Theo đó, mục tiêu chung là tổ chức, sắp xếp hợp lý mạng lưới các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở; đa dạng hóa p
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Kinh tế báo chí, truyền thông là một ngành khoa học đã phát triển tương đối lâu và được coi như một lĩnh vực đặc biệt của hai ngành kinh tế và truyền thông Hiện nay, hoạt động truyền thông trên thế giới đã có nhiều bước phát triển sâu rộng từ công nghệ, phương tiện, công cụ, không gian truyền thông đến cách thức tổ chức hoạt động, chính sách, chiến lược truyền thông, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm truyền thông… Hơn nữa, những phát triển này của hoạt động truyền thông lại diễn ra trong một thế giới đang thay đổi trên mọi lĩnh vực, từ cơ tầng kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - vật chất đến chính trị, xã hội, văn hóa, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa ngày càng đa tầng, đa chiều cạnh và đa khuynh hướng
Trong những năm vừa qua, dưới tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, hoạt động báo chí truyền thông của Việt Nam cũng trở nên rất sôi động Báo chí phát triển nhanh về số lượng ẩn phẩm, các loại hình truyền thông, các loại hình báo chí phát triển đa dạng (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) Báo chí Việt Nam hiện nay đang triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 và đã có dự thảo phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, mục tiêu chung là tổ chức, sắp xếp hợp lý mạng lưới các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở; đa dạng hóa phương thức cung cấp nội dung và hoạt động kinh doanh sản xuất; thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu thông tin của người dân, đồng thời
Trang 2bảo đảm an ninh quốc phòng, theo kịp khả năng và trình độ phát triển thông tin của các nước phát triển trong khu vực và thế giới
Theo đó toàn ngành sẽ được sắp xếp và cơ cấu lại, các toàn soạn, cơ quan báo chí sẽ bước ra tự chủ về tài chính Mục tiêu này đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí trong việc quản lý kinh tế truyền thông đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ số 4.0 như hiện nay Trong đó có yêu cầu
về đổi mới sự nghiệp công lập gắn với tự chủ tài chính Bước ra tự chủ đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí cũng giống như doanh nghiệp Làm thế nào để có kinh phí vận hành bộ máy, chi trả lương, thưởng, nhuận bút, văn phòng phẩm Trong khi đó, nhận thức về kinh tế báo chí truyền thông của các cơ quan báo chí hiện mới chỉ dừng ở việc tìm kiếm nguồn thu từ quảng cáo, từ hợp đồng truyền thông, chưa tính tới những giải pháp lâu dài Hơn nữa những cơ quan này phải đảm bảo được sự cân bằng giữa nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ hoạt động và nhiệm vụ kinh tế
Tại Việt Nam, vấn đề kinh tế báo chí, truyền thông cũng đã được quan tâm ngay từ khi những tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều nước trên thế giới và với những thế mạnh, tiềm năng mà Việt Nam đang có thì con số thu được từ hoạt động kinh tế báo chí, truyền thông còn rất khiêm tốn, thậm chí có xu hướng giảm, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh của các phương tiện truyền thông xã hội trong thời đại 4.0 hiện nay Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới đặt ra áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên mới Điều này cũng tạo ra những cơ hội để mỗi cơ quan báo chí tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển
Chuyển đổi số đã giúp báo chí nhanh chóng chứng tỏ được sức hút đối với công chúng, bằng khả năng chuyển tải thông tin tới bạn đọc gần như đồng thời với sự kiện Công nghệ số cũng hỗ trợ nhà báo từ khâu thu thập thông tin, phân tích dữ liệu cho đến sản xuất nội dung và phát hành
Trang 3Tuy nhiên thách thức của các cơ quan báo chí phải kể đến đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt của các loại hình truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội, nhất là các tập đoàn công nghệ thông tin truyền thông đang ngày càng xâm lấn, nắm giữ thị trường, quảng cáo số, quảng cáo trực tuyến chiếm xu hướng chủ đạo Cạnh tranh ở đây là không chỉ trong việc đưa tin, còn liên quan đến doanh thu quảng cáo và kinh tế báo chí Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hoạt động báo chí Việt Nam, bởi phóng viên
đi tác nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro của dịch bệnh, khó khăn trong việc tác nghiệp, khó khăn trong việc thu thập thông tin trong khi thông tin trên mạng xã hội không cần kiểm chứng có thể đưa rất nhanh, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề doanh thu của các cơ quan này
Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để thực hiện tốt các nhiệm vụ để ra thì việc nghiên cứu vấn đề quản lý kinh tế truyền thông ở Báo Pháp luật Việt Nam là vô cùng bức thiết
Mặc dù hoạt động quản lý kinh tế truyền thông tại Việt Nam đã được chú trọng hơn và có những bước chuyển biến mới tuy nhiên vẫn còn khá ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu và chưa có những mô hình quản lý kinh tế truyền thông hiệu quả Xuất phát từ những nguyên nhân trên tác giả
lựa chọn vấn đề: “Quản lý kinh tế truyền thông trong thời đại 4.0 khảo sát trên Báo Pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý Báo chí –
Trang 4Truyền thông Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động quản lý kinh tế truyền thông trên Báo Pháp luật Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các cơ sở lý luận của hoạt động quản lý kinh tế truyền thông Từ đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị nằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế truyền thông của Báo Pháp luật Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế báo chí, truyền thông
Trong ngành kinh tế truyền thông, sản phẩm báo chí được coi là một loại hàng hóa chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường Với sự phát triển của báo chí truyền thông, công chúng được phục vụ tốt hơn, có nhiều lựa chọn hơn Những vấn đề này đã được đề cập tại một số công trình nghiên cứu, sách, báo trên thế giới và trong nước Cụ thể như sau:
- Jacques Locquin-tác giả của cuốn "Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo” do Nguyễn Ngọc Kha biên dịch, NXB thông tấn, Hà Nội (năm 2004) đã đề cập đến mối quan hệ giữa quảng cáo và truyền thông đại chúng Trong đó, quảng cáo đóng vai trỏ cơ bản trong việc tạo nguồn thu của các cơ quan truyền thông và dự báo tiềm năng to lớn của quảng cáo Ông từng nhận định: "Trong vòng chưa đầy một nửa thế kỷ nữa" sẽ không còn là một
xã hội sản xuất mà là xã hội của tiêu dùng và mọi hoạt động của xã hội này sẽ chịu sự chi phối của quảng cáo"
- Cuốn sách Báo chí trong kinh tế thị trường của tác giả Grabennh cốp, NXB Thông tấn (năm 2004) mặc dù có đề cập những đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị trường, song chủ yếu trình bảy sâu về báo in, gồm: những phương diện hoạt động của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; tổ chức công việc của các nhà báo trong các tiểu ban của tòa soạn: quan hệ giữa ban biên tập và độc giả - khán – thính giả; quy trình tổ chức xuất bản báo; những thể loại báo chí; kế hoạch hóa
Trang 5công việc của tòa soạn Trong kế hoạch hóa công việc của tòa soạn có một phần viết về công việc kinh doanh của tòa soạn
- Trong cuốn sách Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản của tác giả Claudia Mast, NXB Thông tấn (năm 2004), được chọn dịch và biên soạn lại từ cuốn “ABC báo chí” của tác giả người Đức Claudia Mast, có dành một chương để viết về Truyền thông và Kinh tế Tác giả viết “Trên thị trường truyền thông nước Đức, báo và tạp chí và các chương trình truyền thông khác tranh giành nhau không chỉ có công chúng Trên nền của bối cảnh vận hành chủ yếu theo kinh tế cả thể thì cuộc cạnh tranh truyền thông cũng diễn ra cả trên lĩnh vực kinh tế” [tr.151] "Doanh nghiệp truyền thông quảng
bá sản phẩm của mình trên hai thị trường: người hâm mộ và thị trường quảng cáo Các sản phẩm truyền thông đối mặt trong cuộc cạnh tranh trên hai phương diện: Một mặt là tình trạng cạnh tranh giữa các ngành báo chí, phát thanh và truyền hình: mặt khác là trong nội bộ ngành giữa các cơ sở khác nhau” [tr.152] Cuốn sách có đề cập đến hoạt động truyền thông trong cơ chế thị trường, nhìn từ thực tiễn ở nước Đức Tuy nhiên, cũng không nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động kinh tế của các đài PT&TH
- Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hưởng, Trần Quang xuất bản năm 2004 đề cập đến các nội dung như: Truyền thông và quá trình truyền thông; Những vấn đề chung của báo chí; Báo chí - loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội; Chức năng của báo chí; Nguyên tắc hoạt động báo chí; Vấn đề giai cấp và tự do báo chí: Báo chí và luật pháp: Hiệu quả báo chí: Lao động sáng tạo trong hoạt động báo chí; Nhà báo Về vai trò của báo chí trong lĩnh vực kinh tế, trong cuốn sách có đề cập: “Vào cuối thế kỷ XV, ở thành phố Vơ ni zơ (Italia) xuất hiện những người làm nghề kinh doanh tin tức Họ phải chép tay những tin tức kinh tế thương mại, điều đó nói lên rằng sự ra đời của báo chí trước hết là
do nhu cầu trao đổi thông tin kinh tế” [tr.32]
Trang 6- Cũng liên quan tới kinh tế báo chí truyền thông, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Yến lại nghiên cứu một khía cạnh khác Đó là “Phát triển công chúng thị trường như thế nào" - Luận văn thạc sĩ (2010) Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Yến tập trung chủ yếu vào công tác khảo sát kinh nghiệm phát triển công chúng thị trưởng của tờ báo Wierner Zeitung (Áo), từ đó đưa
ra một số gợi ý cho phát triển báo chí Việt Nam
- Đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế báo chí Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay”, do Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội thực hiện và nhà báo Nguyễn Gia Quý làm chủ nhiệm đề tài Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ nội dung và đặc trưng của kinh tế báo chí trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng phát triển của báo chí Hà Nội trong những năm đổi mới, đề xuất phương hướng, nội dung và giải pháp phát triển kinh tế báo chí Hà Nội Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý, phát triển cơ sở
hạ tầng, thương mại và phát triển nguồn nhân lực cho báo chí Hà Nội Đề tài
đã khẳng định mô hình kinh tế báo chí Hà Nội phải mô hình tự trang trải mọi khoản chi phí hoạt động bằng các nguồn thu nhập của báo chí và có lãi, đồng thời đóng góp vào nguồn thu của ngân sách nhà nước Với hướng đó, đề tài đã đưa ra mô hình xây dựng Tập đoàn báo chi Hà Nội Đề tài đã được nghiệm thu cấp thành phố vào tháng 1 năm 2010
- Nghiên cứu Nguyễn Văn Dững trình bày trong cuốn sách Báo chí truyền thông hiện đại (Từ Hàn lâm đến đời thường) được xuất bản năm 2011 bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, khi đề cập đến mối quan hệ giữa lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế của bảo chí có khẳng định: “Thực tiễn đã ngày càng chứng tỏ rằng, vấn đề cơ bản, xuyên suốt của hoạt động báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường là mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị - xã hội
và lợi ích kinh tế Vấn đề này cần được nhận thức sâu sắc và tự giác để có giải
Trang 7pháp khắc phục, điều chỉnh trên cả phạm vi vĩ mô và vi mô Hoạt động báo chí không thể không chú ý đến hiệu quả kinh tế, nhưng không thể vì hiệu quả kinh tế mà gây ra những hệ quả không tốt về chính trị - xã hội Trong mâu thuẫn đó, cần ưu tiên hàng đầu bảo đảm lợi ích chính trị - tư tưởng, lợi ích văn hóa - xã hội Vì xét cho cùng, lợi ích chính trị - xã hội là lợi ích toàn cục, lâu dài và vì cộng đồng, vì chế độ xã hội; lợi ích kinh tế, về cơ bản là lợi ích cục
bộ, trước mắt Tránh tình trạng chạy theo giật gân câu khách để tăng số lượng phát hành, thu hút quảng cáo "[tr.34]
- Cuốn sách Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản của Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, được xuất bản năm 2012 Nghiên cứu chỉ ra những thế mạnh đặc biệt của truyền hình mà các kênh truyền thông khác không có được, và truyền hình cũng có những hạn chế nhất định của mình Và khẳng định “Truyền hình nước ta những năm gần đây phát triển chưa từng có, với nhiều khuynh hướng, mô hình khác nhau, đang hình thành nên thị trưởng truyền thông – truyền hình khá đa dạng, phong phú; cơ hội chia đều cho tất cả
đã trôi qua các thời kỳ bao cấp nặng nề và đang phát triển mạnh xu hướng xã hội hóa không chỉ trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình…” [tr.204] Trong cuốn sách, các tác giả cũng đề cập đến Quảng cáo ngày càng gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng “Phát triển trong kinh tế thị trường, xu hướng bao cấp cho nhiều tờ báo sẽ giảm dần (chi bao cấp cho một số tờ báo chính trị), buộc các cơ quan báo chí phải tự cân đối bằng cách tăng tính chuyên nghiệp, tăng chất lượng các ấn phẩm để tăng chỉ
số phát hành, phát triển quảng cáo – dịch vụ; tăng nguồn thu mới có thể tồn tại, phát triển bình thường trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hoàn toàn và
là một bộ phận của nền kinh tế thế giới
- Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Bùi Chí Trung về Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông, bảo vệ
Trang 8năm 2012 cũng là một tài liệu hữu ích Luận án bước đầu đã hệ thống hóa các học thuyết về kinh tế học truyền thông, kinh tế học truyền hình đang phổ cập trên thế giới, phân tích so sánh và đưa ra nhận thức mới trong môi trường truyền thông Việt Nam
- Một vấn đề tương đối lớn khác trong kinh tế báo chí đã được Thạc sỹ Nguyễn Hữu Trung đề cập đến trong luận văn tốt nghiệp (2013) của mình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Đó là “Vấn đề tự chủ tài chính ở các tạp chí kinh tế" Theo Thạc sỹ Nguyễn Hữu Trung, tự chủ tài chính ở Việt Nam tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nhiều cơ quan còn lúng túng khi thực hiện do cơ chế chính sách chưa đồng bộ Đặc biệt, hiện này chưa hề có văn bản pháp lý nào đề cập đến việc tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí truyền thông mà phần lớn vận dụng theo cách quản lý tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Trung đã khảo sát thực trạng
tự chủ tài chính ở một số tạp chí kinh tế hiện nay ở Việt Nam và đưa ra giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính tại các tạp chí kinh tế
ở nước ta
- Một vấn đề khác, nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong kinh
tế báo chí, là xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí như một sản phẩm hàng hóa của công chúng, cũng đã được đề cập đến trong Luận án tiến sĩ của Lê Thu Hà (2014) : “Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam" nhằm làm rõ thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí ở Việt Nam Đặc biệt, Luận án đề cập đến xu hướng tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với bốn loại hình báo chí cơ bản (bao gồm báo in, báo hình, báo phát thanh và báo mạng điện tử) và các phương tiện truyền thông mới” Trên cơ sở này, luận án cung cấp những dự báo có độ tin cậy cao về sự phát triển của báo chí Việt Nam, nói chung và các loại hình báo chí, nói riêng
- Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề kinh tế truyền thông còn có đề tài khoa học cấp cơ sở - Kinh tế truyền thông của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng
Trang 9(năm 2014) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Đề tài giới thiệu
về khái niệm, đặc điểm của kinh tế báo chí, truyền thông; các vấn đề chiến lược cạnh tranh cơ bản trong truyền thông; chiến lược kinh doanh trong truyền thông, phương thức cơ bản hoạt động kinh tế báo chí, truyền thông, kinh doanh trong báo in, vai trò và tác dụng của công tác phát hành trong kinh doanh của toà soạn và một số chiến thuật market trong phát hành báo chí hiện nay ở nước ta
- Hay trong luận văn thạc sĩ báo chí học có đề tài Vấn đề kinh tế báo chí Hải Phòng trong thời kỳ kỷ nguyên số của tác giả Dương Tuấn Dũng viết năm 2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội hệ thống hóa những vấn đề lý luận báo chí và kinh tế báo chí nói chung, kinh tế báo chí tại các đài phát thanh và truyền hình nói riêng Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động kinh tế báo chí tại Hải Phòng
- Cuốn “Quản lý và phát triển báo chí xuất bản” của TS Lê Thanh Bình cũng đề cập khá nhiều và sâu sắc về vấn đề kinh tế báo chí Thậm chí, tác giả còn cho rằng mô hình tổ chức của nhiều cơ quan báo chí hiện nay chưa làm tốt chức năng kinh doanh của báo chí về đưa ra mô hình tổ chức tham khảo của một cơ quan báo chí phải gồm 2 bộ phận chính là bộ phận sản xuất ra tờ bảo và bộ phận kinh doanh
- Luận văn thạc sĩ báo chí - Hoạt động kinh tế báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay của tác giả Đào Thị Tuyết Vân tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội hệ thống hóa những vấn đề lý luận báo chí và kinh tế báo chí nói chung, kinh tế báo chí tại các đài phát thanh và truyền hình nói riêng Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động kinh tế báo chí tại Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long, đặc biệt làm nổi bật những nội dung hoạt động kinh tế báo chí tại Đài, tìm hiểu những cách thức tổ chức hoạt động kinh tế báo chí: đồng thời đi tìm
Trang 10những nguyên nhân đạt được để các Đài Phát thanh và truyền hình địa phương có thể tham khảo học tập kinh nghiệm
2.2 Những công trình nghiên cứu về quản lý kinh tế báo chí – truyền thông
Các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý kinh tế báo chí truyền thông hiện nay còn rất ít, cụ thể có:
- Luận văn thạc sĩ Báo chí học của tác giả Nguyễn Tuyết Hoa (năm 2015) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội nghiên cứu về Mô hình phát triển kinh tế báo chí truyền thông của một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm tham chiếu cho báo chí Việt Nam Luận văn đã nghiên cứu khá đầy
đủ và chi tiết về mô hình kinh tế báo chí truyền thông của một số nước Đông Nam Á
- Đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nang (năm 2020) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội viết về Chuyển đối hoạt động quản lý kinh tế truyền thông của trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Nhìn chung, các công trình này chủ yếu đề cập tới các vấn đề lý luận chung về quản lý kinh tế báo chí – truyền thông, về truyền thông, truyền thông doanh nghiệp, về truyền hình Đây là những công trình cung cấp nhiều giá trị tham khảo cho tác giả luận văn trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận
ở Chương 1
Đây là một đề tài mới, do vậy, vừa có yếu tố thuận lợi song cũng rất khó khăn trong việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu