MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN SAN XUẤT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Trang 23 - 53)

CHUONG TRINH PHAT THANH TRUC TIEP 1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Phát thanh

Trong các loại hình báo chí, phát thanh là loại hình có ưu thế, thông tin nhanh, quá trình tiếp nhận dễ dàng, phương tiện nghe đơn giản, hình thức thông tin sống động nhờ sử dụng hiệu quả các phương tiện lời nói, tiếng động, âm nhạc. Theo UNESCO, phát thanh vẫn luôn là một phương tiện truyền thông phổ cập toàn cau, có tính đồng nhất. Tat cả mọi người đều có thé tiếp cận với báo phát thanh, không kể trình độ học van hay địa vị kinh tế - xã hội, những cơ hội dé tưởng tượng, dé giải trí và dé tham gia vào những cuộc tranh luận công khai, tương tác trên làn sóng.

Phát thanh không mat đi bởi thính giác van là một trong năm giác quan của loài

người đề tồn tại và thu thập tri thức nhân loại.

Giáo trình báo phát thanh — truyền hình định nghĩa: “Phát thanh là một loại

hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh. Âm thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, âm nhạc và tiếng động”.

Tác giả Trương Thị Kiên (2012) định nghĩa: “Phát thanh là loại hình báo chí

sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận”.

Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ; phát thanh truyền qua hệ thống dây dẫn. Đến thế kỷ XX, vệ tinh xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thông tin đại chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được truyền đi khắp thế giới một cách rộng khắp và mau lẹ. Con người có thê ngồi trong nhà mình tiếp nhận thông tin về các sự kiện về tất cả các lĩnh vực và mọi nơi trên trái đất một

cách trực tiếp.

- So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn.

Điều này chúng ta dé dàng nhận thấy ngay rằng khi có một sự kiện mới xảy ra thì phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến

công chúng. Báo in thì bị giới hạn vê diện tích trang báo, sô câu chữ trong sô bao

19

đó, truyền hình thì còn phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm. Trong khi phát thanh thì có thé tổng hợp va đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hay có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảy ra. Điều này phù hợp với các chức năng của các loại hình báo chí: Khi có một sự kiện mới xảy ra thì phát thanh đưa tin, truyền hình chứng thực và phản ánh, diễn giải còn báo in làm nhiệm vụ phân tích và bình luận, đánh giá van đề một cách chính xác nhất.

- Cách tác động của phát thanh:

Phát thanh thông tin nhanh, có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có khả năng

kích thích trí tưởng tượng. Hiện nay, phát thanh đang có một đối thủ rất lợi hại là

truyền hình vì vừa nghe được tiếng vừa xem được hình, lại có nhiều kênh để lựa

chọn. Nhưng về mặt kỹ thuật, việc lan tỏa sóng truyền hình khó khăn và phức tạp hơn sóng phát thanh và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh. Và đến nay, ngay ở nước ta, nhiều vùng sâu vùng xa chưa bắt được sóng truyền hình. Ngoài ra, nhiều người khi nghe nhạc vẫn thích nghe trên phát thanh hơn vì nó làm cho tập trung nên âm thanh của nhạc không bị mất tập trung vì hình ảnh. Hiện nay phát thanh đã có nhiều biện pháp cải tiến về kĩ thuật phát sóng nhằm nâng cao chất lượng về nội dung: tăng nội dung tin nhanh nhạy hơn, không ngừng cải tiễn các tiết mục phát thanh hap dẫn, b6 ích hon... Cho đến nay, những nước phát triển trên thế giới kế cả Mỹ, Anh, Pháp vẫn duy trì đài phát thanh, có thê nói cả hai ngành cùng song song phát triển tuy rằng truyền hình phát triển nhanh hơn.

- Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi:

Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà

ngay ở nông thôn những nơi có trình độ dân trí chưa cao nhưng người dân nơi đây

vẫn hàng ngày gắn bó với đài phát thanh và xem đó như một người bạn thân thiết của họ. Những thông tin họ nghe trên đài chỉ đơn giản là những mẫu tin về thời tiết, những câu chuyện kê đêm khuya, hay những câu chuyện, thông tin có nội dung gần

gũi gan bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

1.1.2. Phát thanh trực tiếp (PTTT) Cho đến nay, khái niệm PTTT vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.

20

Người ta có thé dé dàng đồng ý với nhau về những ưu thé và tính hiện đại của PTTT, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh của phương thức này, nhưng vẫn còn có những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trưng và những những đặc điểm của nó.

Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực tiếp trước máy. Các tin, bài đã được chuẩn bi từ trước, một phần đã được ghi âm trước, một phần sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thắng (không qua khâu ghi âm). Dé quá trình này được đảm bảo đúng với dự kiến, người biên tập viên và kỹ thuật viên cũng phải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc dé xử lý những tình huống bat ngờ. Toàn bộ số tin, bài này đã được cat gọt trước dé tương ứng với thời lượng của chương trình. Nếu quá trình thực hiện vượt thời gian quy định, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những thông tin ở cuối. Nếu đã hết nội dung mà thời gian của chương trình vẫn còn, có thé đưa thêm một bản nhạc (hoặc ca khúc) đề tránh tình trạng trồng sóng.

Một số ý kiến khác cho rằng: PTTT thực chất là những chương trình tường thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường (như tường thuật một kỳ đại hội, một cuộc bau cử, một lễ hội, một buổi giao lưu, một trận thi đấu thé

thao...). Trong toàn bộ chương trình không có thông tin nao được ghi âm trước mà

tất cả đều là phát sóng trực tiếp.

Rõ ràng là những quan niệm nêu trên không phải là không có cơ sở. Tuy

nhiên, những cách hiểu này chỉ mới đề cập đến hai dạng chương trình cụ thé (trong nhiều dạng) của PTTT. Trong thực tế trên thé giới va ở nước ta, PTTT có thé có hàng chục dạng chương trình khác nhau, có thể được thực hiện ngay tại studio, thực hiện tại hiện trường hoặc là kết hợp cả hai phương pháp kể trên.

Trong cuốn sách Báo phát thanh xuất bản năm 2002, tác giả Lương Phán cho rằng: phát thanh trực tiếp có thé được hiểu là phương thức mà quá trình “sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyền đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình”. Ông còn cho rằng: “điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất của phát thanh trực tiếp chính là phóng

21

viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người

trong cuộc đang trực tiếp nói trước máy đang phát sóng. Với tiếng nói của phóng

viên, của người trong cuộc đang ở nơi xảy ra sự kiện sẽ làm độ tin cậy của đài tăng

lên rõ rệt”.

Còn tài liệu Câm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài TNVN (tái bản tháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về PTTT như sau: “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”.

Đồng quan điểm đó tác giả Đinh Thị Thu Hằng trong cuốn sách Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản cũng cho rằng: “Theo cách hiểu chung nhất, phát thanh trực tiếp là phương thức sản xuất chương trình mang đến thông tin đồng hành với sự kiện, sự việc đang diễn ra và thính giả có thể tham gia vào chương

trình”. [13, tr.65].

Phuong thức phat thanh trực tiếp tạo ra cơ hội dé thính giả có thể trực tiếp nói về những điều họ quan tâm chứ không chỉ bắt họ nghe những điều mà những người làm chương trình muốn nói. Theo kinh nghiệm của Đài phát thanh ABC (Australia), “những thính giả gọi điện trực tiếp vào phòng thu gắn với cuộc giao lưu với một nhu cầu riêng của họ (hy vọng, khát vọng, nhu cầu, tình cảm...). Do vậy, buổi giao lưu phải thực sự đáp ứng được nhu cầu của thính giả”, phải là phương tiện truyền thanh tạo được mối quan hệ tình cảm gắn bó, gần gũi với từng

cá nhân bạn nghe dai.

Trong “Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiếp” khăng định “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát thanh hiện đại”.

Tác giả Đức Dũng trong sách “Lý luận báo phát thanh” cũng cho rằng: Phát

22

thanh trực tiếp là giải pháp tối ưu, là “bí quyết” tạo ra khả năng cạnh tranh của phát thanh với các loại hình báo chí khác - kể cả với truyền hình. Đây còn là phương pháp có thể tạo ra phong cách mới cho đội ngũ những người làm phát

thanh. [2, tr.52].

Theo GS.TS. Tạ Ngọc Tắn, phương thức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp: “Đó là phương thức nghiệp vụ của phát thanh hiện đại. Nó cho phép phát huy hết tính ưu việt của phát thanh cũng như khả năng của biên tập viên. Chương trình phát thanh trực tiếp thu hút công chúng bởi tính nóng hồi, sống động của sự kiện, vấn đề được phản ánh cũng như không khí giao lưu gần gũi, tự nhiên giữa những

người làm chương trình và người nghe”.

Qua đó, có thé thấy đặc điểm dé phân biệt giữa một chương trình phát thanh truyền thống và chương trình phát thanh trực tiếp đó là: Quá trình sản xuất chương trình đến đâu thì phát sóng đến đó. Chương trình hoàn thành xong thì ngưng phát sóng và yếu tố thính giả có thé tham gia trực tiếp vào chương trình là một trong những đặc điểm quan trọng của phương thức sản xuất các chương trình PTTT. Sự

tham gia của thính giả tạo nên tính tương tác giữa người nói và người nghe, giup

dân chủ hóa thông tin, làm tăng tính đối tượng của chương trình và tạo sự sinh động, tính thiết thực, sức thu hút đối với thính giả. Với cách làm PTTT, người nghe

ngày càng có cảm giác như chương trình đó là của chính thính giả, do chính thính

giả thực hiện (chứ không phải là sự sắp xếp, áp đặt chủ quan của “nhà đài”). Điểm đổi mới về chất của quá trình áp dụng phương thức làm phát thanh trực tiếp là - trong chừng mực nào đó - tiếng nói của người dân, của thính giả xuất hiện trên sóng như một đồng chủ thể sáng tạo với nhà báo phát thanh trong chính diễn đàn của

nhân dân này.

1.1.3. Chương trình phát thanh trực tiếp Nói về chương trình phát thanh trong sách “Truyén thông đại chúng” của tac giả Tạ Ngoc Tan cho rằng: “Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bài vở, tài liệu cùng các chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục đích nhất quán và nhằm vào đối tượng công chúng cụ thé.” [29, tr.117].

23

Trong cuốn “Lý luận Báo phát thanh ” của tác giả Đức Dũng đã viết: “Chương trình phát thanh là sự sắp xếp một cách hợp lý các thành phan tin, bai, băng âm thanh trong một chỉnh thê với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan phát thanh và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người

nghe” [2, tr. 103].

Tác giả Dinh Thị Thu Hằng trong cuốn “Báo Phát thanh Lý thuyết và kỹ năng

cơ bản ” lại định nghĩa chương trình phát thanh như sau: “Chương trình phát thanh

là một chỉnh thẻ, trong đó các thành phần tin bai, âm nhạc, lời dẫn... được bé trí, sắp xếp một cách hợp lý trong một khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ của cơ quan truyền thông và mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe” [13,

tr.103].

Có thé thấy điểm chung của các tác giả khi định nghĩa về chương trình phát thanh đó là: Một chương trình phát thanh gồm có: Tin, bài, âm nhạc, lời dẫn, nhạc hiệu... tất cả được kết nối, sắp xếp tạo thành một tổng thể hài hòa theo khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền.

Có thê thấy sự chuyên đổi từ phát thanh gián tiếp sang phát thanh trực tiếp là xu hướng tất yêu làm thay đôi tư duy và phương thức làm việc của người làm báo phát thanh đáp ứng với nhu cầu công chúng và sự phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, một lần nữa nhà báo Vĩnh Trà đã khăng định “Phát thanh trực tiếp là dòng chảy cuộn xiết, là hồn cốt của phát thanh hiện đại. Ở đó có đồng hành, có tương tác, có hồi âm, có chia sẻ và có kết nói”.

1.1.4. Tổ chức sản xuất Theo giáo trình giảng dạy môn Tổ chức lao động - Học viện Công nghệ Buu

chính Viễn thông “Quá trình sản xuất là quá trình con người dùng sức lao động của

mình thông qua công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động nhằm mục đích

tạo ra những sản phẩm có ích cho nhu cầu xã hội” [33, tr.13].

Tổ chức sản xuất là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vu, qui mô và công

nghệ sản xuât đã xác định nhắm tạo ra sản phâm có chât lượng đáp ứng nhu câu cho

24

xã hội. Trong lĩnh vực truyền thông có thé hiểu việc tổ chức sản xuất là tạo ra, làm

nên các sản phâm truyền thông trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định. Về cơ bản tổ chức sản xuất thực chất là việc phân chia các bước công việc trên cơ sở áp dụng công nghệ, các biện pháp tô chức phân công lao động, các phương tiện và công cụ lao động thích hợp. Từ đó, tìm ra biện pháp phối hợp hài hòa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức sản xuất sẽ có vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất. Là hoạt động sử dụng tối ưu và hiệu quả các nguồn nhân lực, trang thiết bị chuyên ngành một cách có kế hoạch và hợp lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo của con người dé tạo ra sản phẩm có chất lượng.

Từ đó có thể thấy tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình thành tác phẩm báo chí vì nó phản ánh tính thống nhất, hiệu quả của cả một quy trình làm việc của tập thê (Đạo diễn, biên tập, phóng viên, kỹ thuật viên, dẫn chương trình và những vị trí quan trọng khác...). Để làm ra một sản phẩm phát thanh, người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình phải xây dựng quy trình tổ chức, cách thức sản xuất, dựa trên nền tảng tri thức chuyên ngành phát thanh và những công cụ sản xuất hiện có. Sau đó mới tập hợp một lực lượng lao động có những tiêu chuẩn năng lực nhất định, phù hợp để cùng tham gia sản xuất

chương trình.

1.1.5. Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp Công nghệ sản xuất phát thanh truyền thống phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc độc lập với nhau. Phóng viên sẽ viết tin, bài theo nội dung đề tài

do lãnh đạo yêu cầu hoặc đề tài do tự phóng viên phát hiện trong quá trình tác

nghiệp. Khi hoàn thành họ sẽ nộp văn bản cho bộ phận biên tập. Các biên tập viên

sẽ cắt, chỉnh sửa trước khi đưa vào chương trình để phát thanh viên hoặc dẫn chương trình đọc, thể hiện. Với kỹ thuật phát thanh truyền thống, phát thanh là truyền thông một chiều, tính tương tác rất thấp nội dung tập trung nhiều vào giáo dục và giải trí. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội buộc những người làm báo phát thanh không thé giữ tư duy cũ, cách làm cũ mà cần thay

25

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Trang 23 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)