1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương
Tác giả Phạm Văn Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương với nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho vay, trong đó nguồn thu từ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn được Ngân hàng quan tâm. Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương ” làm đề tài thạc sỹ của mình.

Trang 1

PHẠM VĂN KHÁNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG, 2013

Trang 2

PHẠM VĂN KHÁNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM-CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN

ĐÀ NẴNG, 2013

Trang 3

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điềukiện của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của Tác giả:

Trước hết, xin cảm ơn sâu sắc Thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS Lê ĐứcToàn về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu để luậnvăn được hoàn thành tốt hơn

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô giáo trong Trường Đạihọc Duy Tân và Khoa sau Đại học về những ý kiến đóng góp cho luận văn.Xin chân thành cảm ơn Các đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ, cung cấp sốliệu trong quá trình viết luận văn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình đã động viên, giúp đỡcho tôi trong suốt thời gian viết luận văn

Tác giả luận văn

Phạm Văn Khánh

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thôngtin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết, phântích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Phạm văn Khánh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 4

1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM 7

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM 9

1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng 11

Trang 6

1.3.1 Nhận dạng và phân loại rủi ro 141.3.2 Định lượng các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khixảy ra rủi ro 151.3.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từngloại rủi ro và tài trợ rủi ro 261.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chốngRRTD 271.3.5 Biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạtđộng cho vay doanh nghiệp của các NHTM 271.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vaycủa NHTM 361.4.1 Các khuyến nghị của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng 361.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về quản trị rủi ro tín dụng 371.4.3 Nhận xét chung về kinh nghiệm quốc tế trong quản trị rủi ro tíndụng 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 41 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG 41

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu ViệtNam – Chi nhánh Hùng Vương 412.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩuViệt Nam 41

Trang 7

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 432.1.4 Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Eximbank Hùng Vương43

2.1.5 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 462.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệptại Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 492.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệptại Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 492.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chinhánh Eximbank Hùng Vương 552.2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động chovay tại Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 89KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 95

CHƯƠNG 3 96 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH EXIMABNK HÙNG VƯƠNG 96

3.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh Eximbank Hùng Vương trong thờigian đến 963.1.1 Định hướng hoạt động chung của Eximbank trong thời gian đến 963.1.2 Định hướng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng 973.1.3 Các lĩnh kinh tế mũi nhọn của Thành phố Đà nẵng và tiềm năngphát triển trong thời gian đến 983.1.4 Định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệptại Chi nhánh Eximbank Hùng Vương trong thời gian đến 100

Trang 8

Hùng Vương 101

3.2.1 Yêu cầu 102

3.2.2 Nguyên tắc 102

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 103

3.3.1 Nhóm giải pháp đối với chính sách, quy trình 103

3.3.2 Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp 108

3.3.3 Nhóm giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay 117

3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 118

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 118

3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

Trang 9

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

Dự phòng rủi ro tín dụngNgân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Việt Nam

Khách hàng doanh nghiệpKhách hàng cá nhânKết quả kinh doanhLợi nhuận trước thuếNgân hàng Nhà nướcNgân hàng Thương mạiRủi ro tín dụng

Tài sản đảm bảo

Tổ chức tín dụngThương mại cổ phầnTrách nhiệm hữu hạnXếp hạng tín dụng nội bộ

Trang 10

Số hiệu Tên bảng Trang

2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 45 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 47 2.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn từ năm 2010 đến

2.4 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp từ

năm 2010 đến năm 2012 502.5 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế từ năm 2010

2.6 Chất lượng tín dụng cho vay KHDN từ năm 2010 đến năm

2.7 Chấm điểm xếp hạng khách hàng 78 2.8 Chấm điểm xếp hạng TSĐB 79 2.9 Quyết định cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp 79 2.10 Kết quả XHTDNB khách hàng Doanh nghiệp năm 2012 80 2.11 Dư nợ theo tài sản thế chấp từ 2010 đến 2012 81 2.12 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro KHDN từ 2010 đến 2012 86

Trang 11

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

2.1 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Eximbank Hùng Vương 45

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (NHTM) là hoạt độngkinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng làhoạt động có rủi ro cao Hiện nay, rủi ro trong hoạt động cho vay vẫn là loạirủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất, thường có tác động lớn và ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởngđến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế

Hoạt động cho vay luôn gắn liền với rủi ro Đây là một thực tế kháchquan Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay mà chỉ có thể ápdụng các biện pháp nhằm phòng ngừa hay giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro chovay xảy ra

Trong điều kiện nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởngthấp, lãi suất cao, tồn kho của doanh nghiệp lớn làm ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này gây tác động không nhỏ đếnhoạt động cho vay Ngân hàng, nhất là hoạt động cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyêncủa Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản, dẫn đến nợ xấuNgân hàng gia tăng Theo ủy ban Basel “ Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng làmột bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi làđóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng thương mại” Chính vì lẽ

đó, việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay nói chung và cho vay doanhnghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và ngày càng đượccác Ngân hàng quan tâm

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánhHùng Vương với nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho vay, trong đó nguồn thu

từ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn được Ngân hàng

Trang 13

quan tâm Chính vì lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực

quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương ” làm đề tài thạc sỹ

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trịrủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn

đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vaydoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánhHùng Vương

- Phạm vi nghiên cứu: phân tích các vấn đề liên quan đến việc quản trịrủi ro cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2010-2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của luận văn, trong quá trìnhnghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp sau: duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, phương pháp toán, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo

Trang 14

luận văn được bố cục gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vaydoanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay doanh nghiệp tạiNgân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho vay doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh HùngVương

Trang 15

tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh”[9] Hiện nay, ở Việt Nam theo luật DN số 60/2005/QH11

có 04 loại hình doanh nghiệp chính sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợpdanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần

1.1.2 Phân loại cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

- Căn cứ vào thời hạn vay

+ Cho vay ngắn hạn: là khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Mục

đích của loại hình cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tàisản lưu động, đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng trong hoạt động kinh

Trang 16

doanh của khách hàng trong thời gian ngắn hạn mà cụ thể ở đây là không quá

12 tháng

+ Cho vay trung hạn: là khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12

tháng đến 60 tháng Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu

tư vào tài sản cố định hay được sử dụng để mua sắm các loại tài sản mà kháchhàng cần trong kinh doanh …

+ Cho vay dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng

trở lên Mục đích của khoản vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu

tư, các nhu cầu vốn dài hạn khác, cụ thể ở đây là trên 60 tháng

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là

loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ vay được bên vay bảo đảm thực hiện bằngnhững biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh Trong trườnghợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, NHTM có quyền xử lý tàisản đảm bảo để thu hồi nợ theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của phápluật

+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà

trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sảnthuộc quyền sở hữu của chính khách hàng vay hoặc của bên thứ ba

- Căn cứ vào phương thức cho vay

+ Cho vay từng lần: là phương thức được áp dụng trên cơ sở nhu cầu tín

dụng của từng đối tượng vay cụ thể như mua hàng, mua nguyên nhiên vật liệu

dự trữ, hay khoản phải thu Cơ sở để xem xét cho vay dựa trên hợp đồng kinh

tế, đơn đặt hàng, thư tín dụng, các hóa đơn bán hàng, bảng kê bán thànhphẩm, thành phẩm Phương thức cho vay này thường áp dụng đối với DN cónhu cầu vay không thường xuyên

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay trong đó

NHTM và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì

Trang 17

trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụtvốn lưu động của DN theo hạn mức tín dụng đã cam kết.

+ Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó

khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho NHTM để đổi lấymột số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồngphí (nếu có)

+ Các phương thức cho vay khác: Ngoài các phương thức cho vay nêu

trên, Ngân hàng cho khách hàng vay vốn theo phương thức cho vay khác màpháp luật không cấm, phù hợp với quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nướcViệt nam và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm củatừng loại khách hàng vay

1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng củangân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả

nợ không đúng hạn cho ngân hàng

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hànhkèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc

NHNN định nghĩa “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp là một loại rủi ro tín dụng,

là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ người đivay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khảnăng thanh toán

Trang 18

Rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng và tồn tại khách quan, thường xuyên vàNgân hàng không thể triệt tiêu hoàn toàn Các NHTM chỉ có thể phòng ngừa,hạn chế và đối phó với rủi ro tín dụng trong khả năng cho phép và không thểhoàn toàn loại bỏ được rủi ro tín dụng.

1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM

Nhận diện rủi ro, qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử

lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quảkinh doanh của ngân hàng Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại,ngân hàng luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thôngqua các dấu hiệu cảnh báo sau:

1.2.2.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến giao dịch với ngân hàng

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoặc khôngmuốn hoàn trả, hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính;

- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặcthiếu các căn cứ thuyết phục;

- Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn; thanh toán các khoản nợ gốckhông đầy đủ, không đúng hạn;

- Sự suy giảm bất thường số dư tiền gửi thanh toán tại ngân hàng; luânchuyển doanh thu hoạt động về tài khoản tại Ngân hàng không thường xuyên;

- Mức vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhucầu dự kiến;

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trìnhkiểm tra định kỳ hoặc đột xuất mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh;

- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá rị tài sản đảm bảo giảm sút

so với định giá khi vay Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán trao

Trang 19

đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại;

- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bấtthường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không từ hoạtđộng được đề xuất trong phương án vay vốn;

- Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dàihạn

- Chấp nhận sử dụng nguồn vốn giá cao với mọi điều kiện

1.2.2.2 Nhóm dấu hiệu liên quan đến quan hệ phương pháp quản lý của khách hàng, những thay đổi tình hình hoạt động của khách hàng

Nhóm dấu hiệu này cũng có tác động trực tiếp tới chất lượng khoản vaynhưng với tốc độ chậm hơn Các dấu hiệu này xuất phát từ nội bộ của từngkhách hàng, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ cán bộ cho vay mới có thể nhậndiện được, có thể nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dựkiến khi lập hồ sơ vay vốn;

- Có sự thay đổi bất thường trong cơ cấu vốn và tài sản của khách hàng,thay đổi về các tỷ lệ thanh khoản;

- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như gia tăngchi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí khánh tiết …

- Thay đổi thường xuyên nhân sự trong bộ máy quản lý, điều hành hoạtđộng của khách hàng;

- Tham gia mua bán với những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn;

- Chất lượng sản phẩm giảm sút, thị phần bị thu hẹp;

- Những phản ứng chậm và thiếu linh hoạt của doanh nghiệp trước yếu tốthay đổi thị trường đầu vào và đầu ra

1.2.2.3 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng

- Chính sách cấp tín dụng cho khách hàng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng

Trang 20

lẽo, tạo khe hở cho cán bộ ngân hàng và khách hàng thông đồng;

- Chính sách tín dụng tạm thời hạn chế cho vay các ngành hàng màkhách hàng đang kinh doanh;

- Đánh giá và phân loại thiếu chính xác mức độ rủi ro của khách hàng:nâng cao quá mức năng lực tài chính của khách hàng trong quá trình phân tíchdẫn đến cho vay vốn vượt nhu cầu thực tế của khách hàng, che dấu nợ xấucủa khách hàng, có hành vi cho khách hàng vay vốn để thực hiện đảo nợ;

- Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảmtiền vay mập mờ, không đảm bảo tính pháp lý;

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ theo quy định của pháp luật và của Ngânhàng;

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lựckiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng;

- Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm lãi suất cho vay, phí dịch

vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” hoặc “lôi kéo” khách hàng bằng cáckhoản tín dụng mới mặc dù biết rõ các khoản tín dụng cấp cho khách hàngtiềm ẩn nhiều rủi ro

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM

1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài

Là nguyên nhân mang tính bất khả kháng, đó là những thảm họa thiênnhiên như lũ lụt, bão, hạn hán, chiến tranh …, do sự tác động của chu kỳ pháttriển kinh tế, do sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất, do cơ chế chính sách nhà nướcthay đổi … gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hoạt động của khách hàng vàmôi trường đầu tư vốn của ngân hàng, có thể phá vỡ kế hoạch sản xuất kinhdoanh của khách hàng vay vốn, hoặc làm cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng vay vốn bị thua lỗ

Trang 21

1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn

Đối với khách hàng doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi rocho Ngân hàng khi cho vay đối với đối tượng khách hàng này, cụ thể:

+ Rủi ro từ phía thị trường của doanh nghiệp:

 Thị trường cung cấp đầu vào của doanh nghiệp bị hạn chế hoặc giá cảnguyên vật liệu đầu vào bị tăng cao, dẫn đến giá thành sản phẩm và chi phísản xuất tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh về giá

+ Do Lãnh đạo doanh nghiệp thiếu năng lực và trình độ chuyên môntrong điều hành quản lý doanh nghiệp, dẫn đến tổ chức điều hành và quản lýyếu kém, hiệu quả sử dụng vốn vay giảm sút, giảm khả năng trả nợ Ngânhàng;

+ Do khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ cho Ngân hàng mặc dùhoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lãi;

1.2.3.3 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thực hiện cho vay

- Do Ngân hàng tập trung vốn lớn cung ứng cho một ngành nghề hoặcmột nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên dễ gây rủi ro tín dụng cho Ngân hàngkhi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh hoặc vì một nguyên nhân khác mà

Trang 22

khách hàng không trả được nợ;

- Do cán bộ ngân hàng cho vay khách hàng thực hiện không nghiêm túccác bước của quy trình cho vay như không phân tích, đánh giá đầy đủ và thậntrọng đối với khách hàng trước khi quyết định cho vay, không thực hiện kiểmtra giám sát hoặc có kiểm tra giám sát nhưng chỉ mang tính hình thức sau khicho vay …;

- Thiếu thông tin về khách hàng và ngành nghề kinh doanh của kháchhàng hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời …, ảnh hưởng đến quá trìnhphân tích và quyết định cho vay;

- Do trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ ngân hàng bịhạn chế, dẫn đến yếu kém trong quản lý khách hàng và quản lý món vay;

- Do sự kiểm tra, giám sát khoản vay không thường xuyên, chậm trễ,không phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo rủi ro đối với khách hàng;

- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, cố tình làm sai quyđịnh cho vay của ngân hàng, thông đồng với khách hàng trong quá trình chovay;

- Do Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ tài sản đảmbảo để xử lý

1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng

- Đối với ngân hàng:

+ Rủi ro làm giảm uy tín của Ngân hàng

Nếu Ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức độ cao thìNgân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thịtrường Lượng tiền gửi có thể sẽ sụt giảm do khách hàng không yên tâm khigửi tiền vào một ngân hàng mà sự quản lý về chất lượng tín dụng không tốt,

có thể gây ra nhiều vụ thất thoát lớn Bên cạnh đó, việc suy giảm về uy tín dochất lượng tín dụng suy giảm còn ảnh hưởng đến sự đánh giá của các cơ quan

Trang 23

nhà nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài, dẫn đến Ngân hàng khó tiếp cậnđược các nguồn vốn tốt từ nước ngoài cũng như chịu sự kiểm soát của các cơquan Nhà nước nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao

+ Rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu cáckhoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trongkhi đó các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn, do mất uy tín ngườirút tiền ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâuthanh toán

+ Rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra làm cho Ngân hàng không thu được gốc và lãitheo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng, thậm chí còn làm mất vốn củaNgân hàng Từ đó, rủi ro tín dụng sẽ làm giảm tốc độ quay vòng vốn củaNgân hàng dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm khả năng thanh toáncủa Ngân hàng Hoạt động tín dụng có liên quan mật thiết với nhiều hoạtđộng khác, như các các dịch vụ của ngân hàng, do đó rủi ro tín dụng xảy rakhông chỉ làm giảm thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động tín dụng, mà cònlàm giảm thu nhập từ các hoạt động khác Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng caodẫn đến ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và điều này khiến cholợi nhuận còn lại càng thấp

+ Rủi ro có thể làm phá sản Ngân hàng

Rủi ro tín dụng xảy ra thường tạo cho Ngân hàng những tổn thất về tàichính, nhưng những thiệt hại về uy tín, về mất lòng tin của xã hội là nhữngtổn thất còn lớn hơn nhiều Vấn đề giữ uy tín là điều tối quan trọng, chỉ cầnmất niềm tin vào Ngân hàng thì người gửi tiền sẽ có thể đến Ngân hàng rúttiền, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ Ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽgây ra phản ứng dây chuyền trong dân chúng, người gửi tiền sẽ đổ xô đến

Trang 24

Ngân hàng rút tiền gửi Đối với những khoản vay dài hạn Ngân hàng khôngthể thu hồi vốn ngay, đồng thời rủi ro tín dụng đã làm mất một phần vốn củaNgân hàng, như vậy Ngân hàng không còn khả năng thanh toán và sẽ đi đếnphá sản

- Đối với khách hàng:

Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất đi kênh cungứng vốn, dẫn đến sản xuất bị đình trệ Nếu rủi ro xảy ra từ chính bản thândoanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan

hệ giữa họ với ngân hàng Đặc biệt khi doanh nghiệp đó cần vốn, có thể sẽ rấtkhó khăn khi vay vốn ở các ngân hàng khác nếu tìm hiểu về lịch sử vay vốncủa họ Điều này sẽ rất khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Đối với nền kinh tế :

Với chức năng trung gian tài chính, Ngân hàng quan hệ trực tiếp đến mọingành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế.Khi một ngân hàng bị suy yếu dễ tạo ra phản ứng dây chuyền đối với cácngân hàng và các định chế tài chính khác Sở dĩ như vậy là do rủi ro tín dụnglàm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về vốncho khách hàng, dễ gây hoang mang trong dân chúng và dẫn đến việc rút tiền

ồ ạt ở ngân hàng đó Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có nhiều người đếnrút tiền tại cùng một thời điểm và ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để thanhtoán, làm cho khách hàng tin rằng ngân hàng có nguy cơ phá sản và sẽ đổ xôđến rút tiền về sẽ dẫn đến sự phá sản thực sự của ngân hàng Hậu quả của sựphá sản không chỉ bản thân ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quanđến ngân hàng khác Từ đó, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệnghiêm trọng, ảnh hưởng dây chuyền đến các DN sản xuất kinh doanh, kìmhãm sự phát triển kinh tế, gây suy thoái nền kinh tế

Trang 25

Tóm lại, RRTD gây ra nhiều hậu quả ở những mức độ khác nhau, nhẹnhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thể thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ xấu ở tỷ lệ cao dẫn đếnngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngânhàng nói riêng và nền kinh tế nói chung Chính vì thế, đòi hỏi các nhà quản trịngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằmgiảm thiểu rủi ro tín dụng

1.3 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM

Nâng cao năng lực quản trị RRTD là xây dựng các giải pháp quản trị rủi

ro tín dụng một cách hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng gópphần giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra và những ảnh hưởng bất lợi của rủi

ro tín dụng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Với quan niệm đó,việc Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại baogồm những nội dung sau:

1.3.1 Nhận dạng và phân loại rủi ro

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môitrường hoạt động và quy trình cho vay để thông kê các dạng rủi ro tín dụng,nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thểgây ra RRTD

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã,đang và sẽ có thể xảy ra bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu,tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm phân tíchcác hồ sơ có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện,nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đểphòng chống rủi ro

Trang 26

1.3.2 Định lượng các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy

ra rủi ro

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi

ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra

1.3.2.1 Đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng vay

Công cụ thường được áp dụng để đánh giá rủi ro tín dụng đối với kháchhàng doanh nghiệp là xếp loại tín dụng (Credit rating) Tại các Ngân hàng cóthể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêu đánh giá, nhưng luôn cùngcùng chung một mục đích là xác định khả năng của khách hàng trong việchoàn trả nợ vay cho ngân hàng Từ đó, xác định phần bù rủi ro và giới hạn tíndụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòngrủi ro Xếp loại tín dụng thường phân tích khách hàng trên hai khía cạnh sau:

- Phân tích phi tài chính: Việc đánh giá yếu tố phi tài chính của doanh

nghiệp dựa trên phân tích các yếu tố như : Đánh giá khả năng trả nợ củadoanh nghiệp, đánh giá trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanhnghiệp, lịch sử quan hệ với Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngànhkinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngc ủadopanh nghiệp …

- Phân tích tài chính: Đối với khoản vay của doanh nghiệp, ngoài các

yếu tố phi tài chính, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giákhả năng trả nợ của doanh nghiệp Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanhnghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chínhlũy kế tới kỳ gần nhất Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:Nhóm chỉ tiêu thanh toán; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu đòn cânnợ; Nhóm chỉ tiêu doanh lợi; …Bên cạnh đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp,loại hình kinh doanh để xây dựng nhóm tỷ số trung bình ngành, từ đó có bước

so sánh khi phân tích

Trang 27

- Các Phương pháp, Mô hình đánh giá RRTD:

Trong công tác quản trị rủi ro, cần thiết phải có một hệ thống đo lườngRRTD nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinhdoanh Ngân hàng, từ đó có biện pháp cụ thể để quản trị tốt những rủi ro ở cácmức độ khác nhau Hiện nay, có một số Phương pháp và Mô hình khác nhau

thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêuchuẩn tạo nên tư cách khách hàng vay vốn Cán bộ quan hệ khách hàng phảilàm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng cóphù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồngthời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng từ việc thu thập thôngtin từ nhiều nguồn khác nhau như trung tâm thông tin tín dụng, trung tâmphòng ngừa rủi ro …

vốn và có đủ năng lực pháp lý trong việc ký kết hợp đồng tín dụng, ngoài rangười đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủyquyền hợp pháp của công ty Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi ngườikhông được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro chongân hàng

câu hỏi: Doanh nghiệp có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung,doanh nghiệp có ba khả năng để tạo ra tiền là: luồng tiền từ doanh thu bán

Trang 28

hàng, bán thanh lý tài sản, phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vaycho ngân hàng Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất vàcoi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng vì việc bánthanh lý tài sản có thể làm cho năng lực doanh nghiệp trở nên yếu đi khiếncho ngân hàng là chủ nợ trở nên ít được bảo đảm Một sự thiếu hụt luồng tiền

là biểu hiện ẩn chứa một sự suy giảm trong kinh doanh của doanh nghiệp, cóthể dẫn đến rủi ro trong việc thu hồi nợ vay

vay, cán bộ tín dụng phải kiểm tra khách hàng có sở hữu hợp pháp tài sản cóchất lượng để hỗ trợ khoản vay Phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạycảm như: điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản thế chấp Ngân hàngcần cân nhắc loại tài sản đảm bảo, phương pháp định giá thích hợp, phải cócác biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đảm bảo trongtrường hợp khách hàng không trả được nợ

theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ

chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đápứng được tiêu chuẩn của ngân hàng về chất lượng tín dụng

Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vàomức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũngnhư trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

+ Mô hình 5P

đích sử dụng vốn, mục đích phải hợp pháp và phù hợp với nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh Chính vì vậy, mục đích sử dụng vốn không những thể hiện rõ

Trang 29

trong cam kết của hợp đồng tín dụng mà còn phải được chứng minh cụ thểqua các chứng từ, hóa đơn, …

năng thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn Nếu khả năng thanh toánđáp ứng được yêu cầu về mặt định lượng, thì các khoản nợ nói chung và nợngân hàng nói riêng sẽ được thanh toán đúng hẹn

phải được an toàn trong suốt thời kỳ luân chuyển nếu có được một hệ thốngbảo vệ tốt Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luânchuyển sử dụng vốn mà còn được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, tào sản cầm

cố hoặc tài sản của bên thứ ba Tính an toàn của của vốn tín dụng phụ thuộcvào hệ thống bảo vệ đó Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩnbảo vệ cho phù hợp với từng khách hàng

nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tươnglai Việc hoạch định chiến lược và sách lược trong nhiều nội dung như đổimới công nghệ, trang thiết bị, vấn đề về đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộquản lý, ốn định phát triển và chiếm lĩnh thị trường, đổi mới mẫu mã chấtlượng sản phẩm …Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng thì khả năngtồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc

chuẩn cụ thể bằng cách chấm điểm xếp hạng để quyết định cho vay Hệthống tính điểm tín dụng giúp đánh giá rủi ro tiềm tàng của từng khoản tíndụng dựa trên phương pháp đánh giá bằng thang điểm Việc cho điểm là dựatrên đánh giá của cán bộ tín dụng về các chỉ tiêu khác nhau liên quan đến rủi

ro tín dụng Điểm tổng hợp được sử dụng để phân nhóm các khoản vay theomức độ giảm dần của rủi ro Trong trường hợp có tài sản đảm bảo làm giảm

Trang 30

thiểu rủi ro tín dụng, có thể tin tưởng vào tài sản đảm bảo và giảm bớt nhữngthủ tục trên Tuy nhiên, chỉ nên tính đến chất lượng của tài sản đảm bảo nhưmột biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ Các quyết định tín dụng cần dựa trênđánh giá uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay

+ Phương pháp xếp hạng RRTD của Standard & Poor’s (S&P):

Để quyết định một mức xếp hạng tín nhiệm, S&P phân tích các yếu tốsau:

 Khả năng thanh toán – khả năng và mức độ sẵn sàng mà bên đi vaythỏa mãn các cam kết tài chính theo thỏa thuận vay mượn

 Bản chất của khoản vay mượn

 Khả năng hoàn trả các khoản nợ trong trường hợp phá sản, tái cơ cấuhoặc các thỏa thuận khác theo luật phá sản hoặc các quy định khác có ảnhhưởng đến bên đi vay

Việc xếp hạng tín nhiệm thực chất là đánh giá rủi ro phá sản, nhưng S&Pcũng quan tâm đến mức độ ưu tiên hoàn trả/thu hồi trong trường hợp công typhá sản Nợ (trái phiếu) ưu tiên thấp (junior/subordinated obligations) thườngđược xếp hạng thấp hơn nợ có mức độ ưu tiên cao (senior obligations)

Ngoài ra, S&P cũng phân biệt giữa nợ có đảm bảo và không đảm bảo(secured/unsecured obligations), công ty hoạt động kinh doanh (operatingcompany) hay công ty mẹ quản lý vốn (holding company) Mức đầu tư(Investment grade) và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond) Xếp hạng nợ dài hạn của S&P được phân thành hai cấp độ: Mức đầu tư(Investment grade): Từ AAA đến BBB; và Mức không đầu tư (Non-Investment grade/Junk bond): Từ BB, đến C, cụ thể:

Các hạng mức đầu tư (Investment grade):

năng thanh toán nghĩa vụ tài chính cực kỳ vững chắc

Trang 31

AA : Thấp hơn tí chút so với mức AAA, nhưng vẫn thể hiện khả năng

thanh toán nghĩa vụ tài chính rất vững chắc

lợi trong môi trường kinh doanh hơn các mức cao hơn Tuy nhiên, khả năngngười đi vay đáp ứng được các cam kết nghĩa vụ tài chính vẫn rất lớn

được bảo vệ đủ mạnh Tuy nhiên, trong các tình huống thay đổi hay môitrường kinh doanh biến động bất lợi, khả năng người đi vay đáp ứng các camkết nghĩa vụ tài chính có thể bị suy giảm

Các hạng mức không đầu tư (Non-Investment Grade/Junk Bonds) :

BB, B, CCC, CC, và C mang tính đầu cơ cao BB biểu thị mức độ đầu cơ thấpnhất, trong khi C là cao nhất Mặc dù các khoản nợ này vẫn có chất lượng vàkhả năng bảo vệ nhất định, nhưng các đặc điểm này có thể bị lấn át bở cácyếu tố bất trắc trước môi trường kinh doanh thay đổi bất lợi

khoản nợ mang tính đầu cơ khác Tuy nhiên, khoản nợ này luôn phải đối mặtvới các bất ổn liên tục hay bị ảnh hưởng trước các điều kiện kinh tế, tài chính,kinh doanh bất lợi khiến người đi vay không còn đủ khả năng để đáp ứng cáccam kết nghĩa vụ tài chính

hơn BB, nhưng hiện tại người đi vay vẫn đang có đủ khả năng để đáp ứng cáccam kết nghĩa vụ tài chính Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh bất lợi

có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng để hoàn thành các camkết nghĩa vụ tài chính

phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh, kinh tế, tài chính để có thể hoàn

Trang 32

thành các cam kết nghĩa vụ tài chính Trong trường hợp bất lợi, người đi vay

có thể không có khả năng hoàn thành các cam kết nghĩa vụ tài chính

vỡ nợ, các khoản nợ bị quá hạn trả nợ theo thỏa thuận, các khoản nợ của chủthể nộp đơn phá sản hay hành động tương tự mà chưa bị phá sản Hạng C cóthể được xếp cho các khoản nợ ưu tiên thấp ( subordinated debt), cổ phiếu ưuđãi hoặc các nghĩa vụ nợ được hoãn thanh toán tiền mặt hay cổ phiếu ưu đãiđược hoán đổi (nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổi bằng một công cụkhác với tổng giá trị dưới mệnh giá)

trả đúng hạn, trừ khi S&P tin rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện trướcthời gian ân hạn nhưng không quá 5 ngày làm việc Xếp hạng D sẽ được ápdụng khi chủ thể nộp đơn xin phá sản hoặc có hành động tương tự, và ảnhhưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thành nghĩa vụ nợ Xếp hạng D cũng đượcthực hiện khi hoàn tất việc hoán đổi: nghĩa vụ được nợ mua lại hoặc hoán đổibằng một công cụ khác với tổng giá trị dưới mệnh giá

Xếp hạng từ AA đến CCC có thể bổ sung thêm mức cộng (+) hay trừ (-)

để thể hiện mức xếp hạng tương đối giữa các mức chính

NR : Không xếp hạng, có thể vì không đủ thông tin hoặc chỉ vì chính

sách của S&P

+ Phương pháp xếp hạng RRTD của Moody’s:

Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào các yếu tố

cơ bản (fundamental) và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến độrủi ro của người đi vay

Cốt lõi trong phương pháp luận của Moody’s nằm ở hai câu hỏi:

Trang 33

 Rủi ro gì khiến cho bên cho vay không nhận lại được khoản tiền gốc

và lãi đúng hạn cho một khoản vay cụ thể ?

 Mức độ rủi ro này so với rủi ro của tất cả các khoản nợ vay khác lànhư thế nào (cao hay thấp hơn) ?

Moody's đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai của bên đi vay, dựatrên phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố từ bên ngoài như xuhướng ngành/nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, hay là khảnăng của ban lãnh đạo trong việc duy trì dòng tiền trong trường hợp môitrường kinh doanh có thay đổi lớn

Việc xếp hạng tín nhiệm này thường tập trung vào các yếu tố dài hạn, vàcác yếu tố quyết định thường khác nhau tùy theo ngành nghề kinh doanh (củadoanh nghiệp)

Quy trình đánh giá của Moody’s :

 Thu thập thông tin cho đến khi đầy đủ để đánh giá rủi ro của bên nắmgiữ nợ hay mua chứng khoán, bao gồm cả việc thảo luận với bên đi vay

 Đưa ra kết luận trước hội đồng xếp hạng

 Theo dõi liên tục để quyết định xem có cần thay đổi mức xếp hạnghay không

 Thông báo quan điểm xếp hạng ra thị trường

Các mức xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Moody’s :

Aaa : Nợ có chất lượng cao nhất, với rủi ro tín dụng thấp nhất

cao và có rủi ro tín dụng rất thấp

trung bình và có rủi ro tín dụng thấp

bình và có thể có một số đặc điểm mang tính đầu cơ

Trang 34

Ba : Nghĩa vụ nợ xếp hạng Ba được đánh giá có các đặc tính đầu cơ

cao và có rủi ro tín dụng đáng kể

cao và có rủi ro tín dụng cao

chịu rủi ro tín dụng rất cao

hoặc gần, không thể thanh toán/vỡ nợ (default), nhưng vẫn còn khả năng thuhồi vốn gốc và lãi

mất khả năng thanh toán (default) và chỉ còn rất ít khả năng thu hồi vốn gốc

và lãi

+ Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loạiRRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:

 Trị số của các tỷ số tài chính của người vay

 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm nhưsau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn chủ sở hữu/giá trị hạch toáncủa tổng nợ

Trang 35

X5 = Hệ số doanh thu/tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị

số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy

Mô hình điểm số Z có kỹ thuật đo lường tương đối đơn giản Tuy nhiên,

mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và khôngrủi ro Trong khi đó, thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng làkhác nhau Thêm vào đó, yếu tố thị trường cũng không được xét đến, đặc biệt

là khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đangthay đổi liên tục như hiện nay Ngoài ra, một số nhân tố quan trọng cũngkhông được xét đến như: danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài vớingân hàng, …sẽ làm mô hình điểm số Z có những hạn chế nhất định

1.3.2.2 Tính toán tổn thất tín dụng:

Theo Basel 2, các ngân hàng sử dụng hệ thống cơ sở dư liệu nội bộ đểđánh giá RRTD, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, khả năng tổn thấttín dụng:

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trên công thứcsau:

EL = PD x EAD x LGD

EL : Expected Loss : Tổn thất tín dụng ước tính

PD : Probability of Default : Xác suất không trả được nợ

Trang 36

EAD : Exposure at Default : Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểmkhông trả được nợ.

LGD : Loss Given Default : Tỷ trọng tổn thất ước tính

Nếu mỗi khoản vay được xem như là một phép thử, nếu có số liệu thống

kê rủi ro đầy đủ chúng ta có thể xác định được chính xác xác suất bị rủi ro củatừng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng.Tuy nhiên, việc tính toán bất kỳ chỉ tiêu nào trong số 03 chỉ tiêu PD, EADhay LGD luôn hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân hàng phải có một cơ sở dữ liệuđầy đủ, được lưu trữ khoa học với những chương trình phần mềm xử lý dữliệu hiện đại Những vấn đề trên đòi hỏi các NHTM phải đầu tư nguồn lực vềtài chính, con người, thời gian và đặc biệt phải có lộ trình khoa học Tuynhiên nếu xác định được tổn thất ước tính, ngân hàng sẽ thực hiện được thêmcác mục tiêu sau:

 Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ cán bộ tíndụng Để đánh giá khả năng của cán bộ tín dụng, không những chỉ có chỉ tiêu

dư nợ, số lượng khách hàng mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của cáckhoản tín dụng được cấp

 Giúp ngân hàng xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệuquả cho việc chứng khoán hóa các khoản vay sau này Đây cũng là xu hướnghiện nay của các NHTM, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro vàtạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục đầu tư các khoản vay

 Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơnQũy dự phòng RRTD Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một số ít Ngân hàng có

hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương pháp định lượng để phân loại

nợ Việc xác định chính xác tổn thất ước tính giúp việc trích lập dự phòng trởnên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn nhiều

Trang 37

 Xác định xác suất vỡ nợ (PD) giúp ngân hàng nâng cao được chấtlượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay, hay táixếp hạng khách hàng.

1.3.3 Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp với từng loại rủi ro và tài trợ rủi ro

- Kiểm soát rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,

chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểurủi ro Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính

và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhaunhằm giảm mức độ thiệt hại:

+ Chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏthì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệthại, hoặc với xác suất rủi ro quá cao, ngân hàng có thể né tránh rủi ro bằngcách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng

+ Với những khoản vay còn lại, cần có các công cụ phòng chống rủi rođặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi

ro, bán nợ, phân tán rủi ro và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh

- Tài trợ rủi ro: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ

dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra đảm bảo

an toàn cho hoạt động kinh doanh Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất,ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp

+ Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, ngân hàng có thể sử

dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêuchuẩn để bù đắp Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanhnhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại nhuận vàquyền lợi của cổ đông, làm giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường

Trang 38

+ Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, bao gồm:Tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo đểthu hồi nợ …

1.3.4 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phòng chống RRTD

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắclực cho công tác kiển tra kiểm soát, quản trị rủi ro Định kỳ và nội dung báocáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo

Báo cáo cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc thì chỉ tập trung vàođánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu ra các rủi ro lớn nhất, các biệnpháp chiến lược Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu chi tiếthơn và chỉ tập trung vào một loại rủi ro

1.3.5 Biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM

1.3.5.1 Nhóm biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay, nhất là rủi ro tín dụngtrong cho vay doanh nghiệp cần thực hiện ngăn ngừa rủi ro tín dụng thôngqua việc Ngân hàng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định trước khi cho vay,đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản giải ngân, các khoản nợ sau khi giảingân, phát hiện ra những dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề để ngăn ngừa

và giảm thiểu rủi ro, cụ thể như sau:

- Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình cho vay: Quy trình cho vay

của ngân hàng nhằm mục đích giúp quá trình cho vay tại ngân hàng diễn ramột cách thống nhất, khoa học nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng caochất lượng tín dụng Quy trình cho vay cũng xác định rõ ràng từng bộ phậnthực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trìnhcho vay Quy trình cho vay của ngân hàng bao gồm từ khâu tiếp thị khách

Trang 39

hàng và lập đề xuất cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng phảituân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng.

+ Thực hiện tốt phân tích tín dụng–cơ sở hình thành khoản cho vay tốt:

Phân tích tín dụng là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn

và hoàn trả nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vaycủa ngân hàng Mục đích phân tích tín dụng nhằm: hạn chế thông tin bất cânxứng, đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng, xác định đúng nhu cầuvay của khách hàng, đưa ra quyết định chính xác về việc có cho vay haykhông?

+ Kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn vay: Việc kiểm tra sử dụng vốn

vay nhằm đảm bảo cho vốn vay phát huy được hiệu quả như mong đợi, ràngbuộc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và tuân theo các quy định củangân hàng Ngân hàng xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát các khoản vaythông qua thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm trahoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ Cụ thể: saukhi giải ngân cán bộ tín dụng thường xuyên đi thực tế kiểm tra tình hìnhdoanh nghiệp, nhằm bảo đảm doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích

đã cam kết và hạn chế rủi ro cho vốn vay Việc kiểm tra này có thể thực hiệnđịnh kỳ (tháng, quý) hoặc đột xuất tùy theo tình hình cụ thể Mỗi lần kiểm tra,cán bộ tín dụng phải lập báo cáo tình hình thực hiện khoản vay của kháchhàng Việc đi kiểm tra thực tế khách hàng thường xuyên là cách tốt nhất đểphát hiện nhanh chóng những dấu hiệu nợ có vấn đề, những lần đi thực tế nàyluôn phải kiểm tra tình hình thực tế khoản vay và sổ sách của khách hàng Khiphát hiện có dấu hiệu nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng phải báo cáo kịp thời vàtrình cấp có thẩm quyền xử lý

+ Thực hiện đúng quy định về đảm bảo tiền vay: Việc thực hiện đúng

quy định về đảm bảo tiền vay là hết sức cần thiết để đảm bảo khi doanh

Trang 40

nghiệp không có khả năng trả nợ, Ngân hàng có thể phát mãi tài sản theođúng quy định của pháp luật Muốn vậy, khi nhận tài sản đảm bảo từ doanhnghiệp, Ngân hàng phải kiểm tra tính pháp lý về quyền sở hữu của người thếchấp hoặc người bảo lãnh đối với tài sản được thế chấp hoặc bảo lãnh, đồngthời phải tiến hành ký các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và tiến hành đăng kýthế chấp theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo thứ tự ưu tiên thanhtoán khi phát mãi tài sản Trong quá trình nhận tài sản thế chấp, Ngân hàngphải thường xuyên định giá, kiểm tra tài sản thế chấp để đảm bảo tỷ lệ tài sảnthế chấp luôn đúng theo quy định của Ngân hàng.

- Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro: bổ sung hồ sơ, giấy tờ cần

thiết cho khoản vay; lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro; kiểm tra thực tếtình hình khách hàng; phân tích báo cáo tài chính của khách hàng; thu thậpthông tin từ các nguồn khác nhau như từ khách hàng cung cấp, từ đối tác củakhách hàng, từ Trung tâm Thông tin Tín dụng(CIC), từ báo chí, Internet,…giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quát, khắc phục được những rủi ro do thôngtin bất cân xứng

- Phân tán rủi ro: bao gồm việc chuyển rủi ro như mua bảo hiểm cho

vay, cho vay đồng tài trợ hoặc bán rủi ro như “bán” khoản vay cho ngân hànglớn hơn hoặc một trung gian tài chính khác

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng: Chất lượng công tác tín dụng

phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả về chủ quan lẫn khách quan Trong yếu tốchủ quan, vấn đề chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (CBTD) làvấn đề mấu chốt Chính vì vậy cần phải không ngừng nâng cao chất lượngCBTD cả về mặt định tính lẫn định lượng Về mặt định tính: phải có bản lĩnhkinh doanh, có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo Vềmặt định lượng: CBTD phải có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp

Ngày đăng: 19/08/2024, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Đào Tố (2008), “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu (Số 5/2008)” , Tạp chí Ngân hàng, www.sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ nhữngứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu (Số 5/2008)” , "Tạp chíNgân hàng
Tác giả: Nguyễn Đào Tố
Năm: 2008
[2] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ths. Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Học viện tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trịngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Ths. Trần Cảnh Toàn
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2011
[3] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Học viện tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thươngmại
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
[4] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trng kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trng kinh doanh ngânhàng
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
[5] TS Nguyễn Trọng Tài, Vũ Quang Huy (2008), “Kinh nghiệm các nước trong phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, (71), tr. 66-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm các nước trongphòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng”, "Tạp chí khoa học và đào tạoNgân hàng
Tác giả: TS Nguyễn Trọng Tài, Vũ Quang Huy
Năm: 2008
[6] TS Nguyễn Trọng Tài (2008), “Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (361), tr. 9-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngânhàng thương mại – Kinh nghiệm và vấn đề đặt ra đối với Việt nam,"Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tác giả: TS Nguyễn Trọng Tài
Năm: 2008
[7] Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, được biên dịch bởi tập thể giảng viên Ngân hàng – Tài chính Trường Đại học kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2001
[8] Báo cáo tổng kết công tác của Hội đồng Quản trị EXIMBANK nhiệm kỳ 2005-2010 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015 Khác
[9] Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 Khác
[10] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w