THỰC TRANG SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Trang 53 - 99)

TRỰC TIẾP TẠI CÁC DAI DIA PHƯƠNG KHU VUC ĐÔNG NAM BO

2.1. Giới thiệu về chương trình phát thanh trực tiếp trong diện khảo sát 2.1.1. Về khung giò phát sóng các chương trình PTTT

Luận văn đã tiến hành khảo sát tần suất, mức độ thông tin của các chương trình phát thanh trực tiếp của 3 đài phát thanh khu vực Đông Nam bộ gồm: VOH:

Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM; BTV: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; BPTV: Đài Phát thanh truyền hình và Báo Bình Phước.

VOH - Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh: Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phó Hồ Chí Minh (rên tiếng Anh là "The Voice of Ho Chi Minh City People", viết tắt là VOH), là đài phát thanh của Thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Uy ban Nhân dân Thành phó Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường

lối, chính sách của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí

Minh và vùng phụ cận.

Từ lúc thành lập Đài với một sóng 610 KHz, cho đến những năm cuối thập niên 1990, ngoài AM 610 kHz các chương trình của Đài còn được phát trên các tần số như 820 kHz và 103,0 MHz. Đến năm 1997, Đài phát triển thêm kênh phát thanh chuyên biệt về thông tin thương mai và giải tri tổng hợp, phát trên sóng 99,9 Mhz, trên sóng 103,2 MHz tại Sóc Trăng, 96.3 MHz (đến 2018 đổi sang 98,5 MHz) tại

Đà Nẵng, 87,7 MHz tại Bình Phước và các khu vực Nam Trung Bộ, Dong Nam Bộ

và Tây Nguyên vào ngày 01/11/2019. Từ 23/09/2010 cho ra đời thêm Kênh giao

thông đô thị phát trên sóng 95,6 MHz. Từ 31/12/2019 kênh phát tần số 96 MHz tại Bà Rịa Vũng Tàu và khu vực Miền Trung. Từ 01/12/2019 Đài phát sóng thêm kênh

87,7 MHz. Từ năm 2009, Đài đưa vào sử dụng trạm phát sóng ở tinh Sóc Trăng,

nâng cao chất lượng phát sóng phục vụ người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Đài có hàng trăm chương trình, tiết mục, trong đó có hàng chục

chương trình phát thanh trực tiếp mỗi ngày và tông thời lượng phát trên ba sóng là

62 giờ/ngày.

49

VOH hiện phát trực tuyến trên ba làn sóng AM 610 Khz, FM 99,9 Mhz — FM 95,6 Mhz. Tần suất và mật độ thông tin của các chương trình phát thanh trực tiếp của VOH gồm:

Bảng 2. 1. Các chương trình PTTT trên đài VOH (99,9 MHz)

TT Chương trình Tân suất Giờ phát Ghi chú

sóng 1 | Sai gon buôi sang Hàng ngày 6h00 — 7h00 FM 99,9MHz

2 | Luật sư của ban Thứ 4,7 hàng | 14h30-15h00

tuần 13h30-14h00

3 | Y khoa vui vẻ Thứ 5 hàng | 17h15-17h45 | Tạm dừng phat sóng

tuần

4 | Bạn hữu đường xa Hàng ngày 15h05-16h00

5 | Online 360 độ Thứ 2- 6 hàng | 10h05-11h00

tuần

6 |A lô Bác sĩ Thứ 2 — 4| 8h30- 9h00

hàng tuần

7 | Radio cà phê — trực | 1 tháng/ lần 11h00-11h45

tiếp tuần cuối tháng

8 | Chuyên gia củabạn | Thứ 2, thứ 5| 17h15-17h30

hàng tuần

9 |Sức khỏe và cuộc | Thứ 6 hàng | 17h15-17h30

sông tuần

10 | Y khoa ai nghe cũng | Thứ 5 17h30-17h45

hiểu II | Bíquyếtsống khỏe | Thứ 6 17h30-17h45

12 | Phòng mach FM Thứ 7 17h-17h45 13 | Citylights Thứ 2 - thứ 6 18h-19h

Thứ 7 19h-19h30

14 | Tôi vẽ tương lai Thứ 3 20h30-21h30

(Nguon: Dai Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh)

50

BTV - Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương: Đài Phát thanh - Truyền

hình Bình Dương trực thuộc Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. Có nhiệm vụ thực

hiện chức năng là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương.

Sóng FM tan số 92,5 MHz của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương phủ được cả vùng Đông Nam Bộ và một phần các tỉnh phía Bắc vùng Tây Nam Bộ. Kênh phát thanh Bình Dương, phát từ 04h00 đến 01h00 hôm sau (21/24h hằng ngày). Tần suất và mật độ thông tin của các chương trình phát thanh trực tiếp của BTV gồm:

Bảng 2. 2. Các chương trình PTTT trên đài BTV (92,5 Mhz)

TT Chương trình Tan suất Giờ phát sóng Ghi chú

1 | Tư vấn pháp luật 01 lầntuần | 09h10-— 10h00 | Thứ 6

2_ | Kiên thức tiêu dùng 01 lần/ 2 tuân | 10h05 - 11h00 | Thứ 5

3 | Ca nhạc theo yêucầu | 6lần/tuần 14h30 — 16h00 | Thứ 2-thứ 7

4 | Giao thông — giờ cao | Hàng ngày 07h00 — 08h00 | Thứ 2-Chủ

điểm 17h00 — 18h00 | nhật

5 | Pháp luật và cuộc sống | 01 lần/2 tuần | 10h05 - I1h00 | Thứ 3

6 | Theo dòng thời sự 01 lầntuần | 09h10 — 10h00 | Thứ 5 7 |Gamesainhanhhon | 02 lan/tuan 10h05 — IIh00 | Thứ 2, thứ 4

8 | Khỏe va đẹp 01 lần/tuân 11h00 — 11h30 | Thứ 4

9 | Nhịp cầu nghệ sĩ 01 lần/tuần 10h05 — 11h00 | Thứ 5

10 | Gặp gỡ nhà nông 01 lần/2tuần | 10h05 — 11h00 | Thứ 6

11 | Gửi chút tình hồng 01 lầntuần | 09h05 — 10h00 | Thứ 7

12 | Ca nhạc cải lương theo | 01 lần/tuân 14h30 — 16h00 | Chủ nhật

yêu cầu

(Nguồn: Dai Phát thanh va Truyền hình tính Bình Dương)

BPTV - Đài Phát thanh Truyền hình và Báo Bình Phước: Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) là cơ quan Truyền thông báo chí trực

thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Phước. Dai BPTV được thành lập vào năm 1997.

Đến nay, BPTV trở thành cơ quan báo chí hoạt động trên bốn loại hình: Báo in, báo

hình, báo nói và báo điện tử.

51

Bang 2. 3. Các chương trình PTTT trên đài BPTV (89,4 Mhz)

TT Chương trình Tân suất | Giờ phát sóng | Ngày phát sóng

1 | Ban tin 9h Hang ngay | 09h00 - 09h10 2 | Bantin 10h Hàng ngày | 10h00 - 10h10

3 | Thời sự Hàng ngày | 11h00 - 11h30

4 | Bình Phước chào ngày mới | 5 1an/tuan | 07h00 - 07h30 | Thứ 2-thứ 6

5 | Thông tin đối ngoại 2lần/tuần | 08h30 - 08h40 | Thứ 2, thứ 4 6_ | Giai điệu Việt Iiầntuần | 14h00 - 15h00 | Thứ 2

7 | Chuyên động V-Biz 2lần/tuần | 19h00 - 20h00 | Thứ 2, thứ 5 8 | Chuyện nhà nông I — lần2| 15h00 - 16h00 | Thứ 3

tuần

9 | Sắc màu phương Nam 2lầntuần | 14h00 - 15h00 | Thứ 2, thứ 5 10 | Âm nhạc và cuộc sông Liầntuần | 14h00 - 15h00 | Thứ 3

11 | Chuyện thị trường 1lan/tuan | 14h00 - 14h45 | Thứ 4

12 | Cùng nhà nông làm giàu 1 lần/tháng | 19h00 - 20h00 | Thứ 4 13 | Tình yêu hôn nhân vàGĐÐ | Ilântuần | 2lh10 - 22h00 | Thứ 4 14 | Ngôi nhà khởi nghiệp Ilântuần | 14h00 - 15h00 | Thứ 5 15 | Alo Bác sĩ cây trồng 1 lần/tháng | 19h00 - 20h00 | Thứ 4

(Nguôn: Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước)

2.1.2. Các dạng chương trình PTTT

Qua nghiên cứu những chương trình PTTT cho thấy có hai hình thức phát sóng chính là phát thanh trực tiếp các chủ đề đã được lựa chọn và phát thanh theo yêu cầu của khán giả. Cả 3 đài phát thanh đều có những chương trình phát thanh

thuộc cả hai dạng thức này.

Các chương trình phát thanh trực tiếp bao gồm: tin nóng phát theo giờ quy định của đài phát; tin sự kiện thể thao, chính trị, kinh tế, văn hoá; âm nhạc, pháp luật; đời sống và sức khỏe; phát trực tiếp các chương trình đặc biệt vào các ngày

trong tuân và các chương trình trực tiép đặc biệt vào cuôi tháng.

52

Thời lượng các chương trình PTTT trung bình từ 15-60 phút.

+ Tổng thời lượng chương trình thời sự: 03 giờ 20 phút + Tổng thời lượng các chuyên dé: từ 30 phút - 50 phút + Tổng thời lượng các chương trình văn nghệ - giải trí, văn hóa - nghệ thuật, chương trình thiếu nhi từ 13h30' - 13h40”.

Nhìn chung, các chương trình PTTT của các đài hiện nay khá đa dạng về nội dung. Các chương trình thời sự chính luận, các chuyên đề phản ánh phong phú, chính xác và kip thời những van dé của cuộc sống xã hội. Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng đến quần chúng nhân dân, các chương trình phát thanh còn hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu

nước, các phong trao hành động cach mạng ở địa phương một cách hiệu quả. Một

số chương trình chuyên về tuyên truyền pháp luật, giúp người dân hiểu biết luật pháp, từ đó sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các chuyên đề mang tính chất khoa giáo còn hướng dẫn người dân thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất có lợi nhuận kinh tế cao, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Các chương trình văn nghệ - giải trí cũng đa dạng và phong phú về thể loại. Các chương trình ca nhạc, ca cổ, sân khấu, văn hóa - nghệ thuật, đọc truyện... đáp ứng khá tốt nhu cầu thưởng thức của các nhóm đối tượng thính giả.

2.2. Đánh giá về các chương trình phát thanh trực tiếp 2.2.1. Thông tin về mẫu khảo sát

Đề đánh giá nội dung thông tin, cũng như chất lượng các chương trình PTTT của các Đài tham gia khảo sát, ngoai việc nghiên cứu tài liệu, bao cáo kết quả hoạt động của các Dai, dé tài đã tiến hành phát phiếu khảo sát công chúng khán thính gia của 3 kênh VOH, BTV và BPTV nhằm đánh giá về mức độ quan tâm, cũng như đánh giá những kết quả, hạn chế các chương trình PTTT của các Đài. Với 600 phiếu phát ra thu về 487 phiếu hợp lệ (chiếm 81,1% số phiếu) bảo đảm được tính khách

quan của kêt quả khảo sát.

53

Bang 2.4. Thông tin về thính giả nghe đài

TT Nội dung Thông tin người trả lời | Tân suất | Tỷ lệ (%)

17 tuôi - 20 tuổi 44 9.1%

21 tuôi - 30 tuôi 177 36.3%

1 | Tuổi 31 tuôi - 40 tuôi 139 28.5%

41 tuổi - 50 tuôi 90 18.5%

> 50 tuôi 37 7.6%

Nam 190 39.0%

2 | Giới tính

Nữ 297 61.0%

Nông dân 41 8.4%

Công nhân 31 6.3%

Cán bộ viên chức, công chúc 123 25.2%

3 | Nghề nghiệp Sinh viên 71 14.5%

Doanh nhân 113 23.2%

Buôn bán nhỏ 50 10.2%

Lao động tự do 38 7.8%

Khác 21 4.3%

TP Hồ Chi Minh 178 36.6%

4 | Nơi ở hiện nay Bình Dương 165 33.8%

Bình Phước 144 29.6%

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ bảng hỏi)

Về đội tuổi: Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy, độ tuổi hay theo dõi các chương trình PTTT là từ 21-30 tuổi với 177 người (chiếm 36.3%), ở nhóm tudi từ 31 — 40 tuổi chiếm 28.5%, có 90 người ở nhóm 41 — 50 tuổi (chiếm 18.5%) và cũng có 7.6% số người tham gia khảo sát trên 50 tuổi. Có 9.1% số thính giả được hỏi có độ tuôi từ 17 tuổi — 20 tuổi.

Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy, có 190 số người khảo sát là nam giới chiếm 39%. Có 297 số người khảo sát là nữ chiếm 61%.

54

Vẻ nghề nghiệp: Kết quả khảo sát về độ tuổi tương đồng với kết quả khảo sát nghề nghiệp của người tham gia khảo sát. Trong đó số người khảo sát là cán bộ

công chức viên chức (25.2%); Doanh nhân (23.2%); sinh viên chiếm (14.5%); số người là nông dân chiếm (8.5%), số người là công nhân chiếm (6.3%), những người có nghề nghiệp là buôn bán nhỏ chiếm (10.2%), lao động tự do là (7.8%). Như vậy, số người tham gia khảo sát có nghề nghiệp tương đối đa dạng.

Nơi ở hiện nay: Đề tài đã khảo sát và thu được 487 phiếu hỏi hợp lệ. Đề tài thực hiện nhiều hình thức khảo sát khác nhau như khảo sát trực tuyến qua

facebook, qua email. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người khảo sát hiện đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 178 người chiếm 36.6%, tiếp đó là tỉnh Bình Dương với 165 người chiếm 33.8% và tỉnh Bình Phước là 144 người chiếm 29.6%.

Dé đánh giá mức độ theo dõi các chương trình phát thanh của thính giả và với số phiếu hợp lệ thì có 487 người được khảo sát. Kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 2.5. Mức độ nghe chương trình phát thanh của công chúng

TT Mức độ nghe đài Tan suất Tỷ lệ %

1 | Thường xuyên 55 11.2 2_ | Thỉnh thoảng 163 33.5

3 | Không nghe 269 55.3

Tong 487 100%

(Neuen: Két quả khảo sát từ bang hoi)

Kết quả khảo sát cho thấy lượng thính giả nghe đài phát thanh hiện nay đang có xu hướng giảm dần và dịch chuyền sang nền tảng âm thanh trực tuyến nhiều hơn.

Trong số 487 người được khảo sát thì chỉ có 55 người thường xuyên nghe đài phát thanh chiếm 11.2% số người khảo sát, có 163 người thỉnh thoảng nghe đài phát thanh chiếm 33.5% và có tới 269 người không nghe chiếm 55.3% số người được khảo sát, tức là hơn một nửa số người khảo sát không nghe dai phát thanh. Như vậy trong tong số 487 người được khảo sát chỉ có 218 người có nghe đài phát thanh.

Đây cũng là thực trạng hiện nay, khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng

55

phát thanh thành như Internet và công nghệ số. Sự phát triển của internet, của báo điện tử và mạng xã hội khiến báo phát thanh đang mất dần vị thế, giảm sút lưu

lượng thính giả. Đây cũng là thực trang của các dai phát thanh ở các địa phương

hiện nay, vì vậy các đài phát thanh ở địa phương cần có những đôi mới về nội dung, hình thức, quy trình sản xuất tác phâm báo chí dé đáp ứng nhu cầu của khán thính

giả hiện nay.

Bảng 2.6. Tương quan giữa các đài phát thanh và mức độ nghe đài của thính

giả

TT Đài PT Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không nghe | Tông

TP. Hồ Chi 487

1 20 60 407

Minh 2 | Binh Duong 18 56 413 487

3 | Bình Phước 17 47 423 487

Tổng 55 163 1243 1461

(Nguồn: Kat qua khảo sat từ bang hoi)

Qua kết quả khảo sát cho thấy số lượng khán gia theo dõi các đài phát thanh là tương đối thấp so với mẫu khảo sát ở cả 3 đài phát thanh truyền hình đã qua khảo

sát.

Biểu 2.1. Lý do thính giả nghe chương trình phát thanh trực tiếp. (Don vị: %)

50 47.6

40 30 20

34.5

15.4

0 |

10

Nhớ khung giờ Yêu thích Ngẫu nhiên Ý kiến khác

phát sóng

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ bảng hỏi) Kết quả khảo sát ở biểu 2.1 cho thấy, lý do cơ bản mà thính giả theo dõi các chương trình phát thành trực tiếp là do ngẫu nhiên chiếm 47.6%, vì trong thực tế

56

nhiều thính giả nghe đài thường xuyên với nhiều chương trình khác nhau, do đó các chương trình phát thanh trực tiếp mà thính giả tiếp cận cũng là điều dễ hiểu. Có 34.5% cho rang họ yêu thích chương trình nào đó nên ho chủ động theo dõi, và có

15.4% thính giả nhớ khung giờ phát sóng và theo dõi các chương trình phát thanh

trực tiếp.

Biểu 2.2. Phương tiện truyền thông mà thính giả nghe chương trình phát thanh

trực tiếp (Don vị: %)

47.6 78.3

“Rado =Xehoi # Điện thoại thông minh " May tinh

(Nguồn: Kết quả khảo sát từ bảng hỏi) Có thể nói thính giả nghe đài có thể tiếp cận với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Bởi lẽ các chương trình phát thanh được tích hợp trên nhiều ứng dụng khác nhau, vì vậy họ có thể sử dụng đồng thời nhiều phương tiện khác nhau, tùy thuộc vào thói quen, sự tiện ích của từng phương tiện, do đó tạo điều kiện thuận

lợi dé thính giả tiếp cận thông tin một cách dé dàng nhất. Theo kết quả khảo sát cho thấy, trong số những thính giả thường xuyên nghe đài thì điện thoại thông minh được thính giả sử dụng nhiều nhất với 78.3%, tiếp đó là nghe đài phát thanh được tích hợp trên xe hơi với 47.6% và trên radio lại chiếm tỷ lệ nhỏ với 8.4%. Nhìn

chung thính giả sử dụng phương tiện nào là tùy thuộc vào tiện ích sử dụng, thói

quen và điều kiện hiện có.

2.2.2. Nội dung được đề cập trong mỗi chương trình phát thanh trực tiếp Qua khảo sát các chương trình PTTT của các Đài, cho thấy thông tin khá đa

dạng từ các thông tin chính luận cho tới các chương trình mang tính giải trí, dap ứng

thị hiếu của giới trẻ, đặc biệt có nhiều Đài đã quan tâm tới định hướng nghề nghiệp,

57

tư duy và cách sông cho giới trẻ. Tựu chung lại là các nội dung chính sau:

Một là, các thông tin thời sự hàng ngày, thời sự mang tính cập nhật (tiêu

điểm). Đây là những thông tin truyền tải các sự kiện, sự việc diễn ra trong ngày của cả nước, địa phương và thé giới (như chương trình “Theo dòng thời sự” (9h10-10h thứ năm hàng tuần) của BTV; “Sài gòn buổi sáng” của đài VOH lúc 6-7h hàng tuần;

“Citylights” của VOH vào buổi tối khung giờ 18-19h30 từ thứ 2 đến thứ 7; chương

trình “thời sự” hay các bản tin “9h, 10h” của dai BPTV, chương trình “Bình Phước

chào ngày mới” của BPTV từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần lúc 7h-7h30 sáng hoặc chương trình “Thông tin đối ngoại” lúc 8h30 — 8h40 phút thứ 2 và thứ 4) hay các sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong thực tế, cần thiết cho mọi người (như chương trình PTTT Giao thông giờ cao điểm lúc 7-8h và 17h-18h hàng ngày của BTV; Bạn hữu đường xa của VOH lúc 15h05-16h00 hàng ngày). Các chương trình này truyền tải một khối lượng lớn thông tin trong nước, địa phương và quốc tế mang tính chất tổng hợp tới khán thính giả, giúp họ có được các thông tin ngắn gọn, nhanh chóng,

có giá trị về mọi mặt của đời sống xã hội. Những thông tin cập nhật giao thông hàng ngày trong giờ cao điểm của BTV, VOH là những chương trình khá nổi tiếng va được nhiều thính giả lăng nghe vì cần thiết cho họ khi lưu thông trên đường được thuận lợi, nhất là tại nhiều địa phương có sự ùn tắc giao thông lớn như TP. HCM,

Bình Dương.

Hai là, các thông tin về sức khỏe, chữa bệnh, thông tin y tế: qua khảo sát các chương trình PTTT của các Đài cho thấy đây là một trong những nội dung chiếm thời lượng phát sóng trực tiếp rất lớn so với các chương trình PTTT khác, với nhiều chương trình, nội dung đa dạng. Do sự quan tâm đến sức khỏe của người dân ngày càng cao, nên các Đài cũng sản xuất nhiều chương trình với lượng thông tin hướng tới nhiều đối tượng thính giả.

Có thé ké riêng kênh VOH đã có đến 6 chương trình về sức khỏe hướng tới các đối tượng khác nhau như: chương trình “Y khoa vui vẻ” là các chuyên đề khoa học sức khỏe giải thích cho người nghe những thuật ngữ y khoa một cách dễ hiểu, vui vẻ, hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe của bác sĩ Lương Lễ Hoàng; chương trình

58

“A lô Bác sĩ” lại hướng tới tư vấn sức khỏe trực tuyến trên Radio, người nghe có thé gọi điện hỏi các chuyên gia ngay trên sóng trực tiếp; chương trình “ Sức khỏe và

cuộc sống” vào chiều thứ 6 thì cung cấp các kiến thức chăm sóc sức khỏe mỗi ngày

cho người nghe từ cách ăn ở, làm việc một cách khoa học hàng ngày; hay chương

trình “Y khoa ai nghe cũng hiểu” chiều thứ 5 hướng tới phân tích các kiến thức sức khỏe theo chủ đề sức khỏe người dân quan tâm; chương trình “Bí quyết sống khỏe”

lại cung cấp các kiến thức phòng ngừa bệnh theo mùa đối với mọi người, chương trình “Phòng mạch FM” chuyên tư vấn sức khỏe lĩnh vực Đông y và Đông — Tây y kết hợp.

Hay Dai BTV cũng có | chương trình “Khỏe và Đẹp” vào trưa thứ 4 hàng

tuần, ngoài việc cung cấp các kiến thức chăm sóc sức khỏe còn hướng tới giới trẻ

thông qua các bai tập rèn luyện sức khỏe đơn giản, hiệu quả.

Đài BPTV không có chương trình PTTT chuyên về sức khỏe nhưng với đối

tượng thính giả là người làm nông nghiệp thì Đài có chương trình PTTT “Alo Bác

sĩ cây trồng” dé tư vấn trực tiếp cho người làm nông nghiệp những bệnh dé gặp của cây trồng cũng như phương thức phòng chống bệnh dịch trên cây trồng; chương trình “Tình yêu hôn nhân và gia đình” (nay đổi tên thành “Bí mật hạnh phúc”) vừa cung cấp các thông tin bảo vệ sức khỏe vừa có những bí quyết chăm sóc, giữ gìn

hạnh phúc gia đình.

Ba là, các nội dung giải trí. Đáp ứng nhu cầu giải trí của thính giả với rất nhiều loại hình giải trí mới, các chương trình trực tiếp của các Đài phát thanh được xây dựng đa dạng, có thé kê đến là:

Đài VOH với chương trình “Online 360 độ” giới thiệu các khách mời là ca sĩ,

nhạc sĩ và mang đến các tác phẩm mới của những khách mời này từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; hay chương trình “Radio Cà phê” mỗi tháng là chương trình talk show

với khách mời là ca sĩ, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ, chuyên gia các lĩnh vực ... vừa giới

thiệu những câu chuyện bên lề thú vị, quan điểm sông bên cạnh những bài hát hay.

Đài BTV với các chương trình như “Ca nhạc theo yêu cầu” vào thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần phát sóng các bài hát theo yêu cầu của thính giả; chương trình “Nhịp

59

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Trang 53 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)