1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS Luật học - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội

71 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả Lê Văn A
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 132,2 KB

Cấu trúc

  • 1.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố (23)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (36)
    • 2.1. Tình hình các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố (36)
    • 2.2. Kết quả đạt được (36)
    • 2.3. Khó khăn, vướng mắc của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố (46)
    • 2.4. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc (51)
  • CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN (60)
    • 3.1. Một số yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (60)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (63)
  • KẾT LUẬN (70)

Nội dung

Cụ thể, khi nghiên cứu hồsơ vụ án mà phát hiện thấy hồ sơ còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụán mà không thể tự mình bổ sung được; khi có căn cứ để cho rằng bị can phạm mộthay

Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

1.2.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Trong giai đoạn truy tố, theo quy định tại khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 “VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT ĐTBS” VKS có quyền trả hồ sơ để ĐTBS chính là VKS có thẩm quyền truy tố Trước đây trong BLTTHS năm 2003 không có quy định về thẩm quyền truy tố BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế này Khoản 1 Điều 239 quy định: “Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án” Theo quy định này, VKS có thẩm quyền truy tố là VKS đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra Điều luật này cũng quy định rõ “đối với vụ án do VKS cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp trên quyết định việc truy tố” Việc BLTTHS năm 2015 bổ sung vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, giải quyết những vướng mắc liên quan đến thẩm quyền truy tố; xây dựng khung pháp lý để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của VKS các cấp, phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành Kiểm sát được Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định [19] Cụ thể hơn, thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là Viện trưởng VKS có thẩm quyền truy tố hoặc Phó Viện trưởng VKS khi được phân công. Điểm m khoản

2 Điều 41 BLTTHS năm 2015 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS, Viện trưởng VKS có quyền quyết định trả hồ sơ để ĐTBS Ngoài Viện trưởng VKS, Phó Viện trưởngVKS cũng có quyền trả hồ sơ để ĐTBS khi được phân công Khoản 3 Điều 41BLTTHS năm 2015 quy định: Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, Phó Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này Phó Viện trưởng VKS không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình Như vậy, khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS Viện trưởng VKS hoặc Phó Viện trưởng VKS có quyền hạn trả hồ sơ để ĐTBS Ngoài hai chủ thể trên kể cả Kiểm sát viên phụ trách vụ án thì không ai có quyền ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS Trong thời hạn quyết định việc truy tố hoặc chuẩn bị xét xử, VKS phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ để ĐTBS Ở giai đoạn truy tố, ngoài VKS thì không một cơ quan tiến hành tố tụng nào có quyền trả hồ sơ ĐTBS việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố phải được VKS ra quyết định bằng văn bản với tên “Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung” (phụ lục số 01).

1.2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Khoản 1 Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định: VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT ĐTBS khi thuộc một trong các trường hợp: a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà VKS không thể tự mình bổ sung được; b) Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác; c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Quy định này đã được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 02/2017 cụ thể là các trường hợp sau:

- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh mà VKS không thể tự mình bổ sung

Trường hợp mà còn thiếu chứng cứ để chứng minh được một trong những vấn đề như có hành vi phạm tội xảy ra hay không? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ? Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra… mà VKS không thể tự mình bổ sung được thì sẽ phải trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS Quy định này mở rộng và rõ ràng hơn rất nhiều so với quy định của BLTTHS năm 2003 chỉ nói đơn thuần là “chứng cứ quan trọng của vụ án”.

- Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy định của luật);

- Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;

- Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;

- Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của BLHS năm 2015;

- Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;

- Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt;

- Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can” là chứng cứ xác định bị can được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của BLHS hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52, Điều 85 của BLHS;

- Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vị pháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;

- Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra;

- Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội;

- Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59, 88 và các điều luật khác của BLHS;

THỰC TIỄN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tình hình các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội bao gồm hai cấp: cấp thành phố và cấp huyện Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có 30 đơn vị cấp huyện và 12 phòng nghiệp vụ Tính đến năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có 245 biên chế và Hợp đồng theo Nghị định 68, trong đó số lượng kiểm sát viên là: 02 Kiểm sát viên cao cấp, 115 kiểm sát viên trung cấp, 40 kiểm sát viên sơ cấp và 88 kiểm tra viên, chuyên viên, cán bộ hợp đồng Về cơ bản, cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố như trên đã đáp ứng được nhu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố HàNội về cơ bản là ổn định Tuy nhiên, tình hình tội phạm trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp Đảng ủy và các cấp chính quyền cũng như sự quyết liệt của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác xử lý hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2022, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành truy tố 3720 vụ án, về cơ bản, các vụ án đều truy tổ đúng thời hạn, khách quan, đúng người, đúng tội, phù hợp với quan điểm xét xử của Tòa án Để có được kết quả này, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để kịp thời phát hiện, khắc phục và yêu cầu khắc phục những vi phạm, thiếu sót trong quá trình điều tra thông qua hoạt động trả hồ sơ để ĐTBS, từ đó đảm bảo việc ra quyết định truy tố là đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội.

Kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2022, VKSND thành phố Hà Nội đã thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo các Nghị quyết của

Quốc hội về công tác tư pháp; triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ công tác của ngành Kiểm sát nhân dân với phương châm “Đoàn kết, đổi mới – Trách nhiệm, kỷ cương – Thực chất, hiệu quả”; công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thành phố Hà Nội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố đã đạt được những thành quả tốt đẹp, đóng góp vào đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thành phố Hà Nội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố ngày càng được nâng cao: tỷ lệ giải quyết án luôn đạt mức cao do VKSND thành phố Hà Nội luôn đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; bên cạnh đó, số lượng án chưa giải quyết hầu hết là thụ lý mới, đang trong thời hạn truy tố; cấp trên luôn theo dõi sát sao số lượng án trả hồ sơ điều tra bổ sung của từng đơn vị để hạn chế thấp nhất tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; ban hành các quyết định truy tố đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung; Kiểm sát viên chủ động tiến hành một số hoạt động điều tra; theo sát nắm bắt.

Kết quả thống kê trong báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy: Trong thời gian từ năm 2015 đến hết 2022, Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đã trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 586 vụ án trên tổng số 3481 vụ án do CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố (chiếm 16,83%), như vậy, số lượng vụ án VKSND TP Hà Nội trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung chiếm tỉ lệ thấp so với số lượng vụ án CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số vụ án VKSND TP Hà Nội trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung

Năm Số vụ án kết thúc điều tra

Số vụ án VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai đoạn

Từ bảng số liệu trên có thể thấy năm 2015 là 20,76%, năm 2016 là 18,1%, năm 2017 là 16,35%, năm 2018 là 12,97%, năm 2019 là 9,8% Với tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thấp như vậy cho thấy giai đoạn điều tra và truy tố các Kiểm sát viên đã bám sát hồ sơ, nghiên cứu kỹ các chứng cứ chứng minh tội phạm, phát hiện được vi phạm, thiếu sót trong hồ sơ, từ đó đưa ra các yêu cầu điều tra để giải quyết triệt để vụ án.

Kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực, tỷ lệ án Viện kiểm sát trả hồ so để điều tra bổ sung cho CQĐT ít hơn so với thời điểm BLTTHS năm 2003 đang có hiệu lực thi hành.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn số lượng án Viện kiểm sát trả hồ sơ để ĐTBS giai đoạn 2018-2022

Qua biểu đồ có thể thấy, số vụ án trả hồ sơ để ĐTBS giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 giảm dần, cụ thể, năm 2015 là 147 vụ(chiếm 20,76%), năm 2016 giảm còn 126 vụ (chiếm 18,1%), năm 2017 giảm còn 86 vụ (chiếm 16,35%), năm 2018 giảm còn 79 vụ (chiếm 12,97%) và đến năm 2019 giảm còn 67 vụ (chiếm 9,82%) Như vậy, kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực,mặc dù số vụ án CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố các năm sau về cơ bản đều cao hơn các năm trước, tuy nhiên tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ngày càng giảm, đặc biệt, năm 2019 giảm còn 9,82% trong tổng lượng án CQĐT đề nghị truy tố Như vậy, có thể thấy, BLTTHS năm 2015 có quy định cụ thể về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã giúp hạn chế được số lượng án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên thực tế.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đa phần có căn cứ và cần thiết cho việc giải quyết vụ án hình sự được CQĐT chấp nhận điều tra bổ sung thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Số vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại VKSND TP Hà Nội được CQĐT chấp nhận

Năm Số vụ VKS trả hồ sơ ĐTBS

Số vụ CQĐT chấp nhận

Dựa vào bảng số liệu cho thấy số vụ án Viện kiểm sát trả cho CQĐT để điều tra bổ sung được chấp nhận chiếm tỷ lệ rất cao 99,66% trong tổng số vụ án được trả để điều tra bổ sung Từ năm 2017 đến 06 tháng đầu năm 2020, tất cả các vụ án được Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều được CQĐT chấp nhận cho thấy Viện kiểm sát đã nghiên cứu một cách toàn diện hồ sơ, bám chắc vào các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, từ đó ra các quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho CQĐT đúng căn cứ theo quy định tại Điều 168 BLTTHS năm 2003 và Điều 245 BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thực trạng áp dụng các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại VKSND TP Hà Nội

Có căn cứ khởi tố về

Có đồng phạm hoặc người phạm

Lý do khác cứ tội phạm mới (1) tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can (2) trọng thủ tục tố tụng

Năm 2018 35 vụ 2 vụ 9 vụ 1 vụ 32 vụ

Năm 2019 29 vụ 5 vụ 11 vụ 0 vụ 22 vụ

6 tháng đầu năm 2020 39 vụ 4 vụ 7 vụ 0 vụ 31 vụ

(Nguồn: BC tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai đoạn

Nghiên cứu thực trạng căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm gần đây có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Trước và sau khi BLTTHS 2015 có hiệu lực, căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung chủ yếu là còn thiếu chứng cứ chứng minh một trong những vấn để cần phải chứng minh theo quy định mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được Lý do thiếu chứng cứ dẫn đến phải trả hồ sơ chủ yếu do chưa thu thập đầy đủ chứng cứ quan trọng để buộc tội bị can, làm rõ mâu thuẫn trong các lời khai, biên bản tố tụng, tổ chức đối chất, quan điểm đánh giá chứng cứ khác nhau giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên liên quan đến việc buộc tội bị can Có thể kể đến một số vụ án điển hình sau:

Khoảng 08h15' ngày 21/9/2018, tại thôn 2, xã V, huyện T, Hà Nội, anh Hoàng Văn Hiển (Sinh năm 1984, HKTT Thôn 3, xã V, huyện T, Hà Nội) đang ngồi ở quán sửa xe nhà anh Hoàng Văn Hải (Sinh năm 1977) thì bị Hoàng Văn H cầm 01 chiếc gậy gỗ (dài khoảng 50-60cm, đường kính khoảng 04-05 cm) đánh một phát vào đầu (phần sau gáy) anh Hiển, làm anh Hiển ngã xuống đất Sau đó, H tiếp tục dùng gậy gỗ đánh 3-4 phát vào hai tay của anh Hiển gây thương tích 35%.

Qua quá trình điều tra còn xác định được ngoài hành vi phạm tội nói trên,Hoàng Văn H còn liên quan đến vụ việc: Hồi 07h30' ngày 08/7/2018, tại xã N,huyện T, Hà Nội, anh Nguyễn Việt Hà bị 01 nam thanh niên (đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo phông tối màu, quần sooc màu bã trầu) dùng dao bầu đâm từ phía sau trúng vào bắp tay trái gây thương tích Quá trình rà soát, Cơ quan điều tra xác định Hoàng Văn H là đối tượng nghi vấn đã gây thương tích cho anh Hà Tại Cơ quan điều tra, Hoàng Văn H khai: H không nhớ nội dung sự việc H đã làm vào ngày 08/7/2018.

Khó khăn, vướng mắc của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

- Vẫn còn trường hợp vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần thậm chí quá số lần quy định kéo dài thời gian giải quyết vụ án

Mặc dù BLTTHS năm 2015 và TTLT 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BQP đã quy định cụ thể về số lần được trả hồ sơ để ĐTBS và những trường hợp được trả hồ sơ để ĐTBS nhưng Viện kiểm sát vẫn trả hồ sơ quá số lần quy định, thậm chí còn trả vì những lý do khác với quy định của pháp luật, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, không những thế còn ảnh hưởng đến uy tín của Cơ quan tiến hành tố tụng.

Có thể kể đến vụ án Nguyễn Văn H và đồng phạm về tội Gây rối trật tự công cộng tại huyện T, thành phố Hà Nội, đây là vụ án có nhiều đối tượng Vụ án được thụ lý từ ngày 23/11/2018, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 03 lần, lần 01 vào ngày 26/4/2019, lần 02 vào ngày 22/7/2019, lần 03 vào ngày 27/9/2019 Trong đó có hai lần Viện kiểm sát trả hồ sơ để ĐTBS với lý do là bị can bỏ trốn, sau đó bị bắt truy nã nên Viện kiểm sát trả hồ sơ để tiến hành nhập vụ án và một lần trả hồ sơ do bị can trước đó từ chối đi giám định thương tích nhưng đến giai đoạn truy tố lại có yêu cầu đi giám định Tất cả các yêu cầu ĐTBS trên đều được CQĐT chấp nhận để ĐTBS và được thực hiện đầy đủ.

Như vậy, nguyên nhân của việc trả hồ sơ để ĐTBS nhiều lần là do tính chất phức tạp của vụ án, nhiều bị can nên trong quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn, nhiều bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam nên đã bỏ trốn nên cơ quan tiến hành tố tụng không thể xử lý được Mặt khác, do ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, Điều tra viên khi được phân công giải quyết vụ án chưa cao, nhiều trường hợp bỏ bê hồ sơ, đến khi hết thời hạn điều tra không triệu tập được bị can mới biết bị can bỏ trốn nên đã tiến hành tách vụ án sau đó chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy tố, đến giai đoạn truy tố mới bắt được bị can dẫn đến việc Viện kiểm sát phải trả hồ sơ để tiến hành nhập vụ án nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và đúng đắn.

- Vẫn còn trường hợp Viện kiểm sát không phát hiện ra những thiếu sót vi phạm của CQĐT khi nghiên cứu hồ sơ quyết định truy tố Sau khi có quyết định truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án Tòa án phát hiện và trả hồ sơ để điều tra bổ sung, sau đó Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.

Số vụ án Viện kiểm sát truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án sau đó bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do có trách nhiệm của Kiểm sát viên được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Số vụ Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung có trách nhiệm của Viện kiểm sát

Số vụ Tòa án trả hồ sơ ĐTBS có trách nhiệm của VKS Tỷ lệ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai đoạn 2015-2020)

Như vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp tại giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã không nghiên cứu toàn diện vụ án, không phát hiện thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra dẫn đến sau khi quyết định truy tố, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Tòa án để xét xử, Tòa án phải trả hồ sơ để ĐTBS, có thể kể đến một số vụ án: Vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức: Hồi 14h00 ngày 22/11/2018, tại xã T, huyện T, Hà Nội, tổ công tác đội cảnh sát kinh tế - Công an huyện T kiểm tra hành chính đối với Nguyễn Công K, phát hiện và thu giữ 02 tờ giấy chứng nhận sức khỏe đã ghi sẵn nội dung thông tin khám bệnh (chưa có thông tin người khám bệnh) được đóng dấu tròn đỏ của Bệnh viện Bạch Mai Tại CQĐT, K khai nhận đây là 02 tờ giấy khám sức khỏe giả do Vũ Đức T làm ra và thuê K vận chuyển và giao cho người mua.

Qua quá trình điều tra xác định được, khoảng tháng 09/2018, Vũ Đức T đặt mua của 01 người không quen biết ở Thành phố Hồ Chí Minh 01 đầu đỏ hình tròn có khắc chữ “Bệnh viện Bạch Mai - Bộ y tế” cùng 01 con dấu đỏ - hình tròn có khắc chữ “Công ty cổ phần bệnh viện giao thông vận tải” và đến các cơ sở khắc dấu không quen biết đặt mua 11 dấu vuông trong đó có 06 dấu chức danh bác sĩ và 03 dấu vuông có nội dung “đủ sức khỏe học tập, công tác”; “tim phổi bình thường”;

“âm tính” Sau đó T tự tạo 01 trang facebook bán giấy khám sức khỏe giả và đăng các mẫu giấy khám sức khỏe do T làm ra lên các trang tìm việc làm Ngày 22/11/2018, T giao cho K 02 tờ giấy khám sức khỏe giả để giao cho khách tại xã T, huyện T, Hà Nội thì bị bắt, đây là lần thứ 04 T giao giấy khám sức khỏe giả cho K để giao cho khách Ngoài ra T còn khai nhận, T thu lời bất chính từ việc bán giấy khám sức khỏe giả là 17.000.000 đồng Tổng số giấy tờ khám sức khỏe giả do T làm ra và bị thu giữ là 57 tờ.

Tại CQĐT, biên bản ghi lời khai lần đầu K khai nhận T thuê K vận chuyển giấy khám sức khỏe 05 lần kể cả lần bị bắt, 04 lần đầu T đưa cho K 01 tờ giấy khám sức khỏe giả để đưa cho khách, riêng lần thứ 5 (lần bị cơ quan công an bắt) T thuê K vận chuyển 02 tờ giấy khám sức khỏe giả cho khách Sau đấy, K thay đổi lời khai và khai nhận đây là lần thứ tư K nhận vận chuyển giấy khám sức khỏe giả cho T.

Mỗi lần K vận chuyển cho T 01 tờ giấy khám sức khỏe giả, lần thứ tư K vận chuyển 02 tờ giấy khám sức khoẻ giả thì bị cơ quan công an bắt Tổng số giấy khám sức khỏe K đã vận chuyển cho T là 05 tờ và thu lời số tiền 150.000 đồng Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, CQĐT và Viện kiểm sát không phát hiện ra mâu thuẫn nên không làm rõ số giấy khám sức khỏe giả K vận chuyển cho T để kiếm lời trên thực tế là bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Hà Nội đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện T, Hà Nội đối với Vũ Đức T về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 341 BLHS năm 2015, Nguyễn Công K về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015.

Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa thông qua việc nghiên cứu hồ sơ phát hiện ra điểm mâu thuẫn trên chưa được làm rõ trong hồ sơ vụ án nên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ Nguyễn Công K đã vận chuyển thuê cho bị cáo Vũ Đức T bao nhiêu tờ giấy khám sức khỏe giả để có căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.

Trong vụ án này, suốt quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn điều tra, truy tố,Viện kiểm sát không phát hiện ra điểm mâu thuẫn trong lời khai của bị can, việc xác định đúng số giấy khám sức khỏe giả mà K vận chuyển thuê cho T là căn cứ quan trọng có thể làm thay đổi khung, khoản áp dụng đối với hành vi của K, ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án Việc Viện kiểm sát không phát hiện ra căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS, đến giai đoạn xét xử bị Tòa án trả hồ sơ để ĐTBS thể hiện Kiểm sát viên chưa nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng toàn bộ hồ sơ vụ án dẫn đến việc những thiếu sót, vi phạm trong hồ sơ không được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Hoặc một vụ án khác: Vụ Đặng Đức Huệ và đồng phạm, can tội Trộm cắp tài sản, TAND thành phố Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung vì chưa thông báo kết quả khám xét khẩn cấp cho Viện kiểm sát, chưa thông báo kết quả điều tra cho người bị hại và chưa xác định chính xác địa chỉ cư trú của bị can trong bản kết luận điều tra vụ án hình sự Trong vụ án này, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung có lỗi của Kiểm sát viên do chưa kiểm sát kỹ trình tự thủ tục tố tụng, để CQĐT chưa thông báo kết quả khám xét cho Viện kiểm sát và kết quả điều tra cho bị hại nhưng không phát hiện được để có yêu cầu điều tra dẫn đến Tòa án phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra bổ sung chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu điều tra bổ sung dẫn đến Viện kiểm sát phải trả hồ sơ đến lần thứ hai để tiếp tục làm rõ những vấn đề đã được yêu cầu trước đó, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc

Một là, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất thủ đoạn, mức độ phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt tạo ra nhiều thách thức với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm Nhiều vụ án lớn, phạm tội có tổ chức, có nhiều đối tượng tham gia, hơn nữa các đối tượng lại ở nhiều địa bàn, vùng miền, thậm chí là nhiều quốc gia khác nhau nên việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu chính là sự gia tăng loại hình tội phạm mới ngày càng phức tạp, quy mô liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội Để giải quyết được vụ án như vậy, đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong hệ thống tư pháp.

Một số loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu như cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội phạm kinh tế diễn biến phức tạp, thông thường vụ việc phạm tội diễn ra kéo dài, nhiều người tham gia, đến khi phát hiện tội phạm thì quá trình thu thập chứng cứ khó khăn do nhiều lý do khác nhau nên điều tra kéo dài, phải trả hồ sơ để ĐTBS nhiều lần.

Hai là, do hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật

Các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự còn nhiều bất cập, công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời, nhiều trường hợp còn thiếu, chưa phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới Một số điều luật của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định chung chung không cụ thể, các quy định về tội phạm và quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung Đặc biệt, các quy định về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố của BLTTHS tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như:

- Chưa xác định chế tài đối với CQĐT khi không thực hiện đầy đủ yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung là nguyên nhân dẫn đến trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần.

BLTTHS năm 2015 quy định CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát trừ một số trường hợp luật định.

Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 chưa quy định chế tài đối với trường hợp CQĐT không thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung nên dẫn đến việc phải trả hồ sơ nhiều lần Trên thực tế không ít trường hợp, Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng CQĐT không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, sau đó, Viện kiểm sát tiếp tục phải trả hồ sơ để yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu điều tra bổ sung Trong trường hợp này, Viện kiểm sát chỉ có thể kiến nghị với Thủ trưởng CQĐT để giải quyết nội bộ nên không thể hiện được sự chế ước của Viện kiểm sát đối với CQĐT trong thực hiện yêu cầu điều tra bổ sung.

- Bất cập về thời hạn điều tra bổ sung: Quy định của BLTTHS năm 2015 về thời hạn điều tra bổ sung chưa thực sự hợp lý, chưa khắc phục được những bất cập, tồn tại trong quy định của BLTTHS năm 2003 Nhiều trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đã lạm dụng quy định về yêu cầu trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố để tăng thời hạn điều tra của vụ án vì nhiều lý do khác nhau Đặc biệt, việc lạm dụng này được sử dụng vì một lý do rất phổ biến đó là để đảm bảo chỉ tiêu giải quyết án, nhất là thời điểm chuẩn bị báo cáo tổng kết công tác hàng năm hoặc chạy theo thành tích Điều này dẫn đến việc trả hồ sơ điều tra bổ sung tràn lan, không hiệu quả, không đảm bảo căn cứ, không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Cách tính thời hạn ĐTBS vẫn căn cứ vào chủ thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung là Viện kiểm sát hay Tòa án mà không căn cứ vào loại tội phạm như các quy định về thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam là chưa phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố [31] Bởi tính chất phức tạp của từng loại tội phạm là khác nhau, cần khoảng thời gian khác nhau để có thể điều tra bổ sung, nhiều trường hợp đối với vụ án ít nghiêm trọng nhưng thời gian để điều tra bổ sung là quá dài, và ngược lại nhiều vụ án phức tạp, nhiều đối tượng cần nhiều thời gian để giải quyết các yêu cầu điều tra bổ sung nhưng thời gian quy định theo BLTTHS không đủ để CQĐT khắc phục hết được những vi phạm, thiếu sót dẫn đến tình trạng không thể thực hiện hết yêu cầu điều tra bổ sung nên vẫn phải kết thúc điều tra bổ sung và sau đó Viện kiểm sát phải trả hồ sơ lần hai để yêu cầu CQĐT tiếp tục ĐTBS.

Khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015 quy định “thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 174 BLTTHS thì chủ thể tiến hành điều tra bổ sung chỉ có một cơ quan duy nhất là CQĐT Tuy nhiên, tại Điều 246 BLTTHS năm 2015 quy định trong trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có thể tự mình ĐTBS hoặc trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS.

Vậy, khi căn cứ Điều 174 BLTTHS thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ mà Viện kiểm sát xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền điều tra bổ sung không, thời hạn Viện kiểm sát trực tiếp điều tra bổ sung là mấy tháng và kể từ ngày nào? Mặc dù trên thực tế áp dụng Viện kiểm sát có thể tự mình điều tra bổ sung, thời hạn điều tra bổ sung là không quá 01 tháng kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ và quyết định yêu cầu điều tra bổ sung, nhưng theo quan điểm của tác giả, vẫn cần có sự sửa đổi tại Điều 174 BLTTHS năm 2015 để có quy định thống nhất về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Điều 246 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau:

1 trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra”.

BLTTHS năm 2015 chỉ quy định Viện kiểm sát xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án, nhưng không quy định thời hạn Viện kiểm sát xem xét để quyết định trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, bổ sung tài liệu,chứng cứ hoặc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra là bao lâu Mặt khác, luật cũng chưa quy định trường hợp Viện kiểm sát sau khi đã trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng không thể điều tra bổ sung được(do vấn đề khách quan) thì Viện kiểm sát mới ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung được hay không? Do chưa có quy định cụ thể về thời hạn này nên việc áp dụng vẫn còn tùy nghi và có thể kéo dài thời hạn tố tụng.

- Mâu thuẫn giữa BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN

Một số yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trong cả nước nói chung có diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi có quy mô và tổ chức; mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng dẫn đến ngày càng có nhiều hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Thứ nhất, vấn đề cải cách tư pháp là một trong những yêu cầu cấp thiết, vừa mang những đặc điểm chung của cải cách bộ máy nhà nước, vừa có mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung riêng biệt do tính đặc thù của hệ thống các cơ quan tư pháp.

Nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải ban hành và thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp phù hợp với quá trình đổi mới Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp trong giai đoạn mới Theo đó, tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trước yêu cầu tình hình mới về phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tập trung xây dựng nền công tố mạnh, theo hướng tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, để đảm bảo mọi hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; tăng cường thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhằm bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng Việc đổi mới phải dựa trên quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về cải cách tư pháp, với mục tiêu tăng cường sự phối hợp, phân công và kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp; đồng thời, đổi mới tổ chức, hoạt động của VKS cần đặt trong tổng thể của quá trình cải cách tư pháp, bảo đảm các điều kiện để VKS thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; đảm bảo mọi hành vi vi phạm, tội phạm phải được phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Thứ hai, vấn đề phòng chống tội phạm là tư tưởng chỉ đạo của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cũng như cách thức, biện pháp của công dân được thực hiện nhằm hạn chế và phòng chống tội phạm xảy ra, nếu tội phạm xảy ra thì phải hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả và tác hại của nó.

Phòng chống tội phạm mang tính hệ thống, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và có sự phối hợp nhịp nhàng, quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân Viện kiểm sát nhân dân có vai trò và vị trí rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Đấu tranh phòng, chống tội phạm có đặc thù phức tạp, đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên cần được bổ sung đủ về số lượng, đồng thời phải có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật ở nhiều lĩnh vực, có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm điều tra mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong những năm qua, trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, VKSND thành phố Hà Nội nói riêng và ngành kiểm sát nhân dân nói chung đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật và tội phạm Để thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm,ngành Kiểm sát đã tích cực phối hợp với các cơ quan Tư pháp đấu tranh kiên quyết với các loại tội phạm, khám phá nhiều vụ án hình sự, góp phần ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Hàng năm, khi triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát trong ngành kiểm sát nhân dân các cấp đều nhấn mạnh: Phải chú trọng nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng ngừa tội phạm Theo đó, trong quá trình thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND các cấp phải phát hiện những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, trong đó đặc biệt quan tâm phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước để kiến nghị các cơ quan hữu quan có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời nhằm ngăn ngừa tội phạm xảy ra Thông qua các biện pháp này, VKSND thành phố Hà Nội đã trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố nhiều vụ án để tiến hành điều tra, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc phân loại xử lý, nâng cao tỷ lệ xử lý hình sự trong bắt giữ, chống bỏ lọt tội phạm Nhìn chung, tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh hơn và phần lớn được thực hiện trong hạn luật định Bên cạnh đó, VKSND thành phố Hà Nội cũng đã chủ động bàn bạc với các Cơ quan tiến hành tố tụng chọn nhiều vụ án trọng điểm, xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp để điều tra, truy tố, xét xử nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương Cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm bảo cho quá trình khởi tố, điều tra phát hiện và xử lý tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng, VKSND thành phố Hà Nội còn gián tiếp tác động để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình.

BLTTHS năm 2015 cũng như Điều 12, Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc về VKS Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là nhiệm vụ quan trọng của VKS, đây là mở đầu các hoạt động TTHS Khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thì cơ quan có thẩm quyền mới xác định được có tội phạm hay không, để quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự Trong BLTTHS năm 2003, nhiệm vụ này chưa thực sự được coi trọng, quy định chưa cụ thể, khó thực hiện, thiếu cơ chế kiểm soát đối với hoạt động này nên VKS chỉ thực hiện hoạt động “kiểm sát” việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT Trong thực tiễn, hoạt động kiểm sát này mang tính thụ động, chỉ khi nào CQĐT xác minh, kết luận, chuyển hồ sơ xác minh kèm theo kết luận khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, thì lúc đó VKS mới kiểm sát hồ sơ và có quan điểm về việc giải quyết đó.

Do đó, VKS không thể nắm và kiểm sát được đầy đủ việc thụ lý, tiếp nhận và quá trình kiểm tra, xác minh của CQĐT, không tác động vào để hoạt động đó đảm bảo tính khách quan, toàn diện và triệt để, nhằm chống được oan, sai và bỏ lọt tội phạm.

Có thể thấy, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm của VKS chưa thực sự được chú trọng trong những năm qua nên công tác này chưa thực sự chất lượng, hiệu quả Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết một số tố giác, tin báo tội phạm của một số vụ án hình sự chưa cao, nên đã để xảy ra tình trạng án phải trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố.

Giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một là, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố, chính là thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra, kiểm sát điều tra, hoạt động tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Do vậy, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố.

Kiểm sát viên cần phối hợp với Điều tra viên ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, cũng như trong suốt quá trình điều tra vụ án hình sự, Kiểm sát viên cũng cần phải nắm được các hoạt động điều tra, tiến độ điều tra, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Để nắm chắc nội dung vụ án, đưa ra phương hướng điều tra và xử lý những vấn đề phát sinh được đúng đắn, thống nhất Thì, Trong suốt quá trình điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải thường xuyên trao đổi với Điều tra viên để thống nhất điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh Dựa trên những chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập được, Kiểm sát viên, xem xét, xử lý, đưa ra chứng cứ còn thiếu sót, vi phạm để có căn cứ ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung kịp thời, chính xác.

Kiểm sát viên và Điều tra viên phải luôn chủ động liên lạc, phối hợp, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Đặc biệt, trong những vụ án phức tạp, nhiều bị can, bị can kêu oan, bị can có lời khai không nhất quán, thay đổi nhiều lần thì Điều tra viên phải phối hợp với Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can để việc điều tra, xét hỏi được diễn ra một cách minh bạch và khách quan Sau đó,

Kiểm sát viên và Điều tra viên cùng kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đã thu thập được để làm rõ căn cứ buộc tội và gỡ tội của bị can. Điều tra viên phải chủ động thông báo cho Kiểm sát viên về kết quả điều tra vụ án, để cùng kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn trong quá trình điều tra vụ án., đảm bảo cho việc điều tra vụ án được khách quan, toàn diện, đúng quy định pháp luật.

Một trong những hoạt động quan trọng giúp hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố đó là trước khi kết thúc điều tra vụ án, Điều tra viên phải báo cáo, để Kiểm sát viên cùng phối hợp rà soát lại toàn bộ nội dung, chứng cứ hồ sơ vụ án để kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót, về chứng cứ, về trình tự thủ tục

Trong giai đoạn truy tố, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra tính hợp của chứng cứ được sử dụng trong quá trình chứng minh tội phạm, đồng thời kiểm tra trình tự tiến hành thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Nếu phát hiện thiếu sót, cần bổ sung, thu thập, thì thay vì trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, Kiểm sát viên nên chủ động tiến hành, thực hiện nghiệp vụ điều tra của mình để thu thập, bổ sung chứng cứ, giúp vụ án được rút ngắn thời giải quyết, tránh làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Hai là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố. Ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn của một số Kiểm sát viên, Điều tra viên còn chưa cao Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, lực lượng cán bộ thực hiện công tác điều tra, truy tố chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra Vì vậy, cần tập trung vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố.

Cần nhận thức rõ, việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự nói chung, và hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nói riêng Để thực hiện được mục tiêu đề ra, cần có những cách thức cụ thể như:

Yêu cầu bắt buộc đặt ra đối với mỗi cán bộ Điều tra viên, kiểm sát viên làm công tác hình sự phải nắm chắc các đạo luật cơ bản, trình tự thủ tục tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, thường xuyên nghiên cứu, cập nhật tích luỹ các văn bản quy phạm pháp luật mới về hình sự, các Nghị Quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan đến công tác nghiệp vụ, Quy chế của ngành để áp dụng vào thực tiễn Nâng cao ý thức, trách nhiệm hành động vì mục đích chung trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Chú trọng đầu tư trang thiết bị khoa học tiên tiến hiện đại phù hợp với tình hình phát triển ngày càng tinh vi của tội phạm Để, cán bộ điều tra có thể thuận tiện trong việc tác nghiệp, không gặp khó khăn, cản trở do không đủ phương tiện kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu điều tra, phá án.

Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố mạnh cả về chất và về lượng Không ngừng nâng cao tư cách đạo đức, chính trị bằng cách thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho những người tiên hành tố tụng Đề cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm, và tôn chỉ nghề nghiệp trong từng đội ngũ cán bộ công tác.

Thường xuyên có các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ giúp đội ngũ điều tra, truy tố, được đào tạo, bổ sung trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ ở các đơn vị, cơ quan khác nhau có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, hiệu quả điều tra Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung các chương trình tập huấn, đào tạo nghiệp vụ sao cho việc đào tạo phải gắn kết giữa lý luận và thực tiễn Viện kiểm sát cần kết hợp với cơ quan, ban ngành liên quan để cùng tổ chức các buổi toạ đàm về chuyên đề “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố” nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm, trau dồi nghiệp vụ điều tra, truy tố các vụ án hình sự.

Ba là, cần có quy định cụ thể về xem xét và xử lý trách nhiệm đối với những người tiến hành tố tụng khi để xảy ra việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện công tác điều tra, truy tố, xét xử phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, chỉ cần sai sót ở một giai đoạn tố tụng thì việc giải quyết vụ án sẽ không còn đảm bảo khách quan, công bằng, nhanh chóng, kịp thời, dẫn tới phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải quyết vụ án hình sự Vì vậy, việc các cơ quan tiến hành tố tụng khép chặt kỷ luật và xử lý trách nhiệm cá nhân đối với trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung do lỗi chủ quan của người tiến hành tố tụng ở bất cứ giai đoạn nào là một việc làm cần thiết.

Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cần thường xuyên tổ chức họp, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân, trách nhiệm trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố.

Ngày đăng: 14/09/2024, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w