Sự thay đối về công nghệ đã tạo điều kiện dé thay đổi phương thức sản xuất chương trình phát thanh từ gián tiếp sang trực tiếp giúp những người làm phát thanh từ biên tập viên đến kỹ thu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ TRÚC LINH
SAN XUẤT CHUONG TRÌNH PHÁT THANH
TRUC TIẾP TẠI CAC DAI DIA PHƯƠNG
LUAN VAN THAC SI BAO CHI HOC
Ha Nội-2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ TRÚC LINH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 UD
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương PGS.TS Bùi Chí Trung
Hà Nội-2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguôn gôc.
Tác giả(Ky và ghi rõ họ tên)
Lê Thị Trúc Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Đặng
Thị Thu Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các đồngnghiệp đã hỗ trợ dé tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị và lãnh đạo một số cơ quan Báo đài đã hỗ
Trang 5MỤC LỤC
097100012355 7
1 Lý do chọn đề tài -¿- 2-52 e9 E39 12E121121121711111111111 1.11111111111111 re 72 Lịch sử vấn đề nghiên cứu -¿- ¿++2+++E+++EE+2EEtEEEEEEESEErEExerkrerkrerkrrrree 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 2331 3+2 **2EE+EE+EEEeeerrerrersrrrrerrsee 14
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2 2 ¿+ E+EE+EE+EE£EE£EZEEEerkerkerxrrkrree 15
5 Phuong phap nghién 03 00 16
6 Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của để tài., tt cv ngrrrekerrey 17
7 Kết cấu luận văn + tt 22 v2 tt 11t 1 tre 18
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN SAN XUAT
CHUONG TRINH PHAT THANH TRUC TIẾP -2- 2s2+s+zx+zxczsz 191.1 Một số khái niệm - ¿1S SE E1 E1 2E12121717111211211 1121111111111 c0 19
1.4 Tiêu chí dé sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp có chất lượng 411.4.1 Tiêu chi đồi mới nội đụng - -+ 5s Se+S£+E+E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkerree 411.4.2 Tiêu chi đồi mới hình thee ceececceccescescssessessessessessessssssseseesessessessssessesessessessessess 421.4.3 Tiêu chi đổi mới phương thức SGN XuẤT 5-5-5 SE E‡EEEtEEeEkerkerkeresrs 441.5 Yêu cầu đối với sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp 44
Tiểu kết Chương - 2 2 ®SE£SE£+EEEEE£EEEEEEEE12712117117112111171 11111110 41
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRANG SAN XUẤT CHUONG TRÌNH PHÁT THANH
TRỰC TIẾP TẠI CÁC DAI DIA PHƯƠNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 49
2.1 Giới thiệu về chương trình phát thanh trực tiếp trong diện khảo sát 49
2.1.1 Về khung giờ phát sóng các chương trình PTTT ccccce+ccscsrxcres 49
2.1.2 Các dạng chương trinh ÌP TÏTÏTÌ «- «sưng ng giết 52
2.2 Đánh giá về các chương trình phát thanh trực tiẾp . - 532.2.1 Thông tin về mẫu KhGO sắt cesccccceccessesscsssessessessessessessssssessessessssssessessessseseeseees 532.2.2 Nội dung được dé cập trong mỗi chương trình phát thanh trực tiếp 572.2.3 Tinh tương tác của chương trình phát thanh trực tiếp -<5- 642.2.4 Tinh chủ động, linh hoạt, sáng tao của người dẫn chương trinh 662.3 Quy trình sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp 69
2.3.1 Về kế hoạch thực hiện chương trình PTTÏT cccccsskerierresrtsrrrsereeree 692.3.2 Về việc phân công nhiệm vu cho ekip thực hiện chương trình 72
2.3.3 Về kịch bản dự phòng rủi v0 vecccescecceccesvssvessessssessessessessessesssssesessessessessessessesseaes 762.3.4 Vẻ nguồn lực vật chất, cơ sở 2077720005077 ma ©Ö 782.3.5 Về kiểm tra, đánh giá sau khi thực hiện chương trình phát thanh trực tiép 81
2.4 Đánh giá thành công và hạn chế - 2 2 s+2x+2E2EEeEEeEErrEkrrkerkerkrres 822.4.1 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các chương trình PTTT của VOH 822.4.2 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các chương trình PTTT của BPTV 842.4.3 Đánh giá uu điểm và hạn chế của các chương trình PTTT của kênh của BTV 86I8 19) 7 88 .Ả Àố 93
CHƯƠNG 3: NHUNG VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO
CHÁT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP CỦACAC DAI PHÁT THANH DIA PHƯƠNG KHU VUC DONG NAM BO 953.1 Những vấn đề đặt ra đối với sản xuất chương trình PTTT của các đài khu
vực Đông Nam Bộ - SH HH HH TH nh HH TT TH HH Hà HH hệt 95
3.1.1 Nhận thức chưa đúng về vai trò tổ chức sản xuất chương trình phát thanh
trực tiếp — 953.1.2 Thiếu sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp 96
Trang 73.1.3 Người dan chương trình PTTT chưa có sự linh hoạt -. -:-se-s+ss+ 97
3.1.4 Tinh tương tác của khán giả còn thấp và cơ cấu các chương trình chưa
2/8/1700 PẼPẼẼẼ5ẼeA 98
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất chương trình phát thanh trựctiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ -2- 5 5x2 993.2.1 Nâng cao chất lượng nhân sự trong sản xuất chương trình PTTT 99
3.2.2 Giải pháp về cải tiễn quy trình sản xuất chương trình PTTT 100
3.2.3 Giải pháp về dau tư, phát triển hạ tang kỹ thuật, công nghệ - 103
3.2.4 Giải pháp quảng ba, mở rộng diện phủ sóng và nghiên cứu thính giả 105
3.2.5 Thực hiện chương trình Phát thanh trực tiếp tại hiện trUOng 107
3.3 Khuyến nghị đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất chươngtrình phát thanh trực tiếp của các Đài khu vực Đông Nam Bộ, 109
3.3.1 Khuyến nghị đối với VOIH - 2: ©5£+e+EE+EE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrree 1093.3.2 Khuyến nghị đối với B'TV - + ¿+ +t‡Sk‡EEEEEEE2E2E2121E21 111111121 cre 1103.3.3 Khuyến nghị đối với BPPTYV - + + +t+Sk+Ek‡EEE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrieeo 111Tiểu kết Chương 3 cccscccscssscsssessssssssssscssscssessssssscssecsuscsscssessiecsssssscssecssecseseseeees 112KET LUẬN - -©5252+SES2E2EE2E12712712112112112111121111111121 11 111 ce 113DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-22©22£+2£xevzzzczrxcee 115100000 00 118
Trang 8DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Giải thích ý nghĩa
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNVN Tiếng nói Việt Nam
BTV Đài Phát thanh và Truyền hình Bình DươngVOH Đài Tiéng nói Nhân dân thành phô Hồ Chí MinhBPTV Đài Phát thanh Truyên hình va Báo Binh PhướcPTTT Phát thanh trực tiếp
GS Giao sưPGS Phó giáo sư
TS Tiến sĩLHQ Liên hợp quốc
PTV Phát thanh viên
Ekip E kip
MXH Mạng xã hội
QD Quyét dinhBTTTT Bộ Thông tin và Truyền thôngPT-TH Phát thanh và Truyền hình
HN và GD Hôn nhân và gia đình
NXB Nhà xuất bản
GD Gia dinh
Trang 9DANH MỤC CÁC BANG BIEU
Bảng 2 1 Các chương trình PT TT trên đài VOH (99,9 MHz) -+ 50Bang 2 2 Các chương trình PT TT trên đài BTV (92,5 Mhz) .cc+-c<+ 51Bang 2 3 Các chương trình PT TT trên đài BPTV (89,4 Mhz) - 52
Bảng 2.4 Thông tin về thính giả nghe đài 2-2-5 22S2+EE+EEe£EzEzExerxerxerex 54
Bảng 2.5 Mức độ nghe chương trình phát thanh của công chúng 55Bảng 2.6 Tương quan giữa các đài phát thanh và mức độ nghe đài của thính giả 56
Bang 2.7 Kết quả đánh giá người dẫn chương trình PTTT các Đài khảo sát 67Bảng 2.8 Chương trình phát thanh trực tiếp được thính giả yêu thích nhất trên FM
Trang 10DANH MỤC CÁC BIEU
Biểu 2.1 Ly do thính giả nghe chương trình phát thanh trực tiếp - 52Biéu 2.2 Phương tiện truyền thong mà thính giả nghe chương trình phát thanhm0) 6 52Biểu 2.3 Chu dé phát thanh được thính giả quan tâm - ¿s2 szx++s+ 61Biểu 2.4 Mức độ theo dõi chương trình PTTT trên đài FM 99,9MHz (VOH) 62
Biéu 2.5 Mức độ theo dõi chương trình PTTT trên đài FM 92,5 MHz (BTV) 58Biểu 2.6 Mức độ theo dõi chương trình PTTT trên đài FM 89,4MHZ (BPTV) 58Biểu 2.7 So sánh kết quả đánh giá người dẫn chương trình PTTT giữa các Đài
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiTrong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như hiện nay
đã và đang đặt ra cho các loại hình báo chí truyền thông nói chung và báo phát thanhnói riêng những cơ hội và những thách thức rất lớn Sự thay đối về công nghệ đã tạo
điều kiện dé thay đổi phương thức sản xuất chương trình phát thanh từ gián tiếp sang
trực tiếp giúp những người làm phát thanh từ biên tập viên đến kỹ thuật viên, đạo diễn
chương trình có điều kiện dé thay đổi kết câu chương trình và phương thức làm việc
cho phù hợp với yêu cầu chung của nhịp sống công nghiệp hoá
Với sự phát triển của khoa học công nghệ phát triển đã làm thay đổi cách tiếpcận thông tin của công chúng, trong đó có thính giả nghe đài thay đổi Công chúng
có sự đa dạng hóa khi tiếp cận thông tin từ nhiều phương tiện truyền thông khácnhau như các phương tiện truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, các thiết bị
thông minh, internet Với thính giả nghe đài hiện nay cũng đã có những thay đổivề cách tiếp cận và phản hồi thông tin từ việc nhận thông tin một chiều sang tiếpnhận tương tác đa chiều Từ thực tế đó cho thấy sự thay đối trong cách làm chươngtrình của các đài phát thanh là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay Do đó nếu
các đài phát thanh có sự thay đổi trong quy trình sản xuất các chương trình hướng
tới việc tăng cường tính tương tác, tăng giao lưu với công chúng thì những chươngtrình đó sẽ thu hút được thính giả theo dõi chương trình.
Trước thực tế đó, để tồn tại và phát triển trong giai đoạn kỷ nguyên số hiện
nay, các đài phát thanh địa phương đã không ngừng đôi mới cả về nội dung và hìnhthức thể hiện đề thu hút khán thính giả Một chương trình phát thanh trực tiếp hấp
dẫn, đạt chất lượng cao và thu hút khán giả là kết quả chuẩn bị công phu của cả ê
kíp tô chức sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại và đầy sáng tạo; là sản phẩm lao độngtập thé của Đạo diễn chương trình, Phóng viên, Biên tập viên, Phát thanh viên, Kỹ
thuật viên
Hiện nay, các chương trình phát thanh trực tiếp của các Đài Phát thanh
-Truyền hình khu vực Đông Nam Bộ mặc dù đã đạt được những thành công nhất
Trang 12định, song cũng bộc lộ những bat cap can nghiên cứu va tổng kết đánh giá Quy
trình tổ chức sản xuất về nội dung đang đi vào lối mòn về cách thức thể hiện, chưa
phát huy tối đa về tốc độ truyền tin, tính sinh động, gần gũi và cuốn hút người nghe.Kịch bản chương trình còn mang tính khuôn mau, ít tính mở và chưa thật sự hấp dẫn
Chưa tận dụng hết tiềm năng và tính ưu việt của phát thanh trực tiếp để có mộtchương trình hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của thính giả Đặc biệt là tính tương táctrong các chương trình phát thanh trực tiếp của các đài phát thanh chưa khai thác một
cách triệt để Ngoài những yếu tố khách quan như nguồn nhân lực, kinh phí và thiếtbị kỹ thuật chưa đồng bộ thì còn yếu tố chủ quan cũng cần phân tích, tìm hiểu đó làtâm lý an toàn, ngại thay đối, ngại rủi ro trong sản xuất chương trình Đây thực sự làrào cản, một trong những nguyên nhân làm cho các chương trình phát thanh trực tiếp
của Đài chưa có những thay déi mang tính đột phá và còn nhiều mặt hạn ch
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của các chương trình trực tiếp trên sóng
phát thanh ở các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt những chương
trình mang tính chất diễn đàn, giao lưu, trao đồi, tác giả mong muốn tim ra nhữngđiểm mạnh, những hạn chế, bất cập và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, những
giải pháp nhằm phát huy tối đa ưu thế của loại hình phát thanh trực tiếp trên kênh
FM 99,9MHz của đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kênh FM92,5MHz của đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và kênh FM 89,4MHz củađài Phát thanh Truyền hình và Báo Bình Phước dé thay được những ưu điểm và hạnchế trong thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp Từ đó, đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh trực tiếp ở tại đài địaphương hiện nay tác giả dang làm việc Đó là lý do tác giả chon dé tài: “Sdn xuất
chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ”làm đề tài luận văn của mình
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứuNghiên cứu về báo phát thanh là nội dung thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên Các công trình nghiên cứu
về lý luận báo phát thanh đã được công bố như lịch sử ra đời và phát triển của báo
Trang 13phát thanh, các dạng chương trình phát thanh, phương thức xây dựng chương trình
phát thanh trực tiếp, ngôn ngữ báo phát thanh, các công trình nghiên cứu về xu thế
phát triển của báo phát thanh trên thế giới và ở Việt Nam Các công trình nghiêncứu về các thể loại của báo phát thanh như phóng sự phát thanh, phỏng vẫn phátthanh, tọa đàm trên sóng phát thanh, voxpop phát thanh Có thé ké đến các nghiên
Cứu sau:
2.1 Các nghiên cứu về phát thanh và phát thanh trực tiếpCuốn Lý luận Báo Phát thanh (2002) do Phân viện Báo chí Tuyên truyền vàĐài Tiếng Nói Việt Nam phối hợp biên soạn với tác giả Đức Dũng Các tác giả đãdé cập đến khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát thanh nói riêng, đặc điểm và các
dạng phóng sự phát thanh, các bước thực hiện phóng sự phát thanh và những phẩm
chất nghề nghiệp cần có của một người làm phóng sự phát thanh [1, tr.132]
Trong các giáo trình chuyên ngành báo phát thanh phải kể đến cuốn Lý luận
Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội của tác giả Đức Dũng,
trong đó tác giả xây dựng 2 nội dung chính: Những vấn đề chung về phát thanh vàbáo phát thanh; các thé loại báo phát thanh trong đó có đề cập đến phát thanh trựctiếp trong Chương 6 của Phan 1 [2]
Trong “Giáo trình tác phẩm báo phát thanh” của Học viện Báo chi và Tuyêntruyền do tác giả Đinh Thị Thu Hằng Chủ biên năm 2021 Giáo trình cung cấp nềntảng kiến thức về báo phát thanh nói chung trước khi đi vào các thé loại chính (tinphát thanh, phỏng van phát thanh, phóng sự phát thanh), và cuối cùng hướng dẫnngười học liên kết các tác phẩm và thực hiện một số dạng chương trình phát thanh
cơ bản.
Hay cũng tác giả Dinh Thị Thu Hang năm 2016 đã xuất bản cuốn “Các thé loạibáo phát thanh”, NXB Thông tin và truyền thông Nội dung cuốn sách gồm 7
chương: Chương 1: Tin phát thanh; Chương 2: Phóng sự phát thanh; Chương 3:
Phỏng vấn phát thanh; Chương 4: Bình luận phát thanh; Chương 5: Tường thuật phátthanh; Chương 6: Ghi nhanh phát thanh; Chương 7: Tọa đàm phát thanh Cuốn giáo
trình đưa ra những xu hướng của báo phát thanh trong thời đại công nghệ sé [14]
Trang 14Theo một hướng nghiên cứu khác, cuốn “Giáo trình dẫn chương trình phátthanh ” của hai tác giả Đinh Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Thu năm 2016 đã đưa ra
các vấn đề lý luận cũng như kỹ năng, phẩm chất của người dẫn chương trình trong
quá trình dẫn chương trình tin tức trên sóng phát thanh; Dẫn chương trình trao đổi
trên sóng phát thanh.
Cuốn sách “Phát thanh truyền hình” của tác giả Nhật An, NXB Trẻ ấn hànhnăm 2006 Sách đề cập đến nghé phát thanh truyền hình với những thông tin lý thúvà chỉ tiết về những công việc trong hai lĩnh vực này, như lịch sử hình thành và pháttriển, các chức danh trong công việc, cơ hội thăng tiễn, những mẫu chuyện thú vịtrong nghề, yêu cầu dành cho những bạn trẻ muốn tham gia vào hai lĩnh vực này
Tác giả Nguyễn Bùi Khiêm (2018) với bài nghiên cứu “Tổng quan về phátthanh và phát thanh hiện đại”, Đài PT-TH Bắc Ninh Tác giả đã so sánh những yếutố của phát thanh hiện đại với phát thanh truyền thống, từ đó đánh giá đây là một
cuộc cách mạng để phát thanh đổi mới toàn diện trong nỗ lực tôn tại, phát triển
trong môi trường phát thanh cạnh tranh, hiện đại ngày nay Tác giả cho rằng phátthanh hiện đại phải hội đủ các yếu tố cơ bản: Có cơ sở hạ tầng sản xuất chương
trình phát thanh, truyền dẫn phát sóng, tin hoc viễn thông đủ mạnh, hệ thong day
chuyén đã được số hóa; điều kiện làm việc của cán bộ công chức viên chức, phóngviên, kỹ thuật viên, ca sĩ, nhạc sĩ đầy đủ, tiên tiến; trụ sở làm việc đáp ứng đượcmọi nhu cầu công việc, công năng mạnh, hiệu quả, thông minh Trình độ cán bộ,
công chức, viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp; ê kíp làm chương
trình có sự phối hợp chặt chẽ giữa tong đạo diễn, dẫn chương trình, biên tập viên,phóng viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên cùng tạo ra sản phẩm tương thích với
Trang 15giả Nguyễn Quốc Anh và cộng sự, Trường Cao đăng Phát thanh — Truyền hình II.
Đây là kết quả của Dé tài nghiên cứu khoa hoc và phát triển công nghệ “Nghiên cứucải tiến chương trình dao tạo tin học ứng dụng trong việc sản xuất chương trình phátthanh, truyền hình” do Trường Cao đăng Phát thanh - Truyền hình II, Đài Tiếng
Nói Việt Nam chủ trì nghiên cứu trong năm 2006 Nội dung của giáo trình là ứng
dụng hai phần mềm biên tập âm thanh cơ bản, thông dụng là Fast Edit và Cool EditPro vào quá trình sản xuất chương trình phát thanh
Tác giả Nguyễn Thành Lợi đã xuất bản cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trongmôi trường truyền thông hiện đại” năm 2019, NXB Thông tin và truyền thông.Trong đó tác giả đã phân tích xu hướng hội tụ truyền thông và đa phương tiện khiếnnghiệp vụ báo chí truyền thống trong đó có phát thanh có những thay đổi căn bản
Tác giả cũng đã luận giải những kỹ năng cần thiết của một nhà báo khi làm việctrong môi trường hội tụ truyền thông
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đồng Mạnh Hùng (năm 2006) về “Đồi mới, nângcao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN”, nghiên cứu và đề xuất nhiều biệnpháp tăng cường hiệu quả các chương trình phát thanh và một số đề cập đến phương
thức phát thanh hiện đại.
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học của tác giả Đinh Thị Phương Thúy (2015) về“Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV, khảo sát chương trình thời sự 6h, 12h, 18htrên Hệ thời sự Chính tri tổng hợp VOVI 6 thang đầu năm 2015), Trường Đại học
KH XH vàNV.
Luận văn Thạc sĩ báo chí của tác giả Phạm Quang Trực năm 2021 với đề tài“Tổ chức sản xuất sản phẩm đa nền tang tại kênh truyền hình thông tin kinh tế và
giải trí tổng hợp INFOTV” Luận văn có mục tiêu nghiên cứu là thực trạng hoạt
động tô chức sản xuất nội dung đa nền tảng tại kênh truyền hình thông tin kinh tế vàgiải trí tổng hợp InfoTV nhằm đánh giá những thành công, hạn chế và đưa ra những
đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng nội dung chương trình
đáp ứng yêu cầu khán giả hiện nay
2.3 Các nghiên cứu về sản xuất chương trình phát thanh trực tiếpCuốn sách Ly luận báo phát thanh của PGS.TS Đức Dũng tại Chương 6 (của
II
Trang 16Phần thứ nhất) cũng đã đề cập đến phát thanh trực tiếp Tác giả khăng định “Phátthanh trực tiếp là hình thức thê hiện mới của phát thanh hiện đại, tạo ra sức hấp dẫnmới cho làn sóng phát thanh Tính thời sự và sự gần gũi, thân mật là hai yếu tố đảmbảo sức mạnh của phát thanh trong bối cảnh của đời sống hiện đại và phát thanhtrực tiếp đã có cả hai ưu thế quan trọng này Tác giả đã chỉ ra những vấn đề lý luậnchung nhưng chưa thật sự đi sâu vào các khía cạnh cụ thê của cách thức tô chức sảnxuất chương trình phát thanh trực tiếp [2, tr.148].
Khái quát lý luận về phát thanh, phát thanh trực tiếp cũng có một số sách, giáotrình như: Phát thanh trực tiếp do GS.TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng chủbiên (Nxb Lý luận Chính trị in và phát hành năm 2007), các tác giả đã đánh giá vềtình hình phát thanh trực tiếp ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, từ đó rút ra những kết luận khoa học dé định hướng thực tiễn phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng về phương thức sản xuất các chương trình
phát thanh trực tiếp [3].
Sách Báo Phát thanh - lý thuyết và kỹ năng cơ ban của PGS.TS Dinh Thị ThuHằng (Nxb Chính trị - Hành chính xuất bản năm 2013) cũng đã đề cập đến những lý
luận cơ bản về báo phát thanh, các thể loại báo phát thanh và tổ chức sản xuất
chương trình phát thanh Các cuốn sách, giáo trình đều đề cập đến những kiến thức,lý luận tổng quát về báo phát thanh nói chung, có đề cập đến mô hình tô chức hoạtđộng của đài phát thanh, có giá trị trong nghiệp vụ làm nghề [13, tr.275]
Bên cạnh đó còn có những tài liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam như Hướngdẫn nghiệp vụ phát thanh - Truyền thanh nông thôn của Trung tâm bồi dưỡngnghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Cam nang hướng dan phátthanh trực tiếp đã đề cập đến khía cạnh của phương thức phát thanh trực tiếp, trongđó tập trung vào việc trình bày, hướng dẫn về những kinh nghiệm, kỹ năng cụ thểtrong khi thực hiện các chương trình Tất cả những gì trình bày trong tài liệu nàyđều được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các giảng viên nước ngoài về cáchthực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp như: hướng dẫn các kỹ năng và cácthao tác thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp Tuy nhiên, những vấn đề lý
12
Trang 17luận có tính khái quát, gan liền với thực tiễn của hoạt động phát thanh nhất là các
đài địa phương chưa được hệ thống một cách rõ ràng dé có thé dé dàng áp dụng
Ngoài ra, những lớp tập huấn về phát thanh trực tiếp của Tổ chức SIDA (SwedishInternational Development Authority) triển khai tại các đài phát thanh địa phương
cũng chú trọng thực hành hơn là lý luận.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Sơn Minh (năm 2002) với đề tài “Phát
thanh trên mạng Internet” trình bày cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho sự phát
triển của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát thanh trên mang internet.Nghiên cứu về công nghệ số hóa và âm thanh kỹ thuật số Đề xuất một mô hình
chuẩn cho phát thanh internet Việt Nam
Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Thi Anh Dao (năm 2011) với đề tài
“Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chi
Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010”, nghiên cứu những ưu điểm,nhược điểm của các chương trình phát thanh trực tiếp hiện có tại Đài Tiếng nóiNhân dân TP.HCM Từ những ưu điểm, nhược điểm của chương trình phát thanhtrực tiếp hiện có tại đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM đề xuất phương hướng và giải
pháp dé tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp
trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ của tac giả Phạm Thị Huệ (năm 2013) với dé tài “Xu thé pháttriển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Viettelradio và Tuổi trẻ online) ” nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịchvụ của Viettel Radio và Tuổi trẻ online nói riêng cũng như để phát triển phát thanhphi truyền thống ở Việt Nam nói chung
Tiếp nối cũng có luận văn nghiên cứu về công tác quản trị như luận văn “Sanxuất chương trình phát thanh trực tiếp dưới góc nhìn quản trị truyền thông” của
Đặng Thị Tuyết Mai, năm 2018 Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễncủa việc sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp, dựa trên các tiêu chí quảntrị truyền thông của chương trình phát thanh trực tiếp mà chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế của các chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay Qua đó, làm nổi bật vai trò
13
Trang 18của quản trị sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp trong xu hướng phát triểncủa phát thanh hiện đại Đồng thời, luận văn đề xuất một số giải pháp để cácchương trình phát thanh trực tiếp hấp dẫn và thu hút thính giả hơn.
Luận văn “Tính tương tác trong các chương trình phát thanh trực tiếp của ĐàiPhát thanh - Truyền hình Hà Nội (Khảo sát chương trình “60 phút bạn và tôi” và“Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6.2012 đến 6.2013)” của tác giả Nguyễn Thị ThuHuyền Luận văn tập trung đi sâu vào khảo sát, phân tích tính tương tác - một trongđặc trưng cơ bản của chương trình phát thanh trực tiếp qua chương trình cụ thé: “60phút bạn và tôi” và “Gặp thay thuốc nổi tiếng” của Đài Phát thanh - Truyền hình HàNội Luận văn cũng nêu khái quát về phát thanh trực tiếp
Những luận văn vừa đề cập là những tư liệu quý, tư liệu tham khảo hữu ích,
làm cơ sở lý luận trong nghiên cứu về phát thanh trong đó có chương trình phát
thanh trực tiếp Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng theo tìm hiểu củatác giả luận văn hiện vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào từ góc độ kinhnghiệm thực tiễn về sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp ở các đài địaphương khu vực Đông Nam Bộ Vì vậy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn của đàiPhát thanh và Truyền hình Bình Duong (BTV), đài Tiếng nói Nhân dân thành phốHồ Chí Minh (VOH), đài Phát thanh Truyền hình và báo Bình Phước (BPTV), vàvới mục tiêu luôn thay đổi, làm mới chính minh dé tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với
công chúng phát thanh trong thời đại kỷ nguyên số, đề tài này sẽ nghiên cứu và đềxuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng các chươngtrình phát thanh trực tiếp của một số Đài phát thanh khu vực Đông Nam Bộ trong
thời gian tới.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thong hoá các van đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảosát các chương trình phát thanh trực tiếp của các Đài PT-TH địa phương khu vựcĐông Nam Bộ phát trên kênh FM 99,9MHz của đài Tiếng nói Nhân dân thành phốHồ Chí Minh (VOH), kênh FM 89,4MHz của đài Phát thanh Truyền hình và báo
14
Trang 19Bình Phước (BPTV), kênh FM 92,5MHz của đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Dương (BTV), qua đó đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong sản xuất
chương trình phát thanh trực tiếp Từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhamnâng cao chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp của các Đài PT-TH địa
phương khu vực Đông Nam Bộ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nêu trên tác giả thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất chương trình phátthanh trực tiếp tại các đài đại phương khu vực Đông Nam Bộ
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp
của đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở 3 đài phát thanh và truyền hìnhkhu vực Đông Nam Bộ đó là đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(VOH), đài Phát thanh Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV), đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Dương (BTV)
15
Trang 20- Phạm vi thời gian: Đề tài tiễn hành khảo sát về nội dung các chương trìnhphát thành trực tiếp của các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ từ tháng 7 năm
2020 đến tháng 3 năm 2021
- Phạm vì nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu
chương trình phát thanh trực tiếp trên kênh FM 99,9MHz của đài Tiếng nói Nhândân thành phố Hồ Chí Minh (VOH), kênh FM 89,4MHz của đài Phát thanh Truyềnhình và Báo Bình Phước (BPTV), kênh FM 92,5MHz của đài Phát thanh và Truyềnhình Bình Dương (BTV) Các chương trình trực tiếp được khảo sát về các nội dung:thời sự tin tức tổng hợp, giao thông, nông nghiệp, tư vấn về: pháp luật và tình yêu
hôn nhân và gia đình.
5 Phương pháp nghiên cứuLuận văn sẽ được thực hiện theo các phương pháp sau:
1 Phương pháp nghiên cứu văn bản thứ cấpPhương pháp này phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lýluận và thực tiễn sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp
2 Phương pháp khảo sát chuyên gia và công chúng thính giả
Phỏng vấn bằng phiếu hỏi với các thính giả nghe đài phát thanh VOH, BPTV
và BTV
Đồng thời, tác giả cũng phỏng vấn các chuyên gia là đại điện các công tytruyền thông, các biên tập, phóng viên và đạo diễn, các nhà quản lý để khai thácthông tin phục vụ cho đề tài
3 Phương pháp nghiên cứu các trường hợp
Khao sát, nghiên cứu các chương trình phát thanh trực tiếp trong điện khảo sátdé thu được các số liệu cụ thé phản anh thực trạng hoạt động của các dai địa phươnghiện nay Chương trình phát thanh trực tiếp ở các đài địa phương đã thực hiện trongnhiều năm qua, với phạm vi rộng va nhiều thé loại chương trình khác nhau, tuynhiên, luận văn này chỉ nghiên cứu dẫn chứng một số chương trình phát thanh trựctiếp thực hiện trong năm 2020 và 2021
16
Trang 214 Phương pháp nghiên cứu, so sảnh
Nghiên cứu so sánh tương đối toàn diện giữa các chương trình phát thanh trực
tiếp ở các đài trong diện khảo sát để đánh giá thành công, hạn chế của các chươngtrình này, từ đó rút ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp
5 Phương pháp điều tra công chúng thính giả bằng bang hói anket
Tác giả cũng đã tiến hành phát phiếu khảo sát tới công chúng thính giả nghe
đài với 600 phiếu khảo sát, từ đó chọn ra thính giả nghe đài của 3 kênh VOH, BTV
và BPTV dé hỏi họ về sự quan tâm, cũng như đánh giá những kết qua, hạn chế cácchương trình PTTT của các Đài Với 600 phiếu phát ra thu về 487 phiếu hợp lệ(chiếm 81,1% số phiếu) bảo đảm được tính khách quan của kết quả khảo sát Tuynhiên, trong số 487 phiếu khảo sát thì chỉ có 218 người có nghe đài phát thanh ở
mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên Trong khi đó có tới 269 người không nghe
đài phát thanh Vì vậy tỷ lệ người nghe đài phát thanh theo mẫu khảo sát là 44.7%
và ty lệ không nghe đài phát thanh là 55.3%
6 Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài- Ý nghĩa khoa học, lý luận
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung, và làm phong phú
thêm lý luận về báo chí phát thanh nói chung và đưa ra những lý luận về chươngtrình trực tiếp phát thanh như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, kỹ năng và tiêuchí khi thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp tại các dai địa phương khu vực
Đông Nam Bộ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp các đài phát thanh địa phương
khu vực Đông Nam bộ hiểu rõ hơn về phương thức và quy trình đổi mới trong sảnxuất chương trình phát thanh trực tiếp Đồng thời, giúp các phóng viên và ê kíp thựchiện chương trình phát thanh trực tiếp nhận thức rõ hơn về ưu điểm và hạn chế
trong các chương trình phát thanh mà họ đã và đang thực hiện Từ đó, có những giải
pháp nâng cao chất lượng của các chương trình này
Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tac giảng day,
17
Trang 22nghiên cứu của giảng viên, sinh viên các trường đảo tạo báo chí trong cả nước.
7 Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Một số van dé lý luận và thực tiễn sản xuất chương trình phát thanhtrực tiếp
Chương II: Thực trạng sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài
địa phương khu vực Đông Nam bộ
Chương III: Những van dé đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng các chươngtrình phát thanh trực tiếp của Đài Phát thanh địa phương khu vực Đông Nam Bộ
18
Trang 23CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN SAN XUẤT
CHUONG TRINH PHAT THANH TRUC TIEP
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Phát thanh
Trong các loại hình báo chí, phát thanh là loại hình có ưu thế, thông tin nhanh,quá trình tiếp nhận dễ dàng, phương tiện nghe đơn giản, hình thức thông tin sống
động nhờ sử dụng hiệu quả các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc Theo
UNESCO, phát thanh vẫn luôn là một phương tiện truyền thông phổ cập toàn cau,có tính đồng nhất Tat cả mọi người đều có thé tiếp cận với báo phát thanh, khôngkể trình độ học van hay địa vị kinh tế - xã hội, những cơ hội dé tưởng tượng, dé giảitrí và dé tham gia vào những cuộc tranh luận công khai, tương tác trên làn sóng
Phát thanh không mat đi bởi thính giác van là một trong năm giác quan của loài
người đề tồn tại và thu thập tri thức nhân loại
Giáo trình báo phát thanh — truyền hình định nghĩa: “Phát thanh là một loại
hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin được truyền tải qua âmthanh Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động”
Tác giả Trương Thị Kiên (2012) định nghĩa: “Phát thanh là loại hình báo chí
sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tácđộng trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận”
Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ; phát thanh truyền quahệ thống dây dẫn Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạnglớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được truyền đikhắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ Con người có thê ngồi trong nhà mìnhtiếp nhận thông tin về các sự kiện về tất cả các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một
cách trực tiếp
- So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn.Điều này chúng ta dé dàng nhận thấy ngay rằng khi có một sự kiện mới xảy rathì phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến
công chúng Báo in thì bị giới hạn vê diện tích trang báo, sô câu chữ trong sô bao
19
Trang 24đó, truyền hình thì còn phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra đượcsản phẩm Trong khi phát thanh thì có thé tổng hợp va đưa tin ngay sau khi xảy rasự kiện hay có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảyra Điều này phù hợp với các chức năng của các loại hình báo chí: Khi có một sựkiện mới xảy ra thì phát thanh đưa tin, truyền hình chứng thực và phản ánh, diễngiải còn báo in làm nhiệm vụ phân tích và bình luận, đánh giá van đề một cáchchính xác nhất.
- Cách tác động của phát thanh:
Phát thanh thông tin nhanh, có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có khả năngkích thích trí tưởng tượng Hiện nay, phát thanh đang có một đối thủ rất lợi hại là
truyền hình vì vừa nghe được tiếng vừa xem được hình, lại có nhiều kênh để lựa
chọn Nhưng về mặt kỹ thuật, việc lan tỏa sóng truyền hình khó khăn và phức tạphơn sóng phát thanh và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh Và đếnnay, ngay ở nước ta, nhiều vùng sâu vùng xa chưa bắt được sóng truyền hình Ngoàira, nhiều người khi nghe nhạc vẫn thích nghe trên phát thanh hơn vì nó làm cho tậptrung nên âm thanh của nhạc không bị mất tập trung vì hình ảnh Hiện nay phátthanh đã có nhiều biện pháp cải tiến về kĩ thuật phát sóng nhằm nâng cao chấtlượng về nội dung: tăng nội dung tin nhanh nhạy hơn, không ngừng cải tiễn các tiếtmục phát thanh hap dẫn, b6 ích hon Cho đến nay, những nước phát triển trên thếgiới kế cả Mỹ, Anh, Pháp vẫn duy trì đài phát thanh, có thê nói cả hai ngành cùngsong song phát triển tuy rằng truyền hình phát triển nhanh hơn
- Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi:Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà
ngay ở nông thôn những nơi có trình độ dân trí chưa cao nhưng người dân nơi đây
vẫn hàng ngày gắn bó với đài phát thanh và xem đó như một người bạn thân thiếtcủa họ Những thông tin họ nghe trên đài chỉ đơn giản là những mẫu tin về thời tiết,
những câu chuyện kê đêm khuya, hay những câu chuyện, thông tin có nội dung gần
gũi gan bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ
1.1.2 Phát thanh trực tiếp (PTTT)Cho đến nay, khái niệm PTTT vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất
20
Trang 25Người ta có thé dé dàng đồng ý với nhau về những ưu thé và tính hiện đại của
PTTT, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những ngườilàm công tác phát thanh của phương thức này, nhưng vẫn còn có những cách hiểukhác nhau khi đề cập đến đặc trưng và những những đặc điểm của nó
Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực tiếp trước máy Các tin, bài đã
được chuẩn bi từ trước, một phần đã được ghi âm trước, một phần sẽ do phát thanh
viên đọc và phát sóng thắng (không qua khâu ghi âm) Dé quá trình này được đảmbảo đúng với dự kiến, người biên tập viên và kỹ thuật viên cũng phải có mặt trongkhi phát thanh viên đang đọc dé xử lý những tình huống bat ngờ Toàn bộ số tin, bàinày đã được cat gọt trước dé tương ứng với thời lượng của chương trình Nếu quátrình thực hiện vượt thời gian quy định, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những
thông tin ở cuối Nếu đã hết nội dung mà thời gian của chương trình vẫn còn, có théđưa thêm một bản nhạc (hoặc ca khúc) đề tránh tình trạng trồng sóng
Một số ý kiến khác cho rằng: PTTT thực chất là những chương trình tường
thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường (như tường thuậtmột kỳ đại hội, một cuộc bau cử, một lễ hội, một buổi giao lưu, một trận thi đấu thé
thao ) Trong toàn bộ chương trình không có thông tin nao được ghi âm trước mà
tất cả đều là phát sóng trực tiếp
Rõ ràng là những quan niệm nêu trên không phải là không có cơ sở Tuy
nhiên, những cách hiểu này chỉ mới đề cập đến hai dạng chương trình cụ thé (trongnhiều dạng) của PTTT Trong thực tế trên thé giới va ở nước ta, PTTT có thé cóhàng chục dạng chương trình khác nhau, có thể được thực hiện ngay tại studio, thựchiện tại hiện trường hoặc là kết hợp cả hai phương pháp kể trên
Trong cuốn sách Báo phát thanh xuất bản năm 2002, tác giả Lương Phán chorằng: phát thanh trực tiếp có thé được hiểu là phương thức mà quá trình “sản xuấtchương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằmchuyền đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thểthu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình” Ông còn cho
rằng: “điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất của phát thanh trực tiếp chính là phóng
21
Trang 26viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người
trong cuộc đang trực tiếp nói trước máy đang phát sóng Với tiếng nói của phóng
viên, của người trong cuộc đang ở nơi xảy ra sự kiện sẽ làm độ tin cậy của đài tănglên rõ rệt”.
Còn tài liệu Câm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài TNVN (tái bảntháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về PTTT như sau: “Phát thanh trực tiếp là phươngthức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại Cùngvới sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêmnhững thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốthơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”
Đồng quan điểm đó tác giả Đinh Thị Thu Hằng trong cuốn sách Báo phát
thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản cũng cho rằng: “Theo cách hiểu chung nhất,
phát thanh trực tiếp là phương thức sản xuất chương trình mang đến thông tin đồng
hành với sự kiện, sự việc đang diễn ra và thính giả có thể tham gia vào chương
trình” [13, tr.65].
Phuong thức phat thanh trực tiếp tạo ra cơ hội dé thính giả có thể trực tiếpnói về những điều họ quan tâm chứ không chỉ bắt họ nghe những điều mà nhữngngười làm chương trình muốn nói Theo kinh nghiệm của Đài phát thanh ABC(Australia), “những thính giả gọi điện trực tiếp vào phòng thu gắn với cuộc giaolưu với một nhu cầu riêng của họ (hy vọng, khát vọng, nhu cầu, tình cảm ) Dovậy, buổi giao lưu phải thực sự đáp ứng được nhu cầu của thính giả”, phải làphương tiện truyền thanh tạo được mối quan hệ tình cảm gắn bó, gần gũi với từng
cá nhân bạn nghe dai.
Trong “Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiếp” khăng định “Phát thanhtrực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phátthanh hiện đại Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếpđược trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói,
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”
Tác giả Đức Dũng trong sách “Lý luận báo phát thanh” cũng cho rằng: Phát
22
Trang 27thanh trực tiếp là giải pháp tối ưu, là “bí quyết” tạo ra khả năng cạnh tranh của
phát thanh với các loại hình báo chí khác - kể cả với truyền hình Đây còn là
phương pháp có thể tạo ra phong cách mới cho đội ngũ những người làm phát
thanh [2, tr.52].
Theo GS.TS Tạ Ngọc Tắn, phương thức sản xuất chương trình phát thanh trựctiếp: “Đó là phương thức nghiệp vụ của phát thanh hiện đại Nó cho phép phát huyhết tính ưu việt của phát thanh cũng như khả năng của biên tập viên Chương trìnhphát thanh trực tiếp thu hút công chúng bởi tính nóng hồi, sống động của sự kiện,vấn đề được phản ánh cũng như không khí giao lưu gần gũi, tự nhiên giữa những
người làm chương trình và người nghe”.
Qua đó, có thé thấy đặc điểm dé phân biệt giữa một chương trình phát thanhtruyền thống và chương trình phát thanh trực tiếp đó là: Quá trình sản xuất chương
trình đến đâu thì phát sóng đến đó Chương trình hoàn thành xong thì ngưng phátsóng và yếu tố thính giả có thé tham gia trực tiếp vào chương trình là một trongnhững đặc điểm quan trọng của phương thức sản xuất các chương trình PTTT Sự
tham gia của thính giả tạo nên tính tương tác giữa người nói và người nghe, giup
dân chủ hóa thông tin, làm tăng tính đối tượng của chương trình và tạo sự sinhđộng, tính thiết thực, sức thu hút đối với thính giả Với cách làm PTTT, người nghe
ngày càng có cảm giác như chương trình đó là của chính thính giả, do chính thính
giả thực hiện (chứ không phải là sự sắp xếp, áp đặt chủ quan của “nhà đài”) Điểmđổi mới về chất của quá trình áp dụng phương thức làm phát thanh trực tiếp là -trong chừng mực nào đó - tiếng nói của người dân, của thính giả xuất hiện trên sóngnhư một đồng chủ thể sáng tạo với nhà báo phát thanh trong chính diễn đàn của
nhân dân này.
1.1.3 Chương trình phát thanh trực tiếp
Nói về chương trình phát thanh trong sách “Truyén thông đại chúng” của tacgiả Tạ Ngoc Tan cho rằng: “Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bàivở, tài liệu cùng các chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục
đích nhất quán và nhằm vào đối tượng công chúng cụ thé.” [29, tr.117]
23
Trang 28Trong cuốn “Lý luận Báo phát thanh ” của tác giả Đức Dũng đã viết: “Chươngtrình phát thanh là sự sắp xếp một cách hợp lý các thành phan tin, bai, băng âmthanh trong một chỉnh thê với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụtuyên truyền của cơ quan phát thanh và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người
nghe” [2, tr 103].
Tác giả Dinh Thị Thu Hằng trong cuốn “Báo Phát thanh Lý thuyết và kỹ năng
cơ bản ” lại định nghĩa chương trình phát thanh như sau: “Chương trình phát thanh
là một chỉnh thẻ, trong đó các thành phần tin bai, âm nhạc, lời dẫn được bé trí, sắpxếp một cách hợp lý trong một khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụcủa cơ quan truyền thông và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe” [13,
tr.103].
Có thé thấy điểm chung của các tác giả khi định nghĩa về chương trình phát
thanh đó là: Một chương trình phát thanh gồm có: Tin, bài, âm nhạc, lời dẫn, nhạchiệu tất cả được kết nối, sắp xếp tạo thành một tổng thể hài hòa theo khoảng thờigian nhất định nhằm đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền
Có thê thấy sự chuyên đổi từ phát thanh gián tiếp sang phát thanh trực tiếp làxu hướng tất yêu làm thay đôi tư duy và phương thức làm việc của người làm báo
phát thanh đáp ứng với nhu cầu công chúng và sự phát triển của xã hội Chính vì lẽđó, một lần nữa nhà báo Vĩnh Trà đã khăng định “Phát thanh trực tiếp là dòng chảycuộn xiết, là hồn cốt của phát thanh hiện đại Ở đó có đồng hành, có tương tác, cóhồi âm, có chia sẻ và có kết nói”
1.1.4 Tổ chức sản xuất
Theo giáo trình giảng dạy môn Tổ chức lao động - Học viện Công nghệ Buuchính Viễn thông “Quá trình sản xuất là quá trình con người dùng sức lao động của
mình thông qua công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động nhằm mục đích
tạo ra những sản phẩm có ích cho nhu cầu xã hội” [33, tr.13]
Tổ chức sản xuất là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệulao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vu, qui mô và công
nghệ sản xuât đã xác định nhắm tạo ra sản phâm có chât lượng đáp ứng nhu câu cho
24
Trang 29xã hội Trong lĩnh vực truyền thông có thé hiểu việc tổ chức sản xuất là tạo ra, làm
nên các sản phâm truyền thông trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình
nhất định Về cơ bản tổ chức sản xuất thực chất là việc phân chia các bước côngviệc trên cơ sở áp dụng công nghệ, các biện pháp tô chức phân công lao động, cácphương tiện và công cụ lao động thích hợp Từ đó, tìm ra biện pháp phối hợp hàihòa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất nhằm mục đích đạt hiệu quảcao nhất Tổ chức sản xuất sẽ có vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trìnhsản xuất Là hoạt động sử dụng tối ưu và hiệu quả các nguồn nhân lực, trang thiết bịchuyên ngành một cách có kế hoạch và hợp lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo củacon người dé tạo ra sản phẩm có chất lượng
Từ đó có thể thấy tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình
thành tác phẩm báo chí vì nó phản ánh tính thống nhất, hiệu quả của cả một quytrình làm việc của tập thê (Đạo diễn, biên tập, phóng viên, kỹ thuật viên, dẫn
chương trình và những vị trí quan trọng khác ) Để làm ra một sản phẩm phát
thanh, người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình phải xây dựng quy trình tổchức, cách thức sản xuất, dựa trên nền tảng tri thức chuyên ngành phát thanh và
những công cụ sản xuất hiện có Sau đó mới tập hợp một lực lượng lao động có
những tiêu chuẩn năng lực nhất định, phù hợp để cùng tham gia sản xuất
chương trình.
1.1.5 Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếpCông nghệ sản xuất phát thanh truyền thống phóng viên, biên tập viên, kỹthuật viên làm việc độc lập với nhau Phóng viên sẽ viết tin, bài theo nội dung đề tài
do lãnh đạo yêu cầu hoặc đề tài do tự phóng viên phát hiện trong quá trình tác
nghiệp Khi hoàn thành họ sẽ nộp văn bản cho bộ phận biên tập Các biên tập viên
sẽ cắt, chỉnh sửa trước khi đưa vào chương trình để phát thanh viên hoặc dẫnchương trình đọc, thể hiện Với kỹ thuật phát thanh truyền thống, phát thanh làtruyền thông một chiều, tính tương tác rất thấp nội dung tập trung nhiều vào giáodục và giải trí Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội buộcnhững người làm báo phát thanh không thé giữ tư duy cũ, cách làm cũ mà cần thay
25
Trang 30đổi phong cách làm việc theo nhóm, thích ứng với công nghệ số hóa Phải làm thế
nao dé cung cấp nhiều nội dung, mang đến nhiều kha năng lựa chọn nhất cho thính
giả Nếu trước kia với kỹ thuật analog, người làm chương trình phát thanh chỉ làmnhững gì kỹ thuật cho phép thì nay thì họ có thể đặt ra bài toán và yêu cầu kỹ thuật
đáp ứng.
Từ các khái niệm về tô chức sản xuất, chương trình phát thanh trực tiếp đã
được nêu ở trên, có thé hiểu tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp là sự
chia nhỏ rồi liên kết một cách hợp lý đội ngũ nhân sự cùng các trang thiết bị phátthanh, truyền hình đi kèm và nội dung thông tin, trên cơ sở quy tắc nghề nghiệp vàtheo quy trình nhất định, dé tạo ra sản phâm là chương trình phát sóng Hiệu qua của
quá trình sản xuất các chương trình được quyết định bởi hoạt động tổ chức sản xuất
Tùy vào từng thé loại chương trình dé tổ chức sản xuất khác nhau Tuy nhiênđiểm chung của việc tô chức sản xuất chương trình đều thực hiện ở ba yếu tố: Tổ
chức sản xuất nội dung, tô chức nhân sự và tổ chức hệ thống máy móc, thiết bị
- Tổ chức nhân sựTổ chức nhân sự có thể hiểu là sắp xếp người làm việc theo các vị trí công
việc nào đó Việc tổ chức nhân sự rất quan trọng và quyết định sự thành công của tô
chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp Nhân sự trong một ê kíp sản xuất
chương trình phát thanh có nhiều bộ phận như: bộ phận sản xuất (chỉ đạo sản xuất,
đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, dẫn chương trình, thư ký ); bộ phận kỹ thuật
(âm thanh, ánh sáng, thiết kế, kỹ thuật dung )
Đặc trưng của tô chức sản xuất phát thanh trực tiếp là hoạt động theo nhóm
Yếu tố thành công của một chương trình là tinh thần trách nhiệm, sự thống nhất, ăn
ý, sự sẻ chia và sự phối hợp nhịp nhàng của cả ê kíp làm việc Vì vậy, để tổ chứcsản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tốt cần có sự phân công sắp xếp nhân sựhợp lý cho từng công đoạn, từng vị trí công việc dé ê kíp thực hiện có thé phối hợpnhịp nhàng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
- Tổ chức hệ thong máy móc, trang thiết bi
Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị là khâu không thể thiếu trong việc
26
Trang 31sản xuất chương trình phát thanh, đặc biệt là chương trình phát thanh trực tiếp.
Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thé về kỹ thuật,
công nghệ, sử dụng máy móc, trang thiết bị Tổ chức sản xuất chương trình phátthanh trực tiếp bên cạnh các trang thiết bị kỹ thuật cơ bản như: máy ghi âm kỹ thuậtsố, bàn trộn âm thanh kỹ thuật số; máy vi tính cùng phần mềm biên tập âm thanh vàphát thanh, máy ghi băng Cassette, hệ thống loa, tai nghe cùng các phụ kiện khác thìmáy phát sóng FM lưu động là một thiết bị không thể thiếu, có vai trò như mộtphòng thu nhỏ giúp cho phát thanh có thé thâm nhập vào cuộc sống và đến với thínhgiả Việc sử dụng máy móc, trang thiết bị thực chất là sự áp dụng kỹ thuật và côngnghệ trong quá trình sản xuất chương trình phát thanh Sản xuất chương trình phátthanh trực tiếp vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính kỹ thuật Sự kết hợp hài
hòa, hợp lý giữa hai yếu tố này sẽ mang lại thành công cho chương trình
- _ Tổ chức sản xuất nội dung
Tổ chức sản xuất nội dung là khâu quan trọng nhất trong việc sản xuấtchương trình phát thanh trực tiếp, vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm Đềtô chức tốt nội dung thì cần làm tốt các bước như:
+ Lên ý tưởng và xây dựng kết cau chương trình
Một chương trình được bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu Mục tiêu là điềumà chương trình dự định đạt tới Việc hình thành ý tưởng một chương trình tốt, hay,
sẽ mang đến sự thành công của một chương trình Việc xây dựng ý tưởng có thé dophóng viên, biên tập viên Đài thực hiện song cũng có khi ý tưởng đến từ côngchúng, của nhà tai trợ chương trình Trên cơ sở hình thành ý tưởng, xác định kết cauchương trình, Ban biên tập sẽ lên kế hoạch xem nội chương trình gồm những tiếtmục gi, tiết mục nao chính, tiết mục dự phòng, lĩnh vực cần tập trung thé hiện của
chương trinh v.v
+ Xây dựng kịch bản
Đề chuẩn bị nội dung cho chương trình, ê kíp sản xuất phải thực hiện các tác
phẩm sẽ được sử dụng trong chương trình, viết kịch bản (kịch bản đề cương và kịch
ban chi tiệt), chuân bị nhạc hiệu, nhạc nên, nhạc xen, nhạc cắt, các ca khúc, kỹ
27
Trang 32xảo , chuẩn bị khách mời nếu có, biên tập nội dung Kịch bản chương trình được
bộ phận biên tập xây dựng, phóng viên thực hiện phần nội dung (tin, bài, phỏng
vấn ) cho chương trình Có những tin, bài, phỏng vắn được thu thập và ghi âmtrước khi budi trực tiếp diễn ra Người dẫn chương trình sẽ dựa vào kịch bản và viết
lời dẫn dé xâu chuỗi các tin, bài với nhau một cách hợp lý
+ Phân công công việcỞ bước này, những người làm chương trình sẽ lập một kế hoạch, trước hết là
việc xác định các hình thức thé loại sẽ được sử dụng sao cho hợp lý và mang lạihiệu quả cao nhất Sau khi lựa chọn các hình thức thể loại để chuyên tải thông tin,những người làm chương trình tiến hành việc phân công cụ thể cho từng người phụtrách Sau khi đã nhận được công việc, mỗi thành viên trong nhóm phải lên kế hoạch dé
thực hiện tốt phần việc của mình theo đúng khoảng thời gian quy định
+ Hậu kỳ sản xuất và phát sóng trực tiếp
Kịch bản phê duyệt phát sóng đã hỗ trợ chỉ tiết cho kỹ thuật viên nắm nội dungcủa từng phân đoạn trong chương trình trực tiếp, thời gian thực hiện, những nộidung nào cần dựng trước, những nội dung nào thực hiện khi chương trình lên sóng
trực tiếp Sau khi các phóng viên đã hoàn thành văn bản của một số tác phâm phải
dựng trước theo yêu cầu trong kịch bản, phóng viên phối hợp với kỹ thuật viêndựng thành phẩm các nội dung này Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng chọn nhạc, âmthanh, tiếng động trước đề sử dụng khi chương trình lên sóng trực tiếp
Sau khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị từ nội dung, kỹ thuật đến nhân lực,
chương trình sẽ được lên sóng trực tiếp theo nội dung kịch bản đã được phê duyệt.Toàn bộ ê kíp làm việc bắt đầu thực hiện thu và phát sóng trực tiếp chương trình,
công đoạn này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và không chấpnhận sai sót dưới sự chỉ đạo của đạo diễn chương trình Dé có kết quả tốt ê kíp sảnxuất chương trình phải có kỹ năng nghiệp vụ và hiểu rõ chức danh nhiệm vụ của
mình và của các thành viên khác.
1.2 Phát thanh và vai trò của phát thanh trong đời sống xã hội
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhân Ngày Phát thanh thế giới
28
Trang 3313/02/2020 đã nói “Phát thanh kết nối mọi người Trong thời đại bùng nỗ truyền
thông, đài phát thanh vẫn giữ vai trò đặc biệt từ nhiều thập kỷ qua, là nguồn cung
cấp thông tin chủ chốt cho mọi cộng đồng Phát thanh cũng là nguồn đổi mới mạnhmẽ, đi tiên phong trong tăng cường tương tác với thính giả và không ngừng cải tiễnvề nội dung Đài phát thanh mang tới sự đa dạng tuyệt vời với nhiều thể loại, nhiều
ngôn ngữ và đa dạng ở chính những người làm phát thanh Phát thanh gửi thông
điệp quan trọng đến toàn thế giới Trong ngày Phát thanh thế giới, hãy cùng nhaucông nhận và tôn vinh sức mạnh trường tồn của phát thanh để thúc đây đa dạng vàxây dựng một thế giới hòa bình.”
Theo UNESCO, Đài phát thanh vẫn luôn là một phương tiện truyền thông phổ
cập toàn cầu, có tính đồng nhất, đặc biệt là phô cập tới những khu vực nghẻo, khu
vực chưa được quan tâm đầy đủ, khu vực nông thôn và những khu vực khó tiếp cận,
ở những nơi đó, đài phát thanh vẫn là một trong số ít những nguồn thông tin giải trí
sẵn có, chỉ phí thấp mà lại đáng tin cậy Đối với một số khu vực, đây còn là nguồn
thông tin duy nhất Phát thanh trao cho tất cả mọi người không kể trình độ học vanhay địa vị kinh tế xã hội, những cơ hội dé tưởng tượng, để giải trí và để tham gia
vào những cuộc tranh luận công khai, tương tác trên làn sóng.
Chúng ta phải công nhận về sức mạnh của phát thanh, là một phương tiệntruyền thông vô cùng hiệu quả, nó giúp kết nối mọi người gần nhau hơn, thúc đây
các cuộc đối thoại tích cực hơn Phát thanh là một phương tiện truyền thông giá rẻ,
một công cụ truyền tải thông tin hiệu quả, nên phát thanh vẫn đến được với nhiềungười dân ở khắp nơi trên thế giới hơn cả điện thoại thông minh và truyền hình
Đây cũng là phương tiện hàng đầu đến với người dân khi họ không được tiếp
cận với internet và đặc biệt những người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo
va cả những người dé bị tốn thương, những người khuyết tật, khiếm thị, thanh niên
phụ nữ và người nghèo
Phát thanh là một phương tiện truyền thông đã có từ đầu thế kỷ 19 sau khi
có sự ra đời của sóng vô tuyến Trong bối cảnh thế giới đang bước vào một kỷnguyên bùng nỗ thông tin với sự phổ cập của điện thoại thông minh và nhiều
29
Trang 34phương tiện truyền thông đa phương tiện khác nhưng phát thanh vẫn có nhữnglợi thế riêng của nó mà các loại hình truyền thông khác không có được đó là:những người tham gia giao thông, người lao động chân tay, đồng bảo ở vùng sâu,
vùng xa biên giới và hải đảo.
Nếu trên đất liền không có phát thanh thì có truyền hình, không có truyền hìnhthì có Internet để nghe, dé xem nhưng khi ngư dân ra khơi, cách đất liền hàng trămhải lý, đằng đăng hàng tháng trời thì không có phương tiện nào khác ngoài phátthanh Có ngư dân đã nói với tôi rằng: “khi ra khơi chỉ toàn sóng, gió và nước màđược nghe thấy tiếng người (tiếng đài) tôi cảm thấy gần đất liền hơn, yên tâm hơn."
Ngoài ra khi có thiên tai, địch họa xảy ra ở cả một vùng, ngăn cách giữa các khu
vực hàng nhiều chục ki-lô-mét thì các phương tiện thông tin đến với người dân lúc
đó chỉ có thể là chiếc radio
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số (xã hội số, kinh tế số, chính phủ sé,nền văn hóa số ), kỷ nguyên của IoT, của Big Data và AI, chính nó đã tạo nênmột thé giới phăng, chính nó đã lập lại cả trật tự của thé giới, đã làm thay đối cả tamly, tập quán của con người và đặc biệt gần đây do đại dịch Covid-19 mà tốc độ
chuyền đổi số ở các quốc gia đã diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng
Trong khi tất cả các lĩnh vực đều có sự chuyên đổi số và có sự dịch chuyền dochuyên đổi số thì phát thanh cũng không là ngoại lệ Về phát sóng số mặt đất hiệncó rất nhiều chuẩn, điển hình phải kế đến là DAB+/DAB; DRM+/DRM; HDRadio đã và đang được phát chính thức ở rất nhiều nước Châu Au, trong đó có NaUy đã dừng hắn phát sóng FM dé phát sóng số tiêu chuẩn DAB+ ở phát thanh đài
Quốc gia từ cuối năm 2017; Mỹ (HD Radio); Úc và New Zealand (DAB+ và
DRM ) trong khi đó một số nước vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm để tìmcho mình một chuẩn phù hợp nhất
Máy phát sóng số có lợi thế hơn máy phát Analog là một máy phát có thê phátđược nhiều chương trình, với nhiều giá trị gia tăng khác nên lợi ích của phát sóng sốmặt đất là tiết kiệm tài nguyên tan sé, tiết kiệm đầu tư, tiết kiệm chi phí khai thác
vận hành, chất lượng tín hiệu âm thanh tốt hơn, không bị can nhiễu, ngoài âm thanh
30
Trang 35có thể gửi kèm thêm một số thông tin như Text (thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, chứng
khoán, hướng dẫn giao thông ); hình ảnh (hình ảnh ca sĩ, ảnh PTV, ảnh BTV ).
Bên cạnh việc phát sóng số mặt đất thì phát thanh còn được phát trên Website, trên
mạng xã hội, trên ứng dung OTT, Spotify, Youtube, Podcast
Tuy vậy khác hắn với chuyền đổi số ở các lĩnh vực khác, với phát thanh cách
thức chuyền đôi số đa dạng hơn, nhưng chưa có một lộ trình cụ thé, trong khi đó
phát thanh truyền thống trên AM, FM van là công cụ và phương tiện thu nghe phébiến trong phát thanh đối nội của người dân, nhất là những người tham gia giaothông, người dân ở các vùng quê, miền núi, hải đảo
Đặc biệt theo thống kê trong thời gian giãn cách xã hội thì số lượng ngườinghe đài bằng phương thức truyền thống lại tăng hơn nhiều vì lúc này ngoài những
thông tin thông thường thì điều đầu tiên ai cũng quan tâm là tình hình Covid-19 ởnước ta và các nước trên thế giới, vì thông tin trên phát thanh luôn nhanh nhất và
tiện lợi nhất, đặc biệt là các hệ thống truyền thanh cơ sở luôn hoạt động hết công
suất và phát huy tác dụng của nó hơn lúc nào hết
1.3 Đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của chương trình phát thanh trực tiếp
1.3.1 Đặc điểm của chương trình PTTTChúng ta biết rằng với phương thức sản xuất chương trình phát thanh theocông nghệ truyền thống, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc hầunhư độc lập với nhau Các phóng viên đi viết tin bài về chỉ cần nộp băng và văn bản
là coi như cơ ban đã hoàn thành nhiệm vụ Các tin, bài, băng âm thanh đó sẽ được
những người làm công tác biên tập cắt gọt, sửa chữa, dựng chương trình dé cho cácphát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh dé đến giờ thì dem băng ra phat sóng
Trong phát thanh truyền thống, kết cấu và nội dung của chương trình thườngchặt chẽ do đã có nhiều thời gian để lựa chọn, sửa chữa Người thể hiện chươngtrình chủ yếu là phát thanh viên chuyên nghiệp nên ít có những sai sót Đó là nhữngưu điểm chủ yếu Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ nhiều nhược điểm mangtrong đó nhược diém nỗi bật nhất là ở chỗ: thông tin phải qua nhiều khâu, xử lý mat
nhiều thời gian, do đó khi đến được với người nghe thì đã cũ, đã mắt đi tính thời sự
31
Trang 36(vốn được coi là ưu thé quan trọng nhất của loại hình phát thanh).
Bên cạnh đó, do các chương trình được cắt gọt, trau chuốt kỹ cảng nên có khi
lại làm mất đi sự sinh động, cuốn hút khiến người nghe có cảm giác thiếu chân thực.Điều này còn có nguyên do là người trình bày thông tin (phát thanh viên) khôngphải là người đã trực tiếp chứng kiến sự kiện như các phóng viên
Phương thức sản xuất các chương trình PTTT đã xuất phát từ chính những nhucầu tự đôi mới của chính loại hình phát thanh Ở các nước có kỹ thuật tiên tiến trênthế giới, hình thức PTTT đã manh nha từ những năm 30 của thế kỷ trước Trongnhững “sự kiện phát thanh” của thế kỷ XX, PTTT đã được ghi nhận từ năm 1936
khi Đài BBC tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” Crystal Palace tại Luân Đôn
(Anh) với những “lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh”
Chương trình tường thuật trực tiếp nổi tiếng đó đã đi vào sách giáo khoa phát thanhcủa nhiều nước trên thế giới
Từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đến nay, thực tiễn và lý luận phát thanhđều quan tâm đến những hình thức “thông tin tức thì” và phương thức thực hiện cácchương trình PTTT đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở các đài phát thanh trên thégiới, nhất là tại các nước phát triển Dai phát thanh RTL (Pháp) phát ngay các thôngtin mới nhận được mà không cần phải chờ đến bản tin phát theo những giờ giấc đãđịnh trước Tiêu chuẩn quan trọng nhất dé một tin có thé đưa ngay “tức thì” là mứcđộ quan tâm mà thính giả sẽ dành cho nó Ông Philippe Labro - Giám đốc của dairất tự hào về sáng kiến này và cho răng giá trị của đài RTL dựa vào những nguyêntắc cơ bản, không thay đổi là: tính tranh thủ thời gian, rất nhanh, rất nhạy, tính trựctiếp, tính gần gũi người nghe đài, nhiệt tình và tính đa dạng
Trong bối cảnh bùng nỗ thông tin toàn cầu như hiện nay, phương thức sảnxuất các chương trình PTTT chính là giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện đại khôngchỉ riêng ở Việt Nam Phương thức PTTT tạo ra cơ hội dé thính giả có thé trực tiếpnói về những điều họ quan tâm chứ không chỉ bắt họ nghe những điều mà nhữngngười làm chương trình muốn nói Ngoài ra, người dẫn hệ PTTT phải liên tục vào
mạng để đọc các tin nhắn của thính giả để quyết định giao lưu với thính giả nào, ở
32
Trang 37đâu và vào lúc nào? Phong cách nổi bật của những người dẫn hệ phát thanh này làluôn luôn tươi cười để âm sắc của lời nói sống động, gần gũi với thính giả
Phát thanh trực tiếp cũng không đơn thuần chỉ là yếu tố công nghệ bởi linhhồn của những chương trình là sức tác động của những thông tin mang tính địnhhướng cao, và nếu chỉ có công nghệ thôi thì không thê tạo nên được điều đó Điềuquan trọng nhất không chỉ là chuyển ngay những điều gì đó tới thính giả mà nhữngđiều chúng ta chuyền tải hàm chứa lượng thông tin như thế nào, đáp ứng được ởmức độ nào nhu cầu của người nghe, có ý nghĩa ra sao đối với cuộc sống của họ
Công nghệ mang lại khả năng chuyên tải thông tin ở ngay thời điểm xảy ra sự kiện,hiện tượng đã giúp cho báo chí đáp ứng cao hơn nhu cầu của công chúng, hỗ trợ,làm nâng cao tính nhanh nhạy của báo chí Tuy công nghệ là một yêu tố cơ bản và
hết sức quan trọng song hơn thế nữa và có ý nghĩa quyết định lại chính là con người
- những nha báo làm phát thanh trực tiếp - những người năm công nghệ dé thực
hiện chương trình Như vậy, con người - nhà báo với khả năng nhìn nhận, lựa chọn,
chat lọc thông tin, thé hiện thông tin sao cho có hiệu quả là yếu tố cần quan tâmnhất khi ứng dụng phương thức sản xuất trực tiếp vào sản xuất các chương trình
phát thanh.
Trong phát thanh trực tiếp, đặc biệt nôi lên vai trò của người dẫn chương trình.Đây là người theo suốt chương trình, là người đầu tiên ứng xử với những diễn biến
của sự kiện Nhà báo Hoàng Trọng Đan, nguyên trưởng Ban Thời sự - Đài Tiếng
nói Việt Nam nhận xét: "Không có người dẫn chương trình thì không có các chương
trình trực tiếp" Người dẫn thay mặt cho cả đội hình sản xuất chương trình để dẫndắt, tham gia khai thác, khâu nối, liên kết thông tin Những ứng xử thông minh,nhạy cảm của người dẫn hay những sai sót đều được chuyền tới thính giả và ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng của chương trình Bởi vậy, người dẫn giỏi là một yếutố đảm bảo cho sự thành công của các chương trình phát thanh trực tiếp
Trong tương quan so sánh với những loại hình báo chí khác, phát thanh và
PTTT có những đặc điểm cơ bản được thê hiện qua các yếu tố sau đây:
Tỏa sóng rộng khắp: là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng
33
Trang 38lớn với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xi 300.000 km/s) Có thể nói
phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hoá rất
cao Thông tin được xã hội hoá cũng sẽ có khả năng tạo ra hành động mang tính xãhội lớn.
Thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện từvà hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu.Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh phát thanhcó thé ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về sự kiện ở chính thờiđiểm mà nó đang diễn ra
Khác với báo in, hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghethông tin ở cùng một thời điểm Có lẽ đây chính là điều khiến cho Lênin, từ cách
đây gần một thế kỷ đã nhận xét: “Phát thanh là cuộc mít tinh của hàng triệu quần
chúng” Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Trong khi đọc báo, người
đọc có thé chủ động xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bat cứ trạng thái
nào Còn thính giả phát thanh bi phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trìnhthông tin radio.
Đặc điểm co ban nhất của PTTT so với phát thanh nói chung đó chính là: quá
trình hình thành chương trình phát thanh diễn ra đồng thời với thời gian mà chương
trình đó được phát sóng.
Một chương trình PTTT chỉ được coi là hoàn thành khi quá trình sản xuấtchương trình đó kết thúc Như vậy, việc chương trình hình thành đến đâu, được phátsóng ngay đến đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của phương thức sản xuất cácchương trình PTTT Trong PTTT, ngoài các yếu tố được thực hiện trực tiếp (như:
đọc thang; gọi điện tới phòng thu; tường thuật trực tiếp; phỏng vấn trực tiếp; khách
mời tại phòng thu; tọa đàm trực tiếp; phóng sự trực tiếp; phát thanh lưu động ),người ta vẫn phải sử dụng những chất liệu không trực tiếp để xây dựng chươngtrình (như: các ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã được thu thanh hoàn chỉnh vớinhững tiếng động nền, phát biểu của các nhân chứng hoặc đã được dựng sẵn thành
những chuyên mục, tiết mục của chương trình Ngoài ra còn có các loại nhạc xen,
34
Trang 39nhac cắt, nhạc nên đã được chuẩn bị sẵn sảng từ trước).
Trong một chương trình PTTT còn có thé bao hàm nhiều nội dung khác nhau,được thực hiện bởi những nhóm phóng viên khác nhau, ở những địa điểm, thờiđiểm khác nhau (ví dụ như chương trình Cầu truyền thanh) Vấn đề là toàn bộ
những nội dung đó phải được liên kết lại trong một chương trình có tính thống nhất
cao, hoàn chỉnh về mặt tính chất, về chủ đề chung của cả chương trình và quá trình
liên kết đó cũng đồng thời là quá trình phát sóng
Một chương trình PTTT nhìn chung phải có sự ôn định về nội dung với mộtchủ đề có tính thống nhất cao Tuy nhiên, với các dạng chương trình PTTT được
thực hiện tại hiện trường hoặc các chương trình có sự tham gia của thính gia, người
ta phải chấp nhận cả những yếu tố ngẫu nhiên, đột xuất ngoài dự kiến Những yếu
tố này có tính hai mặt - vừa làm phong phú cho chương trình, đồng thời cũng có thể
phá vỡ tính thống nhất của chương trình Do đó, để có thể đảm bảo sự liên kết hợplý giữa các thành phần khác nhau được tập hợp trong một chương trình PTTT, đòi
hỏi phải có sự nhạy bén của đạo diễn và của những người tham gia thực hiện
chương trình.
Chương trình PTTT ngoài việc phải có lượng thông tin nhanh, phong phú, mới
mẻ còn phải đáp ứng được nhu cầu của thính giả qua những yếu tố thuộc về hìnhthức thể hiện như: thông tin ngắn gọn, cấu trúc chương trình mở, linh hoạt, dẫn
chương trình sinh động, kết hợp hợp lý giữa lời nói với tiếng động, âm nhạc
Trong PTTT, bố cục các thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút,lôi cuốn thính giả Thông tin cô đọng, ngắn gọn sẽ làm bớt đi sức ép tâm lý đối vớinhững phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình PTTT, đồng thời phát huyđặc tính của phát thanh là người tiếp nhận thông tin qua cơ quan thính giác Âmnhạc và tiếng động có vai trò rất quan trọng trong PTTT, góp phan tạo ra sự sinh
động của các chương trình.
1.3.2 Uu điểm, hạn chế của chương trình PTTT
Phát thanh trực tiếp là xu thế đồng thời là phương thức sản xuất phát thanhhiện đại mà quá trình sản xuất chương trình trùng với thời điểm tiếp nhận thông tin
35
Trang 40của thính giả, đồng thời tạo điều kiện để thính giả tham gia vào quá trình sản xuất
chương trình.
+ Thông tin nhanh, sinh động, linh hoạt
Ưu điểm nỗi bật của phát thanh trực tiếp là tính thời sự cao, độ nóng hồi của
thông tin được đảm bảo Nếu như trong các chương trình phát thanh thu sẵn, thính
giả nghe chương trình một cách thụ động thì khi thực hiện phát thanh trực tiếp thínhgiả nghe chương trình một cách chủ động hơn Phương thức sản xuất chương trìnhphát thanh trực tiếp đưa đến cho thính giả thông tin về sự kiện đang diễn ra Vớiphương thức sản xuất chương trình Phát thanh trực tiếp gần như loại bỏ tình trạngđọc để in thu băng giúp thông tin truyền nhanh đến công chúng tiếp nhận đáp ứng
tính thời sự, nhanh nhạy.
Theo tác giả Đức Dũng trong sách “Lý luận báo phát thanh” cho rằng “Phát
thanh trực tiếp là phương thức thé hiện mới mà ở đó tính thời sự, tính trực tiếp taonên hiệu quả chân thực đối với người nghe Với mục đích làm cho người nghe cảmgiác được chứng kiến diễn biến của sự kiện” Với thông tin được phát đồng thời vớisự kiện đang diễn ra, khán giả được lắng nghe những âm thanh sinh động, chân thật
Cảm xúc này sẽ hơn hăn với việc thu băng âm thanh rồi về dàn dựng nghe lại Tiếng
nói của phóng viên, biên tập viên, dẫn chương trình không chỉ tạo sự thu hút cho
khán giả mà còn thé hiện bản lĩnh, năng lực của phóng viên khi thực hiện chươngtrình Chính vì lẽ đó, khi trực tiếp lễ đưa tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp mặc dùchất lượng kỹ thuật vẫn còn hạn chế, nhưng với chất giọng đầy cảm xúc của Phátthanh viên khi được trực chứng kiến đã khiến người nghe như được hòa mình vàogiây phút thiêng liêng ấy và điều quan trọng là buôi tường thuật phát thanh trực tiếpđó đã đáp ứng được nhu cầu đông đảo của nhân dân
+ Chương trình mở với sự tham gia trực tiếp của thính giả, tính tương tác caoPhương thức phát thanh trực tiếp mở ra cơ hội tương tác trực tiếp và thính giảcó thê tham gia vào quá trình sản xuất chương trình Tác gia Đức Dũng khang định“Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh hiện đại là một cuộc tròchuyện với thính giả” chính vì vậy “Giao lưu thính giả trong phát thanh trực tiếp là
36