 3.923 4.746 5.822 31,10 7.

Các ngành dịch vụ

khác 3.773 3.352 3.840 5.003 6.376 14,02

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Từ số liệu tổng hợp bảng 2.9, ta thấy rằng mức độ đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giải quyết việc làm, giải phóng sức sản xuất cho nền kinh tế là rất đáng ghi nhận. Lao động khu vực này năm 2017 chiếm 85,58%. Lao động khu vực nhà nước mặc dù có sự tăng mạnh vào năm 2014 (tăng 99,52% so với

năm 2013) nhưng nhìn chung không tăng và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2014-2017.

Từ số liệu phân chia lao động theo ngành sản xuất chính nhận thấy lao động khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất; lao động khu vực nông lâm thủy sản tuy có tốc độ tăng đột biến trong năm 2016 (tăng gấp 18,9 lần so với năm 2015) nhưng chiếm tỷ trọng thấp 1,75% (năm 2016) và 1,21% (năm 2017) chứng tỏ khu vực này chưa tổ chức sản xuất theo mô hình doanh nghiệp, phần lớn lao động theo mùa vụ. Lao động ngành nhà hàng, khách sạn, thương mại và các ngành dịch vụ khác có tốc độ nhanh và tương đối cao chứng tỏ các ngành này tại quận Ngũ Hành Sơn có lợi thế phát triển hơn các ngành sản xuất vật chất. Lực lượng lao động và số doanh nghiệp tăng qua các năm, với tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2013-2017 là 11,93%/năm, chứng tỏ nền kinh tế của quận Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn phát triển ổn định.

Theo số liệu điều tra, khảo sát của Hội doanh nghiệp quận Ngũ Hành Sơn năm 2016, trong tổng số 29.615 lao động có trình độ chuyên môn của khu vực doanh nghiệp, lao động có trình độ trình độ thạc sĩ có 32 người, chiếm gần 0,11%;

trình độ đại học có 2.531 người, chiếm 8,55%; trình độ cao đẳng, trung, sơ cấp có 10.281 người, chiếm 34,72%; lao động có trình độ khác 16.771 người, chiếm tới 56,63%. Như vậy, số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy chất lượng tay nghề của lực lượng lao động chưa cao, ảnh hưởng đến năng suất lao động chung của nền kinh tế. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 32% trong tổng số lao động trong các DNVVN, thể hiện vẫn chưa huy động tốt nguồn lao động nữ vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Cũng theo số liệu điều tra, khảo sát của Hội doanh nghiệp quận Ngũ Hành Sơn năm 2016, các chủ DNVVN ở quận Ngũ Hành Sơn có độ tuổi trung bình tương đối trẻ, nhóm có độ tuổi từ 35 – 50 chiếm đa số (71%); độ tuổi trên 60 tuổi có tỷ lệ thấp (5%). Với độ tuổi này là thuận lợi không nhỏ để các chủ DNVVN nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nắm bắt khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, số có trình độ đại học trở lên không cao, nhiều hình thức

đào tạo không chính quy cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các DNVVN. Mặt khác, chủ doanh nghiệp thường chưa qua đào tạo về trình độ quản trị kinh doanh, quản lý sản xuất, không có kiến thức sâu về thị trường, đặc biệt còn non kém trong am hiểu về pháp luật.

2.2.3. Quy mô vốn

Các DN của quận Ngũ Hành Sơn có quy mô nguồn vốn hoạt động tương đối thấp, chủ yếu thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp vừa tương đối thấp chiếm khoảng 3,3% trong tổng số DN.

Bảng 2.10. DN quận Ngũ Hành Sơn phân theo quy mô nguồn vốn thời điểm

31/12, giai đoạn 2013-2017

ĐVT: doanh nghiệp

Tổng số DNVVN

Nhỏ hơn hoặc bằng 0,5

tỷđ

Từ trên 0,5 tỷ đến 01

tỷđ

Từ trên 01

tỷ đến 05 tỷđ

Từ trên 05

tỷ đến 10 tỷđ

Từ trên 10

tỷ đến 20 tỷđ

Từ trên 20

tỷ đến 50 tỷđ

Từ trên 50

tỷ đến 100 tỷđ

Năm 2013 1.163 288 207 488 103 42 27 8

Năm 2014 1.299 319 222 544 116 51 37 10

Năm 2015 1.531 376 283 627 128 64 40 13

Năm 2016 1.787 464 315 736 146 69 41 16

Năm 2017 2.123 535 436 827 179 78 50 18

Tốc độ tăng bq 5

năm (%) 16,24 16,75 20,47 14,10 14,82 16,74 16,65 22,47 Nguồn: Chi cục Thuế quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng số liệu 2.10, ta thấy số lượng DN theo quy môn vốn tang qua các năm, trong đó số lượng doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm khoảng 84,69%

tổng số DN năm 2017. Xét về tốc độ tăng của loại doanh nghiệp có số vốn cao hơn thể hiện doanh nghiệp có xu hướng gia tăng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh rõ rệt qua các năm. Khi có nguồn vốn lớn, doanh nghiệp có nhiều điều kiện tăng năng lực sản xuất kinh doanh, đầu tư để tăng hiệu quả và thu lợi nhuận.

* Xét cơ cấu nguồn vốn theo khu vực và loại hình DN Bảng 2.11. Quy mô nguồn vốn DN quận Ngũ Hành Sơn chia theo loại hình và

ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ tăng bq 5

năm (%)

I.Chia theo khu vực, loại hình kinh tế

Tổng số 20.326 25.312 28.209 41.310 53.769 27,53 1. Khu vực nhà nước 4.610 6.832 6.188 6.722 6.588 9,34 2.

Khu vực ngoài nhà

nước 14.194 17.017 20.702 33.339 46.008 34,18

Doanh nghiệp tập thể 0 85 48 65 66

Doanh nghiệp tư nhân 359 474 596 394 398 2,61

Công ty hợp doanh 0 0 0 0 0

Công ty TNHH tư nhân 5.008 6.029 11.282 14.403 17.284 36,30 Công ty cổ phần 8.828 10.430 8.776 18.476 17.922 19,37

3.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 1.522 1.463 1.318 1.249 1.174 -6,28

II.Chia theo ngành sản xuất chính Tổng số 20.326 25.312 28.209 41.310 53.769 27,53

1.

Nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản 75 109 111 137 225 31,61

2. Công nghiệp 7.280 9.850 9.272 17.162 23.215 33,63

3. Xây dựng 1.730 1.408 4.907 6.709 7.801 45,72

4. Thương mại 2.395 2.306 3.993 4.341 5.126 20,95

5. Vận tải, kho bãi 423 456 1.179 1.141 1.150 28,41 6. Khách sạn, nhà hàng 6.046 7.693 6.783 9.037 12.831 20,70 7

Các ngành dịch vụ

khác 2.377 3.490 1.964 2.783 3.421 9,53

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng số liệu 2.11. cho thấy, sự gia tăng về số lượng và chất lượng các DN thuộc khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2013 - 2017 đã thu hút và sử dụng một lượng vốn đầu tư ngày càng tăng mạnh, với tốc độ phát triển bình quân là 34,18%/năm. Có được điều đó là do sự đóng góp của loại hình công ty TNHH và

công ty cổ phần với tốc độ phát triển bình quân khá cao. Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn, doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, với tỷ trọng trung bình giai đoạn 2013-2017 là 75,34% trong tổng nguồn vốn.

Xét về tốc độ tăng nguồn vốn theo ngành cũng cho thấy có sự tăng trưởng về nguồn vốn của các ngành, ngành có tốc độ tăng nguồn vốn cao nhất là ngành xây dựng, với tốc độ tăng bình quân 45,72%/năm; ngành có tốc độ tăng thấp nhất là ngành các dịch vụ khác, với tốc độ tăng bình quân 9,53%/năm. Về cơ cấu nguồn vốn theo ngành, ngành công nghiệp có tỷ trọng nguồn vốn cao nhất (chiếm 46,16 % trong năm 2017); đứng thứ hai là ngành khách sạn, nhà hàng (chiếm 23,86% trong năm 2017), ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 0,42% trong năm 2017).

* Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác của DN:

Thành phố Đà Nẵng có hệ thống ngân hàng thương mại tương đối mạnh, đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh. Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 114.625 tỷ đồng, tăng 16,78% so với cùng kỳ 2016; tổng dư nợ cho vay đạt 118.469 tỷ đồng, tăng 25,23% so với cùng kỳ. Chính quyền thành phố đã có sự chỉ đạo triển khai kịp thời các chính sách tiền tệ, tín dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: thực hiện gia hạn nợ, giản nợ, cơ cấu lại nợ, kéo dài thời hạn nợ, giảm lãi suất cho vay; điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ; ưu tiên cho vay lĩnh vực khoa học công nghệ, xuất khẩu, các đối tượng chính sách,...

Đồng thời, triển khai các giải pháp để huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Dự báo năm 2018, khả năng và điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp tương đối thuận lợi, lãi suất có chiều hướng giảm. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng, trong năm 2018 đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 17% (thấp hơn 8,23% so với năm 2017) và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp vấn đề tiếp cận vốn tín dụng vẫn còn bất cập, một số hợp đồng tín dụng vẫn chưa minh bạch, đồng vốn chưa sử

dụng đúng mục đích đã cam kết; để có một hợp đồng vay vốn là rất nan giải, ngoài các cam kết về mặt pháp lý, doanh nghiệp phải có khối lượng tài sản thế chấp khoảng gấp 1,3 đến 1,5 lần khoản vay tín dụng. Ngoài ra, trong các giao dịch tín dụng vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ; giữa doanh nghiệp có vốn nhà nước với doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Việc sử dụng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp: Giai đoạn 2013-2017, tổng nguồn vốn đầu tư của DN trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn là 15.173,5 tỷ đồng, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân 28,14%/năm. Trong tổng vốn đầu tư thì vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 7695,5 tỷ đồng, chiếm 50,72%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động và phát triển khác đạt 2.503,6 tỷ đồng, chiếm 16,5%.

2.2.5. Đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

Theo phân tích ở trên ta có doanh thu thuần và doanh thu thuần bình quân của các DN ở quận Ngũ Hành Sơn tăng qua các năm. Sau 5 năm 2013-2017, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN quận Ngũ Hành Sơn ngày càng ổn định, có tăng trưởng.

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu cơ bản của DN quận Ngũ Hành Sơn, giai đoạn 2013-

2017

Tổng số doanh nghiệp

Số lao động cuối năm

(người)

Nguồn vốn cuối năm (tỷ

đồng)

Tài sản dài hạn

cuối năm (tỷ

đồng)

Doanh thu thuần

(tỷ đồng)

Lợi nhuận

trước thuế

(tỷ đồng)

Thuế và các khoản đã nộp

(tỷ đồng) Tổng

số

nữ

Tổng số

Vốn CSH

Năm 2013 1.163 27.024 8.125 20.326 5.993 11.038 15.332 445 117 Năm 2014 1.299 31.065 9.554 25.312 8.223 12.673 18.895 563 122 Năm 2015 1.531 32.890 9.801 28.209 8.540 14.434 21.360 655 149 Năm 2016 1.787 38.229 11.623 41.310 17.163 20.166 29.147 867 157

Năm 2017 2.123 42.413 13.769 41.613 15.523 22.134 37.546 1.151 183 Nguồn: Chi cục Thống kê quận Ngũ Hành Sơn

Qua bảng số liệu 2.12, ta thấy các chỉ tiêu cơ bản của DN đều tăng dần qua các năm, doanh nghiệp ngày càng huy động được nguồn vốn cao hơn, sử dụng ngày càng nhiều lao động; chỉ tiêu doanh thu thuần tăng mạnh, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ngày có lãi và nộp vào ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w