CÁC ĐÀI PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với sản xuất chương trình PTTT của các đài
khu vực Đông Nam Bộ
3.1.1. Nhận thức chưa ding về vai trò tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp
Trong bối cảnh hiện nay trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, thì các phương tiện truyền thông trở nên đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Từ
thực tiễn đó công chúng đã có nhiều sự lựa chọn các loại hình báo chí để đáp ứng nhu cầu thông tin. Tổ chức sản xuất chương trình PTTT trong bối cảnh phát triển như hiện nay, sự thay đối về nhu cầu người nghe, tat cả chương trình phát thanh đều phải đối mới, nâng cao chất lượng dé thu hút người nghe và phù hợp với bối cảnh,
văn hóa cũng như trình độ nhận thức của thính giả.
Hiện nay việc nhận thức rõ vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế, coi nhẹ vị trí và vai trò của sản xuất chương trình PTTT, chạy theo sé luong va tinh cap nhat thong tin mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các chương trình PTTT. Từ đó dẫn đến quá trình t6 chức sản xuất chương trình PTTT chưa có sự chuyên nghiệp.
Do chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tổ chức sản xuất chương trình PTTT nên các ê kíp làm việc nhiều khi thiếu sự thống nhất, thiếu sự trao đôi về định hướng chương trình trước khi lên sóng. Tình trạng mạnh ai người đó làm, công việc của ai người đó phụ trách dẫn đến thiếu sự phối hợp đồng bộ và phát huy tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên trong một ê kíp sản xuất. Nhiều người cho rằng các chương trình PTTT sẽ chỉ đáp ứng được một phần lượng thính giả theo dõi, do thính giả sẽ lựa chọn nhiều kênh truyền thông khác nhau, do đó lượng
thính giả nghe đài ngày một ít đi. Chính từ nhận thức đó đã dẫn tới tình trạng làm
cho xong dé kịp tiến độ phát sóng mà quên mắt rằng những sản phẩm trong chương trình PTTT có vai trò quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng mà còn góp phân quan trọng vào việc định hướng dư luận xã hội.
95
Xuất phát từ thực tiễn đó, van dé đặt ra hiện nay là phải nhận thức rõ được vai trò của tô chức sản xuất chương trình PTTT ở các Đài phát thanh. Dé từ đó các Dai phát thanh có chiến lược phát triển bền vững, cung cấp những thông tin có chất lượng, trung thực và phản ánh những vấn đề khách quan của thực tiễn xã hội. Đồng thời khi nhận thức được vai trò của tổ chức sản xuất chương trình PTTT sẽ giúp cho các nha đài không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung và hiệu quả truyền thông.
3.1.2. Thiếu sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp
Các đài Phát thanh - Truyền hình hiện nay hoạt động giống như một doanh
nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm và hướng sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.
Chính vì vậy mà việc đổi mới, cải tiến phương thức sản xuất để cho ra đời các sản
phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là yêu cầu thường xuyên và là chiến lược phát triển bền vững.
Sự phát triển nhanh của công nghệ 4.0 mang đến nhiều cơ hội cho việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong quy trình sản xuất, truyền dẫn, phát sóng giữa các phát thanh. Thính giả đang dịch chuyên từ nghe phát thanh truyền thống sang nghe trên các hạ tầng truyền dẫn khác như internet, smartphone... Thay vì tiếp nhận thông tin một chiều như trước, công chúng ngày nay có nhu cầu giao lưu tương tác với chương trình, thậm chí tham gia vào chương trình với tư cách người cung cấp
thông tin.
Qua kết quả nghiên cứu về tô chức sản xuất chương trình PTTT của các đài phát thanh địa phương khu vực Đông Nam Bộ, tác giả nhận thấy rằng việc tổ chức sản xuất chương trình PTTT của các Đài hiện nay còn thiếu sự đổi mới mang tính đột phá dé bắt kịp với xu thế của thời đại. Năng lực sáng tạo của đội ngũ sản xuất chương trình PTTT của các đài hiện nay còn chậm đổi mới, chưa có nhiều những ý tưởng sáng tạo, điều này làm cho chương trình bị đi theo lối mòn, biên tập viên chưa có ý thức sáng tạo, linh hoạt trong kết cau chương trình ma chi làm theo barem có sẵn, viết lời dẫn cho chương trình còn thiếu sự đầu tư, kết nối van đề dé dẫn dat
người nghe.
96
Tâm lý ngại thay đôi, làm việc an toàn, tư duy cục bộ, môi trường thiếu tính
cạnh tranh đã làm mòn ý tưởng, sức sáng tạo của các phóng viên, biên tập viên, kỹ
thuật viên trong sản xuất chương trình PTTT là những rào cản lớn trong chiến lược đổi mới cách nghĩ, cách làm phát thanh. Và như vậy, sẽ có rất nhiều việc phải triển khai, thực hiện để có được sự thay đôi đột phá từ trong tư duy, cách nghĩ của mỗi
người làm chương trình phát thanh ở địa phương.
Mặt khác chính sự thiếu đổi mới và tư duy sáng tạo nên vẫn còn tình trạng dàn trải trong các chương trình PTTT, do đó các chương trình PTTT chưa làm nổi bật được các vấn đề chính mang tính trọng tâm của địa phương, của vùng. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chương trình PTTT ở các địa phương khu vực Đông Nam Bộ hiện nay, trong đó đổi mới về chất lượng nội dung, hình thức lẫn phương thức chuyển tải là điều mà người sản xuất chương trình PTTT phải đặt lên hàng đầu.
3.1.3. Người dẫn chương trình PTTT chưa có sự linh hoạt Người dẫn chương trình trực tiếp được xem là xương sống, là linh hồn của cả chương trình vì vậy sự thành công của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người dẫn dắt. Do vậy hạn chế của chương trình đa phần cũng sẽ ở khâu dẫn chương trình là nhiều nhất. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, người dẫn chương trình PTTT qua kết quả nghiên cứu một số chương trình PTTT của các đài, nhìn chung người dẫn chương trình PTTT đều có chất giọng tốt, thân thiện và gần gũi nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế nhất định. Theo khảo sát của tác giả trên kịch bản giấy và nghe trực tiếp chương trình, người dẫn chương trình vẫn còn bị
“bó khung”, nên nhiều khi không được tự nhiên, thoải mái trong đối thoại, giao lưu
với thính giả, làm giảm tính tự nhiên và sự sinh động của các chương trình PTTT,
người dẫn chương trình chưa thực sự hấp dẫn người nghe và đôi khi còn để trống nhiều thời lượng lên sóng, nhất là với các chương trình tương tác trực tiếp với thính giả. Cơ cấu giọng đọc chưa hợp lý, chưa đa dạng về tiếng nói; quá trình đọc còn mắc nhiều lỗi; chưa khai thác và sử dụng hiệu quả tiếng nói của nhân vật, chưa khai thác tốt các chất liệu âm thanh tổng hợp, chưa áp dụng triệt dé nguyên tắc viết cho
97
người nghe, chưa coi trong lời dẫn trong chương trình. Điều này chưa thé hiện được phong cách dẫn chương trình hiện đại, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho các đối tượng tham gia. Những lời dẫn lập đi, lập lại sẽ dé gây nhàm chán cho thính giả.
Ngoài ra, chất lượng của thính giả gọi đến tham gia, giao lưu chương trình ở nhiều trình độ và thành phần khác nhau nên không phải lúc nào cũng có thê phối hợp tốt
với người dẫn.
Do là chương trình phát sóng trực tiếp nên có những tình huống bất ngờ phát sinh: thái độ của thính giả tham gia, lỗi kỹ thuật, lỗi truyền dẫn, lỗi tạp âm, người dẫn chương trình có sự cố, không hiểu ý nhau giữa các thành viên ê kíp... đôi khi khiến chương trình gián đoạn, hoặc người dẫn chương trình phải xử lý khẩn cấp. Do đó vấn đề đặt ra là người dẫn chương trình cần phải có sự linh hoạt, xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh trong quá trình phát sóng trực tiếp, nâng cao tính chuyên môn hóa đối với người dẫn chương trình đối với từng chương trình đặc thù. Người dẫn chương trình phải có sự am hiểu, có trình độ chuyên môn nhất định đối với lĩnh
vực đảm nhận.
3.1.4. Tính tương tác của khán giả còn thấp và cơ cấu các chương trình
chưa phi hợp
Theo kết quả khảo sát về tương tác của khán giả với chương trình PTTT của các dai đã qua khảo sát cho thấy một số chương trình có ty lệ thính giả tương tác ít so với những chương trình khác. Điển hình như một số chương trình như “Phòng mạch FM”, “Bạn hữu đường xa” của đài VOH. Điều này xuất phát từ việc cơ cau và
thời gian phát sóng các chương trình PTTT chưa có sự phù hợp. Như chương trình
PTTT của Đài BPTV có thé thấy chủ yếu tập trung vào các thông tin thời sự, các chương trình này chiếm tới 50% số lượng các chương trình PTTT trong đó có tới 4 chương trình đưa tin thời sự đơn thuần. Điều này dẫn đến sự mat cân đối cũng như thiếu sức hấp dẫn người nghe. Mặt khác một số đài chưa có kịch bản dự phòng rủi ro khi có những vấn đề phát sinh.
Do đó vấn đề đặt ra là các chương trình PTTT của các đài phát thanh khu vực Đông Nam Bộ cần tăng cường sự tương tác với khán giả khi thực hiện chương trình
98
PTTT, đồng thời cơ cấu lại nội dung chương trình, sắp xếp thời gian hợp lý giữa các
chương trình PTTT.
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ
3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân sự trong sản xuất chương trình PTTT Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất đối với bất cứ ngành nào, lĩnh vực gì. Đối với tô chức sản xuất chương trình PTTT thì yếu tố con người được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng các chương trình PTTT. Đội ngũ chuyên môn, kỹ thuật
đa nền tảng cần được tô chức lại nhân sự và đối mới cơ chế hoạt động trên nguyên
tắc cập nhật, thống nhất, công khai và minh bạch. Đây là bộ phận chuyên trách rà
soát việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nhận xét đánh giá và xây dựng, phê duyệt nội dung. Hoạt động của bộ phận chuyên trách này cũng cần đảm bảo được tính kịp thời, thống nhất, chính xác, minh bạch của toàn bộ quy trình sản xuất; nâng cao chất lượng chương trình, tác phẩm và hạn chế tối đa sai sót trên sóng phát thanh, trang thông tin điện tử và các hạ tầng mạng xã hội khác. Đặc biệt, quy trình này đã tạo điều kiện để khuyến khích, khơi gợi được không khí tranh luận, phản biện sôi nổi;
xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; tao sự chuyên biến về tinh thần, thái độ làm việc, ý thức trách nhiệm và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ
phóng viên, biên tập viên...
Công tác tuyển dụng được đội ngũ nhân tài cũng cần có chế độ đãi ngộ thích đáng mới có thể tuyển dụng được và giữ chân được họ. Trong tuyển dụng cần thể
hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của ứng viên, tạo môi trường làm
việc thân thiện ngay từ vòng phỏng vấn cũng là những phương pháp giữ người hiệu quả. Nhân lực của các đài không chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn mà cần trẻ hoá đội ngũ dé có nguồn thế hệ kế thừa trong tương lai. Trong công tác tuyển dụng
cần tập trung vào các tiêu chí sau:
- Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng, đối với người dẫn chương trình thì việc thành thạo ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, qua đó họ hiểu được, giải nghĩa những sự kiện và vẫn đề một cách rõ nét. Đồng thời phải có kỹ
99
năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng ngoại ngữ.
- Thành thạo tiếng bản ngữ, đối với người dẫn chương trình PTTT ở địa
phương nói chung phải sử dụng ngôn ngữ thành thạo, khi sử dụng ngôn ngữ thì phải
đơn giản, dễ hiểu, mang tính đại chúng. Có nghĩa là lời ăn tiếng nói sử dụng trong chương trình phải gần gũi với đại đa số nhân dân và phù hợp với từng chương trình cũng như trình độ và khả năng tiếp nhận của công chúng. Khi trình bày không sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, khoa giáo, hàn lâm, mà phải thật gần gũi với lời ăn tiếng nói của công chúng địa phương. Có như vậy thi khán giả mới dé hiểu, dễ tiếp nhận dé chuyền biến từ nhận thức đến hành động. Qua đó tạo nên hiệu quả, tích cực tác động đến công chúng là thính giả nghe đài.
- Tham định, khai thác các nguồn tư liệu, tin, phóng sự, dé tài, kịch bản, theo phương hướng, kế hoạch và yêu cầu của đài. Có chuyên môn và kỹ năng trong biên dịch, biên tập tin, phóng sự và các chương trình khai thác có bản quyền theo yêu cầu và nhiệm vụ được phân công.
- Có trình độ chuyên môn sâu về nghề nghiệp báo chí, đây là một hệ thống kiến thức đa dạng về lý luận, lịch sử xã hội học báo chí và các kỹ năng nghề nghiệp.
Những kiến thức này giúp biên tập viên chủ động, tự tin trong quá trình tác nghiệp, đồng thời làm tăng hàm lượng khoa học trong các sản phẩm truyền thông, đáp ứng được đòi hỏi của báo chí hiện đại. Việc nắm vững nghiệp vụ có thể giúp biên tập viên chủ động, sáng tạo trong quá trình đưa tin quốc tế cũng như phản xạ nhanh trước các vấn đề mang tính quốc tế và đưa ra cách giải quyết thông minh, mới mẻ, tiến bộ.
3.2.2. Giải pháp về cải tiến quy trình sản xuất chương trình PTTT Với cách làm của phát thanh hiện đại, một chương trình phát thanh trực tiếp phải chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Nhưng khi diễn ra trên sóng phải thật tự nhiên, dung dị, không cần phải đao to búa lớn. Phát thanh trực tiếp hướng đến cách làm phát thanh hiện đại yêu cầu kịch bản phải khác, dẫn chương trình phải khác, viết tin, viết phóng sự hay làm phỏng vấn cũng phải khác. Việc tương tác với thính giả qua điện thoại, email hay mạng xã hội.Có thể nói để có chương trình phát thanh trực
100
tiếp chất lượng thì những người thực hiện phải có sự đổi mới toàn diện. Trong các chương trình phát thanh trực tiếp của Đài thì có thể nói chương trình thời sự 11 giờ bộc lộ nhiều hạn chế nhất và cần phải có sự đôi mới toàn diện về con người vả cách thức tô chức sản xuất.
- Đồi mới khâu xây dựng kịch bản + Xây dựng kịch bản mang tính “mở” nhiều hơn.
Xây dựng kịch bản với thông tin có chất lượng đảm bảo tính chính xác và nhanh. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối với thông tin đại chúng. Các thông tin phải đạt được sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưa ra. Đề đạt được tính nhanh thì kịch bản phải xây dựng theo xu hướng mở. Mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Thính giả theo dõi chương trình có thé trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách tiếp cận và phân tích vấn đề.
Mục đích của kịch bản theo hướng mở là dé thông tin nhanh, dé thính giả có thể tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn đàn nơi mà mọi người có thé chia sẻ quan điểm, ý kiến. Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là khi thực hiện được công việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất
lớn với công chúng.
Các chương trình mở có một đặc điểm đó là thông tin ở đó không chỉ do phóng viên cung cấp mà do cả công chúng, những người tham gia vào chương trình qua trao đổi cung cấp, do vậy nguồn tin sẽ đa dang. Đồng thời, thông tin ở đây có tính chân thực, khách quan và có khả năng thu hút thính giả theo dõi nhiều hơn. Khi có sự đóng góp công sức của công chúng theo đõi vào chương trình thì sẽ có nhiều thông tin mới, thông tin đắt giá được khai thác, và hơn thế trách nhiệm về thông tin được chia đều cho cả phóng viên lẫn người trực tiếp cung cấp.
Trong kịch bản cần kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải trí:
101