Khó khăn, vướng mắc của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Một phần của tài liệu LV ThS Luật học - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Khó khăn, vướng mắc của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

- Vẫn còn trường hợp vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần thậm chí quá số lần quy định kéo dài thời gian giải quyết vụ án

Mặc dù BLTTHS năm 2015 và TTLT 02/2017/TTLT-VKSNDTC- TANDTC- BCA-BQP đã quy định cụ thể về số lần được trả hồ sơ để ĐTBS và những trường hợp được trả hồ sơ để ĐTBS nhưng Viện kiểm sát vẫn trả hồ sơ quá

số lần quy định, thậm chí còn trả vì những lý do khác với quy định của pháp luật, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, không những thế còn ảnh hưởng đến uy tín của Cơ quan tiến hành tố tụng.

Có thể kể đến vụ án Nguyễn Văn H và đồng phạm về tội Gây rối trật tự công cộng tại huyện T, thành phố Hà Nội, đây là vụ án có nhiều đối tượng. Vụ án được thụ lý từ ngày 23/11/2018, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung 03 lần, lần 01 vào ngày 26/4/2019, lần 02 vào ngày 22/7/2019, lần 03 vào ngày 27/9/2019. Trong đó có hai lần Viện kiểm sát trả hồ sơ để ĐTBS với lý do là bị can bỏ trốn, sau đó bị bắt truy nã nên Viện kiểm sát trả hồ sơ để tiến hành nhập vụ án và một lần trả hồ sơ do bị can trước đó từ chối đi giám định thương tích nhưng đến giai đoạn truy tố lại có yêu cầu đi giám định. Tất cả các yêu cầu ĐTBS trên đều được CQĐT chấp nhận để ĐTBS và được thực hiện đầy đủ.

Như vậy, nguyên nhân của việc trả hồ sơ để ĐTBS nhiều lần là do tính chất phức tạp của vụ án, nhiều bị can nên trong quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn, nhiều bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam nên đã bỏ trốn nên cơ quan tiến hành tố tụng không thể xử lý được. Mặt khác, do ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, Điều tra viên khi được phân công giải quyết vụ án chưa cao, nhiều trường hợp bỏ bê hồ sơ, đến khi hết thời hạn điều tra không triệu tập được bị can mới biết bị can bỏ trốn nên đã tiến hành tách vụ án sau đó chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy tố, đến giai đoạn truy tố mới bắt được bị can dẫn đến việc Viện kiểm sát phải trả hồ sơ để tiến hành nhập vụ án nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và đúng đắn.

- Vẫn còn trường hợp Viện kiểm sát không phát hiện ra những thiếu sót vi phạm của CQĐT khi nghiên cứu hồ sơ quyết định truy tố. Sau khi có quyết định truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án. Tòa án phát hiện và trả hồ sơ để điều tra bổ sung, sau đó Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.

Số vụ án Viện kiểm sát truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án sau đó bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do có trách nhiệm của Kiểm sát viên được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Số vụ Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung có trách nhiệm của Viện kiểm

sát

Năm Số vụ án

VKS truy tố

Số vụ Tòa án trả hồ sơ ĐTBS có trách nhiệm của VKS Tỷ lệ

2015 655 10 1,53%

2016 697 8 1,15%

2017 640 11 1,72%

2018 661 6 0,91%

2019 674 7 1,04%

06 tháng đầu

năm 2020 393 4 1,01%

Tổng 3720 46 1,24%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND TP Hà Nội giai

đoạn 2015-2020)

Như vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp tại giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát đã không nghiên cứu toàn diện vụ án, không phát hiện thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra dẫn đến sau khi quyết định truy tố, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Tòa án để xét xử, Tòa án phải trả hồ sơ để ĐTBS, có thể kể đến một số vụ án: Vụ án làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức: Hồi 14h00 ngày 22/11/2018, tại xã T, huyện T, Hà Nội, tổ công tác đội cảnh sát kinh tế - Công an huyện T kiểm tra hành chính đối với Nguyễn Công K, phát hiện và thu giữ 02 tờ giấy chứng nhận sức khỏe đã ghi sẵn nội dung thông tin khám bệnh (chưa có thông tin người khám bệnh) được đóng dấu tròn đỏ của Bệnh viện Bạch Mai. Tại CQĐT, K khai nhận đây là 02 tờ giấy khám sức khỏe giả do Vũ Đức T làm ra và thuê K vận chuyển và giao cho người mua.

Qua quá trình điều tra xác định được, khoảng tháng 09/2018, Vũ Đức T đặt mua của 01 người không quen biết ở Thành phố Hồ Chí Minh 01 đầu đỏ hình tròn có khắc chữ “Bệnh viện Bạch Mai - Bộ y tế” cùng 01 con dấu đỏ - hình tròn có khắc chữ “Công ty cổ phần bệnh viện giao thông vận tải” và đến các cơ sở khắc dấu không quen biết đặt mua 11 dấu vuông trong đó có 06 dấu chức danh bác sĩ và 03

dấu vuông có nội dung “đủ sức khỏe học tập, công tác”; “tim phổi bình thường”;

“âm tính”. Sau đó T tự tạo 01 trang facebook bán giấy khám sức khỏe giả và đăng các mẫu giấy khám sức khỏe do T làm ra lên các trang tìm việc làm. Ngày 22/11/2018, T giao cho K 02 tờ giấy khám sức khỏe giả để giao cho khách tại xã T, huyện T, Hà Nội thì bị bắt, đây là lần thứ 04 T giao giấy khám sức khỏe giả cho K để giao cho khách. Ngoài ra T còn khai nhận, T thu lời bất chính từ việc bán giấy khám sức khỏe giả là 17.000.000 đồng. Tổng số giấy tờ khám sức khỏe giả do T làm ra và bị thu giữ là 57 tờ.

Tại CQĐT, biên bản ghi lời khai lần đầu K khai nhận T thuê K vận chuyển giấy khám sức khỏe 05 lần kể cả lần bị bắt, 04 lần đầu T đưa cho K 01 tờ giấy khám sức khỏe giả để đưa cho khách, riêng lần thứ 5 (lần bị cơ quan công an bắt) T thuê K vận chuyển 02 tờ giấy khám sức khỏe giả cho khách. Sau đấy, K thay đổi lời khai và khai nhận đây là lần thứ tư K nhận vận chuyển giấy khám sức khỏe giả cho T.

Mỗi lần K vận chuyển cho T 01 tờ giấy khám sức khỏe giả, lần thứ tư K vận chuyển 02 tờ giấy khám sức khoẻ giả thì bị cơ quan công an bắt. Tổng số giấy khám sức khỏe K đã vận chuyển cho T là 05 tờ và thu lời số tiền 150.000 đồng. Trong suốt quá trình điều tra, truy tố, CQĐT và Viện kiểm sát không phát hiện ra mâu thuẫn nên không làm rõ số giấy khám sức khỏe giả K vận chuyển cho T để kiếm lời trên thực tế là bao nhiêu. Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Hà Nội đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện T, Hà Nội đối với Vũ Đức T về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 3 Điều 341 BLHS năm 2015, Nguyễn Công K về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015.

Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa thông qua việc nghiên cứu hồ sơ phát hiện ra điểm mâu thuẫn trên chưa được làm rõ trong hồ sơ vụ án nên đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ Nguyễn Công K đã vận chuyển thuê cho bị cáo Vũ Đức T bao nhiêu tờ giấy khám sức khỏe giả để có căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.

Trong vụ án này, suốt quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn điều tra, truy tố, Viện kiểm sát không phát hiện ra điểm mâu thuẫn trong lời khai của bị can, việc xác định đúng số giấy khám sức khỏe giả mà K vận chuyển thuê cho T là căn cứ quan

trọng có thể làm thay đổi khung, khoản áp dụng đối với hành vi của K, ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Việc Viện kiểm sát không phát hiện ra căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS, đến giai đoạn xét xử bị Tòa án trả hồ sơ để ĐTBS thể hiện Kiểm sát viên chưa nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng toàn bộ hồ sơ vụ án dẫn đến việc những thiếu sót, vi phạm trong hồ sơ không được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Hoặc một vụ án khác: Vụ Đặng Đức Huệ và đồng phạm, can tội Trộm cắp tài sản, TAND thành phố Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung vì chưa thông báo kết quả khám xét khẩn cấp cho Viện kiểm sát, chưa thông báo kết quả điều tra cho người bị hại và chưa xác định chính xác địa chỉ cư trú của bị can trong bản kết luận điều tra vụ án hình sự. Trong vụ án này, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung có lỗi của Kiểm sát viên do chưa kiểm sát kỹ trình tự thủ tục tố tụng, để CQĐT chưa thông báo kết quả khám xét cho Viện kiểm sát và kết quả điều tra cho bị hại nhưng không phát hiện được để có yêu cầu điều tra dẫn đến Tòa án phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Cơ quan điều tra thực hiện việc điều tra bổ sung chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu điều tra bổ sung dẫn đến Viện kiểm sát phải trả hồ sơ đến lần thứ hai để tiếp tục làm rõ những vấn đề đã được yêu cầu trước đó, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

Một vụ án khác: Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 18/07/2019 tại nhà riêng của Phạm Thị H, Phòng 921, chung cư C, xã T, huyện T, Hà Nội, H cùng Phùng Văn H1, Nguyễn Văn M, Quách Văn T và Nguyễn Khắc T đang tổ chức cho Nguyễn Trung K, Chu Đinh G, Trần Văn B, Nguyễn Văn N, Hương Quý T, Phùng Văn Đ, Nguyễn Văn T, Phạm Thị T, Phạm Văn H, Phan Huy N, Phạm Viết M, Hà Văn P, Vũ Vân H, Phan Thị Tuyết M, Nguyễn Thanh H, Nguyễn Công T đánh bạc sát phạt nhau bằng tiền dưới hình thức chơi xóc đĩa thì bị tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội phát hiện, bắt quả tang và thu giữ tại chiếu bạc:

01 bát sứ, 01 đĩa sứ, 04 quân vị hình tròn và số tiền 32.500.000 đồng, thu giữ trên người các đối tượng đánh bạc số tiền 14.300.000 đồng và 20 chiếc điện thoại di động, các loại.

Ngày 15/11/2019, CQĐT ban hành Kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can Phạm Thị H và Phùng Văn H1 về tội “Tổ chức đánh bạc” và các bị can khác về tội “Đánh bạc” theo quy định tại Điều 322, Điều 321 BLHS năm 2015.

Ngày 28/11/2019, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung số 19/QĐ-VKSTT cho CQĐT để điều tra bổ sung với nội dung Điều tra làm rõ Lê Văn Duy (chưa bị khởi tố bị can) có hành vi giúp sức, dẫn dắt các đối tượng đến tham gia đánh bạc như lời khai của Duy tại CQĐT hay không để có căn cứ xử lý đối với Duy theo quy định của pháp luật. Yêu cầu CQĐT triệu tập lấy lời khai của Phan Thị Nhung và Đinh Xuân Cương (chưa bị khởi tố bị can) để xác định những người này có biết việc Phạm Thị H và Phùng Xuân Hồ thuê nhà với mục đích tổ chức đánh bạc không, từ đó xác định hành vi đồng phạm đối với tội Tổ chức đánh bạc của Phan Thị Nhung và Đinh Xuân Cương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/01/2020, CQĐT ra Bản kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố với Lê Văn Duy về tội tổ chức đánh bạc theo yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra bổ sung, CQĐT vẫn chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát để làm rõ có hay không hành vi đồng phạm của Phan Thị Nhung và Đinh Xuân Cương. Vì vậy, ngày 24/02/2020 Viện kiểm sát tiếp tục ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần 02 để tiếp tục làm rõ nội dung yêu cầu điều tra.

- Vẫn còn trường hợp Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ, CQĐT không chấp nhận điều tra bổ sung và giữ nguyên kết luận điều tra và chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát

Qua báo cáo thống kê công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy, tuy chiếm số lượng không đáng kể trong tổng số vụ án kết thúc điều tra đề nghị truy tố nhưng trên thực tế vẫn còn trường hợp Viện kiểm sát trả hồ sơ để ĐTBS không có căn cứ dẫn đến việc CQĐT từ chối không tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát (năm 2015: 01 vụ án, năm 2016: 01 vụ án).

Một phần của tài liệu LV ThS Luật học - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w