1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Diệp
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng, ThS. Trương Quốc Ánh
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
Chuyên ngành Công nghệ sinh học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (15)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 2.1 Tổng quan về cây lúa (17)
      • 2.1.1 Phân loại thực vật cây lúa (17)
      • 2.1.2 Tìm hiểu về genome cây lúa (17)
    • 2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam (18)
    • 2.3 Tình hình diễn biến khí hậu thế giới và Việt Nam (20)
    • 2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cây lúa (21)
    • 2.5 Tính chịu nóng ở cây lúa (23)
      • 2.5.1 Đặc điểm thích nghi chịu nóng ở cây lúa (23)
      • 2.5.2 Cơ chế của tính chịu nóng (26)
    • 2.6 Phương pháp PCR (28)
      • 2.6.1 Giới thiệu (28)
      • 2.6.2 Nguyên tắc chung (29)
    • 2.7 Chỉ thị di truyền (30)
      • 2.7.1 Khái niệm (30)
      • 2.7.2 Phân loại (31)
      • 2.7.3 Chỉ thị phân tử (31)
    • 2.8 Ứng dụng của chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng (34)
    • 2.9 Giới thiệu về microsatellite (35)
      • 2.9.1 Khái niệm (35)
      • 2.9.2 Các loại microsatellite (35)
      • 2.9.3 Vai trò của microsatellite (36)
      • 2.9.4 Ưu khuyết điểm của phương pháp SSR (38)
      • 2.9.5 Ứng dụng của microsatellite (39)
    • 2.10 Tình hình nghiên cứu tính chịu nóng ở cây lúa (39)
  • CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện (45)
    • 3.2 Vật liệu nghiên cứu (45)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 3.3.1 Lai tạo các dòng lúa từ giống chịu nhiệt và giống tái tục (46)
      • 3.3.2 Chuẩn bị quần thể thí nghiệm (48)
      • 3.3.3 Đánh giá kiểu gen quần thể thí nghiệm (50)
      • 3.3.4 Đánh giá kiểu hình giống lúa chịu nóng (54)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ-BIỆN LUẬN (57)
    • 4.1 Đánh giá kiểu gen (57)
      • 4.1.1 Kết quả tách chiết DNA tổng số (57)
      • 4.1.2 Tuyển chọn các SSR primer cho phản ứng PCR (61)
      • 4.1.3 Kết quả kiểm tra đa hình các chỉ thị phân tử trên vật liệu bố mẹ (64)
      • 4.1.4 Sản phẩm PCR của quần thể các dòng lúa lai với các chỉ thị phân tử (64)
      • 4.2.1 Kết quả đánh giá độ hữu thụ hạt phấn (0)
      • 4.2.2 Đánh giá tỉ lệ hạt hữu thụ (tỉ lệ hạt chắc) (72)
    • 4.3 So sánh kiểu gen và kiểu hình quần thể thí nghiệm (76)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (79)
    • 5.1 Kết luận (79)
    • 5.2 Kiến nghị (79)

Nội dung

Khảo sát 6 chỉ thị phân tử SSR tập trung ở các vùng giả định thuộc nhiễm sắc thể số 3 và số 4, xác định được 2 chỉ thị phân tử là RM3586 trên nhiễm sắc thể số 3 và RM6089 trên nhiễm sắc

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện đề tài từ 02/06/2013 đến 15/01/2014 tại phòng Công nghệ Sinh Học – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, số 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp.HCM.

Vật liệu nghiên cứu

Giống lúa được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười – trực thuộc Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam:

- Giống lúa chịu nóng: N22 từ ngân hàng giống lúa của viện lúa quốc tế IRRI Gene Bank

+ Là giống lúa indica có nguồn gốc từ Ấn Độ

+ Bộ rễ ăn sâu, chịu nhiệt, chịu hạn tốt (Jagadish và ctv, 2010)

+ Là giống lúa thể hiện tính chịu nhiệt độ cao tốt nhất thể hiện ở các tính trạng nông học so với các giống lúa nghiên cứu khác trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Mackill và ctv, 1982; Satake và Yosida, 1978; Yosida và ctv, 1981; Prasad và ctv, 2006; IRRI, 1976

- Giống tái tục: AS996 Được chọn lọc từ tổ hợp lai IR 64/Oryza rufipugon Được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 5310 QĐ/BNN- KHCN, ngày 29 tháng 11 năm 2002 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT Đặc tính giống lúa AS996:

+ Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày

+ Chiều cao cây: 95 - 100 cm Thân rạ cứng, đẻ nhánh khá, chịu phèn tốt

+ Kháng vừa với bệnh Đạo ôn Nhiễm nhẹ với bệnh Khô vằn và với Rầy nâu

+ Năng suất: vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu 4-5 tấn/ha

+ Hạt gạo dài, ít bạc bụng Cơm mềm và ngon

+ Chiều dài hạt trung bình: 7,37 mm

+ Là giống thích hợp cho cả vụ Đông xuân và Hè thu, thích hợp trên nhiều vùng đất phù sa đến phèn trung bình Lượng giống gieo thẳng 120 - 150 kg/ha, sạ hàng 100 - 120 kg/ha

- 11 dòng lúa lai ở thế hệ F2 được kí hiệu từ 3 đến 13 tạo từ giống chịu nhiệt N22 và giống tái tục AS996 tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười.

Phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Chuẩn bị cây mẹ

Chọn cây: chọn cây tốt, tiêu biểu cho giống/ dòng, bứng cây vào chậu (đã chuẩn bị), cột thẻ ghi tên giống vào cây Chọn 2-3 bông/tổ hợp lai Chọn bông đã trổ khỏi bẹ 50–60% Cẩn thận tách bông được chọn ra khỏi các bông xung quanh

Có thể cắt bỏ các bông đã trổ

Dọn cây lai: loại bỏ những hoa trên (chóp bông) và hoa dưới (gần cổ bông); chỉ giữ lại các hoa có chiều cao bao phấn ở khoảng 1/2 - 1/3 vỏ trấu (nhìn xuyên qua vỏ trấu) Mỗi bông giữ lại 15-20 hoa tốt, đúng thời điểm để lai

Cắt vỏ trấu: cắt xiên vỏ trấu, bỏ từ 1/3 – 2/3 vỏ trấu để lộ ra những túi phấn

Không cắt quá thấp sẽ làm tổn thương nướm nhụy cái Nếu cắt quá cao sẽ khó khử đực và phấn sẽ khó rơi xuống nướm nhụy cái

Dùng mũi nhọn của cây kẹp, vít nhẹ các túi phấn ra ngoài Cẩn thận để tránh thiệt hại đến nướm nhụy cái Phải chắc chắn cả 6 túi phấn đã được loại bỏ

Bao bông lúa: sau khi khử đực, bao bông lúa lại bằng bao giấy bóng mờ (trên bao giấy bóng mờ ngày khử đực, tên người khử đực) Xếp túm phần miệng bao, kẹp miệng bao vào gần cổ bông để giữ bông cho chặt

Chọn bông từ những cây đại diện, tốt, có nhiều hoa sẽ nở, vài hoa ở chóp bông đã tung phấn Cắt bông lúa có độ dài thích hợp, cắt bỏ lá cờ Cột các bông lúa cùng cây cha lại và gắn các thẻ ghi vào bó bông Mang các bông từ ruộng vào nơi thụ phấn Đặt các bông vào chậu nước, nơi ít gió, dễ di chuyển Sắp xếp các bông để rút bất cứ bông nào mà không ảnh hưởng đến bông khác

Quan sát kỹ các bông, khi nào túi phấn vươn ra khỏi vỏ trấu của cây cha phải thụ phấn ngay khi hoa nở, càng nhanh càng tốt, tận dụng thời gian thụ phấn nhiều nhất Lấy bao giấy ra khỏi bông cây mẹ, rút một bông (cha) đang nở rắc lên các bông cây mẹ đã khử đực Bao bông cây mẹ lại sau khi thụ phấn Xếp cạnh miệng bao, dùng kẹp giấy kẹp vào trục bông để giữ bông cho chặt

Lập nhật ký của những tổ hợp lai: Lập 1 phiếu cho một tổ hợp Liệt kê tất cả những cây cha được thụ phấn cho cây mẹ đó và ghi tên nguồn gốc, ngày thụ phấn

Bước 5: Bảo vệ chậu lúa

Tránh gió, mưa và ngừa chim, chuột và dịch hại khác Có thể bón thêm 1 ít phân urea để nuôi hạt lai

Khi hạt mất màu xanh, thường 25 ngày sau khi thụ phấn hạt sẽ chín Cắt bông, phơi khô và tuốt bằng tay Đếm hạt và giữ trong bao giấy, bên ngoài có ghi tên hoặc số tổ hợp lai, nhãn lai cũng được kẹp giữ bên ngoài bao

3.3.2 Chuẩn bị quần thể thí nghiệm

Hạt AS996, N22 và 11 dòng lai được làm nảy mầm trong các đĩa petri chứa đất tự nhiên (mỗi giống 6-8 hạt)

Hình 3.1 Gieo hạt trong các đĩa petri

Sau khi cây lúa nảy mầm được khoảng 10cm, chuyển ra trồng trong nhà lưới trong 26 chậu nhựa tròn đường kính 20cm, cao 21cm (đánh số lặp lại từ 1-13), mỗi giống cấy ra 2 xô, mỗi xô 3-4 cây, dưới nhiệt độ bình thường (tối đa 32 ± 1,7 o C, tối thiểu 23,8 ± 0,8 o C, trung bình 27,9 ± 1,2 o C), ánh sáng tự nhiên

30 ngày sau trồng, chọn những mẫu lá non khoảng 10 cm, không có vết bệnh cho vào bịch nylon zipper, để vào thùng lạnh Sau đó, vận chuyển về phòng thí nghiệm bảo quản ở -80 o C để tách chiết DNA

Hình 3.2 Lúa 30 ngày tuổi trồng tại nhà lưới

Khi cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng (khoảng 40-45 ngày), mỗi xô của một giống lúa (đeo thẻ kí hiệu B) được chuyển vào tủ sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch Xô còn lại được tiếp tục trồng ở nhà lưới (đeo thẻ kí hiệu A) để so sánh

Nhiệt độ tủ sinh trưởng được thiết lập theo bảng 3.1 dưới đây

Bảng 3.1: Thiết lập nhiệt độ cho tủ sinh trưởng

- 7- 8 giờ sáng: thiết lập 29 o C trong phytotron - 8-10 giờ sáng: 34 o C

- 10-12h giờ sáng: 37 o C - 12-14h giờ trưa: 39 o C - 14-15h giờ trưa: 37 o C - 15-16h giờ chiều: 34 o C - 16-18h giờ tối: 30 o C - 20-7 giờ hôm sau: 24 o C (không chiếu sáng) Độ ẩm duy trì 75%

Hình 3.3 Lúa được chuyển vào trồng trong tủ sinh trưởng

3.3.3 Đánh giá kiểu gen quần thể thí nghiệm 3.3.3.1 Ly trích DNA tổng số

DNA tổng số của bố mẹ và các dòng lai được ly trích theo phương pháp CTAB (cetyltrimethyllammonium bromide) của Murray và Thomson (1980), quy trình ly trích có cải tiến một số thành phần hóa chất nhằm phù hợp với điều kiện hiện có tại phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam Quy trình ly trích gồm các bước sau:

 Bước 1: Nghiền 0,5 g lá trong Nitơ lỏng, sau đó chuyển vào tuýp 1,5 ml

 Bước 2: Thêm 500 l dung dịch CTAB, lắc cho đến khi hỗn hợp đồng nhất

 Bước 4: Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút ở 4 o C

 Bước 5: Chuyển dịch nổi sang tuýp mới Thờm 250 àl hỗn hợp chloroform: isoamyl alcohol (tỉ lệ 24 : 1), lắc mạnh trong 1 phút, sau đó để yên ở nhiệt độ phòng trong 5 phút

 Bước 6: Ly tâm 12.000 vòng/phút, trong 1 phút ở 4 o C, sau đó lấy dịch nổi (lớp trên) sang tuýp mới

 Bước 7: Lặp lại bước 5 và 6

 Bước 8: Cho vào 500 l isopropanol, đảo nhẹ tuýp, ủ mẫu ở -20 o C trong 1 giờ

 Bước 9: Thu tủa bằng cách ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút ở 4 o C

 Bước 10: Đổ bỏ dịch nổi, rửa tủa với 500 l ethanol 70%, sau đó ly tâm

 Bước 11: Tiếp tục đổ bỏ dịch nổi, rửa tủa với 500 l ethanol 70%, sau đó ly tâm 12.000 vòng/phút trong 3 phút ở 4 o C

 Bước 12: Phơi khô tủa ở 50 o C trong khoảng 15 phút

 Bước 13: Hòa tan mẫu trong 50 l dung dịch TE 1X và trữ mẫu ở - 20 o C

Sau đó, tiến hành định tính và định lượng DNA bằng phương pháp điện di và phương pháp đo OD Định tính DNA bằng phương pháp điện di

DNA sau khi ly trích sẽ được định tính bằng phương pháp điện di trên gel agarose 1% Vì DNA mang điện tích âm (do tính chất của nhóm phosphate), dưới tác dụng của điện trường DNA di chuyển từ cực âm sang cực dương Khi DNA di chuyển qua các lỗ của agarose, sự cọ sát giữa hạt agarose và phân tử DNA tạo ra lực kháng làm ngăn cản sự chuyển dịch của DNA DNA có phân tử càng lớn, lực cản càng mạnh nên di chuyển càng chậm DNA có phân tử càng nhỏ di chuyển càng nhanh Nhờ vậy ta có thể phân loại được các đoạn DNA trên gel agarose

Sau khi điện di trên gel, các đoạn DNA được phân tách tùy theo trọng lượng phân tử Chúng có thể được quan sát bằng mắt thường nhờ kỹ thuật nhuộm màu với ethidium bromide và chụp gel bằng tia UV

- Pha gel agarose với nồng độ 1%: Cân 1 g agarose cho vào 125 ml dung dịch TAE 0,5 X Đun sôi bằng lò Viba ở công suất 650 W cho đến khi agarose tan hoàn toàn thể tích còn lại 100ml Để nguội đến khoảng 60 o C

- Đổ gel, chờ agarose đông

- Load mẫu vào các giếng với tỷ lệ 2 l loading dye và 4 l DNA mẫu

- Chạy điện di ở điều kiện 90 V, 250 mA, thời gian 1 giờ 30 phút

KẾT QUẢ-BIỆN LUẬN

Đánh giá kiểu gen

DNA là nguồn vật liệu di truyền quan trọng cho các thao tác sinh học phân tử sau này Mục đích của việc tách chiết DNA là thu được DNA từ mô lúa với số lượng nhiều và chất lượng tốt

Mẫu mô lá lúa được thu nhận và tiến hành nghiền mẫu bằng cối và chày trong nitơ lỏng Do thành tế bào cây lúa rất cứng và khó phá vỡ, nitơ lỏng làm cho các mô trở nên lạnh và dẻo, như vậy mô có thể được nghiền mịn nhanh chóng

Nguồn gốc mô cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng DNA Mô cây khỏe, trẻ cho kết quả phân lập tốt nhất, trong khi đó, nếu sử dụng mô già thì sản phẩm thu được dễ bị tạp do polysaccharide dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, do đó cần lựa chọn những mô lá non, không có vết bệnh để cho kết quả tách chiết DNA tốt

Việc ly trích DNA tổng số được tiến hành theo phương pháp CTAB, đây là phương pháp tách chiết DNA từ mẫu mô thực vật mang lại hiệu quả cao, đồng thời đã được cải tiến để phù hợp với điều kiện thí nghiệm tại viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

CTAB là chất có hoạt tính bề mặt, nó sẽ tạo phức với DNA là ion âm trong dung dịch Khi nồng độ muối lớn hơn 0,7 M, phức hợp DNA-CTAB sẽ hòa tan trong dung dịch Khi nồng độ muối nhỏ hơn 0,7M thì phức hợp DNA-CTAB sẽ được tủa NaCl thêm vào để điều khiển nồng độ muối trong dung dịch

Protein và chất cặn của tế bào được tách rời ra khỏi DNA bằng cholorofrom- isoamylalcohol Trong quá trình ly trích sử dụng chloroform-isoamylalcohol lặp lại hai lần liên tiếp kết hợp với ly tâm đã loại bỏ hết lượng protein và polysaccharide có trong mẫu Chloroform có tác dụng làm cho pha nước và pha hữu cơ dễ tách rời nhau, isoamylalcohol hạn chế sự nổi bọt trong suốt quá trình ly trích Protein bị biến tính sẽ không hòa tan trong pha nước có chứa nucleic acid và sau khi ly tâm sẽ kết tủa thành một lớp nằm giữa pha nước và pha hữu cơ

Pha nước có chứa acid nucleic sẽ được thu nhận lại Sau đó, tiến hành thu tủa acid nucleic bằng isopropanol Mục đích của việc kết tủa là nhằm thu nhận acid nucleic dưới dạng cô đặc, và bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy của các enzyme, mặt khác có thể hòa tan chúng lại trong dung môi theo nồng độ mong muốn Bên cạnh đó, các DNA có trọng lượng phân tử thấp không bị kết tủa nên có thể loại bỏ chúng bằng kết tủa trong isopropanol Sau đó, cặn kết tủa được rửa trong ethanol 70% để loại bỏ các dấu vết của isopropanol còn dính lại

EDTA và Tris là hai dung môi hết sức quan trọng trong quá trình tách chiết

Tris được sử dụng với khả năng đệm rất hiệu quả Ở pH 8, DNA rất ổn định Để ngăn ngừa DNA bị thủy phân bởi enzyme, người ta phải sử dụng thêm EDTA Bởi vì tất cả các enzyme thủy phân được biết đến hiện nay đều cần Mg 2+ làm cofactor

EDTA có thể kiềm giữ Mg 2+ và làm bất hoạt nó trong dung môi Không có Mg 2+ , enzyme không thể hoạt động

Kết quả định lượng DNA bằng máy quang phổ kế cho thấy các mẫu DNA nguồn vật liệu bố mẹ và 11 dòng lai đều cho thấy DNA thu nhận được đạt chất lượng tốt, DNA thu được với tỉ lệ OD260/280 đạt từ 1,5-2,2 đảm bảo độ tinh sạch tương đối cao cho các thao tác sau này

Bảng 4.1: Kết quả định lượng DNA bằng máy quang phổ kế

Mẫu Nồng độ DNA (ng/àl) Tỉ lệ OD 260/OD 280

Ghi chú: A: trồng ở điều kiện nhà lưới, B: trồng ở điều kiện nóng nhân tạo

Các mẫu DNA lúa của giống AS996, N22 và 11 dòng lúa lai sẽ được tiến hành kiểm tra chất lượng bằng cách điện di trên gel agarose 1% trong dung dịch TBE 0,5X

Hình ảnh kết quả điện di (hình 4.1) cho thấy qui trình tách chiết đạt hiệu quả tốt do sản phẩm thu được không có hiện tượng đứt gãy nhiều, tạp chất được loại bỏ gần như hoàn toàn, các vạch sản phẩm sáng, đều

Hình 4.1 Kết quả điện di sản phẩm DNA tổng số

Ghi chú: gel agarose 1%, TBE 0,5 X 1: AS996, 2:N22, các dòng lai từ 3 đến 13, A: mẫu lá thu từ cây trồng điều kiện nhà lưới, B: mẫu lá thu từ cây sẽ chuyển vào tủ sinh trưởng

Kết quả đánh giá sản phẩm DNA tổng số bằng 2 phương pháp đo OD và điện di có sự tương đồng với nhau, đều cho thấy sản phẩm DNA tổng số được tách chiết đạt hiệu quả tốt, tạp chất được loại bỏ, DNA thu được có độ tinh sạch cao, nồng độ đủ để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo

Trong quá trình ly trích DNA cần lưu ý những vấn đề sau để hiệu quả ly trích đạt được tốt nhất:

- Cần ủ trước dung dịch ly trích đến 65 o C (có thể ủ trong khoảng 15 phút) để tránh hiện tượng kết tủa (do dịch ly trích chứa CTAB) làm ảnh hưởng đến kết quả ly trích

- Khi nghiền mẫu trong nitơ lỏng, cần bổ sung nitơ lỏng thường xuyên để giữ lạnh mẫu, tránh để mẫu tan chảy sẽ làm hư hỏng DNA, nghiền mẫu nhanh tay Khi mẫu đã được nghiền thành bột mịn, chuyển ngay mẫu vào tuýp 1,5 ml giữ lạnh để bảo quản

- Khi phơi khô cặn tủa DNA, tránh để quá lâu sẽ làm hư hỏng DNA

4.1.2 Tuyển chọn các SSR primer cho phản ứng PCR

So sánh kiểu gen và kiểu hình quần thể thí nghiệm

Kết quả so sánh kiểu gen của quần thể thí nghiệm khi chạy PCR với chỉ thị RM3586 và chỉ thị RM6089 và kết quả đánh giá kiểu hình thông qua đánh giá tỉ lệ hạt phấn bất dục và tỉ lệ hạt hữu thụ được trình bày tóm tắt ở bảng 4.6

Bảng 4.6: So sánh kiểu gen và kiểu hình quần thể thí nghiệm

Giống/dòng lúa RM3586 RM6089 Kiểu hình

+: chịu nhiệt độ cao -: nhạy nhiệt độ cao

Kết quả so sánh cho thấy mức độ chính xác giữa kiểu gen và kiểu hình khi sử dụng chỉ thị phân tử RM3586 là 92%, mức độ chính xác giữa kiểu gen và kiểu hình khi sử dụng chỉ thị phân tử RM6089 là 84% Khi so sánh mức độ chính xác giữa kiểu gen bằng chỉ thị phân tử và kiểu hình: giá trị tiên đoán mức độ chính xác này càng lớn (>70%) thì thể hiện mức ý nghĩa liên kết giữa vùng QTL mục tiêu và chỉ thị phân tử càng cao

Hầu hết những tính trạng nông nghiệp quan trọng như năng suất, hình thái, tính kháng sâu bệnh, tính trạng chống, chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường thì phức tạp và do nhiều gen quy định Tương tác giữa các gen và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường có thể tạo ra những kiểu hình khác biệt của cùng một kiểu gen Điều này giải thích cho kết quả mức độ chính xác giữa kiểu gen và kiểu hình

Kết quả này cho thấy, bước đầu có thể sử dụng primer RM3586 và RM6089 bổ sung cho tập hợp các SSR marker sử dụng trong công tác chọn, tạo giống lúa chịu nóng ở Việt Nam

Các SSR marker được xác định sẽ giúp sàng lọc các dòng lai mang gen chịu nóng, các dòng này sẽ được tiếp tục dùng như là vật liệu để lai hồi giao (BC) với giống tái tục, tiến trình này kéo dài đến BC 6 Các dòng BC bắt đầu thuần với kiểu hình, xét nghiệm microsatellite giúp khẳng định việc hồi giao đã thành công, chuyển được gen mục tiêu từ giống cho vào giống nhận một cách ổn định Các dòng chịu nóng được tuyển chọn để đánh giá và chọn lọc tiếp tục, đưa các dòng này sang đánh giá sơ khởi, so sánh hậu kì và khảo nghiệm quốc gia Kết quả là một số dòng đạt yêu cầu về tính chịu nóng và năng suất sẽ được đưa vào sản xuất trong tương lai.

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1995. Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa. Giáo trình cao học nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội/ trang 43 - 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội/ trang 43 - 137
3. Bùi Chí Bửu, 2012. Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam năm 2012”.Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam năm 2012”
4. Bùi Chí Bửu, 2013. Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam năm 2013”.Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam năm 2013”
5. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi trường của cây lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp. 223 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi trường của cây lúa
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp. 223 trang
6. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2004. Di Truyền Phân Tử. Tái bản lần thứ hai. Nhà XB Nông Nghiệp, TP Hồ chí Minh. 615 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di Truyền Phân Tử
7. Đoàn Mạnh Tường, 2012. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam (giai đoạn 1990 -2012). Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam (giai đoạn 1990 -2012)
8. Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2002. Sinh học phân tử. Tái bản lần 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 122 - 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học phân tử
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
9. Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM. 243 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lúa
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM. 243 trang
10. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, 2010. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
12. Trần Văn Đạt, 2002. Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt nam từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP Hồ chí Minh.315 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt nam từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP Hồ chí Minh. 315 trang
13. Trương Thị Tú Anh, 2011. Ứng dụng chỉ thị phân tử microsatellite chọn lọc các cá thể con lai giống lúa OM576 có hàm lượng amylose trung bình. Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học trường đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng chỉ thị phân tử microsatellite chọn lọc các cá thể con lai giống lúa OM576 có hàm lượng amylose trung bình
14. A. Wahid, S. Gelani, M. Ashraf, M.R. Foolad., 2007. Heat tolerance in plant: an overview. Environmental and Experimental Botany 61 (2007), 199–223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heat tolerance in plant: an overview
Tác giả: A. Wahid, S. Gelani, M. Ashraf, M.R. Foolad., 2007. Heat tolerance in plant: an overview. Environmental and Experimental Botany 61
Năm: 2007
15. Adams, S.R., Cockshull, K.E., Cave, C.R.J., 2001. Effect of temperature on the growth and development of tomato fruits. Ann. Bot. 88, 869–877 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of temperature on the growth and development of tomato fruits
16. Akhtar S., Bhat M.A., Wani Shafiq A., Bhat K.A., Chakoo S., Mir M.R., and Wani Shabir A., 2010. Marker-assisted selection in rice. Journal of Phytology 2(10): 66 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marker-assisted selection in rice
17. Anderson J., Churchill G., Autrique J., Tanksley S., and Sorrells M., 1993. Optimizing parental selection for genetic linkage maps . Genome 36: 181- 186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimizing parental selection for genetic linkage maps
18. Beckmann J. S., and Weber J. l., 1992. Survey of human and rat microsatellites – Gemonics, 12: pp 627 – 631 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Survey of human and rat microsatellites
19. Cao, Y.Y., Duan, H., Yang, L. N., Wang, Z. Q., Liu, L. J., and Yang, J. C., 2009. Effect of high temperature during heading and early filling on grain yeild and physiological characteristics in Indica rice. Acta Agron. Sin. 35, 512-521 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of high temperature during heading and early filling on grain yeild and physiological characteristics in Indica rice
1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2012. Bản tin dự báo thị trường một số nông sản tháng 01 năm 2012 Khác
11. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dương Hồng Sơn, Hoàng Ðức Cuờng, 2009. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: nghiên Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Cây lúa - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 2.1. Cây lúa (Trang 17)
Hình  2.2  Chỉ  thị  đồng  hợp  trội  (a)  và  chỉ  thị  trội  hoàn  toàn  (b)  (Collard  và  ctv,  2005) - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
nh 2.2 Chỉ thị đồng hợp trội (a) và chỉ thị trội hoàn toàn (b) (Collard và ctv, 2005) (Trang 33)
Hình 3.1. Gieo hạt trong các đĩa petri. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 3.1. Gieo hạt trong các đĩa petri (Trang 48)
Hình 3.2. Lúa 30 ngày tuổi trồng tại nhà lưới. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 3.2. Lúa 30 ngày tuổi trồng tại nhà lưới (Trang 49)
Hình 3.3. Lúa được chuyển vào trồng trong tủ sinh trưởng. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 3.3. Lúa được chuyển vào trồng trong tủ sinh trưởng (Trang 50)
Hình 3.4. Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 3.4. Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR (Trang 53)
Bảng 3.2: Thành phần hóa chất cho phản ứng PCR - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Bảng 3.2 Thành phần hóa chất cho phản ứng PCR (Trang 54)
Hình 3.5: Đánh giá chất lượng hạt phấn - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 3.5 Đánh giá chất lượng hạt phấn (Trang 55)
Hình ảnh kết quả điện di (hình 4.1) cho thấy qui trình tách chiết đạt hiệu quả  tốt do sản phẩm thu được không có hiện tượng đứt gãy nhiều, tạp chất được loại bỏ  gần như hoàn toàn, các vạch sản phẩm sáng, đều - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
nh ảnh kết quả điện di (hình 4.1) cho thấy qui trình tách chiết đạt hiệu quả tốt do sản phẩm thu được không có hiện tượng đứt gãy nhiều, tạp chất được loại bỏ gần như hoàn toàn, các vạch sản phẩm sáng, đều (Trang 60)
Hình 4.2. QTL giả định trên nhiễm sắc thể số 3 của quần thể BC2F2 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.2. QTL giả định trên nhiễm sắc thể số 3 của quần thể BC2F2 (Trang 62)
Bảng 4.2: Trình tự các mồi SSR sử dụng trong thí nghiệm - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Bảng 4.2 Trình tự các mồi SSR sử dụng trong thí nghiệm (Trang 63)
Hình 4.3. Kết quả kiểm tra đa hình các chỉ thị phân tử trên vật liệu bố mẹ. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.3. Kết quả kiểm tra đa hình các chỉ thị phân tử trên vật liệu bố mẹ (Trang 64)
Hình 4.4. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM3586 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.4. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM3586 (Trang 65)
Hình 4.5. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM1278 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.5. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM1278 (Trang 66)
Hình 4.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM5320 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM5320 (Trang 67)
Hình 4.7. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6089 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.7. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6089 (Trang 67)
Hình 4.8: Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6148 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.8 Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6148 (Trang 68)
Hình 4.9. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6507 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Hình 4.9. Kết quả điện di sản phẩm PCR với chỉ thị RM6507 (Trang 69)
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá tỉ lệ hạt chắc lép của 2 giống lúa bố mẹ và 11 dòng lai - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá tỉ lệ hạt chắc lép của 2 giống lúa bố mẹ và 11 dòng lai (Trang 73)
Bảng 4.6: So sánh kiểu gen và kiểu hình quần thể thí nghiệm. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Bảng 4.6 So sánh kiểu gen và kiểu hình quần thể thí nghiệm (Trang 76)
Bảng 4.5: Kết quả phân loại 11 dòng lai dựa vào tỉ lệ hạt hữu thụ - Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xác định chỉ thị phân tử SSR liên kết với gen chịu nóng và ứng dụng trong chọn tạo giống lúa chịu nóng
Bảng 4.5 Kết quả phân loại 11 dòng lai dựa vào tỉ lệ hạt hữu thụ (Trang 76)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w