Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu LV ThS Luật học - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2022, VKSND thành phố Hà Nội đã thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo các Nghị quyết của

Quốc hội về công tác tư pháp; triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ công tác của ngành Kiểm sát nhân dân với phương châm “Đoàn kết, đổi mới – Trách nhiệm, kỷ cương – Thực chất, hiệu quả”; công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thành phố Hà Nội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố đã đạt được những thành quả tốt đẹp, đóng góp vào đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thành phố Hà Nội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố ngày càng được nâng cao: tỷ lệ giải quyết án luôn đạt mức cao do VKSND thành phố Hà Nội luôn đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; bên cạnh đó, số lượng án chưa giải quyết hầu hết là thụ lý mới, đang trong thời hạn truy tố; cấp trên luôn theo dõi sát sao số lượng án trả hồ sơ điều tra bổ sung của từng đơn vị để hạn chế thấp nhất tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

tăng cường trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; ban hành các quyết định truy tố đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung; Kiểm sát viên chủ động tiến hành một số hoạt động điều tra; theo sát nắm bắt.

Kết quả thống kê trong báo cáo tổng kết công tác kiểm sát hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy: Trong thời gian từ năm 2015 đến hết 2022, Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đã trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 586 vụ án trên tổng số 3481 vụ án do CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố (chiếm 16,83%), như vậy, số lượng vụ án VKSND TP Hà Nội trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung chiếm tỉ lệ thấp so với số lượng vụ án CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số vụ án VKSND TP Hà Nội trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung

Năm Số vụ án kết

thúc điều tra

Số vụ án VKS trả hồ sơ cho CQĐT để

điều tra bổ sung

Tỷ lệ

(%)

2018 609 79 12,97%

2019 682 67 9,82%

6 tháng đầu năm 2020 256 81 31,64%

Tổng 3481 586 16,83%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai đoạn

2015-2020)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy năm 2015 là 20,76%, năm 2016 là 18,1%, năm 2017 là 16,35%, năm 2018 là 12,97%, năm 2019 là 9,8%. Với tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thấp như vậy cho thấy giai đoạn điều tra và truy tố các Kiểm sát viên đã bám sát hồ sơ, nghiên cứu kỹ các chứng cứ chứng minh tội phạm, phát hiện được vi phạm, thiếu sót trong hồ sơ, từ đó đưa ra các yêu cầu điều tra để giải quyết triệt để vụ án.

Kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực, tỷ lệ án Viện kiểm sát trả hồ so để điều tra bổ sung cho CQĐT ít hơn so với thời điểm BLTTHS năm 2003 đang có hiệu lực thi hành.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn số lượng án Viện kiểm sát trả hồ sơ để ĐTBS giai

đoạn 2018-2022

Qua biểu đồ có thể thấy, số vụ án trả hồ sơ để ĐTBS giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 giảm dần, cụ thể, năm 2015 là 147 vụ (chiếm 20,76%), năm 2016 giảm còn 126 vụ (chiếm 18,1%), năm 2017 giảm còn 86 vụ (chiếm 16,35%), năm 2018 giảm còn 79 vụ (chiếm 12,97%) và đến năm 2019 giảm còn 67 vụ (chiếm 9,82%). Như vậy, kể từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực, mặc dù số vụ án CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố các năm sau về cơ bản đều cao hơn các năm trước, tuy nhiên tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ngày càng giảm, đặc biệt, năm 2019 giảm còn 9,82% trong tổng lượng án CQĐT đề nghị truy

tố. Như vậy, có thể thấy, BLTTHS năm 2015 có quy định cụ thể về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã giúp hạn chế được số lượng án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên thực tế.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đa phần có căn cứ và cần thiết cho việc giải quyết vụ án hình sự được CQĐT chấp nhận điều tra bổ sung thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Số vụ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại VKSND TP Hà Nội được CQĐT

chấp nhận

Năm Số vụ VKS trả hồ

sơ ĐTBS

Số vụ CQĐT chấp nhận

Tỷ lệ chấp nhận (%)

2018 79 79 100%

2019 67 67 100%

6 tháng đầu năm 2020 81 81 100%

Tổng 586 584 99,66%

Dựa vào bảng số liệu cho thấy số vụ án Viện kiểm sát trả cho CQĐT để điều tra bổ sung được chấp nhận chiếm tỷ lệ rất cao 99,66% trong tổng số vụ án được trả để điều tra bổ sung. Từ năm 2017 đến 06 tháng đầu năm 2020, tất cả các vụ án được Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều được CQĐT chấp nhận cho thấy Viện kiểm sát đã nghiên cứu một cách toàn diện hồ sơ, bám chắc vào các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, từ đó ra các quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho CQĐT đúng căn cứ theo quy định tại Điều 168 BLTTHS năm 2003 và Điều 245 BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thực trạng áp dụng các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại VKSND TP Hà Nội

Căn cứ Thiếu

chứng

Có căn cứ khởi tố về

Có đồng phạm hoặc người phạm

Vi phạm nghiêm

Lý do khác

cứ tội phạm

mới (1)

tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can (2)

trọng thủ tục tố tụng

Năm 2018 35 vụ 2 vụ 9 vụ 1 vụ 32 vụ

Năm 2019 29 vụ 5 vụ 11 vụ 0 vụ 22 vụ

6 tháng đầu

năm 2020 39 vụ 4 vụ 7 vụ 0 vụ 31 vụ

(Nguồn: BC tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai đoạn

2015-2020)

Nghiên cứu thực trạng căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội các năm gần đây có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Trước và sau khi BLTTHS 2015 có hiệu lực, căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung chủ yếu là còn thiếu chứng cứ chứng minh một trong những vấn để cần phải chứng minh theo quy định mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được. Lý do thiếu chứng cứ dẫn đến phải trả hồ sơ chủ yếu do chưa thu thập đầy đủ chứng cứ quan trọng để buộc tội bị can, làm rõ mâu thuẫn trong các lời khai, biên bản tố tụng, tổ chức đối chất, quan điểm đánh giá chứng cứ khác nhau giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên liên quan đến việc buộc tội bị can... Có thể kể đến một số vụ án điển hình sau:

Khoảng 08h15' ngày 21/9/2018, tại thôn 2, xã V, huyện T, Hà Nội, anh Hoàng Văn Hiển (Sinh năm 1984, HKTT Thôn 3, xã V, huyện T, Hà Nội) đang ngồi ở quán sửa xe nhà anh Hoàng Văn Hải (Sinh năm 1977) thì bị Hoàng Văn H cầm 01 chiếc gậy gỗ (dài khoảng 50-60cm, đường kính khoảng 04-05 cm) đánh một phát vào đầu (phần sau gáy) anh Hiển, làm anh Hiển ngã xuống đất. Sau đó, H tiếp tục dùng gậy gỗ đánh 3-4 phát vào hai tay của anh Hiển gây thương tích 35%.

Qua quá trình điều tra còn xác định được ngoài hành vi phạm tội nói trên, Hoàng Văn H còn liên quan đến vụ việc: Hồi 07h30' ngày 08/7/2018, tại xã N, huyện T, Hà Nội, anh Nguyễn Việt Hà bị 01 nam thanh niên (đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo phông tối màu, quần sooc màu bã trầu) dùng dao bầu đâm từ phía sau

trúng vào bắp tay trái gây thương tích. Quá trình rà soát, Cơ quan điều tra xác định Hoàng Văn H là đối tượng nghi vấn đã gây thương tích cho anh Hà. Tại Cơ quan điều tra, Hoàng Văn H khai: H không nhớ nội dung sự việc H đã làm vào ngày 08/7/2018.

Ngày 04/12/2018, Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án gây thương tích xảy ra ngày 21/9/2018 đề nghị truy tố Hoàng Văn H về tội Cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015, không đề cập xử lý đối với hành vi gây thương tích ngày 08/7/2018 tại xã N, huyện T, Hà Nội.

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát xét thấy cần thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung để điều tra làm rõ và kết luận có hay không hành vi phạm tội của H xảy ra ngày 08/7/2018. Nếu đủ căn cứ khởi tố bị can đối với H trong vụ án xảy ra ngày 08/7/2018, thì cần nhập vụ án hình sự để truy tố, xét xử H một lần (cùng về tội Cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015) đảm bảo có lợi cho bị can, bị cáo. Ngày 04/01/2019, Viện kiểm sát đã ra Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Hoàng Văn H ngày 08/7/2019.

Cơ quan điều tra đã điều tra theo yêu cầu ĐTBS của Viện kiểm sát. Ngày 04/3/2018, Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố H về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 đối với vụ cố ý gây thương tích xảy ra ngày 21/9/2018, tại thôn V, huyện T, Hà Nội và kết luận không đủ căn cứ khởi tố bị can đối với H về tội Cố ý gây thương tích xảy ra ngày 08/7/2018, tại xã N, huyện T, Hà Nội.

Như vậy, Viện kiểm sát đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, phát hiện ra thiếu sót của CQĐT khi chưa thu thập chứng cứ làm rõ có hay không hành vi phạm tội của H đối với vụ Cố ý gây thương tích ngày 08/7/2018 để có căn cứ xử lý H trong cùng một vụ án, đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Việc trả hồ sơ để ĐTBS trong trường hợp này là cần thiết để giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

- Căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS do cho rằng bị can phạm một tội khác hoặc có đồng phạm, người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố

tuy không phổ biến nhất nhưng cũng là căn cứ được áp dụng nhiều trên thực tế. Lý do trả chủ yếu do trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên và Điều tra viên chưa phát hiện và chưa đánh giá hết những tinh tiết của vụ án để đề xuất khởi tố dẫn đến còn có trường hợp có dấu hiệu của tội phạm chưa được khởi tố, hoặc là dấu hiệu của tội phạm khác hoặc có trường hợp sau khi kết thúc điều tra bị can khai thêm đồng phạm (tình tiết mới) dẫn đến phải trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố. Có thể đưa ra vụ án điển hình như:

Khoảng 23h30′ ngày 20/11/2018, Nguyễn Hữu Thắng (SN 1997) cùng Nguyễn Đức Thái (SN 1990) đều trú tại xã V, huyện T, Hà Nội đến nhà Nguyễn Huy T để đòi số tiền 8.200.000 đồng. Sau một hồi nói chuyện, hai bên xảy ra xô xát với nhau nên Thắng và Thái bỏ chạy ra đầu ngõ và nhặt gạch ném về phía T. Thấy vậy, T cầm theo cây kiếm đuổi theo và chém một nhát vào lưng Thắng, khi Thắng ngã ra đất thì T chém tiếp khoảng 3- 4 nhát vào người Thắng gây thương tích 63%.

Sau đó, Thắng được mọi người đưa đi cấp cứu.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Huy T chỉ khai nhận hành vi chém gây thương tích cho Nguyễn Hữu Thắng như nêu trên. Hành vi của Nguyễn Huy T đã cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm đ khoản 2, Điều 134 BLHS năm 2015 nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với T.

Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Viện kiểm sát tiến hành phúc cung thì bị can T khai lại hành vi phạm tội của mình: Khi T cầm dao mèo đuổi theo kịp Nguyễn Hữu Thắng thì T cầm dao bằng tay phải chém 01 phát từ trên xuống dưới vào lưng Thắng, sau đó tiếp tục chém 01 phát từ trên xuống dưới thì Thắng giơ tay lên trước mặt đỡ (T không nhớ chém trúng vị trí nào). Sau đó, Thắng bỏ chạy được 2m thì T đuổi theo chém 01 phát thứ ba từ trên xuống dưới vào đầu khiến Thắng gục xuống, T tiếp tục chém thêm 01 phát vào người Thắng, khi T vung dao lên định chém phát thứ năm thì có người đến can ngăn thì T mới dừng lại và đi về.

Căn cứ và hành vi T khai tại giai đoạn truy tố và các tình tiết khách quan khác của vụ án, Viện kiểm sát xét thấy hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội Giết

người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, do T có hành vi cầm dao chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể Thắng, đến khi được can ngăn mới dừng lại.

Do đó Viện kiểm sát đã ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để làm rõ hành vi trên để có căn cứ thay đổi tội danh đối với T.

Sau khi điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người xảy ra ngày 28/11/2018 tại xã V, huyện T, Hà Nội, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Huy T về tội giết người, đồng thời Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với T.

Như vậy, do phát sinh tình tiết mới tại giai đoạn truy tố, T khai lại về hành vi phạm tội của mình, hành vi này cấu thành một tội khác với tôi đã khởi tổ trước đó, Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo căn cứ tại điểm b khoản 1, Điều 245 BLTTHS năm 2015 là đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố, có thể kể đến một số vụ án điển hình như Vụ án Trần Thị Tú bị khởi tố về tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015, trong vụ án này Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự các đối tượng đã mua hóa đơn cũ Tủ về tội Trốn thuế theo quy định tại Điều 200 BLHS năm 2015 (những đối tượng này chưa bị khởi tố bị can); Vụ án Nguyễn Đình Biết bị khởi tố về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 xảy ra tại thành phố Hà Nội. Sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát trả hồ sơ cho CQĐT do còn một số đồng phạm khác với bị can Biết trong vụ án như Nguyễn Viết H. Nguyễn Tiến H, Lê Xuân L chưa bị khởi tố bị can.

- Số vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng chiếm tỷ lệ thấp nhất tỷ lệ án do Viện kiểm sát trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung vì lý do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là 03 vụ/586 vụ trả hồ sơ được CQĐT chấp nhận điều tra bổ sung (tỷ lệ 0,51%). Chủ yếu là do CQĐT không

chỉ định người bào chữa cho bị can hoặc tiến hành hỏi cung không có sự tham gia của luật sư trong vụ án có luật sư tham gia bào chữa. Có thể kể đến vụ án:

Ngày 25/5/2015, tại cổng trường học A, tại quận B, thành phố Hà Nội, Trần Văn H sinh ngày 30/5/2001 và X xảy ra xích mích, cãi vã, khi bị X xúc phạm, chửi bới, do quá bực tức, không làm chủ được bản thân mình , H đã chạy ra vỉa hè gần cổng trường, lấy viên gạch vỡ ném về phía X. Do khoảng cách ném ở cự ly khá gần, và viên gạch dùng để ném là viên gạch vỡ có cạnh sắc, nên X đã bị viên gạch trúng vào đầu, bị chảy khá nhiều máu và chết trên đường đi cấp cứu.

Trong quá trình điều tra, lấy lời khai của Trần Văn H, cơ quan điều tra không có đề nghị chỉ định luật sư tham gia. Kết thúc điều tra, cơ quan điều tra gửi bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố với Trần Văn H về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 104 BLHS năm 1999. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra trình tự, thủ tục lấy lời khai, Viện kiểm sát nhận thấy Cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra. Tại thời điểm phạm tội, Trần Văn H chưa đủ 16 tuổi, theo quy định pháp luật, trong quá trình điều tra bắt buộc phải chỉ định luật sư tham gia để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho H. Vì vậy, Viện kiểm sát đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra, đề nghị thực hiện lại trình tự, thủ tục điều tra có sự tham gia của luật sư CQĐT không tiến hành chỉ định người bào chữa cho Trần Văn H trong trường hợp này là không đúng theo quy định của BLTTHS, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của H, do đó, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát là có căn cứ và đúng pháp luật.

Từ những phân tích trên có thể thấy, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã áp dụng nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong đó, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung chủ yếu là yêu cầu điều tra bổ sung về chứng cứ nhằm củng cố hệ thống chứng cứ buộc tội và gỡ tội đối với bị can, đảm bảo cho việc quyết định truy tố là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung như:

Một phần của tài liệu LV ThS Luật học - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w