1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố và thực tiễn tại viện kiểm sát nhân dân tỉnh điện biên

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố và thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên
Tác giả Lê Minh Đức
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 484 KB

Nội dung

phục những hạn chế, thiếu sót trong HSVA hình sự ở giai đoạn điều tra nhằmđảm bảo quyết định truy tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không làm oan, sai người vô tội làm tăng

Trang 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA

1.1 Khái niệm và đặc điểm của trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong

1.2 Ý nghĩa của trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố 151.3 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong trả

hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố 21

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM

2015 VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI

2.1 Quy định của pháp luật trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố 242.2 Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên 39

Chương 3: HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ HẠN CHẾ TRẢ

HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN

3.1 Hướng hoàn thiện pháp luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

3.2 Giải pháp hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

ĐTBS : Điều tra bổ sung

ĐTV : Điều tra viên

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là cơ quan thực hành quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam1, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh, thống nhất và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013

và Luật tổ chức VKSND năm 2014

Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn khácnhau, trong đó giai đoạn truy tố có vị trí đặc biệt quan trọng Giai đoạn truy tốbắt đầu kể từ khi Viện kiểm sát (VKS) nhận được hồ sơ vụ án (HSVA) hình

sự cùng với bản Kết luận điều tra đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra (CQĐT)chuyển đến để nghiên cứu các vấn đề mang tính thủ tục tố tụng hình sự(TTHS) cũng như các tài liệu, chứng cứ phản ánh nội dung vụ án có trong hồ

sơ điều tra, nếu xác định có đầy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới bị can thì VKS quyết định truy tố bị can bằng bản Cáo trạng

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu HSVA của CQĐT chuyển đến,VKS nhận thấy quá trình điều tra vẫn còn thiếu sót như thiếu chứng cứ để chứngminh trong vụ án hình sự, có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạmkhác, có đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưađược khởi tố bị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì VKS phải raquyết định trả HSVA, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung (ĐTBS) Có thể thấy,trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là một hoạt động thực hành quyềncông tố của VKS Những quy định về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy

tố có ý nghĩa rất quan trọng, đó là căn cứ để VKS yêu cầu CQĐT ĐTBS khắc

1 Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

Trang 5

phục những hạn chế, thiếu sót trong HSVA hình sự ở giai đoạn điều tra nhằmđảm bảo quyết định truy tố bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không làm oan, sai người vô tội làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng, nhà nước và pháp luật.

Từ thực tiễn thi hành pháp luật tại VKSND tỉnh Điện Biên trongnhững năm vừa qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song bên cạnh đó vẫncòn những hạn chế, vướng mắc như để xảy ra tình trạng trả hồ sơ tra ĐTBSnhiều lần, VKS không phát hiện ra những thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụngtrong giai đoạn điều tra nên sau khi ban hành Cáo trạng chuyển hồ sơ sangTòa án đã bị Tòa án trả hồ sơ để ĐTBS, dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài

Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tốtại VKSND tỉnh Điện Biên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải phápkhắc phục thực trạng là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng cũng nhưhạn chế thấp nhất tình trạng trả hồ sơ để ĐTBS Do đó, việc nghiên cứu cácquy định về trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố và thực tiễn thi hành củaquy định này, từ đó tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật TTHS

để đưa ra hướng hoàn thiện có ý nghĩa và mang tính cấp thiết trong giai đoạncải cách tư pháp hiện nay Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài:

“Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố và thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu làm Luận văn thạc sĩ Luật

học của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố đã được rất nhiều các tácgiả nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, luận văn, các bài báo, bài viết,tạp chí Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề trả hồ sơ để ĐTBS ởcác mức độ khác nhau Điển hình như các công trình nghiên cứu sau:

- Lê Minh Đức (2018), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn

truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ

Trang 6

Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã phân tích và làm rõ đượcmột số vấn đề chung về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố và thực tiễn

áp dụng quy định về trả hồ sơ để ĐTBS theo quy định của TTHS năm 2003

và một số giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để ĐTBS

- Nguyễn Ngọc Kiện (2019), Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở

Tòa án tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21(397), tháng

11/2019 Bài viết đã phân tích thực trạng trả hồ sơ để ĐTBS tại Tòa án tỉnhQuảng Trị, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc vànguyên nhân của tình trạng dẫn đến hạn chế vướng mắc trong việc trả hồ sơ

để ĐTBS ở tỉnh Quảng Trị, đồng thời kiến nghị các giải pháp khác phục tìnhtrạng trả hồ sơ để ĐTBS tại tỉnh Quảng Trị

- Trần Hồng Ngọc (2015), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai

đoạn truy tố từ thực tiễn thành phố Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học

viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Luận văn đã nêu được khái niệm trả hồ sơ đểĐTBS trong giai đoạn truy tố; ý nghĩa pháp lý, ý nghĩa chính trị, xã hội của việctrả hồ sơ để ĐTBS; phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS)năm 2015 về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố; phân tích thực trạngtrả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố ở thành phố Ninh Bình theo quy địnhcủa BLTTHS năm 2003, đưa ra đánh giá về kết quả đạt được và những hạnchế, vướng mắc trong hoạt động trả hồ sơ để ĐTBS; đề xuất giải pháp về giảithích pháp luật và những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả việc trả hồ

sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố ở thành phố Ninh Bình

- Lê Tấn Cường (2014), Giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra

bổ sung trong giai đoạn truy tố, Tạp chí Kiểm sát, số 10 Bài viết chỉ ra

những nguyên nhân chủ quan và khách quan của trả hồ để ĐTBS trong giaiđoạn truy tố, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác củaVKS để hạn chế việc trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố

Ngoài ra, còn nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này như bài

viết của Nguyễn Hải Ninh, “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về điều

Trang 7

tra bổ sung”, Tạp chí Luật học, số 7/2008; bài viết của Nguyễn Quang Lộc,

“Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án, số 8/2013; bài

viết của Thái Chí Bình, “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2013 về yêu cầu điều tra bổ sung”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số

11/2013; bài viết của Lê Ngọc Duy, “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ

sơ điều tra bổ sung đối với Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội”, Tạp chí Kiểm sát, số 6/2013; tác giả Đào Anh Tới, “Hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung”, Tạp chí Kiểm sát, số 13/2014; Lê Cảm -

Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai

đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền; Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (đồng

chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự; Trần Văn Độ, Một số

vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay; Hoàng Thị Thùy Linh (2016), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội; Vũ Gia Lâm (2013), Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự về việc Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tạp chí Tòa án

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần có những nhiệm vụ sau:

- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và các quy định của phápluật TTHS hiện hành về trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố

- Phân tích thực tiễn trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố tạiVKSND tỉnh Điện Biên, đánh giá thực trạng và những hạn chế, vướng mắc,

Trang 8

từ đó xác định được nguyên nhân xảy ra.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khácnhằm hạn chế tình trạng trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, các quyđịnh của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về kiểm sát việc trả hồ để sơĐTBS trong giai đoạn truy tố và đánh giá thực tiễn thi hành công tác này củaVKSND tỉnh Điện Biên làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp đảm bảo việctuân thủ đúng quy định pháp luật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu trả hồ để sơ ĐTBS trong giai đoạn truy

tố giữa VKS với CQĐT trên cơ sở quy định của BLTTHS năm 2015 và sosánh với quy định của BLTTHS năm 2003 khi trả hồ để sơ ĐTBS trong giaiđoạn truy tố

Về thời gian và không gian: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thu thập

số liệu thực tiễn việc trả hồ để sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố của VKSNDtỉnh Điện Biên từ năm 2016 đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp,xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Ngoài ra, Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp líthuyết để nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật; sử dụng phươngpháp phân tích, so sánh và tổng hợp để nghiên cứu thực tiễn trả hồ sơ đểĐTBS; phương pháp phân tích, tổng hợp, lý luận kết hợp thực tiễn để nghiêncứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng trả hồ sơ

Trang 9

để ĐTBS trong giai đoạn truy tố tại VKSND tỉnh Điện Biên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng về phương diện

lý luận, góp phần bổ sung và làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa… củaviệc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố

Bên cạnh đó, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo trong học tập vànghiên cứu về vai trò của VKS về việc trả hồ để sơ ĐTBS trong giai đoạn truy

tố được thi hành đúng quy định pháp luật Góp phần bảo đảm quyền conngười, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, ngoài ra, tháo gỡnhững hạn chế, vướng mắc trong vấn đề này để có cái nhìn toàn diện, thốngnhất về BLTTHS trong việc cụ thể hóa Hiến pháp

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong

giai đoạn truy tố

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về việc

trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố và thực tiễn thực hiện tạiViện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và hạn chế trả hồ sơ để điều

tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG

TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Quá trình giải quyết vụ án trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Mỗigiai đoạn thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong pháp luật TTHS Giai đoạnTTHS là những bước trong TTHS có nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phạm

vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng Theo đó, quá trình TTHS baogồm các giai đoạn: Khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét

xử sơ thẩm vụ án hình sự; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự; thi hành án hình

sự và giai đoạn đặc biệt2

Giai đoạn truy tố là giai đoạn độc lập và là giai đoạn tố tụng tiếp theosau giai đoạn điều tra vụ án hình sự Giai đoạn này bắt đầu từ việc kết thúcđiều tra khi CQĐT ra bản Kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng HSVA choVKS và kết thúc khi VKS ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trướcTòa án bằng bản Cáo trạng; trả hồ sơ để ĐTBS hoặc đình chỉ hay tạm đìnhchỉ vụ án Để bảo đảm cho việc ra quyết định truy tố có căn cứ và đúng quyđịnh của pháp luật TTHS thì trong giai đoạn này VKS phải nghiên cứu, đánhgiá về chứng cứ nhằm chứng minh xác định sự thật của vụ án có bảo đảm,khách quan, toàn diện hay không? Trong giai đoạn truy tố, VKS nghiên cứuHSVA do CQĐT chuyển đến trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ratrước Tòa án hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án Giaiđoạn này, VKS cần xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục cũng nhưnội dung vụ án thể hiện qua HSVA nhằm xác định tài liệu trong HSVA có đủcăn cứ chứng minh trong vụ án để truy tố bị can trước Tòa án không? Quá

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 11-12.

Trang 11

trình điều tra của CQĐT có tuân thủ quy định của BLTTHS và các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan không? còn những hạn chế, thiếu sót nào cầnkhắc phục hay không? để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổsung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm của CQĐT nhằm đảmbảo quyết định truy tố bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở pháp lý vữngchắc để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, giữ vững được lòng tin của nhândân đối với các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), hơn thế nữa là tôn trọng vàbảo đảm quyền con người.

Hồ sơ vụ án hình sự tổng hợp toàn bộ các thông tin, chứng cứ về tộiphạm và người phạm tội, được các cơ quan có thẩm quyền THTT lập bắt đầungay từ khi có nguồn tin về tội phạm, giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra, truy tố,xét xử được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm phục vụ cho việc giảiquyết vụ án và lưu trữ HSVA cung cấp những thông tin, diễn biến của vụ án.Trong HSVA, tất cả các quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan có thẩmquyền THTT được tiến hành để giải quyết vụ án đều phải được thể hiện trongHSVA như: Lệnh, Quyết định, yêu cầu của CQĐT, VKS, các biên bản tố tụng

do các cơ quan này lập ra, các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án bao gồm cảchứng cứ, tài liệu do VKS, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố và xét xử

Trong giai đoạn truy tố, khi nghiên cứu HSVA, nếu VKS phát hiện cónhững vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình khởi tố, điều trakhông đủ chứng cứ để làm rõ những vấn đề phải chứng minh mà VKS khôngthể tự mình bổ sung được hoặc qua nghiên cứu hồ sơ phát hiện CQĐT còn đểlọt người, lọt tội phạm thì VKS sẽ phải trả hồ sơ để ĐTBS Tương tự như vậy,khi VKS truy tố bị can bằng bản Cáo trạng và chuyển HSVA đến Tòa án đểxét xử, Tòa án cũng chỉ căn cứ vào HSVA để ra một trong các quyết định: Trả

hồ sơ để ĐTBS, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hình sự hoặc quyết định đưa vụ

án ra xét xử và mở phiên tòa xét xử vụ án Như vậy, HSVA là cơ sở để các cơquan THTT căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định giải quyết vụ án Nếu

Trang 12

HSVA đã thể hiện đầy đủ chứng cứ, tài liệu, sẽ góp phần xử lý đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai người vôtội Pháp luật TTHS đã quy định việc trả hồ sơ để ĐTBS góp phần bảo đảmcho việc điều tra, thu thập chứng cứ được đầy đủ, đúng trình tự thủ tục tố tụngtheo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xửcủa các cơ quan có thẩm quyền THTT Trả hồ sơ để ĐTBS là một chế địnhcủa pháp luật TTHS đã được quy định lần đầu tiên trong BLTTHS năm 1988,được hoàn thiện tương đối chi tiết và cụ thể hơn trong BLTTHS năm 2003,sau đó tiếp tục được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015 Mặc dù trả hồ sơ đểĐTBS nhiều lần được ghi nhận và ghi nhận rất sớm trong các BLTTHS, tuynhiên, pháp luật TTHS Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa chính thức nàogiải thích khái niệm trả hồ sơ để ĐTBS Vấn đề này chỉ được đề cập trong cáccông trình nghiên cứu như các giáo trình chuyên ngành của các cơ sở đào tạopháp luật, trong các Luận văn, Luận án, bài viết được đăng trên các tạp chí Qua nghiên cứu một số công trình khoa học về luật TTHS thì thấy có một sốquan điểm khái niệm trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Trả hồ sơ để ĐTBS là chế định của Luật TTHSquy định VKS hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho VKS hoặc CQĐT để điều trathêm về vụ án hình sự theo các căn cứ được quy định trong BLTTHS nhằmmục đích làm sáng tỏ vụ án hình sự, để Tòa án xét xử vụ án một cách côngminh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏlọt tội phạm, không làm oan người vô tội3 Quan điểm này tiếp cận trả hồ sơ

để ĐTBS ở góc độ là một chế định pháp luật; đã nêu được Tòa án, VKS làchủ thể trả hồ sơ để ĐTBS và chủ thể có trách nhiệm trả hồ sơ để ĐTBS làVKS, CQĐT; nêu được mục đích tuy nhiên quan điểm này lại chưa nêu rõ cáccăn cứ trả hồ sơ để ĐTBS

3 Nguyễn Thị Hải Châu (2010), Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 19.

Trang 13

- Quan điểm thứ hai: Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố làmột trong những hoạt động tố tụng được BLTTHS quy định, do VKS thựchiện trong giai đoạn truy tố khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố

và kiểm sát điều tra vụ án hình sự nhằm đảm bảo đủ cơ sở, căn cứ để truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội và giải quyếtcác vấn đề khác có liên quan trong vụ án4 Quan điểm này tiếp cận khái niệmtrả hồ sơ để ĐTBS dưới góc độ là một hoạt động tố tụng trong phạm vi ở giaiđoạn truy tố, khái niệm nêu được mục đích trả hồ sơ để ĐTBS, nhưng lạichưa nêu được căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS;

- Quan điểm thứ ba: Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là hoạtđộng tố tụng do VKS thực hiện sau khi nhận bản kết luận điều tra, đề nghịtruy tố cùng HSVA do CQĐT chuyển đến khi có căn cứ và được thực hiệntheo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sựđược khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người

vô tội, không bỏ lọt tội phạm5 Quan điểm này tiếp cận trả hồ sơ để ĐTBS ởgóc độ là hoạt động tố tụng và chỉ tiếp cận trả hồ sơ để ĐTBS ở giai đoạn truy

tố Khái niệm này đã xác định chủ thể trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố

là VKS, thời điểm thực hiện, căn cứ, cách thức thực hiện và mục đích củaviệc trả hồ sơ để ĐTBS nhưng chưa thể hiện rõ những đặc điểm của việc trả

hồ sơ để ĐTBS;

- Quan điểm thứ tư: Trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố là hoạtđộng của VKS có thẩm quyền trong thời hạn truy tố được thực hiện bằng việcchuyển lại hồ sơ cho cơ quan đã tiến hành điều tra và đề nghị truy tố, yêu cầu

bổ sung chứng cứ, khắc phục những thiếu sót nghiêm trọng hay sai lầmnghiêm trọng trong quá trình điều tra nhằm đảm bảo cho việc giải quyết đúng

4 Lê Tấn Cường (2014), “Giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố”,

Tạp chí Kiểm sát, số 10/2014, tr 30.

5 Lê Thị Thu Thủy (2017), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố từ thực tiễn Thành phố Hà

Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 13.

Trang 14

đắn vụ án hình sự6 Quan điểm này tiếp cận nghiên cứu trả hồ sơ để ĐTBS ởgóc độ là một hoạt động tố tụng của VKS tại giai đoạn truy tố Khái niệm này

đã xác định được chủ thể trả hồ sơ ĐTBS trong giai đoạn truy tố là VKS, thờihạn quyết định việc trả hồ sơ để ĐTBS là trong thời hạn truy tố, căn cứ, mụcđích của việc trả hồ sơ để ĐTBS Khái niệm cũng chưa thể hiện rõ những đặcđiểm của việc trả hồ sơ để ĐTBS;

- Quan điểm thứ năm: Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố làviệc cơ quan công tố có thẩm quyền sau khi nhận và nghiên cứu HSVA đưalại HSVA cho CQĐT vì phát hiện có những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọngcủa CQĐT trong giai đoạn khởi tố, điều tra và yêu cầu CQĐT khắc phụcnhững sai lầm, thiếu sót đó nhằm bảo đảm việc điều tra, truy tố khách quan,toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người

vô tội, không bỏ lọt tội phạm7 Quan điểm này tiếp cận nghiên cứu trả hồ sơ

để ĐTBS ở góc độ là một hoạt động tố tụng của cơ quan công tố là VKS tạigiai đoạn truy tố Khái niệm này đã xác định được chủ thể trả hồ sơ ĐTBStrong giai đoạn truy tố là VKS, thời hạn quyết định việc trả hồ sơ để ĐTBS làtrong thời hạn truy tố, mục đích của việc trả hồ sơ để ĐTBS Khái niệm cũngchưa thể hiện rõ căn cứ và đặc điểm của việc trả hồ sơ để ĐTBS;

Mặc dù các quan điểm trên đã tiếp cận dưới các góc độ khác nhau,nhưng mỗi quan điểm đều có sự thống nhất về thời điểm, chủ thể, lý do để raquyết định trả hồ sơ để ĐTBS nói chung, trong giai đoạn truy tố nói riêng.Các quy định trên về cơ bản đã đưa ra được những luận giải hợp lý về thẩmquyền, trình tự, thủ tục và mục đích của trả hồ sơ để ĐTBS

Qua nghiên cứu những công trình khoa học về trả hồ sơ để ĐTBS,nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS cũng như thực tiễn áp dụng, có thểđưa ra một số đặc điểm về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố như sau:

6 Lê Minh Đức (2018), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo quy định của BLTTHS

năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 11.

7 Trần Hồng Ngọc (2018), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố từ thực tiễn Thành phố Ninh

Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 19.

Trang 15

Thứ nhất, thẩm quyền thực hiện hoạt động trả hồ sơ để ĐTBS trong

giai đoạn truy tố chỉ có VKS là chủ thể có thẩm quyền trả hồ sơ để ĐTBS.Theo Điều 2 của Luật tổ chức VKSND thì chức năng, nhiệm vụ của VKSND

là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp

và pháp luật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gópphần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Để căn cứ vào kết quả của việc nghiên cứu HSVA và củng cố chứng

cứ cần thiết trong giai đoạn tuy tố, VKS quyết định việc truy tố hoặc khôngtruy tố bị can trước Tòa án hoặc ra các quyết định khác như quyết định đìnhchỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT Việc trả hồ

sơ để ĐTBS là hoạt động thuộc chức năng thực hành quyền công tố của VKS

Để quyết định việc truy tố hoặc không truy tố bị can trước Tòa án, VKS phảichắc chắn về việc chứng minh căn cứ buộc tội của mình, nếu thấy chứng cứ

và các tài liệu trong HSVA chưa đầy đủ mà VKS không tự bổ sung được hoặcbản Kết luận điều tra đề nghị truy tố của CQĐT chưa đầy đủ, còn bỏ lọtngười, bỏ lọt tội phạm thì VKS trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT Nếu phát hiệntrong HSVA vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong hoạt động khởi tố,quá trình điều tra thì VKS ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS khắc phục những

vi phạm thủ tục tố tụng đó

Thứ hai, thời điểm trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố Giai

đoạn truy tố là giai đoạn độc lập và là giai đoạn tố tụng tiếp theo sau giai đoạnđiều tra vụ án hình sự của CQĐT Giai đoạn truy tố bắt đầu từ khi CQĐT kếtthúc giai đoạn điều tra bằng việc ra bản Kết luận điều tra đề nghị truy tố vàchuyển HSVA sang cho VKS Tuy nhiên, giai đoạn này VKS không mặcnhiên truy tố theo đề nghị của CQĐT mà phải xem xét, nghiên cứu đề nghịtruy tố của CQĐT là có căn cứ và đúng theo quy định của pháp luật TTHS

Trang 16

hay không để quyết định việc truy tố bị can trước Tòa án Nếu chứng cứchứng minh tội phạm chưa đầy đủ, bỏ lọt người, lọt tội phạm hoặc có vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra thì VKS trả hồ sơ đểĐTBS cho CQĐT Việc trả hồ sơ để ĐTBS nhằm bảo đảm truy tố có căn cứ

và đúng quy định pháp luật tạo cơ sở cho hoạt động xét xử của Tòa án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật; đồng thời hạn chế được việc VKS bị Tòa ántrả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn xét xử vì có sai lầm, thiếu sót trong việctruy tố

Thứ ba, căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố Sau khi

nghiên cứu HSVA, nếu thấy chứng cứ trong hồ sơ và Kết luận điều tra đềnghị truy tố của CQĐT chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc phát hiện vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình khởi tố, giai đoạn điều tra thìVKS trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT Theo tác giả, căn cứ để VKS trả hồ sơ đểĐTBS đó là việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh tội phạm củaCQĐT chưa đúng theo quy định của pháp luật và thiếu sót nghiêm trọng màVKS xét thấy cần khắc phục trong giai đoạn điều tra Việc chưa đúng theoquy định của pháp luật và thiếu sót nghiêm trọng của CQĐT có thể do HSVAthiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà thiếu những chứng cứ nàythì VKS không đủ căn cứ để quyết định việc truy tố đối với bị can Đó làtrường hợp những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự còn thiếu sótnhư: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tìnhtiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗihay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự haykhông; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng tráchnhiệm hình sự của bị can và đặc điểm về nhân thân của bị can; tính chất vàmức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạmtội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt Những vấn đề phải chứng minh này phải

Trang 17

là có thật, được CQĐT thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định,được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, ngườithực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giảiquyết vụ án hình sự Do đó, VKS chỉ trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT khi thỏamãn hai điều kiện như sau:

Một là, thiếu những chứng cứ như đã phân tích nêu trên, việc thiếu

chứng cứ xác định những vấn đề cần phải chứng minh của vụ án, thiếu sót củaCQĐT còn thể hiện trong bản Kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tốkhông đầy đủ, vẫn để bỏ lọt người, bỏ lọt tội phạm Quá trình nghiên cứuHSVA do CQĐT chuyển sang, VKS phát hiện ngoài tội phạm đã bị khởi tố vàđiều tra, tuy nhiên, chứng cứ trong HSVA cho thấy còn có căn cứ để khởi tố

bị can về một hoặc nhiều tội khác, ngoài bị can đã bị khởi tố thì chứng cứtrong HSVA vẫn còn có đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liênquan đến vụ án nhưng chưa được CQĐT khởi tố bị can thì VKS có quyền trả

hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT nhằm bảo đảm việc truy tố của VKS đúng quyđịnh, đúng người, đúng tội phạm

Hai là, VKS không thể tự mình bổ sung được chứng cứ trong giai

đoạn truy tố Việc VKS không thể tự mình bổ sung chứng cứ chứng tỏCQĐT đã có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạnđiều tra vụ án hình sự Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng có thể là: Việc điều tra, thu thập chứng cứ trong HSVA không đúngtrình tự, thủ tục quy định của BLTTHS nên những chứng cứ đó không có giátrị chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự hoặc những chứng cứ bị sửachữa làm sai lệch HSVA; các thủ tục tố tụng như Lệnh, Quyết định trongHSVA không đúng căn cứ và được ký không đúng, thẩm quyền của người

có thẩm quyền THTT; xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng củangười tham gia tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra vụ án dẫn đến xâmhại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người này; có

Trang 18

căn cứ để xác định việc bức cung, ép cung, dùng nhục hình trong quá trìnhđiều tra vụ án làm cho lời khai của bị can và những người tham gia tố tụngkhông đúng sự thật… Như vậy, trong giai đoạn truy tố nếu VKS không tựmình bổ sung được chứng cứ thì VKS quyết định việc trả hồ sơ để ĐTBScho CQĐT để tiến hành điều tra.

Thứ tư, mục đích trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là hoạt

động tố tụng nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của CQĐT xác định sựthật của vụ án, khách quan, toàn diện, đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm

và đúng quy định của BLTTHS, bảo đảm cho việc truy tố của VKS đối với bịcan đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vôtội Dựa vào những yếu tố hợp lý trong các quan điểm về trả hồ sơ để ĐTBStrong giai đoạn truy tố và những phân tích các yếu tố nội hàm nêu trên, đồngthời trên cơ sở làm rõ đặc điểm của việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạntruy tố có thể đưa ra khái niệm về trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố

như sau: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố là việc Viện

kiểm sát có thẩm quyền chuyển lại hồ sơ vụ án yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục khi có căn cứ cho rằng còn thiếu chứng cứ để làm rõ đối tượng chứng minh mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được, cũng như có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, những thiếu sót khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm xác định sự thật vụ án được khách quan, toàn diện, đầy

đủ, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

1.2 Ý nghĩa của trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Việc trả hồ sơ để ĐTBS nói chung có ý nghĩa rất quan trọng, nhằmbảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩmquyền THTT được thực hiện đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, không bỏlọt tội phạm, không làm oan người vô tội Chính vì vậy nên việc trả hồ sơ đểĐTBS trong giai đoạn truy tố có những ý nghĩa sau:

Trang 19

Thứ nhất, trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố góp phần thực hiện nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chỉ nghĩa trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS là nguyêntắc bao trùm nhất, những quy định cơ bản chung nhất được thể hiện bắt đầu từgiai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố xét sử ghi nhận trong BLTTHS, có ý nghĩachỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động TTHS, các cơ quan có thẩm quyền THTT,người có thẩm quyền THTT và người tham gia tố tụng trong việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình phải tuân theo toàn bộ những quy định của phápluật TTHS

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định tại

Điều 7 BLTTHS năm 2015: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực

hiện theo quy định của Bộ luật này Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục

do Bộ luật này quy định” Nội dung của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội

chủ nghĩa trong TTHS được biểu hiện cụ thể như sau: mọi hoạt động THTTcủa CQĐT, VKS, Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định củaBLTTHS năm 2015 Ngoài ra, người THTT phải thực hiện đúng và đầy đủcác quyền tố tụng của mình, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luậtTTHS, chỉ được áp dụng những biện pháp mà pháp luật yêu cầu, cho phép đểtiến hành các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử nhằm xác định tội phạm và người phạm tội Ngoài ra, các cơ quan

có thẩm quyền THTT được Nhà nước giao nhiệm vụ giữ vai trò quan trọngtrong việc phát hiện và xử lý tội phạm nên mọi hoạt động của các cơ quan nàyphải thực hiên đúng theo quy định của BLTTHS Trong giai đoạn truy tố, nếuVKS phát hiện thấy những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ở giai đoạnđiều tra thì bắt buộc VKS phải trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT để khắc phục

Như vậy, việc trả hồ sơ để ĐTBS góp phần thực hiện nguyên tắc phápchế xã hội chủ nghĩa trong TTHS đó là: Tất cả các giai đoạn từ khởi tố, điều

Trang 20

tra, truy tố, xét xử phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục do BLTTHSnăm 2015 quy định để giải quyết vụ án hình sự.

Thứ hai, trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố góp phần thực hiện nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố

Điều 20 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố

và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” VKS bắt

buộc phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong TTHS Đây là nguyên tắc cơ bản buộc VKSphải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động tố tụng, đểquá trình giải quyết vụ án hình sự chính xác, đúng người, đúng tội, đúng phápluật Quy định này cần thiết của pháp luật TTHS, mọi quyết định, hành vitrong quá trình THTT phải được cơ quan, người có thẩm quyền THTT thậntrọng xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện để kịp thời phát hiện, xử lýnghiêm những hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015,đồng thời không xảy ra tình trạng oan, sai người vô tội

Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố có ý nghĩa quan trọng gópphần thực hiện nguyên tắc này, bởi trong giai đoạn truy tố, VKS phải pháthiện được những sai phạm, thiếu sót trong HSVA của CQĐT để đưa ra yêucầu khắc phục, từ đó bảo đảm cho việc truy tố trước Tòa án được đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời không để lọt tội phạm và người phạm tội

Thứ ba, trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố góp phần thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là một trong những nguyên tắcđặc thù của pháp luật TTHS Việt Nam và được quy định tại Điều 15 BLTTHS

Trang 21

năm 2015 như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có

thẩm quyền tiến hành tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án được coi là nguyên tắc cơ bản của hoạtđộng TTHS, là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự Nguyên tắc này đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyềnTHTT trong việc phát hiện và chứng minh tội phạm, để thực hiện trách nhiệmnày, Luật cho phép được sử dụng và chỉ được sử dụng các biện pháp hợppháp do BLTTHS quy định để xác định sự thật của vụ án một cách kháchquan, toàn diện, đầy đủ và chính xác Xác định sự thật vụ án một cách kháchquan là phải xác định nội dung vụ án đúng với các tình tiết, chứng cứ có thậtcủa vụ án như thực tế đã diễn ra trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được,không được định kiến, suy diễn theo ý chủ quan; xác định vụ án một cáchtoàn diện là phải xác định cả những tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội, cảnhững tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,

bị cáo; xác định vụ án hình sự một cách đầy đủ có nghĩa là phải xác định tất

cả các tình tiết liên quan đến việc xác định tội danh, quyết định hình phạt vàtình tiết khác có ý nghĩa tương đối với việc giải quyết vụ án Trách nhiệmphát hiện và chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền THTTtrong đó các cơ quan này phải có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp doBLTTHS quy định để xác định sự thật vụ án Trả hồ sơ để ĐTBS trong giaiđoạn truy tố góp phần thực hiện nguyên tắc xác định xự thật vụ án, bởi thôngqua việc trả hồ sơ để ĐTBS, VKS yêu cầu CQĐT khắc phục những thiếu sót,

vi phạm trong quá trình điều tra; bảo đảm thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng

Trang 22

cứ có ý nghĩa đối với vụ án, làm rõ căn cứ để khởi tố thêm người, thêm tội,đồng thời khắc phục các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đảm bảokhông xảy ra trường hợp khởi tố, điều tra không đúng người, đúng tội, để lọttội phạm, oan sai người vô tội

Thứ tư, trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố.

Pháp luật TTHS luôn đòi hỏi việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của

cơ quan THTT, người THTT trong hoạt động điều tra, truy tố đối với nhữngnhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước giao cho nhằm bảo đảm giải quyết vụ ánhình sự đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội Vấn đề này được ghi

nhận tại Điều 17 BLTTHS năm 2015: “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ

quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình

sự theo quy định của luật” Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là căn

cứ pháp lí để CQĐT phải ĐTBS khi có thiếu sót, vi phạm trong quá trình giảiquyết vụ án BLTTHS năm 2015 quy định, CQĐT có trách nhiệm thực hiệnđầy đủ yêu cầu ĐTBS của VKS trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặctrở ngại khách quan Nếu hoạt động điều tra không đảm bảo toàn diện, kháchquan, đầy đủ, VKS sẽ yêu cầu CQĐT phải ĐTBS để củng cố hoạt động chứngminh tội phạm cũng như khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong quá trình điềutra vụ án Quy định này đòi hỏi CQĐT phải thận trọng trong việc thu thập tàiliệu, đánh giá chứng cứ để làm cơ sở cho việc kết thúc vụ án bằng bản kếtluận điều tra đề nghị truy số và chuyển hồ sơ đến VKS Qua đó, quy định nàycũng góp phần nâng cao trách nhiệm của VKS trong việc nghiên cứu HSVA

Trang 23

hình sự để đánh giá hoạt động điều tra có bảo đảm theo quy định của phápluật TTHS không? Vì vậy, VKS phải giám sát chặt chẽ hơn các hoạt độngđiều tra của CQĐT nhằm phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị CQĐT khắcphục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra để có căn cứ truy tố đúngngười, đúng tội, đúng quy định của pháp luật Như vậy, vai trò và trách nhiệmcủa VKS trong việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là rất quantrọng, do đó, VKS phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tốtụng của mình trong việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chứng minh tộiphạm trong HSVA để phát hiện ra những sai sót, vi phạm của CQĐT tronggiai đoạn điều tra.

Thứ năm, trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố góp phần hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là công cụ hiệu quả giúpVKS trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, là căn cứ để VKSloại bỏ được những thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra của CQĐT,đồng thời củng cố chứng cứ để quyết định việc xử lý đối với tội phạm, bảođảm cho hoạt động điều tra, truy tố được đúng quy định của pháp luật, chínhxác, khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội Trên cơ sở đó, chế định trả

hồ sơ để ĐTBS của VKS cũng góp phần bảo đảm quyền con người, quyềncông dân được Hiến pháp ghi nhận Trong quá trình điều tra vụ án hình sự củaCQĐT, vì nhiều nguyên nhân mà còn những sai sót, vi phạm cần bổ sung,khắc phục thì việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là cơ sở đểCQĐT khắc phục những vi phạm, thiếu sót, tiến hành thu thập, bổ sung chứng

cứ, hoàn thiện hồ sơ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án được đúng người,đúng tội, đúng pháp luật, qua đó, không chỉ hướng tới bảo vệ lợi ích của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà còn bảo đảm quyền con người, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được tôn trọng và bảo vệ

Trang 24

1.3 Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra trong trả

hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Trong các giai đoạn TTHS, VKS và CQĐT vừa tiến hành các hoạtđộng tố tụng độc lập, vừa có mối quan hệ mật thiết trong từng chế định tốtụng Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, CQĐT có chức năng, nhiệm vụphát hiện tội phạm, điều tra vụ án hình sự, còn VKS có chức năng, nhiệm vụthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạtđộng điều tra vụ án hình sự, bảo đảm hoạt động điều tra vụ án hình sự đúngngười, đúng tội và đúng pháp luật Do vậy, VKS và CQĐT không chỉ có mốiquan hệ trong từng chế định TTHS cụ thể mà là sự phối hợp xuyên suốt toàn

bộ quá trình tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đến khi kết thúc điều tra vụ ánhình sự

Việc trả hồ sơ để ĐTBS cũng là hoạt động thể hiện mối quan hệ phốihợp - chế ước giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT nói chung và giữa VKS

và CQĐT nói riêng Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiếnhành các hoạt động tố tụng của mình theo quy định của BLTTHS, đồng thời

có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc yêu cầu sửa chữa những sai làmcủa các cơ quan khác theo quy định của pháp luật TTHS Phối hợp là mộttrong những nguyên tắc hoạt động không thể thiếu giữa các cơ quan có thẩmquyền THTT với nhau

Mối quan hệ giữa VKS với CQĐT trong giai đoạn điều tra được hiểu

là mối quan hệ phát sinh trong quá trình hai cơ quan có chung nhiệm vụ pháthiện, điều tra và xử lý tội phạm, tuy nhiên CQĐT và VKS không phải cùnghợp lực để cùng điều tra mà biểu hiện bằng sự ràng buộc lẫn nhau trong việcthực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nhằm

hỗ trợ, chế ước lẫn nhau, tạo điều kiện giải quyết vụ án một cách nhanh chóngtheo đúng quy định của pháp luật Trong đó, CQĐT có trách nhiệm tiến hànhcác hoạt động điều tra còn VKS có trách nhiệm thực hiện quyền kiểm sát điều

Trang 25

tra, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật TTHSđồng thời kịp thời kiểm tra các thủ tục tố tụng để phát hiện vi phạm và yêucầu ngay CQĐT khắc phục, sửa chữa Thông qua hoạt động TTHS của ngườiTHTT được nhà nước trao quyền pháp lý nhằm giải quyết vụ án một cáchkhách quan, công bằng và đúng người, đúng tội Trong giai đoạn truy tố VKSphải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án, trả hồ sơ đểyêu cầu ĐTBS, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án và đối với bị can

Viện kiểm sát và CQĐT đều là cơ quan tham gia buộc tội nhưng đóngvai trò quyết định là VKS và quyết định buộc tội của VKS được dựa trên kếtquả hoạt động điều tra của CQĐT Do đó, CQĐT có trách nhiệm thu thập đầy

đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ toàn bộ nội dung vụ án đểVKS có cơ sở quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội Nếu quá trìnhđiều tra, CQĐT không thu thập được đầy đủ chứng cứ, có thiếu sót hoặcCQĐT khởi tố chưa đủ căn cứ hoặc chưa phù hợp với tài liệu, chứng cứ đãthu thập được thì VKS sẽ không tiến hành buộc tội người phạm tội mà yêucầu trả hồ sơ để ĐTBS cho CQĐT

Như vậy, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT có sự phối hợp chặt chẽvới nhau từ giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố,giai đoạn khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ án là cần thiết để phục vụcông tác phòng, chống tội phạm nhằm hạn chế việc bỏ lọt tội phạm, ngườiphạm tội, không làm oan, sai người vô tội

Kết luận chương 1

Trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là hoạt động thực hànhquyền công tố của VKS trong giai đoạn truy tố, được thực hiện trong thời hạnquyết định việc truy tố, VKS quyết định việc trả lại hồ sơ cho CQĐT để tiếnhành ĐTBS khi có căn cứ cho rằng còn thiếu chứng cứ để chứng minh cáctình tiết của vụ án, có căn cứ khởi tố thêm người, thêm tội, thay đổi tội danhhoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhằm khắc phục những thiếu

Trang 26

sót, vi phạm đó, để bảo đảm xác định sự thật vụ án được khách quan, toàndiện, nhằm mục đích truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Giai đoạn truy tố là giai đoạn độc lập và là giai đoạn tố tụng tiếp theosau giai đoạn điều tra vụ án hình sự của CQĐT Sau khi nghiên cứu HSVA,nếu thấy chứng cứ trong hồ sơ và kết luận điều tra đề nghị truy tố của CQĐTchưa đúng, chưa đầy đủ hoặc phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụngtrong quá trình khởi tố, giai đoạn điều tra thì VKS trả hồ sơ để ĐTBS choCQĐT, mục đích trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là hoạt động tốtụng nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của CQĐT xác định sự thật của vụ

án, khách quan, toàn diện, đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và đúngquy định của BLTTHS, bảo đảm cho việc truy tố của VKS đối với bị canđúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội

Việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố có ý nghĩa rất quantrọng, nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố của các cơ quan có thẩmquyền THTT được thực hiện đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, không bỏlọt tội phạm, không làm oan người vô tội Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT

có sự phối hợp chặt chẽ với nhau từ giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tộiphạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và trong suốt quá trình điều tra vụ

án là cần thiết để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm nhằm hạn chế việc

bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan, sai người vô tội

Trang 27

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1 Quy định của pháp luật trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

2.1.1 Quy định về những trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Trong quá trình chứng minh tội phạm, việc thu thập chứng cứ là rấtquan trọng bởi vì chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự,thủ tục do BLTTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có haykhông có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tìnhtiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và Kết luận điều tra đề nghị truy tố củaCQĐT, để bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và có căn cứ, xétthấy HSVA chưa đủ điều kiện truy tố thì VKS trả hồ sơ cho CQĐT đểĐTBS trong giai đoạn truy tố là hết sức cần thiết Tuy nhiên, để tránh trườnghợp trả hồ sơ tràn lan, tùy tiện, dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ

án, làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, gây mất uy tín của cơ quan có thẩm quyền THTT, BLTTHS đãgiới hạn các trường hợp VKS được trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS Cụ thể

là8, VKS được trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố đối với các trường

8 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trang 28

Một là, thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy

định tại Điều 85 BLTTHS Để làm rõ được những vấn đề cần phải chứngminh trong vụ án hình sự, thì cơ quan có thẩm quyền THTT phải trải qua mộtquá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tài liệu phản ánh sựkiện phạm tội và các yếu tố cấu thành tội phạm Những thông tin, tài liệu đóđược gọi chung là chứng cứ Chứng cứ được coi là phương tiện duy nhấtđược các cơ quan có thẩm quyền THTT sử dụng để chứng minh việc phạm tộitrong TTHS Thông qua việc thu thập chứng cứ, kiểm tra tính xác thực củachứng cứ, đánh giá chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền THTT có thể nghiêncứu được toàn bộ nội dung vụ án hình sự Tại Điều 86 BLTTHS năm 2015 có

quy định về khái niệm chứng cứ như sau: “Chứng cứ là những gì có thật,

được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành

vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Khoản 1 Điều 86 BLTTHS cũng quy định về chứng cứ được thu thập, xác

định từ các nguồn: “Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết

luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác”

Bộ luật TTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung đáng kể so vớiBLTTHS năm 2003 khi quy định cụ thể những trường hợp VKS trả hồ sơ đểĐTBS xét thấy còn thiếu chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần chứng minh

Trang 29

trong vụ án quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 Còn Điều 168BLTTHS năm 2003 chỉ quy định chung chung căn cứ VKS trả hồ sơ để

ĐTBS là khi thấy “Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà

Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được” Thực tiễn việc trả hồ sơ

ĐTBS theo quy định tại Điều 168 BLTTHS năm 2003 trong trường hợp thấycòn thiếu chứng cứ quan trọng gặp nhiều khó khăn, vì chưa có sự nhận thức

thống nhất về “Chứng cứ quan trọng”, dẫn đến một số vụ án phải trả đi trả lại

hồ sơ giữa CQĐT và VKS, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án9 BLTTHSnăm 2015 đã có những thay đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể như vậy

có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp Kiểm sát viên (KSV), Điều tra viên (ĐTV)thống nhất quan điểm trong việc xác định chứng cứ, đồng thời tạo sự phối hợptốt giữa VKS và CQĐT trong việc giải quyết vụ án hình sự đạt hiệu quả cao

Trên thực tế và cả BLTTHS năm 2015 quy định không phải mọitrường hợp thiếu chứng cứ, VKS đều trả hồ sơ ĐTBS cho CQĐT mà chỉ trả

hồ sơ nếu thiếu một trong các chứng cứ là cơ sở để chứng minh một trongnhững vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS Đây là các điều quantrọng để làm rõ sự thật khách quan của vụ án Nếu thiếu các chứng cứ này sẽdẫn đến việc chứng minh tội phạm không được đầy đủ, các tình tiết của vụ ánthiếu toàn diện, thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn,khách quan, toàn diện vụ án hình sự Tuy nhiên, trong quá trình điều tra vìnhiều nguyên nhân khác nhân mà CQĐT có thể làm xảy ra một số trường hợpthiếu sót chứng cứ cần thiết để làm sáng tỏ sự thật của vụ án và những vấn đềcần chứng minh trong vụ án hình sự

Hai là, chỉ trả hồ sơ để ĐTBS nếu các chứng cứ còn thiếu VKS không

thể tự mình bổ sung được Theo quy định tại khoản 3 Điều 236 BLTTHS năm

2015 thì VKS có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm

9 Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính

trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr 306.

Trang 30

kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa ányêu cầu ĐTBS mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho CQĐT.BLTTHS năm 2015 quy định cho VKS là một trong các chủ thể có thẩmquyền thu thập chứng cứ và có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt độngđiều tra để thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTHS bao gồm hỏi cung

bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự,… do đó, đểtránh trường hợp hồ sơ trả đi trả lại, nếu những chứng cứ đó VKS có thể tựmình thu thập được thì VKS tự mình tiến hành thu thập bổ sung vào HSVA.VKS chỉ trả hồ sơ để ĐTBS trong trường hợp không thể tự mình bổ sungđược những chứng cứ đó, ngay cả khi tiến hành các hoạt động điều tra, thuthập chứng cứ đã nêu trên

Ngoài ra, VKS cũng không trả hồ sơ để ĐTBS khi thiếu chứng cứ đểchứng minh thuộc một trong các trường hợp nêu trên nhưng vẫn truy tố, xét xửđược hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó như trường hợp có 03 ngườilàm chứng nhưng chỉ xác định được 02 người hoặc hiện trường đã bị thay đổikhông thể xem xét lại được hay vật chứng đã bị mất không thể tìm được10

Trường hợp thứ hai, khi có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến

vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.

- Về căn cứ để khởi tố bị can về một tội hay nhiều tội phạm khác.VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và xuyên suốt quá trình hoạtđộng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự,VKS thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngườiphạm tội, pháp nhân thương mại phải được phát hiện, khởi tố, điều tra kịpthời, nghiêm minh đúng pháp luật, không để lọt tội phạm hoặc không làm oansai người vô tội, không để người nào, pháp nhân thương mại nào bị khởi tố, bị

10 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.

Trang 31

bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái phápluật Trong hoạt động khởi tố bị can của CQĐT, VKS xem xét tính có căn cứ

và tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can và quyết định có phê chuẩnquyết định đó hay không Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp CQĐT,VKS đều áp dụng chính xác quy định của pháp luật để khởi tố bị can về tộidanh đúng với hành vi mà họ đã thực hiện, có thể do định hướng sai, đánh giásai các chứng cứ hoặc áp dụng sai các điều luật dẫn đến việc khởi tố sai hoặcthiếu tội danh Do đó, để khắc phục được những sai sót này, đảm bảo việc kếttội đúng người, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan saingười vô tội, BLTTHS đã quy định trả hồ sơ để ĐTBS khi có căn cứ khởi tố

bị can về một hay nhiều tội phạm khác

Như vậy, có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khácđược hiểu là trước khi CQĐT kết thúc điều tra, đề nghị truy tố và chuyển hồ

sơ sang VKS, bị can đã bị khởi tố về một hoặc nhiều tội danh Đến giai đoạntruy tố căn cứ vào những chứng cứ trong HSVA, VKS phát hiện hành vi của

bị can không cấu thành tội phạm mà CQĐT đã khởi tố mà thỏa mãn cấu thànhmột hoặc nhiều tội phạm khác, hoặc ngoài tội phạm đã khởi tố, hành vi của bịcan còn thỏa mãn cấu thành của một hoặc nhiều tội phạm khác

- Khi có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ

án nhưng chưa được khởi tố bị can được hiểu là ngoài bị can đã bị khởi tố vàđiều tra, chứng cứ trong HSVA cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc cóngười phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can11

Khái niệm đồng phạm được quy định tại phạm khoản 1 Điều 17 Bộluật Hình sự năm 2015 đó là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thựchiện một tội phạm Giai đoạn truy tố, VKS căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trongHSVA thấy còn có đồng phạm với bị can đã được CQĐT khởi tố, điều tra, đềnghị truy tố, người đó có thể là người tổ chức, người thực hành, người xúi

11 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP.

Trang 32

giục, người giúp sức mà trong giai đoạn khởi tố, điều tra, CQĐT chưa khởi tốhoặc cùng với bị can còn có người phạm tội khác có liên quan đến vụ ánnhưng chưa khởi tố bị can Sau khi phát hiện, đánh giá chứng cứ trong HSVAthấy bị can có đồng phạm hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ

án thì VKS có thể tiến hành tách vụ án để truy tố nhưng nếu không tách đượcthì VKS phải trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS đồng phạm hoặc có người phạmtội khác có liên quan đến vụ án vào trong HSVA “Người phạm tội khác cóliên quan đến vụ án” được hiểu là người tuy không là đồng phạm nhưng đãthực hiện hành vi cấu thành một tội phạm khác được quy định trong Bộ luậtHình sự, ví dụ như cùng với bị can còn có những người khác che giấu tộiphạm, không tố giác tội phạm Khi phát hiện việc bỏ lọt đồng phạm hoặcngười phạm tội khác liên quan đến vụ án, VKS có thể trả hồ sơ để ĐTBS.CQĐT, VKS có trách nhiệm thông qua các hoạt động điều tra, đánh giá chứng

cứ nhằm làm rõ có hay không người đồng phạm hoặc người phạm tội khácliên quan đến vụ án

Như vậy, so với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sungthêm căn cứ trả hồ sơ để ĐTBS là khi có người phạm tội liên quan đến vụ ánnhưng chưa được khởi tố bị can, quy định này đảm bảo cho vụ án được xemxét, giải quyết một cách khách quan, toàn diện và chính xác

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thỏa mãn một trong hai căn cứtrên, VKS đều trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS, VKS không trả hồ sơ để ĐTBStrong các trường hợp sau:12

- Nếu có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 242BLTTHS Tách vụ án hình sự được hiểu là phân chia vụ án hình sự ra thànhhai vụ án trở lên để tiến hành điều tra Việc tách vụ án chỉ đặt ra khi trongnhững trường hợp cần thiết không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất

12 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Trang 33

cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sựthật khách quan, toàn diện của vụ án13 Khoản 2, Điều 242 BLTTHS năm

2015 quy định về căn cứ và điều kiện tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy

tố, theo đó căn cứ tách là khi đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bịcan bỏ trốn; bị can bị bệnh hiểm nghèo; bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộcchữa bệnh và điều kiện tách là không ảnh hưởng đến việc xác định sự thậtkhách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can14.Trong trường hợp này, VKS vẫn tiến hành truy tố đối với tội đã khởi tố, điềutra, còn đối với tội mới phát hiện thì VKS đề nghị CQĐT khởi tố, giải quyếtbằng một vụ án khác

- Nếu quyết định trả hồ sơ để ĐTBS của Tòa án có căn cứ mà xét thấykhông cần phải trả hồ sơ cho CQĐT thì VKS trực tiếp tiến hành một số hoạtđộng điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều

246 của BLTTHS năm 2015 Đây là trường hợp sau khi VKS quyết định truy

tố và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử, Tòa án phát hiện có căn cứ để khởi

tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc ngườiphạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can thì Tòa án

ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS Nếu VKS thấy việc trả hồ sơ để ĐTBS là cócăn cứ và VKS có thể tự mình điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõvấn đề cần ĐTBS thì VKS có thể tự mình ĐTBS mà không cần trả hồ sơ choCQĐT Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án mộtcách nhanh chóng, tránh việc kéo dài thời gian giải quyết do phải trả hồ sơnhiều lần giữa các cơ quan THTT

Trường hợp thứ ba, khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 tiếp tục kế thừa một

13 Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Lao

động, Hà Nội, tr 229.

14 Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên, 2016), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Lao

động, Hà Nội, tr 317.

Trang 34

trong những trường hợp VKS trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn truy tố là có

vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Vì nhiều nguyên nhân khác nhau,các cơ quan có thẩm quyền THTT vẫn mắc phải một số sai sót, vi phạm khithực hiện các hoạt động tố tụng Theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4

BLTTHS năm 2015: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình

tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án” Xâm hại nghiêm trọng

quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trựctiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây racho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần15

Tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017 hướng dẫn về các trườnghợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là căn cứ để VKS trả hồ sơĐTBS Tuy nhiên, VKS không trả hồ sơ để ĐTBS trong trường hợp có viphạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nhưng không xâm hại nghiêm trọng đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc người bị buộc tội,người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiệnhoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi Quy định này nhằmhạn chế trường hợp trả hồ sơ để ĐTBS nhưng không thể khắc phục gây kéodài thời gian giải quyết vụ án BLTTHS năm 2015 đã đưa ra khái niệm thếnào là “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” thể hiện sự tiến bộ hơn so vớiBLTTHS năm 2003 và Thông tư liên tịch số 02/2017 đã liệt kê các cáctrường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là căn cứ trả hồ sơ đểĐTBS cũng như quy định những trường hợp tuy có vi phạm thủ tục tố tụngnhưng không trả HSVA là tương đối chặt chẽ, chi tiết, tạo nên sự áp dụng

15 Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Trang 35

mà VKS không tự bổ sung được hoặc kết luận điều tra đề nghị truy tố củaCQĐT chưa đầy đủ, còn bỏ lọt người, bỏ lọt tội phạm hoặc có vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn khởi tố, hoạt động điều tra thìVKS trả hồ sơ để ĐTBS.

Trong BLTTHS năm 2003 không quy định về thẩm quyền truy tố,nhưng đến BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế này đó là VKS cóthẩm quyền trả hồ sơ để VKS là VKS có thẩm quyền truy tố Thẩm quyền

truy tố được quy định tại Điều 239 BLTTHS 2015 như sau: “Viện kiểm sát

cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp

đó quyết định việc truy tố Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án… Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố” Theo đó, VKS thực hành quyền

công tố và kiểm sát điều tra sẽ có thẩm quyền trả hồ sơ để ĐTBS trong giai

Trang 36

đoạn truy tố Trong trường hợp HSVA do VKS cấp trên phân công cho VKScấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử và bị Tòa án cấp dướitrả hồ sơ yêu cầu VKS ĐTBS, thì VKS cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ lênVKS cấp trên để xem xét việc có trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS hay không?

Cụ thể hơn, thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS trong giaiđoạn truy tố là Viện trưởng VKS có thẩm quyền truy tố hoặc Phó Viện trưởngVKS được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Về chủ thể trực tiếp ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS tại điểm m khoản 2, 3

Điều 41 BLTTHS năm 2015 quy định khi thực hành quyền công tố và kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS, Viện trưởng VKS cóquyền trả hồ sơ để ĐTBS Ngoài ra, khi được phân công thực hành quyềncông tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, Phó Viện trưởngVKS cũng có quyền trả hồ sơ để ĐTBS Trong giai đoạn truy tố, Viện trưởnghoặc Phó Viện trưởng được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc giải quyết vụ án có thẩm quyền trả hồ sơ để ĐTBS Sau khi nhận HSVA

từ CQĐT, KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việcgiải quyết vụ án hình sự, nghiên cứu, đánh giá toàn bộ chứng cứ, kiểm tra sựchấp hành thủ tục tố tụng trong vụ án để xem xét có sai phạm là căn cứ trả hồ

sơ để ĐTBS không, nếu có thì KSV báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Việntrưởng phụ trách để có ý kiến chỉ đạo, việc ra quyết định trả hồ sơ để ĐTBS

do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng quyết định Như vậy, trong giai đoạntruy tố, ngoài VKS thì không có cơ quan có thẩm quyền THTT nào có quyềntrả hồ sơ để ĐTBS Việc trả hồ sơ để ĐTBS trong giai đoạn này phải đượcVKS ra quyết định bằng văn bản

2.1.2.2 Trình tự, thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố

Sau khi nhận HSVA và kết luận điều tra đề nghị truy tố của CQĐT,trong giai đoạn truy tố, KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiểm tra việc chấp

Ngày đăng: 22/08/2024, 16:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Quang Lộc (2013), “Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”,"Tạp chí Tòa án
Tác giả: Nguyễn Quang Lộc
Năm: 2013
14. Trần Hồng Ngọc (2018), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố từ thực tiễn thành phố Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạntruy tố từ thực tiễn thành phố Ninh Bình
Tác giả: Trần Hồng Ngọc
Năm: 2018
15. Lê Thị Hương Nhụy (2020), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố và thực tiễn thi hành tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giaiđoạn truy tố và thực tiễn thi hành tại Viện kiểm sát nhân dân thànhphố Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Hương Nhụy
Năm: 2020
16. Nguyễn Hải Ninh (2008), “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về điều tra bổ sung”, Tạp chí Luật học, (07) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật vềđiều tra bổ sung”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Nguyễn Hải Ninh
Năm: 2008
19. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2014
22. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2017
23. Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy (2010), “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (18) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện mô hình tố tụng hìnhsự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp”, "Tạp chí Nghiên cứu lậppháp
Tác giả: Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy
Năm: 2010
24. Lê Thị Thu Thủy (2017), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạntruy tố từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Thu Thủy
Năm: 2017
25. Đào Anh Tới (2014), “Hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung”, Tạp chí Kiểm sát, (13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung”," Tạpchí Kiểm sát
Tác giả: Đào Anh Tới
Năm: 2014
28. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (2016-2018), Báo cáo chuyên đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung các năm từ năm 2016 đến năm 2018, Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đềtrả hồ sơ để điều tra bổ sung các năm từ năm 2016 đến năm 2018
29. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên (2019-2020), Báo cáo thực trạng án trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại các cơ quan tiến hành tố tụng các năm từ năm 2019 đến năm 2020, Điện Biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạngán trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại các cơ quan tiến hành tố tụngcác năm từ năm 2019 đến năm 2020

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w